PHẦN 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của nguyên liệu, vật liệu 1.1.1 Khái niệm Nguyên liệu, vật liệu NLVL là những đối tượng lao động mà các doanhnghiệ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập thực tế tại Công ty cổ phần Khoáng Sản An Khánh,
em đã nhận thấy đây là một đơn vị kinh doanh năng động, khoa học và có tổ chức cao
Đó là sự kết hợp hài hoà giữa tính năng động, thông minh trí tuệ của tuổi trẻ với nhữngkinh nghiệm thực tiễn về nghiệp vụ, về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh đã gópphần rất lớn tạo nên sự thành công của Công ty như ngày nay
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại công ty cổ phần Khoáng Sản An Khánh cùng
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú phòng kế toán cũng như các cô chú phòngban khác đã giũp đỡ em đi sâu tìm hiểu thực tế góp phần làm phong phú hơn nhữngkiến thức mà chúng em đã được tiếp thu trong quá trình học tập tại trường để em cóthể hoàn thành bản báo cáo này
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo Th.S Đỗ Đức Quang giảng viên trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã trực tiếphướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực tập
-Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty, tập thể cán bộ công nhân viêntrong công ty, đặc biệt là các cô các chú trong phòng kế toán thuộc công ty cổ phầnKhoáng Sản An Khánh đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thànhtốt bài báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thuý Hạnh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 4
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của nguyên liệu, vật liệu 4
1.1.1Khái niệm 4
1.1.2Ý nghĩa 4
1.2 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu 4
1.2.1Vị trí vai trò của nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất 4
1.2.2Yêu cầu quản lý nguyên liệu, vật liệu 4
1.2.3Tổ chức phân loại và đánh giá NLVL 6
1.2.4Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho 11
1.2.5Nhiệm vụ kế toán NLVL 12
1.3 Tổ chức hạch toán chi tiết NLVL 13
1.3.1Khái niệm, chứng từ và sổ sách kế toán để hạch toán chi tiết NLVL 13
1.3.2Các phương pháp hạch toán chi tiết NLVL 13
1.4 Kế toán tổng hợp NLVL 18
1.4.1Hạch toán NLVL theo phương pháp KKTX 18
1.4.2Hạch toán NLVL theo phương pháp KKĐK 26
PHẦN 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN AN KHÁNH 29
2.1 Khái quát về công ty 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.1.1.Tên, địa chỉ công ty 29
2.1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển 29
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 30
2.1.2.1Chức năng 30
2.1.2.2 Nhiệm vụ 30
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và quy trình công nghệ sản xuất của công ty 31
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý 31
2.1.4.2Quy trình công nghệ sản xuất của công ty 32
2.1.5 Hiện trạng của công ty 33
2.1.5.1Nguồn nhân lực 33
Trang 32.1.5.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây 35
2.1.5.3 Định hướng phát triển 36
2.2 Khái quát chung về công tác kế toán tại công ty 37
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty 37
2.2.2 Công tác tổ chức bộ máy kê toán tại công ty 38
2.2.2.1 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 38
2.2.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 39
2.3Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại công ty Cổ phần Khoáng Sản An Khánh 40
2.3.1 Đặc điểm NLVL và tình hình quản lý nguyên liệu, vật liệu tại công ty Cổ phần Khoáng Sản An Khánh 40
2.3.1.1Đặc điểm nguyên liệu, vật liệu 40
2.3.1.2 Công tác quản lý 41
2.3.2 Thủ tục nhập - xuất kho vật tư và chứng từ sử dụng tại công ty Cổ phần Khoáng Sản An Khánh 42
2.3.2.1Thủ tục nhập kho vật tư 42
2.3.2.2Thủ tục xuất kho vật tư 44
2.3.2.3Chứng từ sử dụng 46
2.3.3 Phân loại và tính giá NLVL tại công ty Cổ phần Khoáng sản An Khánh.46 2.3.3.1Phân loại 46
2.3.3.2 Tính giá NLVL 47
2.3.4 Kế toán chi tiết NLVL tại công ty Cổ phần Khoáng Sản An Khánh 48
2.3.4.1Chứng từ sử dụng 48
2.3.4.2Sổ sách sử dụng 48
2.3.4.3Trình tự hạch toán chi tiết NLVL 48
2.3.5 Kế toán tổng hợp NLVL tại công ty cổ phần Khoáng Sản An Khánh 59
PHẦN 3 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN AN KHÁNH 62
3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại công ty Cổ Phần Khoáng Sản An Khánh 62
3.1.1Ưu điểm : 62
3.1.2 Nhược điểm 64
Trang 41.1.3Nguyên nhân của những tồn tại 65
3.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn hiện 65
3.2.1Yêu cầu hoàn thiện 65
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 66
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty Cổ Phần Khoáng Sản An Khánh 66
3.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu : 66
3.3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty Khoáng Sản An Khánh 67
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01: Cơ cấu lao động của công ty 34
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của Công ty 35
Bảng 03:Bảng phân tích tình hình cung ứng NLVL 72
Bảng 04: Bảng phân tích tình hình dự trữ NLVL 72
Bảng 05: Bảng phân tích tình hình sử dụng NLVL 73
Biểu số 2.1: Hoá đơn GTGT 50
Biểu số 2.2: Biên bản kiểm nghiệm 51
Biểu số 2.3: Phiếu nhập kho 52
Biểu số 04: Lệnh sản xuất 53
Biểu số 05: Phiếu đề nghị sử dụng vật tư 54
Biểu số 2.4: Phiếu xuất kho 55
Biểu số 2.5: Thẻ kho 56
Biểu số 2.6: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ 57
Biểu số 2.7: Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn 58
Biểu số 2.8: Sổ nhật ký chung 60
Biểu số 2.9: Sổ Cái TK 152 61
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01: Hạch toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương pháp thẻ
song song 15
Sơ đồ 02: Hạch toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 16
Sơ đồ 03: Hạch toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương pháp sổ số dư 17
Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Khoáng sản An Khánh 31
Sơ đồ 1.1: Mô hình công nghệ khai thác tuyển thô tại công ty 33
Sơ đồ 2.1: Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy 37
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 39
Sơ đồ 09: Quy trình thu mua NLVL tại công ty 41
Sơ đồ 10: Trình tự luân chuyển của phiếu nhập kho 44
Sơ đồ 11: Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho 45
Sơ đồ 12: Sơ đồ hạch toán NLVL theo phương pháp ghi thẻ song song 49
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp NLVL – CCDC 59
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta đã và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới Quanhiều năm thực hiện chuyển dịch từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thịtrường có sự điều tiết của Nhà Nước, đến nay nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều sựbiến đổi lớn và trở thành một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao trong khu vực
Để có thể kiểm tra, kiểm soát được tình hình phát triển của nền kinh tế nướcnhà nói chung, của các doanh nghiệp nói riêng thì cần phải có những thông tin đầy đủ,chính xác và kịp thời về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.Công tác kế toán có một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin tàichính đó Kế toán với tư cách là một công cụ quản lý phải ngày càng được củng cố vàhoàn thiện nhằm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn chi phí Để đạtđược điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trìnhsản xuất từ khi bỏ vốn ra đầu tư cho đến khi thu vốn về, nhằm tiết kiệm chi phí, hạthấp giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời đảmbảo đáp ứng được nhu cầu của xã hội
Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có đầy đủ ba yếutố: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Là một trong ba yếu tố cơ bản củaquá trình sản xuất nên việc nghiên cứu sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu có ýnghĩa sống còn đối với doanh nghiệp Bên cạnh đó, nguyên liệu, vật liệu còn là một bộphận quan trọng của hàng tồn kho, do đó, việc hạch toán và quản lý nguyên liệu, vậtliệu cần phải chính xác và kịp thời, đồng thời phải kiểm tra, giám sát được việc chấphành các định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu dự trữ, ngăn chặn việc sử dụng lãngphí vật liệu Như vậy, có thể nói việc quản lý nguyên liệu, vật liệu là cần thiết từ đóđòi hỏi công tác tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu phải được thực hiện tốt, gópphần nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ thấp chi phí trong giá thành
Xuất phát từ những lý do trên, và tình hình thực tế tại công ty, thời gian thựctập tại Công ty Cổ Phần Khoáng Sản An Khánh em đã đi sâu tìm hiểu thực tế và nhậnthấy được tầm quan trọng của nguyên liệu, vật liệu đối với quá trình sản xuất, sự cầnthiết phải tổ chức quản lý nguyên liệu, vật liệu và công tác kế toán nguyên liệu, vậtliệu của Công ty; với những kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập tại nhà
Trang 8trường; sự giúp đỡ nhiệt tình của các Cô chú, anh chị trong phòng Kế toán, đặc biệtvới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Th.S Đỗ Đức Quang em đã đi sâu nghiên cứu
đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại công ty Cổ Phần Khoáng Sản An Khánh”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Nhằm vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tế, hiểuđược công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty Cổ Phần Khoáng Sản AnKhánh, thấy được những điểm mạnh và những hạn chế còn tồn tại
- Trên cơ sở làm rõ những nguyên nhân về thực trạng tổ chức công tác kế toánnguyên liệu, vật liệu tại Công ty Cổ Phần Khoáng Sản An Khánh để đề ra phươnghướng, giải pháp cải tiến công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
o Tìm hiểu khái quát tình hình hoạt động tại công ty
o Nghiên cứu về công tác kế toán tại công ty
Phạm vi về không gian: Đề tài này được thực hiện giới hạn trong phạm viCông ty Cổ Phần Khoáng Sản An Khánh
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Việc thu thập thông tin là rất cần thiết trong quá trình nghiên cứu vấn đề, cần phải lựa chọn những thông tin chính xác, khoa học để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu.Thu thập thông tin bao gồm: Điều tra thống kê trên phòng kế toán, phòng tổ chức
và thu thập số liệu thống kê
Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp này yêu cầu nghiên cứu, xem xét hiện tượng một cách không cô lập, xem xét trong sự chuyển biến từ lượng sang chất
Phương pháp hạch toán kế toán
Phương pháp chứng từ kiểm kê: Các thông tin số liệu kế toán được thể hiện trên giấy tờ, sổ sách
Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép: Bao gồm những sổ sách mà kế toán dùng
để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian
Phương pháp cân đối: Để lập lên các báo biểu báo cáo
Trang 9 Phương pháp xử lý và thể hiện thông tin
Lựa chọn các thông tin cụ thể, phù hợp với mục đích nghiên cứu, tất cả các thông
tin thu thập được cần phải xử lý, và được thể hiện cụ thể chính xác
Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp như: phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh thốngkê…để chia nhỏ vấn đề nghiên cứu, cụ thể thành các chỉ tiêu nghiên cứu giúp kiểm trađược sự tăng giảm của các yếu tố, nguyên nhân và tìm ra được biện pháp khắc phục
5 Cấu trúc Khóa luận
Gồm 3 phần ngoài Phần mở đầu:
Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên liệu, vật liệu
Phần 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 10PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của nguyên liệu, vật liệu
1.1.1 Khái niệm
Nguyên liệu, vật liệu (NLVL) là những đối tượng lao động mà các doanhnghiệp mua sắm, dự trữ để sử dụng cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiệndịch vụ hay sử dụng cho việc bán hàng, quản lý doanh nghiệp
1.1.2 Ý nghĩa
- Nguyên liệu, vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu động trong doanhnghiệp, đặc biệt là vốn dự trữ Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động, kết hợp với dự trữ và sử dụng vật liệu
- Nguyên liệu, vật liệu là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, chiếm tỷ trọngkhá lớn trong tổng giá trị sản xuất của sản phẩm( 70 – 80%) Nếu không có vật liệu thìsản xuất sẽ bị ngừng trệ Bởi vậy, việc cung cấp vật liệu ( đúng số lượng, đúng chủngloại, kịp thời) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất Tuy nhiên, chất lượng vậtliệu, phương phấp sử dụng vật liệu lại quyết định đến chất lượng của sản phẩm
1.2 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu
1.2.1 Vị trí vai trò của nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất
Nguyên liệu, vật liệu (NLVL) là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sảnxuất tạo ra sản phẩm mới, NLVL có đặc điểm: Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳsản xuất Về mặt hiện vật: NLVL được tiêu dùng hoàn toàn, không giữ nguyên trạngthái ban đầu; Về mặt giá trị, giá trị NLVL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trịsản phẩm tạo ra Chi phí về vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành phẩm Vìvậy, NLVL không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm mà còn ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng sản phẩm NLVL đảm bảo chất lượng cao, đúng quy cáchchủng loại thì chất lượng sản phẩm sản xuất mới đạt yêu cầu, phục vụ đắc lực hơn chonhu cầu tiêu dùng của xã hội
Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm NLVL nhằm
hạ thấp chi phí, giảm giá thành sản phẩm
1.2.2 Yêu cầu quản lý nguyên liệu, vật liệu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không nằm ngoài quyluật cạnh tranh Chính quy luật này đòi hỏi doanh nghiệp không những khai thác tối đa
Trang 11năng lực sản xuất vốn có mà còn phải đáp ứng nhu cầu thị trường Muốn có sản phẩmđáp ứng nhu cầu thị trường thì sản phẩm phải đạt chất lượng, mẫu mã đa dạng, hợp lý.Một trong những yếu tố tác động về giá thành sản phẩm phải kể đến các yếu tố đầuvào mà NLVL là một yếu tố quan trọng Vì vậy, quản lý NLVL trong doanh nghiệp làmột yêu cầu cấp bách để đạt tới mục tiêu lợi nhuận Tuy nhiên, do trình độ khác nhaunên phạm vi, mức độ và phương pháp quản lý NLVL là khác nhau Hơn nữa, việcquản lý NLVL còn phụ thuộc vào khả năng và sự nhiệt tình của người quản lý Xã hộicàng phát triển, khối lượng sản phẩm càng nhiều, chủng loại NLVL ngày càng đadạng, phong phú Ở nước ta, NLVL được sản xuất ở nhiều nơi với trình độ kỹ thuậtkhác nhau nên chất lượng, số lượng, kích cỡ khác nhau Do đó, yêu cầu doanh nghiệpquản lý NLVL trên tinh thần tiết kiệm đúng định mức, kiểm tra chặt chẽ số lượng, chấtlượng… NLVL nhập kho để đảm bảo cho những sản phẩm tốt nhất.
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của NLVL trong quá trình sản xuất việc quản lýNLVL đòi hỏi phải chặt chẽ, khoa học ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và
sử dụng Cụ thể:
- Khâu thu mua: Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường
thì doanh nghiệp phải thường xuyên đảm bảo cho các loại NLVL được thu mua đủkhối lượng, đúng quy cách, chủng loại Kế hoạch thu mua đúng tiến độ phù hợp với kếhoạch sản xuất của doanh nghiệp Đồng thời, doanh nghiệp phải thường xuyên tiếnhành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua để từ đó chọn nguồnmua đảm bảo về số lượng, chất lượng, giá cả và chi phí thu mua thấp nhất
- Khâu bảo quản: Tổ chức bảo quản NLVL phải quan tâm tới việc tổ chức tốt
kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo kiểm tra, thực hiện đúng chế
độ bảo quản đối với từng loại NLVL, tránh hư hỏng mất mát, hao hụt đảm bảo an toàn
là một trong những yêu cầu quản lý NLVL
- Khâu dự trữ: Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa của NLVL, hạn chế
NLVL bị ứ đọng, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi đối với khâu dựtrữ Do đó, doanh nghiệp phải xây dựng định mức tối đa và định mức dự trữ tối thiểucho từng loại NLVL để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị đình trệ, gián đoạn
do việc cung cấp, thu mua không kịp thời hoặc gây ra tình trạng ứ đọng vốn do việc dựtrữ quá nhiều
Trang 12- Khâu sử dụng: Quản lý ở khâu sử dụng phải thực hiện việc sử dụng hợp lý,
tiết kiệm trên cơ sở định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp chi phí, tiêu hao NLVLtrong giá thành sản phẩm, tăng tích lũy cho doanh nghiệp Do vậy, ở khâu này cầnphải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng NLVL trongquá trình sản xuất
Như vậy, công tác quản lý vật liệu rất quan trọng Trong thực tế vẫn còn cónhiều doanh nghiệp để thất thoát NLVL do không có sự quản lý tốt ở các khâu hoặckhông thực hiện đúng yêu cầu Vậy nên để quản lý tốt NLVL thì doanh nghiệp phảiluôn cải tiến công tác quản lý NLVL cho phù hợp với thực tế
1.2.3 Tổ chức phân loại và đánh giá NLVL
a)Phân loại NLVL
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng rấtnhiều loại, thứ NLVL khác nhau với nội dung kinh tế, công dụng, tính năng lý hóakhác nhau Khi tổ chức hạch toán chi tiết đối với từng loại NLVL phục vụ cho kế toánquản trị, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại NLVL Mỗi doanh nghiệp nên sửdụng những loại NLVL khác nhau và sự phân chia cũng khác nhau theo từng tiêu thứcnhất định
+Căn cứ vào vai trò và tác dụng của NLVL trong sản xuất, NLVL được chia thành các lại sau:
+ NLVL chính: Là những loại NLVL khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu
thành nên thực thể vật chất, hay thực thể chính của sản phẩm Nguyên liệu, vật liệuchính còn bao gồm cả bán thành phẩm bên ngoài với mục đích tiếp tục sử dụng quátrình sản xuất, chế tạo sản phẩm, hàng hóa:
+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật liệuchính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài hoặc tăng thêm chất lượngcủa sản phẩm hàng hóa hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được diễn rabình thường như: dầu nhờn, hồ keo, xà phòng,…
+ Nhiên liệu: Về thực chất nhiên liệu là một loại vật liệu phụ nhưng được tách ra
thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh
tế quốc dân Nhiên liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trính sản xuất kinh
Trang 13doanh hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường Nhiên liệu cóthể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí như: than, củi, xăng, dầu, hơi đốt, khí đốt,…
+ Phụ tùng thay thế: Bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế,
sửa chữa các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ…
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu sử dụng cho hoạt
động xây dựng cơ bản, bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp
+ Phế liệu: là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài
sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt, )
+ Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các loại vật liệu kể trên
như: bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng từng ngành
+Căn cứ vào nguồn hình thành, NLVL được chia thành:
+ NLVL nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh, nhận biếu
tặng…
+ NLVL tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất.
+Căn cứ vào mục đích và công dụng, NLVL được chia thành:
+ NLVL dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:
● NLVL dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm
● NLVL dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộphận quản lý doanh nghiệp
+NLVL dùng cho nhu cầu khác:
Lập danh điểm vật liệu là quy định cho mỗi thứ vật liệu một ký hiệu riêng bằng
hệ thống các chữ số (kết hợp với các chữ cái) thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ củachúng Tùy theo từng doanh nghiệp, hệ thống danh điểm vật tư có thể được xây dựngtheo nhiều cách thức khác nhau nhưng phải đảm bảo đơn giản, dễ nhớ, không trùnglặp Các doanh nghiệp thường dùng ký hiệu tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2 để ký hiệuloại, nhóm vật liệu kết hợp với chữ cái tên vật tư để ký hiệu tên vật tư
Trang 14Danh điểm vật tư được sử dụng thống nhất giữa các bộ phận quản lý liên quantrong doanh nghiệp nhằm thống nhất trong quản lý từng thứ vật tư.
và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng
+ Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá vậtliệu phải đảm bảo tính nhất quán Tức là kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải ápdụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán Doanh nghiệp có thể thayđổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trìnhbày thông tin kế toán một cách trung thực và hơp lý hơn, đồng thời phải giải thíchđược ảnh hưởng của sự thay đổi đó
+ Sự hình thành trị giá vốn thực tế của vật liệu được phân biệt ở các thời điểmkhác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh
Thời điểm mua xác định trị giá vốn thực tế hàng mua;
Thời điểm nhập kho xác định trị giá vốn thực tế hàng nhập;
Thời điểm xuất kho xác định trị giá vốn thực tế hàng xuất;
Thời điểm tiêu thụ xác định trị giá vốn thực tế hàng tiêu thụ;
Trang 15Các khoản giảm trừđược hưởng (nếu có)
Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Giá mua ghitrên hóa đơn là giá mua không bao gồm thuế GTGT
Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Giá mua ghitrên hóa đơn là giá mua bao gồm cả thuế GTGT
+Đối với NLVL do doanh nghiệp tự sản xuất:
Giá thực tế ghi sổ khi nhập kho là giá thành thực tế của NLVL do doanh nghiệp
tự sản xuất, kiểm nhận nhập kho
+Đối với NLVL thuê gia công, chế biến:
Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm: Giá trị vật liệu xuất kho chế biến cộngvới chi phí thuê ngoài gia công, chế biến cộng với chi phí vận chuyển bốc dỡ đi, về
+Trường hợp NLVL nhận góp vốn từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:
Giá thực tế ghi sổ khi nhập kho là giá thỏa thuận do các bên góp vốn xác định(hoặc tổng giá ghi trên hóa đơn GTGT do bên tham gia góp vốn liên doanh lập cộng vớicác chi phí tiếp nhận mà doanh nghiệp bỏ ra (nếu có) do hội đồng định giá
+Đối với NLVL được biếu, tặng:
Giá thực tế ghi sổ khi nhập kho là giá trên thị trường cộng với chi phí liênquan đến việc tiếp nhận (nếu có)
+Với phế liệu: Giá thực tế ghi sổ khi nhập kho là giá ước tính có thể sử dụng
hay giá trị thu hồi tối thiểu
Tính giá NLVL xuất kho
+Khi sử dụng phương pháp tính giá doanh nghiệp phải tuân thủ theo nguyên tắcnhất quán nghĩa là phương pháp kế toán này phải được áp dụng thống nhất trong ítnhất một niên độ kế toán
+Để tính giá NLVL xuất kho doanh nghiệp có thể sử dụng một trong nhữngphương pháp sau:
+ Phương pháp thực tế đích danh
+ Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
+ Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO)
+ Phương pháp bình quân gia quyền
Trang 16Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhấtquán trong cả niên độ kế toán:
Phương pháp thực tế đích danh
Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức theo dõi để biết được những vật
tư, hàng hóa trong kho của doanh nghiệp thuộc những lần nhập kho nào, giá cả khinhập kho là bao nhiêu Khi xuất kho kế toán chỉ việc lấy số lượng vật tư, hàng hóaxuất kho nhân với đơn giá nhập của mặt hàng đó
Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
Phương pháp này dựa trên giả thiết vật tư, hàng hóa nào nhập kho trước thì xuấtkho trước Khi xuất kho lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó để tính giá trịcủa vật tư, hàng hóa xuất kho dùng cho các đối tượng Phương pháp này thích hợptrong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm
Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO)
Phương pháp này giả định rằng vật liệu, công cụ và dụng cụ mua sau cùng sẽđược xuất phát trước tiên ngược lại với phương pháp trên Phương pháp này thích hợptrong trường hợp lạm phát
Phương pháp bình quân gia quyền
Trị giá thực tế xuất kho = Số lượng từng loại xuất kho * Giá đơn vị bình quânTrong đó giá đơn vị bình quân có thể được tính bằng một trong các phươngpháp sau:
Phương pháp 1: Xác định giá bình quân cả kỳ dự trữ
Giá đơn vị bình quân
cả kỳ dự trữ
Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Phương pháp 2 : Xác định giá bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn)Giá đơn vị bình quân
sau mỗi lần nhập
Giá thực tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng thực tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhậpNgoài ra, để đơn giản hóa công việc theo dõi cho kế toán một số doanh nghiệpcòn sử dụng phương pháp giá hạch toán toán
Giá hạch toán là một giá ổn định nào đó trong kỳ được dùng để ghi tạm có thể
là giá kế hoạch, có thể là giá thực tế của kỳ trước
Cuối kì, kế toán phải điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế dựa trên cơ sở
hệ số giá giữa giá thực tế và giá hạch toán
=
=
Trang 17CCDC tồn đầu kỳ
+ Giá hạch toán NLVL,CCDC nhập trong kỳ
Giá hạch toánNLVL, CCDCxuất kho
Hệ số giá = x Hệ số giá
1.2.4 Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho
Có hai phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khaithường xuyên (KKTX) và phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)
Phương pháp KKTX: Là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay Đặc
điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập, xuất NLVL đều được kế toán theo dõi,phản ánh, tính toán và ghi chép một cách thường xuyên, liên tục theo quá trình phát sinh
Trong trường hợp áp dụng phương pháp KKTX, các tài khoản kế toán hàng tồnkho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng giảm của vật tư, hànghóa Vì vậy giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho so sánh, đối chiếu với số liệu vật tư, hànghóa tồn kho trên sổ kế toán Về nguyên tắc số tồn kho thực tế luôn phù hợp với số tồnkho trên sổ kế toán Nếu có chênh lệch phải tìm ra nguyên nhân và có giải pháp xử lýkịp thời
Phương pháp KKTX là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, thườngđược áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp,…) và các đơn vị thươngnghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuậtchất lượng cao…
Phương pháp KKĐK: Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê
thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho)không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho
Công tác kiểm kê hàng hóa, vật tư được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xácđịnh giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế làm căn cứ ghi sổ kế toán của các tài khoảnhàng tồn kho Đồng thời căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho để xác định trị giávật tư xuất kho trong kỳ (tiêu dùng, phục vụ sản xuất hay xuất bán) làm căn cứ ghi sổ
kế toán của TK 611 “Mua hàng”
Trang 18Như vậy, khi áp dụng phương pháp KKĐK, các tài khoản kế toán hàng tồn khochỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phảnánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ)
Phương pháp KKĐK thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hànghóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuấtdùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ)
Phương pháp KKĐK hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khốilượng công việc hạch toán Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng,xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi Vì vậykhi áp dụng phương pháp KKĐK thì công tác quản lý vật tư hàng hóa phải được tăngcường chặt chẽ
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị có thể lựa chọnmột trong hai phương pháp nêu trên để áp dụng phối hợp Ngày nay, với việc trợ giúpcủa công cụ tính toán (máy vi tính và các phần mềm kế toán), việc áp dụng phươngpháp KKTX đã được thực hiện đơn giản và dễ dàng hơn Tuy nhiên việc lựa chọnphương pháp nào phải đảm bảo tính nhất quán Trường hợp có sự thay đổi phải đượcgiải thích rõ ràng và chỉ thay đổi khi kết thúc niên độ kế toán
1.2.5 Nhiệm vụ kế toán NLVL
+ Ghi chép, phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời tình hình thu mua, vậnchuyển vật tư, hàng hóa, xác định chính xác giá trị thực tế của vật tư, hàng hóa, qua đógiám đốc chặt chẽ tình hình thu mua vật tư, hàng hóa
+ Kiểm tra chặt chẽ việc dự trữ vật tư, hàng hóa, phát hiện kịp thời vật tư, hàng hóathiếu hụt, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất, tổ chức tốt hạch toán chi tiết nhằm hạn chế thiệthại, động viên mọi nguồn vốn tại doanh nghiệp nhằm tăng tốc độ chu chuyển vốn
+ Kiểm tra việc chấp hành định mức chi phí vật tư và kế hoạch bán ra của hànghóa, tập hợp và phân bổ chính xác chi phí vật tư vào đúng đối tượng sử dụng, xác địnhchính xác cũng như chấp hành đầy đủ các quy định về lập dự phòng giảm giá hàng tồnkho cho từng loại và xử lý các khoản giảm giá đó theo đúng cơ chế tài chính quy định
Trang 191.3 Tổ chức hạch toán chi tiết NLVL
1.3.1 Khái niệm, chứng từ và sổ sách kế toán để hạch toán chi tiết NLVL
Khái niệm: Kế toán chi tiết NLVL là kế toán phản ánh chi tiết về số lượng,
giá trị, chất lượng, chủng loại qui cách, phẩm chất,…của từng thứ, từng loại NLVLtheo từng kho và từng người phụ trách quản lý vật tư
Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu nhập kho (Mẫu số 01- VT)
+ Phiếu xuất kho (Mẫu số 02- VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 03 -VT)+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04 -VT)
+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 05 -VT)
+ Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06 -VT)
+ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu số 07 -VT)
Và một số chứng từ ban hành trong các văn bản khác như: Hóa đơn mua vậtliệu (Hóa đơn GTGT), các hợp đồng kinh tế mua vật liệu, xuất vật liệu
Sổ kế toán sử dụng để hạch toán chi tiết NLVL tùy thuộc vào phương pháp
kế toán chi tiết mà các doanh nghiệp sử dụng Thông thường các doanh nghiệp sửdụng các mẫu sổ sau:
+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số: S07- DNN)
+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số: S08 -DNN)+ Thẻ kho (Mẫu số: S09- DNN)
+ Sổ đối chiếu luân chuyển
+ Phiếu giao nhận chứng từ
+ Sổ số dư
+ Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
1.3.2 Các phương pháp hạch toán chi tiết NLVL
Để hạch toán chi tiết NLVL, sản phẩm, hàng hóa các doanh nghiệp có thể ápdụng 1 trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp thẻ song song
+ Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển
+ Phương pháp Sổ số dư
Trang 20Phương pháp thẻ song song
Theo phương pháp thẻ song song, kế toán chi tiết NLVL, CCDC, sản phẩm,hàng hóa tại các doanh nghiệp được tiến hành như sau:
Tại kho: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập – xuất NLVL ghi sốlượng thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho có liên quan Thủ kho phải thường xuyênđối chiếu số tồn kho trên thẻ kho với số NLVL thực tế tồn Định kỳ 3 – 5 ngày hoặchàng ngày sau khi ghi vào thẻ kho, thủ kho chuyển hết chứng từ nhập – xuất NLVLcho phòng kế toán
Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng thẻ kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ, sảnphẩm để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm theo từng danh điểm vậtliệu, dụng cụ, sản phẩm tương ứng với thẻ kho mở ở kho để phản ánh cả về số lượng
và giá trị NLVL
Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho NLVL từ thủ kho, kế toán NLVL, phảikiểm tra chứng từ, ghi đơn giá và tính thành tiền trên các chứng từ nhập, xuất NLVL Sau
đó ghi vào thẻ hoặc sổ chi tiết NLVL có liên quan
Cuối tháng, kế toán cộng thẻ hoặc sổ chi tiết tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và
số tồn kho của từng thứ NLVL Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hànghóa với thẻ kho của thủ kho và lập bảng tổng hợp nhập, xuất và tồn kho về mặt giá trị củatừng loại vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa để đối chiếu với số liệu của kếtoán tổng hợp NLVL, CCDC
Việc hạch toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương phápthẻ song song có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Trang 21Sơ đồ 01: Hạch toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương
pháp thẻ song song
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi đối chiếuGhi cuối tháng
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo thông tin
chính xác và có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho quản trị hàng tồn kho
+ Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán có sự trùng lặp về chỉ
tiêu số lượng Ngoài ra việc kiểm tra, đối chiếu chủ yếu được tiến hành vào cuối tháng,
do vậy hạn chế chức năng kiểm tra tạm thời của kế toán
+ Phạm vi áp dụng: Áp dụng với các doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu, khối
lượng các nghiệp vụ nhập - xuất ít, phát sinh không thường xuyên và trình độ nghiệp vụchuyên môn của kế toán chưa cao
Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tìnhhình nhập - xuất - tồn kho vật liệu giống như phương pháp ghi thẻ song song
Tại phòng kế toán
- Định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập - xuất kho vật liệu từ thủ kho,
kế toán kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ sau đó tập hợp chứng từ theo từng thứ vật liệu(có thể lập bảng kê nhập, bảng kê xuất vật liệu) để thuận tiện cho việc đối chiếu luânchuyển cuối tháng
- Sổ đối chiếu luân chuyển được kế toán mở cho cả năm và được ghi vào cuốimỗi tháng Sổ được sử dụng để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng thứ vậtliệu thuộc từng kho theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị trong cả tháng Mỗi thứ vật liệuđược ghi ở một dòng trên sổ
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất Thẻ kho SCT vật liệu hợp N-X-T Bảng tổng
Trang 22- Sau khi hoàn thành việc ghi sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán tiến hànhđối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển và thẻ kho với số liệu trên sổ kếtoán tổng hợp có liên quan.
Hạch toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương pháp sổ đốichiếu luân chuyển có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 02: Hạch toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương
pháp sổ đối chiếu luân chuyển
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, khối lượng ghi chép có giảm bớt so với phương
pháp ghi thẻ song song
+ Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và kế toán về chỉ tiêu số
lượng Việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành vàocuối tháng, vì vậy hạn chế chức năng của kế toán
Nếu không lập bảng kê nhập xuất vật liệu thì việc sắp xếp chứng từ nhập xuấttrong cả tháng để ghi sổ đối chiếu luân chuyển dễ phát sinh nhầm lẫn, sai sót Nếu lậpbảng kê nhập - xuất thì khối lượng ghi chép rất lớn
Theo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh phục vụ quản trị hàng tồn kho thì doanhnghiệp không nên sử dụng phương pháp này, vì muốn lập báo cáo nhanh hàng tồn khocần phải dựa vào số liệu ghi trên thẻ kho
+ Phạm vi áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp không có nhiều nghiệp vụ
nhập - xuất, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu Do vậy không có điềukiện ghi chép theo dõi tình hình nhập - xuất hàng ngày
Phương pháp sổ số dư
Tại kho: Theo phương pháp sổ số dư, công việc cụ thể tại kho tiến hành giốngnhư hai phương pháp trên Định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộchứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm quy định
Thẻ
kho
Chứng từ nhập: Biên bản kiểm nghiệm, phiếu báo, PNK
Chứng từ xuất: phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư theo hạn mức
Bảng kê nhập
Bảng kê xuất
Sổ đối chiếu luân chuyển
Trang 23Sau đó, lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhậpxuất kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm Ngoài ra, thủ kho còn phải ghi sổ số lượng vậtliệu, dụng cụ sản phẩm tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm vào sổ số dư.
Tại phòng kế toán:
- Định kỳ nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việcghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ Khi nhận được chứng từ, kếtoán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ (giá hạch toán), tổng cộng số tiền vàghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ Đồng thời, ghi số tiền vừa tínhđược của từng nhóm vật liệu, dụng cụ, sản phẩm (nhập riêng, xuất riêng) vào bảnglũy kế nhập, xuất, tồn kho
- Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng đểtính ra số dư cuối tháng của từng nhóm vật liệu, dụng cụ, sản phẩm Số dư nàyđược dùng để đối chiếu với cột “số tiền” trên sổ số dư (trên sổ số dư tính bằng cáchlấy số lượng tồn kho * giá hạch toán)
Hạch toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương pháp sổ
số dư có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 03: Hạch toán chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo phương
Chứng từ nhập
Thẻ kho
Chứng từ xuất
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Sổ số dư
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Bảng kê lũy
kế nhập
Bảng tổng hợp N - X - T
Bảng kê lũy kế xuất
Trang 24 Công việc dàn đều trong tháng nên đảm bảo cung cấp kịp thời các số liệuphục vụ cho quản trị NLVL.
+ Nhược điểm:
Ở phòng kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị của NLVL Vì vậy để có thông
tin về tình hình nhập - xuất - tồn của thứ vật liệu nào đó thì lại căn cứ vào số liệutrên thẻ kho
Khi cần lập báo cáo nhanh về một loại vật liệu nào đó thì cũng cần phảicăn cứ vào thẻ kho
Khi cần phải kiểm tra, đối chiếu số liệu, nếu phát hiện thấy không ăn khớpgiữa số liệu trên sổ số dư với số liệu tương ứng trên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn thìviệc tìm kiếm, tra cứu sẽ rất phức tạp
+ Phạm vi áp dụng: áp dụng cho những doanh nghiệp dùng giá hạch toán để
hạch toán giá trị vật liệu nhập - xuất - tồn Bởi vậy nên áp dụng cho các doanh nghiệp
đã xây dựng được hệ thống đơn giá hạch toán sử dụng để hạch toán chi tiết NLVL vàxác định được danh điểm vật liệu hợp lý Kế toán có trình độ chuyên môn cao, thủ khocũng có khả năng chuyên môn tốt và có ý thức trách nhiệm trong quản lý NLVL củadoanh nghiệp Nên áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều chủng loại NLVL,tình hình nhập - xuất NLVL diễn ra thường xuyên
- Trị giá NLVL phát hiện thừa khi kiểm kê
- Đánh giá lại NLVL, công cụ dụng cụ
Trang 25Bên Có:
- Trị giá NLVL xuất kho dùng vào sản xuất kinh doanh, để bán, thuê ngoài racông, chế biến hoặc đưa đi góp vốn
- Trị giá NLVL phát hiện thiếu hụt khi kiểm kê
Dự Nợ: Giá trị NLVL tồn kho cuối kỳ trong doanh nghiệp.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK liên quan khác: TK 133, 331, 111,
112, 138, 338…
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu CÁC TRƯỜNG HỢP NHẬP KHO
(1) Khi mua NLVL về nhập kho, đơn vị căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng
từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho Trên thực tế khi muahàng về nhập kho có thể phát sinh các trường hợp như hàng về cùng hóa đơn, hàng vềnhưng hóa đơn chưa về, hàng về thừa hoặc thiếu so với hóa đơn,…Vì thế kế toán phảicăn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ
(1.1) Hàng nhập kho đủ theo hóa đơn
Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, biên bản kiểm nghiệm vật tư và phiếu nhập kho,
kế toán hạch toán:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Số thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 111, 112,…
(1.2) Hàng nhập kho thiếu so với hóa đơn
- Kế toán chỉ ghi tăng NLVL theo giá trị hàng thực nhận, số thiếu căn cứ vàobiên bản kiểm nhận, thông báo cho bên bán biết và ghi:
Nợ TK 152: Trị giá mua chưa có thuế GTGT của số hàng thực nhận
Nợ TK 133: Số thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn
Nợ TK 138(1): Trị giá chưa có thuế GTGT của số hàng thiếu chờ xử lý
Có TK 111, 112, 331,
- Khi xử lý số thiếu, nếu người bán giao tiếp số hàng thiếu, ghi:
Nợ TK 152: Trị giá chưa có thuế GTGT của số hàng nhập kho
Có TK 138(1): Trị giá chưa có thuế GTGT của số hàng thiếu đã xử lý
Trang 26- Nếu người bán không còn hàng, bên bán căn cứ vào biên bản kiểm nhận vật
tư, hàng hóa, tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn GTGT về số hàngthiếu đã lập để giao cho bên mua Kế toán bên mua căn cứ vào hóa đơn điều chỉnhgiảm ghi:
Nợ TK 331: phải trả cho người bán giảm
Có TK 138(1): Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 133 : Thuế GTGT của số hàng thiếu
- Nếu cá nhân làm mất phải bồi thường:
Nợ TK 138(8), 334,
Có TK 138(1): Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 133: Thuế GTGT của số hàng thiếu
- Nếu không xác định được nguyên nhân gây thiếu:
Nợ TK 632: Giá vồn hàng bán (số thiếu không rõ nguyên nhân)
Có TK 138(1): Tài sản thiếu chờ xử lý
(1.3) Hàng về thừa so với hóa đơn
Trong trường hợp khi mua hàng về kiểm nhận, nhập kho, phát hiện thừa so vớihóa đơn, về nguyên tắc, bên mua phải làm văn bản báo cho các bên có liên quan đểcùng xử lý Về mặt kế toán ghi:
Nếu nhập kho toàn bộ số hàng mua ngoài kể cả số hàng thừa (theo đúng biênbản kiểm nghiệm) kế toán ghi:
+ Bút toán 1: Phản ánh số thực nhập
Nợ TK 152 : Giá mua thực tế của toàn bộ số vật liệu nhập kho
Nợ TK 133: Số GTGT được khấu trừ theo số ghi trên hóa đơn
Có TK 111, 112, 331,
Có TK 338(1): Giá trị hàng thừa chờ giải quyết
+ Bút toán 2: Phản ánh khi có quyết định xử lý số hàng thừa kế toán:
- Nếu mua tiếp số hàng thừa, ghi:
Nợ TK 338(1): Tài sản thừa chờ giải quyết
Nợ TK 133: Thuế GTGT của số hàng thừa
Có TK 111, 112, 331
- Nếu trả lại số hàng thừa cho người bán, ghi:
Nợ TK 338(1) - Tài sản thừa chờ giải quyết
Trang 27Có TK 152 : Số hàng thừa trả lại cho người bán
- Nếu không rõ nguyên nhân, ghi tăng thu nhập khác:
Nợ TK 338(1) - Tài sản thừa chờ giải quyết
Có TK 711 - Thu nhập khác
Nếu chỉ nhập kho số trên hóa đơn, số thừa coi như giữ hộ người bán
+ Bút toán 1: Phản ánh hàng nhập kho như hàng về đủ + Bút toán 2: Phản ánh số hàng giữ hộ người bán
Nợ TK 002 - Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
Sau đó xuất trả cho người bán ghi Có TK 002
Theo phương thức chuyển hàng: Trách nhiệm về số vật tư thừa thuộc về bên
bán (chưa chuyển giao quyền sở hữu), bên mua không phản ánh số vật tư thừa
Căn cứ vào phiếu nhập kho và HĐ GTGT kế toán phản ánh trị giá của sốNLVL, CCDC thực mua như sau:
Nợ TK152,153 :Phản ánh giá trị NLVL, CCDC theo HĐ ( chưa có VAT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ theo HHĐ
Có TK 331: Tổng giá thanh toán theo HĐ
Nếu bên bán chưa chuyển ngay số hàng thừa về mà gửi lại tại bên mua, kế toán
sử dụng TK 002 – “ Vật tư, hàng hóa nhận ký cược, giữ hộ, nhận gia công” để theo dõivật tư nhận giữ hộ người bán:
Nợ TK 002: Trị giá vật tư nhậ giữ hộ
Khi sử lý số thừa
- Nếu trả lại cho nhà cung cấp, kế toán ghi: Có TK 002
- Nếu doanh nghiệp mua số NLVL, CCDC thừa, căn cứ vào hóa đơn GTGT dobên bán lập bổ sung, kế toán ghi:
BT1: Có TK 002
BT2: Nợ TK 152,153: Trị giá NLVL, CCDC thừa(giá chưa có thuế)
Nợ TK 133: Thuế GTGT của NLVL, CCDC thừa
Có TK 331: Tổng giá thah toán của số NLVL, CCDC thừa
Theo phương thức giao hàng: Trách nhiệm về số vật tư thừa thuộc về bênmua (đã chuyển giao quyền sở hữu) Trong thời gian chờ giải quyết, số vật tư thừa bênmua sử dụng TK 3381: - “Tài sản thừa chờ giải quyết”để theo dõi số vật tư thừa trongtrường hợp chưa tìm ra nguyên nhân chờ quyết định sử lý
Trang 28Khi có quyết định sử lý số thừa:
- Nếu trả lại cho nhà cung cấp, kế toán ghi
Nợ TK 3381: Trị giá hàng thừa đã sử lý
Có TK 152, 153 : Trị giá vật tư thừa theo giá chưa thuế GTGT
- Nếu doanh nghiệp mua lại số thừa, căn cứ vào HĐ GTGT do bên bán lập bổsung, kế toán ghi:
Nợ TK 3381: Trị giáật tư thừa theo giá chưa thuế GTGT
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của vật tư thừa
Có TK 331: Tổng giá thanh toán số vật tư thừa
- Nếu không tìm ra nguyên nhân thừa ghi:
Nợ TK 3381: Trị giá hàng thừa đã sử lý
Có TK 711: Trị giá vật tư thừa không rõ nguyên nhân
(1.4) Hàng về nhưng chưa có hóa đơn
Kế toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ “Hàng chưa có hóa đơn” Nếutrong tháng có hóa đơn về thì ghi sổ bình thường, còn nếu cuối tháng hóa đơn vẫnchưa về thì ghi sổ theo giá tạm tính bằng bút toán
Nợ TK 152: Ghi tăng giá trị NLVL theo giá tạm tính
Có TK 331: Số phải trả cho người bán theo giá tạm tính
Sang tháng khi hóa đơn về, sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực
tế bằng một trong 3 cách sau:
Cách 1: Xóa bút toán tạm tính bằng bút đỏ rồi ghi giá thực tế bằng bút thường
Cách 2: Ghi số chênh lêch giữa giá tạm tính và giá thực tế bằng bút
đỏ nếu giá tạm tính lớn hơn giá thực tế hoặc bằng bút toán thường nếu
giá mua thực tế lớn hơn giá hạch toán
Cách 3: Dùng bút toán đảo ngược để xóa bút toán theo giá tạm tính đã ghi, ghi lại giá
thực tế bằng bút toán đúng như bình thường
(1.5) Hóa đơn về nhưng hàng chưa về
Kế toán lưu hóa đơn vào tập hồ sơ “Hàng mua đang đi đường” Nếu trongtháng, hàng về thì ghi bình thường, còn nếu cuối tháng hàng chưa về thì ghi :
Nợ TK 151-Hàng đang đi đường (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Trang 29Có TK liên quan (111, 112, 331, 141, ) tổng giá thanh toán
Sang tháng sau khi hàng về, ghi:
Nợ TK 152 : Giá trị NLVL nhập về kho (theo giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK chi phí (621, 627,…) - Nếu hàng không nhập kho, sử dụng ngay
Có TK 151: Giá thực tế hàng nhập kho
(2) Các khoản được giảm trừ khi mua nguyên liệu, vật liệu
(2.1) Trường hợp mua hàng được hưởng CKTM (do mua với số lượng lớn)
Nợ TK liên quan (331, 111, 112, )
Có TK 133
Có TK 152: giá chưa thuế, trị giá hàng mua giảm đi
(2.2) Hàng hóa đã mua không đảm bảo các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên, bênmua khiếu nại và được chấp nhận một khoản giảm giá Khi trả lại hàng kế toán ghinhư sau:
Nợ TK liên quan (331, 111, 112,…)
Có TK 133
Có TK 152(2.3) Trường hợp người mua được hưởng một khoản chiết khấu thanh toán khi mua(do thanh toán sớm tiền hàng) kế toán ghi:
Nợ TK liên quan
Có TK 515
(3) Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu
- Nếu nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánhvào giá gốc vật liệu nhập khẩu theo thuế có giá nhập khẩu, ghi
Nợ TK 152: giá mua bao gồm cả thuế nhập khẩu
Có TK 331
Có TK 333.3 Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ
Nợ TK 133.1
Có TK 33312
Trang 30- Nếu nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánhvào giá gốc vật liệu nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu, ghi
Nợ TK 152: Giá mua bao gồm cả thuế nhập khẩu
Có TK 331,Có TK 333Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ
(4) Trường hợp nhập kho vật liệu do thuê ngoài gia công, chế biến
- Khi xuất vật liệu đem đi thuê gia công, chế biến
- Nhập kho nguyên liệu, vật liệu gia công chế biến hoàn thành
Nợ TK 152: Ghi trị giá xuất kho + chi phí thuê gia công chế biến
Có TK 154: giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
(5) Trường hợp nhận góp vốn bằng nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 152: Số tiền ghi theo giá hội đồng liên doanh hoặc giá thỏa thuận
Có TK 411: ghi tăng nguồn vốn kinh doanh
(6) Khi nhận biếu tặng, viện trợ bằng nguyên liệu, vật liệu ghi:
Nợ TK 152: giá thực tế nhận viện trợ
Có TK 711: Ghi tăng nguồn thu nhập khác
Trang 31CÁC NGHIỆP VỤ XUẤT KHO NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
(1) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Nợ TK 621, 627, 641, 642 - giá thực tế NLVL xuất kho
Có TK 152
(2) Xuất kho NLVL sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB hoặc sửa chữa lớn TSCĐ ghi:
Nợ TK 241: chi phí đầu tư XDCB
Có TK 152
KIỂM KÊ KHO NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU
(1) Đối với NLVL phát hiện thừa khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ
vào nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa rõ nguyên nhân, kế toán ghi:
Nợ TK 152
Có TK 338: giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (3381) Sau đó khi phát hiện nguyên nhân gây thừa căn cứ quyết đinh xử lý của cấp cóthẩm quyền, kế toán ghi:
Nợ TK 338.1
Có TK liên quan
(2) Đối với NLVL thiếu hụt khi kiểm kê:
Mọi trường hợp thiếu hụt trong kho hoặc nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm
kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi Căn cứ vào biênbản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
- Nếu nhầm lẫn hoặc do chưa ghi sổ kế toán phải tiến hành ghi bổ sung hoặcđiều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán
- Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép(hao hụt trong định mức), ghi:
Trang 32Nợ TK 111
Nợ TK 1388: phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi
Nợ TK 334: trừ vào tiền lương của người phạm lỗi
Nợ TK 632: Phần giá trị hao hụt, mất mát NLVL còn phải tính vào GV hàng
bán
Có TK 1381
ĐÁNH GIÁ LẠI NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
- Đánh giá lại NLVL trong trường hợp tăng:
Nợ TK 152
Có TK 412: chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Đánh giá lại NLVL trong trường hợp giảm:
Nợ TK 412: chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 152
1.4.2 Hạch toán NLVL theo phương pháp KKĐK
Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
Kế toán sử dụng TK 611 “Mua hàng”
Nội dung và kết cấu TK 611
Bên Nợ: Kết chuyển trị giá thực tế của NLVL tồn kho lúc đầu kỳ
Trị giá thực tế của NLVL nhập kho trong kỳ Bên Có: Kết chuyển trị giá thực tế của NLVL tồn kho lúc cuối kỳ (Kết
chuyển sang nhóm tài khoản hàng tồn kho)Trị giá vốn thực tế của NLVL giảm trong kỳ
TK này không có số dư.
TK này có hai TK cấp 2
- TK 611.1: Mua nguyên liệu vật liệu
- TK 611.2: Mua hàng hóaCông thức tính giá trị xuất kho:
Giá trị vật tư,hàng hóa xuấttrong kỳ
=
Giá trị vật tư, hànghóa còn lại chưa sửdụng đầu kỳ
Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1.)1 Đầu kỳ kinh doanh, lần lượt kết chuyển giá trị vật liệu chưa sử dụng theo từng loại
Trang 33Nợ TK 611 (6111 - chi tiết theo từng loại)
Có TK 152 - Nguyên vât liệu tồn kho(1.2) Trong kỳ căn cứ vào các hóa đơn mua hàng ghi:
Nợ TK 611 (6111 – chi tiết cho từng loại): giá thực tế vật liệu thu mua
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào đuợc khấu trừ
Có TK liên quan: 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán(1.3) Các trường hợp tăng vật liệu trong kỳ như: mua ngoài, nhận cấp phát, nhận việntrợ, tặng thưởng, đi vay , nhận góp vốn liên doanh ngắn hạn…
Nợ TK 611 – chi tiết từng loại: giá trị vật liệu tăng
Nợ TK 1331 – thuế GTGT đâù vào nếu có
Có TK 111, 112, 331: thanh toán hoặc chưa thanh toán
Có TK 411: nhận cấp phát, góp vốn
Có TK 711: nhận viện trợ, biếu tặn
Có TK 311, 336, 338: tăng do đi vay(1.4) Số chiết khấu thương mại, giảm giá vật liệu đã mua
Nợ TK 331, 112, 111….Tổng gía thanh toán
Có TK 611 (6111- chi tiết từng loại) : Giá mua chưa thuế
Có TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ(1.5) Số chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng
Nợ TK 111, 112, 331, 1388…
Có TK 515: Ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính(1.6) Cuối kỳ căn cứ vào biên bản kiểm kê vật liệu tồn kho và biên bản xử lý số mấtmát thiếu hụt
Nợ TK 1381: Số thiếu hụt chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 1388, 334: Số thiếu hụt cá nhân phải bồi thường
Nợ TK 632: Số thiếu hụt trong định mức
Có Tk 6111 – Giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ và số thiếu hụt trong kỳ Căn cứ vào quyết định xử lý để kế toán xử lý số thiếu
(1.7) Cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế
Kế toán phải xác định giá trị thực tế NLVL tồn kho cuối kỳ và giá trị thực tếcủa NLVL xuất sử dụng cho sản xuất kinh doanh hoặc xuất bán trong kỳ:
- Kết chuyển giá trị thực tế NLVL tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê), ghi:
Trang 35PHẦN 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN AN KHÁNH
2.1 Khái quát về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Tên, địa chỉ công ty
Tên công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Khoáng Sản An Khánh
- Giám đốc: Ngô Quốc Hội
Loại hình doanh nghiệp
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Tuy mới được thành lập, nhưng trong thời gian vừa qua Công ty cũng đã liêntục phát triển tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động trên địa bàn, doanh thu nămsau luôn cao hơn năm trước, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được cải thiện
Qua 2 năm từ khi thành lập đến nay, Công ty vẫn không ngừng phấn đấu nâng
để nâng cao vốn đầu tư lên Đồng thời với sự cố gắng không ngừng vươn lên của độingũ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã giúp Công ty ngày càng lớn mạnh trên thịtrường Đến nay, công ty cổ phần Khoáng sản An Khánh là một cơ sở lớn cung cấpkim loại và quặng kim loại chủ yếu cho các công trình nhà ở, các doanh nghiệp, dự ánlớn, nhỏ trên địa bàn Thái Nguyên và các vùng lân cận
Trang 36Với phương châm cùng thịnh vượng và phát triển, công ty cổ phần khoáng sản
An Khánh mong muốn mở rộng và phát triển, hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoàitỉnh để có thể trở thành một Công ty cung cấp vật liệu xây dựng lớn trong tỉnh
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1 Chức năng
Chức năng chính của Công ty là khai thác, chế biến, thăm dò, xuất nhập khẩucác loại khoáng sản… Các sản phẩm kinh doanh luôn đảm bảo theo đúng hệ thốngquản lý chất lượng, làm hài lòng khách hàng, đồng thời không ngừng tìm kiếm nguồnhàng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty Một số hàng hóa, thiết
bị kinh doanh chính:
+ Quản lý khai thác mỏ đá, mỏ titan
+ Mua bán kim loại và quặng kim loại
+ Mua bán vật liệu …
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký
Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài sản kháctheo quy định của pháp luật
Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký
Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật vềlao động
Thường xuyên nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty,kiện toàn bộ máy quản lý, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công ty
Bảo toàn vốn và không ngừng phát triển, sản xuất kinh doanh để tăng lợinhuận, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động
Chấp hành pháp luật, thực hiện nghĩa vụ thuế và nộp báo cáo tài chính theođúng quy định
Đáp ứng kịp thời đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế
Chiếm lĩnh thị trường mở rộng quy mô
Ngành nghề kinh doanh
Bán buôn kim loại, quặng kim loại
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kĩ thuật có liên quan
Trang 372.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và quy trình công nghệ sản xuất của công ty
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của Công ty, căn cứ vào quy trình sản xuất và tình hình thực tếsản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Khoáng Sản An Khánh đã tổ chức mô hình bộmáy quản lý như sau:
Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Khoáng sản An Khánh
(Nguồn: Phòng tài chính –kế toán)
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
Ban giám đốc.
Ban giám đốc Công ty gồm:
Ông : Ngô Quốc HộiGiám đốc được hội đồng cổ đông bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật củaCông ty, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty theo đúng điều lệ và các quyđịnh của pháp luật
Các phòng chuyên môn.
Hiện nay công ty có 3 phòng ban chính với các nhiệm vụ được phân chia cụ thểnhư sau:
- Phòng sản xuất kinh doanh:
1 Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện
2 Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhàphân phối
3 Thực hiện hoạt động sản xuất, bán hàng nhằm mang lại doanh thu lợi nhuậncho doanh nghiệp
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG SẢN XUẤT
Trang 384 Phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, phân phối, nhằm mangđến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.
- Phòng tài chính – kế toán:
Quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty,chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán - tài chính và hạch toán kinh tế nội bộ giúpGiám đốc chỉ đạo SXKD kịp thời đạt hiệu quả kinh tế cao Các nhiệm vụ cơ bản:
1.Tổ chức sổ sách kế toán, tổ chức công tác kế toán, tổ chức chứng từ kế toán
và hạch toán các yếu tố của sản xuất kinh doanh
2 Lập báo cáo tài chính, phương án phân chia lợi nhuận, cổ tức cho các cổđông Quản lý danh sách cổ đông, hướng dẫn làm thủ tục chuyển nhượng, bán cổ phầntheo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
3 Cấp phát lương, thanh toán Bảo hiểm xã hội cho người lao động,…
- Phòng hành chính:
1 Tham mưu cho giám đốc trong công tác hành chính của Công ty
2 Là nơi tiếp nhận và lưu trữ: các công văn, thư tín, hồ sơ…cũng như con dấucủa Công ty
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Công ty
Nhận xét:
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, triển khai đồng bộ,tuân thủ theo nguyên tắc chế độ 1 thủ trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng,phân quyền cho các Phòng và các quản lý bộ phận, mọi hoạt động trong công tyđều có sự nhất quán từ trên xuống dưới, đảm bảo cho quá trình kinh doanh tiếnhành nhịp nhàng, cân đối và hiệu quả
2.1.4.2 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Công ty Cổ phần khoáng sản An Khánh có hình thức hoạt động là: sản xuất – kinhdoanh với các loại sản phẩm chủ yếu là quặng , titan, …và các loại khoáng sản khác
Công ty sản xuất khoáng sản để bán buôn, nên quá trình sản xuất thường mangtính hàng loạt, sản phẩm lớn, sản phẩm phải trải qua nhiều giai doạn sản xuất phức tạp,kiểu liên tục theo một trình tự nhất định, từ quặng nguyên, bơm hút, sau đó tách sỏi ,sạn, vít xoắn tuyển chính, vít xoắn tuyển trung gian, vít xoắn tuyển tinh, quặng tinh
Trang 39Sơ đồ 1.1: Mô hình công nghệ khai thác tuyển thô tại công ty
(Nguồn: phòng sản xuất-kinh doanh)
2.1.5 Hiện trạng của công ty
2.1.5.1 Nguồn nhân lực
-Đặc điểm lao động của doanh nghiệp cũng mang tính đặc thù, vì kinh doanh tronglĩnh vực khai thác, sản xuất, đòi hỏi sức lực và cả những kỹ thuật cần thiết, nên lao động củadoanh nghiệp chủ yếu là nam, lao động nữ chủ yếu được phân vào bộ phận kế toán, bộ phậnbán hàng Các lao động về mảng kỹ thuật định kỳ được gửi tập huấn những kỹ thuật chuyênmôn tại các công ty lớn là đối tác cung cấp nguồn hàng cho doanh nghiệp, một mặt để nâng
Quặng nguyên
Bơm hút
Tách sỏi, sạn
Vít xoắn tuyển tinh
Vít xoắn tuyển trung gianVít xoắn tuyển chính
Cát thải
Sỏi, sạn
Quặng tinh
Trang 40cao tay nghề cho lao động, một mặt để chuẩn bị nguồn lực con người cho tiến tới kinhdoanh cả lĩnh vực dịch vụ xây dựng, làm công trình.
-Nhìn chung lao động của Doanh nghiệp được sử dụng và phân công khá hợp lýgiúp tiết kiệm chi phí và kinh doanh có hiệu quả hơn Bên cạnh mục tiêu kinh tế.Doanh nghiệp còn chú trọng đến mục tiêu xã hội như: tạo công ăn việc làm cho laođộng tại địa phương, chăm lo cải thiện mức sống, tạo sự gần gũi giúp đỡ lẫn nhau giữacác lao động trong doanh nghiệp, để ổn định đời sống vật chất và tinh thần
Bảng 01: Cơ cấu lao động của công ty
Cơ cấu(%)
Số lượng(người)
Cơ cấu(%)
Sốlượng(người)
Cơ cấu(%)Giới
ty tăng lên như vậy là do lượng đơn đặt hàng tăng nên Công ty phải tăng quy mô côngnhân thời vụ
Xét theo giới tính:
Do đặc thù của quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cần nhiều lao động cơbắp, ít cần sự khéo léo nên số lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nữ Cụthể năm 2013 số lao động nam là 450 người chiếm 84,11%, số lao động nữ là 85 ngườichiếm 15,89% Năm 2014 số lao động nữ tăng 4 người,lao động nam tăng 8 người so vớinăm 2013
Xét theo tính chất lao động: