1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX trên tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

76 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 507 KB

Nội dung

Trong dòng văn học viết trung đại, từ hơn chín thế kỷ trở về trước từ thế kỷ Xđến nửa đầu thế kỷ XIX, thơ ca trào phúng đã xuất hiện và phát triển ở những mức độ khác nhau, gắn liền với

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong diễn trình của văn học Việt Nam, văn học trào phúng có một truyềnthống phát triển gắn với lịch sử văn hóa, văn học dân tộc Cảm hứng trào phúng đãxuất hiện khá sớm trong môi trường sáng tác dân gian nhưng để trở thành dòng vănhọc trào phúng với những đặc điểm hoàn bị thì phải đến hai giai đoạn hạ kì của vănhọc trung đại, đặc biệt là giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Với những tác gia lớn nhưNguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tú Quỳ, Học Lạc, Nhiêu Tâm , những sáng táccủa họ đã đưa dòng văn học trào phúng phát triển mạnh mẽ

Trong sự phát triển của văn hóa nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng, thơ

ca trào phúng góp phần quan trọng làm phong phú thêm cho đời sống văn hóa tinhthần Một đặc điểm nổi bật là thơ ca trào phúng vừa là tiếng cười sảng khoái, vừanhư một mũi tên đâm thẳng vào những thói hư tật xấu ở đời, lên án những bất công,những suy thoái của xã hội để từ đó thức tỉnh những nhân tố tích cực, đẩy lùi cáixấu, ươm mầm cho cái tốt Trong một xã hội mà sự xuống cấp đang là một nguy cơthì văn thơ trào phúng đả kích càng có tác dụng

Trong dòng văn học viết trung đại, từ hơn chín thế kỷ trở về trước (từ thế kỷ Xđến nửa đầu thế kỷ XIX), thơ ca trào phúng đã xuất hiện và phát triển ở những mức

độ khác nhau, gắn liền với tên tuổi của nhiều tác giả, tiêu biểu như Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ… Bước sang giai đoạnnửa cuối thế kỷ XIX, thơ ca trào phúng phát triển nở rộ, có sự vượt trội trên tất cảcác bình diện như số lượng tác giả, tác phẩm, đối tượng trào phúng Với niềm say

mê những đặc sắc mà dòng thơ Nôm trào phúng cuối thế kỷ XIX mang lại, chúngtôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu thêm những giá trị văn học, văn hoá của dòng thơ ca đặcbiệt này Ngoài ra, để nhận định đúng những đóng góp của thơ ca trào phúng đối

với tiến trình hiện đại hóa văn học, chúng tôi chọn đề tài: Thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX trên tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam để

thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình

Trang 2

2 Lịch sử vấn đề

Căn cứ vào những tài liệu tham khảo đã thu thập được, chúng tôi nhận thấy,văn học trào phúng Việt Nam nói chung và thơ Nôm trào phúng nói riêng đã thu hútđược sự quan tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu văn học Cho đến nay, một số côngtrình nghiên cứu về thơ Nôm trào phúng Việt Nam đã được công bố, xuất bản.Song, trong số ấy chưa có một công trình hay tài liệu nào nghiên cứu chuyên biệt vềthơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX trong mối quan hệ với tiến trìnhhiện đại hóa văn học Việt Nam

Các nguồn tư liệu được chúng tôi quan tâm chủ yếu là các giáo trình của nhóm

Lê Quý Đôn, nhóm Văn Sử Địa giới thiệu hoặc tìm hiểu về từng tác giả, từng hiệntượng thơ văn trào phúng cụ thể, chuyên biệt Với những mức độ và phạm vi khácnhau, các công trình này quan tâm đến việc khảo cứu, tập hợp, giới thiệu về mộtgiai đoạn, một thời kỳ hoặc về toàn bộ văn học trào phúng Việt Nam nói chung, từvăn học dân gian đến văn học viết hiện đại

Công trình đầu tiên là Văn học trào phúng Việt Nam của Văn Tân, được in lần

đầu vào năm 1958 Cuốn sách gồm 9 chương viết văn văn học trào phúng từ thế kỷXVIII đến 1958 Từ chương I đến chương VIII, tác giả đi vào tìm hiểu ý nghĩa vàgiá trị trào phúng của các hiện tượng văn học tiêu biểu như truyện Trạng Quỳnh,trạng Lợn, thơ Hồ Xuân Hương, thơ văn Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tú Mỡ, ĐồPhồn, Văn học trào phúng thời kỳ Pháp thuộc, trong kháng chiến và từ ngày hòabình lập lại Ở chương IX, trong phần Kết luận, tác giả đã nêu những nhận xét vàđánh giá khái quát, khẳng định sự đa dạng, muôn màu nghìn vẻ nhưng lại có tínhthống nhất của văn học trào phúng từ xưa đến nay, từ văn học dân gian đến văn họcthành văn

Năm 1974, cuốn Thơ văn trào phúng Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh được

công bố, là một công trình có độ dày hơn năm trăm trang, chủ yếu tập hợp các tác

phẩm trào phúng từ thế kỷ XIII đến 1945, mà tác giả gọi là thơ văn trào phúng nhà nho, với đủ các thể loại văn học.

Hai mươi năm sau khi công trình của Vũ Ngọc Khánh xuất bản, năm 1994,

Bùi Quang Huy đã biên soạn và giới thiệu Tuyển tập Thơ ca trào phúng Việt Nam.

Trang 3

Với nhiều tác phẩm ca dao dân ca và vè trào phúng được lựa chọn từ kho tàng thơ

ca dân gian, cùng với hơn bốn trăm bài thơ trào phúng, đây cũng là một tư liệu thamkhảo rất có giá trị về văn học trào phúng, đặc biệt là thơ trào phúng Việt Nam

Sau Thơ văn trào phúng Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh đã công bố tiếp chuyên luận Hành trình vào xứ sở cười (1996) Với mục đích giúp cho mọi người có cái

nhìn văn thơ trào phúng Việt Nam trên cả hai bình diện không gian và thời gian, tácgiả đã kết cấu cuốn sách thành hai phần Khảo sát một cách khá cụ thể các dạngthức trào phúng khác nhau Đây là một trong những công trình chuyên sâu nghiêncứu kĩ về tiếng cười trong văn hoá Việt Nam

Có một số tác giả bắt đầu bằng việc đi vào nghiên cứu một hiện tượng văn họctrào phúng cụ thể, nhưng có quan tâm đến tình hình phát triển của thơ trào phúngViệt Nam nói chung nhằm tạo diện cho việc đi vào điểm Tiêu biểu nhất cho

hướng nghiên cứu này là Ngô Gia Võ với luận án tiến sĩ Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng 98, công bố năm 2002 Với việc nghiên cứu có

tính hệ thống, tác giả luận án đã sơ bộ chỉ ra sự phát triển tiếp nối về thơ trào phúng

từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương, xác định những đặc điểm riêng biệt và vị trícủa Hồ Xuân Hương trong dòng thơ Nôm Đường luật tào phúng Việt Nam thờitrung đại Phần cuối luận án, tác giả còn dành hơn 140 trang phụ lục để thống kê các

bài thơ Nôm Đường luật trào phúng trong Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập Đây là một việc làm khá công phu, song theo

chúng tôi, có nhiều bài chưa hẳn là thơ trào phúng cũng đã được tác giả đưa vào

Với việc nghiên cứu có tính hệ thống, tác giả Nguyễn Thị Mai trong Thơ Nôm trào phúng Việt Nam thời trung đại (Quá trình phát triển và những đặc điểm thể loại) (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn) đã sơ bộ chỉ ra sự phát triển tiếp nối về thơ trào

phúng từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương, xác định những đặc điểm riêng biệt và

vị trí của Hồ Xuân Hương trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng Việt Namthời trung đại Trong phần phụ lục, tác giả còn dành 22 trang để thống kê các bài

thơ Nôm Đường luật trào phúng trong Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập

và Bạch Vân quốc âm thi tập.

Trang 4

Như vậy, văn học trào phúng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm nhưngchủ yếu tập trung ở những hiện tượng, những tác giả trào phúng riêng lẻ Trong đó,

Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương được chú ý nhiều hơn cả

Việc tìm hiểu về toàn bộ văn học trào phúng hoặc thơ trào phúng cũng đãđược đặt ra ở một số công trình Tuy nhiên, trong các công trình này, phần chủ yếuvẫn là cung cấp tư liệu về những tác gải, tác phẩm cụ thể Phần chuyên luận về vănhọc trào phúng hoặc thơ trào phúng trong sự phát triển tiếp nối và những đặc điểm

cơ bản của nó hầu như vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng Đây thực sự làmột lĩnh vực cần có sựu gia công nhiều hơn nữa

Nhìn chung, qua đánh giá sơ bộ, chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề hấpdẫn và có một lịch trình nghiên cứu cụ thể với nhiều tác giả khác nhau Tuy nhiên,nhìn từ góc độ hiện đại hoá văn học, vấn đề vẫn chưa được giải quyết một cách cơbản và hệ thống Từ thực tế đó, trong khoá luận này, việc tìm hiểu thơ ca trào phúngthời trung đại gắn liền với những tiền đề chuẩn bị cho quá trình hiện đại hoá vănhọc ở giai đoạn sau của chúng tôi là một sự tiếp bước, một công việc mang tínhtổng thuật và qua đó sẽ giải quyết một số vấn đề cụ thể hơn về thơ trào phúng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung tìm hiểu những đóng góp cả về mặt nội dung và hình thức củathơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX đối với tiến trình hiện đại hóa vănhọc Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu, quả thật nhiều nhà nghiên cứu đều có chung cái nhìnban đầu về những nét đặc sắc của thơ Nôm trào phúng thời kỳ này Tuy nhiên, vớiphạm vi của một khóa luận, chúng tôi không có tham vọng khảo sát toàn bộ hệthống văn bản thơ Nôm thời trung đại Tác giả khoá luận chỉ tập trung tìm hiểu hệthống thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX, một thể loại đặc sắc nhấtcủa thơ Nôm trào phúng trung đại

Trang 5

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát các tác phẩm thơ Nômtrào phúng luật Đường của một số tác gia văn học ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX nhưNguyễn Khuyến, Tú Xương, Học Lạc, Nhiêu Tâm, Tú Quỳ, Nguyễn Quý Tân

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thống kê, mô tả

Chúng tôi tiến hành liệt kê, thống kê, tổng hợp dẫn chứng, số liệu trong nhữngtác phẩm tiêu biểu và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để dẫn chứng cho phùhợp với nội dung của đề tài

4.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Để vấn đề nghiên cứu có tính thuyết phục, so sánh là phương pháp không thểthiếu trong quá trình nghiên cứu Chúng tôi tiến hành so sánh thơ Nôm trào phúngluật Đường cuối thế kỷ XIX với một số giai đoạn trước và sau nó Qua đó, thấyđược những đóng góp mới mẻ của thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIXtrên tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam

4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hoá

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp để tìmhiểu, đánh giá những đóng góp của thơ Nôm trào phúng luật Đường Ngoài ra, từnhững cơ sở khoa học có được, chúng tôi sẽ tiến hành khái quát hoá thành các luậnđiểm khoa học để minh chứng cho quan điểm nghiên cứu của mình

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được

chia thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1 Một số vấn đề tổng quan của đề tài

Chương 2 Những đóng góp về nội dung của thơ Nôm trào phúng luật Đườngcuối thế kỷ XIX trên tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

Chương 3 Những đóng góp về hình thức của thơ Nôm trào phúng luật Đườngcuối thế kỷ XIX trên tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

Trang 6

Chương 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

1.1.1 Bối cảnh lịch sử

Trong điều kiện bối cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, sự xâm lượccủa thực dân Pháp là một biến cố quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sựvận động của văn học giai đoạn này Nó đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của lịch

sử dân tộc, kéo theo những xáo trộn, những thay đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực đờisống, trong đó có văn học

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đấu tranh chống Phápquyết liệt Giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối nhưng ngày càng yếu ớt vàcuối cùng thì nhượng bộ, thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp Sau năm 1862, triềuđình không còn vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp nữa, trái lại nó cóhành động tiêu cực, như điều các tướng lĩnh cầm đầu nghĩa quân đi khắp nơi khác

để cho phong trào kháng chiến tan rã, tăng cường bóc lột nhân dân nặng hơn để bồithường chiến phí

Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nôngdân chống triều đình phong kiến đầu hàng và chống Pháp xâm lược Phong trào đấutranh yêu nước của các sĩ phu, các lãnh binh đã lãnh đạo nhân dân chống Pháp dướingọn cờ Cần Vương cũng nổ ra rầm rộ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như PhanĐình Phùng, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng HoaThám

Phong trào chống Pháp tuy sôi nổi, đều khắp nhưng không có lực lượng hậuthuẫn làm nòng cốt nên cuối cùng phong trào đấu tranh chống Pháp bị thất bại Mặc

dù thất bại nhưng cũng chứng tỏ được tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần dũngcảm của nhân dân, khẳng định phong trào đấu tranh mang tính nhân dân sâu sắc Cóthể nói đây là giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, nhiều hy sinhmất mát nhưng rất tự hào, giai đoạn khổ nhục nhưng vĩ đại

1.2.2 Bối cảnh văn hóa

Trang 7

Hệ thống giáo dục cũ triều đình vẫn tôn sùng là Nho học, xem Nho giáo làcông cụ để thống trị xã hội Khổng, Mạnh, Trình, Chu được xem là những vịthánh Sách vở của họ là thiên kinh địa nghĩa Học trò đi thi chỉ học thuộc lòng một

số câu, đoạn trong sách vở, vào trường thi thấy chỗ nào thích hợp thì chế biến lại.Tình trạng bảo thủ, nệ cổ đến mức kỳ quặc không tưởng tượng được

Tự Đức vẫn có tiếng là một ông vua hay chữ, thỉnh thoảng có ra những đầu đềchế sách hoặc đối sách về các vấn đề trước mắt cho những người dự kỳ thi đình,hoặc những nhà khoa bảng danh vọng để họ phát biểu ý kiến Kết quả cũng chẳng

đi đến đâu Những người đi thi và những người được hỏi ý kiến chỉ biết nói theosách cổ, dẫn lại tích xưa, hoặc tán tụng chiều theo ý vua Cá biệt lắm mới có mộtđôi người dám nói thẳng ít nhiều suy nghĩ của mình Còn bản thân Tự Đức thì cónêu ra vấn đề, nhưng cũng không biết giải quyết ra sao Ngay việc cấp bách nhất lúcbấy giờ là việc chống giặc cứu nước, đòi hỏi phải có những suy nghĩ sâu sắc, thực

tế, kịp thời, phải có tầm nhìn xa, trông rộng thì những bậc tai mắt trong triều nhưTrương Đăng Quế, Phan Thanh Giản cũng chỉ luẩn quẩn với mấy câu chuyện cũtrong sử sách Trung Quốc để thuyết minh cho chủ trương của họ

Trong các vùng bị chiếm ở Nam Bộ, thực dân Pháp mở trường thông ngôn để

mở trường tay sai, mở trường Pháp – Việt cho trẻ em, về sau mở thêm một trườngtiểu học và trung học cho cả trẻ em và người lớn Để phục vụ công cuộc tìm hiểuthuộc địa, chúng mở văn phòng trung ương An Nam và Cơ quan bản xứ sự vụ

Chúng cho in và phát hành rộng rãi tờ Gia Định báo để phổ biến chính sách cai trị

của chúng Mưu toan cô lập sĩ phu yêu nước với đông đảo quần chúng nhân dân,chúng định thay thế triệt để chữ Hán bằng chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh Nhưng nói chung những việc làm của chúng không được nhân dân ta chấp nhận Ýđịnh thay thế chữ Hán bằng chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh bị phản ứng gay gắt,nên cuối cùng để mua chuộc sĩ phu và nhân dân, chúng phải tổ chức lại việc họcchữ Hán, duy trì các trường Hán học và định lại các kỳ thi Trong đời sống văn hóa

tư tưởng của giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, sự kiện đáng chú ý hơn cả có lẽ lànhững chủ trương cải cách xã hội của một số sĩ phu cấp tiến, có dịp ra nước ngoài,tiếp xúc trực tiếp với văn hóa phương Tây, hoặc đọc sách vở của phương Tây

Trang 8

Từ những năm đầu thế kỷ XIX khuynh hướng này đã xuất hiện với nhữngngười như Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, nhưng đến khoảng giữa thế kỷ mới biểuhiện rõ với một loạt đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch

Đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ bao gồm nhiều mặt về nông nghiệp, côngnghiệp, thương nghiệp, tài chính, quân sự, nội trị, ngoại giao, giáo dục, văn hóa, xãhội Tinh thần chung trong những đề nghị cải cách của ông là phản đối thái độ phục

cổ, chú trọng thực tiễn và khoa học kỹ thuật Riêng những chủ trương về văn hóa ,giáo dục của ông có ý nghĩa tiến bộ đặc biệt Nguyễn Trường Tộ đả kích kịch liệt

lối học từ chương, hư văn đương thời Ông nhấn mạnh học thực dụng thì kết quả sẽ thực dụng, học hư hèn thì kết quả sẽ phải hư hèn Ông nhấn mạnh đến tinh thần dân

tộc trong công tác giáo dục, và đề nghị ra một thứ văn tự ‘quốc âm chữ Hán” để mọingười học cho nhanh Nguyễn Trường Tộ say sưa với những đề nghị cải cách đấtnước Ông gửi hết điều trần này đến điều trần khác, viết cả lúc ốm đau, bệnh tật

‘phải nằm ngửa trên giường mà viết” Nhưng tất cả đều không được triều đình chấpnhận

Nối gót Nguyễn Trượng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch cũng gửi cho vua nhiều đề nghịcải cách Nguyễn Lộ Trạch chủ trương mở rộng giao thiệp với nước ngoài, trong

việc học kỹ nghệ: Việc học kỹ nghệ không phải khó như việc cắp nách núi Thái Sơn

để vượt qua biển Bắc như lời thầy Mạnh Vả lại theo tình hình khẩn cấp, lúc khát mới lo đào giếng thì đã chậm, nhưng chậm còn hơn là không biết mãi Dù mất dê mới lo làm chuồng cũng chưa phải là muộn Nhưng rồi cũng như Nguyễn Trường

Tộ, những đề nghị cải cách của Nguyễn Lộ Trạch đều bị triều đình quên lãng, hoặcthực hiện nhỏ giọt, không có tác dụng gì đối với xã hội Về phương diện này có thểkết luận triều đình nhà Nguyễn không những tiếp tay cho giặc ngoại xâm chiếmnước ta mà còn ngăn cản việc phát triển văn hóa của nhân dân ta

1.1.3 Bối cảnh xã hội

Trước những biến cố lớn lao của xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đã đểlại một dấu ấn rõ nét trong sự sắp xếp lực lượng các giai cấp và trong trạng thái tâm

lý các giai cấp của xã hội Trước kia, dưới chế độ phong kiến, mâu thuẫn cơ bản của

xã hội ta là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ Bây giờ trong cuộc kháng chiến

Trang 9

chống Pháp, mâu thuẫn ấy vẫn sâu sắc, nhưng nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữanhân dân ta, bao gồm mọi tầng lớp yêu nước với bọn thực dân cướp nước và bè lũphong kiến tay sai bán nước

Sự thay đổi mâu thuẫn trong xã hội đưa đến việc cơ cấu lại các lực lượngtrong xã hội Vào những năm cuối thế kỷ XIX xã hội nước ta trải qua một cuộcphân hóa sâu sắc trước kia chưa từng có Đối với quảng đại quần chúng nhân dân,trước kia dưới chế độ phong kiến họ đã từng bị áp bức bóc lột nặng nề Đến giaiđoạn này, trước nguy cơ có thêm một đối tượng áp bức bóc lột mới, sức phản khángcủa họ càng mạnh, ý chí chiến đấu của họ càng được tăng cường Sự phân hóa sâusắc nhất chính là trong hàng ngũ giai cấp phong kiến, giai cấp thống trị của của xãhội Trước tình hình đất nước bị ngoại xâm, do quyền lợi cụ thể của những ngườitrong giai cấp này có chỗ khác nhau, và do họ có tiếp thu được truyền thống yêunước của dân tộc hay không mà thái độ của họ đối với cuộc chiến đấu chống Phápcủa dân tộc không giống nhau

Một phân số khác có nhân cách hơn nhưng thiếu bản lĩnh, bi quan với thờicuộc, họ không tham gia chiến đấu chống giặc, cũng không cộng tác với giặc Họ từquan về nhà, sống thanh bạch để giữ khí tiết, làm thơ văn để nói lên tâm trạng củamình và đả kích những cái xấu xa của xã hội Ngoài ra một số sĩ phu, trí thức phong

kiến, thấy rõ quyền lợi của phong kiến cũng chỉ là quyền lợi làm tay sai cho đế quốc họ tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, sống gần gũi nhân dân, hăng

hái cùng với nhân dân chống giặc cứu nước Họ chiến đấu dũng cảm, không sợ hysinh, không tiếc xương máu Nhưng vốn xuất thân từ một giai cấp suy tàn, lại chiếnđấu trong một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ cho nên họ không tránh khỏi có tâm lýthất bại chủ nghĩa

Chính bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội nêu trên đã chi phối mạnh mẽ đến đờisống văn học và làm thay đổi diện mạo văn học Văn học đã phản ánh những vấn đềtrung tâm nóng hổi của thời đại: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dânPháp Trước tình thế đó, nhiều nhà văn, nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình viết nênnhững dòng thơ trào phúng để chế giễu, khinh thường trước thái độ của triều đình

Sử dụng tiếng cười như một vũ khí lợi hại, họ đã không tiếc những lời mỉa mai, chế

Trang 10

giễu, châm chọc và đả kích ở mọi nơi, mọi lúc, khi bóng gió xa xôi, khi trực diệnmạnh mẽ để vạch trần cái xấu, cái lố bịch, rởm đời Chính điều này đã lý giải cho sựxuất hiện nở rộ với hành loạt các tac phẩm trào phúng xuất sắc vào những giai đoạncuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

1.2 Thơ Nôm trào phúng luật Đường

1.2.1 Thơ luật Đường

Thơ Đường luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, xuất xứ từ đời Đường(618 – 907), có những quy định về niêm luật vần đối nhất định, thường gọi là thơluật để phân biệt với thơ cổ phong xuất hiện trước đời Đường không có luật lệ nhấtđịnh

Thơ Đường luật có ba dạng chính: bát cú, tứ tuyệt, bài luật và một số dạng đặc biệt Ở đây, chúng tôi chỉ khảo sát thể thơ thất ngôn bát cú, là thể thơ đắc dụng

nhất trong văn học trung đại Việt Nam Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từthời nhà Đường Thể thơ bát cú, mỗi bài thơ có tám câu, trong đó thất ngôn bát cú

có tám câu mỗi câu bảy chữ; ngũ ngôn bát cú có tám câu mỗi câu năm chữ Về bốcục, bát cú Đường luật thường chia làm bốn phần: đề, thực, luận, kết

Luật bằng trắc: Xét ở hệ thống ngang trong các câu thơ, người ta thường căn

cứ vào chữ thứ hai trong câu thứ nhất Nếu chữ thứ hai của câu đầu là trắc thì bàithơ được làm theo bằng trắc và ngược lại chữ thứ hai của câu đầu là bằng thì bài thơđược làm theo thể bằng

Về niêm: Các câu thơ trong toàn bài dính với nhau theo một hệ thống dọc gọi

là niêm Niêm nghĩa là câu trên dính với câu dưới: Bằng niêm với bằng, trắc niêmvới trắc theo quy tắc Chữ thứ hai của câu 1 niêm với chữ thứ hai của câu 8: nhấtbát Chữ thứ hai của câu 2 niêm với chữ thứ hai của câu 3:nhị tam Chữ thứ hai củacâu 4 niêm với chữ thứ hai của câu 5:tứ ngũ Chữ thứ hai của câu 6 niêm với chữthứ hai của câu 7:lục thất

Về đối: Câu đối là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý, chữ và luật

bằng trắc cân xứng với nhau Trong thơ Đường luật thất ngôn bát cú các câu 3-4 và5-6 bắt buộc phải đối từng cặp một Câu đối thì không hạn chế số chữ nhưng trong

Trang 11

thơ Đường luật câu đối phải giữ theo đúng luật của bài thơ về số chữ và luật bằngtrắc Về đại thể, hai câu thơ đối nhau phải đối cả về ý, từ và thanh.

1.2.2 Định nghĩa thơ Nôm trào phúng luật Đường

1.2.2.1 Khái niệm trào phúng

Trào phúng là một từ gốc Hán Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt, trào phúng

là một từ gồm hai yếu tố là “trào”(chế nhạo), và “phúng”(răn bảo) “Trào phúng” là

“mỉa mai, chế giễu một cách bóng bẩy” [39; 752]

Trong Từ điển Tiếng Việt: “Trào phúng” là “dùng lời hay câu văn mỉa mai,

chua chát để chế giễu những thói rởm” [ 71; 791].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “trào phúng” là “một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước v.v… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng…những cái tiêu cực,xấu

xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù mĩ học cái hài với các cung bậc hài hước u mua, châm biếm…”8;296

Với những cách hiểu trên đây, đặc biệt theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học, có thể thấy, khái niệm “trào phúng” luôn gắn liền với tiếng cười, khi dí

dỏm hài hước, lúc mỉa mai chế giễu Thông qua cuộc sống, tiếng cười đi vào vănhọc với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau, tạo nên bộ phận văn học trào phúng

1.2.2.2 Văn học trào phúng, thơ Nôm trào phúng

Theo Từ điển văn học (Bộ mới): Văn học trào phúng là “một loại hình đặc

biệt của sáng tác văn học, gắn liền với phạm trù mĩ học cái hài, với các cung bậc tiếng cười: hài hước (còn gọi là u mua) – có mức độ phê phán nhẹ nhàng, dí dỏm, chủ yếu để gây cười trên cơ sở vạch ra sự mất cân đối, hài hòa giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng…; châm biếm – dùng lời lẽ sắc xảo, thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của đối tượng cần phê phán Châm biếm khác hài hước

ở mức độ gay gắt trong phê phán và hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc hơn.

Nó phủ nhận cái chung, cái căn bản, còn hài hước phủ nhận cái cá biệt, thứ yếu, đả

Trang 12

kích – đây là tiếng cười phủ định triệt để, quyết liệt, thể hiện thái độ đối lập của nhà văn, gắn liền với một lý tưởng xã hội tiến bộ, chống lại những tư tưởng bảo thủ, phản động 10; 1962-1963.

Thơ Nôm trào phúng là một loại thơ trào phúng được viết bằng chữ Nôm.Những sáng tác này chủ yếu xuất hiện ở văn học trung đại Thơ Nôm trào phúngluật Đường là một loại thơ Nôm trào phúng được viết theo các thể thơ luật Đường.Loại này có khi còn được gọi là thơ Nôm Đường luật trào phúng

Như vậy, văn học trào phúng là một khái niệm rộng, bao trùm lĩnh vực văn

học của tiếng cười với nhiều sắc thái, nhiều thể loại khác nhau, “từ truyện cười, tiếu lâm, truyện trạng trong văn học dân gian đến tiểu thuyết hoạt kê, từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ hài hước châm biếm đủ loại từ cổ chí kim; trong đó các nhà văn, nhà thơ đã sử dụng tiếng cười như một biện pháp nghệ thuật để xây dựng hình tượng phủ định với mục đích châm biếm phê phán xã hội” 10;1963 Những giới

thuyết xung quanh khái niệm thơ Nôm trào phúng luật Đường được trình bày hếtsức khái quát trên đây sẽ là cơ sở để chúng tôi đi vào khảo sát và nghiên cứu về thơNôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX

1.3 Diện mạo thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX

Quá trình phát triển của thơ Nôm trào phúng trung đại Việt Nam gắn bó chặtchẽ với những đặc điểm và sự phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam thời trung đại

Đó là một “quá trình vận động, chuyển động theo quy luật nhất định, phù hợp với quan niệm của Mác về sự bùng nổ của “văn học cười” khi tống tiễn một xã hội lỗi thời” 98;102.

Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi từ chỗtương đối ổn định đến chỗ ngày càng đi vào con đường khủng hoảng, thối nát trongcác giai đoạn sau Đó chính là điều kiện thuận lợi để thơ Nôm trào phúng luậtĐường xuất hiện ngày một nhiều hơn Trên cơ sở thống kê từ những tư liệu thamkhảo hiện có, chúng tôi nhận thấy, ở giai đoạn phát triển đầu tiên của văn học viếttrung đại Việt Nam, số lượng thơ Nôm trào phúng luật Đường là 44 bài

Xét ở giai đoạn hình thành đầu tiên này, có thể thấy thơ Nôm trào phúng luậtĐường đã xuất hiện trong một thi tập của một số tác giả lớn như Nguyễn Trãi, Lê

Trang 13

Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Du,Nguyễn Công Trứ… Mức độ, tính chất trào phúng ngày một tăng dần cùng vớinhững mâu thuẫn của xã hội phong kiến Thơ Nôm trào phúng luật Đường pháttriển từ thái độ hài hước, cười cợt lên mức độ đả kích ngày càng thâm thúy, sâu cay.Văn học viết trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là một giai đoạn quantrọng đối với thơ Nôm trào phúng Nó là giai đoạn phát triển đỉnh cao của thơ Nômtrào phúng Việt Nam thời trung đại Về mặt lịch sử xã hội, có thể nói, đây là lúc tấn

bi kịch xã hội, với biết bao nhiêu cảnh huống vừa đau xót, vừa nực cười, vừathương tâm bi đát, vừa nhố nhăng kệch cỡm… diễn ra khá phổ biến trên mọi lĩnhvực của đời sống Bởi vậy, đây cũng là lúc thơ Nôm trào phúng nói riêng phát triểnhết sức mạnh mẽ

Số bài thơ trào phúng hoàn chỉnh tăng đần, trong khi đó số bài chỉ có yếu tốtrào phúng ngày càng giảm Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân Song cómột nguyên nhân không thể không kể đến, đó là sự chi phối của quan niệm sáng tác

văn dĩ tải đạo và thi ngôn chí Quan niệm này có ảnh hưởng đặc biệt tới sáng tác thơ văn chính thống của các nhà nho Ông Vũ Ngọc Khánh từng khẳng định: “Từ xưa, thơ văn trào phúng thật ra không được trọng thị lắm Các cụ nhà nho xem văn chương đả kích, châm biếm là một thứ văn chương khinh bạc không nên làm Còn loại thơ đùa, thơ tự trào v.v… chỉ là một lối đùa cợt, không phải là tác phẩm nghiêm túc” Cho nên, để tỏ thái độ phê phán, bất bình trước một sự việc, một vấn

đề nào đó, họ thường phải khéo léo gửi gắm một đôi câu trong những bài tự thuật,

tự than, tức cảnh, tức sự… Càng đến những giai đoạn sau, trước thực tế xã hội cónhiều đảo lộn, trước những nhu cầu của cuộc sống, các nhà văn trung đại đã dần dần

có xu hướng ly khai hoặc tự thay đổi nội dung những quan niệm văn chương cũ Từ

đó, khi cần bày tỏ thái độ của mình trước thực tại, họ có thể mạnh dạn thể hiện hoặctrực tiếp hoặc gián tiếp trong toàn bộ tác phẩm, với một cảm hứng phê phán rõ rệtchứ không phải “ngụy trang” như trước Bởi vậy, càng về sau số bài thơ trào phúnghoàn thiện xuất hiện càng nhiều và chiếm tỉ lệ áp đảo

Giai đoạn này, một số tác giả có số lượng và tỉ lệ thơ Nôm trào phúng luậtĐường rất lớn, tiêu biểu là Nguyễn Khuyến và Tú Xương Đây cũng là hai tác giả

Trang 14

có số lượng thơ Nôm trào phúng luật Đường lớn nhất của văn học trung đại ViệtNam.

Nói đến thơ Nôm trào phúng luật Đường ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX, ngoàihai tác giả tiêu biểu trên, không thể không kể đến Kép Trà Thơ trào phúng Kép Trà

chỉ có 3 bài tự do (tỉ lệ 0,8%) Bài Cảnh nhà là tiếng cười hài hước có phần chua

xót của nhà thơ về cảnh nghèo của mình, thông qua biện pháp cường điệu và đối

lặp Ở bài Sướng nhất trần gian và Học vỡ lòng chữ quốc ngữ, tác giả lại sử dụng

biện pháp nói ngược và chơi chữ để chế giễu cảnh tù tội, chế giễu sự dốt nát củamình trong việc đi học chữ Tây, qua đó mà mia mai chế độ nhà tù thực dân phongkiến và cảnh nô lệ phụ thuộc của đất nước lúc bấy giờ

Bên cạnh Nguyễn Khuyến, Tú Xương và Kép Trà, ở đất Quảng Nam còn cómột danh sĩ cũng có khá nhiều thơ Nôm trào phúng, đó là Tú Quỳ Dựa vào côngtrình của Thy Hảo [24], chúng tôi đã thống kê được 38 bài thơ Nôm làm theo cácthể luật Đường của Tú Quỳ Trong số đó, có 18 bài thơ trào phúng (tỉ lệ 47,4%), tất

cả đều là những bài trào phúng hoàn chỉnh Thơ trào phúng của Tú Quỳ chủ yếu cósắc thái châm biếm (17/18 bài, tỉ lệ 94,4%), đa số có nội dung phê phán sự xấu xa,hèn kém và tố cáo tội làm tay sai cho giặc, tội bòn rút đục khoét nhân dân của bọnquan lại cường hào ác bá trong xã hội Cách làm phổ biến của Tú Quỳ là triệt để sựdụng phép nhân hóa và cách nói ẩn dụ, phúng dụ thông qua vệc vịnh những con vậtnhững sự vật thường gặp trong đời sống hàng ngày để gửi vào dụng ý mỉa mai, chếgiễu, kinh bỉ

Cùng thời với Tú Quỳ, ở Nam Bộ cũng xuất hiện một số nhà thơ trào phúng

như Học Lạc, Nhiêu Tâm, Phan Văn Trị… Dựa vào cuốn Học Lạc nhà thơ trào phúng miền Nam [47], chúng tôi đã tìm được số thơ Nôm trào phúng luật Đường

của Học Lạc là 8/12 bài (tỉ lệ 66,7%) và của Nhiêu Tâm là 5/16 bài (tỉ lệ 31,3%), tất

cả đều là những bài trào phúng hoàn chỉnh Thơ trào phúng của hai tác giả này chủyếu tập trung chế giễu, châm biếm những thói tệ của bọn cường hào, hương lý, quanlại ở nông thôn hoặc đả kích, vạch mặt, những kẻ làm tay sai cho thực dan Pháp

Tiêu biểu là những bài Chó chết trôi, Con tôm, Con trâu, Ông lang hát bội…của Học Lạc, Thơ xỏ thầy đồ và Đùa ông bá hộ Nọn của Nhiêu Tâm…

Trang 15

Sắc thái và các cung bậc trào phúng càng về sau càng mạnh mẽ, phong phú và

đa dạng Ở hai giai đoạn đầu, hầu như tất cả các bài thơ Nôm trào phúng luật Đườngđều có sắc thái trào phúng ở cung bậc hài hước hoặc châm biếm, số bài có cả haicung bậc trào phúng không đáng kể Sang giai đoạn 3 bắt đầu xuất hiện 7 bài ở cungbậc đả kích, đồng thời số bài có sự pha lẫn cả hai cung bậc trào phúng tăng lên con

số 13 bài Đến giai đoạn cuối cùng, số bài thơ ở cung bậc đả kích tăng đáng kể, và

có tới 154 bài vừa hài hước vừa châm biếm hoặc vừa châm biếm vừa đả kích Điềunày đã làm giọng điệu của tiếng cười thơ Nôm trào phúng luật Đường trung đại có

sự biến hóa hết sức linh hoạt, bài thơ trào phúng trở nên đa nghĩa hơn và giá trị phêphán, tố cáo của nó cũng sâu sắc, toàn diện hơn Mặt khác, chính sự biến hóa đadạng của giọng điệu trào phúng là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên giá trịnghệ thuật và sức lôi cuốn, hấp dẫn của thơ Nôm trào phúng luật Đường đối vớiđương thời

Tóm lại, ở giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển, thơ Nôm trào phúngluật Đường trung đại có sự bùng nổ về số lượng tác giả, tác phẩm Nội dung và đốitượng trào phúng ngày càng đa dạng, cụ thể, đồng thời mức độ và sắc thái tràophúng cũng được thể hiện mạnh mẽ, quyết liệt hơn hẳn những giai đoạn trước đó.Điều đặc biệt là một số tác giả văn học yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu, PhanVăn Trị, Nguyễn Xuân Ôn, Huỳnh Mẫn Đạt… cũng có ít nhiều thơ Nôm tràophúng Hiện tượng này đã làm cho mối liên hệ giữa văn học trào phúng với văn họcyêu nước trở nên gần gũi, gắn bó, văn học trào phúng dần dần trở thành một bộphận của văn học yêu nước, đồng thời góp phần làm cho văn học yêu nước ở giaiđoạn này thêm phong phú, đa dạng cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật

1.4 Hiện đại hóa và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

1.4.1 Hiện đại hóa văn học

Theo cách hiểu thông thường, hiện đại hóa là sự đổi mới, là làm thành mới.

Hiện đại hóa văn học là đổi mới văn học, phá vỡ những quy phạm đã thành cổ điển

để vươn tới cái hiện đại, đương thời nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại, nhằm đápứng thị hiếu của công chúng trong thời điểm ấy Tiến tŕnh phát triển của văn họchiện đại Việt Nam chính là tiến trình hiện đại hóa văn học Tiến trình đó không phải

Trang 16

là một sự đột biến bởi cái mới luôn hình thành trên nền tảng của cái cũ Nó diễn raphức tạp, lâu dài và rõ ràng là tạo ra một sự thay đổi cơ bản, sâu sắc về chất, vềdiện mạo.

Văn học hiện đại hóa là nền văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của vănhọc trung đại Nếu văn học trung đại có những đặc điểm tiêu biểu như: uyên bác,cách điệu hóa, sùng cổ và phi ngã, rất coi trọng việc chở đạo, nói chí thì văn họchiện đại thiên về trình bày cái đẹp, cái thẩm mỹ, cuộc sống muôn màu, muôn vẻ Hệthống thể loại văn học trung đại với các đặc điểm như tính nguyên hợp, tính quyphạm cao, tên thể loại được nêu ngay đầu đề tác phẩm và được gọi theo chức năng,nội dung của nó cũng không còn hoặc không được thể hiện rõ trong văn học hiện đại Văn học hiện đại là phạm trù văn học có ý thức khẳng định văn học như mộtlĩnh vực hoạt động đặc thù của con người, văn học có phương thức riêng trong việcđồng hóa mọi hiện tượng của cuộc sống, văn học có bản chất, chức năng, quy luậtvận động riêng, nó là một ngành nghề có tính chuyên nghiệp Văn học hiện đại chủtrương tự do sáng tạo, đề cao vai trò của chủ thể sáng tạo, của cá tính sáng tạo, nócoi nguyên tắc sáng tạo cao nhất là phát hiện cái mới, khẳng định cái mới, cái độcđáo phù hợp với sự phong phú, phức tạp và tính chất không ngừng biến đổi củacuộc sống và tinh thần con người Do đó, văn học hiện đại không ngần ngại phá vỡcác qui phạm, qui tắc đã có, “khinh rẻ khuôn mòn bỏ lối quen”, xông xáo, khẩntrương đi tìm những nội dung mới, hình thức mới

Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao văn học Việt Nam ở những năm tháng cuối cùngcủa thế kỉ XIX, mấy thập kỉ đầu XX lại có một tốc độ hiện đại hóa nhanh đến nhưvậy? Trước hết, là do văn học Việt Nam có điều kiện tiếp nhận kinh nghiệm, thipháp của văn học hiện đại phương Tây thế kỷ XIX, XX Thứ hai, chúng ta có một

lực lượng sáng tác mới, trẻ, hùng hậu, là những người nối liền “mạch máu” của văn

học và làm cho nó trào dâng, sôi sục Thứ ba, tốc độ phát triển và bức phá mau lẹ ấybắt nguồn từ sức sống văn hóa dồi dào mãnh liệt của dân tộc Việt Nam Truyềnthống ấy được khơi dậy mạnh mẽ qua các phong trào yêu nước từ khi thực dân Phápxâm lược cho đến khi Cách mạng tháng Tám 1945 Hàng ngàn năm, chúng ta vượt

Trang 17

qua và chiến thắng mọi bành chướng xâm lược, bảo vệ được tinh hoa văn hóa củadân tộc, gìn giữ được nền văn học truyền thống, tiếng mẹ đẻ.

1.4.2 Tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

Có nhiều ý kiến được đưa ra khi lựa chọn cột mốc đánh dấu quá trình hiện đạihóa văn học Việt Nam Nhiều người lấy thời điểm 1930 (hay 1932) khi văn họchình thành những dòng, những nhóm những phong trào cách tân văn học và tạonhững đỉnh cao về tác giả tác phẩm Có ý kiến lựa chọn cột mốc 1920 vì lúc nàyxuất hiện những sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử văn học, văn học chuyển sang mộtthời kỳ mới - thời kỳ của hình thái văn học hiện đại Đặc biệt là sự xuất hiện củaNguyễn Ái Quốc với hàng loạt tác phẩm đa dạng, phong phú, vừa mang tư tưởngtiên tiến, vừa là những kiệt tác của nghệ thuật hiện đại Tuy nhiên, đến những nămgần đây đã có sự điều chỉnh Thời điểm cho quá trình hiện đại hóa văn học ViệtNam là từ năm 1900 hay những năm đầu thế kỷ XX Đó là khi văn học Việt Namchuyển động và vận động theo một hướng mới, một quá trình mới Tất nhiên, đâykhông thể là “nhát cắt” rạch ròi, dứt khoát mà chỉ là quy ước cho sự tiếp biến haithời kỳ của một dòng chảy

Thời kỳ hiện đại của văn học Việt Nam đã bắt đầu khi Việt Nam còn là mộtnước thuộc địa trong gần nửa thế kỷ, sau đó trải qua 30 năm chiến tranh, đất nước bịchia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, mặc dù không phải từ năm

1975 mà có thể nói từ Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam đã đi theo conđường xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm, hệ lụy, thăng trầm phức tạp của nó.Trong giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm1945, tiến trình hiện đại hóacủa văn học Việt Nam bắt đầu khá đậm nét với trào lưu lãng mạn mà tiêu biểu lànhóm “Thơ mới” với những thành tựu nổi bật mà Hoài Thanh cho là đã tạo nên

“một cuộc cách mệnh trong thi ca” và nhóm Tự lực văn đoàn hùng hậu Sau đó

không lâu đã xuất hiện và ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ trên văn đàn trào lưuhiện thực và khuynh hướng văn học cách mạng Với tiến trình hiện đại hóa, văn họcViệt Nam ngay trong giai đoạn trước cách mạng đã có những bước tiến lớn Bêncạnh thơ đã có truyền thống hàng nghìn năm, đã xuất hiện văn xuôi và kịch Tiến

Trang 18

trình hiện đại hóa càng được củng cố với Đề cương văn hóa Việt Nam nêu bật baphương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng do Đảng cộng sản đưa ra năm 1943.Hiện đại hóa văn học là hiện đại hóa một cách toàn diện cả về nội dung vàhình thức, trên cả ba mặt cơ bản của văn học là tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ,mặc dù từng người, từng lúc, tùy hoàn cảnh cụ thể, tùy sở trường, có thể nhấnmạng, đi sâu, đổi mới chỉ một vài mặt nào đó.

Hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa nền văn học không chỉ dừng lại

ở đây mà trước mắt chúng ta còn cả một chặng đường dài Điều đó, đặt ra vấn đềcho những người cầm bút phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới hơn nữa để đưa văn học vàoquỹ đạo chung của cuộc sống hiện tại Chúng ta cần công nhận và xem xét thànhtựu của văn học đương đại với những yếu tố tích cực của nó

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, chúng tôi đã tiến hành trình bày bối cảnh lịch sử - văn hóa – xãhội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX; khái quát về thơ luật Đường, khái niệm ràophúng, văn học trào phúng, thơ trào phúng để đi đến khái niệm thơ Nôm trào phúng,thơ Nôm trào phúng luật Đường Các giai đoạn phát triển của thơ Nôm trào phúngluật Đường cuối thế kỷ XIX Hiện đại hóa và quá trình hiện đại hóa văn học ViệtNam

Về các khái niệm, chúng tôi đã trình bày hết sức khái quát về thơ luật Đường,trào phúng, văn học trào phúng, thơ trào phúng để có thể đi đến khái niệm thơ Nômtrào phúng, thơ Nôm trào phúng luật Đường

Về diện mạo của thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX trải qua quátrình hình thành, phát triển và hoàn thiện với những tên tuổi đóng góp đáng kể chothơ Nôm trào phúng giai đoạn này Hiện đại hóa và quá trình hiện đại hóa đặt ra vấn

đề cho những người cầm bút phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới hơn nữa để đưa văn họcvào quỹ đạo chung của cuộc sống hiện tại

Trang 19

Chương 2.

NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ NỘI DUNG CỦA THƠ NÔM TRÀO PHÚNG LUẬT ĐƯỜNG CUỐI THẾ KỶ XIX ĐỐI VỚI TIẾN

TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM

2.1 Chủ thể trữ tình trong thơ Nôm luật Đường cuối thế kỷ XIX với vấn

đề phát triển cái tôi cá nhân trong thơ văn hiện đại

2.1.1 Cái tôi bế tắc, không lối thoát

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, kéo theo nhữngxáo trộn, những thay đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống Trước sự xâm lượccủa thực dân Pháp, nhân dân ta đấu tranh chống Pháp quyết liệt Nhiều cuộc khởinghĩa nổ ra khắp nơi chống triều đình phong kiến đầu hàng và chống Pháp xâmlược Phong trào chống Pháp tuy sôi nổi, đều khắp nhưng không có lực lượng hậuthuẫn làm nòng cốt nên cuối cùng hầu hết đều bị thất bại Từ đó, nhiều kẻ sĩ sĩ phuyêu nước cảm thấy bất lực trước thời cuộc, họ có ý chí đấu tranh chống Pháp nhưnghoàn cảnh không cho phép Chính vì vậy thơ Nôm trào phúng giai đoạn này bắt đầuxuất hiện cái tôi bế tắc, không lối thoát

Hình ảnh nhà Nho trong thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIX lànhững con người loay hoay đủ đường để vượt thoát nhưng đều rơi vào tuyệt vọng.khởi nghĩa thì không có ánh sáng lý tưởng, hoặc đã thất bại, đi thi đỗ đạt làm quanthì chữ Nho không còn được trọng dụng, làm quan chỉ là làm tay sai, học theo Pháp,làm công chức cho Pháp thì bị người đời phỉ nhổ… Cuối cùng họ lẩn quẩn trongnhững cái tầm thường hàng ngày Nguyễn Khuyến thì suốt ngày thủi thủi nơi ruộng

vườn làm “lão nông thuần phát”, Tú Xương là một ông chồng bất lực, ăn lương vợ,

Học Lạc, Nhiêu Tâm đều là những nhà Nho của dân chúng, lấy việc dạy học, làmthuốc làm kế sinh nhai…

Đứng trước cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, hàng loạt sĩ phu yêunước đã không tỏ thái đồ làm ngơ mà họ sẵn sàng ứng nghĩa để đấu tranh giành độclập cho dân tộc Không phải họ không có ý chí, không có sức mạnh nhưng cùng mộtlúc họ phải đối mặt với thực dân Pháp với triều đình phong kiến đầu hàng nên

Trang 20

những cuộc khởi nghĩa của họ đều bị thất bại Họ dường như đi vào ngõ cụt khikhống có lực lượng hậu thuẫn làm nòng cốt Chính vì lẽ đó, họ trở nên bế tắc,không tìm thấy một lối thoát tốt đẹp nào khác cho mình và cho cả đất nước dân tộc.

Từ đó, sinh ra bất mãn, ngông nghênh với đời, đả phá trật tự xã hội cũ kỹ, công kíchnhững cái mới lai căng rởm đời… đó cũng là một cách để bày tỏ lòng yêu nước vậy.Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương đã góp phần lý giải về sự thay đổi ấy của

tầng lớp nhà nho như sau: “Chủ nghĩa thực dân phương Tây đã tạo ra một sự va

đập dữ dội vào bậc nhất trong giới trí thức - nhà nho Những giá trị truyền thống

cổ truyền bị đặt lại đồng loạt, trong số đó, cả những giá trị làm nên phẩm chất của người tài tử cũng bị “xét xử” (Danh nhân văn hoá Việt Nam, Lê Minh Quốc, NXB

Trẻ, tr 90) Quả thật như vậy, ngay trên sân khấu xã hội, một khi vai trò của chínhphủ Nam triều đã trở thành bù nhìn, hình thức thì cả bộ máy quan chức của nó cũngchỉ tồn tại lay lắt, hay chỉ có vai trò thứ yếu Những kẻ được xem là đại diện chonhững giá trị truyền thống bị xem xét lại thì tất cả những giá trị khác tất yếu cũngnhư vậy Tầng lớp nho sĩ đông đảo không nằm ngoài guồng quay đó của xã hội

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú cũng cho rằng: “Họ là nhân vật của cuộc giao

tranh lịch sử Chế độ phong kiến cổ hủ bị gạt sang một bên nhưng vẫn còn đó Chế

độ thực dân - nửa phong kiến thay thế nhưng đầy bất lương Trong cuộc giao tranh lịch sử này, họ là con người bơ vơ, dường như hết chỗ bíu Họ còn là nhân vật của cuộc giao tranh văn hoá cũ và mới: văn hoá cổ truyền, phong kiến và văn hoá tân thời, thực dân Trong cuộc giao tranh văn hoá cũ và mới này, họ là con người bế tắc không lối thoát Họ là con người, nhìn về tương lai không có lối đáng đi, họ đi không nổi; có lối không đáng đi thì đúng là họ không thèm đi Cho nên, rút cục, bơ

vơ là thế, bế tắt là thế” (Tú Xương - Thơ, lời bình và giai thoại, NXB Văn hoá

Thông tin, 2000, tr45)

Tú Xương là nạn nhân của chế độ khoa bảng phong kiến đương thời Điều đóthể hiện rất rõ qua việc ông vẽ lên bức tranh thi cử với sắc thái tự trào độc đáo chỉ

có ở riêng ông, với tính chất trào lộng nhưng không kém phần bi đát Hỏng thi, có lẽ

là một nỗi đau lớn, quá sức chịu đựng trong cuộc đời của ông:

Trang 21

Bụng buồn còn muốn nói năng chi

Đệ nhất buồn là cái hỏng thi!

(Buồn thi hỏng)

Khi thi hỏng, ông không thiết nghĩ gì đến cuộc đời Ông vẫn quanh quẩn ởthành Nam để đi thi rồi lại trượt Không những vì chế độ thi cử có những quy địnhhết sức vô lí, mà ông còn gặp phải bọn chấm thi ngu dốt, nên thi mãi mà chẳng đỗ

“Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy” Con đường công danh chẳng đâu vào đâu

nhưng Tú Xương không thể thoát ra khỏi nó Sự vẫy vùng của Tú Xương trước sựlụi tàn của nền khoa cử Hán học cuối mùa cũng chẳng khác nào cá nằm trên thớt.Trong thời buổi nhố nhăng, lẫn lộn Tây - Ta, mọi giá trị truyền thống đã không cònđược trọng vọng như trước nữa Tầng lớp nho sĩ như những kẻ đã lỗi thời, mạt vận

Họ không phải đã thoái hoá, biến chất mà nói một cách đau đớn như Tú Xương,

hình ảnh nhà nho của thời đại mà ông đang sống chẳng khác gì một gã “thị dân lưu

manh”.

Bên cạnh Tú Xương, Nguyễn Khuyến là nhà Nho đích thực, một danh Nho.Vậy điều gì làm cho nhà Nho Yên Đổ băn khoăn, tự thẹn, trăn trở day dứt? NguyễnKhuyến đã băn khoăn trước ngã ba đường, cuối cùng, ông quyết không hợp tác vớigiặc, nhưng cũng không đủ trí dũng để chiến đấu Giải pháp của nhà nho này là từquan về với vườn Bùi, quê hương của ông Là một nho sĩ từng bước qua cửa khổng

sân trình, cũng như bao Nho sĩ khác, ông mong muốn tin tưởng “vào sứ mệnh cao

cả và thiêng liêng cao cả mà một nhân cách đứng giữa trời đất như mình được tin tưởng vào tính hữu ích của cái học vấn mà mình có được nhờ học tập sách thánh hiền” (Trần Nho Thìn) Nhưng giờ đây “áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” nhà Nho

Nguyễn Khuyến luôn day dứt, mặc cảm về sự bất lực của bản thân trong tư cáchmột nhà Nho Tư cách một nhà văn hóa, một người tự ý thức rất rõ về sự bất lực củaloại hình nhân cách như mình, sự vô dụng của một trí thức trước cảnh nước mất,nhà tan:

Cờ đang dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.

(Tự trào)

Trang 22

Như vậy, bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ - sự đô hộ của giặc Pháp – là một

sự kiện tác động lớn đến ý thức của nhà Nho Việt Nam, khiến con người văn hóaNguyễn Khuyến không khỏi nhận thức lại vị trí của giai cấp mình Chân thành tựthẹn với chính mình, đó là một nhân cách đáng trọng Tuy nhiên, Nguyễn Khuyếnkhông nghĩ thế Càng tự ý thức về bản thân, thi nhân Nguyễn Khuyến càng cảmthấy cái sự học của nhà Nho thật vô nghĩa, thấy bản thân mình thật đáng bị phủđịnh Thông thường, tư cách nhà nho khiến cho các nho sĩ trước đó diễn tả trong thơ

tư thế thiên sứ của mình: thực thi cái đạo (nguyên lý trị nước, nguyên lý tổ chức xãhội, nguyên lý sống và các nguyên lý khác của vũ trụ) Nhà nho truyền thống quanniệm: trời sinh đức ở ta tự thấy mình có nhân cách và hướng quan sát xã hội từ bênngoài, bên trên Họ tỏ rõ sự nghiêm túc, khi ngợi ca hay phê phán Do vậy, đếnNguyễn Khuyến mới có hiện tượng một danh Nho “tự trào”, thậm chí lấy cái xấu,cái tệ của mình ra mà cười cợt Mạch “tự trào” trong việc thể hiện “cái tội” củaNguyễn Khuyến biểu lộ ở tác phẩm “tự trào”, “tự thuật” điều đó cho thấy sự bất lựccủa một nhà đại khoa bảng trước thực tế cuộc đời

Như vậy, Tú Xương lận đận trên con đường thi cử, xã hội đương thời lại chỉ

có một con đường cho thi sĩ tiến thân, cho nên cả cuộc đời tú Xương là bi kịch củacon người thừa Bị xã hội gạt ra ngoài không một con đường tiến thân, không một

nghề nghiệp nuôi thân, và phải ăn bám vợ, Tú Xương thành ra mặc cảm Khác với

Tú Xương là người mang mặc cảm với gia đình, Nguyễn Khuyến đậu cao, làm lớn,nhưng khi đất nước lâm nguy lại lựa chọn cho mình con đường thoái lui để bảo tồndanh tiết Hành động này đã làm cho Tam Nguyên Yên Đỗ đến cuối đời vẫn day dứtvới mặc cảm có lỗi với cuộc đời, với dân và với nước Cả hai nhà thơ đều có chungmột hoàn cảnh là họ đều trơ nên bế tắc và không tìm thấy lối thoát cho cuộc đờimình

Hình ảnh cái tôi bế tắc trong thơ Nôm trào phúng luật Đường cuối thế kỷ XIXđược tiếp nối ở văn chương thời hiện đại Ta thấy bóng dáng những con người thừatrong thơ Mới, trong văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945

Trang 23

2.1.2 Cái tôi đả phá đạo lý Nho gia để bung tỏa, khinh thế, ngạo vật

Trong thơ ca truyền thống, nhà nho luôn luôn đề cao và ý thức việc tu thân,rèn luyện mình thành người quân tử Khái niệm tu thân được nhắc đến khá nhiều,ngoài việc thể hiện tấm lòng luôn hướng về nghĩa quân thân với ước mong đượcbáo đền ơn của một kẻ bề tôi hết lòng vì dân vì nước, còn là thái độ coi thường côngdanh phú quý Đối với họ, ý thức tu thân còn là ý thức học tập các vị tiền bối, coi họ

là tấm gương sáng để noi theo Đó là tấm gương của các bậc trung thần nghĩa sĩ, cácbậc tài cao đức trọng, các văn nhân thi sĩ đã trở thành biểu tượng cho nhân cáchsáng ngời của các nhà nho

Đến văn học trào phúng giai đoạn này dường như đã có sự đả phả đạo lí Nhogiáo, mong muốn thoát khỏi những ràng buộc mang tính chất Nho gia Tu thân làmột khái niệm then chốt của Nho giáo, là hành xử quan trọng đối với bậc quân tử.Đối với nho sĩ, một khi đã bước chân vào Khổng sân Trình thì đều thấm nhuần tinhthần của nho giáo là con người phải ý thức vấn đề tu thân và coi trong việc giữ gìntruyền thống đạo lý

Tú Xương vẫn là một nhà nho chăm đèn sách, hòng mong tiến thân trên conđường khoa cử, như dường như không thấy xuất hiện ý niệm tu, tề, trị, bình ở conngười ông Với ông ta lại thấy xuất hiện một con người sống buông xả, để cảm xúc

và ứng xử chạy theo bản năng và sở thích Ông không ngại ngần tự nhận mình rằng:

Bài bạc, kiệu cờ cao nhất xứ Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh

(Tự vịnh)

Lối sống tu thân khắc kỷ không còn là tiêu chuẩn đầu tiên để hành xử theo đốivới nhà nho thị dân Tú Xương Ông thả mình ăn chơi và ngông ngược nói lênnhững thú vui đấy một cách trâng tráo Những thú vui đi ngược lại với truyền thốngcủa nho giáo và còn vượt ra ngoài tính quy phạm của giọng điệu ngôn chí nho gia.Cái tôi Tú Xương được bộc lộ rõ đầy cá tính Tuy vẫn dùi mài theo khoa cử, vẫn lều

chõng đi thi, nhưng không chú tâm nơi sách vở, mà “Mỗi năm ông học một vài câu”, và chủ yếu chỉ học “Lạc nhạn Xuyên tâm đủ ngón chầu” Ta thấy Tú Xương

không để chí nơi học hành mà mải mê với những cuộc chơi nằm ngoài truyền thống

Trang 24

nho giáo Không những không tu thân lập chí theo gương thánh hiền, Tú Xươngcũng không tha thiết đạo thánh hiền Đỗ tú tài, mở lớp dạy học, nhưng ông Tú chỉdạy:

Dạy câu kiều lấy, Dạy khúc lí Kinh Dạy ngón trống phách Dạy khúc Dương tranh Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi pahir phép Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành

(Phú thầy đồ dạy học)

Đối với nhà nho truyền thống, tu thân còn là giữ cho tình cảm luôn luôn ởtrạng thái ôn nhu, quân bình Họ luôn cố gắng giữu mình, không để cho bản thântức giận quá, vui mừng quá, say sưa quá, bởi ưu toan quá mức sẽ hỏng việc Nhưngvới Tú Xương, ông để cảm xúc chạy theo bản năng Người đọc thấy thú vị khi đọcnhững câu thơ thể hiện sự ân hận của ông sau những cuộc chơi, cuộc say:

Một trà, một rượu, một đàn bà,

Ba thứ linh tinh nó hại ta.

Chừa được thứ nào hay thứ ấy, Phải chăng chửa rượu với chừa trà.

(Ba cái lăng nhăng)

Tú Xương không ép mình trong “lễ” nghĩa nghiêm ngặt của một nhà nho đạo

mạo, ứng xử theo đạo nho, ông thích sống theo abnr năng và sở thích như một conngười bình thường cần có nhiều nhu cầu, nhiều ước muốn Con người ấy khi hànhđộng không phải ngước nhìn ai, không phải nhìn trước nhìn sau, không phải dèchừng hay ái ngại bất cứ một điều gì

Theo Nho giáo, mọi người đều bị trói buộc trong các quan hệ gia đình Họcthuyết này cũng vạch ra rằng, để giữ được sự bình ổn trong gia đình thì mọi cá nhânđều phải thực hiện đúng chức phận của mình Và trong quan hệ vợ chống thì phuxướng phụ tùy, người phụ nữ rất ít được coi trọng Các nhà nho dẫu hết sức cảmthương nỗi vất vả của các bà vợ nhưng chỉ có thể giãi bày nỗi thương cảm một cách

Trang 25

chừng mực và kín đáo Nhưng Tú Xương lại mạnh bạo “đặc tả” chân dung, tínhcách qua những suy nghĩ bằng vệc tường thuật, miêu tả công việc:

Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ

Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ

Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn,

Người ung dung, tính hạnh khoan hòa, chỉ một bệnh hay gàn hay dở Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười,

Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ

(Văn tế sống vợ)

Một khía cạnh thấy rõ trong biểu hiện của cái tôi trong thơ Nôm trào phúngluật Đường cuối thế kỷ XIX là sự bức phá ra khỏi những lề lối vốn có từ ngàn đờicủa lễ giáo phong kiến Họ tự do nói điều mình muốn, tự do làm điều mình thích, tự

do tự tại thong dong giữa cuộc đời Ta thấy phong thái rất đỗi ung dung, đứng trênmọi thể chế, mọi thế lực của nhà Nho trào phúng Vì đứng trên nên họ đả kíchkhông kiêng dè, ý nhị cả bọn thực dân lẫn bè lũ phong kiến tay sai thối nát Vì đứngtrên miệng lưỡi thế gian nên họ mặc nhin sống cuộc đời mình thích Thơ ca của TúXương, Nguyễn Khuyến, Từ Diễn Đồng, Học Lạc, Cử Trị … đều biểu biện cái tôinhư thế

Nếu như ở các giai đoạn trước, cái tôi trong thơ ca còn kiềm tỏa bởi những lễgiáo phong kiến thì cái tôi văn học trào phúng giai đoạn này đã có sự bung tỏa, pháphách, khinh thế và ngạo vật… Tú Xương là một cái tôi như thế Ông nhiều lần tựkhẳng định mình qua thơ văn:

Ta nghĩ như ta có dại gì?

Ai chơi chơi với chẳng cần chi!

Kìa thơ tri kỉ đàn anh nhất,

Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì.

Ăn mặc vẫn ra người thiệp thế, Giang hồ cho biết mặt tương tri…

(Tự đắc)

Trang 26

Mặc dù gặp phải một hoàn cảnh vô cùng khắt khe nhưng cái tôi ấy vẫn ngangnhiên tồn tại như một sự thách thức với định mệnh, với cuộc đời Trong hoàn cảnhtrớ trêu của cuộc đời mình, Tú Xương đã dùng tiếng cười để giải tỏa tất cả Nhà thơbèn mang chính mình ra để châm chọc, biến cái bi thành cái hài, bởi vì hình như vớiông, cuộc đời chẳng khác gì một hí trường để tất cả mọi người cùng đến đó vuichơi:

Lúc túng toan lên bán cả trời Trời cười: thằng bé nó hay chơi.

Cho công hay nợ là như thế

Mà vẫn phong lưu suốt cả đời (Tự cười mình)

Cái bung tỏa trong cái tôi của Tú Xương xuất phát từ sự phản kháng đối với số

phận mà ông không tài nào “giãy ra” được Nhưng điều đáng nói ở Tú Xương là

ông không phải một người hiếu bi như căn bệnh của một số nhà thơ lãng mạn thời

tiền chiến sau này Tú Xương căn bản là một người lạc quan, yêu đời Cái nết “ham chơi” của ông vượt xa Nguyễn Khuyến và không hề thua kém các tiền như Lí Bạch, Nguyễn Công Trứ Đặc biệt trong bài Tự trào nhà thơ không phải khoe khoang bình thường mà con “kiêu hãnh” với sự ăn chơi ấy:

“Vị Xuyên có Tú Xương,

Dở dở lại ương ương.

Cao lâu thường ăn quỵt, Thổ đĩ lại chơi lường”.

Kể cũng ít có người nào kỳ cục hơn thế Theo dõi cái tôi trong bộ phận tràophúng của Tú Xương, không ai phủ nhận được chừng mực nào đó, nó phản ánh mộtnét thực trong cuộc sống của nhà thơ Tuy nhiên, Tú Xương không có tí nào giốngvới các nhà thơ hưởng lạc thoát ly; thậm chí ông cũng không giống với cả NguyễnCông Trứ của giai đoạn trước Tú Xương không nâng sự ăn chơi của mình lên thànhtriết lý sống, mục đích sống; cũng như không bao giờ ông tỏ ra có cái hể hả, thỏamãn thực sự khi nói đến ăn chơi

Trang 27

Các nhà thơ khác như Từ Diễn Đồng, Phạm Ứng Thuần, Nguyễn Khuyến…cũng cùng tâm trạng như Tú Xương, và cũng giống Tú Xương, họ thường dùng đêmtối để nói lên tâm trạng bế tắc của mình Về phương diện này, gần với Tú Xươnghơn cả là Từ Diễn Đồng

Cái tôi ở đây còn hiện lên là một cái tôi không còn mang những phẩm chất tốtđẹp trong truyền thống của Nho gia nữa mà gần gũi với tư tưởng của những conngười mới trong thơ văn hiện đại, tiêu biểu là Tản Đà

Ở Tản Đà cũng vậy, thơ ông là tiếng nói cá nhân mạnh mẽ và đầy cá tính.Ôngkhông bị gò bó bởi một khuôn phép nào, một lẽ sống nào.Với ông, sống là phải biếthưởng lạc, vui thú với đời Dù sống trong cảnh nghèo, cuộc sống khó khăn, thiếuthốn đủ bề nhưng ông vẫn luôn lạc quan và tận hưởng những gì mà cuộc sống manglại cho mình, nghèo thì vẫn có cái thú vui của nghèo Trong thơ của ông cái tôihưởng lạc được thể hiện chủ yếu ở hai khía cạnh đó là say trong men rượu và sự ănchơi

Hình như đối với ông cuộc đời này rượu đem đến cho ông những cái cảm giáctận hưởng, ông mượn rượu để thỏa niềm hưởng lạc của mình Như trong bài

“Say”ông đã thể hiện cái hưởng lạc trong men say:

Đêm xuân một trận nô cười Dưới đèn chẳng biết là người hay hoa Khi vui quên cả cái già

Khi say chẳng dốc giang hà cũng say

(Say)

Một đêm xuân ấm áp với men rượu nồng, những người bạn nhậu đang nângchén say sưa, ca hát và nô đùa bên nhau, còn gì bằng trong ngày xuân ấy, thật sảngkhoái biết bao Say trong men rượu mọi thứ đều trở nên mơ hồ, dưới ánh đèn mờkia không còn nhận ra là người hay hoa nữa, hay dưới cảm nhận của người đang saymọi thứ đều trở nên đẹp và lung linh, Tản Đà mượn rượu để say, để thỏa niềm vuihưởng lạc của mình và phải chăng ông mượn rượu để quên đi cái thực tại chán chềkia, khi vui thì mọi thứ đều có thể quên hết:

Trang 28

Nhãn ngoại trần ai không nhất thế,

Hung trung khối lũy thuộc tiền sinh

Có thể nói khi say thì những thứ ngay thực tại đều tan biến, trong mắt nhà thơmọi thứ trong quá khứ hiện về với những gì đẹp và sâu sắc nhất, hơn thế nữa khimen rượu say vào người làm cho ta cảm giác lâng lâng như được làm thần tiên Với

ông rượu là phương tiện để đem đến cái hưởng lạc thích thú nhất: “Tử trung ưng thị

thần tiên” (trong lúc uống rượu là lúc làm thần tiên).

Đến với thơ của ông, ta sẽ còn bắt gặp nhiều bài thơ ông mượn rượu để thỏa

niềm hưởng lạc của mình như trong bài “Lại say”:

Say sưa thì cũng thói hư đời,

Hư thời hư vậy, say thời cứ say Đất say đất cũng lăn quay Trời say mặt cũng đỏ gay, ai (Lại say)

Ông muốn say để không can sự đời nữa, không muốn bận tâm những chuyệntrong dân gian, phải chăng ông quá bất mãn với cuộc đời này, thôi thì ai muốn làm

gì thì làm, ông cứ say, cứ say để vui thú chính mình, ngay cả vợ khuyên ngăn ông

cũng mặc, cứ say rồi lại say, say để giải sầu và để tự cho mình niềm vui

Không phải chỉ say trong men rượu mà trong lúc say ấy ông làm thơ, đọc thơthể hiện tài năng của mình, một cách chứng tỏ bãn lĩnh của ông, ông tìm thấy niềmvui, hạnh phúc ở trong đó, cuộc đời của ông thơ và rượu như hai người bạn tâmgiao không thể thiếu, và đó còn chính là phương tiện để ông đến được với cái vui,

cái hưởng lạc ở đời này, điều đó được thể hiện rõ nét qua bài “ Ngày xuân thơ

rượu”:

Trời đất sinh ta rượu với thơ Không thơ không rượu sống như thừa Còn thơ còn rượu còn xuân mã

Còn mãi xuân, còn rượu với thơ (Ngày xuân thơ rượu)

Trang 29

Nhìn chung, chủ thể trữ tình trong thơ Nôm trào phúng giai đoạn này có sựgần gũi với chủ thể trữ tình trong thơ văn thời hiện đại Nó đang từ trong nhữngràng buộc nặng nề của nhân sinh quan và thế giới quan phương Đông Trung cổ, trênnền tảng một xã hội nông nghiệp cổ truyền, nó bỗng vượt lên, bỏ gánh nặng quákhứ lại phía sau để chuyển mình thành con người của xã hội thành thị, thấm nhuầnsâu sắc tư tưởng tự do dân chủ phương Tây, tắm mình trong văn hóa Pháp, thấmthía cái hạnh phúc được sống đích thực là mình với những nhu cầu riêng tư, trần tụccủa chính mình Mặt khác, vì bị nhổ bật khỏi gốc rễ truyền thống, chưa biết bám víuvào đâu trên mảnh đất cộng đồng để đứng vững, lớp người này không khỏi mangtâm trạng bơ vơ lạc lõng mà xét đến cội rễ, đó cũng chính là áp lực nặng nề của cảmột nỗi buồn thời cuộc vẫn đeo đẳng trong tâm thức suốt mấy thế hệ, từ các bậc chaanh truyền sang con cháu.

2.2 Từ khuynh hướng thoát ly đề tài Tâm – Chí – Đạo

Nhìn từ góc độ lịch sử phát sinh, tính chất thời sự dường như đã chi phối toàn

bộ đời sống văn học và làm thay đổi diện mạo văn học Chúng ta có thể thấy rằng,văn học giai đoạn này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt có nhiều biến

cố trọng đại nên văn học gắn với chính trị và phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị.Với những yêu cầu cấp thiết đó, văn học đã kịp thời phản ánh những vấn đề trungtâm nóng hổi của thời đại Do đó, hệ thống chủ đề, hình tượng văn học chính củathời kỳ này cũng có sự thay đổi cho phù hơp So trước kia, có lẽ chưa có một giaiđoạn lịch sử nào mà sự chuyển biến về chủ đề, đề tài và hình tượng văn học lạinhanh chóng và theo sát biến cố đến vậy

Một điều rất dễ nhận thấy là so với thời kỳ trước, các loại hình nhân vật phụ

nữ giai đoạn này rất đa dạng, phong phú Nếu phân loại xã hội học, thì nhân vật nữcủa các giai đoạn trước thường tập trung ở tầng lớp trên trong xã hội, là con cháudanh gia vọng tộc hoặc thê thiếp của quan lại, vua chúa, thông hiểu cầm kì thi họa.Trong khi đó, ở giai đoạn này, nhân vật nữ thuộc đủ các tầng lớp khác nhau trong

xã hội “Người phụ nữ trong giai đoạn này, có người là phụ nữ quý tộc, có người làphụ nữ bình dân, có người là ca nhi, kỹ nữ,… Họ hoàn toàn không phải là người

Trang 30

phụ nữ theo cái mẫu “công dung ngôn hạnh”, “tại giá tòng phụ, xuất giá tòngphu”…của lễ giáo phong kiến nữa.

Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Tú Xương khác hẳn với những người phụ nữ

ta từng gặp trong văn chương trung đại Đến Tú Xương thì người phụ nữ mới hiệnlên đầy màu sắc như thế Đó là hình ảnh bà Tú “lặn lội mom sông” để chắt chiutiền bạc “nuôi đủ năm con với một chồng”, là người đảm bảo cuộc sống cho cả giađình “tiền bạc phó mặc con mụ kiếm” Rồi hình ảnh những cô gái đi buôn mới thậtsinh động Dưới ngòi bút của Tú Xương cái cô gái buôn thật ghê gớm:

Giời còn bể đó , tùy ngang dọc Người phải cua đâu, chớ hãi hùng.

Buôn trứng những toan kề cửa lỗ

Sợ còng chẳng dám động chân lông.

(Vịnh cô Cáy chợ Rồng) Cái gọi là “công, dung ,ngôn, hạnh” đang có những thay đổi trong hoàn cảnh

mới Tất nhiên trong mắt của một nhà thơ trào phúng thì có phần cường điệu hóa,

nhưng trong buổi đương thời sao có thể có những cô gái sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che; tường đông ong bướm đi về mặc ai”, thời cuộc mới đã làm thay

đổi con người Tú Xương đặc biệt để ý đến những cô gái đi buôn và những cô gáilấy chồng Tây Nói đến buôn bán đã là một cái ác cảm với nhà Nho rồi, lại còn lànhững cô gái đi buôn thì ấn tượng càng mạnh :

Nước buôn như chị mới ăn người Chị thấy ai mua chị cũng cười Chiều khách qua hơn nhà thổ ế Đắt hàng như thế mớ tôm tươi Tiền hàng kẻ thiếu , mi thừa đủ Giá gạo ai năm, tớ vẫn mười (Gái buôn)

Hình ảnh những cô gái đang bắt nhịp cùng thời đại, thật mới lạ trong vănchương Tuy rằng với ngòi bút trào phúng thì họ hiện ra chẳng mấy tươi đẹp, nhưngtrong một xã hội phương Đông gần 10 thế kỉ qua, phụ nữ ẩn mình trong chốn

Trang 31

“hương vi”, và bị nhà Nho trói buộc trong hai chữ “tiết hạnh”, thì các cô đã mang

đến một vận động lớn cho văn học Các cô thật khác lạ với văn chương đài các, vănchương cử tử nhưng lại có phần gần gũi với văn chương bình dân Có thể nói, vănhọc trào phúng thời kì này như là cuốn sử thi của thời đại đã ghi chép một cách sinhđộng bức tranh xế chiều của đạo đức nho gia và sự trỗi dậy của những ý thứ cánhân, phá cách Văn thơ trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX còn khẳng rằng những giátrị tinh thần truyền thống đang dần bị thay thể cho những xu hướng tư tưởng mới,bắt nhịp được với thời đại xã hội và lịch sử

Khắc hoạ về số phận của những nhà Nho trong buổi giao thời, Tú Xương cónhững khắc họa rất sinh động Cả dân tộc vùng nên chống kẻ thù xâm lược, trongđội ngũ nhà nho có sự phân hoá: người theo Pháp, người chống Pháp, người thìtrung lập vì khủng hoảng tư tưởng Có những nhà Nho hăng hái chống giặc, nhưngrồi vì những hạn chế lịch sử nên chưa giành được thắng lợi, trong sự bế tắc và bấtlực họ lánh vào cái tôi đầy ấm ức, để tự cười mình, tự xỉ vả mình, có ý thức xót xa

về phẩm giá nhân cách của mình trong thời loạn

Dòng văn chương trào phúng được khai sinh, họ ẩn vào những cái cười hể hả

là những giọt nước mắt đau đớn của tác giả với thời đại Bức tranh của những nhàNho – những người đang dần trở thành “những người muôn năm cũ” thể hiện chânthực và sinh động trong những trang thơ Tú Xương Bên cạnh đó, những con ngườitiêu biểu như người sĩ phu, người trí thức bất hợp tác, người nông dân, người phụ

nữ, người nghĩa sĩ … vẫn được các tác gia giai đoạn này quan tâm Song, trong thếgiới nghệ thuật của mình, các nhà thơ trào phúng luôn chỉa mũi dùi vào những tênsâu dân mọt nước như bọn vua quan, bọn tay sai và cả một bức tranh xã hội ViệtNam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX được tái hiện một cách đấy đủ, sinh động Cóthể nói, với những nét chấm phá về suy thoái đạo đức của thời đại, những cái nhìn

bi quan về con người, những thái độ phê phán khinh bỉnh những trò lố của xã hội đãkhiến cho những câu thơ, bài thơ trào phúng xem như những bức biếm hoạ đặc sắc,góp phần thể hiện tiếng nói phản kháng một cách mạnh mẽ và quyết liệt

Trang 32

2.2.2 Sự thay đổi trong quan niệm về người quân tử

Đến thơ văn trào phúng giai đoạn cuối thế kỷ XIX, quan niệm về người quân

tử đã có sự thay đổi Phải đến thế kỉ này thì trong văn chương mới có hình ảnh conngười cá nhân tự do đến thế Người quân tử không còn bị cái trung hiếu bủa vây,

không còn bị quan niệm "bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” kiềm tỏa Người ta biết đến cà phê, nước đá, thuốc lá, xe hơi “Sáng rượu sâm banh, tối sữa bò”.

Nếu như người quân tử theo quan niệm Khổng Mạnh là những người có hoàibão cao đẹp, luôn luôn hướng thiện, cố gắng tiến đức tu nghiệp, theo đạo và tu đạo,

lo sao cho hoàn thiện bản thân mình thì trái lại người quân tử trong thơ của TếXương chỉ biết lo ăn chơi, phá vỡ những nguyên tắc truyền thống của Nho gia Tú

Xương vạch trần thói tham ô, ăn hối lộ của đám quan lại “quan thấy kiện như “kiến thấy mỡ”, “tiền vào quan như than vào ô” một cách không ngần ngại:

Tri phủ Xuân Trường được mấy niên Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên

Chữ “tra” chữ “cứu” không phê đến Ông chỉ quen phê một chữ tiền.

(Bỡn tri phủ Xuân Trường) Làm tri phủ mà không quan tâm đến dân tình, không lo cho công việc “trị quốc an dân” của mình mà chỉ quen phê một chữ tiền Quan đốc học ở thơ Tú

Xương cũng không phải là một kẻ mô phạm đạo đức, xứng đáng là bậc thầy củathiên hạ mà chỉ là một kẻ truy lạc, lấy ăn chơi làm mục đích sống của cuộc đời:

Ông về đốc học đã bao lâu

Cờ bạc ăn chơi rặt một màu Học trò chúng nó tội gì thế

Để đến cho ông vớ được đầu.

(Chế ông đốc học)

Ngoài những đối tượng được chỉ mặt, đặt tên, Tú Xương còn đả kích một tên trihuyện dốt chữ nghĩa, một ông ấm, một ông Hàn Với những đối tượng này, nhà thơkhông chỉ dừng lại ở những nét cá tính bên ngoài mà dường như qua cá tính của chúng,ông muốn gọi tên một nét cá tính của thời đại Dựng lên bức chân dung của những kẻ

Trang 33

thuộc giới quan lại mỗi người một vẻ đầy sắc cạnh, Tú Xương đã lột rần được bản chấtlàm tay sai của chúng Đồng thời vạch ra bản chất tham ô của những kẻ đi lừa lọc bóc

lột nhân dân để “vinh thân phì gia” Không cần kín đáo, dè dặt Tú Xương vạch mặt,

chỉ thẳng từng tên, từng đối tượng cụ thể, rõ ràng đích danh để tố cáo

Vậy rõ ràng văn thơ trào phúng giai đoạn này, hình ảnh người quân tử khôngcòn mang những phẩm hạnh tốt đẹp vốn có của Nho giáo mà đã có sự xuống cấp.Điều đó cho thấy, cách nhìn nhận về đạo đức nho gia đã có sự thay đổi Đó khôngcòn là hình mẫu trung tâm của xã hội, họ đã trở thành những tên hề trong tấn trò đờiđầy bi thảm của xã hội Việt Nam giai đoạn này Có lẽ đây chính là những nền tảng

để cho những nhà văn của dòng hiện thực phê phán sau này như Nguyễn CôngHoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố… xây dựng thành công những hình tượng độcđáo trong các sáng tác tiêu biểu của mình

Tóm lại, đây là giai đoạn cuối cùng của văn học được sáng tác dưới sự chiphối của ý thức hệ phong kiến Văn học giai đoạn này đã bám sát cuộc sống, cuộcđấu tranh của nhân dân ta chống Pháp, đã phác hoạ một cách sinh động trung thànhmột giai đoạn lịch sử bi thương của dân tộc, phản ánh một cách kịp thời những đổithay của thời cuộc Cho đến nay, những tác phẩm trào phúc của giai đoạn văn họcnày vẫn luôn mới về tinh thần đấu tranh, phản kháng chống xâm lược, chống thỏahiệp đầu hàng, và các thói hư tật xấu Nó đã để lại không ít bài học về nhiều mặt, từ

tư tưởng đến tình cảm, không chỉ cho một thời mà còn cho lâu dài Ngoài ra, để gópphần kiến tạo nên bức tranh toàn diện cho văn học giai đoạn này, những tác phẩm vănhọc trào phúng đã đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn Nó không chỉ chothấy sự đa dạng, phong phú trong đối tượng phản ánh, thế giới hình tượng mà còngiúp cho các nhà trí thức chân chính nhận diện đúng thảm trạng của xã hội Đó có thể

là một âm điệu buồn nhưng lại là liều thuốc chữa trị đúng tâm bệnh của thời đại

2.3 … đến khuynh hướng phản ánh hiện thực đời sống

2.3.1 Phê phán thế lực đồng tiền

Thơ ca trung đại luôn tuân theo tính quy phạm, những quy định chặt chẽ trongnhững phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà người sáng tác văn học buộc phải tuântheo trong quá trình sáng tác Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn chí, văn thơ sáng tác là để

Trang 34

giáo huấn đạo đức, văn dùng để tải đạo, thơ dùng để bộc lộ ý trí, bày tỏ lòng mình.Ngoài ra, văn học trung đại có đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượngnghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt.Chính vì những lẽ đó mà thơ ca trung đại ít đi vào phản ánh cái thô nhám của hiệnthực đời sống.

Đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX, thơ Nôm trào phúng luật Đường không chịu

gò mình theo khuôn khổ đó mà tự cởi trói khỏi những quy định ràng buộc trong quátrình sáng tác Giai đoạn này bắt đầu chú ý vào mô tả hiện thực đời sống với nhữngkhía cạnh nhố nhăng của đời sống xã hội

Trong văn học trung đại, nhiều tác giả đã lên án sức mạnh đồng tiền Nó chiphối tư tưởng và hành động của con người Ðến thơ văn trào phúng luật Đường giaiđoạn cuối thế kỷ XIX, đồng tiền lại một lần nữa gây đảo điên xã hội nhất là ở thànhthị Nó làm cho đạo đạo đức suy đồi từ trong gia đình ra ngoài xã hội Xã hội củađồng tiền xuất phát từ sự mục nát của xã hội phong kiến, sự thay đổi nhân cách củanhững người đứng trên trước thiên hạ:

Ở phố Hàng Song thật lắm quan Thành thì đen kịt, độc thì lang Chồng chung vợ cha kìa cô Bố Ðậu lại quan xin nọ chú Hàn ( Phố Hàng song)

Ở đây còn xuất hiện những con người tham lam, keo cú và những con ngườixấu xã trong xã hội, ki bo ke kiệt đã bộc lộc rõ trong những con người ở vùng đấtnày, một vùng đất với bao nhiêu những tiêu cực trong xã hội, keo cú ở đây thể hiệnnhững con người hôi hám, bần tiệt xấu xa, tham lam để nói những con người chỉ lúcnào cũng muốn phần hơn,tham lam tới mức thở ra những hơi đồng Thở đó là điều

tự nhiên để con người có thể tồn tại và phát triển, nhưng ở đây tác giả lại miêu tả làthở ra những hơi đồng Ở đây những con người này thật đáng khinh bỉ và xấu xa,chỉ vì đồng tiền mà làm họ tha hóa về đạo đức về lối sống, những đồng tiền làm mờmắt làm mất đi những phẩm chất tốt đẹp của con người đáng nhẽ sinh ra ai cũngđều có

Trang 35

Cái tài của tác giả là đã nói lên được một hiện thực xã hội với tất cả những tàn

ác, cám dỗ bởi sức mạnh của đồng tiền Chính nó đã cướp đi quyền sống, quyền làmngười của con người Chính nó đã làm trật tự trong xã hội bị đảo lộn thay vào đó làmột xã hội với bao nhiêu tội ác bủa vây Vì đồng tiền, con người lường gạt nhau đểsống, đối xử với nhau không ra gì Tình nghĩa cha con, vợ chồng, tình yêu, tình bè

bạn đều bị chà đạp bởi thế lực của đồng tiền Bài thơ Mùng hai tết viếng cô Ký,

Ðể vợ chơi nhăng đã phê phán thói đời thật đáng sợ Ông chồng khóc vợ chết chỉ vì thương cái xe tay Còn vợ đối với chồng thì “Trăm năm tuổi lại trăm thằng” Vì

tiền mà các cô gái tơ sẵn sàng chấp nhận thân phận làm vợ bé các thầy ký, thầyphán để rồi phải lãnh chịu kết cục thảm thương:

Cô Kí sao mà đã chết ngay?

Ô hay, Trời chẳng nể ông Tây.

Gái tơ đi lấy làm hai họ, Năm mới vừa sang được một ngày Hàng phố điếu bằng câu đối đỏ, Ông chồng thương đến cái xe tay.

Gớm thay cho các cô con gái,

Mà vẫn đua nhau lấy các thầy!

(Mồng hai Tết viếng cô Kí)

Vì tiền nên mới diễn ra những cảnh huống lố bịch, nhố nhăng khiến nhà thơ

Tú Xương tức giận phải bật lên tiếng chửi phũ phàng:

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu, Trăm nghìn vạn mớ để vào đậu.

Phen này ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.

Lẳng lặng, mà nghe nó chúc sang, Đứa thời bán tước đứa mua quan, Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa chùi vừa rao cũng đắt hàng.

(Năm mới chúc nhau)

Trang 36

Hiện tượng bỏ tiền ra để mua quan bán tước, mua chuộc, hối lộ hòng kiếm lấymột chức vị hay một mảnh bằng nào đó đã trở nên khá phổ biến trong cái xã hội bátnháo, kỉ cương rối loạn Học giỏi như Tú Xương nhưng cứ trượt hoài vì Tám khoakhông khỏi phạm trường quy, trong khi đó một số tên công tử con nhà giàu hamchơi học dốt thì lại đỗ Bất bình, nhà thơ văng tục:

ăn trên ngồi trốc thiên hạ, Nguyễn Khuyến viết bài Đồng tiền hoẻn:

Đồng tiền là chúa cái khôn ngoan,

Đủ mặt vuông tròn với thế gian, Kém cạnh cho nên mang tiếng hoẻn,

Đủ đồng rồi cùng sắp nên quan, Trong cung ngoài cấm đều thâu lọt,

Kẻ khó người cùng mặc tiếng van,

Trang 37

Thiên hạ nào ai dù có hỏi, Rành rành đây chữ của vua ban.

Nguyễn Khuyến đã cười vào mặt bọn quan lại phong kiến lúc bấy giờ, nhữngbọn nhờ đồng tiền mà có danh, có tước dù học hành chẳng ra chi Theo thông lệ vuaban, ai góp được một ngàn quan tiền thì được thăng chức tri huyện, số tiền lớn hơnthì được tri phủ Tùy theo số tiền góp cho ngân khố mà được chức quan lớn hayquan bé:

Đủ đồng rồi cũng sắp nên quan

Đủ đồng nghĩa là đủ 600 đồng tiền hoẻn thì được một quan Nguyễn Khuyến

đã dùng nghệ thuật chơi chữ ở đây để phê phán cái quyết sách lạ lùng của Tự Đức

Xã hội phong kiến lý tưởng theo quan niệm của Nho gia đến đây đã bị phủ địnhhoàn toàn:

Rành rành đây chữ của vua ban

Nguyễn Khuyến muốn tả trên đồng tiền hoẻn có 4 chữ: Tự Đức thông bảo.

Đồng thời, ông cũng xa xôi chỉ trích nhà vua, chỉ trích cái triều đình dốt nát, kémcỏi không dám canh tân để cải tạo đất nước lại đưa ra quyết sách làm lụn bại phonghóa xã hội

2.3.2 Phê phán khoa cử Nho học, quan lại tay sai

Trong xã hội ấy những giá trị bị tác động Trước những tác động của chínhsách văn hóa của thực dân Pháp, Nho giáo trở thành đối tượng bị tác động đầu tiên.Những năm cuối thế kỷ XIX, học thuật của xã hội Việt Nam đang có những biếnđổi cực kỳ sâu sắc Những ấn tượng về sự tha hóa trong Nho giáo hết sức sâu sắctrong thơ, ông đau lòng khi chứng kiến “môn nhân” tự phỉ bang đạo mình:

“Sơ khảo khoa này bác cử Nhu, Thực là vừa dốt lại vừa ngu.

Văn chương nào phải là đơn thuốc, Chớ có khuyên sằng chết bỏ bu.”

(Ông cử Nhu)

Người ta không chuyên tâm theo Hán học nữa, mà học nhiều cái mới: học chữTây, học chữ quốc ngữ, cả học chữ Tàu, đó mới là thời thượng Ngay cả Tú Xương

Trang 38

đê có lúc “muốn bỏ văn chương học võ liền” Những câi học khâc có vẻ dễ dăng

hơn “chẳng sang Tău cũng tếch sang Tđy” Người ta đua nhau bỏ Hân sang Tđy:

“Mợ bảo vần Tđy chẳng khó gì, Cho tiền đi học để chờ thi.

Thôi thôi lạy mợ “xờ - căng” lạy,

Mả tổ tôi không tang bút chì”

Mình trung đđu đấy, trâch người trinh?

Âo dầy cơm nặng bao nhiíu đứa?

Chiếu cạnh giường bín mấy hột tình?

Tơ tóc nỗi riíng thì xĩt nĩt Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh!

(Cô hầu trâch quan lớn)

Từ đó thấy được thâi độ phẫn uất của Tú Xương trước thực trạng xê hội vẵng đê dùng ngòi bút của mình để lín ân, phí phân những con người, những hiệntượng trâi tai, gai mắt

Nhă thơ đê dựng lại chđn dung của bọn quan lại, mỗi người mỗi vẻ nhưng đều

rất sắc cạnh, cụ thể Một tín quan huyện “Mình trung đđu đấy trâch người trinh”, một ông ấm “Chạy lăng quăng, ấm chẳng ngồi”, ông Đốc “cờ bạc ăn chơi rặt một mău”, ông Cử “Sâch như hủ nút, chữ như mù”, một cô Bố “Chồng chung, vợ chả”,

Ngày đăng: 01/06/2016, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w