1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại agribank hà tây

74 1,1K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Trên cơ sở phân tích lý thuyết và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Agribank Chi nhánh Hà Tây, mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Chi nhánh Hà TâyĐể đạt được mục đích đã nêu ở phần trên, tác giả sẽ lần lượt nghiên cứu các vấn đề: Tổng quan các công trình nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quantrọng Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô không lớn nhưng lại chiếm một tỷtrọng rất lớn trong nền kinh tế Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá là khuvực kinh tế năng động hiệu quả và là đầu tầu trong việc tạo ra công ăn việc làm chongười lao động Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong môitrường kinh tế chưa hoàn toàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi mô Trong đó gặp nhiềukhó khăn về công nghệ sản xuất kinh doanh, mô hình quản lý, tiến độ, kỹ năng củađội ngũ lãnh đạo và tay nghề của người lao động, phương thức tiếp thị sản phẩm,đặc biệt là sự hạn chế về tiệp cận thông tin và dịch vụ tài chính, vốn đầu tư

Trong chiến lược phát triển cho vay dài hạn của Agribank ngoài ưu tiên chovay nông nghiệp nông thôn thì cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đóng vaitrò rất quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo chủ trương của Nhànước Agribank chi nhánh Hà Tây cũng thực hiện theo các chủ trương này Với thịtrường toàn thành phố Hà Nội với khoảng 95.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đây làthị trường tiềm năng lớn của Agribank chi nhánh Hà Tây Agribank chi nhánh HàTây có nguồn vốn dồi dào để đáp ứng cho nhu cầu vốn cho vay các doanh nghiệpnhỏ và vừa

Hiện tại Agribank chi nhánh Hà Tây số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ

và vừa là 500 khách hàng với dư nợ là 2.300 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20% trong tổng

dư nợ Tỷ trọng này chiếm tỷ lệ thấp so với khả năng cho vay của Agribank chinhánh Hà Tây So với các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội như Vietinbank,Vietcombank, BIDV thì dư nợ của Agribank Chi nhánh Hà Tây chiếm tỷ lệ thấp.Một số hạn chế trong cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribankchi nhánh Hà Tây như: dư nợ cho vay thấp chưa tương xứng với tiềm năng, danhmục sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa còn ít chưa đa dạng chưaphục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, thiếu thông tin về khách hàng vay vốn Đểtìm ra đầy đủ nguyên nhân khiến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại Agribank chi nhánh Hà Tây chưa thực sự phát triển tác giả sẽ phân tích đánhgiá thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều tra bằng bảng câu hỏi nghiên

Trang 2

cứu, phân tích điểm mạnh điểm yếu của Agribank Chi nhánh Hà Tây so với cácngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội Với mong muốn đóng góp một tiếng nói vàoviệc tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu trong việc phát triển hoạt động cho vaycác doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đã chọn đề tài:

“Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây” làm đề tài

nghiên cứu cho luận văn cao học của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý thuyết và đánh giá thực trạng hoạt động cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa của Agribank Chi nhánh Hà Tây, mục đích cuối cùng của

đề tài là đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Agribank Chi nhánh Hà Tây

Để đạt được mục đích đã nêu ở phần trên, tác giả sẽ lần lượt nghiên cứu cácvấn đề:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý luận về phát triểnhoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển hoạt động cho vay doanhnghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam– Chi nhánh Hà Tây

- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chinhánh Hà Tây

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn sẽ nghiên cứu lý luận về hoạt động cho vay

đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM và nghiên cứu thực trạng phát triểnhoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây

Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian:

Các dẫn chứng và số liệu được trích xuất từ thực tiễn kết quả hoạt độngthực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –

Trang 3

Chi nhánh Hà Tây trong giai đoạn từ năm 2012-2014 làm cơ sở cho việcnghiên cứu.

- Về không gian nghiên cứu: tại Agribank Chi nhánh Hà Tây

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và quy nạp các thông tin từcác nguồn như: các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách chuyên khảo,tạp chí chuyên ngành, văn bản pháp luật, nghị định của nhà nước và chính phủ cóliên quan, các bài báo và tạp chí, thông tin trên internet nhằm xây dựng được hệthống cơ sở lý luận về hoạt động cho vay doanh nghiệp nói chung và phát triển hoạtđộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng

Đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, dựa vào cáccuộc điều tra, quan sát, phân tích và nhận định về khả năng phát triển hoạt động chovay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây và tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giảipháp cho phù hợp

5 Kết cấu chính của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ cái viết tắt, danhmục bảng biểu, danh mục sơ đồ biểu đồ và danh mục tài liệu tham khảo nội dungchính của luận văn được chia thành 4 chương như sau:

Phần giới thiệu

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và lý luận chung về phát triểncho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừatại Agribank Chi nhánh Hà Tây

Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại Agribank Chi nhánh Hà Tây

Kết luận

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)

Ở Việt Nam những năm gần đây, khi vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏngày càng được khẳng định thì những quan điểm về tiêu thức xác định loại hìnhdoanh nghiệp này cũng không thống nhất Ngày 20/06/1998 Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành công văn số 681/CP-KNT quy định tiêu chí tạm thời xác định doanhnghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao độngbình quân dưới 200 người

Theo nghị định 90/NĐ-CP/2001 của Chính phủ ban hành ngày 23/11/2001 thìdoanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau: “doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ

sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, cóvốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động bình quân hàng năm không quá

300 người Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của từng ngành, địa phương, trongquá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng cảhai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu chí nói trên”

Ngày 30/6/2009, căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của đất nước cùng vớiyêu cầu bức thiết trong vần đề hỗ trợ phát triển đối với các DNNVV, Chính phủ đãban hành Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ( thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ- CPngày 23/11/2001) về “ Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” Theo đó,doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy địnhpháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn(tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toáncủa doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưutiên), cụ thể như sau:

Bảng 2 1 Định nghĩa DNNVV theo Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30/6/2009

nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Trang 5

Khu vực Số lao động Tổng nguồn

vốn Số lao động

Tổng nguồn vốn Số lao động

200 - 300người

II Công nghiệp

và xây dựng ≤ 10 người ≤ 20 tỷ đồng

10 - 200ngườ

20 - 100 tỷđồng

200 - 300người

III Thương mại

và dịch vụ ≤ 10 người ≤ 21 tỷ đồng

10 - 50ngườ

20 - 50 tỷđồng 50 - 100 người

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghiên cứu về mô hình các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới, ta có thểnêu bật những nét điển hình sau đây:

- Đa dạng về loại hình sở hữu

Doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển ở mọi loại hình khác nhau nhưdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tưnhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã

- Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ và năng lực tài chính

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có khối lượng sản phẩm, dịch vụ hạn chế, chủ yếudựa vào lao động thủ công: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chỉ kinh doanhmột vài sản phẩm dịch vụ phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của chủ doanhnghiệp cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp

- Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguồn tài chính hạn chế

Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là vốn tự có củachủ sở hữu doanh nghiệp, vay mượn từ người thân, bạn bè, khả năng tiếp cận cácnguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thấp

- Tính năng động và linh hoạt cao

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mức đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít laođộng và tận dụng các nguồn lực tại chỗ Do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể

dẽ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, chuyển đổi mặt bằng kinh doanh, chuyểnđổi loại hình doanh nghiệp và thậm chí dễ dàng giải thể doanh nghiệp

- Trình độ quản lý chưa cao

Trang 6

Bộ máy quản lý thường gọn nhẹ, trình độ tổ chức quản lý chưa cao: Các doanhnghiệp nhỏ và vừa được thành lập và hoạt động chủ yếu dựa vào năng lực và kinhnghiệm của bản thân chủ doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy rất gọn nhẹ, các quyếtđịnh trong quản lý cũng được thực hiện nhanh chóng

- Lao đông có trình độ thấp và sử dụng công nghệ cũ

Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa có trình độ thấp và doanh nghiệpthường sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanhnên chất lượng sản phẩm chưa cao

Từ những đặc điểm trên, ta có thể thấy được ưu điểm và nhược điểm của loạihình doanh nghiệp này:

a) Ưu điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, sự tồn tạinhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhiều loại hình doanh nghiệp vớinhững quy mô, trình độ khác nhau là tất yếu Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặcđiểm riêng, song so với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)

có những ưu điểm:

Tận dụng được tất cả các nguồn lực tại chỗ

DNNVV được hình thành và hoạt động phù hợp với nhu cầu thực tế trên mỗiđịa bàn, do đó có thể tận dụng được các nguồn lực sẵn có như tài nguyên thiênnhiên, nguồn lao động…với chi phí thấp, sức sống tự phát và mãnh liệt Nếu khuvực kinh tế nhà nước được ra đời một cách nhân tạo, bằng sự nỗ lực của nhà nước,thì kinh tế tư nhân, mà đa số là DNNVV, xuất hiện một cách tự nhiên, xuất phát từchính nhu cầu đa dạng của con người trong nền kinh tế Sức sống tự nhiên củaDNNVV thể hiện ở khả năng thích ứng cao trong mọi điều kiện DNNVV có thểbước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các DN lớn, và sẵn sàngphục vụ ở những nơi xa xôi nhất hoặc các khoảng trống vừa và nhỏ của thị trường.DNNVV đạt được điều này bởi nó rất dễ thành lập

Linh hoạt, dễ thích ứng với sự thay đổi của môi trường

Quy mô vừa và nhỏ không phải không đem lại cho doanh nghiệp những ưu thếnhất định Với bộ máy quản lý gọn nhẹ và mối quan hệ trực tiếp với người tiêudùng và thị trường đã tạo điều kiện cho các DNNVV trong việc dễ dàng thích ứng

Trang 7

với sự thay đổi của thị trường, thể hiện qua khả năng đổi mới sản phẩm khá nhanhtrong điều kiện giới hạn về vốn và công nghệ; hoặc có thể điều chỉnh phương án sảnxuất kinh doanh một cách nhanh chóng khi thị trường có sự thay đổi Ngoài ra, vớitính năng động vốn có của nó, DNNVV có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường tíndụng không chính thức, nơi diễn ra các hoạt động tín dụng nằm ngoài khuôn khổpháp luật, hoặc không chịu sự quản lý giám sát của chính quyền các cấp và trênthực tế, thị trường không chính thức đã trở thành một trong những nguồn huy độngvốn chủ yếu của doanh nghiệp.

b) Nhược điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Hạn chế về vốn và khả năng huy động vốn

Nguồn vốn hoạt động của các DNNVV có thể được trông đợi từ nhiều conđường khác nhau như từ nguồn tự có, từ người thân, bạn bè, vay từ các tổ chức tíndụng hay từ thị trường chứng khoán… Tuy nhiên, thông thường các DNNVV chưa

đủ mạnh, đủ uy tín và niềm tin để có thể đượcvay vốn ở các ngân hàng thương mại

và huy động trên thị trường chứng khoán Vì thế, các DN chỉ có thể huy động vốn

từ người thân hoặc từ các thị trường phi chính thức để đáp ứng nhu cầu của mình

Khả năng xung đột giữa lợi ích tư nhân và lợi ích xã hội

Đa số các DNNVV được hình thành bằng nguồn vốn tự có, vì thế mục tiêuhoạt động của các doanh nghiệp bao giờ cũng vì lợi ích của chính họ Đây là tìnhhuống xảy ra khi hoạt động của doanh nghiệp chỉ đạt được bằng con đường làm tổnhại đến lợi ích của các doanh nghiệp khác, của xã hội Những xung đột như thế rấthay xảy ra bởi vì lợi ích trước mắt của doanh nghiệp không phải bao giờ cũng trùngvới lợi ích lâu dài của xã hội

Những biểu hiện của xung đột lợi ích này khá phong phú và đa dạng như: ýthức chấp hành pháp luật kém, chẳng hạn như sự thiếu quan tâm đến vấn đề môitrường; không thích công khai minh bạch tình hình hoạt động của DN; hoặc khó tìmkiếm sự hợp tác trong hoạt động,…Sự phong phú và đa dạng đó phụ thuộc vào (i)

sự yếu kém của doanh nghiệp, mà trước hết là yếu kém của chủ doanh nghiệp và (ii)hạn chế của pháp luật, bao gồm cả hệ thống luật pháp hiện hành và sự kiểm soátviệc thi hành luật pháp của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Vì thế nhà nước cần

Trang 8

xây dựng một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh nhằm hạn chế các tiêu cực, kích thíchcác doanh nghiệp phát triển

Sự từ chối những lĩnh vực kinh doanh không đem lại lợi nhuận cao

Hàng hóa công cộng là hàng hóa mà sự tiêu dùng của người này không loại trừ

sự tiêu dùng của người khác Tiêu biểu cho loại hàng hóa này là các cơ sở hạ tầng,các khu vui chơi công cộng,…Có thể gọi chung đó là những lĩnh vực hoạt độngcông ích Kinh doanh ở những lĩnh vực này không đem lại lợi nhuận hoặc lợi nhuậnthường không cao Vì thế đây là mảng nhu cầu mà các DNNVV đã để trống trên thịtrường Hàng hóa công cộng rất cần thiết cho xã hội mà mọi nền kinh tế đều phảichú ý phát triển vì sự sống của mọi thành viên trong xã hội Tuy nhiên, chính phủcũng không thể đòi hỏi các DNNVV phải kinh doanh lĩnh vực này Để khắc phụchạn chế này cần phải xác định những lĩnh vực phù hợp với kinh tế nhà nước Kinh

tế nhà nước cần và chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực mà kinh tế tư nhân khônghoạt động Điều này vừa làm rõ vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thịtrường có sự điều tiết của chính phủ, vừa đảm bảo nguyên tắc ở lĩnh vực kinh doanh

vì lợi nhuận, doanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả thì tạo điều kiện cho nó hoạtđộng, không phân biệt đó là loại hình doanh nghiệp nào

1.1.3 Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển,DNNVV luôn là nền tảng của nền kinh tế, thường chiếm 90% số lượng doanhnghiệp, tạo công ăn việc làm cho 50-70% lực lượng lao động, đóng góp từ 25-33%giá trị GDP hàng năm Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các doanh nghiệpnày chiếm tới 98% tổng số các doanh nghiệp, tạo ra 60% việc làm của khu vực kinh

tế tư nhân, 50% doanh số hay giá trị gia tăng, đóng góp 30% giá trị xuất khẩu trựctiếp Nhật Bản có khoảng gần 5 triệu DNNVV, chiếm tới 99,7% số doanh nghiệpcủa cả nước Có thể nói, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế là không thể phủnhận và được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Có khả năng huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

Các DNNVV mang tính tư hữu cao, chủ yếu do các cá nhân có vốn tự đầu tưhoặc góp vốn cùng nhau kinh doanh ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào

Trang 9

với quy mô tùy ý nên có khả năng huy động các nguồn vốn tiết kiệm từ người thân,bạn bè, cho hoạt động kinh doanh của mình Bên cạnh đó, việc phát triển trải rộngtrên cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ những khu vực có điều kiện thuận lợiđến các địa bàn vùng sâu, vùng xa nên có thể tận dụng mọi nguồn lực lao động ởmọi lứa tuổi, mọi trình độ, kể cả các lao động phổ thông, lao động là người tàn tật,mọi nguồn nguyên liệu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị xuấtkhẩu và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định xã hội

DNNVV có thể tạo ra công ăn, việc làm cho số lượng lớn người lao động Ởnhững nước khác, các DNNVV là một trong những nguồn tạo ra nhiều việc làmnhất và năng động nhất Rõ ràng đây là một nhân tố quan trọng đối với người chưa

có việc làm ở các khu đô thị hoặc những người sống ở các vùng nông thôn đang tìmkiếm việc làm, những lao động dôi ra qua việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhànước và những người làm nông nghiệp trong những lúc nông nhàn

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Môi trường kinh doanh thực sự mang tính cạnh tranh cao diễn ra không chỉgiữa các DNNVV mà các doanh nghiệp lớn cũng phải chịu sức ép phải nâng caohiệu quả kinh doanh hơn Các DNNVV đã làm tăng tính mềm dẻo, linh hoạt cho cácdoanh nghiệp khác, buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranhcủa mình Với tính tự chủ cao, họ sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh và tìm cáchkhai thác mọi cơ hội để phát triển Nền kinh tế hoạt động năng động và hiệu quảhơn

Làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn và là tiền đề hình thành các doanh nghiệp lớn:

Các DNNVV có thể bổ trợ cho các ngành công nghiệp lớn với tư cách làngười cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, cung cấp dịch vụ, hoặc là trung gian tiêuthụ sản phẩm đầu ra, hay cũng có thể với tư cách là người gia công một vài côngđoạn sản phẩm của DN lớn Mặt khác, quá trình phát triển DNNVV cũng là quátrình tích tụ vốn, tìm kiếm, phát triển thị trường để phát triển thành các DN lớn

Trang 10

1.2 Hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng thương mại

Theo Quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN: Cho vay là một hình thức cấp tíndụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vàomục đích và thời hạn nhất định theo giá thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc

và lãi Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay

Xuất phát từ khái niệm cho vay như trên, hoạt động cho vay đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa có thể hiểu như sau: “Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng thương mại giao cho DNNVV một khoản tiền để sử dụng vào mục đích

và thời hạn nhất định theo giá thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi”

1.2.2 Chính sách cho vay đối với DNNVV của ngân hàng thương mại

Chính sách cho vay đối với DNNVV là tổng hợp toàn bộ những vấn đề có liênquan đến việc cho vay đối với DNNVV như: quy mô cho vay, thời hạn cho vay, tàisản đảm bảo của khoản cho vay, phạm vi lĩnh vực cho vay, và các vấn đềkhác….Cụ thể:

1.2.2.1 Chính sách về quy mô và giới hạn cho vay

Thông thường khi cho vay, các ngân hàng thường có thể tài trợ tối đa bằng nhucầu của khách hàng đồng thời phải đảm bảo phù hợp với các quy định của quản lýnhà nước trong lĩnh vực ngân hàng Bên cạnh đó, bản thân mỗi ngân hàng lại cóchính sách về quy mô và giới hạn cho vay khác nhau

Quy mô và giới hạn của các khoản cho vay đối với DNNVV sẽ được mỗi ngânhàng quy định riêng theo từng thời kỳ căn cứ theo thẩm quyền phê duyệt của cấpphê duyệt, giá trị tài sản đảm bảo, ngành nghề kinh doanh của khách hàng … Việc

ra quyết định cho vay đối với khách hàng DNNVV cần phải tuân theo chính sáchnày

Do xuất phát từ quy mô và phạm vi hoạt động của các DNNVV mà thôngthường nhu cầu về vốn của đối tượng này thường không quá lớn dẫn đến quy môcác khoản cho vay thường là nhỏ (khoảng vài tỷ đến vài chục tỷ)

Trang 11

1.2.2.2 Chính sách về lãi suất và phí cho vay

Chính sách về lãi suất và phí là một trong những vấn đề được các DNVVNquan tâm hàng đầu khi có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng Khi chovay đối với các DNNVV, mỗi ngân hàng đều có những mức lãi suất khác nhau ápdụng cho từng khoản vay tùy theo tiêu chí: kỳ hạn vay (ngắn hạn, trung hạn, dàihạn), loại tiền vay cũng như uy tín và thời gian quan hệ tín dụng đối với ngânhàng Mức lãi suất cho vay có thể là cố định hoặc thả nổi theo từng kỳ hạn nhấtđịnh Bên cạnh khung lãi suất định sẵn, thông thường ngân hàng còn có các mức lãisuất thỏa thuận cụ thể áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng Khi thỏa thuậnlãi suất với khách hàng, ngân hàng sẽ phải tính đến rủi ro, lãi suất hòa vốn, khảnăng cạnh tranh trên thị trường

Chính sách phí và lãi suất của ngân hàng sẽ do ban lãnh đạo các ngân hàngquyết định tùy theo định hướng điều hành hoạt động và bị khống chế bởi các mứclãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước Nhìn chung, chính sách lãi suất phí củangân hàng trong hoạt động cho vay đối với các DNNVV cần được khuyến khíchtính linh hoạt và đa dạng

1.2.2.3 Chính sách về thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ thời điểm khoản vay tiềnđầu tiên được giải ngân đến khi khách hàng hoàn trả hết vốn và lãi theo hợp đồng

đã cam kết Mỗi khoản cho vay đều sẽ được Ngân hàng quy định một thời hạnriêng

Thời hạn cho vay có thể là dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn, hoặc có thểkhông được xác định trước mà phụ thuộc vào mức luân chuyển của vật tư hàng hóa

là đối tượng cho vay của ngân hàng trong trường hợp cho vay luân chuyển Trongtrường hợp cho vay dự án, thời hạn cho vay còn bao gồm: thời gian đầu tư, thờigian ân hạn, thời gian trả nợ Các khoản cấp tín dụng có kỳ hạn càng dài càng đượcđánh giá là có rủi ro cao hơn so với các khoản cấp tín dụng có kỳ hạn ngắn hơn Thời hạn cho vay đều được quy định rõ trong các hợp đồng tín dụng ký vớikhách hàng và phù hợp với nhu cầu cũng như nguồn tiền trả nợ của các DNNVV

Trang 12

1.2.2.4 Chính sách về quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhìn chung, hoạt động cho vay đối với các DNNVV được đánh giá là tiềm ẩnnhiều rủi ro Do quy mô vốn nhỏ, tính chuyên môn hóa chưa cao, còn nhiều thiếusót trong quản lý, điều hành, thiếu nhân lực giỏi nên các doanh nghiệp vừa và nhỏthường gặp khó khăn trong quá trình hoạt động Những hạn chế trong bản thân nộitại các doanh nghiệp nhỏ và vừa như nói trên khiến đối tượng này dễ dàng rơi vàotình trạng khó khăn và phá sản đặc biệt là khi nền kinh tế vĩ mô có khủng hoảng,biến động Chính vì vậy, các khoản cho vay đối với đối tượng này tiềm ẩn khánhiều rủi ro cho các ngân hàng thương mại, đòi hỏi phải có một biện pháp nhằmkiểm soát rủi ro đặc biệt trong quá trình cho vay

1.2.2.5 Chính sách về tài sản đảm bảo

Ngân hàng cho vay các DNNVV dựa trên việc đánh giá về uy tín và khả năngtrả nợ của khách hàng, đồng thời cũng dựa trên tài sản đảm bảo của khoản cho vay.Tài sản đảm bảo cho khoản cho vay tại ngân hàng thường là những tài sản có khảnăng phát mại được như: giấy tờ có giá, hàng hóa trong kho, nhà cửa, thiết bị, hoặcbảo lãnh của bên thứ ba … Mỗi ngân hàng sẽ có một quy định cụ thể về các loạibảo đảm cho mỗi loại hình cấp tín dụng, tỷ lệ phần trăm cho vay trên mỗi loại tàisản đảm bảo, quy định về việc định giá và quản lý tài sản đảm bảo

Trong trường hợp cấp tín dụng cho các khách hàng lớn, khách hàng truyềnthống, có uy tín, Ngân hàng có thể không yêu cầu tài sản đảm bảo Tuy nhiên, tronghoạt động cấp tín dụng đối với DNNVV, tài sản đảm bảo đã trở thành một yêu cầuquan trọng hàng đầu Nó được coi như một tấm lá chắn hạn chế rủi ro cho ngânhàng trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, không còn khả năng thanh toán vốn Tùy vào việc ngân hàng đánh giá uy tín, khả năng tài chính của doanh nghiệp

mà họ quyết định cấp tín dụng cho DNNVV dựa trên tài sản đảm bảo là bất độngsản, hay các tài sản kém tính thanh khoản hơn như hàng tồn kho, khoản phải thu,máy móc thiết bị

1.2.3 Quy trình cho vay DNNVV của ngân hàng thương mại

Giống như bất kỳ hoạt động cho vay nào trong các ngân hàng thương mại,hoạt động cho vay đối với các DNNVV cũng tuân thủ theo các bước chung như sau:

Trang 13

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu với các khách hàng DNNVV Nếu khách hàng cónhu cầu vay vốn và đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho vay của ngân hàng-> hướngdẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cho vay theo quy định.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay của khách hàng DNNVV Tiến hànhphân tích khách hàng và thẩm định phương án vay vốn

Bước 3: Trả lời khách hàng về việc từ chối hay chấp nhận cho vay Lập hợpđồng và ký kết Hợp đồng tín dụng với khách hàng

Bước 4: Tiến hành thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo chokhoản cho vay (nếu có); thực hiện đầy đủ các điều kiện cần thiết trước giải ngân vàgiải ngân vốn vay Đồng thời, lập hồ sơ theo dõi khoản vay

Bước 5: Tiến hành kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn trả nợ và

xử lý phát sinh

1.2.4 Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại

Cho vay là nghiệp vụ phổ biến nhất trong các nghiệp vụ tín dụng tại ngânhàng Các khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến2/3 nguồn thu của ngân hàng, đồng thời rủi ro của ngân hàng cũng có xu hướng tậptrung vào danh mục các khoản mục cho vay

Hoạt động cho vay có thể được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau

+ Phân chia theo thời hạn cho vay, hoạt động cho vay bao gồm: cho vay

ngắn hạn và cho vay trung dài hạn Theo đó, các khoản cho vay ngắn hạn là cáckhoản cho vay có thời hạn hoàn vốn dưới 12 tháng, các khoản cho vay trung dài hạn

là các khoản cho vay có thời gian từ trên 1 năm đến 5 năm; các khoản cho vay dàihạn là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm Thông thường, trong các NHTM,

tỷ trọng cho vay ngắn hạn sẽ cao hơn so với cho vay trung dài hạn do các NHTMchủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của khách hàng đồng thời do các khoản tín dụngtrung dài hạn thường có độ rủi ro cao hơn

+ Phân chia theo cách thức cho vay, hoạt động cho vay sẽ bao gồm: Cho vay

theo hạn mức tín dụng, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay luân chuyển, Cho vaythấu chi, cho vay trả góp

Cho vay theo hạn mức tín dụng: là nghiệp vụ mà theo đó, Ngân hàng thỏa

Trang 14

thuận cấp cho DNNVV một hạn mức tín dụng tại ngân hàng để sử dụng Hạn mứcnày được xác định dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhucầu vay của doanh nghiệp Trong kỳ được cấp nạn mức, DNNVV có thể vay trảnhiều lần song tổng dư nợ vay của doanh nghiệp tại ngân hàng không được vượtquá hạn mức đã cấp Mỗi lần rút vốn, khách hàng cần trình bày phương án sử dụngtiền vay cũng như chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay của mình Đây

là hình thức cho vay đối với DNNVV khá phổ biến do nó khá thuận tiện và phù hợpvới nhu cầu bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp

Cho vay trực tiếp từng lần: Đây cũng là một hình thức cho vay đối với các

DNNVV khá phổ biến, phù hợp với các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốnthường xuyên mà chủ yếu là sử dụng vốn chủ sở hữu, hoặc các doanh nghiệp chỉ cónhu cầu vay vốn ngân hàng theo thời vụ Mỗi lần vay vốn, doanh nghiệp cần trìnhngân hàng phương án kinh doanh vay vốn cụ thể, ngân hàng sẽ tài trợ cho phương

án của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích hiệu quả từng phương án cụ thể Cácphương án vay khác nhau sẽ được tài trợ bởi các món vay tách biệt khác nhau

Cho vay thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép các

DNNVV được chi vượt quá số dư tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp tại ngânhàng trong một giới hạn nhất định (hạn mức thấu chi) và trong khoảng thời giannhất định Số tiền lãi mà doanh nghiệp phải thanh toán được xác định theo số tiềnthực tế thấu chi, lãi suất thấu chi và thời hạn thấu chi

Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa.

DNNVV khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng sẽ tài trợ số vốn thiếu hụt và thu

nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp sẽ làm đơn vayvốn, phương án vay vốn cùng các chứng từ hóa đơn nhập hàng gửi ngân hàng Saukhi xem xét và đánh giá phương án, ngân hàng sẽ xem xét cho vay hay không và trảtiền cho người bán, theo hình thức này thu nhập bán hàng là nguồn chi trả cho ngânhàng Hình thức cho vay này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thươngnghiệp, doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trảthường xuyên với ngân hàng

Cho vay trả góp: Đây là hình thức cho vay mà theo đó, ngân hàng sẽ cho

doanh nghiệp vay và cho phép trả nợ gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đãthỏa thuận Phương thức này thường áp dụng đối với các khoản vay trung dài hạn,

Trang 15

tài trợ tài sản cố định hoặc hàng lâu bền Số tiền gốc phải trả mỗi kỳ sẽ được tínhtoán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

+ Phân theo mục đích sử dụng: Cho vay bổ sung vốn lưu động, Cho vay tài

sản cố định, cho vay tài trợ dự án, …

1.2.5 Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có thể khẳng định rằng, nguồn vốn ngân hàng là một trong những nguồn vốnquan trọng không chỉ đối với các DNNVV mà còn đối với mọi doanh nghiệp và cảnền kinh tế Với mục tiêu trợ giúp các DNNVV phát triển theo các nghị quyết củaĐảng và của Chính phủ, trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã có nhiều

nỗ lực, đổi mới hoạt động cho vay nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế,nhất là các DNNVV tiếp cận với vốn vay ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuấtkinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

1.2.5.1 Nguồn vốn vay ngân hàng là một kênh cung cấp vốn quan trọng đối với các DNNVV

Trong các nguồn vốn được huy động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh củacác DNNVV thì nguồn vốn ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất Đa số các DNNVVthiếu vốn hoạt động, trình độ công nghệ thường yếu kém nên nhu cầu đối với nguồn vốnvay ngân hàng để đầu tư sản xuất theo chiều sâu hay mở rộng quy mô hoạt động, nâng caotrình độ công nghệ càng cần thiết Muốn đầu tư chiều sâu cần có một thời gian dài để tíchlũy nội bộ, trong khi đó, nguồn vốn có thể được huy động thông qua việc đi vay vốn ngânhàng

Bên cạnh nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản suất kinh doanh như: muasắm trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng, tăng nguồn nhân lực, là rất lớn so với khả năngtài chính của các DNNVV Và nhu cầu này có thể được đáp ứng thông qua nguồn vốn vay

từ các ngân hàng thương mại

Ngân hàng với vai trò là trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiếtkiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế.Một bên là tổ chức, cá nhân tạm thời thâm hụt chi tiêu, còn một bên là cá nhân tổ chứcthặng dư trong chi tiêu Sự tồn tại giữa hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lậpvới nhau Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nơi thặng dư sang nơi thâm hụt nếu cả hai cùng

có lợi Cả hai đều có nhu cầu muốn đồng vốn của mình sinh lời Nơi thừa vốn sẵn sàng cho

Trang 16

vay để kiếm lãi, còn nơi thiếu vốn cần vay thêm để mở rộng sản xuất cũng vì mục đínhsinh lời.

1.2.5.2 Vốn vay ngân hàng góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, khuyến khích phát triển lợi thế về nguồn lực và kỹ thuật đối với DNNVV

Với việc tác động vào cơ cấu sản xuất kinh doanh của các DNNVV để phát triển kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần, mở rộng hay thu hẹp ngành nghề sẽ tạo ra một cơ cấu kinh

tế hợp lý cho sự phát triển kinh tế bền vững Nhà nước đã tận dụng các công cụ quản lý vĩ

mô mà trong đó vốn vay ngân hàng là một công cụ quan trọng đã được áp dụng hiệu quả.Các ngân hàng có thể sử dụng những công cụ đó như chính sách cho vay của mình đểnhằm nới lỏng hay thắt chặt cho vay, sử dụng lãi suất như là một đòn bẩy khuyến khích cácngành nghề thiết yếu Bên cạnh đó, một mặt các ngân hàng cũng có thể sử dụng các chínhsách khác như đặt ra yêu cầu cho khoản vay, lãi suất cho vay ưu đãi, thủ tục cho vay đơngiản và nhanh chóng hơn… nhưng mặt khác các DNNVV cũng có lợi thế là dễ dàngchuyển hướng kinh doanh Do đó, vốn vay ngân hàng đã phát huy được hết vai trò to lớncủa mình Với một chính sách cho vay linh hoạt và hợp lý sẽ điều chỉnh mối quan hệ chovay giữa các DNNVV và ngân hàng

1.2.5.3 Vốn vay ngân hàng cung cấp vốn đầu tư cho DNNVV cả về chiều rộng

và chiều sâu, đảm bảo cho các DNNVV hoạt động có hiệu quả

Quy luật cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm ra cho mìnhmột hướng đi riêng để có thể tồn tại và phát triển Cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng

có sự thay đổi đáng kể từ cạnh tranh về giá đã chuyển sang cạnh tranh về chất lượng, sảnphẩm và mẫu mã Làm thế nào để tạo thị phần, tạo hình ảnh, niềm tin cho khách hàng Mộtkhó khăn mà các DNNVV phải đối mặt dễ nhận thấy nhất là sự thiếu hụt về vốn Vốn làđiều kiện để các doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chấtlượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động Cũng có rất nhiều hình thức vàphương pháp huy động vốn mới cho các doanh nghiệp như: vay vốn ngân hàng, thuê tàichính, liên doanh, liên kết, vay người thân bạn bè, cổ phần hoá doanh nghiệp, sáp nhậpdoanh nghiệp để khắc phục hạn chế của mình Nhưng thực tế một số hình thức còn rấtnhiều hạn chế Do vậy, vốn vay ngân hàng được coi là giải pháp khả thi nhất, ở Việt Namhiện nay chỉ có vốn vay ngân hàng mới có thể đáp ứng những nhu cầu trên của các doanhnghiệp đặc biệt là DNNVV Sở dĩ như vậy là ngân hàng đóng vai trò là trung gian tàichính, mục tiêu hoạt động tập trung huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cung cấp cho cácthành phần kinh tế Hơn nữa, các ngân hàng thương mại còn có khả năng huy động được

Trang 17

nguồn vốn rẻ với việc đa dạng hóa hình thức huy động, có các hình thức khuyến mạiphong phú nên khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng Điểm nữa là với ưu thế vềmạng lưới chi nhánh rộng khắp, tạo lập được nhiều kênh huy động vốn và cung cấp vốncho các DNNVV Do vốn vay ngân hàng là nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố địnhcủa doanh nghiệp Như vậy, vốn vay ngân hàng góp phần điều hoà vốn cho nền kinh tế,đầu tư cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và dần trở thànhtrợ thủ đắc lực không thể thiếu của các doanh nghiệp.

1.2.5.4 Vốn vay ngân hàng là nguồn lực hỗ trợ cho các dự án tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Với việc tăng nguồn vốn cho DNNVV không chỉ làm tạo việc làm mà còn làm chonăng suất lao động tăng lên từ đó tăng thu nhập cho người lao động Sở dĩ nói như vậy làbởi khi nước ta bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường thì phải đối mặt với mặt tráicủa nền kinh tế như thất nghiệp, lạm phát và nghèo đói Vốn vay ngân hàng có vai trò hếtsức hiệu quả trong việc đầu tư vào các dự án phát triển xã hội như tạo công ăn việc làm,xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế Bên cạnh việc hoạt động vì mục tiêu lợi nhuậnnhưng các ngân hàng cũng dành một lượng vốn lớn để hỗ trợ các dự án mang tính xã hộinhư cho vay tạo công ăn việc làm, chương trình kinh tế biển, chương trình mía đường…

Từ các dự án này mà rất nhiều người đã có việc làm, các gia đình nghèo đã cải thiện đượccuộc sống của mình

Bên cạnh đó các DNNVV khi có thêm nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanhthì sản phẩm tạo ra nhiều và chất lượng cũng nâng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường từ

đó doanh thu tăng lên và thu nhập người lao động tăng theo Do vậy, vốn vay ngân hàng cóảnh hưởng quyết định đến quá trình tái sản xuất nói chung và DNNVV nói riêng, góp phầngiải quyết các vấn đề bức thiết hiện nay

1.3 Phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV

1.3.1 Quan niệm về phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV

Phát triển cho vay có thể hiểu là sự tăng lên về quy mô và số lượng các khoảntín dụng được ngân hàng cung cấp cho các khách hàng trong nền kinh tế trong mộtkhoảng thời gian nhất định Mức độ phát triển cho vay có thể được tính bằng chỉtiêu tương đối hay tuyệt đối của số dư các khoản tín dụng và số khoản tín dụng của

kỳ sau so với kỳ trước Số tương đối thể hiện tốc độ phát triển cho vay của ngânhàng nhanh hay chậm, còn số tuyệt đối thể hiện quy mô phát triển tín dụng như thếnào Phát triển cho vay không chỉ là sự tăng lên về quy mô và số lượng các khoản

Trang 18

tín dụng của một hình thức tín dụng nào đó, mà còn là sự tăng lên của các sản phẩmtín dụng đa dạng mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế

Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển ngày càng mạnh của kinh tế thị trường kéotheo áp lực cạnh tranh gay gắt trong thị trường tài chính, đặc biệt là giữa các ngân hàngthì việc phát triển tín dụng được gắn liền với phát triển một cách bền vững Các ngânhàng ngày nay xem xét việc phát triển tín dụng không chỉ về lượng mà còn phải đảmbảo về chất trên cơ sở đảm bảo an toàn tín dụng và hiệu quả sinh lời cao nhất, pháttriển khách hàng tốt nhất Cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO thì thị trường tàichính, ngân hàng của Việt Nam cũng sẽ phải mở cửa hội nhập với thế giới Điều nàycũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối mặt với áplực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài trong việc giữ và phát triển thị phần củamình Chính vì vậy phát triển tín dụng một cách bền vững có ý nghĩa sống còn đối vớicác ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai

1.3.2 Các tiêu chí phản ánh việc phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV

1.3.2.1 Quy mô cho vay

Để đánh giá quy mô tín dụng của một ngân hàng người ta thường sử dụng cácchỉ tiêu như doanh số cấp tín dụng , doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng

- Doanh số cấp tín dụng : là tổng giá trị các khoản tín dụng mà ngân hàng đã

cấp cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định, nó bao gồm doanh số cho vay,doanh số mở LC, bảo lãnh, chiết khấu Để đánh giá mức độ phát triển tín dụngcủa ngân hàng người ta sẽ so sánh doanh số cấp tín dụng qua các thời kỳ Tuynhiên, tùy đặc điểm của ngân hàng, cơ cấu sản phẩm tín dụng , thời kỳ phát triểncủa ngân hàng mà mức độ tăng trưởng doanh số cấp tín dụng sẽ khác nhau Đối vớingân hàng mới thì doanh số cấp tín dụng thường có tốc độ tăng trưởng cao, còn cácngân hàng đã phát triển ổn định thì thường chỉ số này tăng trưởng thấp hơn

- Doanh số thu nợ: là toàn bộ các khoản nợ mà ngân hàng đã thu từ khách

hàng, các khoản giải phóng cam kết bảo lãnh, giá trị thu hồi các khoản chiết khấu trong một khoảng thời gian xác định Doanh số thu nợ cũng phản ánh quy mô pháttriển tín dụng của ngân hàng, ngân hàng có doanh số thu nợ tăng cùng với doanh sốcấp tín dụng , dư nợ tín dụng cũng tăng sẽ phản ánh quy mô tín dụng của ngânhàng tăng Tuy nhiên, cũng giống như doanh số cấp tín dụng thì doanh số thu nợ

Trang 19

phụ thuộc vào cơ cấu sản phẩm tín dụng của ngân hàng.

- Dư nợ tín dụng : là tổng dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh, số dư các cam kết

khác như cam kết mở L/C của ngân hàng tại một thời điểm nhất định Mức dư nợcao hay thấp sẽ phản ánh mức độ phát triển hay thu hẹp tín dụng của ngân hàng.Người ta cũng so sách quy mô dư nợ tín dụng qua các kỳ báo cáo tài chính để xemxét tốc độ phát triển hay thu hẹp tín dụng cao hay thấp, nhanh hay chậm

Trong việc đánh giá mức độ phát triển hay thu hẹp tín dụng qua các thời kỳthì người ta thường kết hợp đánh giá các chỉ tiêu trên trong một tổng thể so sánh,trên cơ sở đặc điểm hoạt động của ngân hàng cũng như cơ cấu sản phẩm của ngânhàng đó để cho kết quả chính xác nhất

1.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng quy mô cho vay

- Phần trên đã đề cập đến các chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay , nhưng đây làcác chỉ tiêu mang tính thời điểm nên người ta thường sử dụng chỉ tiêu đo tốc độtăng trưởng tín dụng để đánh giá mức độ phát triển cho vay qua các thời kỳ mộtcách chính xác hơn Các chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở so sánh các chỉ tiêuquy mô tín dụng qua các thời kỳ:

- Tốc độ tăng doanh số cấp tín dụng, chỉ tiêu này xác định bằng công thức:

Doanh số cấp tín dụng năm nay X 100%

Doanh số cấp tín dụng năm trước

- Tốc độ tăng doanh số thu nợ, chỉ tiêu này xác định bằng công thức:

Doanh số thu nợ năm nay X 100%

Doanh số thu nợ năm trước

- Tốc độ tăng dư nợ tín dụng , chỉ tiêu này xác định bằng công thức:

Dư nợ tín dụng năm nay X 100%

Dư nợ tín dụng năm trước

1.3.2.3 Số lượng và tỷ trọng của khách hàng là DNNVV

Số lượng khách hàng tăng lên hoặc giảm xuống trong một thời kỳ là một chỉtiêu phản ánh mức độ phát triển tín dụng của NHTM Việc tăng số lượng kháchhàng thật sự có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khẳng địnhđược tính bền vững trong công tác quản lý khi ngân hàng giữ và duy trì được kháchhàng truyền thống, đồng thời phát triển được mối quan hệ với khách hàng mới.Trường hợp này tốt hơn trường hợp số lượng khách hàng tăng lên nhưng ngân hàngkhông giữ được lượng khách hàng cũ do ngân hàng mất công sức phát triển mối

Trang 20

1.3.2.4 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV trên tổng thu nhập

từ tín dụng

Chi tiêu này phản ánh hoạt động tín dụng đơi với DNNVV đem lại thu nhậpnhư thế nào cho các NHTM Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ đầu tư tín dụng vào đốitượng này là một hướng đi đúng đắn Chỉ tiêu này nhỏ cho thấy hoạt động tín dụngđối với DNNVV của NHTM chưa đóng vai trò lớn trong việc tạo doanh thu và lợinhuận của NHTM

Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt

động tín dụng =

Thu nhập từ tín dụng đối với DNNVV x 100

%Tổng thu nhập từ tín dụng

1.3.2.5 Quản trị rủi ro tín dụng cho vay DNNVV

Chất lượng tín dụng là phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợpcho vay của một tổ chức tín dụng Để phản ánh về chất lượng tín dụng, người tathường quan tâm đến một số chỉ tiêu như: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trên tổng

dư nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo Ngoài ra, để đánh giá định tính về chất lượngtín dụng, người ta quan tâm đến: cơ cấu dư nợ vay ngắn- trung và dài hạn trongtương quan cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay đối với cácngành, lĩnh vực rủi ro cao tại thời điểm đó như: bất động sản, chứng khoán, kinhdoanh nông thuỷ sản…

Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song ngân hàng phải quản lí rủi ro tín dụngnhằm hạn chế các mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra Từ những nguyên nhânnảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hóa thành những chi tiêu hoặc dấu hiệuchính phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng:

+ Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ;

+ Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ;

Trang 21

+ Nợ có vấn đề;

+ Tính đa dạng hóa của tài sản;

+ Tình hình tài chính và phương án của người vay ( các yếu tố của người vay)hoặc xếp hạng tín dụng của người vay;

+ Đảm bảo tiền vay;

+ Quan hệ tín dụng của khách hàng và ngân hàng;

+ Môi trường hoạt động của người vay

Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:

* Tỷ lệ nợ quá hạn:

Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của cácNgân hàng thương mại không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngânhàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng

Nợ quá hạn (non performing loan - NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn

bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn

Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúnghạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ Để đảm bảo quản lýchặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đượcphân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau:

+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày - Nợ cần chú ý;

+ Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày - Nợ dưới tiêu chuẩn;

+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày - Nợ nghi ngờ;

+ Nợ quá hạn trên 361 ngày - Nợ có khả năng mất vốn

* Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thểđòi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các camkết này đã hết hạn;

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có

Trang 22

khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi;

+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trịphátmãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi;

+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày TheoQuyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu của tổ chức tín dụngbao gồm các nhóm nợ như sau:

Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá làkhông có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất mộtphần nợ gốc và lãi Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; các khoản

nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khảnăng tổn thất cao Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; các khoản

nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơcấu lại

Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánhgiá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên

360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ đã cơ cấu lạithời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 3%

• Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoảnmục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi rotín dụng cũng rất cao Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chiathành 3 nhóm:

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản chovay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng Đây làkhoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng;

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản chovay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân

Trang 23

hàng Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ chovay của ngân hàng;

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là nhữngkhoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mạng lại chongân hàng là vừa phải Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư

nợ cho vay của ngân hàng

Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng của ngân hàng chưa đạt được yêucầu về sự tổng hợp và thống nhất Hệ thống thông tin chưa đầy đủ và thiếu cập nhật

đã khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn Ngân hàng chưa có đủthông tin về thị trường, không có những kênh thông tin chính xác để kiểm tra về cáckhách hàng,

Chiến lược khách hàng của ngân hàng: Tùy theo chiến lược kinh doanh cụthể mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận khách hàng khác nhau

Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đem lại lợi nhuận

Các yếu tố khách quan:

Do môi trường pháp lý chưa đầy đủ chặt chẽ, các quy định còn thiếu và chưađồng bộ

Trang 24

Các thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong tiếntrình hội nhập quốc tế…

Do các biến động bất thường về tỷ giá hối đoái, lãi suất,…ngoài tầm kiểmsoát của ngân hàng

Hệ thống thông tin về các doanh nghiệp do các cơ quan khác cung cấp khôngchính xác, trung thực

Như vậy, tại mỗi ngân hàng, việc phát triển công tác quản lý cho vay phụthuộc vào nhiều yếu tố như: nhận thức về cho váy, hiệu quả bộ máy tổ chức, trình

độ cán bộ công nhân viên Do vậy, việc hoàn thiện và nâng cao công tác quản lýcho vay chính là hoàn thiện và nâng cao những yếu tố đó

1.4 Kinh nghiệm về phát triển cho vay ngân hàng đối với DNNVV

1.4.1 Kinh nghiệm về phát triển cho vay ngân hàng đối với DNNVV

1.4.1.1 Kinh nghiệm của một số quốc giá trên thế giới

Ở nhiều nước trên thế giới, kể cả ở những nước có nền kinh tế phát triển,DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn đặt biệt là vốntín dụng ngân hàng Bên cạnh hệ thống tín dụng thương mại, nhiều nước đã xâydựng hệ thống các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV dưới nhiều hình thức thông qua hệthống ngân hàng thương mại

Ở Thái Lan, đối với món vay không quá 50.000 bath (2.000 USD) khôngphải trả lãi trong 4 tháng đầu tiên kể từ khi vay, trong thời hạn 2 năm phải trả cả gốclẫn lãi Đối với món vay trên 50.000 đến dưới 500.000 bath không phải trả lãi trong

12 tháng đầu kể từ khi vay và phải trả cả gốc lẫn lãi trong vòng 10 năm Điều kiệnvay là ngoài tư cách pháp nhân, người vay phải qua khoá bồi dưỡng ở cục hỗ trợ tàichính trong 3 tuần và được sát hạch theo 100 điều quy định về DNNVV

Ở Nhật Bản, các chính sách về DNNVV được hình thành từ những năm 1950trong đó dành một sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp cácDNNVV tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuấtkinh doanh như: khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay….Các biện pháp hỗ trợ này được thực hiện thông qua Hệ thống hỗ trợ tín dụng và các

tổ chức tài chính công cộng phục vụ DNNVV Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp chocác DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của

Trang 25

các tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của Hiệp hội bảo lãnh tín dụngtrên cơ sở hợp đồng bảo lãnh Ngoài ra, còn có 3 tổ chức tài chính công cộng khác.

Đó là: công ty tài chính DNNVV, công ty tài chính nhân dân và ngân hàng ShokiChukin do Chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn chocác DNNVV để đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mởrộng và phát triển sản xuất kinh doanh

1.4.1.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam

Kinh nghiệm của Ngân hàng Vietinbank

Bước phát triển chính sách tín dụng của VietinBank là quá trình kế thừa, pháthuy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trường kinh tế,

xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới,thông lệ quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến… Giá trị cốt lõi là chuyển từ tưduy bao cấp sang tư duy tín dụng thị trường Theo đó tín dụng đã hướng tới phục vụnhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm,các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soátrủi ro

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệthống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăngcường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu thammưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý kháchhàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản

lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suygiảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độclập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ) Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lạinhững kết quả quan trọng

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linhhoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăngtrưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể,tuân thủ danh mục tín dụng đãđược thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tếphát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nềnkinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án

Trang 26

kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dựphòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Nhờ đó, quy mô tín dụng của VietinBank tăng bình quân hàng năm 31% đếnnay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập), đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp

lý của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sửdụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay… đượcđiều chỉnh theo hướng tích cực Chất lượng tín dụng được nâng cao và trở thànhmột trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất

Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách,quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trìnhthực hiện Hoạtđộng tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảocác giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như cácbiện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứchi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau Đồng thời,các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷquyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sởphù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị

và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền

Kinh nghiệm của Ngân hàng VIB

Tại VIB, cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị(HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành

là người thực thi chiến lược, nếu không “rõ ràng” điều này sẽ dấn đến mâu thuẫn vềquyền lợi Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, đượcChủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúpHĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tínhminh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB

Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề cóquá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá

cơ hội hoặc dự phòng rủi ro Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng banchuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận

Trang 27

hỗ trợ Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ ( Đợn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểmtoán nội bộ) giúp VIB tăng cường vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn

vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗhổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” sang

“hợp tác” mà không ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Xây dựng nền tảng cơ bản và chắc chắn cho sự phát triển các DNNVV: Để

có những bước đi thành công cần một nền tảng cơ bản và chắc chắn, nền tảng chophát triển các DNNVV là một Chính phủ mạnh, một môi trường kinh doanh thuậnlợi, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và cơ sở hạ tầng có hiệu quả Sau đổi mới,Đảng và Chính phủ đã có cái nhìn thực sự đúng hướng về phát triển nền kinh tếnhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng đến nay những hànhđộng cụ thể và có hiệu quả thì chưa nhiều Thêm vào đó là cơ sở hạ tầng yếu kém,hạn chế sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng

Thành lập các tổ chức hỗ trợ DNNVV vay vốn với lãi suất ưu đãi: Vốn quyếtđịnh các hoạt động của doanh nghiệp về phát triển mở rộng sản xuất, mua sắm trangthiết bị, khả năng cạnh tranh, tay nghề người lao động … vì vậy thiếu vốn làm chocác doanh nghiệp không giải quyết được vấn đề gì, làm cho sản xuất ngưng trệ vìvậy hỗ trợ tài chính cho các DNNVV là việc làm đầu tiên cần được quan tâm đến.Chính phủ các nước đã thành lập các tổ chức nhằm hỗ trợ vốn cho các DNNVV màđặc biệt hỗ trợ vốn tín dụng ngân hàng Các tổ chức này giúp các DNNVV dễ dàngtiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả

và tính cạnh tranh trong quá trình hoạt động Bên cạnh đó, tổ chức còn tạo điều kiệncho các DNNVV vay với lãi suất ưu đãi hoặc các NHTM buộc phải dành một lượngvốn nhất định cho các DNNVV mới thành lập hoặc mua sắm cơ sở vật chất

Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV: DNNVV ra đời góp phần đa dạnghoá các thành phần kinh tế, tăng tính cạnh tranh giữa các khu vực Ngay từ khi mới

ra đời, các nước đã quan tâm thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV trên tất cảcác mặt Việc giúp cho các doanh nghiệp này ngay từ khi thành lập cho đến việc hỗ

Trang 28

trợ công nghệ thông tin và cả những sản phẩm tiêu thụ … đã giúp hoạt động kinhdoanh của các DNNVV dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

Tăng cường hợp tác giữa tác tổ chức tín dụng với các tổ chức khác trong việctài trợ vốn cho DNNVV: Hầu hết các nước thành công trong việc giúp các DNNVV

mở rộng nguồn vốn đều phát triển các công ty cho thuê tài chính với chức năng chothuê tài chính nhằm tài trợ vốn trung, dài hạn cho các DNNVV, hình thành các tổchức bảo lãnh tín dụng có sự hợp tác chặt chẽ của các phòng thương mại, hiệp hộidoanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền địa phương Hoạt động bảo lãnh khắcphục được khá nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn của các DNNVV

1.5 Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài

1.5.1 Các nghiên cứu trong nước

Võ Đức Toàn(2012), luận án tiến sỹ kinh tế, “Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành Phố

Hồ Chí Minh” luận án đã hệ thống hóa các hoạt động tín dụng của ngân hàng

thương mại và cho thấy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệpnhỏ và vừa Đồng thời, đề tài nghiên cứu hệ thống hóa các định hướng phát triểntín dụng của các ngân hàng TMCP đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa ra một sốgiải pháp và khuyển nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng

Nguyễn Văn Lê (2014), luận án tiến sỹ kinh tế, “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn” luận án đã làm rõ Làm rõ cơ sở lý luận về tăng trưởng TDNH đối với DNNVV

trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, và đúc kết những bài học phù hợp nhất choviệc tăng trưởng TDNH đối với DNNVV Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu kinhnghiệm quốc tế Đồng thời, phân tích môi trường cho tăng trưởng TDNH đối vớiDNNVV Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn; Phân tích và đánh giá thựctrạng tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn tạiViệt Nam; Tác giả đã đưa một số đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng ngânhàng cho DNNVV Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn

1.5.2 Các nghiên cứu trên thế giới

Một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới như Hunter, J.E and Gerbing,D.W (1982), Gerbing, D and Anderson, J (1988), lehtinen, J.R and lehtinen, U

Trang 29

(1982) cho rằng CLDV và sự hài lòng khách hàng là đồng nhất Tuy nhiên, cónhiều nghiên cứu cho rằng CLDV và sự hài lòng của khách hàng là hai khái niệmkhác nhau Theo Gronroos (1984, Tr 36-45.), chất lượng dịch vụ sẽ tác động đến sựhài lòng của khách hàng và tạo nên sự trung thành của khách hàng Hệ quả là doanhthu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, đến lượt nó, sẽ tác động trở lại doanhnghiệp có điều kiện cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng

Nghiên cứu Zeithaml & Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là thái độcủa khách hàng khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ trong khi chất lượng dịch vu tậptrung vào những thành phần cụ thể của dịch vụ Nhiều nghiên cứu đã kiểm định vàchứng minh mối quan hệ giữa chất lượng dịch vu và sự hài lòng của khách hàng(Cronin & Taylor, 1992, tr 55-68 ) Nhưng rất ít nghiên cứu tập trung vào việckiểm định mức độ giải thích các thành phần chất lượng dịch vu đối với sự hài lòngcủa khách hàng, đặc biệt trong những ngành dịch vụ cụ thể (Lassar & Ctg, 2000).Mức độ hài lòng của khách hàng được xem như là kết quả, và chất lượng dịch vụchính là nguyên nhân

Pairot (2008) định nghĩa sự hài lòng của khách hàng là khả năng của công tyđáp ứng nhu cầu về kinh doanh, tình cảm và tâm lý của khách hàng Theo Oliver(1981, trang 27), sự hài lòng của khách hàng là tổng thể trạng thái tâm lý khi mà trảinghiệm tiêu dùng sản phẩm dịch vụ phù hợp với những kỳ vọng trước đó Sự hàilòng của khách hàng cũng được định nghĩa bởi Hunt (1997, trang 495), là một đánhgiá rằng trải nghiệm tiêu dùng sản phẩm dịch vụ tốt ít nhất bằng với những kỳ vọngđạt được trước đó Thực tế nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư vào sự hài lòng của kháchhàng, quan hệ khách hàng và chất lượng dịch vụ sẽ đem lại lợi nhuận và thị phần(Rust và Zahorik, 1993) Nói một cách khác, sự hài lòng của khách hàng dẫn đếnlòng trung thành của khách hàng và điều này cũng dẫn đến lợi nhuận cho công ty(Hallowell, 1996) Nếu như khách hài hài lòng với dịch vụ chất lượng cao, họ sẽ cókhả năng tái sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty, thậm chí mở rộng ra các dòngsản phẩm khác, do đó thị phần có thể được cải thiện

Levesque và McDougall (1996) đã thực nghiệm, khẳng định và cũng cố quanđiểm cho rằng trải nghiệm khách hàng kém sẽ làm giảm mức độ hài lòng của kháchhàng và cơ hội để giới thiệu các dịch vụ khác sẽ bị giảm đi Các nghiên cứu trước

Trang 30

đã chỉ ra mối liên hệ lớn giữa mức độ chất lượng dịch vụ với sự hài lòng của kháchhàng (Anderson và Sullivan, 1993) Chất lượng dịch vụ được thừa nhận như là mộttrong những yếu tố cơ bản của sự hài lòng khách hàng (Parasuraman et al., 1994).Tuy nhiên, có nhiều tranh luận về việc liệu sự hài lòng của khách hàng có phải làtiền thân cho chất lượng dịch vụ tốt hay không (Parasuraman et al., 1985 và Bitner

et al., 1990 hay Anderson và Sullivan, 1993) Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sựhài lòng chịu ảnh hưởng bởi không chỉ nhận thức về chất lượng dịch vụ mà còn bởinhững nhận thức về chất lượng sản phẩm và các yếu tố giá cả, cũng như các yếu tố

về cá nhân (Zeithaml và Bitner, 2000) Ví dụ, sự hài lòng của khách hàng với dịch

vụ Ngân hàng sẽ là một khái niệm rộng hơn và chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bớinhững nhận thức về chất lượng sản phẩm (như nhiều lựa chọn tiền gửi cho kháchhàng), giá cả của sản phầm (ví dụ như chi phí tính bởi các ngân hàng hoặc tỷ giácủa các ngân hàng tiền gửi khác nhau), các yếu tố cá nhân chẳng hạn như trạng tháicảm xúc của khách hàng

- Sakalya Venkata Seshaiah và Vunyale Narender (2007) trong một cuộcnghiên cứu của họ về “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của KHđối với NH bán lẻ” Nghiên cứu khảo sát 1.000 KH dựa trên bảng câu hỏi làm công

cụ khảo sát, thông qua những cuộc phỏng vấn KH không chính thức và những thôngtin sẵn có trên mạng Internet Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã xác địnhđược các yếu tố và phân tích yếu tố nào trong số các yếu tố này các tác động lớnnhất, vừa phải và ít có tác động làm tiêu chí lựa chọn Nghiên cứu nhằm mục đíchphân tích hành vi KH trong việc lựa chọn NH bán lẻ Việc tiếp xúc, trao đổi với các

KH tham gia khảo sát ở bất kỳ địa điểm nào có thể nhằm để hiểu rõ tâm lý KH Có

15 nhân tố đã được xác định và được sắp xếp tương đối theo thứ tự quan trọng là:

1 Tính an toàn của các khoản tiền gửi

Trang 31

8 Sự lịch thiệp của nhân viên

9 Giá cả và phí DV

10 Các gói SP

11 Ấn tượng chung của công chúng

12 Ấn tượng của các NH đồng cấp

13 Sự đổi mới (cấu trúc)

14 Mối quan hệ với nhân viên

15 Quảng cáo và tính phổ biến trong cộng đồng

Theo kết quả thu thập, dựa trên nghiên cứu thực tế, 06 nhân tố đầu tiên có tác độnglớn nhất, 04 nhân tố tiếp theo đóng vai trò tương đối quan trọng, 05 nhân tố còn lạikhông có nhiều ảnh hưởng Do đó, thông qua việc định hướng KH, các NH bán lẻcần tái cấu trúc các hoạt động NH để thực hiện sứ mệnh đã đề ra Trong thị trườngvốn hóa và cạnh tranh, quyền lực thuộc về KH Vì vậy, các CN tham gia vào lĩnhvực ngàn hàng phải thay đổi quan điểm và cần nhận ra “khẩu vị” của KH bán lẻ

Trang 32

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở lý thuyết về phát triển hoạt động cho vay đối với các DNNVV đãtrình bày tại Chương 1 của luận văn, ở chương 2 này tác giả sử dụng các phươngpháp nghiên cứu để tiếp theo đó đưa ra một cách chính xác thực trạng việc pháttriển hoạt động cho vay các DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây Từ đó, tác giả đề xuất một số những giảipháp cũng như kiến nghị nhằm mục tiêu phát triển hoạt động cho vay DNNVV tạiAgribank Hà Tây trong thời gian tới Các phương pháp nghiên cứu được sử dụngnhư sau:

2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thuthập, tốn ít thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập

Các nguồn dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu bên trong là các dữ liệu của các bộ phận chức năng trong ngân hàng/

Dữ liệu bên ngoài là dữ liệu từ các bộ phận chức năng ngoài ngành vàdoanh nghiệp hoặc các nguồn khác trên thị trường như: số liệu của cơ quanthống kê thành phố hoặc cả nước, số liệu của viện nghiên cứu kinh tê trungương và thành phố, sách tham khảo, các tạp chí định kỳ hoặc báo hàng ngày…

Nguồn tài liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ:

- Nguồn bên trong: Các báo cáo tổng hợp về hoạt động cho vay đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam – Chi nhánh Hà Tây

- Nguồn bên ngoài: các bài viết, các bài báo tổng hợp về tình hình hoạt độngcho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và của Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây nói riêng…

2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

- Lập bảng câu hỏi để điều tra khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Quan sát, trò chuyện với nhân viên trong ngân hàng.

Trang 33

- Phương pháp biểu thị số liệu:

+ Phương pháp Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệthống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiệntượng nghiên cứu Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúpcho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng Các số liệu đã thu thập đượcsắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theonhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu Cácloại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân

tổ và bảng kết hợp

+ Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả cótính chất quy ước các số liệu thống kê Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tàinày với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày mộtcách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng củahiện tượng Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnhhội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác củathông tin thống kê Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị được sử dụng trong đềtài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện Căn cứ vào nội dung phản ánh,hai loại đồ thị được sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột

- Phương pháp phân tích thông tin:

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học,

có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trìnhnghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp

Trang 34

nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra Quá trình phân tích phải xác định

cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức

độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kếtluận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dựbáo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn Trong đề tài này, cácphương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy

số theo thời gian, phương pháp so sánh…

+ Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳtrong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm

+ Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã đượclượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm

Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh qua các giai đoạn khác nhau;

So sánh các đối tượng tương tự; So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trungbình hoặc tiên tiến

Trang 35

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ

TÂY3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh HàTây là thành viên trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam (NHNo&PTNT) Chi nhánh được thành lập từ tháng 10/1991 trên cơ sở sápnhập 08 đơn vị thuộc NHNo Hà Sơn Bình và 06 đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhànước Hà Nội Ban đầu, Chi nhánh Hà Tây có 14 chi nhánh huyện, thị xã, 17 phònggiao dịch và bàn tiết kiệm, địa bàn hoạt động trải rộng trên khắp địa bàn tỉnh HàTây cũ

Xuất phát từ một ngân hàng bao cấp chuyển sang hoạt động kinh doanhthương mại, Chi nhánh Hà Tây đã gặp không ít khó khăn trong bối cảnh kinh tế tiền

tệ lạm phát cao, các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị kinh tế cá thể là đối tượngkhách hàng chính lần lượt giải thể và tan rã Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụkinh doanh thiếu và lạc hậu, đội ngũ cán bộ công nhân viên đông, biên chế ban đầulên đến 1.181 người, trình độ còn nhiều hạn chế

Tuy nhiên, đứng trước hàng loạt những khó khăn đó, Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây đã kiên trì đổi mới với chủtrương bám sát nông nghiệp, nông thôn, sắp xếp lại mô hình tổ chức, tinh giảm bộmáy, phát triển kinh doanh theo hướng đa năng, từng bước vượt qua khó khăn vàphát triển Chi nhánh đã từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trởthành lá cờ đầu trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, được Đảng và Nhà nướctặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý

Thực hiện theo Nghị quyết ngày 29/05/2008 của Quốc hội về vệc điều chỉnhđịa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ đã được sátnhập về Thủ đô Hà Nội NHNo&PTNT – Chi nhánh Hà Tây vẫn được giữ nguyên

mô hình hoạt động cũ nhưng không còn là đầu mối của một tỉnh thành trực thuộc

Trang 36

trung ương nữa.

Với tiềm lực mạnh mẽ và truyền thống bề dày thành tích hoạt động,NHNo&PTNT Hà Tây đã giành được niềm tin của khách hàng, xây dựng được một

vị thế vững chắc Hiệu quả từ hoạt động của NHNo&PTNT Hà Tây đã góp phần tolớn vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương và kết quả hoạt động của hệ thốngNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3 1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây

Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, ban như sau:

Ban Giám đốc: gồm Giám đốc Chi nhánh và các Phó giám đốc

Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh, tổchức quản lý, điều hành hoạt động chung trong Chi nhánh, quyết định những vấn đềchiến lược hoạt động, kế hoạch phát triển kinh doanh của Chi nhánh; Phân côngnhiệm vụ, đôn đốc thực hiện, tổ chức phối hợp giữa các Phó Giám đốc và các

Trang 37

Phòng ban nghiệp vụ, trực tiếp phụ trách một số nghiệp vụ nhất định theo phâncông

Phó Giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Chi nhánhkhi Giám đốc vắng mặt và báo cáo lại công việc với Giám đốc; trợ giúp Giám đốcchỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu tráchnhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình

Bộ phận Kế hoạch kinh doanh:

Bộ phận kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh gồm 03 Phòng: Phòng kế hoạch– nguồn vốn, Phòng Tín dụng và Phòng quản lý rủi ro Chức năng, nhiệm vụ củacác Phòng ban như sau:

- Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn: Tham mưu cho Giám đốc trong việc xâydựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn việt Nam và tổ chức thực hiện trong phạm vi Chi nhánh Hà Tây;Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, quy trình được NHNo&PTNT Việt Namphê duyệt, phân bổ chỉ tiêu cho các phòng ban trong Chi nhánh và tổ chức thựchiện; Nắm bắt kịp thời diễn biến lãi suất huy động vốn của các TCTD trên địa bàn

để đề xuất các hình thức, giải pháp huy động vốn và xử lý về lãi suất cho phù hợp;Thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác được Giám đốc phân công

- Phòng Tín dụng: Tiếp nhận và thực hiện cho vay đối với từng đối tượngkhách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biếntiêu thụ, xuất khẩu…; gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng Tiến hànhnghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng.Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuấthướng giải quyết Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chinhánh trực thuộc trên địa bàn

- Phòng Quản lý rủi ro: Giám sát và kiểm soát các khoản vay của khách hàng,phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản vay códấu hiệu bất thường hoặc các khoản vay bắt đầu chuyển nhóm nợ xấu, giám sát việcthực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR, quản lý danh mục các khoản nợ xấu

Ngày đăng: 28/05/2016, 16:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Tiến (2012), Tiền tệ ngân hàng, NxbThống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NxbThống kê
Năm: 2012
2. Mishkin F.S. (1999), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính , Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính
Tác giả: Mishkin F.S
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 1999
3. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình ngân hàng thương mại- Tác giả: Gs.Ts.. Nhà xuất bản:Thống kê Khác
4. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản:Thống kê. Năm xuất bản: 2012 Khác
5. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình nguyên lý & nghiệp vụ ngân hàng thương mại -Tác giả: GS TS. NXB: Thống kê Khác
6. Fredrics Mishkin (1995), Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính, nxb.Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Khác
7. Lê Tuyết Hoa; Nguyễn Thị Nhung (2007), Tiền tệ ngân hàng, nxb. Thống kê, TP. Hồ Chí Minh Khác
8. Website Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn Khác
9. Website Bộ Kế hoạch và đầu tư www.mpi.gov.vn Khác
11. Website NHNo & PTNT VN www.agribank.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w