1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm rải vụ thu hoạch,nâng cao năng suất chất lượng giống ổi ođl1tại gia lâm, hà nội

79 432 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 7,05 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến thời vụ thu hoạch, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất ổi OĐL1 trái vụ trên địa bàn Hà Nội .... Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉ

Trang 1

- -

ĐÀO THỊ LIÊN

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM RẢI

VỤ THU HOẠCH,NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

GIỐNG ỔI OĐL1TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐÀO THỊ LIÊN

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM RẢI

VỤ THU HOẠCH,NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

GIỐNG ỔI OĐL1TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi thực hiện chính Các kết quả trong bài luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố bởi một tác giả nào khác

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đào Thị Liên

Trang 4

Tôi xin gửi tới các Thầy, các Cô Bộ môn rau quả hoa, cây cảnh – Khoa Nông học –Học viện Nông nghiệp Việt Nam lời cảm ơn về sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các Phòng Ban chức năng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập cũng như khi hoàn thành và báo cáo luận văn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Đào Thị Liên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Nguồn gốc và lịch sử và phân loại cây ổi 3

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố 3

1.1.2 Phân loại ổi 3

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên thế giới và ở Việt Nam 6

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên thế giới 6

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi ở Việt Nam 7

1.2.3 Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây ổi 8

1.2.4 Đặc điểm thực vật học của cây ổi 9

1.3 Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước trên cây ổi 10

1.3.1 Những nghiên cứu về kỹ thuật 10

1.3.2 Biện pháp tỉa quả trên cây ăn quả và cây ổi 15

1.4 Những kết luận qua phân tích tổng quan 16

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu 17

2.1.1 Vật liệu nghiên cứu 17

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17

2.2 Nội dung nghiên cứu 17

2.3 Phương pháp nghiên cứu 17

2.3.1 Phương pháp điều tra 17

2.3.2 Bố trí thí nghiệm 18

Trang 6

3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: 21

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

3.1 Thực trạng sản xuất ổi trên địa bàn Hà Nội 25

3.1.1 Điều kiện khí hậu thời tiết và đất đai tại vùng nghiên cứu 25

3.1.2 Thực trạng sản xuất ổi trên địa huyện Gia Lâm 26

3.2 Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến thời vụ thu hoạch, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất ổi OĐL1 trái vụ trên địa bàn Hà Nội 30

3.2.1 Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành đến thời vụ thu hoạch và hiệu quả sản xuất ổi OĐL1 tại Gia Lâm, Hà Nội 30

3.2.2 Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa cành đến khả năng ra hoa và đậu quả của ổi OĐL1 32

3.2.3 Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa cành đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của ổi OĐL1 33

3.2.4 Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa cành đến chất lượng quả ổi OĐL1 34

3.2.5 Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến hiệu quả sản xuất ổi OĐL1 35

3.3 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến năng suất và phẩm chất ổi OĐL1 sản xuất trái vụ 37

3.3.1 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến sinh trưởng của quả ổi OĐL1 37

3.3.2 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ổi OĐL1 40

3.3.3 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến một số chỉ tiêu về phẩm chất quả ổi OĐL1 41

3.3.4 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến hiệu quả sản xuất ổi OĐL1 42

3.4 Ảnh hưởng của liều lượng đạm urê đến khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, năng suất và phẩm chất ổi OĐL1 sản xuất trái vụ 43

3.4.1 Ảnh hưởng của liều lượng đạm urê đến khả năng sinh trưởng của ổi OĐL1 sản xuất trái vụ 43

3.4.2 Ảnh hưởng của liều lượng đạm urê đến khả năng ra hoa và đậu quả ổi OĐL1 sản xuất trái vụ 44

Trang 7

3.4.3 Ảnh hưởng của liều lượng đạm urê đến khả năng sinh trưởng của quả ổi

OĐL1 sản xuất trái vụ 45

3.4.4 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của ổi OĐL1 46

4.4.5 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến phẩm chất quả ổi OĐL1 47

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Thành phần hoá học của đất tại Gia Lâm 26 Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng ổi trên địa bàn Gia Lâm năm 2013 27

Bảng 3.4 Hiệu quả kinh tế của giống ổi OĐL1 29 Bảng 3.5 Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa cành đến sinh trưởng của ổi OĐL1 (Số

liệu năm 2013 – 2014) 30 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa cành đến khả năng ra hoa, đậu quả và

thời gian thu hoạch của ổi OĐL1 32 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa cành đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất của ổi OĐL1 33 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa cành đến chất lượng quả ổi OĐL1 35 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa cành đến hiệu quả sản xuất ổi OĐL1 36 Bảng 3.10 Ảnh hưởng của công thức tỉa quả đến động thái tăng trưởng về chiều

cao quả 37 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của công thức tỉa quả đến động thái tăng trưởng về đường

kính quả 39 Bảng 3.12 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất ổi OĐL1 40 Bảng 3.13 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến một số chỉ tiêu về phẩm chất quả

ổi OĐL1 41 Bảng 3.14 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến hiệu quả sản xuất ổi OĐL1 42 Bảng 3.15 Ảnh hưởng của phân đạm urê đến khả năng sinh trưởng các đợt lộc của

ổi OĐL1 43 Bảng 3.16 Ảnh hưởng của phân đạm urê đến khả năng ra hoa, đậu quả của ổi

OĐL1 44 Bảng 3.17 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của ổi OĐL1 46 Bảng 3.18 Ảnh hưởng của liều lượng đạm urê đến một số chỉ tiêu về phẩm chất

quả ổi OĐL1 47

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Động thái tăng trưởng cành sau khi cắt tỉa 31 Hình 3.2 Năng suất quả của các công thức cắt tỉa cành vào các thời điểm khác nhau 34 Hình 3.3 Ảnh hưởng củabiện pháp tỉa quả đến động thái tăng trưởng về chiều cao

quả ổi OĐL1 38 Hình 3.4 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến động thái tăng trưởng về đường

kính quả ổi OĐL1 39 Hình 3.5 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến năng suất ổi OĐL1 41 Hình 3.6 Ảnh hưởng của liều lượng đạm urê đến phát triển của chiều cao quả 45 Hình 3.7 Ảnh hưởng của liều lượng đạm urê đến phát triển của đường kính quả 45 Hình 4.8 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất ổi OĐL1 47

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 11

MỞ ĐẦU

Cây ổi (Psidium guajava L) thuộc họ Myrtaceae được phân bố trên khắp các

vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu là ở Châu Mỹ, Châu Á và Australia Ổi là một trong những loại trái cây được sử dụng phổ biến và được thị trường ưa chuộng

Ổi rất giàu dinh dưỡng VTMC 75-260mg/100g và pectin, (12,3-26,3%) chất khô, chất béo thô (0,10-0,70%), protein thô (0,82-1,45%), chất sơ (2,0-7,2%) (Mitra,1983; Kundu và cs, 1995) Mức đường biến động rộng từ 4,9-10,1% Fructose 59%, glucose (36%), sucrose (5%) Lượng vitamin A trong quả khá 250IU/100g và chứa đựng lượng đáng kể vitamin B1, B2, B3 Thành phần các chất biến đổi theo vụ

Ở Ấn Độ, ổi đã được sản xuất mang tính hàng hóa từ thế kỷ XVII Ngày nay

ổi được trồng tập trung ở cả vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới Một số giống ổi được trồng chính như: Lucknow 49, Seedless, Apple Colour, Nagpur Seedless, Webber (Bose và cs., 2001)

Ở Việt Nam ổi được trồng khắp nơi từ bắc vào nam, giữa các vùng sản xuất có

sự khác nhau về giống và mẫu mã, sản phẩm Một vài năm gần đây, cây ổi đang được phát triển ở một số tỉnh với diện tích khá lớn và tập trung như ở Hà Nội, Hải Dương Theo số liệu thống kê của cục thống kê Hà Nội và số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Rau quả năm 2010, diện tích trồng ổi ở một số tỉnh miền Bắc như Hà Nội là 585,8 ha (chiếm 4,2 % tổng diện tích cây ăn quả của toàn tỉnh) (Tổng cục thống kê, 2011), Hải Dương: 700 ha, Tiền Giang có diện tích 1.197 ha, sản lượng đạt 27.525 tấn Các giống

ổi được trồng rất đa dạng, giống có từ lâu đời như ổi mỡ, ổi Bo, ổi đào, ổi Đông Dư Một số giống mới như ổi trắng số1 (Viện CLT&CTP), ổi OĐL1 (Viện Nghiên cứu Rau quả) Các giống ổi cũ, ổi địa phương thường cho hiệu quả thấp

Giống ổi OĐL1 có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan, được Viện nghiên cứu Rau quả khảo nghiệm qua nhiều năm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cho sản xuất thử (Quyết định số 334/QĐ-TT-CCN của Cục Trồng trọt) Với quả khá to, mã đẹp, ít hạt, năng suất đạt được từ 20-30kg trên cây 3 năm tuổi và đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người trồng

Trang 12

Tuy giống ổi OĐL1 đang được phát triển ở nhiều địa phương nhưng các kỹ thuật áp dụng còn nhiều hạn chế Ổi chính vụ thu hoạch vào tháng 6 tháng 7 Thời điểm này mưa nhiều nên chất lượng quả không cao Bên cạnh đó, sản phẩm lại cạnh tranh với nhiều loại hoa quả cùng thời điểm nên hiệu quả kinh tế mang lại giảm Các nghiên cứu

về kỹ thuật rải vụ thu hoạch và nâng cao năng suất, chất lượng quả chưa có nhiều

Nhằm phát huy tối đa hiệu quả kinh tế và nâng cao chất lượng chúng tôi nghiên

cứu đề tài“Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật rải vụ thu hoạch nhằm nâng cao năng suất

chất lượng giống ổi OĐL1 tại Gia Lâm, Hà Nội” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Mục đích và yêu cầu của đề tài:

Mục đích:

- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sản xuất ổi trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành

phố Hà Nội, tìm ra các yếu tố hạn chế, từ đó nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm rải vụ thu hoạch và nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, góp phần hoàn thiện xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất ổi ổi OĐL1 trái vụ trên địa bàn Gia Lâm, Hà Nội

- Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến năng suất, phẩm chất

và hiệu qua kinh tế sản xuất ổi OĐL1 trái vụ

- Xác định được lượng phân đạm urê bổ sung phù hợp nâng cao năng suất, chất lượng ổi OĐL1 sản xuất trái vụ

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Nguồn gốc và lịch sử và phân loại cây ổi

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố

Cây ổi (Psidium guajava L.) thuộc họ Myrtaceae có hơn 80 chi và khoảng

3.000 loài được phân bố trên khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu là ở Châu Mỹ, Châu Á và Australia Đến nay, ổi được trồng ở trên 50 nước, khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới (Pall và Duarate., 2012)

Chi ổi (Psidium) có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ với khoảng 100 loài cây

bụi Trong đó có nhiều loài cây có quả ăn được và có giá trị kinh tế lớn (Nakasone

và Paull., 2001)

Cây ổi (Psidium guajava L.) còn gọi là Guava là loài cây có chất lượng quả

ngon nhất trong chi ổi, có nguồn gốc ở Trung Mỹ và vùng phụ cận, Mexico, vùng vịnh Caribbean, Trung và Nam Mỹ

Hiện nay những vùng sản xuất ổi chủ đạo là: phía nam châu á, Hawaiian của Anh, Cu Ba, Ấn Độ Ổi được trồng ở Ấn Độ rất sớm từ những ngày đầu được đề cử bởi Bruton người Ấn Độ ở thế kỷ 17 (Vũ Công Hậu, 1974)

1.1.2 Phân loại ổi

Ổi thuộc họ Myrtaceae, bộ Myrtales Lá thường là lá đơn, mọc đối, hoa

thường lưỡng tính, đài hoa thường có 4-5 thuỳ, rời hoặc liền tại 1 điểm, có 4-5 cánh hoa và nhiều nhị Bầu hạ với 1-3 ngăn, quả thuộc loại quả mọng hoặc quả nang, đặc biệt có quả hạch hoặc giống quả hạch, số lượng hạt nhiều Thân có dạng thân cao, thân bụi và thân gỗ Nhiều cây được trồng làm cảnh hoặc để sản xuất như lấy gỗ, dầu, chất dính, tannin, nhựa, gia vị và lấy quả Các loại cây làm gia vị như: đinh hương, nhục đậu khấu, quế, hạt tiêu có trong họ này Có 4 chi lấy quả quan trọng

như: Psidum, Eugenia,Syzygium và Feijoa (Nakasone và Paull, 1998)

Theo hệ thống phân loại thực vật APG III (Angiosperm Phylogeny Group) công

bố tháng 10 năm 2009, bộ này có 11 họ Trong đó, họ sim (Myrtaceae) có khoảng

3.000 loài thuộc 130-150 chi ( Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền nam, 2002 -2003)

Trang 14

1.1.2.1 Một số giống ổi trồng chính trên thế giới

Qua quá trình chọn lọc giống, lai tạo, hiện nay các giống ổi được sử dụng trong sản xuất ở các nước trên thế giới rất phong phú và đa dạng Một số giống giống phổ biến như:

Redland: Lần đầu tiên được trồng và đặt tên ở Florida, được phát triển bởi

Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và giáo dục thuộc trường đại học Florida với các đặc điểm quả to, ít hạt, hàm lượng vitamin C cao

Supreme: Là giống được chọn tạo với các đặc điểm cùi dày, ít hạt, hàm

lượng VTMC cao, thời gian thu hoạch dài khoảng 8 tháng từ mùa cuối thu tới mùa xuân năm sau

Red Indian: Có đặc điểm quả kích thước trung bình, đầu quả được bao bởi lá

đài dài, quả màu vàng có phủ màu hồng nhạt, độ dày cùi vừa phải, hạt nhỏ, phù hợp cho ăn tươi, thích hợp cho trồng vụ đông sớm và mùa thu

Safed Jam : Được tạo ra khi lai giữa Allahabad Safeda và Kohir (ở địa

phương trồng ổi Hyderabad- Karnataka) và trung tâm nghiên cứu quả Sangareddy (Andhra Pradesh) Được sản xuất vùng quả rộng có ít hạt, hạt mềm chất lượng quả tốt, ascorbic acid nhiều hơn bố mẹ

Kohir Safeda : Là con lai giữa Kohir và Allahabad Safeda được công nhận

bởi Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Sangareddy Quả rộng, thịt quả màu trắng có một vài hạt, hạt mềm, chất lượng quả tốt hơn bố mẹ

Hybrid-1 : Là con lai được tạo bởi (IIHR) Bangalore lai giữa Seedlees và

Allahabad Safeda Cây khỏe, cho sản lượng cao, quả trung bình, thịt quả trắng,ít hạt, hạt mềm, có thể cho quả tốt trong thời gian dài

Lucknow-49 : Được tuyển chọn từ Poona mặc dù được biết đến như là “ổi

Sardar” Cây bán lùn cao từ 2,3-3,3 m, cây khỏe mạnh cành điển hình mang nhiều quả Lá dài từ 12,8-13,2cm rộng 6,8 cm, hình elip ovan hay thuôn hình chữ nhật Quả hơi tròn hình ô van, vỏ quả màu vàng thi thoảng điểm chấm đỏ trên vỏ quả,

ngọt và có hương vị rất thượng hạng

Allahabad Safeda: Được trồng phổ biến ở Uttar Pradesh Cây khỏe mạnh

chiều cao trung bình 5,8-6,2m cành cho sai quả cùng với bộ tán lá dày đặc Khuynh

Trang 15

hướng phát triển là chồi dài, mọc thành vòng và rộng thành khối chắc dày Lá dài từ 9,5-9,8 cm rộng 4,8 cm hình elip Quả nhỏ khối lượng trung bình 180g hình hơi

tròn vỏ quả hơi vàng trắng, chất lượng tốt

Banarasi: Là loại ổi rất ngọt, vị chua ít Cây nhỏ cao 4,2 đến 5,4 m; Tán

rộng; lá dài từ 10-10,4cm rộng 5,4 cm lá thuôn hình chữ nhật đuôi lá tù Quả tròn

màu vàng, có chất lượng quả trung bình

Bên cạnh các giống nêu trên còn rất nhiều giống khác được nghiên cứu và phát triển phù hợp với các mục đích khác nhau như: Blitch, Patillo, Miami Red, Miami White, Seedless (Bose và cs., 2001)

1.1.2.2 Một số giống ổi trồng chính ở Việt nam

Ở Việt Nam số giống ổi chính thức được chọn tạo và công nhận giống còn rất ít Các giống hiện tại đa số là các giống ổi địa phương được trồng manh mún trong các hộ gia đình Dựa vào màu sắc thịt quả người ta chia ra thành các giống ổi ruột đỏ, ổi ruột trắng, ổi ruột vàng (Vũ Công Hậu, 1999)

Theo GS.TS Trần Thế Tục (2000), tại Việt Nam, ổi là loại cây ăn quả không phổ biến, chưa được đầu tư các đề tài nghiên cứu cũng như thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng mang tính chính thức Tuy nhiên, cây ổi vẫn được trồng phổ biến trong vườn gia đình tại mọi vùng sinh thái trong cả nước với các giống được kể đến như: ổi Bo Thái Bình, ổi Đông Dư, ổi đào, ổi mỡ, ổi găng, ổi xá lỵ, ổi trâu, Một số giống ổi trồng như sau:

Ổi Bo Thái Bình: Ổi Bo cây cao 3-4 m lá bầu, màu xanh đậm, quả có cùi dày,

ít hạt so với các loại ổi khác Khi ăn có vị đậm, giòn mùi thơm

Ổi Đào: Ruột dỏ, quả hình cầu , cùi dày, màu hồng đào, giòn thơm

Ổi Mỡ: Quả tròn nhỏ (40-50g) cùi dày, mịn, ruột bé, khi chín vỏ có màu vàng

trắng, chín thơm ngon

Ổi Bát ngoại: Giống nhập từ miền nam ra sau trồng 8 tháng cây đã có quả Quả to,

cùi dày, ít hạt hình tròn hay dài, ăn quả ương thì giòn, chín mềm có vị chua nhẹ

Ổi xá lỵ: Giống được trồng nhiều nhất ở Đồng Bằng sông Cửu Long ưu điểm

nhờ trái to, da hơi trắng vàng và láng, ít hạt thịt dày và giòn, vị chua ngọt Ổi xá lị nghệ cho năng xuất cao đối với vườn 2-4 tuổi nếu được chăm sóc tốt có thể cho năng suất từ 20-60 tấn/ha/năm , từ 5 năm tuổi trở đi đạt 70 tấn/ha/năm

Trang 16

Ổi không hạt: Có tốc độ tăng trưởng khá nhanh ra hoa sau 6 tháng trồng, có

thể trồng ra hoa liên tục tùy thuộc vào sự chăm sóc Quả dạng dài, da màu xanh sáng, thịt màu trắng ngà, chắc, giòn có vị chua Năng xuất 25 kg/cây năm thứ 3 Ổi đặc ruột không hạt nên tỷ lệ ăn được đạt trên 98%

Ổi Đông Dư: Quả nhỏ khi chín có màu trắng phớt xanh, vàng tươi, khắp quả

ổi hằn lên đường gân chạy dọc từ cuống cho tới rốn, quả nhỏ, cuống nhỏ, ăn ổi có vị giòn, thơm kể cả lúc chín Cho trái cả 4 mùa

Ổi trắng số 1: Giống do Viện Nghiên cứu Cây lương thực và CTP tuyển

chọn Kích thước quả lớn, độ dày cùi cao (2,64 cm), khối lượng quả lớn (270 gam), thịt quả mềm, ăn giòn và có hàm lượng đường cao (7,3%), hàm lượng chất khô lớn

Ngoài ra còn một số giống ổi khác cũng do Viện Nghiên cứu Cây lương thực và CTP tuyển chọn như ổi trắng số 2, ổi đào 102, ổi đào 138 cũng có chất lượng khá tốt ( Nguyễn Đức Cường, 2012)

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên thế giới

Chương trình nghiên cứu cải thiện giống ổi được bắt đầu từ năm 1961 ở Columbia và tại Brazin, nền công nghiệp trồng ổi hiện đại đều phụ thuộc vào nguồn hạt giống từ Úc, được chọn lọc trong các vườn nhiệt đới của công ty xe lửa Sao Paulo ở Tatu, được phát triển bởi người nông dân gốc Nhật Bản ở Itaquera và những giống này đã trở thành những giống phổ biến, cho năng suất hàng đầu tại Brazil

Tại Mexico, ổi là một trong những cây trồng hàng đầu có diện tích lớn hàng năm với 14.700 ha, sản lượng quả 192.850 tấn Chỉ trong những năm gần đây mới

có các chương trình nghiên cứu để xác định những loài siêu ổi phục vụ cho canh tác

và một số lĩnh vực khác có liên quan (Nakasone và Paull, 1998)

Tại Florida, ổi trồng với mục đích thương mại lần đầu tiên được tiến hành vào năm 1912 ở Palma Sola Một số khác xuất hiện tại Punta Gorda và Opalocka với diện tích khoảng 16 ha được trồng bởi Công ty cây ăn quả công nghiệp Miami

Ổi được trồng khắp nơi trên thế giới tại cả khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới, được sử dụng cho cả ăn tươi và chế biến Mexico và Brazil là hai quốc gia trồng ổi lớn nhất Mexico có 21.000 ha trồng cả hai giống acid cao (cho chế biến) và acid

Trang 17

thấp (ăn tươi) Các quốc gia xuất khẩu ổi chính là Brazil, Mexico, Dominica, Ấn độ, Pakistan, Ecuador, Colombia, Philipine, Nam phi, Thái lan và Đài loan Phần lớn sản phẩm của Ấn độ là để phục vụ nội tiêu Hiện nay mexico dang gia tăng sản lượng xuất khẩu ổi ăn tươi Các giống của Thái Lan và Đài loan được phát triển để phục vụ ăn xanh (Paull và Daurte 2012)

Ổi ăn tươi thường được thu hoạch khi chúng chín xanh, và được ăn khi còn cứng, giòn hoặc khi chín mềm phụ thuộc vào thói quen tiêu dùng của khách hàng Tại các nước mỹ latinh người dân thích ăn ổi tươi chín mềm và có mùi thơm Các giống ăn tươi ở khu vực này thường ngọt, quả to, thịt quả màu trắng so với các giống có hàm lượng acid cao, thịt đỏ giành cho chế biến

Theo( FAO, 2012-2013 ) ổi được sản xuất ở quốc gia: Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Thái Lan, Inđôlêsia, Pakistan, Mexico trong đó Ấn Độ là Quốc gia sản xuất

ổi lớn nhất trên thế giới năm 2010-2011 thì diện tích 205.000 ha với sản lượng 2462.000 tấn; năm 2012-2013 diện tích 236.000 ha với sản lượng 3198.000 tấn

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi ở Việt Nam

Ở miền Bắc, ổi được trồng tập trung ở nhiều địa phương và đã đem lại thu nhập không nhỏ cho người sản xuất tại các tỉnh: Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội…

Theo số liệu thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải

Dương năm 2000 diện tích ổi toàn tỉnh Hải Dương khoảng 100 ha, được trồng rải

rác trong vườn nhà ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh Từ năm 2005 đến nay, diện tích ổi tăng mỗi năm tăng khoảng 100ha chủ yếu trên đất chuyển đổi từ trồng Vải sang ổi ở các xã Liên Mạc, Thanh An, Thanh Xuân - huyện Thanh Hà Hiện tổng diện tích ổi toàn tỉnh 1.450 ha, năng suất 23 tấn/ha, sản lượng 33 ngàn tấn Vùng ổi sản xuất hàng hoá tập trung ở huyện Thanh Hà là 1.200ha, trong đó 250ha được trồng rải rác trong vườn và khu chuyển đổi ở tất cả các huyện, thành phố Hiện nay, 100% ổi được sử dụng cho ăn tươi và tiêu thụ chính tại thị trường nội địa (trong tỉnh, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng) Thị trường ổi của tỉnh chưa được mở rộng vào miền Trung, miền Nam và xuất khẩu Do vậy nếu làm tốt khâu xây dựng

và quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại cho quả ổi thì cây ổi Hải Dương còn tiềm năng phát triển Trên 90% ổi được các thương lái đến thu mua tại vườn với

Trang 18

giá bình quân 10.000-15.000đồng/kg Giá trị đạt 150-250 triệu đồng/1ha, lãi 120-

200 triệu đồng/havà đang là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất trong tập đoàn cây ăn quả của tỉnh

Theo số liệu thống kê của cục thống kê thành phố Hà Nội (2011) thì diện tích trồng ổi của toàn thành phố Hà Nội năm 2008 là 345,1 ha Đến năm 2009 đã tăng lên 441,27 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 342,43 ha với năng suất 201,9 tạ/ha, sản lượng đạt 6.915,07 tấn Năm 2010, diện tích ổi của Hà Nội đã đạt 585,8 ha, năng suất 192,8 tạ/ha, sản lượng 7.894,1 tấn

Ở miền Nam, ổi hiện đang được xếp vào loại trái cây có thế mạnh Sản lượng

ổi sản xuất ra tại đây không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong vùng mà còn được vận chuyển đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trong nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn nhất

Ở đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang là địa phương trồng ổi có diện tích lớn nhất Hiện nay tỉnh này có 1.197 ha, sản lượng đạt 27.525 tấn Huyện Cái Bè là địa nghiệm Diện tích ổi của huyện chiếm 80% diện tích ổi toàn tỉnh và sản lượng chiếm 88% sản lượng ổi của tỉnh Tiền Giang Có nhiều giống ổi được trồng và cung ứng cho thị trường: ổi Sẻ, ổi Bom, ổi Xá lị Đà Lạt, ổi Xá lị ruột đỏ, ruột hồng, ổi Đài Loan, ổi không hạt Thái Lan, ổi không hạt Malaysia ….(Nguyễn Đức Cường, 2012)

phương trồng ổi lâu đời, người trồng ổi cũng đã tích lũy được nhiều kinh Một số giống ổi mang lại hiệu quả kinh tế cao tiêu biểu như giống ổi: Xá lị,

ổi Trắng số 1; ổi OĐL1; ổi Đông Dư cho sản lượng hơn 12 tấn/ha, với giá bán dao động từ 7.000 - 20.000 đồng/kg trừ chi phí lãi 140 - 260 triệu đồng/1ha (Đào Quang nghị và cs, 2012)

1.2.3 Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây ổi

Yêu cầu về đất đai

Ổi thích nghi với nhiều loại đất khác nhau Nhưng phát triển tốt nhất trong điều kiện đất thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ, pH trong khoảng từ 5-7 Ổi có thể chịu được độ mặn khá (Nakasone và Paull, 1998)

Trang 19

Nhiệt độ

Ổi phát triển tốt nhất trong môi trường có nhiệt độ ấm, độ ẩm phong phú, độ cao khoảng 1500 m so với mực nước biển, và không có sương giá (Maggs, 1984) Nhiệt độ

hoa sẽ làm giảm đáng kể khả năng đậu qủa Nhiệt độ cao thời gian phát triển ngắn hơn, nhiệt độ thấp thời gian phát triển của trái dài hơn Nhiệt độ thấp trong mùa đông và khô hanh sẽ làm cho lá rụng tự nhiên, và hoa sẽ bắt đầu ra ngay sau khi thời tiết ấm áp cùng với lượng mưa thích hợp sẽ kích thích quả hình thành và phát triển

Ánh sáng

Ổi là cây C3 ánh sáng bão hoà cho thực vật C3 là cao, lượng Photon cho

trời nhiều hơn sẽ dẫn đến tăng trưởng chồi nhiều hơn

Lượng mưa: Ổi thích ghi với khí hậu ẩm Nếu lượng mưa hàng năm từ 1500-4000

mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới Cây ổi cũng có thể chịu được hạn hán Nhưng hạn hán và độ ẩm thấp trong thời gian ra hoa có thể làm giảm khả năng

đậu qủa (Nakasone và Paull, 1998)

Ổi có khả năng chống chịu hạn kéo dài trong thời kỳ khô hạn Tuy nhiên những cây trẻ cần phải tưới đều trong suốt giai đoạn đầu Trong giai đoạn kiến thiết

cơ bản đòi hỏi tưới 8-10 lần/năm Tưới nước trong suốt mùa đông là cách làm tăng sản lượng quả, giảm sự rụng quả, tăng kích cỡ quả vụ đông

Ổi có thể phát triển tốt ở những khu vực có mùa khô dài và có thể thích ứng với phổ mưa rộng Tuy nhiên đủ ẩm trong thời gian phát triển thực vật là rất cần thiết để khả năng ra hoa và đậu quả đạt tối ứu Hầu hết quả sau khi đậu bị rụng nếu gặp hạn Ở các vùng nhiệt đới khô với lượng mưa ít, khả năng ra hoa bị ảnh hưởng rất nhiều Thường hoa ra rộ khi mùa mưa bắt đầu (Paull and Daurte., 2012)

1.2.4 Đặc điểm thực vật học của cây ổi

Rễ: Ổi có bộ rễ cọc, bộ rễ của ổi thích ghi tốt với sự thay đổi độ ẩm đột ngột

trong đất Nếu trời khô hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển một số

rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 - 4 m Nếu trời mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất, do đó không bị ngạt

Trang 20

Thân: Ổi là loài cây bụi, nhưng trong điều kiện độ ẩm cao cây có thể phát

triển 6 – 9 m chiều cao và chiều rộng, với đường kính thân từ 30 cm trở lên Thân cây thấp, phân nhánh tự do từ thân chính Trong quá trình canh tác, mỗi cây đơn phát triển được là nhờ sự cắt tỉa thích hợp Vỏ cây nhẵn trơn, bên trong có màu xanh lục đến màu nâu

Lá: Lá cây được sắp xếp theo cặp, có hình thuôn dài hoặc hình oval, lá dài 10

-18 cm, nhẵn ở bề mặt phía trên, có lông tơ ở bề mặt phía dưới và có gân nổi

Những cành non có màu xanh lá cây và hình vuông

Hoa: Ổi mang hoa đơn Hoa lưỡng tính, bầu hạ, mỗi chùm có từ 2 đến 3 hoa,

đôi khi có 7 hoa mọc ra từ nách lá Đài hoa có 4 -5 cánh, màu trắng, nhiều nhị vàng, hạt phấn nhỏ số lượng hạt phấn lớn, bầu nhụy luôn có 3-4 ngăn đôi khi có 2-7 ngăn

có nhiều noãn (Paull và Daurte., 2012)

Hoa giao phấn dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn Những chồi lộc thông thường dài một vài cm có 4 tới 5 cặp lá Nghiên cứu đặc điểm ra hoa của một vài giống ổi thấy rằng thời kỳ cao điểm bao phấn bung 5.30h – 7.30h trừ những quả không có hạt ( đỉnh điểm là từ 7.30h đến 8.30h ) Số lượng hoa nở lớn nhất 5h đến 7h trừ những quả không hạt (đỉnh điểm là từ 7h đến 8h) Khả năng thụ phấn là 50,37% đối với ổi không hạt nhưng những giống ổi khác thì khả năng ấy ở giữa 86,24 đến 94,32%

Quả: Quả ổi có kích thước và khối lượng rất đa dạng, khối lượng biến động

từ 4-5g đến 500-700g Dạng quả đa dạng, tròn dẹt, tròn, thuôn, hoặc hình quả lê…Hạt nhiều được bao bọc bởi một khối thịt quả màu trắng, hồng hoặc vàng (Bose

và cs., 2001)

1.3 Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước trên cây ổi

1.3.1 Những nghiên cứu về kỹ thuật

* Cắt tỉa, tạo hình

Cắt tỉa tạo hình là cơ sở để làm tăng năng suất chất lượng quả Mục đích chính của việc cắt tỉa là tạo bộ khung tán vững chắc đồng đều cho sai quả mà không ảnh hưởng xấu đến cành Biện pháp cắt tỉa tạo tán mở ở trung tâm được lựa chọn phổ biến trong sản xuất

Trang 21

Tại Maharashtra hệ thống cắt tỉa hơi đặc biệt một chút Uốn cành cong xuống

để những chồi ngủ được bật ra bằng cách đó tăng sản lượng Phương pháp không được khuyến khích bởi vì nó tăng sản lượng trong giai đoạn đầu là nguyên nhân giảm sản lượng đáng kể ở năm thứ hai Tại Kodur cây được xén trụi cành kết quả đã chứng tỏ sự ảnh hưởng về sản lượng, cho vụ quả tốt

Hoa và quả sinh ra và phát triển theo mùa Ánh sáng hàng năm từ cây được tạo hình cần thiết đáng kể để kích thích chồi mới phát triển sau mỗi vụ quả cho rằng cắt tỉa tạo khung tán làm giảm sản lượng 10 tháng sau khi tạo hình Cắt tỉa 25% vào tháng 2 có thể điều chỉnh sản lượng quả không ảnh hưởng tới chất lượng quả với cây có độ dày cao Cắt tỉa đã gián tiếp ảnh hưởng tới mùa vụ ra hoa (Facciola và cs,1990)

Đối với cây ổi, cho thấy cắt bỏ 15 – 30 cm đầu cành sẽ làm giảm số lượng hoa và giảm số cành mang quả nhưng lại ảnh hưởng tích cực đến khối lượng quả

Thí nghiệm trên giống ổi Fan Retief cây được cắt tỉa định kỳ hàng tháng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 cho thấy, thời gian ra hoa không bị ảnh hưởng bởi thời gian cắt tỉa.Thời gian từ lúc hoa xuất hiện đến lúc thụ phấn là từ 35-42 ngày Trái trên những cây cắt trong tháng 11 và tháng 12 chín chậm hơn 5-6 tuần so với những cây cắt tỉa sớm hoặc không cắt

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu trên cây ổi cho thấy: Có thể điều chỉnh thời gian ra hoa cho ổi theo ý muốn bằng biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp Khi cành ổi chưa ra hoa, dùng kéo bấm đọt, chỉ chừa 3 cặp lá kép Khi ổi có 1 cặp nụ thì bấm bỏ đọt, chỉ chừa một cặp lá phía trên để ra thêm cặp đọt phía trên nụ để tập trung dinh dưỡng nuôi quả; 1 - 2 tuần bấm đọt một lần cho cành ổi Về phân bón, tăng cường bón phân hữu cơ (phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh) cho ổi, giúp cây sinh trưởng tốt và cho năng suất bền vững (Nguyễn Đức Cường, 2012)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa cho ổi làm cho ổi ra được 3 vụ quả/năm, nâng cao năng suất đáng kể so với đối chứng

Đào quang Nghị (2011) đã báo cáo, để tăng năng suất ổi Đông Dư và ổi OĐL1, sử dụng biện pháp bấm tỉa bằng cách bấm tỉa cành chưa có hoa, bấm ngọn

để lại 4 cặp lá Cành đã có hoa, bấm ngọn để lại 2 cặp lá phía trên hoa) đã làm tăng

Trang 22

rõ rệt tổng số cành ra hoa, tổng số quả/cây và năng suất đạt được là cao nhất: 26,5.kg/cây (bằng 139,8% so với đối chứng) ở giống ổi Đài Loan 18,6 kg/cây (bằng 125,7 % so với đối chứng) ở giống ổi Đông Dư; Trong các công thức cắt tỉa, công thức cắt tỉa vào giữa tháng 3 tuy cho năng suất thấp hơn so với công thức cắt tỉa vào tháng 2

và không cắt tỉa nhưng đã làm lệch mùa vụ thu hoạch khiến giá bán tăng cao

Theo tác giả Nguyễn Đức Cường (2012) tiến hành trên ổi xá lị nghệ và ổi xá lỵ

đỏ sau khi thu hoạch vụ ổi trước, vào tháng 11-12 mùa nước rút trong điều kiện đất không cao lắm hoặc tháng 2-3 (nếu đất không bị ảnh hưởng ngập lũ) Cắt cành tạo hình để hạn chế chiều cao cây sao cho dễ chăm sóc và cây kịp cho quả vào mùa khô năm sau Sau đó xới đất xung quanh gốc từ 5-7 cm, rộng 1-1,5m và bón phân, tưới nước để cây mọc chồi non mới Khoảng 1 tháng sau chồi có 4-5 cặp lá, tiến hành tỉa bớt chồi xấu, chồi mọc rậm trong tán, bắt đầu bấm bỏ ngọn chừa 3-4 cặp lá trên mỗi chồi, mỗi cặp hoa sẽ mọc ra ở nách lá thức 2 hay thứ 3 còn nách lá trên cùng sẽ mọc ra chồi mới Tiếp tục bấm ngọn như vậy 4-5 cặp lá có một cặp hoa mới Việc bấm ngọn thường làm 5 ngày/lần và kéo dài cho đến tháng 4-5 dương lịch hoặc tháng 7-8 dương lịch lúc đó mới ngưng, tiến hành thu hoạch trái (Nguyễn Đức Cường, 2012)

Đối với cây ổi, một số nghiên cứu cho thấy: mật độ trồng đối với trường hợp trồng chuyên là 2 x 2m, khi cây nhiều tuổi, có tán rộng, có thể tỉa bớt, để mật độ 4 x 4m Có thể điều chỉnh thời gian ra hoa cho ổi theo ý muốn bằng biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp: khi cành ổi chưa ra hoa, dùng kéo bấm đọt, chỉ chừa 3 cặp lá kép Khi ổi có 1 cặp nụ thì bấm bỏ đọt, chỉ chừa một cặp lá phía trên dể ra thêm cặp đọt phía trên nụ để tập trung dinh dưỡng nuôi quả; 1 - 2 tuần bấm đọt một lần cho cành ổi Về phân bón, tăng cường bón phân hữu cơ (phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh) cho ổi, giúp cây sinh trưởng tốt và cho năng suất bền vững

Một số biện pháp kỹ thuật cắt tỉa được áp dụng ở giai đoạn cây con Cây ổi trồng mới mà không chia nhánh bên nên được bỏ bớt khoảng 30,48 - 60,96 cm để tạo ra nhánh bên Trong năm đầu tiên phải để 3-4 nhánh chính phát triển 60,96 cm đến 91,44 cm và sau đó tiếp tục phân nhánh Những cành sâu bệnh cắt bỏ

* Kỹ thuật bón phân: Đây là khâu kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất,

chất lượng quả Bón phân dựa vào tính chất nông hoá, thổ nhưỡng, yêu cầu sinh lý

Trang 23

của cây ăn quả Một số nước đã ứng dụng công nghệ thông tin xác định hàm lượng dinh dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho CAQ như ở Israel, Philipin, Hà Lan, Mỹ, Nhật , kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân qua lá, phân

vi lượng, chất kích thích điều hoà sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất CAQ như ở Mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, úc, Nhật Bản

Mitra và Bose (2001) đã cho biết mức bón đạm tốt nhất cho cây ổi 2 năm tuổi ở Paulo, Brazil là 131kg/ha, cây 2 năm tuổi là 199kg/ha Mức bón lân tốt nhất cho cây một năm tuổi là 600gam/cây Bón Kaki làm tăng đáng kể năng suất quả Sinh trưởng của cây, khối lượng quả và năng suất tăng ở mức có ý nghĩa ở tỷ lệ trên

Lượng này được chia đều làm hai phần bón vào tháng 2 và tháng 8

Bón vào lá 4-6% urê trong tháng 1 và tháng 5 sự phát triển, hoa, sản lượng tăng đáng kể và tăng chất lượng quả giống Sefeda Phun vào lá sự kết hợp 3% N; 1%P và 1%K là nguyên nhân rõ ràng làm tăng sự phát triển của chồi, cho quả và tăng sản lượng quả

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và cách bón phân trên ổi chỉ

ra rõ rằng bón phân đã làm tăng đáng kể sản lượng khi bón phân vô cơ và phân hữu

cơ, nhấn mạnh bón phân chuồng để làm tăng sản lượng quả Quả sinh ra nhờ sự phát triển của cây và phân bón tác động đến sinh trưởng phát triển của quả

Thí nghiệm ở Sao Paulo, Brazil, kết quả cho thấy sản lượng tăng khi bón N, nghiên cứu lượng tối đa để sản lượng cao nhất vào năm thứ 3 Tỷ lệ N tốt nhất trong điều kiện kinh tế là căn cứ bón phân cho cây vào tháng 8; tháng 10, 11 và tháng 12 lượng tương ứng là 131 – 199 kg/ha trong 1 năm cố gắng bón 2 đến 3 lần Ảnh hưởng lợi ích P đến sự phát triển của cây đến sản lượng chất lượng ổi, bón 500g

600g/cây/năm Kali ảnh hưởng đáng kể đến tăng sản lượng quả (Natale & cs, 1996b) Giúp tăng sự phát triển của cây, trọng lượng quả, đặc biệt là sản lượng quả

Trang 24

Sự tăng về số lượng quả, kích cỡ, khối lượng quả trên mỗi cây cùng tương ứng với lượng N bón là có ý nghĩa Theo dõi sự biến đổi bón K hoặc kết hợp N và

K là không có ý nghĩa Tăng N,P,K tương ứng 225g; 300g; 225 g/cây kết quả làm tăng sản lượng Axit tổng số trong quả và tổng đường tăng khi lượng N và K bón cao nhưng không ảnh hưởng bởi tỷ lệ P thay đổi

Bón vào lá 4-6% urê trong tháng 1 và tháng 5 sự phát triển, hoa, sản lượng tăng đáng kể và tăng chất lượng quả Phun vào lá 3% N; 1%P và 1%K Phun urê 4% hoặc kết hợp urê với Superphosphate 2% và GA3 100ppm tăng đáng kể sản lượng trên cây nhưng sự kết hợp sử dụng làm axit tổng số và axit hoạt động của quả không đạt trong mùa mưa mặc dù cải tiến đáng kể hàm lượng vitaminC Tuy nhiên chất lượng quả trong mùa đông tăng phun kết hợp Chất lượng và sản lượng quả

mang lại (Nakasone và cs., 1998)

Theo Vũ Công Hậu (1974) ở Ấn Độ ổi được trồng với mật độ : 80 x 80 x 80 cm hay 60 x 60 x 60cm Mỗi gốc bỏ 25kg phân hữu cơ thật hoai (10 tấn/ha) + 1 kg supe photphat + 1 kg kalisunphat và phải đào hốc bỏ phân trước khi trồng 1, 2 tháng

Công thức bón phân cho ổi ở đảo Anti ở Ấn Độ :

Năm thứ 1 : 4 lần bón phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12-15-18, mỗi lần 100g+ 50g amon sunphat

Năm thứ 2 : 4 lần bón phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12-15-18, mỗi lần 200g+ 100g amon sunphat

Năm thứ 3 : 4 lần bón phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12-15-18, mỗi lần 300g+ 150g amon sunphat + 50g magie sunphat

Một tháng trước khi ra hoa người ta bổ sung phân bón nặng về đạm để tăng

Trang 25

1.3.2 Biện pháp tỉa quả trên cây ăn quả và cây ổi

Biện pháp tỉa quả được áp dụng trên nhiều đối tượng cây ăn quả, những cây

ăn quả có số lượng quả lớn Kỹ thuật này được áp dụng nhiều trên cây ôn đới: mận,

lê, táo, nho, bưởi, ổi…

Tỉa bỏ một phần quả để lại một lượng nhiều hơn cho sản xuất Tỉa những quả xấu, giảm sự gẫy cành Tỉa quả sớm làm tăng khối lượng quả trung bình và thúc đẩy tính chín của quả mà không ảnh hưởng tới tổng sản lượng (Paull and Daurte, 2012)

Tỉa quả là cơ sở tăng kích cỡ của mận Nhật Bản và Mận châu Âu Tỉa quả làm tăng đáng kể kích thước quả, chất hòa tan chất rắn, màu sắc, sản lượng sản lượng giảm rõ rệt ở mận Stanley Mận châu Âu thể hiện kích cỡ lớn hơn ở chùm so với mận Nhật Bản, do đó phải tỉa quả ít hơn

Biện pháp tỉa quả mận bằng phương pháp hóa học đã được khuyến cáo Phun 4,6 DNOC 42 đến 85 ml trên 100 lít Một chất hóa học khác dùng để tỉa quả 2,4,5-trichlorophenoxy acetic acid đồng thời hoặc không đồng thời với gibberellic acid naphthaleneacetic acid; 3- chlorophenoxypropionic acid hoặc 3-chloroethyl propionamide hoặc hỗn hợp cả hai và (2-chloroethy) phosphonic acid Tuy nhiên

sử dụng thuốc hóa học sự thành công không chắc chắn lắm và không áp dụng cho toàn bộ mùa vụ (Bose và cs, 2001)

Ở nước ta theo tác giả Lâm Nguyên Năng (2011) áp dụng biện pháp tỉa quả trên vải lai Thanh Hà quả làm tăng số quả thu hoạch, tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế Tỉa 30% số quả đậu làm tăng khối lượng quả và năng suất Hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với đối chứng

Tỉa quả là điều chỉnh năng suất của cây nho ở mức độ vừa phải, cải tiến được chất lượng quả, giảm bớt thiệt hại do thối quả khi chùm quả quá chặt Tỉa bỏ những quả xấu, quả bệnh, quả dị hình và những quả nằm sâu trong chùm tạo điều kiện cho những quả còn lại phát triển đồng đều, chùm không bị chín lốm đốm Thường quả được tỉa vào giai đoạn 10 ngày sau khi đậu Dùng kéo nhỏ mũi nhọn để tỉa, tránh gây ra xây sát các quả còn lại Trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho đậu quả, thường tỉa 30 – 50% số quả trên chùm Tiến hành tỉa khi đã khô sương (Ngô Hồng Bình, 2005)

Trang 26

Trung tâm cây có múi Xuân Mai áp dụng tỉa quả đối với bưởi để giúp cây sinh tưởng khỏe mạnh, có hình dạng quả đẹp, giá trị thương phẩm cao và giảm thiểu

sự tấn công của sâu bệnh Cách tỉa : tiến hành tỉa bỏ những quả dị dạng, quả bị hại bởi sâu bệnh, những cành mang quá nhiều quả, những quả quá gần mặt đất dễ bị sâu bệnh tấn công Tỉ lệ và số quả cần tỉa phụ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây

Ở cây ổi đối với các giống ăn tươi tỉa quả và bao quả là hoạt động cần được tiến hành thường xuyên Các giống ổi Đài Loan được thu hoạch quanh năm, ăn khi còn xanh cũng cần được tỉa quả đặc biệt là các giống có quả to Để từ 1-2 quả trên đốt

tỉa và bao 1-2 quả trên mỗi chồi, 1-2 quả trên đốt lá, 30-40 ngày sau khi nở hoa

1.4 Những kết luận qua phân tích tổng quan

Ngày nay quả ổi không còn bị xem là loại quả thứ yếu mà đang trở thành một sản phẩm hàng hoá có giá trị Trên thị trường hoa quả, ổi được bán ở chợ, các góc phố, ngõ hẻm, ở siêu thị phục vụ nhiều đối tượng tiêu dùng dưới dạng ăn tươi và chế biến Thị trường cho sản phẩm quả ổi, đặc biệt các giống ổi ít hạt luôn rộng mở do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao trong thời gian gần đây Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất ổi hiện nay chưa thực sự đáp ứng về số lượng, chất lượng, mẫu mã,thời gian cung ứng, làm giảm hiệu quả trong sản xuất ổi trong giai đoạn hiện nay

Các giống ổi đang được trồng chủ yếu vẫn là các giống ổi địa phương, các giống ổi cũ như giống ổi Đông Dư, ổi trắng, ổi mỡ, ổi đào Các giống ổi mới ít hoặc không hạt hiện còn hạn chế về diện tích

Các nghiên cứu về kỹ thuật trên cây ổi ở nước ta còn ít và chủ yếu trên các giống ổi cũ Những kỹ thuật được áp dụng chủ yếu vẫn dựa trên các tài liệu nước ngoài Kỹ thuật mới cũng chỉ tập trung cho sản xuất ổi chính vụ Đặc biệt, chưa có nghiên cứu cụ thể cho việc rải vụ thu hoạch cũng như làm nâng cao năng suất, chất lượng ổi sản xuất trái vụ

Giống ổi OĐL1 là giống ổi mới cũng không là ngoại lệ Những nghiên cứu

về kỹ thuật cụ thể cho ổi OĐL1 chưa có nhiều Chính vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật rải vụ thu hoạch và nâng cao năng suất, chất lượng quả ổi OĐL1 là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Trang 27

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Vật liệu nghiên cứu

Các nghiên cứu được tiến hành trên giống ổi OĐL1 Cây con giống được trồng bằng cây ghép ( ghépbằng phương pháp ghép đoạn cành) Cây 5 năm tuổi

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện từ tháng 02 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội

2.2 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Điều tra, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất ổi trái vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm

-Thu thập các thông tin về điều kiện khí hậu, đất đai liên quan đến sản xuất ổi

- Thu thập các thông tin về diện tích, năng suất và sản lượng ổi trên địa bàn huyện Gia Lâm qua các năm và qua các thời điểm trong năm

- Điều tra, đánh giá việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật (đặc biệt các kỹ thuật trong việc rải vụ thu hoạch) và hiệu quả kinh tế trong sản xuất ổi trái vụ tại Gia Lâm, Hà Nội

Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm rải vụ thu hoạch

và nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất ổi OĐL1 trái vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội

- Nghiên cứu thời gian cắt tỉa cành nhằm rải vụ thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất ổi OĐL1

- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến năng suất, phẩm chất và hiệu quả sản xuất ổi OĐL1 sản xuất trái vụ

- Nghiên ảnh hưởng của liều lượng đạm urê đến năng suất, chất lượng ổi

OĐL1 sản xuất trái vụ

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra

Điều tra thực trạng tình hình sản xuất ổi trái vụ theo phương pháp điều tra trực tiếp có sự tham gia của người dân (PRA) và thông qua mẫu phiếu điều tra Phiếu điều tra với các chỉ tiêu về trình độ, tập quán canh tác, kỹ thuật canh tác, mức

Trang 28

độ thâm canh, tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, sâu bệnh hại

và tình hình tiêu thụ ổi tại các thời điểm trong năm

Điều tra trên địa bàn của huyện Gia Lâm Mỗi xã điều tra 3 thôn Mỗi thôn 10 phiếu Tổng số 90 phiếu

Đánh giá các mặt thuận lợi khó khăn về tình hình sản xuất, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật: Cắt tỉa, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, vấn đề tiêu thụ thông qua kết quả điều tra nông hộ

Địa điểm điều tra địa bàn 3 xã gồm: xã Đông Dư, xã Đa Tốn và Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà nội

2.3.2 Bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm giải vụ thu hoạch và nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất ổi OĐL1 trên địa bàn Gia Lâm, Hà Nội gồm 3 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu thời gian cắt tỉa cành nhằm rải vụ thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất ổi OĐL1

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) gồm 8 công thức Mỗi công thức 3 cây và được nhắc lại 3 lần

Công thức 1( Đối chứng): Không cắt tỉa

Trang 29

Các công thức thí nghiệm được thực hiện trên cây ổi OĐL1, 5 năm tuổi Cắt tỉa bằng cách cắt bỏ lại 20 - 30cm trên đoạn cành phát sinh từ vụ xuân năm trước, tạo cho cây có bộ khung hình bán cầu (các đầu cành sau cắt nằm trên mặt bán cầu) Các công thức được thực hiện trên nền phân bón: 5 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh + 600g supe lân Lâm Thao + 500 g đạm Urê + 550g gam Kaliclorua

Thời gian thực hiện từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 9 năm 2013

- Thí nghiệm 2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến năng suất, phẩm chất và hiệu quả ổi OĐL1 sản xuất trái vụ

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ gồm 3 công thức Mỗi công thức 3 cây, nhắc lại 3 lần:

Công thức 1 (đối chứng): không tỉa quả

Công thức 2: Tỉa 20% số quả/cây

Công thức 3: Tỉa 30% số quả/cây

Công thức 4: Tỉa 40% số quả/cây

Lượng phân bón: 5 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh + 500 gam ure + 600g supe lân Lâm Thao + 550 gam kaliclorua

Thí nghiệm thực hiện từ tháng 4 – 9/2014

Trang 30

- Thí nghiệm 3: Nghiên ảnh hưởng của liều lượng đạm urê đến năng suất,

chất lượng ổi OĐL1 sản xuất trái vụ

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) gồm 4 công thức kết hợp 3 mức bón cho mỗi lứa quả: ure (U1 = 500 gam; U2 = 550 gam; và U3 = 600 gam; U4 = 650 gam) Mỗi công thức có 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp có 3 cây Đối chứng bón theo quy trình cũ: U1 = 500 gam Tổng số 36 cây

Các công thức được thực hiện trên nền phân bón: 50 kg phân chuồng + 5kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh + 600 g supe lân + 550g Kaliclorua/cây

Công thức 1(đối chứng): nền +U1

- Ở cả 3 thí nghiệm sau cắt tỉa, cành bật mầm mới tiến hành tỉa bỏ chồi nhỏ

và bé chỉ để lại 4, 5 chồi to, khỏe ở cành cấp 1 Toàn bộ quả của các công thức thí nghiệm được bao quả bằng túi nilong nồng túi xốp trắng của Trung Quốc Ngoài các yếu tố thí nghiệm, các công thức được chăm sóc theo cùng một chế độ như nhau

- Cách bón phân cho cả 3 thí nghiệm 1; 2; 3 được bón như sau:

Bón làm 3 đợt Mỗi đợt cách nhau 3 tháng:

+ Đợt 1 bón sau khi cắt tỉa: 40% ure + 50% supelân + 30% Kaliclorua + 100% phân hữu cơ vi sinh sông Gianh + 100% phân hữu cơ Rạch rãnh xung quanh

Trang 31

hình chiếu của tán cây với chiều rộng 20 - 30 cm, sâu 10 - 15 cm, rắc phân đều vào rãnh rồi lấp đất

+ Đợt 2: 40% ure + 50% supelân + 40% kaliclorua

+ Đợt 3: 20% ure + 30% kaliclorua

Đối với bón đợt 2, 3 có thể hòa phân với nồng độ 0,3 - 0,5% tưới xung quanh hình chiếu của tán hoặc rắc trực tiếp xung quanh gốc cây rồi xới nhẹ cho phân bị vùi vào đất Ngoài ra, các công thức được cắt tỉa và tiến hành các chăm sóc khác

theo quy trình đang được áp dụng

3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cắt tỉa nhằm rải vụ thu hoạch,

nâng cao hiệu quả sản xuất ổi OĐL1

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng, ra hoa, đậu quả:

+ Thời gian bắt đầu ra lộc sau cắt tỉa

+ Số đợt lộc ra trong năm: theo dõi mỗi tháng 1 lần

+ Số cành lộc ra hoa ở các thời điểm trong năm: theo dõi mỗi tháng 1 lần + Số hoa/cành: đánh dấu, theo dõi mỗi cây 4 cành ở 4 hướng khác nhau Cành theo dõi là cành bật ra sau cắt tỉa

+ Tỷ lệ đậu quả (%) = Tổng số quả trên cành theo dõi khi thu hoạch x 100/tổng số hoa trên cành theo dõi Mỗi cây theo dõi 4 cành ở bốn hướng khác nhau Cành theo dõi là cành bật ra sau cắt tỉa

* Các chỉ tiêu cơ giới của quả và năng suất:

+ Số quả trên cành

+ Số cành mang quả/cây/năm

+ Kích thước quả đo 30 quả/công thức (10 quả/lần nhắc): Chiều cao quả: đo

từ vai quả đến rốn quả Đường kính quả đo chỗ lớn nhất của quả

Trang 32

+ Khối lượng quả: là giá trị trung bình của 30 quả

+ Năng suất quả/cây được cân trực tiếp khi thu hoạch

* Các chỉ tiêu sinh hóa của quả

+ Hàm lượng đường tổng số % được xác định theo phương pháp Bectrand + Hàm lượng axit tổng số (%) được xác định theo phương pháp chuẩn độ NaOH 0,1

+ Hàm lượng Vitamin C (mg/100g): được xác định theo phương pháp Tinman

+Hàm lượng chất khô(%): được xác định theo phương pháp sấy đến khối lượng không đổi

+Độ Brix(%): được đo bằng Brix kế cầm tay

* Tính hiệu quả kinh tế

- Lợi nhuận (RVAC) được tính bằng tổng thu nhập (GR) trừ đi tổng chi phí (TC): RVAC = GR – TC

- Thí nghiệm 2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến năng suất, phẩm chất và hiệu quả ổi OĐL1 sản xuất trái vụ

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng, ra hoa, đậu quả:

+ Tốc độ tăng trưởng của quả: Tiến hành theo dõi ở lứa quả ra trên cây bật cùng đợt lộc đầu Đánh dấu quả ở 5 cành trên cây tỉa quả, theo dõi ở các đợt từ tắt hoa 2 tuần và giữa các lần cách nhau 2 tuần

* Các chỉ tiêu cơ giới của quả và năng suất:

+ Số cành mang quả

+ Tổng số quả trên cành/năm

+ Kích thước quả đo 30 quả/công thức (10 quả/lần nhắc): Chiều cao quả: đo

từ vai quả đến rốn quả Đường kính quả đo chỗ lớn nhất của quả

+ Khối lượng quả: là giá trị trung bình của 30 quả

+ Năng suất quả/cây được cân trực tiếp khi thu hoạch

+ Tỷ lệ phần thịt quả (%) = [(khối lượng quả – khối lượng hạt) x 100]/khối lượng quả

Trang 33

* Các chỉ tiêu sinh hóa của quả

+ Hàm lượng đường tổng số % được xác định theo phương pháp Bectrand + Hàm lượng axit tổng số (%) được xác định theo phương pháp chuẩn độ NaOH 0,1

+ Hàm lượng VitaminC(mg/100g): được xác định theo phương pháp Tinman +Hàm lượng chất khô(%): được xác định theo phương pháp sấy đến khối lượng không đổi

+Độ Brix(%): được đo bằng Brix kế cầm tay

* Tính hiệu quả kinh tế

- Lợi nhuận (RVAC) được tính bằng tổng thu nhập (GR) trừ đi tổng chi phí (TC): RVAC = GR – TC

- Thí nghiệm 3: Nghiên ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến năng

suất, chất lượng ổi OĐL1 sản xuất trái vụ

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng, ra hoa, đậu quả:

+ Kích thước lộc: Chiều dài đo từ gốc lộc đến đỉnh sinh trưởng; Đường kính

* Các chỉ tiêu cơ giới của quả và năng suất:

+ Số cành mang quả

+ Số quả trên cành/năm

+ Kích thước quả đo 30 quả/công thức (10 quả/lần nhắc): Chiều cao quả đo

từ vai quả đến rốn quả Đường kính quả đo chỗ lớn nhất của quả

+ Khối lượng quả: là giá trị trung bình của 30 quả

Trang 34

+ Năng suất quả/cây được cân trực tiếp khi thu hoạch

+ Tỷ lệ phần thịt quả (%) = [(khối lượng quả – khối lượng hạt) x 100]/khối lượng quả

* Các chỉ tiêu sinh hóa của quả

+ Hàm lượng đường tổng số % được xác định theo phương pháp Bectrand + Hàm lượng axit tổng số (%) được xác định theo phương pháp chuẩn độ NaOH 0,1

+ Hàm lượng VitaminC(mg/100g):được xác định theo phương pháp Tinman +Hàm lượng chất khô(%):được xác định theo phương pháp sấy đến khối lượng không đổi

+Độ Brix(%): được đo bằng Brix kế cầm tay

* Tính hiệu quả kinh tế

- Lợi nhuận (RVAC) được tính bằng tổng thu nhập (GR) trừ đi tổng chi phí (TC): RVAC = GR – TC

* Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên

phần mềm EXCEL và IRRISTAT 5.0

Trang 35

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thực trạng sản xuất ổi trên địa bàn Hà Nội

3.1.1 Điều kiện khí hậu thời tiết và đất đai tại vùng nghiên cứu

3.1.1.1 Đặc điểm khí hậu tại Gia Lâm, Hà Nội

Các yếu tố khí hậu nông nghiệp như nhiệt độ, ánh sáng,lượng mưa có tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, sản xuất nông nghiệp nhưng con người hầu như không kiểm soát được Nếu các yếu tố khí hậu thích hợp với đặc điểm của cây trồng thì sẽ thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển và ngược lại

Khí hậu Gia Lâm có đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung

và cây ăn quả nói riêng

Hà Nội nói chung và Gia Lâm nói riêng khá tiêu biểu với kiểu khí hậu của vùng Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít Nằm trong vùng nhiệt đới, Gia Lâm, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Lượng

trung bình hàng nǎm là 23,6ºC Do chịu ảnh hưởng của biển, Gia Lâm, Hà Nội có

độ ẩm và lượng mưa khá lớn Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79% Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa Ðặc điểm khí hậu Gia Lâm, Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông Với điều kiện khí hậu, thời tiết này, việc trồng ổi là hoàn toàn thích hợp

Trang 36

3.1.1.2 Đặc điểm đất đai vùng nghiên cứu

Bảng 3.1 Thành phần hoá học của đất tại Gia Lâm

Nguồn: Kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu Rau quả

Đất sản xuất ổi tại Gia Lâm là đất phù sa ven sông trung tính, ít chua Tầng a: 18 - 25cm có cấu trúc hạt nhỏ,tơi xốp; tầng b:dày đến 50cm,có tỉ lệ sét cao hơn tầng trên (5-10%), cấu trúc hạt nhỏ, phiến mỏng, ít chặt; tầng c: thể hiện rõ tính chất của mẫu chất, cấu trúc phiến lẫn hạt cực nhỏ, có lẫn vảy mica óng ánh đây là đơn vị đất còn rất trẻ, chưa phân hoá rõ, giữ được nhiều tính chất cơ bản của đất phù sa như: thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nhẹ (sét: 20 - 30%), màu nâu tươi đặc trưng, phản ứng trung tính (pHKCl: 6,5 - 8), độ no bazơ cao (BS% > 50%), hàm lượng hữu cơ khá (OC%: 1,5 - 2%), đạm tổng số trung bình khá (0,12 - 0,15%), lân

và kali khá (P2O5: 0,11 – 0,15%) (K2O: 1,6 – 2,2%), các chất dễ tiêu trung bình đến khá, giàu,vi lượng Cu, Zn khá, nghèo Mo, B Là đất có độ phì cao, tiềm năng sử dụng đa dạng cho các loại cây trồng

Đất thành phần cơ giới thịt trung bình, màu nâu tươi, tương đối tơi xốp, lớp

tổng số ở mức trung bình 0,10%, lân tổng số 0,12% và kali tổng số 1,21%, lân dễ tiêu ở mức khá: 21,4 mg/kg đất Đất ở địa bàn Gia Lâm, Hà Nội Ổi là loại cây dễ trồng dễ chăm sóc, thích ghi nhiều loại đất khác nhau Đất sản xuất ổi trên địa bàn huyện Gia Lâm Hà Nội là loại đất tốt thích hợp cho cây ổi sinh trưởng phát triển

3.1.2 Thực trạng sản xuất ổi trên địa huyện Gia Lâm

3.1.2.1 Cơ cấu giống, diện tích, năng suất, sản lượng ổi tại Gia Lâm

Theo số liệu của phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, trong huyện Gia Lâm, diện tích trồng ổi ở huyện Gia Lâm năm 2008 là 57,5 ha Năm 2009, diện tích tăng lên

Trang 37

đến 79,5 ha với diện tích cho sản phẩm là 55 ha, suất 350,0 tạ/ha, sản lượng đạt

1925 tấn Năm 2010, diện tích ổi đã đạt 128 ha trên tổng số 164,01 ha cây ăn quả các loại Năm 2011 diện tích ổi đạt 133 ha; Năm 2012 diện tích đạt 134,5 ha

Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng ổi trên địa bàn Gia Lâm năm 2013 Địa bàn điều tra Diện

tích (ha)

Diện tích cho sản phẩm (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Nguồn: Theo số liệu thống kê của Phòng kinh tế huyện Gia Lâm năm 2013

Các xã trồng ổi có diện tích tương đối là Đông Dư (90 ha), Đa Tốn (20 ha), Dương Quang (11 ha) Còn lại các xã khác không trồng hoặc diện tích không đáng

kể Tại xã Đông Dư có 153 ha đất canh tác, trong đó diện tích trồng ổi là 90 ha Ổi Đông Dư là loại cây chủ lực cho sản lượng lớn đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân

Theo Ủy ban nhân dân thị trấn Trâu Quỳ, diện tích trồng ổi của thị trấn chưa được thống kê chính thức nhưng đây là xã trồng nhiều ổi Đài Loan trong một vài năm trở lại đây với diện tích khoảng 9 ha, trong đó có khoảng 7 ha cho thu hoạch

3.1.2.2 Thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật

Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón cho ổi tại địa bàn Hà Nội cho thấy:

Đa số người dân sử dụng phân bón không theo quy trình cụ thể và không riêng cho từng giống Chủng loại phân bón cũng như liều lượng bón khác nhau tùy theo từng địa phương và từng gia đình Các biện pháp kỹ thuật bón phân chỉ áp dụng với giống sản xuất lớn như ổi Đài Loan, ổi Đông Dư, còn các giống không phổ biến, trồng nhỏ lẻ tại các hộ gia đình bón theo cảm tính, hoặc không bón

Trang 38

Bảng 3.3 Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng cho ổi tại Gia Lâm, Hà Nội

Địa phương Biện pháp áp dụng

Đông

Đa Tốn

Dương Quang

Trâu Quỳ

Tỷ lệ các hộ áp dụng biện pháp cắt tỉa rải vụ

thu hoạch (%)

Biện pháp cắt tỉa được áp dụng từ 50 - 76,7% ở các xã tuy nhiên không có kỹ thuật cắt tỉa cụ thể mà biện pháp cắt tỉa được áp dụng riêng của từng hộ Không có

hộ nào trồng ổi Đông Dư áp dụng biện pháp kỹ thuật bao quả 0 - 63,3% có sử dụng dinh dưỡng qua lá 5,7 - 85,5% sử dụng phân vi sinh Số gia đình sử dụng phân hữu

cơ rất ít, chỉ chiếm 3,3 - 13,3%

Biện pháp cắt tỉa, bao quả, sử dụng dinh dưỡng quả lá, tạo quả trái vụ được

áp dụng chủ yếu trên giống ổi OĐL1 chủ yếu được trồng tại xã Trâu Quỳ Biện pháp bao quả được áp dụng đối với giống ổi Đài Loan với tỷ lệ 86,7% số hộ trồng ở

xã Trấn Quỳ (nơi trồng nhiều ổi OĐL1) Biện pháp tỉa quả áp dụng chủ yếu trên ổi Đài Loan, tiến hành tỉa những quả méo, sâu bệnh trong quá trình bao quả Tỷ lệ tỉa quả ở Trâu Quỳ cao nhất đạt 23,3% Việc bón phân được các hộ chú trọng nhưng đa

số các hộ khi được phỏng vấn đều bón không theo một quy trình cụ thể nào Tất cả dựa theo kinh nghiệm

Trang 39

Riêng biện pháp cắt tỉa rải vụ thu hoạch đối với ổi OĐL1 chưa thực sự được quan tâm và cũng chỉ làm theo kinh nghiệm của mỗi người Tỷ lệ các hộ có cắt tỉa rải

vụ thu hoạch chỉ đạt từ 13,3% (ở xã Dương Quang) đến 46,7% (ở thị trấn Trâu Quỳ)

3.1.2.3 Tình hình tiêu thụ ổi và hiệu quả kinh tế trong sản xuất ổi Đông dư và ổi OĐL1

Trên các xã/thị trấn trồng ổi chủ yếu là giống ổi Đông Dư và giống ổi OĐL1 việc tiêu thụ sản phẩm rất đơn giản bởi thương lái đến tận vườn thu mua Nếu gia đình nào muốn bán được giá cao hơn thì tự mang sản phẩm đi bán tại các cửa hàng bán lẻ hoặc bán lẻ ở các chợ đầu mối, chợ nông thôn, thậm chí bán trên các tuyến đường quốc lộ, huyện lộ…

Đối với các giống ổi được trồng thành các vườn lớn hoặc thành vùng sản xuất tập trung như ổi Đông dư, giá bán dao động từ 5.000 đồng - 18.000 đồng/kg đối với ổi Đài Loan từ 15.000 đồng/kg – 30.000 đồng/kg Tuy sản lượng rất cao nhưng rất dễ bán Thị trường tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và một số thành phố khác như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh… Các địa phương trồng ít ổi, tuy không khó khăn nhiều trong việc tiêu thụ sản phẩm nhưng giá bán thường thấp hơn nhiều so với giá bàn tại các vùng trồng tập trung

Tính trung bình một ha 500 cây ổi Đông dư 4-5 năm tuổi đạt được 155 triệu đồng/ha giống ổi Đài Loan cho hiệu quả 250 triệu đồng/ha

Bảng 3.4 Hiệu quả kinh tế của giống ổi OĐL1 (tính cho 1ha tương đương với 500 cây) Chỉ tiêu

Giống ổi

Tuổi cây

Năng suất TB (kg/cây)

Số cây/ha

Giá bán

TB (đồng)/kg

Tổng thu (triệu đồng)

Tổng chi phí/ha (triệu đồng)

Lãi thuần (triệu đồng)

Ngày đăng: 28/05/2016, 15:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Trần Thế Tục (2002). Sổ tay người trồng cây ăn quả, Nhà xuất bản Nông Nghiệp 4. . Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. Số liệu thống kê diện tích, năng suất sản lượng cây lâu năm, năm 2000 – 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay người trồng cây ăn quả", Nhà xuất bản Nông Nghiệp 4. . Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. "Số liệu thống kê diện tích, năng suất sản lượng cây lâu năm
Tác giả: Trần Thế Tục
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp 4. . Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. "Số liệu thống kê diện tích
Năm: 2002
5. . Viện nghiên cứu rau quả. Kết quả nghiên cứu về rau hoa quả (2000 - 2005), Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu về rau hoa quả (2000 - 2005)
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
6. Viện Cây Lương thực, cây TP, (2006). “Báo cáo kết quả nghiên cứu triển khai về cây ăn quả của viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2001-2005” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả nghiên cứu triển khai về cây ăn quả của viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2001-2005
Tác giả: Viện Cây Lương thực, cây TP
Năm: 2006
8. Đào Quang Nghị và Cs (2009-2011). “Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống và kỹ thuật thâm canh ổi không hạt phục vụ phát triển sản xuất tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống và kỹ thuật thâm canh ổi không hạt phục vụ phát triển sản xuất tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng
10. Đào Quang Nghị và Cs (2011-2012). “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ổi ăn tươi tại Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ổi ăn tươi tại Hà Nội
13. Nguyễn Văn Dự (2013). “Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống ổi trắng số 1 tại huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống ổi trắng số 1 tại huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương”
Tác giả: Nguyễn Văn Dự
Năm: 2013
14. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. Số liệu thống kê diện tích, năng suất sản lượng cây lâu năm, năm 2000 – 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê diện tích, năng suất sản lượng cây lâu năm
15. Viện nghiên cứu rau quả. Kết quả nghiên cứu về rau hoa quả (2000 - 2005), Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu về rau hoa quả (2000 - 2005)
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
17. Viện Cây Lương thực, cây TP, (2006). “Báo cáo kết quả nghiên cứu triển khai về cây ăn quả của viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2001- 2005”.Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả nghiên cứu triển khai về cây ăn quả của viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2001-2005”
Tác giả: Viện Cây Lương thực, cây TP
Năm: 2006
1. Bose T.K, S.K. Mitra, D. Sanyal (2001). Fruits: Tropical and subpropical, Volume I. NAYA UDYOG, Trang 149-172 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fruits: Tropical and subpropical
Tác giả: Bose T.K, S.K. Mitra, D. Sanyal
Năm: 2001
2. Bose T.K, S.K. Mitra, D. Sanyal (2001). Fruits: Tropical and subpropical, Volume II. NAYA UDYOG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fruits: Tropical and subpropical
Tác giả: Bose T.K, S.K. Mitra, D. Sanyal
Năm: 2001
3. Nakasone H.Y. and R.E. Paull (1998). Tropical Fruits, Cab International Ortho Books. All About Citrus and Subtropical Fruits, Chevrron Chemical Co.1985. pp. 49-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tropical Fruits," Cab International Ortho Books. "All About Citrus and Subtropical Fruits
Tác giả: Nakasone H.Y. and R.E. Paull
Năm: 1998
4. Facciola, Stephen. Cornucopia: a Source Book of Edible Plants, Kampong 6. Paull and Daurte 2012, Tropical Fruits, 2 nd Edition, Volume II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cornucopia: a Source Book of Edible Plants", Kampong 6. Paull and Daurte 2012," Tropical Fruits, 2"nd
5. Websites:http://toptropicals.com/html/toptropicals/articles/fruit/guava.htm) Link
1. Vũ Công Hậu (1974). Phương pháp thống kê trong thí nghiệm nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Khác
2. Vũ Công Hậu (1974). Phương pháp thống kê trong thí nghiệm nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Khác
7. . Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền nam. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ 2002-2003, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Khác
11. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tháng 11/2012 Khác
16. Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền nam. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ 2002-2003 Nhà xuất bản Nông Nghiệp Khác
6. Websites:http:/Technical Mission of the Republic of China (Taiwan) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w