Trong sự khảo sátcòn nhiều hạn chế cả chúng tôi , các bài nghiên cứu về văn Nguyễn Ngọc Tưkhông ít nhưng đa phần mới chỉ hướng tới những đặc điểm về mặt hình thức đặc biệt là giọng văn N
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 Trên con đường phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại, NguyễnNgọc Tư nổi lên như một hiện tượng Dù tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ,Nguyễn Ngọc Tư vẫn mạnh dạn thể hiện mình với nhiều thể loại văn họckhác nhau từ thơ, tản văn đến truyện ngắn, tiểu thuyết Dù ở thể loại nào,nhà văn cũng mong muốn các tác phẩm của mình mang hơi thở của đời sốnghiện thực, phản ánh chân thực những niềm vui nỗi buồn, những đau khổ bikịch của con người hiện đại Những câu chuyện trong văn của chị lắm khiquá gần gũi, thân quen, nhưng khi người khác điềm nhiên bước qua thì chịlại để tâm quan sát và không ngừng trăn trở
Không phải ngẫu nhiên mà khi nhắc đến Nguyễn Ngọc Tư là người ta nhớtới một miền sông nước Bởi lẽ, viết về sông nước miền Tây từ lâu đã trởthành “thương hiệu” của Nguyễn Ngọc Tư Sông nước như một đề tài máuthịt, xuất hiện thường trực trong các tác phẩm của Tư Bằng chứng là hầunhư không có một tác phẩm nào từ tản văn, truyện ngắn đến tiểu thuyết mà
ta không bắt gặp ở đó một con sông, con rạch, một dòng nước âm thầmxuyên suốt từ đầu đến cuối trang văn Dòng sông, con nước ấy thay lời nhàvăn kể về những vùng miền nơi nó đã đi qua, kể chuyện đời của những conngười mà nó gặp Có lẽ do Nguyễn Ngọc Tư sinh trưởng tại vùng Đầm Dơi,
Cà Mau, nơi có mạng lưới sông ngòi chằng chịt nên sông nước từ lâu đã ảnhhưởng mạnh mẽ đến tâm hồn nhạy cảm của chị, trở thành nguồn cảm hứng
vô tận cho chị
2 Việc nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư và các tác phẩm của chị không hẳn
là đề tài quá mới mẻ Tuy nhiên bất cứ một hiện tượng nào cũng có nhiềuhướng suy nghĩ , tiếp cận Một tác giả văn học, đặc biệt lại là một tác giả nữđang được dư luận chú ý và gặt hái nhiều thành công thì chắc chắn sẽ còn
Trang 2nhiều những vấn đề mới mẻ đang chờ đợi được khám phá Trong sự khảo sátcòn nhiều hạn chế cả chúng tôi , các bài nghiên cứu về văn Nguyễn Ngọc Tưkhông ít nhưng đa phần mới chỉ hướng tới những đặc điểm về mặt hình thức( đặc biệt là giọng văn Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ đậm nét…) hoặc bề nổi
về mặt nội dung như thế giới nhân vật, số phận con người… mà dường như
“bỏ quên” biểu tượng đã gắn chặt với trang văn của chị “ sông” Vì thế, đề
tài “Sông trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư (khảo qua tiểu thuyết và một số truyện ngắn tiêu biểu )” của chúng tôi sẽ mạnh dạn đi sâu vào tìm
hiểu vấn đề này một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở tiếp thu nhữngtài liệu nghiên cứu trước đó
3.Chọn đề tài “Sông trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư (khảo qua tiểu thuyết và một số truyện ngắn tiêu biểu )” viết mong muốn được tiếp cận
thế giới tâm tư, tình cảm của nhà văn thông qua một biêu tượng mang tínhmẫu gốc: Sông Đồng thời đó cũng là cách để hiểu sâu hơn nữa sức sáng tạo
và khả năng lao động nghệ thuật của một nhà văn trẻ, từ đó góp phần khẳngđịnh những đóng góp quan trọng và vị trí của tác giả Nguyễn Ngọc Tư đốivới quá trình phát triển của văn học Việt Nam đương đại Hy vọng, đề tài sẽ
có ý nghĩa nhất định cho công tác nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Namnói chung và trường hợp tác giả Nguyễn Ngọc Tư nói riêng ở các trườngPhổ thông và Đại học
II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Là một trong số ít những hiện tượng văn học đương đại gây được sự chú ýcủa dư luận, Nguyễn Ngọc Tư dù còn trẻ nhưng đã tạo lập được một vị tríriêng không trộn lẫn trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn họcNam Bộ nói riêng Hầu như tác phẩm nào của chị từ khi mới ra mắt cũngđều gây ra những xao động nhất địn trên văn đàn và được cả giới nghiên cứu
Trang 3lẫn người đọc quan tâm săn đón Khảo các bài nghiên cứu và phê bình vềNguyễn Ngọc Tư, chúng tôi xin tạm chia làm hai nhóm dưới đây:
1 Những công trình, bài viết nghiên cứu chung về nhà văn NguyễnNgọc Tư và các tác phẩm đã xuất bản của chị
Viết về Nguyễn Ngọc Tư tiêu biểu và sớm nhất, có thể kể đến bài viết
“Nguyễn Ngọc Tư- đặc sản miền Nam” của GS Trần Hữu Dũng Trong bàiviết này, ông đã xem xét tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư trên cả hai phươngdiện nội dung và nghệ thuật, từ đó đi tới khẳng định sự thành công của nữnhà văn là ở ngòi bút giản dị, chân thật Rất dễ để đồng tình với nhà phêbình khi mà hiện nay nhiều nhà văn trẻ cố gắng thể hiện mình ở nhữnghướng đi mới mẻ ( sử dụng bút pháp mới, mô tả một xã hội mới, những conngười mới ) thì Nguyễn Ngọc Tư lại một mình lặng lẽ trung thành vớinhững điều xưa cũ Chị đưa ta vào những khung cảnh rất thường của đờisống, rồi tự mỗi người khi soi vào trong tác phẩm, lại ngẫm ra rất nhiềuđiều Một thành công nữa phải kể đến của Nguyễn Ngọc Tư mà GS TrầnHữu Dũng đề cập đến trong bài viết là chất giọng Nam Bộ đặc trưng, đặcbiệt là tài năng của nữ nhà văn trong việc sử dụng phương ngữ miền Namvới tần số dày đặc Sử dụng nhiều, nhưng lại đúng lúc đúng chỗ, khiến ngườiđọc không nhàm chán, mà chỉ thấy sự mộc mạc, giản dị quá đỗi trong từngcâu chữ Phải là một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm mới ghi nhận được một sốlượng lớn lời ăn tiếng nói người Nam Bộ và đưa nó vào trong trang viết củamình một cách tự nhiên như Nguyễn Ngọc Tư
Ở một hướng tiếp cận tương tự, bài viết “Nguyễn Ngọc Tư- nhà văn trẻ Nambộ” đăng trên báo Văn nghệ sông Cửu Long ( số ra ngày 13/04/2006) của tácgiả Huỳnh Công Tín cũng chú ý đến không gian Nam Bộ, chất Nam Bộ baotrùm lên tất cả các trang viết của chị Có một không gian Nam Bộ với nhữngloại cây, tên gọi nghe quen, dân dã: mắm, đước, sú, vẹt, bần, tra, tràm, choại,
Trang 4quao, ô rô, dừa nước…, với những vàm, kinh, rạch, xẻo, tắt chằng chịt, màtên gọi cũng gợi trí tò mò, tìm hiểu ở người đọc: vàm Cỏ Xước, Vàm Mắm,kinh Cỏ Chác, kinh Mười Hai, kinh Thợ Rèn, Rạch Mũi, Rạch Ráng, RạchRuộng, Xẻo Mê, Xẻo Rô, Lung Lớn, Gò Cây Quao…, hay những tên ấp, tênlàng, tên chợ nhiều chất Nam Bộ: xóm Xẻo, xóm Rạch, xóm Kinh Cụt, xómMiễu, chợ Ba Bảy Chín, Cái Nước, Trảng Cò, Đất Cháy, Mút Cà Tha Nguyễn Ngọc Tư không phải nhà văn miền Nam đầu tiên đưa không gianmiệt vườn Nam Bộ vào tác phẩm của mình, trước chị còn có các tên tuổi đãthành công như Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Bình Nguyên Lộc Nhưng đất vàngười Nam Bộ vẫn là một nét đặc trưng tiêu biểu, khiến người ta mặc địnhcho rằng Nguyễn Ngọc Tư có tài năng viết về những đề tài ấy, và chị là mộtthứ “ của hiếm” trong dòng văn học Nam Bộ
Yêu mến Nguyễn Ngọc Tư, bỏ ra nhiều tâm huyết trong việc bình giá tácphẩm của chị phải kể đến nhà phê bình Nguyễn Trọng Bình- một trong sốnhững nhà nghiên cứu có nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Tư nhất Có thểtạm kể như: Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diệnnghệ thuật về con người; Đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư;Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nội dung tựsự; Những dạng tình huống thường gặp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư;Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa; Nguyễn Ngọc Tư vàhành trình “trở về” Nổi bật trong số ấy phải kể đến bài viết “Truyện ngắnNguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa”( nguồn: viet-studies.info), NguyễnTrọng Bình cho rằng các tác phẩm của chị Tư đã cung cấp những tri thứcvăn hóa về vùng quê sông nước Cửu Long rất bổ ích Ông khẳng định quanniệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư được hình thành trước hết là ở vănhóa làng quê Nam Bộ với nguồn gốc sâu xa là những yếu tố văn hóa đặctrưng của mảnh đất và con người nơi đây Trong truyện Nguyễn Ngọc Tư,
Trang 5những dấu ấn văn hóa đi vào một cách tự nhiên Nhân vật dù có khi “quêmùa”, thô kệch” nhưng họ là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóngkhoáng, có gì nói nấy, nghĩ sao làm vậy Họ yêu thích nghệ thuật cải lương,
vì mảnh đất này là cái nôi của những bài ca vọng cổ, nên cuộc sống sinhhoạt của con người luôn gắn liền với những cuộc hát hò vui chơi , đờn ca tài
tử Người nghệ sĩ vì thế cũng thường xuất hiện trong truyện, có khi là nhữngnhân vật chính Cuộc sống lao động được tái hiện phần lớn là những cuộclàm ăn long đong trên sống nước, kênh rạch, buôn bán trên chợ nổi…Nguyễn Ngọc Tư là con đẻ của mảnh đất Cửu Long, viết về quê hương nhưmột cách thức giới thiệu và quảng bá vốn văn hóa vùng miền Bên cạnh đó,không chỉ đề cập đến những nét văn hóa tiêu biểu của vùng đất Nam bộ,Nguyễn Ngọc Tư còn đưa vào trong tác phẩm của mình những mảng tối nhưtrình độ giáo dục , dân trí thấp Và nó chính là một trong những nguyên nhândẫn đến số phận bi kịch, nghèo nàn của rất nhiều nhân vật Đằng sau nhữngtrang viết của chị, người ta thấy một tấm lòng nặng tình với quê hương, một
ý thức giữ gìn và trân trọng vẻ đẹp văn hóa
Cũng đi vào nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư nhưng tác giả PhạmThái Lê trong bài viết “Hình tượng con người cô đơn trong tuyện ngắnNguyễn Ngọc Tư” đăng trên “Tạp chí Văn nghệ quân đội”( tháng 2/2009) lạiđưa ra một hướng nghiên cứu khác Tác giả chỉ ra một mô típ thường thấytrong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là “người nghệ sĩ cô đơn [11;1]”.Người nghệ sĩ thường đi trong một hành trình đơn độc để tìm mục đích củamình, chạy trốn khỏi thực tại vô vọng, bất chấp và đánh đổi tất cả Cuối bàiviết, Phạm Thái Lê đưa ra kết luận: “ Cũng là đề cập đến nỗi cô đơn của conngười, nhưng chúng tôi nhận thấy quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư rất khác
Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của con người Nhưngđọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ sự cô đơn mà không thấy bi
Trang 6quan tuyệt vọng Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn Họ chấp nhận bởi
họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươnlên làm người Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lựccủa cái Thiện, cái Đẹp[11;2].”
Đặc biệt tháng 8 năm 2005, tác phẩm Cánh đồng bất tận ra mắt bạn đọc Tên tuổi Nguyễn Ngọc Tư một lần nữa khuấy động đời sống văn học Cánh đồng bất tận trở thành hiện tượng đáng chú ý bậc nhất của văn học năm đó,
suốt một thời gian dài tốn kém nhiều giấy mực của báo chí và các nhà phêbình Tác phẩm trở thành tâm điểm bàn luận của nhiều bài viết Trong sốnày, đáng chú ý là bài “ Chất thơ trong Cánh đồng bất tận”(báo Văn nghệ số
ra 12/08/2006) của PGS TS Đào Duy Hiệp Theo ông, dù Cánh đồng bất tận là văn xuôi nhưng lại thấm đẫm chất thơ Chất thơ ấy được thể hiện qua
“trong sự lặp lại ở các cấp độ từ ngữ, hình ảnh thấm tình người được diễnđạt bằng một giọng văn dung dị, hiền lành [7;1]” Tác giả chỉ ra rằng nỗi nhớxuyên suốt chiều dài tác phẩm, thường trực trong tâm hồn của mỗi nhân vật,
từ nỗi nhớ ấy Nguyễn Ngọc Tư vẽ nên những mảnh đời cô đơn, côi cút,buồn bã, “biết bao nỗi nhớ: nhớ Má, nhớ lớp, nhớ em, nhớ chị, nhớ con -
người, nhớ bóng người, nhớ một đồng - loại, nhớ một người che chở, nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa như những lớp sóng cồn cào, trùng điệp,
lặp lại, vang xa, khắc khoải và day dứt [7;1]” Còn những hình ảnh “cánhđồng”, “dòng sông” cứ trở đi trở lại như chứng nhân cho nỗi nhớ khắc khoải,
u uất của những kiếp người tồn tại nơi ấy Tiếng vang của Cánh đồng bất tận mạnh mẽ đến nỗi đã khiến các đạo diễn lựa chọn nó để chuyển thể thành
tác phẩm điện ảnh và công chiếu rất thành công
Ngoài ra còn có một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Văn cũng lấy đề tài ở tác phẩm Cánh đồng bất tận, như “ Nghệ thuật
tự sự trong tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư” ( Lâm Thị
Trang 7Chân- Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Cần Thơ năm 2012) Công trình
đi vào tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tác phẩm qua kết cấu trần thuật, điểmnhìn và giọng điệu trần thuật, từ đó khẳng định sự thành công và tài năng
của Nguyễn Ngọc Tư Khóa luận “ Hiện thực trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư” ( Nguyễn Thị Đoan Trang, trường Đại học
Cần Thơ năm 2013) một lần nữa đề cập đến bức tranh cuộc sống và bi kịchcủa những người dân miền Tây Nam Bộ dưới cái nhìn đầy ám ảnh
Ngoài ra lấy tác phâm Nguyễn Ngọc Tư làm đối tượng nghiên cứu cũng làlựa chọn của nhiều luận văn Có thể điểm qua như: Đặc điểm truyện ngắnNguyễn Ngọc Tư (Nguyễn Thành Ngọc Bảo, luận văn thạc sĩ, trường Đạihọc Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 2008), Thế giới biểu tượng trongvăn xuôi Nguyễn Ngọc Tư(Nguyễn Thị Ngọc Lan, luận văn thạc sĩ, trườngĐại học Đà Nẵng năm 2013) hay Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn ThịThu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu (Lê Thị Tuyết ,luận văn thạc
sỹ, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2010)…
Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số bài viết ngắn bàn về nội dung và hìnhthức trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư như: Dạ Ngân với “Nguyễn Ngọc Tư– điềm đạm mà thấu đáo” (Văn nghệ trẻ, số 15 năm 2004), Minh Thi với “Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt tâm trạng” (Lao động ,ngày 11/4/2004),
Thảo Vy và bài viết “Nỗi đau trong Cánh đồng bất tận”(Tạp chí văn hóa
Phật giáo, số 11 năm 2005)…
2 Những công trình, bài viết liên quan đến đề tài
Như đã khẳng định, sông nước là không gian nghệ thuật quen thuộc thườnggặp trong truyện Nguyễn Ngọc Tư Sông nước là mạch chảy xuyên suốt cáctác phẩm, nối kết những số phận, những mảnh đời Vì thế khi đi vào nghiêncứu về Nguyễn Ngọc Tư không thể nào bỏ qua dấu ấn này Từ hải ngoại,nhà nghiên cứu Thụy Khuê có bài viết “ Không gian sông nước trong truyện
Trang 8ngắn của Nguyễn Ngọc Tư”(nguồn trích www.thuykhue.free.fr tháng11/2006) Tác giả Thụy Khuê cho rằng, trong truyện của mình, NguyễnNgọc Tư đã xây dựng được một không gian Nam bộ đặc trưng với ruộngđồng sông nước, kênh rạch chằng chịt, với những mảnh đời nổi trôi theotừng con nước, những số phận còn mất cùng những mùa lũ, cả những bi kịchchôn vùi dưới đáy sông sâu Bài viết đã bước đầu khẳng định được “ tinhthần sông nước” cũng như không gian sông nước là điểm nổi bật trong tácphẩm của Nguyễn Ngọc Tư Tuy vậy, bài viết mới dừng lại ở việc khẳngđịnh, chứ chưa đi sâu vào phân tích cắt nghĩa sự thể hiện và ý nghĩa cũngnhư dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi đưa không gian sông nước vào cáctruyện ngắn và tiểu thuyết của mình; những nhận xét cũng có phần tản mạn
và chưa thật sự phát hiện ra những cái mới, riêng, lạ của nhà văn này
Năm 2012, tiểu thuyết mới nhất cuả Nguyễn Ngọc Tư là Sông khi ra mắt
được ví như một thiên truyện du kí đặc sắc, một hành trình đi tìm về bản ngãcủa con người Nhà phê bình Mai Anh Tuấn trong bài nghiên cứu “ Đọc tiểuthuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư, khảo về sự biến mất”( nguồn:tiasang.com), chỉ ra rằng, “nổi bật trong tiểu thuyết này là sự biến mất[19;1]” Con sông Di cứ từ từ nuốt dần những dãy nhà, cảnh vật, những cuộcđời dọc bên dòng sông như một sự ám ảnh từ mỗi chương truyện Nhân vậtnhư thể cũng phối hợp với cái trò chơi ngẫu hứng của sông Di Đó là sự mấttích của Bối, khiến Ân “ ngờ rằng Bối đang chơi trò mất tích đê được tìm”(tr71),cũng như Ân chọn cách biến mất ở sông Di, cũng như chị San bỏ đi biệttích , để những người xung quanh nhớ về họ, để họ thực sự hiểu mình đangtồn tại giữa cuộc sống bộn bề mà niềm yêu thương dường như đã bị chekhuất bởi sự giả dối của thói đời
Cũng viết về tiểu thuyết Sông, tác giả Cao Việt Dũng trên Báo Thể thao văn
hóa số ra ngày 30/9/2012 có bài viết “ Sông và những cuộc bỏ đi” Bằng một
Trang 9góc nhìn thấu cảm, tác giả nhấn mạnh, sự bỏ đi đã trở thành nội dung cốt lõi
của cả cuốn tiểu thuyết Sông giống như một bức trang được ghép lại từ
nhiều mảnh mà mỗi mảnh ghép lại là một cuộc bỏ đi khác nhau, làm nêntổng thể một bức tranh của sự biến mất Và để những cuộc bỏ đi của nhânvật thêm phần ấn tượng và ám ảnh với người đọc, Nguyễn Ngọc Tư đã cấtcông xây dựng nên một không gian huyền ảo, mơ hồ “ cái hiện thực trongsông không hoàn toàn là hiện thực nhưng chưa bước hẳn sang bên kia lằnranh ngăn cách với cái kỳ ảo, cái kỳ ảo vẫn neo đậu đậm đà vào hiện thực,nên độ chênh thì có , nhưng bầu không khí mà cuốn tiểu thuyết tạo ra dườngnhư là một cái gì đó từa tựa sự thật…[5;1]” Tuy nhiên bài viết như tiêu đề
đã ghi chỉ dừng lại ở việc đề cập đến nội dung chính của tiểu thuyết là sự bỏ
đi và hiện thực mờ ảo trong tác phẩm chứ chưa có sự đào sâu vào hình tượngsông Di- hình tượng chủ đạo của cuốn tiểu thuyết
Dù đã có không ít bài nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư, nhưng có một thực tế
là việc nghiên cứu còn chưa hệ thống Các bài viết đa số đều chỉ đăng trêncác báo, tạp chí chuyên ngành dưới dạng bài ngắn, chưa có công trình nàođược tập hợp, in thành sách hay một chuyên luận Có nhiều bài viết là nhữngbài tranh luận,ý kiến trái chiều chứ chưa có giá trị khoa học thật sự
Các vấn đề về nhân vật, chất trữ tình trong truyện ngắn, cảm hứng nhân văn,không gian và văn hóa Nam bộ, phương ngữ Nam Bộ, ngôn ngữ và lời thoạinhân vật trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư đều đã được bàn đến trong nhữngbài viết nêu trên.Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi thấy chưa có công trìnhnào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về sông nước trong tác phẩm của NguyễnNgọc Tư như một biểu tượng mang tính đa nghĩa Vì vậy, chúng tôi đã chọn
đề tài này một lần nữa hy vọng góp một cái nhìn mang tính xuyên suốt vàđầy đủ hơn về mảng văn vốn dĩ vẫn được xem là một nỗi niềm thường trựccủa tác giả
Trang 10III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào lí do chọn đề tài người viết xác định nhiệm vụ của khóa luận nhưsau:
- Tiếp cận ở góc độ gần một chủ đề mang tính biểu trưng trong tiểu thuyết
và một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư “Sông” từ đó lật giởnhững thông điệp mà nhà văn chuyển tải
- Thấy được những nỗ lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc xác lập mộtphong cách riêng qua những nét đặc sắc về nghệ thuật biểu hiện
IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
-Tiểu thuyết Sông (2012), Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá tình thực hiện đề tài, chúng tôi phối hợp sử dụng một số phươngpháp sau:
Trang 111 Phương pháp phân tích tác giả, tác phẩm văn học:
Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành phân tích tiểu sử, sự nghiệp củatác giả Nguyễn Ngọc Tư, tìm những yếu tố có ảnh hưởng, chi phối đến hoạtđộng sáng tác của nhà văn Đồng thời tập hợp những ý kiến của nhữngngười đi trước để phân tích các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, tìm ra ýnghĩa hình tượng sông nước thể hiện trong tác phẩm
2 Phương pháp so sánh văn học
Đây là phương pháp cần thiết giúp chúng tôi nhìn thấy điểm tương đồng vàkhác biệt của Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn Nam Bộ trước và cùngthời, cũng như sự nhất quán về chủ đề ở một loạt các tác phẩm của chị
3 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Để tránh cái nhìn phiến diện trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chú ý tiếpcận vấn đề trong tính chỉnh thể, hệ thống Soi chiếu các tác phẩm từ nhiềuđiểm nhìn khác nhau, đặt các tác phẩm trong hệ thống sáng tác của bản thântác giả Nguyễn Ngọc Tư cũng như sáng tác của các tác giả tiêu biểu ở nhữnggiai đoạn trước và cùng thời
VI CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
Khóa luận của chúng tôi gồm trang, được triển khai thành 3 phần, trừ phần
Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung gồm 3 chương:
Chương I: Sông trong văn hóa- văn học, từ quá khứ đến hiện tại ( những vấn
Trang 12B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SÔNG TRONG VĂN HÓA- VĂN HỌC, TỪ QUÁ KHỨ ĐẾN HIỆN TẠI ( NHỮNG VẤN ĐỀ NHẬN THỨC CHUNG)
1 Sông- biểu tượng văn hóa nguyên thủy
Mỗi biểu tượng văn hóa chứa trong nó những giá trị cổ xưa của nền văn hóanhân loại Biểu tượng văn hóa chính là sự mã hóa các giá trị tinh thần củaloài người theo thời gian Một biểu tượng văn hóa luôn được đặt trong sựkhám phá và tìm tòi của con người, khiến cho nó có xuất phát điểm ban đầu
là một vài ý nghĩa cố định, dần dần được phát triển thêm những nét nghĩabiểu trưng mới Đồng thời theo thời gian, cùng với việc sản sinh thêm những
ý nghĩa mới, biểu tượng đi vào đời sống văn hóa và để lại dấu ấn trongphong tục, tập quá, tín ngưỡng, nghi lễ, văn học… tóm lại là các phạm trùcủa nền văn hóa
Trong bề dày văn hóa nhân loại, nước cùng với các yếu tố tự nhiên như đất,khí, lửa… được coi là một trong những biểu tượng cổ xưa nhất và mangnhiều giá trị về mặt văn hóa, tâm linh Còn nhớ, triết gia Thales quan niệmrằng toàn bộ thế giới của chúng ta được bắt nguồn từ nước Sông nước làkhởi nguồn của sự sống nên từ lâu sông nước đã ăn sâu vào tâm thức củacon người, trở thành một biểu tượng mang tính thiêng liêng “ những ý nghĩatượng trưng của nước có thể quy về ba chủ đề chiếm ưu thế: nguồn sống,phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh [1;709].” Mọi nền văn minh cổ đạilớn trên thế giới đều phát tích từ những con sông Chính vì sông nước lànguồn sống tự nhiên quan trọng bậc nhất nên con người nảy sinh sự sùng báiđối với sông nước “Nước còn là nguồn gốc và phương tiện chuyển tải sựsống, là hình tượng của hơi thở sự sống… [1;710]” Sông nước không chỉ làmột biểu tượng văn hóa mang ý nghĩa của nguồn sống mà trở thành một biểutượng của quyền năng, mang sức mạnh khiến con người phải tôn sùng