ngày càng gia tăng cả về số lượng, diện tích nếu không có biện pháp xử lýtriệt để và đó là một trong những nguyên nhân thu hẹp dần vùng trồng rausạch của thành phố.Vấn đề ô nhiễm đất, nư
Trang 1PHAN THỊ THU HẰNG
NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG NITRAT VÀ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT, NƯỚC, RAU VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ TÍCH LŨY CỦA CHÚNG TRONG RAU TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2008
Trang 2MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, nền nông nghiệp ViệtNam trong những năm gần đây đã có được những thành tựu đáng kể, nhìnchung năng suất sản lượng của các loại cây trồng đều tăng, đời sống ngườilao động ngày càng được cải thiện Bên cạnh những thành tựu đã đạt đượcthì việc sử dụng lượng lớn và không đúng qui định phân hoá học và các loạithuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm chất lượng của các sản phẩm nôngnghiệp, ngoài ra chất thải của các nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp vànước thải đô thị làm ô nhiễm đất, nước và nông sản, gây ảnh hưởng xấu đếnsức khoẻ cộng đồng đặc biệt là ở những khu công nghiệp tập trung và cácthành phố lớn
Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa ởkhu vực phía Bắc Việt Nam Với mật độ dân số đông (1.367 người/km2)[6],thành phố Thái Nguyên là một thị trường quan trọng để tiêu thụ các sản phẩmnông nghiệp trong đó có rau xanh Từ nhiều năm nay thành phố đã hình thànhvành đai sản xuất thực phẩm trong đó cây rau được coi là sản phẩm quantrọng nhất Cùng với sự tăng trưởng nông nghiệp nói chung, sản xuất rau ởThái Nguyên đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng, khắc phục dần tình trạngthiếu hụt lúc giáp vụ, nhiều chủng loại rau chất lượng cao đã được bổ sungtrong bữa ăn hàng ngày của người dân Tuy nhiên, trong xu thế của một nềnsản xuất thâm canh, công nghệ sản xuất rau hiện nay đang bộc lộ nhữngnhược điểm đó là việc ứng dụng ồ ạt, thiếu chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật nhưphân bón, chất kích thích sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến khôngnhững gây ô nhiễm môi trường canh tác mà còn làm cho rau bị nhiễm bẩn,ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng
Trang 3Bên cạnh đó thành phố Thái Nguyên còn là một trong những trung tâmcông nghiệp lớn ở Việt Nam, nơi đây tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp lớnnhư Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Nhàmáy điện Cao Ngạn … Vì vậy, lượng nước thải từ các nhà máy đổ ra môitrường hàng ngày khá lớn: Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thải khoảng400m3/ngày, nước thải độc và bẩn làm ô nhiếm suối Mỏ Bạch và nguồn nướcSông Cầu, Nhà máy cán thép Gia Sàng và khu gang thép Cam Giá hàng ngàythải một lượng nước lớn không được xử lý vào suối Xương Rồng gây ô nhiễmkhu vực phường Gia Sàng, phường Túc Duyên Các Nhà máy Tấm lợpAmiăng, Khu gang thép Thái Nguyên hàng ngày thải ra lượng bụi lớn làm ônhiễm khu vực Cam Giá… Theo thông tin của Bộ Công nghiệp: Chất lượngnước sông Cầu ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báođộng Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố TháiNguyên, đặc biệt là tại các điểm thải của Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, khuGang thép Thái Nguyên chất lượng nước không đạt cả tiêu chuẩn A và Bcủa TCVN 5942 - 1995 (Báo công nghiệp Việt Nam, 12/2003[2]) Thêm vào
đó là nạn khai thác khoáng sản từ các vùng Sơn Dương, Đại Từ, Phú Lương,
Võ Nhai với 177 điểm quặng và mỏ bao gồm than đá, quặng titan, quặng chì,quặng thiếc chứa As…do công nghệ khai thác lạc hậu, không có hệ thống xử
lý chất thải, đá thải đã làm cho môi trường sông, suối, hồ nước bị ô nhiễmnghiêm trọng bởi các hoá chất độc hại như As, Pb, Cd….(UBND tỉnh TháiNguyên, 2004[52]), hàm lượng Pb trong nước mặt ở một số khu vực củathành phố Thái Nguyên gấp từ 2 – 3 lần, Cd gấp từ 2 – 4 lần so với TCVN
6773 – 2000 (Nguyễn Đăng Đức, 2006 [10])
Có thể nói môi trường đất, nước mặt ở thành phố Thái Nguyên đã vàđang bị ô nhiễm nặng nề bởi các hoá chất độc hại từ các nguồn thải côngnghiệp, nông nghiệp và phế thải đô thị… Xu hướng ô nhiễm có chiều hướng
Trang 4ngày càng gia tăng cả về số lượng, diện tích nếu không có biện pháp xử lýtriệt để và đó là một trong những nguyên nhân thu hẹp dần vùng trồng rausạch của thành phố.
Vấn đề ô nhiễm đất, nước do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nôngnghiệp, phế thải đô thị tại thành phố Thái Nguyên đã được cảnh báo Tuy vậycác nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc đánh giá tình hình ô nhiễm đất,nước mà chưa đi sâu tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của việc ô nhiễm đó đếnchất lượng nông sản
Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự nhiễm bẩn môi trường đất, nước vàảnh hưởng của chúng đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một vấn đề cấpbách hiện nay, góp phần ngăn chặn sự gia tăng ngày một nhiều các chất thảisinh hoạt và công nghiệp được đổ vào đất, nước Từ những nghiên cứu đầy đủ
về nhiễm bẩn đất, nước tưới trong nông nghiệp sẽ đưa ra các biện pháp hữuích để tạo ra sản phẩm an toàn, hướng tới một nền nông nghiệp sạch và bềnvững Trong hoàn cảnh chung của yêu cầu sản xuất và điều kiện môi trường
đề tài: “Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau
và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại Thái Nguyên" được tiến hành, nhằm góp một phần vào việc kiểm soát và khống
chế sự tích luỹ nitrat và kim loại nặng trong rau tại Thành phố Thái Nguyên
2 Mục tiêu của đề tài
- Đưa ra những dẫn liệu cơ bản về tình hình ô nhiễm nitrat và kim loạinặng trong môi trường đất trồng và nước tưới tại một số vùng sản xuất rau ởthành phố Thái Nguyên
- Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng việc sử dụng nước tưới bị ô nhiễmnitrat và kim loại nặng (Pb, Cd, As) đến năng suất và sự tích luỹ của chúngtrong phần thương phẩm của một số loại rau
- Đề xuất một số biện pháp hạn chế tồn dư NO3- và sự tích lũy kim loạinặng (Pb, Cd, As) trong rau ở thành phố Thái Nguyên
3 Giới hạn nghiên cứu - Đối tượng và thời gian nghiên cứu
Trang 53.1 Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Thái Nguyên với 5 địa điểmlựa chọn làm đại diện: Phường Túc Duyên, Phường Quang Vinh, PhườngCam Giá, Xã Lương Sơn và Xã Quyết Thắng
+ Điều tra, lấy mẫu đất, nước, rau tại 5 địa điểm trên
+ Thí nghiệm nghiên cứu trong chậu thực hiện tại Trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên
+ Thí nghiệm đồng ruộng và trong sản xuất thực hiện tại phường TúcDuyên và phường Cam Giá trên nền đất phù sa sông Cầu không được bồihàng năm
3.2 Đối tượng nghiên cứu
3.2.1 Cây rau
Điều tra thực trạng sản xuất, đánh giá tồn dư NO - và kim loại nặng (Pb,
Cd, As) trong rau: Sử dụng 6 loại rau thuộc 4 nhóm trồng phổ biến ngoài sảnxuất:
+Rau ăn lá: Bắp cải (Brassica L.var.capitata), Cải xanh (Brassica JunceaL.), Rau muống (Ipomoea aquatica)
+ Rau ăn củ: cải củ (Raphanus sativus L.)
+ Rau ăn quả: đậu côve leo (Phaseolus vulgaris L.)
+ Rau gia vị: rau mùi (Coriandrum sativum L.)
Thí nghiệm nghiên cứu được tiến hành trên 3 loại rau đại diện 3 nhóm:+ Rau ăn lá: Cải canh Tên khoa học: Brassica juncea L., thuộc họ thập
tự Cruciferae Giống sử dụng trong thí nghiệm là giống cải canh vàng TG củaCông ty giống cây trồng Miền Nam, thời gian sinh trưởng 28 - 30 ngày
+ Rau ăn quả: Đậu côve leo Tên khoa học: Phaseolus vulgaris L., thuộc
họ Leguminoceae Giống sử dụng trong thí nghiệm là giống Đậu côve leo hạt
Trang 6+ Rau ăn lá, củ: Cải củ Tên khoa học: Raphanus sativus L., thuộc họthập tự Cruciferae Giống sử dụng trong thí nghiệm là giống cải củ lá ngắn số
13 của Trung Quốc được nhập khẩu bởi công ty giống rau quả Minh Tiến,Đống Đa, Hà Nội Thời gian sinh trưởng là 40 - 50 ngày
3.2.2 Đất, nước
Nguồn nước tưới và đất trồng rau tại 5 địa điểm trên của thành phốThái Nguyên
3.3 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2002 - 2007
4 Những đóng góp mới của đề tài
4.1 Ý nghĩa khoa học
- Đóng góp về mặt lý luận cho việc giải thích các mối tương quan giữahàm lượng các kim loại nặng trong đất, trong nước và hàm lượng của chúngtrong phần sử dụng của một số loại rau
- Xem xét khả năng hấp thu NO3- và kim loại nặng (Pb, Cd, As) trongnước tưới cho rau cải canh, cải củ và đậu côve leo trồng tại Thành phố TháiNguyên
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra những dẫn liệu cơ bản về tình hình ô nhiễm N-NO3- và kimloại nặng (Pb, Cd, As) trong đất trồng, nước tưới và trong rau sản xuất ởthành phố Thái Nguyên
- Góp phần cung cấp cơ sở khoa học định hướng qui hoạch vùng sảnxuất rau an toàn
- Đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu sự tích luỹ nitrat và kim loạinặng trong rau
Chương 1
Trang 7Rau xanh là thực phẩm cần thiết không thể thiếu, là nguồn cung cấpcung cấp chủ yếu khoáng chất và vitamin, góp phần cân bằng dinh dưỡngtrong bữa ăn hàng ngày của con người Đồng thời rau là cây trồng mang lạihiệu quả kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trênthế giới Vì vậy rau được coi là loại cây trồng chủ lực trong cơ cấu sản xuấtnông nghiệp ở nhiều quốc gia.
1.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
Trên thế giới rau là loại cây được trồng từ lâu đời Người Hy Lạp Ai Cập
cổ đại đã biết trồng rau và sử dụng rau bắp cải như một nguồn thực phẩm Từnăm 2000 trở lại đây diện tích trồng rau trên thế giới tăng bình quân mỗi nămtrên 600.000 ha, sản lượng rau cũng tăng dần qua các năm Theo FAO, 2006[80]: Năm 2000 diện tích rau trên thế giới là 14.826.956 ha thì đến năm 2005diện tích tăng lên 18.003.909 ha, sản lượng tăng từ 218.336.847 tấn lên đến249.490.521 tấn
Rau được dùng kết hợp với các loại hoa quả thực phẩm rất tốt cho sứckhoẻ do có chứa các loại vitamin, các chất chống ôxi hoá tự nhiên, có khảnăng chống lại một số bệnh như ung thư Do vậy nhu cầu tiêu thụ rau quảngày càng tăng Người dân Nhật Bản tiêu thụ rau quả nhiều hơn người dâncủa bất cứ quốc gia nào trên thế giới, mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấnrau các loại, bình quân mỗi người tiêu thụ 100 kg/năm Xu hướng hiện nay là
sự tiêu thụ ngày càng nhiều các loại rau tự nhiên và các loại rau có lợi cho sứckhoẻ Trung bình trên thế giới mỗi người tiêu thụ 154 - 172g/ngày (FAO,
2006 [80]) Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do tác động
Trang 8biệt là rau ăn lá Việc tiêu thụ rau diếp và các loại rau ăn lá khác tăng 22 23%, trong khi mức tiêu thụ khoai tây và các loại rau ăn củ chỉ tăng 7 - 8 %.
-1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
Việt nam có lịch sử trồng rau từ lâu đời, với điều kiện khí hậu rất thíchhợp cho sinh trưởng, phát triển và tạo hạt của các loại rau, kể cả rau có nguồngốc á nhiệt đới và ôn đới
Cho tới nay có khoảng 70 loài thực vật được sử dụng làm rau hoặc đượcchế biến thành rau Riêng rau trồng có khoảng hơn 30 loài trong đó có khoảng
15 loài là chủ lực, trong số này có hơn 80% là rau ăn lá Diện tích rau tậptrung ở 2 vùng chính là vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng đồng bằng Nam
Bộ Trong các loại rau thì rau muống được trồng phổ biến nhất trên cả nước,tiếp đến là bắp cải được trồng nhiều ở miền Bắc Đối với nông dân, rau là loạicây trồng cho thu nhập quan trọng cho nông hộ (Hồ Thanh Sơn và cs,2005[35])
Tuy vậy sản xuất rau của Việt Nam chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia đìnhkhiến cho sản lượng hàng hóa không nhiều Bên cạnh đó sản xuất phụ thuộcnhiều vào phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và môi trường sản xuất bị ảnhhưởng khá lớn bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt Việc chạy theolợi nhuận, áp dụng thiếu chọn lọc các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với sựthiếu hiểu biết của người trồng rau đã làm cho sản phẩm rau xanh bị ô nhiễm
NO3-, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh và hóa chất bảo vệ thực vật Vấn đề
ô nhiễm rau xảy ra ở hầu khắp các vùng trồng rau trong cả nước (Nguyễn VănHải và cs (2000) [14], Chiêng Hông, 2003 [20], Vũ Đình Tuấn và PhạmQuang Hà (2003) [50], Đặng Thị Vân và cs, 2003 [54] Đó là những nguyên
Trang 9Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm đang là nỗi lo của tất cả mọi người,mọi ngành Rau là thực phẩm được sử dụng hàng ngày ở tất cả các gia đình,
vì vậy để đảm bảo sức khoẻ người sử dụng trong những năm gần đây nhànước, ngành nông nghiệp và các địa phương đã có rất nhiều chủ trương giảipháp nhằm nhanh chóng phát triển các mô hình trồng rau an toàn Trên thực
tế ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình phát triển rau an toàn chủ yếu:
+ Thứ nhất là mô hình rau sạch trên diện tích hẹp đầu tư cao về cơ sở vậtchất kỹ thuật Đó là mô hình trồng rau trong nhà kính, nhà lưới, trồng rau thuỷcanh, trồng rau trên giá thể ….Ưu điểm của những mô hình này là có thểtrồng rau trái vụ, cho năng suất cao, tránh được những điều kiện thời tiết bấtlợi, phù hợp chủ yếu với rau ăn lá và rau cao cấp Nhược điểm lớn nhất củaviệc trồng rau theo mô hình này là đầu tư khá cao (đầu tư cho 1ha nhà lưới từ
250 - 300 triệu đồng, cho nhà kính hàng tỷ đồng) nên giá thành cao, qui môthường nhỏ do vậy ít người tham gia sản xuất, lượng rau sạch không đáp ứngđược đại bộ phận người tiêu dùng có thu nhập thấp nên rất khó mở rộng
+ Thứ hai là mô hình phát triển rau an toàn trên diện rộng ngay tại đồngruộng, bằng cách đầu tư chuyển giao kỹ thuật cho nông dân Nhược điểm cơbản là không trồng được rau trái vụ, hay bị tác động bất lợi của thời tiết,nhưng có ưu điểm là nhiều nông dân có thể tham gia áp dụng, diện tích và sảnlượng thu hoạch lớn nên đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng,khai thác được các ưu thế của thời tiết nhiệt đới, giá thành thấp, tác động tíchcực nhanh đến nông nghiệp, môi trường và cộng đồng xã hội, dễ mở rộng quy
mô sản xuất Đây được gọi là mô hình “sản xuất rau sach cộng đồng” đã đượcnghiên cứu ứng dụng và khởi xướng từ tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2000 – 2003,
từ đó lan ra khá nhiều địa phương như Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc
Trang 10Mặc dù các cơ quan chức năng đã có rất nhiều cố gắng trong việc pháttriển các mô hình rau an toàn nhưng mô hình rau an toàn cũng chỉ mới pháttriển ở mức khiêm tốn Theo Bộ NN & PTNT, sản lượng rau quả chiếm13,2% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp và 16% tổng giá trị trồng trọt trong
cả nước nhưng sản lượng rau an toàn chỉ chiếm khoảng 5% và chỉ đáp ứngmột phần nhỏ nhu cầu người tiêu dùng, các bếp ăn tập thể, các trường học vàdoanh nghiệp [Nguyễn Văn Dũng, 2006[8]) Có thể nói hiện nay việc sản xuấtrau an toàn vẫn chưa phổ biến (Dương Thế Hùng, 2007[21]) (Thu Hương,
2005 [23]) Kết quả 3 năm triển khai dự án rau an toàn của Bộ NN và PTNTtrên địa bàn 6 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, HưngYên đạt gần 16.000 ha chỉ chiếm 8,4% về diện tích và 7,7 % về sản lượng.Ngay như Hà Nội diện tích rau an toàn mới chiếm khoảng 44% và Vĩnh Phúc
17 % tổng diện tích rau trên địa bàn (Hà Tâm, 2006 [39])
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cả người tiêu dùng và các cơ quan quản
lý nhà nước nghi ngờ độ an toàn của rau, trong đó có 2 nguyên nhân chính:+ Nguyên nhân thứ nhất là người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, chưa áp dụngđầy đủ qui trình kỹ thuật trồng rau quả an toàn Hiện tại ngay cả trên 40%vùng sản xuất rau an toàn của cả nước lượng vi sinh vật, hoá chất độc hại, kimloại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau an toàn vẫn tồn tại, trong
đó khoảng 4% vượt mức cho phép (Hà Linh, 2006[25])
+ Nguyên nhân thứ hai là qui hoạch vùng sản xuất rau an toàn chưa hoànthiện, ruộng rau an toàn vẫn bố trí xen kẽ với các thửa ruộng không theo quitrình Bất cập nhất hiện nay là ruộng sản xuất rau theo đúng qui trình kỹ thuậtnhưng lại nằm ngay trong vùng môi trường canh tác bị ô nhiễm Hiện nay các
Trang 11vùng sản xuất rau an toàn vẫn còn manh mún rất khó cho việc tổ chức sảnxuất cũng như kiểm tra và tiêu thụ sản phẩm Ngay như Hà Nội là một địaphương có tốc độ qui hoạch vùng rau an toàn nhanh hơn rất nhiều các địaphương khác nhưng diện tích rau an toàn vẫn trong tình trạng phân bố rải rác,xen lẫn với vùng trồng lúa và trồng rau truyền thống Phần lớn diện tích rau
an toàn của Hà nội được chuyển đổi từ đất trồng lúa, trồng hoa màu có tiền sửđược sử dụng nhiều loại thuốc BVTV, phân hoá học….Do vậy khó tránh khỏi
sự tác động ngược của các tồn dư hoá chất trong môi trường lên cây rau Mộtcuộc khảo sát gần đây nhất, Hà Nội có 108/478 vùng rau với diện tích 932 hachiếm 35,3% diện tích canh tác không đủ các điều kiện về đất, nước để sảnxuất rau an toàn, 77 vùng có chỉ tiêu kim loại nặng trong nước tưới vượt quyđịnh cho phép, trong đó 16 vùng tưới bằng nguồn nước ngầm và 61 vùng tướibằng nguồn nước mặt; 36 vùng có chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng trongđất vượt quy định cho phép (chủ yếu là đồng, cadimi và kẽm) (Cục trồng trọt
Bộ NN và PTNT, 2007 [53]) Việc triển khai mô hình sản xuất rau an toàncủa Thành phố Thái Nguyên cũng nằm trong tình trạng như vậy, các mô hìnhkhông được cách ly với vùng canh tác theo tập quán chung và môi trườngcanh tác bị ô nhiễm làm cho người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượngrau an toàn nên lượng tiêu thụ rất ít (Chi cục BVTV Thái Nguyên, 2003 [5])Như vậy để có thể phát triển ngành sản xuất rau theo hướng an toàn vàbền vững cần thiết phải có những biện pháp đồng bộ: Tập huấn nông dân về
kỹ thuật, nâng cao ý thức cộng đồng, tiến hành kiểm tra chất lượng đất, nước
để qui hoạch vùng sản xuất cách ly với các khu vực bị ô nhiễm, giám sát kiểmđịnh chất lượng, quảng cáo thương hiệu … Bên cạnh đó phải có sự phối hợpchặt chẽ giữa các ngành, các cấp và người sản xuất như vậy việc triển khai
mô hình sản xuất rau an toàn mới đạt hiệu quả cao
Trang 121.2 Dinh dưỡng đạm cho rau và vấn đề tồn dư nitrat
1.2.1 Vai trò của N đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau
Tỷ lệ nitơ trong cây biến động từ 1 - 6 % trọng lượng chất khô N là yếu
tố quan trọng hàng đầu đối với cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản của cácprôtêin - chất cơ bản biểu hiện sự sống
Nitơ nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của câynhư diệp lục và các chất men Các bazơ nitơ là thành phần cơ bản của axitnucleic, trong các ADN và ARN của nhân tế bào, nơi cư trú các thông tin ditruyền đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp prôtêin
Do vậy N là yếu tố cơ bản trong việc đồng hoá C, kích thích sự phát triểncủa bộ rễ và hút các yếu tố dinh dưỡng khác
Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh lá cây thẫm, sinh trưởngkhỏe mạnh, chồi búp phát triển nhanh, năng suất cao
Theo Trần Vũ Hải (1998) [13]: Đối với rau, đạm là yếu tố tác động rấtlớn đến sinh trưởng phát triển như chiều cao cây, diện tích lá Với cải bẹ xanhkhi sử dụng lượng đạm từ 120N - 180 N/ha thì chiều cao cây, chỉ số diện tích
lá tăng dần Nghiên cứu của Phạm Minh Tâm (2001) [38] với cải bẹ xanh trênnền đất xám cũng cho kết quả tương tự, chiều cao cây cải tăng dần khi tănglượng đạm bón, ở mức 120 kg N/ha chiều cao cây là 23,70cm so với 10,50 cmkhi không bón đạm, động thái ra lá, trọng lượng trung bình cây cũng tăng dầnkhi tăng lượng đạm bón, đạt cao nhất ở mức bón 120 kg N/ha
Cây thiếu đạm lá có màu vàng, sinh trưởng kém, còi cọc, có khi bị thuichột, thậm chí rút ngắn thời gian tích luỹ hoàn thành chu kỳ sống Theo BùiQuang Xuân và nnk (1996) [57]: với cải bắp liều lượng đạm có quan hệ chặtvới năng suất ở mức 200 kg N/ha, năng suất cải bắp đạt cao nhất 430 tạ/ha, ởmức dưới 200 kg N/ha thì năng suất đạt thấp 320 tạ/ha
Trang 134
Bón thừa đạm lá cây có màu xanh tối, thân lá mềm, tỷ lệ nước cao, dễmắc sâu bệnh, dễ lốp đổ và thời gian sinh trưởng kéo dài Bón nhiều đạm vàkhông cân đối thì dẫn đến sự tích luỹ nitrat trong cây và làm ô nhiễm nitrattrong nước ngầm (Bùi Quang Xuân,1998 [58], Vũ Hữu Yêm, 2005[59])
1.2.2 Quá trình chuyển hoá đạm trong cây
Việc cung cấp nitơ và các chu trình vật chất trong tự nhiên phụ thuộcnhiều vào quá trình phân huỷ sinh học các hợp chất chứa nitơ trong môi trường.Toàn bộ nitơ trong chu trình nitơ sinh học diễn ra chủ yếu qua hoạt động
cố định đạm của các vi khuẩn sống trong cây, các tảo lục và các vi khuẩncộng sinh trong rễ của một số loài thực vật (ví dụ như Rhizobium có ở trongnốt sần của rễ một số loài họ đậu) Những sinh vật này có khả năng chuyểnhoá N2 thành N-NH4+, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ dòng nitơ trên toàn cầu, quátrình cố định đạm là nguồn cung cấp nitơ cao nhất cho cả sinh vật trên cạn vàsinh vật thủy sinh
Cây trồng hút đạm ở cả hai dạng NH4+ và NO3- Mức độ hấp thu nhiềuN-NH4+ hoặc N-NO3- của cây trồng phụ thuộc vào tuổi, loại cây trồng, môitrường và các yếu tố khác Một số loại rau như bắp cải, củ cải sử dụng được
cả NH4+ và NO3- nhưng cải xoăn, cần tây, bí, các loại đậu sinh trưởng tốt hơnkhi cung cấp đạm ở dạng NO -, các loại cây như cà chua, khoai tây lại thíchhợp môi trường dinh dưỡng có tỷ lệ N-NO3-/N-NH4+ cao Nhiệt độ cũng ảnhhưởng rất lớn đến việc hấp thu N-NO3- hơn N-NH +, đặc biệt ở nhiệt độ 2-
160C (Vaast và cs,1998 [113])
1.2.3 Độc tính của Nitrat
Sự tích luỹ NO3- cao trong mô cây không gây độc đối với cây nhưng khi
sử dụng cây có hàm lượng NO3- cao có thể làm hại gia súc và con người đặcbiệt là trẻ em do NO3- được tích lũy trong bộ máy tiêu hoá có khả năng khửthành NO2-:
Trang 142H+ + 2e = H2O
NO3- + 2e + 2H+ = NO2- + NAD+ + H2O
Trong dạ dày con người, do tác dụng của hệ vi sinh vật, các loại enzym
và do các quá trình hoá sinh mà NO2- dễ dàng tác dụng với các acid amin tự
do tạo thành Nitrosamine gây nên ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày (BùiQuang Xuân và cs, 1996 [57], Ramos, 1994[69]) Các acid amin trong môitrường acid yếu (pH = 3 - 6), đặc biệt với sự có mặt của NO2- sẽ dễ dàng bịphân huỷ thành andehyt và acid amin bậc 2 từ đó tiếp tục chuyển thànhnitrosamine Ngày nay nhiều tác giả nhắc đến nitrosamine như là một tácnhân làm sai lệch nhiễm sắc thể, dẫn đến truyền đạt sai thông tin di truyền gâynên các bệnh ung thư khác nhau
Trong máu NO2- ngăn cản sự kết hợp của O2 với hemoglobin ở quá trình
hô hấp, quá trình này được lặp lại nhiều lần vì vậy mỗi iôn NO2- có thể biếnrất nhiều phân tử hemoglobin thành methaemoglobin Methaemoglobin đượctạo thành do oxyhemoglobin đã ôxyhoá Fe2+ thành Fe3+ làm cho phân tửhemoglobin mất khả năng kết hợp với oxy tức là việc trao đổi khí của hồngcầu không được thực hiện (Wite 1975) [116] Cơ chế này dễ dàng xảy ra vớitrẻ nhỏ đặc biệt là trẻ có sức khoẻ yếu, tiêu hoá kém vì trẻ em còn thiếu cácenzym cần thiết để khử NO2- xuống N2 và NH3 rồi thải ra ngoài
1.2.4 Những yếu tố gây tồn dư NO 3 - trong rau xanh
Theo các nhà khoa học thì có đến 20 yếu tố gây tồn dư nitrat trong nôngsản như: nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, nước tưới, biện pháp canh tác… nhưngnguyên nhân chủ yếu được các nhà nông học khẳng định đó là phân bón đặcbiệt là phân đạm, do sử dụng không đúng: bón với liều lượng quá cao, bón sátthời kỳ thu hoạch, bón không cân đối với lân, kaly và vi lượng
Trang 151.2.4.1 Ảnh hưởng của phân bón
+ Phân đạm: Trong các loại phân bón dùng cho cây trồng thì phân đạm
được sử dụng nhiều nhất và cũng là yếu tố then chốt quyết định năng suấtcây trồng
Thực tế cây trồng được cung cấp đủ đạm sẽ phát triển mạnh, tổng hợpđược nhiều chất tạo nên sinh khối và tăng sản phẩm Nhưng bón nhiều đạmtrong điều kiện quang hợp, hô hấp kém, không đủ xetoaxid để chuyển hóaN-NO3- thành N-NH4+ rồi thành axitamin, N sẽ tích luỹ trong cây ở dạngNitrat hoặc Cyanogen
Ở Việt Nam do chạy theo năng suất và lợi nhuận, người sản xuất đã lạmdụng phân đạm Trong khi sử dụng phân đạm theo chiều hướng gia tăng thìviệc sử dụng phân lân và phân ka ly rất ít, phối hợp theo tỷ lệ không hợp lýđiều đó đã làm cho hàm lượng nitrat trong thương phẩm rất cao
Kết quả điều tra ở 3 huyện Thanh Trì, Gia Lâm và Đông Anh của thànhphố Hà Nội năm 2000, Đinh Văn Hùng và nnk (2005) [22] cho biết: nông dân
sử dụng lượng đạm lớn và mất cân đối với phân lân và kali; đặc biệt đối vớicây rau đậu, lượng phân đạm sử dụng phổ biến ở mức 500 kg N/ha với xuhào, bắp cải là 550 kg N/ha, cà chua là 640 kg N/ha
Đặng Thu Hoà (2002) [18] khi khảo sát tình hình sử dụng phân bón chorau ở một số vùng chuyên canh rau của Hà nội cũng cho kết quả tương tự,lượng phân đạm nông dân sử dụng thường gấp từ 2-3 lần so với qui trình sảnxuất rau an toàn, trong khi đó phân lân và kali sử dụng rất ít thậm chí không
sử dụng
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định sử dụng lượng lớn phân đạm vàkhông hợp lý là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng nitrat cao trong sản phẩm
Trang 16lên 87,4 mg/kg
Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón đối với sự tích luỹnitrat trong rau cải bẹ xanh trên nền đất xám tại thành phố Hồ Chí Minh,Phạm Minh Tâm (2001) [38] cho thấy năng suất cải bẹ xanh tăng dần khi tănglượng đạm bón, cao nhất ở mức bón 150 kg N/ha, tuy vậy thì hàm lượng NO3-trong rau khi thu hoạch quan hệ chặt với lượng đạm bón, từ 31,7mg NO -/kgrau tươi ở mức 0 kg N/ha lên 524,9 mg NO3-/kg ở mức 180 kg N/ha
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thu Hoà (2002) [18] trên đất phù sa SôngHồng cũng cho kết quả tương tự, tăng lượng đạm bón làm tăng sự tích luỹnitrat trong rau, với rau muống tăng mức đạm bón từ 120 kg N/ha lên 180 kgN/ha thì hàm lượng NO3- trong rau tăng lên thêm 250 mg/kg rau
* Ảnh hưởng của thời gian bón thúc đạm lần cuối đến thu hoạch tới mức độ
Ngoài việc sử dụng một lượng lớn phân đạm thì thời gian kết thúc bónđạm trước thu hoạch cũng là một hiện tượng rất phổ biến ở tất cả các vùngtrồng rau trong cả nước Nông dân thường thu hoạch rau chỉ sau khi bón đạm
3 - 7 ngày (Tạ Thu Cúc, 1996 [7]),(Trần Vũ Hải, 1998 [13]), (Đặng Thu Hòa,
2002 [18]), (Phạm Minh Tâm, 2001 [38]) Người sản xuất hầu như khôngquan tâm đến tồn dư nitrat trong rau mà thời gian thu hoạch do thị trườngquyết định, đặc biệt vào mùa khan hiếm rau
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, tồn dư NO3- trong rauliên quan chặt chẽ tới sự cung cấp đạm và quá trình quang hợp trước lúc thuhoạch Nếu có đủ thời gian và điều kiện để cây quang hợp mạnh tạo ra glucid
và hô hấp tạo ra acetoacid thì hàm lượng NO3- trong cây không đến mức gâyđộc Do đó thời gian bón đạm trước khi thu hoạch quyết định đến tồn dư
Trang 17NO3- đạt cao nhất sau khi bón thúc đạm lần cuối từ 3 - 10 ngày.
Nghiên cứu về vấn đề này, Nguyễn Văn Hiền và cs (1994) [17] đã kếtluận: Hàm lượng nitrat ở cải bắp đạt cao nhất vào ngày thứ 7 kể từ khi bónthúc lần cuối ở tất cả các liều lượng đạm khác nhau và chỉ thu hoạch sau 14ngày thì hàm lượng nitrat trong cải bắp mới giảm hẳn dưới ngưỡng an toàn.Theo Lê Văn Tán và cs (1998) [37] tồn dư nitrat trong rau thương phẩmcòn phụ thuộc vào khả năng tích luỹ của từng loại rau Tồn dư nitrat trong rau
ăn lá và rau ăn quả cao nhất trong khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày từ lúc bónlần cuối đến khi thu hoạch, đối với rau ăn củ là khoảng 20 ngày Thời gianbón thúc sau cùng càng xa ngày thu hoạch thì lượng nitrat trong rau cànggiảm
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bón thúc đạm lần cuối đối vớimột số loại rau trồng phổ biến tại Tỉnh Lâm Đồng, tác giả Bùi Cách Tuyến(1998) [51] cho biết:
+ Đối với xà lách: tồn dư nitrat đạt cao nhất khoảng 21 ngày khi ngừngbón (1569 mg NO3-/kg rau tươi) sau đó giảm dần theo thời gian và đến 25ngày thì giảm hẳn dưới ngưỡng cho phép (426 mg NO3-/kg rau tươi)
+ Đối với đậu Hà lan, đậu côve: tồn dư nitrat đạt cao nhất vào thời điểm
7 ngày sau bón thúc lần cuối và được giảm dần ở các ngày sau đó, nhưng nếubón đạm ở mức cao (>300 kg N/ha) thì sau 10 ngày tồn dư nitrat mới giảm tớimức cho phép
+ Đối với cà rốt: tồn dư nitrat được tích luỹ cao nhất ở thời điểm 20ngày sau khi ngừng bón N và sẽ giảm dần ở các ngày tiếp theo
Kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Xuân (1998) [58] cũng cho thấy hàmlượng nitrat trong cải bắp thực sự giảm sau 16 - 20 ngày bón N lần cuối, nếu
Trang 18Phạm Minh Tâm (2001) [38] khi nghiên cứu trên rau cải xanh tại thànhphố Hồ Chí Minh cũng cho kết quả: với mức bón 90 kg N/ha thì hàm lượngnitrat trong cải bẹ xanh đạt cực đại ở 16 ngày sau bón thúc đạm lần cuối vàgiảm mạnh ở các ngày tiếp theo
Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm chậu vại trên nền đất phù sa SôngHồng tại Hà Nội, Đặng Thu Hoà (2001) [18] cho biết: Đối với rau muống ởmức bón 120 - 210 kg N/ha thì hàm lượng nitrat trong rau muống đạt cao nhấttrong khoảng 7 - 10 ngày sau bón thúc đạm lần cuối giảm dần ở những ngàytiếp theo, với xà lách và dưa chuột hàm lượng nitrat đạt cao nhất ở ngày thứ 3 -5
* Ảnh hưởng của dạng đạm bón đến tồn dư nitrat trong rau
Bón dạng đạm khác nhau (NH + hoặc NO3
-) cũng có ảnh hưởng khácnhau đến sự tích luỹ nitrat trong cây Các tác giả Chuphan và cs (1967) [70] Venter và cs (2007) [112] cho rằng bón phân đạm dạng NO3- làm tích luỹ
+ Phân lân: Trong cây tỷ lệ P biến động từ 0,1 – 0,4% chất khô, trong
đó P ở dạng hữu cơ là chính Lân hữu cơ đa dạng đóng vai trò quan trọngtrong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng Dạng hợp chất cao năngchứa lân quan trọng nhất, phổ biến nhất là ATP và ADP cần cho quá trìnhquang hợp, khử NO3 trong cây, tổng hợp prôtêin và các hợp chất quantrọng khác
Trang 19-bắp cải và cà chua trên nền bón đạm tại Đông Anh (Hà Nội), Bùi Quang Xuân
và cs (1996) [57] cho thấy: Với cải bắp, cùng với mức bón đạm nếu khôngbón lân hàm lượng N - NO3- trong rau khi thu hoạch là 982 mg/kg tươi Nếubón 60 P2O5/ha thì hàm lượng N-NO3- trong rau giảm xuống 540 mg/kg, và ở
mức bón 120 P2O5/ha thì hàm lượng N- NO3
-cải bắp là 480 mg/kg tươi
trong rau khi thu hoạch với rau
Như vậy bón phân lân có tác dụng tăng cường chuyển hoá đạm khoáng
thành đạm prôtit làm giảm sự tích luỹ NO3 trong rau
-Tuy vậy tại các vùng trồng rau hiện nay lượng phân lân sử dụng rất ítthường chỉ đạt khoảng 50% so với qui trình sản xuất rau an toàn, như cà chua
21 - 40 kg P2O5/ha trong khi qui trình rau an toàn là 85 kg P2O5/ha, đậu côve
là 30 - 40 kg P2O5/ha so với qui trình là 60 kg P2O5/ha (Đặng Thu Hoà,2003[18]) Như vậy sử dụng phân lân ít trong khi đó phân đạm sử dụng vớimức cao nên dẫn đến sự tích luỹ nitrat cao trong sản phẩm
+ Phân kali: Cũng như lân, nông dân hầu như chưa có thói quen sử dụng
phân kaly Các kết quả điều tra đều cho thấy lượng phân kaly bón cho rauthường rất ít, thậm chí không bón Các nghiên cứu đã khẳng định cùng vớiphân lân, phân kali được bón kết hợp cùng với phân đạm cũng có tác dụnglàm giảm sự tích luỹ nitrat trong thương phẩm: Theo Bardy (1985), kali làmtăng quá trình khử nitrat trong cây Bón đạm kết hợp thêm phân kali sẽ làmgiảm tích luỹ NO3- trong rau rõ rệt hơn khi chỉ bón riêng rẽ đạm
Tạ Thu Cúc (1996) [7], khi tăng liều lượng kali, hàm lượng NO3- trongcải bắp giảm xuống, bón thúc phân kali cho rau khi sinh trưởng và phát dụcmạnh sẽ làm giảm hàm lượng nitrat trong cây
Theo Bùi Quang Xuân và nnk (1996) [57]: nếu bón đạm đơn độc ở mức
90 kg N/ha cho cải bắp thì hàm lượng nitrat trong rau là 930 mg NO3 /kg,
Trang 20+ Phân hữu cơ: Việc bón phân hoá học chỉ là biện pháp trước mắt, tức
thời, nếu chỉ bón đơn thuần phân hoá học thì về lâu dài đất sẽ bị bạc màu, sứcsản xuất của đất giảm Bón phân hữu cơ nhằm cân đối dinh dưỡng và cơ chấtcho đất tăng cường độ màu mỡ tự nhiên của đất Hướng tới mục tiêu “nôngnghiệp bền vững” thì biện pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất là rấtquan trọng Đối với đất trồng rau nếu thời gian canh tác lâu dài và liên tục, sửdụng phân đạm hóa học, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, không bón phânhữu cơ sẽ làm cho đất chai cứng, giảm độ xốp, độ thoáng khí, giảm khả năngthấm thoát nước, khi sự phát triển của hệ rễ bị giới hạn sẽ ảnh hưởng đến hấpthu dinh dưỡng của rau Ngoài ra phân hữu cơ còn là nguồn cung cấp dinhdưỡng tổng hợp đa, trung, vi lượng, các vitamin, kích thích tố sinhtrưởng…làm tăng chất lượng nông sản, tăng cường hoạt động các vi sinh vậtđất, các quá trình chuyển hóa, tuần hoàn chất dinh dưỡng, sự cố định đạm, sựnitrat hóa và sự phân hủy các chất độc hại…Phân hữu cơ ở một thời điểmnhất định có sự giải phóng đạm vì vậy ngoài chức năng cải tạo đất phân hữu
cơ còn là nguồn cung cấp đạm cho cây, vì vậy cũng như đạm nếu sử dụngphân hữu cơ với lượng quá cao, đạm được giải phóng nhiều vào giai đoạncuối sẽ gây tồn dư NO3- cao trong sản phẩm Theo Bùi Quang Xuân và cs(1996) [57] cùng với liều lượng phân vô cơ, bón thêm phân chuồng đã làmtăng hàm lượng nitrat trong cải bắp, nếu bón liều lượng quá cao 45 tấn PC/hathì hàm lượng nitrat trong cải bắp tăng mạnh, liều lượng thích hợp nhất đểtăng năng suất và an toàn là 15 tấn PC/ha
Phương pháp bón phân chuồng cũng ảnh hưởng rõ đến hàm lượng nitrat trong rau: bón lót 50% và bón thúc 50% lượng phân chuồng làm tăng hàm
Trang 21và cs, 2005 [22]), đây cũng là một nguyên nhân gây tích luỹ nitrat và các hoáchất độc hại trong rau.
+ Phân vi lượng: Sự tích luỹ NO3- gắn liền với quá trình khử NO3- vàquá trình đồng hoá đạm trong cây Các quá trình này liên quan chặt chẽ đếncác quá trình khác như quang hợp, hô hấp và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệenzim và các hợp chất cao năng Hiện nay có khoảng 1000 hệ enzim trong đó
có khoảng 1/3 số hệ enzim này được hoạt hoá bằng các nguyên tố vi lượng.Điển hình là các enzim tham gia trong chuỗi phản ứng khử NO - thành NH4+như Nitratreductaza chứa Mo, Cu và Hydrôylaminreductaza chứa Mn, Mo
Cây trồng nghèo Bo dẫn đến tích luỹ NO3
-trong thân và rễ, lá do bị ức chếquá trình khử NO3 tổng hợp aminoacid Thiếu Mn ảnh hưởng nghiêm trọngtới chuỗi dây chuyền trong quang hợp, ảnh hưởng tới quá trình phosphorilhoá, quá trình khử CO2 làm tích luỹ NO3- trong cây Mo nằm trong cấu trúccủa enzim nitratredutaza có vai trò thúc đẩy quá trình khử CO2 trong cây Cu
có vai trò thúc đẩy quá trình quang hợp của cây Như vậy chế độ dinh dưỡngthiếu các nguyên tố vi lượng cũng là nguyên nhân gây tồn dư nitrat trong rau
1.2.4.2 Ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, ánh sáng, thu hoạch và bảo quản
Dư lượng NO3- trong rau chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố khí hậu thờitiết Trong giai đoạn cuối chuẩn bị thu hoạch, nếu gặp thời tiết lạnh, trời âm uthì khả năng tích luỹ NO3- rất lớn
Trang 22lượng phân đạm cải bắp trồng trong nhà kính có hàm lượng NO3- cao hơn sovới khi trồng ngoài đồng (Venter và cs, 2007[112]) Mật độ cây trồng cũng làyếu tố làm tăng hoặc giảm lượng nitrat trong cây Khi trồng dày, lượng nitrat
sẽ tăng lên do điều kiện chiếu sáng yếu Thời gian chiếu sáng trong ngày dàithì hàm lượng nitrat trong cây sẽ giảm, nếu giảm mức chiếu sáng 20% thì hàmlượng nitrat trong quả dưa chuột tăng lên 2,5 lần (Cantlife, 1972 [65])
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới hàm lượng NO3- trong rau: nhiệt độ quálớn cũng gây trở ngại cho quá trình khử nitrat ở rễ nên hàm lượng NO3-trong rau sẽ cao
1.2.4.3 Ảnh hưởng của đất trồng, nước tưới bị ô nhiễm tới mức độ tích luỹ nitrat trong rau
Thực tế môi trường đất, nước luôn là nơi tiếp nhận các nguồn thải Tạinhững vùng sản xuất nông nghiệp môi trường đất, nước chịu ảnh hưởng rấtlớn của quá trình thâm canh trong nông nghiệp, các nguồn thải do sản xuấtcông nghiệp, nước thải đô thị… và một điều tất yếu từ môi trường theo vòngtuần hoàn sẽ đi vào nông sản
Các nghiên cứu nước ngoài với việc sử dụng nguyên tử nitơ đánh dấu đãchỉ ra rằng bón phân đạm có hệ thống và lớn hơn 200 kg N/ha có ảnh hưởngđến vòng tuần hoàn đạm trong sinh thái đồng ruộng: Nitrat hoá dẫn tới rửatrôi nitrat làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm khi có nồng độ N - NO3-
> 10 mg/l Trong điều kiện yếm khí bón phân đạm dạng NO3- cho đất lúangập nước có thể xảy ra quá trình phản nitrat hoá (denitrification) gây mấtđạm và làm gia tăng thành phần khí nhà kính (N2O) tiền đề gây mưa axit(Ramos, 1994 [69]), (Estavillo và cs [89])
Trang 23ôxyhoá, nitrat được hình thành, rau dễ hấp thu Sự hấp thu đạm ở dạng nitratkhông chuyển hoá thành prôtêin là nguyên nhân làm giảm chất lượng rau quả.Mặt khác do sử dụng phân vô cơ không hợp lý sẽ làm cho đất bị ô nhiễm: traiđất, chua đất, và nhiễm bẩn NO3-, tích luỹ KLN trong đất
Trong đất các dạng đạm dễ tiêu mà cây trồng hấp thu được gồm 2 dạngchính: NH4+ và NO3- Các dạng đạm dễ tiêu này chủ yếu do quá trình phângiải chất hữu cơ trong đất hoặc do bón phân đạm vào đất chuyển hoá tạothành Đạm hữu cơ trong đất ở điều kiện thoáng khí và xúc tác của các enzimđược khoáng hoá thành NH4+
Trên đất trồng cạn, NH4+ hình thành kể cả từ khoáng hoá chất hữu cơtrong đất và bổ sung chất hữu cơ vào đất, cũng như từ việc phân vô cơ bónvào được ôxy hoá tạo thành NO2- và NO3- Quá trình này xảy ra theo 2 bướcnhờ hoạt động của vi sinh vật Nitrosomonas, Nitrosolobus và Nitrosopira:
NH + + 3O2 → HNO2 + 2H+ + HOHHNO2 + O2 → 2NO3- + 2H+
NO3- và pH đất giảm Quá trình này được gọi là Nitrat hoá và thích hợp nhất ở
260C (Bùi Quang Xuân, 1998 [58]) Nitrat hình thành trong đất, tuỳ vào điềukiện một phần được cây hút, một phần bị rửa trôi hoặc bị mất do quá trìnhphản đạm hoá Bởi vậy bón phân đạm với lượng lớn và quá muộn sẽ hìnhthành NO3- quá nhiều so với nhu cầu của cây trồng sẽ làm rửa trôi và gây ô
Trang 24cho NO3- linh động di chuyển sâu hơn và ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm(Nguyễn Đình Mạnh, 2000 [26]).
* Ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm tới mức độ tích luỹ nitrat trong rau
Trong các loại rau, lượng nước chứa từ 90% trở lên do vậy chất lượngnước tưới ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Các sông hồ lànguồn tiềm tàng các chất độc hại trong đó có N-NO3- nhưng đã được ngườinông dân sử dụng hàng ngày để tưới cho rau và hậu quả tất yếu là chúng sẽdần được tích luỹ trong sản phẩm
Theo Vũ Thị Đào (1999) [9] tồn dư NO3- trong đa số các mẫu rau nghiêncứu tại Gia Lâm và Từ Liêm (Hà Nội) tưới bằng nước Sông Hồng và SôngNhuệ có chất lượng nước tương đối đảm bảo, còn khu Thịnh Liệt, Thanh Liệt,Hoàng Liệt tưới rau bằng nước thải sông Tô Lịch là nguồn nước thải Thànhphố Hà nội đã bị ô nhiễm nên hàm lượng NO3- trong rau đã vượt quá TCVNrất nhiều lần
1.2.5 Biện pháp hạn chế tồn dư nitrat trong rau
Khắc phục những yếu tố gây độc cho cây trồng là một vấn đề quan trọng
mà ngành nông nghiệp đã và đang rất phải quan tâm Hàm lượng nitrat đượctích luỹ quá nhiều trong rau nói riêng và trong nông sản nói chung là mộttrong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật nguy hại cho con người Dovậy NO3- trong rau là một trong những chỉ tiêu quan trọng phân biệt giữa rau
“sạch” và rau "không sạch” Do vậy để có hàm lượng NO3 trong rau trongphạm vi cho phép, đồng thời cũng phải đạt được năng suất cao cần có biệnpháp kỹ thuật tổng hợp Một trong những biện pháp quan trọng nhất là sửdụng phân đạm hợp lý, bón phân cân đối N, P, K và vi lượng (Bùi QuangXuân, 1998[58], Vũ Hữu Yêm, 2005[59], Diez và cs, 1994[87])
Trang 25Các nghiên cứu đều khẳng định bón tăng liều lượng phân đạm khônghợp lý làm tăng năng suất rau đồng thời làm tăng hàm lượng nitrat trong rau.Hàm lượng nitrat trong rau ở mức độ ô nhiễm là do bón quá liều lượng đạm,bón không đúng cách Giảm lượng đạm bón sẽ làm giảm sự tích lũy NO3-trong rau (Eustix, 1991[78]).
Theo Bùi Quang Xuân và cs (1996) [57] trên nền đất phù sa Sông Hồng,liều lượng đạm thích hợp nhất để suplơ đạt năng suất cao và tồn dư NO3- ởmức cho phép là 120 kg N/ha, với hành tây là 100 kg N/ha và cà chua là 150
kg N/ha
Theo Phạm Minh Tâm (2001) [38]: Đối cải bẹ xanh trên nền đất xám ởquận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh thì liều lượng đạm thích hợp nhất đểđạt năng suất cao (15,60 tấn/ha) và tồn dư NO3- đạt tiêu chuẩn cho phép là 90
kg N/ha trên nền bón 15 tấn PC + 30 kg P2O5 + 30 kg K2O /ha
* Đảm bảo thời gian chấm dứt bón thúc đạm lần cuối cùng.
Các nghiên cứu đều khẳng định thời gian bón thúc đạm lần cuối trướcthu hoạch đối với hầu hết các loại rau là 14 - 20 ngày vẫn tăng năng suất,đồng thời giảm hàm lượng NO3- trong rau (Tạ Thu Cúc, 1996[7], Trần VũHải, 1998 [13]; Nguyễn Văn Hiền và cs, 1994 [17]; Đặng Thu Hòa 2002 [18];Chiêng Hông, 2003 [20]; Lê Văn Tán và cs, 1998 [37])
* Bón phân cân đối
Biện pháp bón phân cân đối NP, cân đối NK, cân đối phân vô cơ và phânhữu cơ, vi lượng là được năng suất cao cũng như có hàm lượng NO3- trongrau thấp Sử dụng phân bón có chứa các nguyên tố đa, trung, vi lượng đã làmtăng năng suất rau, làm giảm hàm lượng NO3- trong rau
Trang 26cây Thành phần khoáng trong cây phản ảnh tình hình khoáng chất trong đất.Đất là thành phần quan trọng trong dây chuyền sản xuất thực phẩm cho conngười nên nếu đất bị ô nhiễm thì thực phẩm cũng bị ô nhiễm Đất để sản xuấtrau an toàn phải không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các loại chất thải, đấtphải thoáng khí.
Nước tưới chỉ sử dụng nước không bị nhiễm hoá chất độc hại
Các biện pháp trên bắt nguồn từ mục tiêu sản xuất đạt TCVN, tuy nhiênhạn chế lớn nhất là trong sản xuất chúng ta chưa nắm vững các yếu tố đầu vào(nước tưới, phân bón…) của sản xuất rau và điều kiện chuyển hóa của N-NO3-trong rau chưa được làm sáng tỏ vì vậy vấn đề ô nhiễm trong rau vẫn tồn tại
1.3 Kim loại nặng: Khái niệm và độc tính, nguồn, hiện trạng trong đất, nước, nguy cơ ô nhiễm trong nông sản và biện pháp hạn chế.
1.3.1 Khái niệm kim loại nặng
Có hai quan điểm chính về kim loại nặng:
- Quan điểm phân loại theo tỉ trọng: cho rằng kim loại nặng là các kimloại có tỉ trọng (ký hiệu d) lớn hơn 5, bao gồm: Pb (tỉ trọng 11,34), Cd (tỉtrọng 8,6), As (d = 5,72), Zn (d = 7,10) Co (d = 8,9), Cu (d = 8,96), Cr (d =7,1), Fe (d = 7,87), Mn (tỉ trọng 7,44) Trong số các nguyên tố này có một sốnguyên tố cần cho dinh dưỡng cây trồng, ví dụ: Mn, Co, Cu, Zn, Fe …Cácnguyên tố này cây trồng cần với hàm lượng nhỏ, gọi là nguyên tố vi lượng,nếu hàm lượng cao sẽ gây độc cho cây trồng (Prasad, 1974 [96])
- Theo quan điểm độc học: kim loại nặng là các kim loại có nguy cơ gâynên các vấn đề về môi trường, bao gồm: Cu, Zn, Pb, Cd, Hg, Ni, Cr, Co, Vn,
Ti, Fe, Mn, Ag, Sn, As, Se Có 4 nguyên tố được quan tâm nhiều là Pb, As,
Trang 27lớn (Báo Hà Nội mới, 1997[55]).
1.3.2 Sự phân bố - dạng tồn tại của kim loại nặng trong môi trường
1.3.2.1 Sự phân bố - dạng tồn tại của kim loại nặng trong đất (Mai Trọng
Nhuận, 2001
[28])
*Chì (Pb): là nguyên tố kim loại nặng có khả năng linh động kém, có thời
gian bán huỷ trong đất từ 800 - 6000 năm Theo thống kê của nhiều tác giảhàm lượng chì trong đất trung bình từ 15 - 25ppm Ở trong đất, Pb thường
2- nằm ở dạng phức chất bền với các anion (CO32-; Cl-; SO3 ; PO4 ) Trong môitrường trung tính hoặc kiềm, Pb tạo thành PbCO3 hoặc Pb3(PO4)2 ít ảnhhưởng đến cây trồng Theo một số tác giả phản ứng cacbonat hoá hoặc đấttrung tính sự ô nhiễm Pb được hạn chế Sự tăng độ chua có thể làm tăng độhoà tan của Pb và sự giảm độ chua thường tăng sự tích luỹ của Pb do kết tủa.Chì bị hấp phụ trao đổi chiếm tỷ lệ nhỏ (< 5%) hàm lượng Pb có trong đất.Chì cũng có khả năng kết hợp với các chất hữu cơ hình thành các chất dễ bayhơi như (CH3)4Pb Trong đất chì có tính độc cao, hạn chế hoạt động của các visinh vật và tồn tại khá bền vững dưới dạng phức hệ với các chất hữu cơ
3-Pb trong đất có khả năng thay thế iôn K+ trong các phức hệ hấp phụ cónguồn gốc hữu cơ hoặc khoáng sét Khả năng hấp thu chì tăng dần theo thứ
tự sau:
Montmorillonit < Axit humic < Kaolinit < Allophane < Ôxyt SắtKhả năng hấp phụ Pb tăng dần đến pH mà tại đó hình thành kết tủaPb(OH)2, sự hoà tan của Pb trong đất tăng lên do quá trình axit hoá trongđất chua
Trang 28CdCO3, Cd3(PO4)2 Trong điều kiện khử (Eh ≤ - 0,2V) thì Cd thường tồn tại ởdạng CdS, ngoài ra Cd có thể tồn tại dạng phức như CdCl+, CdHNO3+;CdHCl- ; CdCl4- ; Cd(OH)4- Trong đất chua, Cd tồn tại ở dạng linh động hơn(Cd2+), tuy nhiên nếu đất chứa nhiều Fe, Al, Mn, chất hữu cơ thì Cd lại bịchúng liên kết làm giảm khả năng linh động của Cd Trong đất trung tính hoặckiềm do bón vôi, Cd bị kết tủa dưới dạng CdCO3 Thông thường Cd tồn tạitrong đất ở dạng hấp phụ trao đổi chiếm 20 - 40%, dạng các hợp chấtcacbonat là 20%, hyđrôxyt và ôxyt là 20%, phần liên kết các hợp chất hữu cơchiếm tỷ lệ nhỏ.
Quá trình hấp phụ Cd trong đất xảy ra khá nhanh, 80 % Cd đưa vào đất
bị hấp phụ trong vòng 10 - 15 phút và 100 % trong vòng 1 giờ Khả năng hấpphụ Cd của các chất trong đất giảm dần theo thứ tự: Hyđrôxyt và ôxyt sắt,nhôm, halloysit > Allphane> kaolinit, axit humic > montmorillonit
*Arsen (As): tồn tại trong đất dưới dạng hợp chất chủ yếu như Arsenat
3-(AsO4 ) trong điều kiện ôxyhoá Chúng bị hấp thu mạnh bởi các khoáng sét,sắt, mangan ôxyt hoặc hyđrôxyt và các chất hữu cơ Trong các đất axit, As cónhiều ở dạng Arcsenat với sắt và nhôm (FeAsO4; AlAsO4), trong khi ở các đấtkiềm và đất cácbonat lại có nhiều ở dạng Ca3(AsO4)2 Arsen có xu hướngđược tích tụ trong quá trình phong hóa, trên mặt cắt của vỏ phong hóa vàtrong đất As thường tồn tại ở phần trên (0 - 1,5 m) do bị hấp phụ bởi vật liệuhữu cơ, keo hyđrôxyt sắt và sét Trong môi trường khí hậu khô các hợp chấtcủa As thường tồn tại dưới dạng ít linh động, còn trong điều kiện khí hậu ẩmướt các hợp chất của arsen sufua bị hòa tan và bị rửa trôi Lượng As trong đấtchuyển vào nước khoảng 5 - 10 % tổng lượng As trong đất (Đỗ Văn Ái và cs,
1999 [1])
Trang 29keo và phức chất Trong môi trường nước, tính năng của hợp chất chì đượcxác định chủ yếu thông qua độ tan của nó Độ tan của chì phụ thuộc vào pH,
pH tăng thì độ tan giảm và phụ thuộc vào các yếu tố khác như hàm lượng ionkhác của nước và điều kiện ôxyhoá khử Trong nước sinh hoạt thường pH= 6,lúc này Pb tồn tại ở dạng vô cơ, ít có ở dạng keo Trong nước mặt sử dụngcho sản xuất nông nghiệp nếu pH = 7, Pb nằm dạng keo Nhờ tác dụng ngoại
2+
lực của chất hữu cơ mà các phức keo của Pb ở dạng Pb(CH3)3 ; Pb(CH3)4 vàPb(CH3)22+ thường lắng đọng ở bùn cặn đáy, Pb trong nước tự nhiên chủ yếutồn tại dưới dạng hoá trị 2
* Cadmium (Cd): Trong nước Cd tồn tại chủ yếu ở dạng hoá trị 2 và rất
dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm Ngoài dạng hợp chất vô cơ nó liên kếtvới các hợp chất hữu cơ đặc biệt là axit humic tạo thành phức chất và phứcchất này có khả năng hấp phụ tốt trên các hạt sa lắng, chiếm 60 - 75% củanồng độ tổng số trong các dòng nước
* Arsen (As): Trong nước chứa nhiều ôxy, arsen tồn tại ở dạng hoá trị 5,
rất hiếm ở dạng arsen hoá trị 3 Trong nước chứa ít ôxy (giếng ngầm, sâu)arsen tồn tại ở dạng arsenat (III) và arsen kim loại Một vài dạng hợp chất hữu
cơ của arsen cũng tồn tại trong nước
1.3.3 Độc tính của kim loại nặng
Tính độc của kim loại nặng đã được khẳng định từ lâu nhưng không phảitất cả chúng đều độc hại đến môi trường và sức khoẻ của con người Độ độc
và không độc của kim loại nặng không chỉ phụ thuộc vào bản thân kim loại
mà nó còn liên quan đến hàm lượng trong đất, trong nước và các yếu tố hoáhọc, vật lý cũng như sinh vật Một số các kim loại như Pb; Cd; Hg khi được
Trang 30tồn tại ở dạng tự do, khi ở dạng tự do thì độc tính của nó yếu hơn so với dạngliên kết, ví dụ khi Cu tồn tại ở dạng hỗn hợp Cu - Zn thì độc tính của nó tănggấp 5 lần khi ở dạng tự do.
Độc tính của một số kim loại nặng (Trịnh Thị Thanh, 2002 [44]):
* Chì (Pb): là một nguyên tố không cần thiết cho cơ thể sinh vật, Pb có
thể thâm nhập vào cơ thể con người qua thức ăn, nước uống, hít thở hoặcthông qua da nhưng chủ yếu lượng chì (Pb) đi vào cơ thể con người là dokhẩu phần ăn uống, chúng được tích tụ trong xương, ít gây độc cấp tính trừliều lượng cao, nguy hiểm hơn là sự tích luỹ lâu dài trong cơ thể ở liều lượngthấp nhưng với thời gian dài Triệu chứng thể hiện nhiễm độc chì là mệt mỏi,
ăn không ngon, đau đầu, nó tác dụng lên hệ thần kinh trung ương và ngoại vi,Hiệu ứng sinh hoá quan trọng của Pb là can thiệp vào hồng cầu, nó can thiệpvào quá trình tạo hợp chất trung gian trong quá trình hình thành Hemoglobin.Khi nồng độ Pb trong máu đạt 0,3 ppm thì ngộ độc bắt đầu và khi nồng độ
>0,8ppm thì hụt hẳn Hemoglobin gây thiếu máu và làm rối loạn chức năngthận
Ngoài ra Pb2+ đồng hình với Ca2+ nên có thể thay thế Ca2+ tạo phứctrong xương (làm xương đen), nhưng nếu lượng Ca2+ cao lại đẩy Pb2+ ra và
Pb2+ được tích luỹ ở mô mềm
*Cadmium (Cd): Cd thâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau
và được tích tụ lại chủ yếu trong thận và có thời gian bán huỷ sinh học rất dài
từ 20 - 30 năm
Cd thường gắn liền với Zn nên có khả năng thay thế Zn Trong cơ thể,
Zn là thành phần thiết yếu của một số hệ thống enzim nên khi bị Cd thay thế
sẽ gây ngộ độc Cd:
Trang 31vú Theo quy định của tổ chức sức khoẻ thế giới “WHO” lượng Cd được cơthể người chấp nhận tối đa là 100mg/ngày hoặc tối đa là 1 mg/kg trọng lượng
cơ thể
* Arsen (As): Về mặt hoá học As là một á kim, về mặt sinh học As nằm
trong danh mục các hoá chất độc hại cần được kiểm soát As được xếp cùnghàng với các kim loại nặng, As là chất độc có thể gây nên 19 bệnh khác nhautrong đó có ung thư da và phổi, bàng quang, ruột (Đỗ Mai Ái và cs[1],Willam Hartley và cs, 2004 [115]) Các triệu chứng cổ điển của nhiễm độc As
là sậm màu da, tăng sừng hóa và ung thư, tác động đến hệ thần kinh ngoạibiên và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như chứng to chướng gan, bệnh đái tháođường, cao huyết áp, bệnh tim, viêm cuống phổi, các bệnh về đường hôhấp… As ở dạng vô cơ có độc tính cao gấp nhiều lần As ở dạng hữu cơ,trong đó các hợp chất có chứa As thì hợp chất chứa As (III) độc tính cao hơn
As (V), tuy nhiên trong cơ thể As (V) có thể bị khử về As (III) (Vũ Hữu Yêm,
2005 [59]:
As3+ tác động vào nhóm - SH của các enzim do vậy ức chế hoạtđộng của men
Trang 32SH - O S{men} + As - O = {Men} As+ = O + 2OH-
Men pyruvate đehydrogenaz trong chu trình axit citric tạo phức với
As3+ ngăn cản việc tạo thành ATP :
Acid dihydrolipoic - prôtêin Phức Prôtêin - As3+ (mất hoạt tính)
1.3.4 Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất, nước ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của Trần Kông Tấu, Trần Kông Khánh, 1998 [40]khảo sát trên phạm vi toàn quốc gồm 5 nhóm đất chính cho thấy: đất phù sathuộc đồng bằng Sông Hồng có hàm lượng Pb và Zn cao nhất và hầu hết cácloại đất có tỷ lệ hàm lượng các kim loại nặng dạng linh động so với dạng tổng
số rất cao
Kết quả điều tra khảo sát của N.M.Maqsud,1998 [27] từ 8/1995 đến tháng8/1997 tại một số kênh rạch của Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Hầu hếtcác kênh rạch của Thành phố Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm rất cao về các kimloại nặng, cụ thể: so sánh với tiêu chuẩn cho phép thì Cd cao gấp 16 lần, Zngấp 90 lần, Pb gấp 700 lần Hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tíchcũng ở mức báo động As gấp 11,7 lần TCVN, Cd là 36 lần, Pb là 61 lần.….Theo Trần Công Tấu và cs, 2000 [41] Sau một thời gian nghiên cứu vàtheo dõi hiện tượng nhiễm kim loại nặng cũng như sự thay đổi hàm lượng của
Trang 33chúng trong 16 ao, hồ trên địa bàn Hà Nội so sánh với TCVN 5942 - 1995loại A đối với nước mặt thì tất cả các ao hồ của Hà Nội đều đã bị ô nhiễm kimloại nặng, đặc biệt là As, Pb và Hg bị ô nhiễm đến 90 % mẫu kiểm tra.
Theo số liệu của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều vùng mỏ chì, kẽm, vàng
và đa kim có nồng độ As trong nước ngầm và trong đất rất cao (Đặng VănCan, Đào Ngọc Phong, 2000 [4]), (Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Quỳnh Anh,
2000 [32]) Tại Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có đến 68% giếngkhoan nước ngầm có hàm lượng As vượt quá tiêu chuẩn qui định của WHO(Trần Đình Hoan, 1999) [19], (Trần Quang Thương, 2000) [47]
Theo nghiên cứu của Đỗ Trọng Sự (2001) [36], tại vùng Hà Nội và ViệtTrì - Lâm thao, Phú Thọ có hàm lượng As trong nước ngầm rất cao, cụ thể:kiểm tra 19 mẫu tại các địa điểm khác nhau ở Hà Nội thì có đến 26 % số mẫu
có hàm lượng As vượt quá qui định theo TCVN (> 0,05mg/l), đối với nướcuống thì tại Hà Nội có đến 28% số mẫu kiểm tra có hàm lượng As vượt quáTCVN, còn tại Lâm Thao -Việt Trì, Phú Thọ là 12 % số mẫu kiểm tra
Phạm Quang Hà (2002) [12] khi phân tích hàm lượng Cd trong các mẫuđất trồng lúa màu, và các mẫu bùn của Huyện Văn Môn, Yên Phong, BắcNinh cho thấy: lượng Cd phát hiện được trung bình là 1mg/kg đất, cá biệt cómẫu 3,1mg/kg cao gấp 1,1 lần TTVN, còn lượng Cd trong các mẫu bùn rấtcao gấp 5 lần TCVN
Có thể nói rằng vấn đề ô nhiễm nói chung và ô nhiễm kim loại nặng đã
và đang thách thức môi trường Việt Nam, các loại ô nhiễm thường thấy tạicác đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm kimloại nặng và chất độc hại như là chì, thuỷ ngân, arsen (Võ Thuận, 2006[48])
1.3.5 Nguồn phát tán kim loại nặng trong đất, nước
Nhiễm bẩn kim loại nặng trong nước có thể bằng con đường chính sau:
Trang 34- Yếu tố gây ô nhiễm trực tiếp vào nước: Nước thải bẩn đổ vào các sông
là tình trạng phổ biến hiện nay ở các thành phố lớn như Nhà máy gang thépThái Nguyên, nước thải có chứa rất nhiều phenon, kim loại nặng, NH4+ cáchợp chất hữu cơ làm ô nhiễm sông Cầu nghiêm trọng nhất là vào mùa khô(Báo Công nghiệp Việt Nam, 12/2003 [2])
- Yếu tố kim loại nặng sau khi tồn tại trong đất sẽ dần dần hoà tan vàotrong nước kể cả nước ngầm
- Sự rửa trôi tích đọng dần dần yếu tố độc (đặc biệt do sự phát tán củachất độc từ nguồn thải của lá rừng )
Nhiễm bẩn các kim loại nặng trong nước thường được nghiên cứu đếnnhiễm bẩn do nồng độ các kim loại: Cu; Pb; Cd; Zn; Hg; Ni; As khi vượtquá giới hạn cho phép
Nguồn phát tán một số kim loại nặng vào nước:
*Chì (Pb): Sự nhiễm bẩn Pb là do nguồn thải của công nghiệp in, ắc quy,
đúc kim loại, giao thông (David Tin Win và cs, 2003 [71])
*Cadmium (Cd) phát tán vào môi trường nước từ nhiều nguồn thải như:
nước thải công nghề mạ, nhà máy sơn, phân huỷ và đốt cháy nhựa, phân huỷxăm lốp, cộng nghệ pin, công nghệ sản xuất phân bón và lượng sử dụng phânbón đặc biệt là phân lân
* Arsen (As):Arsen xâm nhập vào nước chủ yếu từ các công đoạn hoà tan
chất của quặng mỏ, từ nước thải công nghiệp, nông nghiệp, thuốc trừ sâu, diệt
cỏ ở dạng các chất hữu cơ có chứa arsen như methylarsenic axit,dimethylarsinic axit, arsenocholine, arsenobentaine…
1.3.5.2 Nguồn phát tán kim loại nặng trong môi trường đất
Có 2 nguồn chính là từ phong hoá đá mẹ trong quá trình hình thành đất
và các hoạt động nhân sinh
Trang 35Nguồn từ quá trình phong hoá đá: Nguồn này phụ thuộc nhiều vào đá mẹ
nhưng hàm lượng các kim loại nặng trong đá thường rất thấp, vì vậy nếukhông có các quá trình tích lũy do xói mòn, rửa trôi… thì đất tự nhiên ít cókhả năng có hàm lượng kim loại nặng cao Nguồn gây ô nhiễm kim loại nặngtrong đất chủ yếu là do hoạt động nhân sinh
Nguồn từ hoạt động nhân sinh: Ngoài nguồn từ quá trình phong hoá đá,
có nhiều nguồn từ các hoạt động nhân sinh đưa kim loại vào đất, bao gồm:Khai khoáng và luyện kim, các hoạt động công nghiệp, lắng đọng từ khíquyển (Witter, 1994 [77]), hoạt động sản xuất nông nghiệp (Ubavie và cs,1994[101]), (Nguyễn Đình Mạnh, 2000 [26]), chất thải đưa vào đất…
Theo Nguyễn Hữu On và cs (2004) [30]: hàm lượng Cd trong đất cótương quan tuyến tính với thời gian sử dụng phân lân, đặc biệt khi phân lânđược sử dụng trên đất phèn, đất nhiễm mặn và đất có hệ thống đê bao
Nước tưới và đất trồng có một mối quan hệ với nhau Nếu sử dụng nướctuới bị ô nhiễm tưới cho đất thì dẫn đến đất cũng bị ô nhiễm Khi đất bị ônhiễm As cao cũng có thể do sử dụng nước tưới có hàm lượng As cao(Folkes, 2001[82])
Theo Cheang Hong, 2003 [20] khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bónnước tưới đến sự tích luỹ kim loại nặng trong đất đã kết luận: Nước tướinhiễm kim loại nặng nếu sử dụng tưới cho rau sẽ làm tích đọng kim loại nặngtrong đất qua các vụ Hàm lượng Cd tích luỹ trong đất qua các vụ tỉ lệ thuậnvới nồng độ Cd trong nước tưới
Nguồn phát tán một số kim loại nặng vào đất:
* Chì (Pb): Ô nhiễm Pb ở nước ta ngày càng trở nên nghiêm trọng do
nguồn nguyên liệu xăng pha chì ngày càng được sử dụng nhiều để chạy động
cơ Hàm lượng Pb tới 0,4g/lít nhiên liệu, khi cháy sẽ phát tán vào môi trường
Trang 36không khí rồi lắng đọng xuống đất hoặc nước Càng gần đường giao thông thìhàm lượng chì trong đất càng cao, đại bộ phận Pb nằm trong đất cách mặtđường dưới 50 cm và chủ yếu nằm ở tầng đất mặt.
*Cadmium (Cd): Nguồn gây ô nhiễm Cd chủ yếu là do chất thải công
nghiệp mỏ, mạ điện, ống dẫn plastic, thuốc sơn…Theo Phạm Quang Hà(2002) [12] khi nghiên cứu hàm lượng Cd trong đất ở những vùng ven nội,nơi chịu ảnh hưởng của rác thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp hay từcác làng nghề truyền thống như gò đúc nhôm, đồng có hàm lượng Cd khá cao.Ngoài ra sử dụng phân bón photphat lâu dài nó sẽ là yếu tố chủ yếu quyếtđịnh hàm lượng Cd trong đất Theo ước tính của các nước EEC lượng Cd đưavào đất hàng năm qua phân bón phosphat là 5g/ha (Nguyễn Đình Mạnh, 2000[26])
*Arsen (As): sử dụng thuốc trừ sâu hay diệt cỏ dại là nguồn cung cấp As
cho đất (Folkes, 2001[82]), ngoài ra khi bón vôi cho đất cũng làm tăng khảnăng linh động của As do chuyển từ Fe,Al - Arcsenat sang dạng Ca- Arcsenatlinh động hơn (Vũ Hữu Yêm, 2005[59])
1.3.6 Sự cố định biến đổi và khả năng chuyển hoá kim loại nặng trong đất, nước.
Sự tích luỹ kim loại nặng trong đất rất cần được xem xét, nhưng tính linhđộng của chúng trong đất càng cần phải quan tâm hơn Thực tế các kim loạinặng trong đất hay trong nước luôn diễn ra quá trình trao đổi với bề mặt củakeo đất Tính linh động các kim loại nặng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: pHmôi trường, thế ôxi hoá khử, hàm lượng các chất tạo phức có khả năng hoàtan kim loại nặng (Ejaz ul Islam và cs, 2007 [79]), anion cùng tồn tại trongmôi trường (Cl-, SO42-, NO3-…) (Danielle Oliver và cs, 2003 [72]) Độ linhđộng của các ion kim loại nặng tăng khi pH đất thấp và giảm khi pH đất cao,
ở môi trường kiềm (pH đất khoảng 9 - 12) các kim loại nặng sẽ bị kết tủa
dưới dạng hydroxit hoặc cacbonat
Trang 37Các quá trình chính liên quan đến sự cố định và chuyển hoá kim loạinặng trong đất là: Quá trình phong hoá, sự hoà tan và khả năng hoà tan củacác kim loại, sự kết tủa, sự hấp thu bởi cây trồng, sự cố định bởi các sinh vậtđất, khả năng trao đổi cation, sự hấp phụ, sự tạo phức chelát, và sự rửa trôi…
* Quá trình phong hoá: Hàm lượng kim loại nặng từ quá trình phong hoá
đá rất thấp, và chủ yếu nằm trong các vùng trầm tích giàu oxít, quặng và cácloại đá giàu kim loại như magma siêu axit, bao gồm cả serpentine Đất giàukim loại thường được đặc trưng bởi loài thực vật, bao gồm các loài có khảnăng tích luỹ kim loại cao Quá trình phong hoá hoá học được đặc trưng bởicác quá trình hoà tan, hyđrát hoá, thuỷ phân, oxy hoá - khử và sự tạo thành đávôi
* Khả năng hoà tan và các ion tự do trong dung dịch:
+ Ảnh hưởng của tính axít tới khả năng hoà tan của kim loại nặngtrong đất
Một trong các nhân tố quan trọng nhất để kiểm soát khả năng hoà tan củakim loại nặng là tính axít, với pH lớn hơn 5,5 thì nồng độ của iôn Pb2+ tự donhỏ, mức độ linh động của Cd và Zn tăng lên khi tăng mức độ axit của môitrường, bắt đầu từ ngưỡng pH = 4 - 4,5 thì cứ giảm đi 0,2 đơn vị pH thì nồng
độ Cd tăng lên 3 - 5 lần (Wang và cs, 2006 [114]) Nhìn chung khi pH > 6,5 thìhầu như các kim loại nặng ít linh động hơn (Danielle Oliver và cs, 2003 [72])
* Về khả năng liên kết và vận chuyển các kim loại trong đất: axít fulvíc
đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình này Do khả năng liên kết tạo phứcbao bọc xung quanh ion kim loại và phức này còn có thể hoà tan trong cả môitrường axít và kiềm (Singh và cs, 1998 [62]; Danielle Oliver và cs, 2003 [72]).Bên cạnh đó, axít humic cũng có khả năng liên kết với các ion kim loại,nhưng do khối lượng phân tử lớn, nên phức của nó với ion kim loại kém linhđộng hơn và dễ bị giữ trong các khe đất, ít bị rửa trôi theo độ sâu phẫu diện
Trang 38Đất ở điều kiện nhiệt đới hàm lượng axít fulvíc chiếm ưu thế nên khả năngchuyển hóa và độ linh động của các kim loại trong đất thường cao hơn so vớiđất vùng ôn đới Do khả năng làm chuyển hoá và linh động của chất hữu cơđối với kim loại nặng nên các nguồn chất hữu cơ đưa vào đất như bùn thải cầnphải được kiểm soát một cách chặt chẽ.
* Khả năng rửa trôi và di chuyển: khả năng rửa trôi theo độ sâu phẫu
diện là rất ít, nhưng do quá trình xói mòn rửa trôi trên bề mặt đã làm cho kimloại nặng sau khi tích luỹ chủ yếu ở trên tầng đất mặt sẽ bị rửa trôi và tích luỹtrong trầm tích và làm tăng nồng độ ở sông, hồ làm ô nhiễm môi trường nước.Ngoài ra sự rửa trôi và chuyển hoá kim loại trong đất do mưa axít và axít hoáđất cũng là một yếu tố rất quan trọng Mưa axít thường tập trung ở các vùngcông nghiệp và đô thị phát triển hay các vùng chịu ảnh hưởng của quá trìnhnày, trong nó thường chứa thêm một số kim loại nặng như Pb, Hg, Cd, Cu,Zn Khi nước mưa rơi xuống đất làm axít hoá môi trường đất, tăng khả năngchuyển hoá và linh động các kim loại trong đất
1.3.7 Ảnh hưởng của sự có mặt kim loại nặng trong môi trường đất, nước đến sự tích luỹ của chúng trong nông sản
Chính do những nguy hiểm về hàm lượng kim loại nặng cao thêm lêntrong dây chuyền thực phẩm nên trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sựtích luỹ kim loại nặng vào cây trồng Theo Garcia Lopez De Sa (1994) [95]hàm lượng Cd trong dung dịch dinh dưỡng ở mức thấp (5 - 10ppm Cd) sựsinh trưởng của rau diếp tăng nhưng ở mức Cd trong dung dịch dinh dưỡngcao (>10ppm) thì sự sinh trưởng của rau diếp giảm Singh và cs (1998) [62]khi nghiên cứu sự hấp thụ Cd của cây đậu Jill trên nền đất chịu ảnh hưởng củanước thải cho thấy hàm lượng Cd trong cây tỷ lệ với mức độ ô nhiễm Cdtrong bùn thải, nước thải Tương tự trong đất, sự hấp thu của cây trồng cũng
Trang 39có quan hệ tuyến tính với sự bổ sung Cd vào đất (Van Lune và cs, 1997[105]), ngoài ra còn lượng chất hữu cơ, kết cấu đất, loại đất… (Bride và cs,2002[64]) Nước nhiễm bẩn As sử dụng tưới lâu dài cho rau cũng làm tích lũy
As trong rau (Alam và cs, 2003[84]) Nhìn chung sự có mặt của các kim loại
nặng trong môi trường đều có quan hệ chặt chẽ với sự hấp thu của chúngtrong cây trồng
Ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này còn mới, tuy nhiên một số kết quảcho thấy những vùng đang sử dụng rác thải đô thị, bùn thải, nước thải bónruộng hay những vùng cạnh các nhà máy xí nghiệp đều có ảnh hưởng tới chấtlượng cây trồng Bùi Cách Tuyến và cs (1995) [49] khi nghiên cứu tồn dư kimloại nặng trong nông sản ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Hệ sốtương quan giữa kim loại nặng trong nước và rau muống là: 0,95 với Zn; 0,73với Pb và 0,94 với Cd Hệ số tương quan giữa kim loại nặng trong đất và raucải bông được trồng trên đó là: 0,98 với Zn; 0,12 với Pb và 0,99 với Cd
Theo nghiên cứu của Cheang Hong (2004) [20] hàm lượng kim loại nặng(Pb, Cd) trong nước tưới có quan hệ chặt chẽ với lượng chứa của chúng trongrau cải xanh, càng về vụ sau quan hệ này càng thể hiện rõ
Phạm Quang Hà và cs (2004) [85] đã tiến hành thí nghiệm bổ sung một
số nguyên tố Cu, Zn, Cd cho đất bạc màu Mê Linh, Vĩnh Phúc và rút ra nhậnxét: Hàm lượng Cu, Zn tồn dư trong đất cao có ảnh hưởng tiêu cực đến quátrình sinh trưởng của bắp cải
Việc sử dụng nước thải đô thị để tưới cho rau sẽ gây tích luỹ kim loạinặng trong các sản phẩm rau và hàm lượng các chất độc hại trong sản phẩmrau nước cao hơn so với rau cạn (Hoàng Lê, 2004[24]), Phạm Tố Oanh,2004[31])
Hàm lượng kim loại nặng tích luỹ trong cây phụ thuộc vào khả năngđồng hoá kim loại nặng của cây trồng, phụ thuộc vào pH môi trường, lượng
Trang 40kim loại nặng trong đất và nước tưới, vào tuổi cũng như loại cây trồng và loạikim loại nặng khác nhau, phụ thuộc vào chất hữu cơ trong đất, khả năng traođổi iôn, thành phần sét Hàm lượng kim loại nặng trong cây còn phụ thuộcvào dạng hợp chất của chúng trong đất và nước tưới.
Sự hấp thu Cd vào cây trồng tập trung chủ yếu ở phần rễ cây, ngoài ra Cdcòn bị hấp thu ở lá, nhưng chủ yếu lượng Cd bị hấp thu tập trung vào rễ(Cieslinski, 1996 [67], Ejaz ul Islam và cs, 2007[79], Long Xin - Xian,2002[92]) Nghiên cứu của Robert, 1974[106]: Sự tích luỹ Pb cao nhất ở rau
ăn lá (rau diếp), vùng đất bị ô nhiễm Pb nặng thì hàm lượng Pb trong rau diếp
có thể lên đến 0,15% tính theo chất khô và khi có mặt Pb trong dung dịchdinh dưỡng thì cây có củ có khả năng hút Pb mạnh nhất và sự hút thu này sẽtăng lên cùng với nồng độ Pb trong đất và thời gian trồng trọt
Kim loại nặng có trong các sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biếnthông qua nhiều con đường khác nhau Nguyên nhân thì nhiều nhưng có một
số nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Quá trình canh tác, kim loại nặng xâm nhập vào rau quả: Theo nghiêncứu của Chien và cs (1996) [108] sự tích lũy Cd trong cây phụ thuộc vào hàmlượng lân bón và lượng Cd có trong phân lân
+ Rau trồng trên những vùng đất, nước bị ô nhiễm: Theo Nguyễn ĐìnhMạnh (2000) [26] rau được trồng ở vùng đất, nước bị ô nhiễm như khu vựckhai thác mỏ pyrit, đồng, kẽm, khu đất thải sau khai thác than, khu đất chứathải sau nhiều năm của sản xuất công nghiệp, bãi chôn rác thải rắn hoặc rauđược tưới bằng nước bị ô nhiễm như nước thải thành phố, nước thải côngnghiệp đều bị nhiễm kim loại nặng trong sản phẩm Nhất là các trường hợpdùng bùn thải, phân chế biến bằng chất thải đô thị để trồng rau được nhiều tácgiả như: Vũ Thị Đào, 2001 [9]; Nguyễn Đình Mạnh, 2000 [26] đã nhận xét làlàm tăng lượng kim loại nặng trong sản phẩm