1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Vai Trò Gây Bệnh Của Vi Khuẩn Clostridium Perfringens Trong Hội Chứng Tiêu Chảy Lợn Con Tại Phú Thọ Và Biện Pháp Phòng Trị

98 924 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 4,4 MB

Nội dung

Trong hội chứng tiêu chảy, bên cạnh những tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh, của ký sinh trùng, sự không phù hợp của khẩu phần ăn của lợn mẹ cũng như lợn con thì vai trò của các

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC MINH TUẤN

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN CLOSTRIDIUM PERFRINGENS TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY LỢN CON TẠI PHÚ THỌ

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông Nghiệp

Thái Nguyên - 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC MINH TUẤN

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN CLOSTRIDIUM PERFRINGENS TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY LỢN CON TẠI PHÚ THỌ

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60 62 50

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông Nghiệp

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Ngô Nhật Thắng

2 PGS.TS Cù Hữu Phú

Thái Nguyên – 2010

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện cùng với sự cộng tác giúp đỡ của PGS.TS Cù Hữu Phú - Trưởng bộ môn Vi trùng - Viện Thú y Quốc gia, T.S Ngô Nhật Thắng - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Các số liệu, hình ảnh

và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Tôi xin đảm bảo rằng các thông tin, trích dẫn trong luận văn đã được chỉ

rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Minh Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện Thú Y Quốc Gia, Trường Đại học Hùng Vương đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng tôi hoàn thành luận văn này

Xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy, cô giáo: PGS TS Cù Hữu Phú; GS Nguyễn Quang Tuyên; TS Ngô Nhật Thắng; TS Đỗ Ngọc Thuý đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn Khoa sau Đại Học - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên; Bộ môn vi trùng - Viện Thú Y Quốc Gia, cùng toàn thể các bạn bè đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Để góp phần thực hiện thành công luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ động viên lớn của gia đình và đồng nghiệp Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mọi sự giúp đỡ quí báu đó

Xin trân trọng cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2010

Nguyễn Ngọc Minh Tuấn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 3

1.2 Một số hiểu biết về hội chứng tiêu chảy .6

1.3 Một số hiểu biết về vi khuẩn C perfringens .19

1.4 Một số hiểu biết về bệnh do Clostridium gây ra ở lợn 30

PHẦN II ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 39

2.2 Nội dung nghiên cứu 39

2.3 Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu 40

2.4 Phương pháp nghiên cứu 41

PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54

3.1 Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại Phú Thọ .54

3.2 Kết quả xác định vai trò của vi khuẩn C perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi .69

3.3 Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị tiêu chảy cho lợn .83

PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 87

4.1 Kết luận .87

4.2 Đề nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 96

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Một số loại độc tố chính do vi khuẩn C perfingens sản sinh ra 29

Bảng 2.1 Trình tự các nucleotide của các mồi dùng để xác định một số loại độc tố chính

của vi khuẩn C perfringens 49

Bảng 2.2 Các chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR 49 Bảng 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo NCCLS (1999) 52 Bảng 3.1 Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện tỉnh Phú Thọ .54 Bảng 3.2 Tỷ lệ lợn bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi ……57

Bảng 3.3 Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa vụ … 60 Bảng 3.4 Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi 63 Bảng 3.5: Tổng hợp các triệu chứng của lợn mắc tiêu chảy 68

Bảng 3.6 Kết quả phân lập vi khuẩn C perfringens từ các mẫu bệnh phẩm của lợn mắc

tiêu chảy 70 Bảng 3.7 Kết quả đếm số lượng vi khuẩn yếm khí trong các mẫu phân lấy từ lợn bị tiêu chảy và lợn bình thường 72 Bảng 3.8 Kết quả kiểm tra đặc điểm hình thái, tính chất nuôi cấy và một số đặc tính sinh

vật hóa học của các chủng vi khuẩn C perfringens 74 Bảng 3.9: Kết quả xác định typ C của các chủng vi khuẩn C perfringens phân lập được 76 Bảng 3.10: Kết quả xác định typ A của các chủng vi khuẩn C perfringens phân lập được

Trang 7

Bảng 3.15: Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị tiêu chảy lợn con .85

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

C perfringens : Clostridium perfringens

FAO : Food and Agriculture Organization

NCCLS : The National Communittee for Clinical

Laboratory Standards (Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ

về các tiêu chuẩn lâm sàng phòng thí nghiệm) OIE : World organization for animal health

TAE : Tris - Acetic - EDTA

TBE : Tris - Borat - EDTA

TGC : Thioglycollate Medium U.S.P

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người dân hiện nay

Theo Tổng cục thống kê tổng đàn lợn tại thời điểm 1/10/2009 có 27.627 triệu con, sản lượng lợn xuất chuồng ước đạt 2.931 triệu tấn Sản lượng thịt chiếm 65% trong tổng sản lượng thịt các loại Tại Phú Thọ, tổng đàn lợn đến thời điểm 1/10/2009 hiện có 642.661 nghìn con, sản lượng lợn hơi xuất chuồng đạt 34.363,8 tấn Chăn nuôi lợn đang trở thành một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, dịch bệnh hàng năm cũng gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi nhất là bệnh của lợn con Trong các bệnh của lợn con thì Hội chứng tiêu chảy đã và đang là mối quan tâm của người chăn nuôi cũng như của các nhà khoa học

Trong hội chứng tiêu chảy, bên cạnh những tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh, của ký sinh trùng, sự không phù hợp của khẩu phần ăn của lợn mẹ cũng như lợn con thì vai trò của các vi khuẩn gây bệnh đường ruột là những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành bệnh

Hậu quả của bệnh là gây ra những thiệt hại không nhỏ cho các cơ sở chăn nuôi về cả

số lượng và chất lượng con giống Thiệt hại đáng kể nhất thường gặp là ở gia súc non trong giai đoạn bú sữa Bệnh có thể do một hoặc nhiều loài vi khuẩn gây nên, song một trong những bệnh gây chết nhiều gia súc non giai đoạn đầu sau khi sinh ra là bệnh viêm ruột hoại

tử (VRHT), bệnh chủ yếu là do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra Những gia súc

non trong đó có lợn, khi mắc bệnh thường tiêu chảy, phân thối, lẫn chất keo nhầy, tỷ lệ chết cao

Theo Phan Thanh Phượng và cs (1996) [28]: Vi khuẩn Clostridium perfringens gây

viêm ruột hoại tử xuất huyết trầm trọng, cấp tính ở lợn sơ sinh, tỷ lệ chết do bệnh này gây ra

từ 50-100%, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi lợn

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu, xác định yếu tố

gây ra tiêu chảy do vi khuẩn Clostridium perfringens ở lợn con từ 1-60 ngày tuổi và đưa ra

Trang 10

phác đồ phòng, điều trị bệnh thích hợp tại Phú Thọ sao cho có hiệu quả kinh tế nhất nhằm giải quyết thiệt hại cho người chăn nuôi lợn là rất cần thiết Vì vậy, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị"

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày

tuổi và tình hình nhiễm khuẩn C perfringens ở lợn nuôi tại tỉnh Phú Thọ

- Phân lập, xác định đặc tính sinh hóa, xác định serotyp và khả năng mẫn cảm với kháng

sinh của các chủng C perfringens ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi mắc bệnh tiêu chảy

- Thử nghiệm vacxin phòng bệnh tiêu chảy và điều trị thử nghiệm lợn con bị tiêu chảy tại Phú Thọ

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đã xác định được vi khuẩn C perfringens gây bệnh tiêu chảy cho lợn 1-60 ngày tuổi

ở Phú Thọ và đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả, giúp cho thú y cơ sở và các hộ chăn nuôi trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn, góp phần giảm thiệt hại và tăng thu nhập trong chăn nuôi lợn

Trang 11

PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1.1 Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn do Clostridium perfringens (C perfingens)

gây ra từ lâu đã gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi và cho sức khỏe cộng đồng Các thông báo về bệnh trên người lần đầu tiên đã được công bố vào những năm 70 của thế kỷ XX

Ở gia súc, năm 1994, bệnh viêm ruột hoại tử đã gây chết rất nhiều hươu nai Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (1996) [23] đã nghiên cứu và xác định được nguyên nhân gây bệnh này

là vi khuẩn C perfingens Kết quả cho thấy, C perfingens không chỉ gây viêm ruột hoại tử

cho lợn con, gây nhiễm độc ruột huyết cho ngựa con mà còn gây viêm ruột hoại tử cho hươu, nai ở mọi lứa tuổi Tuy nhiên, vào thời điểm này các nhà khoa học vẫn chưa xác

định được bệnh do C perfingens thuộc typ nào gây ra

Nghiên cứu của Phan Thanh Phượng và cs (1996) [28] về bệnh viêm ruột tiêu chảy ở

lợn cũng đã thấy số lượng C perfingens tăng tới hàng triệu vi khuẩn trong 1 gam phân so

với lợn khỏe mạnh

Từ năm 1997, tại nhiều địa phương trong nước đã xuất hiện hiện tượng bê, nghé, trâu, bò chết đột ngột với số lượng lớn Ban đầu, bệnh này đã nhầm với bệnh tụ huyết trùng bởi cả hai bệnh này đều gây chết đột ngột Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp phòng trị

tụ huyết trùng đối với các gia súc có triệu chứng của bệnh thì không thấy có hiệu quả Sau

đó, các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm đã xác định được nguyên nhân gây bệnh là vi

khuẩn C perfingens và E coli, trong đó, C perfingens đóng vai trò quan trọng Bệnh phát

ra do cơ thể suy yếu bởi các yếu tố như: bệnh ký sinh trùng đường máu, khẩu phần ăn mất

cân đối…Các yếu tố này tác động đến sự phát triển của vi khuẩn C perfingens, khả năng sản

sinh độc tố ruột của vi khuẩn tăng lên và gây bệnh (Lê Văn Tạo (2006) [33])

Trần Thị Hạnh (2000) [11] đã nghiên cứu vai trò của vi khuẩn E coli và C perfingens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con và đã kết luận ngoài vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây bệnh chính, một tác nhân gây bệnh cũng quan trọng khác là C perfingens typ C

Vi khuẩn này gây viêm ruột hoại tử, xuất huyết ở lợn sơ sinh và gây ra tỷ lệ chết cao từ 100%

Trang 12

50-Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình (2004) [12] khi nghiên cứu nguyên nhân gây tiêu

chảy ở lợn con cũng khẳng định một trong những nguyên nhân gây bệnh quan trọng là C perfingens typ C Từ các kết quả thu được, các tác giả đã nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm thành công chế phẩm sinh học: C perfingens - toxoid, EBC để phòng và trị bệnh Các chế

phẩm này đưa vào sử dụng thử nghiệm không những cho kết quả tốt trong phòng và trị bệnh cho lợn mà còn có tác dụng kích thích tăng trọng và giảm tiêu tốn thức ăn

Theo thông báo của Nguyễn Thị Nội và cs (1989) [22], Lê Minh Chí (1996) [3] thì trong một vài thập kỷ qua hội chứng tiêu chảy ở Việt Nam là một vấn đề thời sự, lợn ở rất nhiều địa phương bị bệnh và gây thiệt hại khá nghiêm trọng Theo các kết quả nghiên cứu của Hồ Văn Nam và cs (1997) [19], Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo (1998) [42], cho thấy tỷ

lệ mắc bệnh đường tiêu hóa ở lợn rất cao, nhất là viêm ruột ỉa chảy

Theo các tác giả: Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng và cs (1996) [9], Hồ Văn Nam

và cs (1995) [20], cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy, thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối cùng là quá trình nhiễm trùng

Hồ Văn Nam và cs (1997) [19] nhấn mạnh rằng vi khuẩn đường ruột có vai trò không thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy Nguyễn Thị Nội và cộng sự (1989) [22], sau khi điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi lợn, kết luận:

Nguyên nhân gây tiêu chảy chủ yếu ở một số cơ sở chăn nuôi lợn là: E.coli, Salmonella, Streptococus, bên cạnh đó còn thường xuyên phân lập được Klebsiella, Proteus và Pseudomonas Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng

(1996) [9] cho biết: Đứng đầu trong số các mầm bệnh vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là

E.coli Cũng theo tác giả, vi khuẩn yếm khí C perfingens gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi sẽ trở thành vai trò chính

1.1.2 Nghiên cứu ngoài nước

Vi khuẩn C perfingens được phân lập lần đầu tiên vào năm 1892 Kể từ đó đến nay

đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vi khuẩn này (Nguyễn Như Thanh và cs, (1997) [35])

Năm 1931, bằng phương pháp trung hòa kháng độc tố với độc tố thu được từ môi

trường nuôi cấy vi khuẩn, Wilsdon đã phân loại được 4 typ C perfingens gây bệnh là A,B,

C, D Năm 1943, cũng bằng phương pháp trên Bosworth đã phát hiện thêm typ E (Hatheway, (1990) [56])

Trang 13

Trong quá trình nghiên cứu, chiết tách các loại độc tố, Hogh (1974) [58] đã phát hiện thấy: ngoài độc tố β -toxin có hàm lượng cao nhất trong chất chứa ở ruột, còn có một vài loài độc tố khác như: α- toxin (Lecitinase), κ- toxin (Collagenase), µ- toxin

(Hyaluronidase) và δ- toxin Con vật chết trong các ca bệnh viêm ruột hoại tử do C perfingens typ C chính là do vai trò tác động của các độc tố, mà chủ yếu là do độc tố gây

ra

Ngoài ra, vi khuẩn C perfringens còn là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc

thức ăn, tiêu chảy và viêm ruột hoại tử ở trẻ em và nhiều loại động vật, đặc biệt là ở gia súc non (Roeder và cs, (1987) [64])

Năm 1989, nhiều công trình nghiên cứu ở Anh, Pháp, Mỹ đã công bố thành công trong việc giải trình tự gen mã hóa độc tố alpha (α) Năm 1996, Songer [67] đã dùng

phương pháp PCR và ELISA để xác định các loại độc tố của vi khuẩn C perfingens

(Songer J.G (1996) [67]) Đến năm 1997, người ta đã dùng phương pháp multiplex PCR để

xác định các typ khác của vi khuẩn C perfingens (Choi và cs, (2003) [52])

Đến nay, phương pháp PCR nói chung và multiplex PCR nói riêng đã được sử dụng rộng rãi

ở khắp nơi trên thế giới trong chẩn đoán và định typ C perfingens

Trong các typ vi khuẩn C perfingens gây bệnh, thì typ C có sự phân bố rộng, và khả

năng gây bệnh cho người cũng như động vật cao hơn cả so với những typ khác Viêm ruột

hoại tử ở những động vật non do vi khuẩn C perfingens bởi typ C được tìm ra ở Anh và

Hungari từ năm 1955, sau đó vi khuẩn này được nghiên cứu và tìm ra ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như: Mỹ, Đan Mạch, Liên Xô, Hà Lan, Canada, Nhật Bản cũng như hầu khắp các quốc gia trên thế giới (Taylor và cs, (1986) [68])

Với khả năng hình thành giáp mô, nên ngoài kháng nguyên thân, vi khuẩn C perfingens còn có cả kháng nguyên giáp mô Vi khuẩn còn có khả năng sản sinh ra nhiều

loại độc tố và các enzym khác nhau Trong mỗi chủng của vi khuẩn này, với những đặc điểm riêng biệt giữa chúng lại có thể sản sinh ra một vài loại độc tố hoặc enzym khác nhau, gây ra quá trình bệnh phong phú và thể loại và phức tạp trong bệnh lý do độc tính gây ra (Roeder và cs, (1987) [64])

1.2 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY

1.2.1 Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy

Trang 14

Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù về đường tiêu hoá Biểu hiện lâm sàng này tuỳ theo đặc điểm, tính chất diễn biến, mức độ tuổi mắc bệnh, tuỳ theo yếu tố được coi là nguyên nhân chính mà nó được gọi theo nhiều tên bệnh khác nhau như: Bệnh xảy ra đối với gia súc non theo mẹ gọi là bệnh lợn con phân trắng còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hoá…

Với bất cứ cách gọi như thế nào thì tiêu chảy luôn là triệu chứng phổ biến trong các dạng bệnh của đường tiêu hoá, xảy ra mọi lúc mọi nơi và đặc biệt là gia súc non với biểu hiện triệu chứng là ỉa chảy, mất nước và chất điện giải, suy kiệt có thể dẫn đến trụy tim mạch (Radostits.O M và cs (1994) [65])

Tiêu chảy ở gia súc là một hiện tượng bệnh lý phức tạp gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự tác động của ngoại cảnh bất lợi, gây ra các stress cho cơ thể, mặt khác trong các khâu chăm sóc nuôi dưỡng gia súc, chuồng trại không vệ sinh thường xuyên sạch sẽ, thức ăn nước uống bị nhiễm khuẩn… cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vật chủ, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hoá dẫn tới sự nhiễm khuẩn và dễ xảy ra loạn khuẩn đường ruột Đây là một trong những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn Bệnh lý xuất hiện thường là thể cấp tính hoặc mãn tính, tuỳ thuộc vào tính chất và nguyên nhân bệnh tác động Đặc điểm của sự rối loạn về tiêu hoá thường gây tiêu chảy nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước so với bình thường

do tăng tiết dịch ruột (Blackwell, (1989) [50])

1.2.2 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn

Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát Vì vậy, việc phân biệt giữa các nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn (Phạm Ngọc Thạch, (1996) [36]) Bằng rất nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra những nguyên nhân chính gây hội chứng tiêu chảy ở lợn như sau:

1.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu

Môi trường ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh huởng đến sức đề kháng của cơ thể gia súc Khi có sự thay đổi các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, mưa, nắng, điều kiện chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ, do cấu tạo và chức năng sinh lý

Trang 15

chưa ổn định và hoàn thiện, khi gặp các yếu tố bất lợi dễ bị stress dẫn đến nhiều bệnh trong đó có tiêu chảy

Trong các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ lạnh và ẩm độ của gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài

sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh (Hồ Văn Nam và cs (1997) [20])

Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém chất lượng như mốc, thối, nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc (Trịnh Văn Thịnh, (1985a) [40])

Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển… làm giảm sức đề kháng của con vật thì các vi khuẩn thường trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh (Bùi Quý Huy, (2003) [13])

Như vậy nguyên nhân môi trường ngoại cảnh gây bệnh tiê u chảy không mang tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống điều hoà trao đổi nhiệt của cơ thể, dẫn đến rối loạn trao đổi chất các mầm bệnh có thời cơ tăng cường độc lực và gây bệnh

1.2.2.2 Nguyên nhân do vi sinh vật

Vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc Chúng vừa là nguyên nhân nguyên phát, cũng vừa là nguyên nhân thứ phát gây tiêu chảy

* Tiêu chảy do vi khuẩn

Trong đường tiêu hoá của gia súc có hệ vi khuẩn gọi là hệ vi khuẩn đường ruột được chia thành 2 loại: Các vi khuẩn có lợi có tác dụng lên men phân giải các chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi và vi khuẩn có hại khi gặp điều kiện thuận lợi thì gây bệnh

Vi khuẩn đường ruột là họ vi khuẩn cộng sinh thường trực trong đường ruột Các vi khuẩn này, muốn từ vi khuẩn cộng sinh trở thành vi khuẩn gây bệnh phải có 3 điều kiện (Jones, 1980, dẫn theo Lê Văn Tạo, (1997) [32]):

- Trên cơ thể vật chủ có cấu trúc giúp cho vi khuẩn thực hiện được chức năng bám dính

Trang 16

- Vi khuẩn có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là sản sinh độc tố, trong đó quan trọng là độc tố đường ruột Enterotoxin có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô của niêm mạc ruột, từ đó phát triển nhân lên

Một số vi khuẩn đường ruột là E.coli, Samonella sp, Shigella, C perfingens luôn là

những nguyên nhân gây nên sự rối loạn về tiêu hoá, viêm ruột và tiêu chảy ở người cùng nhiều loài động vật Đào Trọng Đạt và cộng sự (1996) [8] cho biết: Chiếm tỷ lệ cao nhất

trong số các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E.coli (45,6%) Cũng theo tác giả này, vi khuẩn yếm khí C perfingens gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi và khi nó trở thành vai trò

chính Hồ Văn Nam và cộng sự (1997) [19], Archie H (2000) [44] nhấn mạnh: Vi khuẩn đường ruột có vai trò không thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy

Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999) [18] khi nghiên cứu về E coli và Salmonella ở lợn tiêu chảy cho biết tỷ lệ phát hiện E coli độc trong phân là 80-90% số mẫu xét nghiệm Theo Phan Thanh Phượng và cs (1996) [28], vi khuẩn yếm khí C perfingens là một

trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trong hội chứng tiêu chảy của lợn ở lứa tuổi từ 1-120 ngày tuổi Ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc bệnh do vi khuẩn này gây ra có thể đến

100% và tỷ lệ chết lên đến 60% Lượng vi khuẩn C perfingens chứa trong 1g phân lợn ở

lứa tuổi 1-60 ngày tuổi dao động từ 106 ÷ 1010/0,2 ml CFU (Colonial forming unit); số mẫu

có lượng vi khuẩn cao (108, 109, 1010) chiếm tỷ lệ 37-45% Ở lợn từ 60-120 ngày tuổi bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn trong 1g phân (ở mức 108, 109) chiếm tỷ lệ 27,14% - 35,71%

* Tiêu chảy do virus

Ngoài nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cho lợn do vi khuẩn còn có nguyên nhân do virus Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò của một số virus như: Rotavirus, Enterovirus, Transmissible Gastroenteritis (TGE) là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày- ruột và gây triệu chứng tiêu chảy đặc trưng ở lợn Các virus này tác động gây viêm ruột và gây rối loạn quá trình tiêu hoá, hấp thu của lợn và cuối cùng dẫn đến triệu chứng tiêu chảy

Theo tài liệu của Bergeland (1986) [49] trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị mắc tiêu chảy có rất nhiều loại virus: 20,9% lợn bệnh phân lập được Rotavirus; 11,2% có virus viêm dạ dày- ruột truyền nhiễm; 2% có Enterovirus; 0,7% có Parvovirus

* Tiêu chảy do nấm mốc

Trang 17

Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật dễ bị nấm mốc Một số loài như:

Aspergillus, Penicillin, Fusarium có khả năng sản sinh nhiều độc tố, nhưng quan trọng nhất là

nhóm độc tố Aflatoxin (Aflatoxin B2, G1, G2, M1)

Độc tố Aflatoxin gây độc cho người và gia súc, gây bệnh nguy hiểm nhất cho người

là ung thư gan, huỷ hoại gan, độc cho thận, sinh dục và thần kinh Aflatoxin gây độc cho nhiều loài gia súc, gia cầm, mẫm cảm nhất là vịt, gà, lợn Lợn thường bỏ ăn, thiếu máu, vàng da, ỉa chảy ra máu Nếu trong khẩu phần có 500-700 µg Aflatoxin/kg thức ăn sẽ làm cho lợn con chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm khác (Lê Thị Tài, (1997) [34])

1.2.2.3 Nguyên nhân do Ký sinh trùng

Có nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy ở lợn như: Cầu trùng (Eimeria, isospora suis), Crytosporidium, Ascaris suum, Trichuris suis hoặc một số loài giun tròn khác thuộc lớp Nematoda

Bệnh doisopora suis, Crytosporidium thường tập trung vào giai đoạn lợn con từ 5 -

25 ngày tuổi, còn ở lợn trên 2 tháng tuổi do cơ thể đã tạo được miễn dịch đối với bệnh cầu trùng, nên lợn chỉ mang mầm bệnh mà ít khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, (2003) [29])

Cầu trùng và một số loại giun tròn (giun đũa, giun tóc, giun lươn) là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi trong c ác hộ gia đình tại Thái Nguyên (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (2006a) [15]) Đặc điểm chủ yếu của tiêu chảy do ký sinh trùng là con vật mắc bệnh bị tiêu chảy nhưng không liên tục, có sự xen kẽ giữa tiêu chảy

và bình thường, cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt, gia súc kém ăn, thể trạng sa sút

Như vậy có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nhưng theo một số chuyên gia nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở lợn như Nguyễn Thị Nội (1985) [21], Lê Văn Tạo (1997) [31], Hồ văn Nam (1997) [19] thì cho dù nguyên nhân nào gây tiêu chảy cho lợn đi nữa, cuối cùng cũng là quá trình nhiễm khuẩn, vi khuẩn kế phát viêm ruột, tiêu chảy nặng thêm, có thể dẫn đến chết hoặc viêm ruột tiêu chảy mãn tính

1.2.3 Bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy

1.2.3.1 Cơ chế sinh bệnh

Trang 18

Cơ chế sinh bệnh của hội chứng tiêu chảy là quá trình rối loạn chức phận bộ máy tiêu hoá và nhiễm khuẩn Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời, hoặc cũng có thể quá trình này trước, quá trình kia sau và ngược lại song không thể phân biệt rõ được từng quá trình Theo Phạm Ngọc Thạch (1996) [36], khi thiếu mật thì có tới 60% mỡ không tiêu hoá được gây ra chứng đầy bụng khó tiêu và ỉa chảy, hoặc việc giảm hấp thu cũng dẫn đến ỉa chảy

Trịnh Văn Thịnh (1985b) [41] cho rằng: Do một tác nhân bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi khuẩn đường ruột bị phá vỡ tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sinh sản quá nhiều sẽ gây hiện tượng loạn khuẩn, gây ra sự biến động ở nhóm vi khuẩn đường ruột, cũng như ở nhóm vi khuẩn vãng lai, các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội tăng mạnh cả về số lượng và độc lực, các vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá do không cạnh tranh nổi nên giảm đi, cuối cùng loạn khuẩn xảy ra, hấp thu bị rối loạn gây tiêu chảy

1.2.3.2 Bệnh lý, lâm sàng của hội chứng tiêu chảy

Bệnh lý, lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở gia súc đó là sự biến đổi về tổ chức, tình trạng mất nước và điện giải, trạng thái trúng độc của cơ thể bệnh

Khi nghiên cứu về tiêu chảy ở lợn do vi khuẩn E coli, Nguyễn Như Pho (2003) [29]

cho rằng, ruột chỉ xung huyết, không thấy xuất huyết, không có vết loét hoặc hoại tử như trong bệnh phó thương hàn Sự mất nước kéo theo mất các chất điện giải, trong đó đặc biệt

là các ion: HCO-3, K+, Na+, Cl-… đồng thời, khi gia súc bị rối loạn tiêu hoá thì cũng làm cản trở đến khả năng tái hấp thu nước ở gia súc ỉa chảy, nếu lượng dịch mất di trong đường ruột vượt quá lượng dịch đưa vào khi ăn uống, thận sẽ cố gắng bù lại bằng cách cô đặc nước tiểu để giảm lượng nước thải ra Nếu thận không bù được mức dịch thể trong tổ chức

bị giảm và máu bị đặc lại

Hiện tượng này gọi là mất nước và triệu chứng lâm sàng là yếu, bỏ ăn, thân nhiệt hạ thấp và có thể truỵ tim, mắt bị hõm sâu, nhìn lờ đờ, da khô khi véo da lên nếp da chậm trở lại vị trí cũ (Archie H, (2000) [44]) Lợn bị tiêu chảy gầy sút nhanh, da nhăn, tính đàn hồi kém; nếu tiêu chảy lâu ngày lợn gày nhô xương sống, da thô, lông dựng ngược Mặt khác khi cơ thể mất nước và chất điện giải kéo theo sự biến đổi hàng loạt các bệnh lý khác nhau Hiện tượng trúng độc xảy ra do thức ăn lên men phân giải sinh độc tố, hệ vi khuẩn đường ruột sinh sôi, sản sinh ra nhiều độc tố Các độc tố đó cùng với các sản phẩm của viêm, tổ chức phân huỷ ngấm vào máu tác động vào gan làm chức năng gan rối loạn, gia

Trang 19

súc bị trúng độc, đồng thời tác động cản trở quá trình tiêu hoá tiếp tục, quá trình gây tiêu chảy nặng hơn, tăng nguy cơ nhiễm độc máu và gây tử vong (Nguyễn Quang Tính, (2009), [39])

1.2.3.3 Hậu quả của hội chứng tiêu chảy

Hậu quả trực tiếp và nặng nề của hiện tượng tiêu chảy là sự mất nước và mất các chất điện giải của cơ thể, kéo theo hàng loạt các biến đổi bệnh lý (Lê Minh Chí, (1995) [2]) Hiện tượng mất nước rất nghiêm trọng và có thể gây chết nếu không được điều chỉnh Gia súc non dự trữ dịch thể tương đối thấp nên đặc biệt mẫn cảm với sự mất nước Vì vậy, trong điều trị tiêu chảy luôn luôn phải đặt vấn đề điều trị mất nước lên hàng đầu (Archie H (2000) [44])

Lợn bị tiêu chảy giảm khả năng tiêu hoá, chuyển hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng nên lợn gày còm, chậm tăng trọng, dễ dàng mắc các bệnh khác (Phạm Sỹ Lăng và cs, (2002) [17])

Ở lợn, hiện tượng tiêu chảy thường có quá trình nhiễm khuẩn Khi tiêu chảy do nhiễm khuẩn, các triệu chứng trầm trọng hơn và hậu quả để lại nặng nề hơn, có thể kế phát nhiều bệnh khác, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi Như vậy, với mỗi một nguyên nhân gây bệnh khác nhau để lại những hậu quả khác nhau (Cù Hữu Phú và cs, (1999), [30])

1.2.3.4 Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy

Hội chứng tiêu chảy ở gia súc do nhiều nguyên nhân gây ra Chính vì vậy, sự xuất hiện của bệnh phụ thuộc vào sự xuất hiện các nguyên nhân và sự tương tác giữa nguyên nhân với cơ thể gia súc Các yếu tố như tuổi gia súc, mùa vụ, thức ăn, chuồng trại, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đều có ảnh hưởng đến hội chứng tiêu chảy ở gia súc

Ở lợn, hội chứng tiêu chảy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi Archie H (2000) [44] cho rằng khi bệnh tiêu chảy xảy ra, thường gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi Bệnh thường xuất hiện ở 3 giai đoạn phát triển của lợn:

- Giai đoạn sơ sinh (1-4 ngày tuổi)

- Giai đoạn lợn con theo mẹ (5-21 ngày tuổi)

- Giai đoan lợn sau cai sữa (>21 ngày tuổi)

Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trong một số cơ sở chăn nuôi lợn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, vệ sinh thú y, còn tỷ lệ chết, mức độ trầm trọng của bệnh ở một đàn phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh (Đoàn Kim Dung, (2003) [7], Hoàng Văn Tuấn và cs, (1998) [42])

Trang 20

Khi nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sau cai sữa của các

hộ chăn nuôi gia đình tại Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006b) [16] cho rằng, bệnh chịu ảnh hưởng rõ rệt của lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ trong năm, các loại thức ăn, nền chuồng và tình trạng vệ sinh thú y

Về độ tuổi mắc bệnh, tỷ lệ lợn tiêu chảy giảm theo tuổi, cao nhất ở giai đoạn sau cai sữa đến 2 tháng (13,9%), sau đó giảm dần và chỉ còn 5,55% ở lợn trên 6 tháng tuổi (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (2006b) [16])

Về mùa vụ, bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ xảy ra quanh năm, nhưng cao nhất là tháng 5-8 (Hoàng Văn Tuấn và cs, (1998) [42]) Trong năm, lợn nuôi ở mùa xuân và mùa

hè mắc tiêu chảy cao hơn (13,67-14,75%) so với 2 mùa còn lại (9,18-9,68%) (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (2006b) [16])

Về thức ăn, lợn nuôi thức ăn tổng hợp dạng viên, không qua chế biến, mắc tiêu chảy với tỷ lệ 8,96% Tỷ lệ này tăng lên khi cho thức ăn truyền thống mang tính tận dụng và ăn rau sống (16,1%) (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (2006b) [16])

Điều kiện chuồng trại vệ sinh cũng có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn Lợn nuôi trong nền lát gạch có tỷ lệ tiêu chảy là 9,49%, tăng lên ở chuồng có nền láng

xi măng (12,64%) và cao nhất ở chuồng nền đất nện (20,37%) Lợn được nuôi ở điều kiện

vệ sinh thú y tốt tỷ lệ tiêu chảy là 8%, thấp hơn rõ rệt so với nuôi trong điều kiện vệ sinh thú y kém (20,35%) (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (2006b) [16])

Ngoài các vấn đề nêu trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn Các tác giả đều cho rằng, khi lợn mắc tiêu chảy do các tác nhân vi sinh vật, thường làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết

1.2.4 Biện pháp phòng và điều trị tiêu chảy lợn con

1.2.4.1 Biện pháp phòng bệnh

Phòng bệnh là biện pháp chủ động không để bệnh xảy ra Các biện pháp phòng bệnh đều xoay quanh các vấn đề về môi trường, vật chủ và mầm bệnh

Cho đến nay, đã có rất nhiều thông báo các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong

và ngoài nước, về việc phòng và trị hội chứng tiêu chảy Bởi vì hội chứng tiêu chảy được gây ra từ rất nhiều các nguyên nhân phức tạp khác nhau, mà do đó cũng đã có rất nhiều các biện pháp, giải pháp khác nhau, nhằm một mục đích chung là hạn chế thấp nhất những thiệt hại

* Phòng bệnh bằng nuôi dưỡng, quản lý

Trang 21

Theo các tác giả Quin P.J (1994) [63], Sử An Ninh (1995) [26]: Biện pháp phòng tiêu chảy trước hết là hạn chế, loại trừ các yếu tố Stress sẽ mang lại hiệu quả tích cực Khắc phục những bất lợi về thời tiết, khí hậu (giữ bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi ấm áp trong mùa Đông, thoáng mát về mùa Hè, tránh gió lạnh, hạn chế độ ẩm ) để tránh rối loạn tiêu hóa, giữ ổn định trạng thái cân bằng giữa cơ thể và môi trường Kết hợp giữ vệ sinh chuồng nuôi, hạn chế khí độc do phân rác trong chuồng sản sinh ra, loại trừ mầm bệnh trong chất thải Đào Trọng Đạt và cs (1996) [9] đề xuất: Cần giữ ấm cho lợn con mới đẻ trong mùa Đông, dọn phân rác chất thải trong chuồng đem ủ sinh vật học, định kỳ tẩy uế tiêu độc chuồng trại dụng cụ chăn nuôi

Thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo (Bakhin A.G (1956) [47]) yêu cầu: Phải đảm bảo chế độ khẩu phần ăn hợp lý cho nái mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi con, cho lợn con bú sữa đầu kịp thời và đầy đủ, nên cho lợn con tập ăn thêm và cần hết sức chú ý cân đối các thành phần dinh dưỡng, các chất khoáng đa vi lượng trong khẩu phần ăn

* Một số chế phẩm sinh học phòng tiêu chảy ở lợn con dưới hai tháng tuổi

Những kết quả nghiên cứu về hóa sinh dinh dưỡng động vật của Đái Duy Ban (1980) [1] cho thấy: Lợn con giai đoạn bú sữa và sau cai sữa thường có biểu hiện thiếu máu do thiếu sắt, do đó lợn con thường rối loạn tiêu hóa và trao đổi chất, từ đó giảm khả năng miễn dịch và bị tiêu chảy Để khắc phục vấn đề này, Đỗ Ngọc Thúy (2007) [37] đã tiêm Dextran Fe để bổ sung sắt cho lợn con phòng suy dinh dưỡng và các bệnh đường ruột Nghiên cứu về miễn dịch học, Bergeland M.E (1986) [49] nhấn mạnh rằng: Khi cơ thể gia súc non bị lạnh và kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu và tác dụng thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công

Việc phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con theo hướng nâng cao sức đề kháng cơ thể, bằng cách hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và bổ sung cho chúng một lượng γ-globulin miễn dịch, tức là đưa thêm một lượng kháng thể thụ động vào trong cơ thể của chúng, đã được nhiều tác giả nghiên cứu, Lê Xuân Cương và cs (1986) [5], đã chiết xuất thành công chế phẩm γ-globulin từ huyết thanh ngựa chửa để điều trị dự phòng lợn con tiêu chảy

Cũng trên cơ sở nghiên cứu theo chiều hướng, căn cứ vào các nguyên nhân và quá trình diễn biến của bệnh, đặc biệt tập trung vào quá trình nhiễm khuẩn bội nhiễm, các tác giả đã đưa ra hàng loạt các giải pháp gồm nhiều sinh phẩm và thuốc khác nhau trong mục đích phòng chống bệnh tiêu chảy

Trang 22

Nguyễn Thị Nội (1985) [21], nghiên cứu sử dụng vaccine E.coli tiêm phòng cho nái chửa, đã dựa vào kết quả xác định tần xuất của các Serotyp O trong số chủng E.coli gây

bệnh phân lập được, từ đó chọn một số Serotyp có tần xuất xuất hiện cao nhất để chế vaccine, tiêm phòng cho nái chửa trước khi đẻ 4-6 tuần Kết quả đã bảo hộ 30-40% so với đối chứng Để nâng cao khả năng phòng bệnh chủ động cho lợn con bằng vaccine, Nguyễn

Thị Nội (1985) [21] đã dùng các chủng vi khuẩn E.coli, Salmonella, Streptococus phân lập

được từ lợn con tiêu chảy để chế vaccine Salsco, sử dụng cho lợn con 2-5 tháng tuổi Kết quả bảo hộ tốt, giảm tỷ lệ mắc bệnh từ 30-50%, giảm tỷ lệ chết 10-20%

Lê Văn Tạo (1997) [32] đã chế tạo thành công vaccine E.coli vô hoạt từ các chủng

gây bệnh tiêu lợn con, có mang các yếu tố (Enterotoxin, Hly, ColV, K88, R), sử dụng cho lợn con uống Kết quả giảm tỷ lệ mắc bệnh từ 46% xuống còn 11%, giảm tỷ lệ chết từ 9% còn 2,2%

Theo các tác giả Kohler.B (1998) [61], Taylor D.J (1986) [68], Bergeland M.E (1986) [49], Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng và cs (1996) [9]: việc sử dụng chế phẩm

sinh học để phòng bệnh VRHT do C perfringens gây ra là hết sức cần thiết để bảo vệ lợn con ngay từ những ngày đầu Bởi vì, đối với bệnh do vi khuẩn C perfringens gây ra thì

dùng các thuốc hóa học để điều trị không có hiệu quả, đặc biệt khi triệu chứng lâm sàng đã biểu hiện rõ ràng thì việc điều trị càng không có ý nghĩa Các tác giả cho rằng: Sử dụng

giải độc tố yếm khí chế từ chủng C perfringens phân lập được trong bệnh phẩm của lợn

con mắc bệnh, tiêm cho nái chửa 2 lần vào giai đoạn chửa cuối Giải độc này có tác dụng bảo vệ lợn con ngay từ đầu, trong thời gian theo mẹ và cả khi đã cai sữa

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nhiên, Trần Thị Hạnh và cs (1996) [23] cho thấy: Sử dụng giải độc tố yếm khí để phòng bệnh VRHT cho hươu nai rất an toàn, ổn định

và có khả năng bảo hộ tốt

1.2.4.2 Biện pháp điều trị

* Điều trị bằng kháng sinh và hóa dược

Cũng như vi khuẩn E coli, vi khuẩn C perfingens cũng kháng với nhiều loại kháng

sinh mà nguyên nhân là do trong quá trình chăn nuôi, trong điều trị bệnh còn có nhiều

Trang 23

thiếu sót về kỹ thuật như: dùng không đúng liều lượng, không đủ thời gian và khả năng

di truyền tính kháng thuốc giữa vi khuẩn với nhau

Sử dụng Neomycin, Trimethoprim và Sulfamethoxazol để điều trị có kết quả tốt (Eisenstein và cs, (1980) [53]) Có rất nhiều loại kháng sinh sử dụng điều trị bệnh hiệu quả như Ampicillin, Cefalothin, Gentamicin, Neomycin ngoài ra một số chế phẩm như Sulfamid cũng được sử dụng để điều trị (Đào Trọng Đạt và cs, (1996) [9])

Theo Becht (1986) [48], tác giả khuyến cáo nên sử dụng phối hợp Ampicillin, Trimethoprim và Sulfamethoxazol hoặc Cefalothin và Gentamicin, Amikacin và Arpamycin

* Điều trị triệu chứng

Lợn con bị tiêu chảy thường dẫn đến tình trạng mất nước nặng nề và có biểu hiện rối loạn các chất điện giải Do đó, kết hợp với điều trị bằng thuốc, rất cần thiết phải kịp thời bổ xung nước và các chất điện giải cho lợn con, đồng thời nên trợ tim cho lợn con bằng Cafein 20%, tăng cường các Vitamine và đặc biệt là Vitamine nhóm B

* Khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột

Thực hiện khôi phục và ổn định trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột sẽ có ảnh hưởng to lớn trong công tác điều trị cũng như hạn chế hội chứng tiêu chảy ở lợn con Cho đến nay, đã có ý nghĩa khoa học và thực tiễn hết sức lớn lao trong công tác phòng và trị bệnh

do E.coli, C perfringens gây ra

Năm 1967, tác giả Smith H.W và cs [66] đã chế Complex Subtilis Ultraleure (từ chủng Saccharomyces boulardi) để khống chế bệnh phân trắng lợn con Vũ Văn Ngữ, Lê Kim Thao (2005) [25], đã sử dụng chế phẩm Subcolac cho lợn con uống khi bị tiêu chảy

có kết quả tốt

Theo một số tài liệu nước ngoài, việc sử dụng loại chế phẩm như thế này trong điều trị bệnh

tiêu chảy lợn con là khá phổ biến Pháp đã dùng chế phẩm Coliphylus được chế từ E.coli và Lactobacillus; Biolactyl chế từ Bacillus accidophilus, Streptococus lactis và Bacillus vulgarisus Nhật

sử dụng chế phẩm Biofemin chế từ Streptococcus faecalis, Lactobacillus accidophilus và Bacillus subtilis

Nguyễn Thị Nội (1985) [21] đã nghiên cứu chế tạo thành công Biolactyl dạng đông khô để khống chế tiêu chảy ở lợn con

Trang 24

Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2000) [4] khi sử dụng chế phẩm Biosubtyl để khống chế tiêu chảy cho lợn con trước và sau khi cai sữa, đã cho kết quả lợn con mắc bệnh tiêu chảy giảm, khả năng tăng trọng tốt

1.3 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VI KHUẨN C PERFINGENS

1.3.1 Lịch sử

Clostridium là trực khuẩn yếm khí, có nha bào phân bố rộng rãi trong thiên nhiên như

ở đất, phân, nước bẩn, trong đường ruột người và động vật Có một số loài gây bệnh chỉ phân bố ở những vùng địa lý nhất định Giống vi khuẩn này có tới trên 83 loài, phần lớn không gây bệnh, chỉ có khoảng 14 loài gây bệnh cho người và gia súc nhỏ (Niilo và Chalmers, (1978) [62]; Hatheway, (1990) [56])

Năm 1994, Radostits O.M và cs [65] đã phân lập được Clostridium septicum từ máu

bò bị bệnh và đã xác định được vi khuẩn là tác nhân chính gây bệnh thủy thũng ác tình hay bệnh hoại thư sinh hơi của gia súc

Năm 1884, Carle [51] đã mô tả bệnh uốn ván xảy ra điển hình ở thỏ Cùng năm đó, tác giả đã chứng minh được bệnh là do một loài vi khuẩn có nha bào ở đầu Năm 1997, Kitasato [59] đã phân lập được trực khuẩn gây bệnh, tìm ra độc tố và đã gây bệnh thực nghiệm thành công Năm 1994, Radostis O.M [65] đã nghiên cứu và tạo ra giải độc tố phòng bệnh bằng cách dùng focmalin làm vô hoạt độc tố

Arleans và Thomas đã phát hiện ra vi khuẩn Clostridium chauvoei gây bệnh ung khí

thán (Nguyễn Vĩnh Phước, (1974) [24]; Timoney và cs, (1994) [69]; Nguyễn Như Thanh

và cs, (1997) [35])

Năm 1897, Van Ecmengein đã phát hiện ra Clostridium botulinum ở thịt giăm bông

và trong ruột già người chết vì ngộ độc, sau dó Konstansov đã phân lập được trực khuẩn

này ở cá Clostridium histokyticum được Vainbec và Xeganh phân lập năm 1916 Đây là

trực khuẩn làm tan tổ chức, gây bệnh huyết niệu cho bò (Timoney và cs, 1994 [69]) Vào

năm 1959, lần đầu tiên Peckham đã cho biết Clostridium colinum là vi khuẩn gram dương,

yếm khí và sinh nha bào gây viêm ruột non ở chim cút Các loài khác của giống

Clostridium cũng đều được phát hiện ở thế kỷ IX (Hatheway, 1990 [56])

Dựa theo tác động của độc tố, người ta chia Clostridium gây bệnh thành 4 nhóm:

Trang 25

- Nhóm gây trúng độc do độc tố thần kinh: Clostridium tetani gây bệnh uốn ván Clostridium botulinum gây ngộ độc thịt Hai loài này sản sinh độc tố có độc lực cao nhưng

không có khả năng xâm nhập và nhân lên trong tổ chức và mô bào sống

- Nhóm gây thối nát, hoại thư sinh hơi, viêm bắp thịt và phủ tạng gồm: Clostridium chauvoei gây bệnh ung khí thán ở trâu, bò; Clostridium septicum, Clostridium perfringens, Clostridium oedematiens, Clostridium heamolyticum, Clostridium sporogens gây hoại thư sinh hơi ở người và

động vật Độc tố của các loài này ít độc hơn độc tố thần kinh nhưng chúng có khả năng xâm nhập và lan rộng trong cơ thể vật chủ

- Nhóm sản sinh độc tố ruột trong máu: Độc tố được sản sinh trong ruột và hấp thu

vào máu gây trúng độc toàn thân C perfingens cũng thuộc nhóm này và chúng được phân

ra các typ A, B, C, D và E

- Nhóm gây bệnh đường ruột và có khả năng sản sinh sản sinh khánh sinh

Clostridium diffcile và Clostrium spiroform

1.3.2 Đặc điểm hình thái và tính chất nhuộm màu của vi khuẩn

- Vi khuẩn C perfingens là vi khuẩn gram dương, yếm khí, không di động, kích

thước từ 0,8-1,5 µm x 3-8 µm Vi khuẩn không có lông, không di động, hình thành giáp mô trong cơ thể động vật, hình thành nha bào trong môi trường trung tính hay kiềm tính Nha bào to hơn thân vi khuẩn, có hình ovan cân xứng hay lệch tâm Trong thực tế, ít khi quan sát được nha bào

- Trên môi trường thạch máu bò hay cừu 7%, sau 24 giờ nuôi cấy trong điều kiện yếm khí, vi khuẩn phát triển hình thành những khuẩn lạc rõ ràng, có đường kính 3-5 mm, màu xám trong, gây dung huyết hoàn toàn

- Trong canh trùng non, C perfingens bắt màu Gram dương, nhưng trong canh trùng

già vi khuẩn có thể thoái hình, hình cong sợi dài và một số có thể bắt màu Gram âm

1.3.3 Đặc tính nuôi cấy, sinh vật hóa học

* Đặc tính nuôi cấy

Trang 26

Vi khuẩn C perfingens là vi khuẩn yếm khí hoàn toàn Vì vậy, trong quá trình nuôi

cấy, vấn đề quan trọng là phải tạo được môi trường yếm khí thích hợp thì vi khuẩn mới có khả năng phát triển được

- Trên môi trường nước thịt gan yếm khí: Vi khuẩn phát triển nhanh chóng làm đục môi trường, sinh nhiều hơi, khi mở nắp có nhiều bọt khí

- Trên môi trường thạch máu có 2% Glucose: vi khuẩn tạo ra các khuẩn lạc xung quanh có vòng dung huyết đôi đặc trưng, vòng ngoài tan máu không hoàn toàn Hiện tượng dung huyết được hình thành do các độc tố Alpha (α), Beta (β) và Theta (υ) Hiện tượng dung huyết có xảy ra hay không và mức độ của nó phụ thuộc vào độc tố của vi khuẩn được sinh ra

và hồng cầu của loài động vật nào đưa vào môi trường Thường thì máu cừu và bò gây dung huyết mạnh

- Khi nuôi cấy vào môi trường sữa quỳ (Litmus milk medium): vi khuẩn phát triển tạo thành dạng vẩn mây điển hình do đường lactose trong môi trường bị lên men, tạo ra acid, làm đông vón casein và làm chuyển màu môi trường, từ màu xanh da trời thành màu hồng Sau đó thì các đám vẩn acid đó bị vỡ, nứt ra do sự hình thành hơi

- Trên môi trường có huyết thanh người hay lòng đỏ trứng gà: vi khuẩn phát triển, làm phân hủy chất lecithin trong môi trường, tạo ra 1 vùng màu trắng đục ở quanh đường cấy vi khuẩn

* Đặc tính sinh vật hóa học

Vi khuẩn C perfingens lên men đường Glucose, Lactose, Sacarose, Maltose…không lên men Manitol, Ducitol, C perfingens sản sinh ra H2S, NH3, Acid

Acetic…

Trang 27

1.3.4 Sức đề kháng của vi khuẩn

Nha bào hầu hết của các chủng đều không tồn tại được ở nhiệt độ cao, đun sôi 5 phút

có thể diệt được nha bào Tuy nhiên trong thực tế nha bào của các chủng C perfingens typ

C và typ A có sức đề kháng nhiệt rất lớn, đun sôi 1000C trong vòng hơn 1 giờ mới bị vô hoạt

1.3.5 Phân loại và khả năng gây bệnh

1.3.5.1 Phân loại

Vi khuẩn C perfingens có nhiều chủng và có khả năng sản sinh ra nhiều loại độc tố khác nhau C perfingens hình thành độc tố dung huyết, gây hoại tử tổ chức phần mềm và

gây chết Theo Quinn và cs, (1994) [63] căn cứ vào các loại độc tố, cấu trúc của kháng

nguyên và khả năng gây bệnh, vi khuẩn C perfingens được chia ra một số typ như: typ A,

B, C, D và E

- Typ A:

C perfingens typ A từ lâu đã được coi như một trong những vi sinh vật bình thường

trong đường tiêu hóa của người và động vật Typ A có các loại độc tố chủ yếu là: α, các độc tố thứ yếu là υ, κ, ν, η và µ Vi khuẩn này phổ biến trong tự nhiên: đất, cát, không khí, nước hồ, sông, suối… và cũng có thể tìm thấy chúng ở rau, sữa, phomát, đồ hộp và thịt tươi Loại này thường gây ra ngộ độc thức ăn, gây viêm ruột hoại tử ở người và động vật, với các độc tố chủ yếu là α (Alpha-toxin) và một số độc tố thứ yếu khác như κ (Kappa-toxin), η (Eta-toxin), trong đó độc tố α có vai trò quan trọng nhất, nó có khả năng gây chết

vì làm tan máu và gây hoại tử tổ chức

- Typ B:

Nhiễm máu độc tố ruột gây ra bởi typ B xảy ra lẻ tẻ ở bê và ngựa con với các triệu chứng ỉa chảy lẫn máu Bệnh ở cừu xảy ra khá rõ ràng và rộng rãi ở Châu Á, châu Âu, châu Phi Typ B có khả năng sản sinh các loại độc tố chủ yếu như: α, β, ε, các loại độc tố

thứ yếu là: γ, δ, υ, κ, λ, µ và ν C perfingens typ B ngoài gây bệnh lỵ ở cừu non, bệnh

nhiễm máu độc tố ruột ở lừa, ngựa non, cừu mà còn là nguyên nhân gây bệnh cho bê dưới

3 tuần tuổi, làm con vật chết nhanh với triệu chứng lơ đãng, nằm mệt mỏi, đau bụng, ỉa chảy, phân hôi tanh, lẫn máu, viêm ruột hoại tử, tỷ lệ chết có thể tới 100%

- Typ C:

Trang 28

C perfingens typ C gây viêm ruột hoại tử ở trẻ em, trên gia súc thường gặp ở bê,

nghé, dê cừu, lợn con Typ C, lần đầu tiên được tìm thấy trên lợn vào năm 1955 ở Anh và Hungari, sau đó ở Mỹ, Đan Mạch, Đức và Newzeland, Canada, Nhật Bản Bệnh có triệu chứng lâm sàng điển hình là tiêu chảy, xuất huyết nặng, gia súc có thể bị chết khi chưa có triệu chứng tiêu chảy Gia súc mới sinh có tỷ lệ chết cao hơn gia súc trưởng thành Lợn bị

tác động bởi C perfingens typ C nhiều hơn các loài khác Lợn con rất mẫn cảm với bệnh,

chúng có thể bị bệnh rất sớm, ngay sau khi sinh được 1-2 ngày Typ này thường sản sinh ra một số loại độc tố chủ yếu như: α, β và các độc tố thứ yếu như: λ, δ, ν, κ, γ

- Typ D:

Bệnh do C perfingens typ D gây ra xuất hiện chủ yếu ở cừu, dê mọi lứa tuổi, ít gặp ở

trâu, bò và ngựa Con vật cũng có triệu chứng ỉa chảy, đôi khi có lẫn máu và chết đột ngột Loại này thường sản sinh độc tố chủ yếu là: α, ε, và các độc tố thứ yếu như β, γ, µ, λ, κ, δ,

ν Độc tố ε (Epsilon) có khả năng tự gia tăng tính thẩm thấu trong đường ruột để hấp thu nhiều nhất vào hệ tuần hoàn và đến cả não Độc tố phá huỷ vi mạch ở tổ chức, gây thẩm suất dịch và phù cấp tính, vì vậy nên ngoài tên gọi là độc tố đường ruột (Enterotoxin), ε - toxin còn được gọi là độc tố thần kinh (Neurotoxin)

- Typ E:

Typ E xuất hiện không phổ biến trong nhóm C perfingens, gây nhiễm máu độc tố

ruột cho cừu, trâu, bò, dê, thỏ và một số loài gia súc khác và người Độc tố chủ yếu là: α, ι, độc tố thứ yếu υ, κ, λ, µ, ν

Kết quả nghiên cứu của Hogh P (1974) [58], cho biết typ E là nguyên nhân gây chứng xuất huyết và hoại tử đường ruột của bê ở Australia Mặc dù typ E được phân lập ở hầu hết động vật nuôi, nhưng do hạn chế về điều kiện nghiên cứu nên khả năng gây bệnh của typ E đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ

Ngoài ra, còn có một số tác giả chia C perfingens thành 6 typ huyết thanh Ngoài 5 typ như trên còn có thêm typ F C perfingens typ F gây viêm ruột hoại tử ở trẻ em, ở dê,

và một số gia súc khác, công thức kháng nguyên không khác nhiều so với typ C perfingens, chỉ khác ở một số thành phần độc tố thứ yếu, còn các độc tố chủ yếu gây bệnh

thì hoàn toàn giống nhau Vì thế, ngày nay typ F cũng được xem là typ C

Trang 29

Trong số 5 typ huyết thanh của C perfingens, typ C là một typ phân bố rộng rãi và

quan trọng nhất

1.3.5.2 Khả năng gây bệnh:

Vi khuẩn C perfingens có trong hệ vi sinh vật đường ruột bình thường của động vật

và người Vì vậy thường có 2 yếu tố gây nên bệnh tiêu chảy ở gia súc: thứ nhất do vi khuẩn

sẵn có trong đường ruột, thứ hai là do thức ăn bị nhiễm khuẩn C perfringens, cùng với

một số thay đổi đột ngột về môi trường, khẩu phần thức ăn, thức ăn chứa nhiều protein hoặc do lao tác quá mức…dẫn tới cơ thể bị giảm nhu động ruột, giữ lại vi khuẩn trong cơ thể và cuối cùng thì cơ thể hấp thu các độc tố gây bệnh Cacbon hydrat không tiêu hoá

được là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn C perfingens sinh trưởng và phát triển nhanh

chóng Bình thường, vi khuẩn này có nhiều ở ruột già nhưng khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn lại xâm nhập lên ruột non và sản sinh ra một lượng lớn độc tố, gây nhiễm

độc huyết đường ruột Trong đường tiêu hoá, với sự bội nhiễm về số lượng, vi khuẩn C perfingens tấn công vào lớp màng nhày rồi vào lớp biểu mô ruột, dưới tác dụng của độc tố

gây xuất huyết, hoại tử tổ chức nhung mao ruột, từ đó lan dần vào sâu tới các lớp niêm mạc ruột Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn xâm nhập sâu vào thành ruột tạo thành những

ổ viêm nhiễm, gây khí thũng dưới lớp niêm mạc hoặc lớp cơ hay đi sâu vào trong các tổ chức hay các hạch lympho lân cận Trong thực tế những phát hiện này có ý nghĩa rất quan

trọng trong nghiên cứu sản suất giải độc tố để phòng bệnh (Quinn và cs, (1994) [63]) C perfingens typ C có thể phân lập được trong chất chứa đường ruột của động vật khoẻ Theo

kết quả kiêm tra vi khuẩn học, các mẫu phân lấy từ loài động vật trâu bò, cừu, lợn và gia

cầm có thể phát hiện được C perfingens và cũng dễ dàng tìm thấy loài vi khuẩn này trong

thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, môi trường xung quanh chuồng trại gia súc trong đất và nguồn nước Ở Việt Nam, theo các nghiên cứu của Đào Trọng Đạt và các tác giả Trần Thị Hạnh, Đặng Phương Kiệt (1998) [10] cũng đã chứng minh được điều đó

1.3.6 Các kháng nguyên và độc tố của C perfingens

C perfingens có một số kháng nguyên thân và kháng nguyên giáp mô Tuy nhiên các

loại kháng nguyên này không có vai trò chủ yếu và quan trọng trong việc nhận ra các

chủng của C perfingens

Các chủng C perfingens sản sinh nhiều loại độc tố và enzyme khác nhau, mỗi một

chủng có những đặc điểm riêng trong việc sản sinh ra một vài loài độc tố hay enzyme nào

đó Việc phân chia các chủng C perfingens thành các typ huyết thanh như ở trên chính là

Trang 30

dựa trên cơ sở phát hiện các độc tố do chúng sản sinh ra bằng phản ứng trung hòa độc tố đặc hiệu

1.3.6.1 Độc tố α (alpha)

Độc tố này được sản sinh bởi tất cả các typ C perfingens nhưng typ C có khả năng

sản sinh ra độc tố α nhiều nhất Độc tố α có bản chất là một phospholipase C và đóng vai trò quan trọng trong chứng hoại thư sinh hơi Nó có khả năng thủy phân phosphatidylcholine và sphingomyelin, nhưng không thủy phân được các phospholipid khác Độc tố α là độc tố gây chết, gây hoại tử và tan máu, đó là một enzym kiểu lecitinase trên thạch lòng đỏ trứng và vùng mờ đục trong dung huyết đôi ở trên thạch máu Cụ thể là chúng phá hủy hồng cầu, gây hoại tử tổ chức phần mềm

1.3.6.2 Độc tố β (beta)

Độc tố β là độc tố gây chết chủ yếu được sản sinh bởi typ B và typ C Độc tố β gây nên hoại tử ruột Độc tố này mẫn cảm với Trypsin Với những gia súc non bú sữa, trong sữa đầu có anti-trypsin có tác dụng làm vô hoạt trypsin của dịch tụy, do đó độc tố không bị phá hủy và gây bệnh Đây chính là nguyên nhân làm cho gia súc non đặc biệt mẫn cảm với độc tố này

Độc tố β có bản chất là 1 protein, là ngoại độc tố chủ yếu gây nhiễm độc ruột ở gia súc và người

Ngoài ra, độc tố β cũng được sinh ra bởi C perfingens typ E làm tăng tính thấm

thành ruột, tăng hấp phụ độc tố và đi vào mạch máu, phá hủy thành mạch (kể cả mạch máu não) gây xuất huyết và phù thũng (Garmory và cs, 2000 [55]) Trong những năm gần đây, một loại độc tố mới được phát hiện có tên là độc tố β2 Độc tố này được phát hiện thấy

trong các chủng C perfingens typ C phân lập được ở lợn con mắc bệnh viêm ruột xuất

huyết, hoặc từ typ A phân lập được từ những động vật khác (bê, nghé) có các triệu chứng viêm ruột xuất huyết và tiêu chảy

1.3.6.3 Độc tố ε (epsilon)

Độc tố ε là một tiền độc tố được hoạt hóa bởi emzyme phân giải protein và được sản sinh ra bởi các chủng typ B và D Độc tố này làm tăng khả năng lên men của ruột non, do vậy làm tăng việc hấp thu của chính độc tố này Độc tố ε cũng đóng vai trò như một độc tố gây chết Trong trường hợp này, nó gây ra sưng và xuất huyết thận, phù phổi, tràn dịch màng tim Chuỗi nucleotide của gene mã hóa độc tố ε chỉ ra rằng tiền độc tố này ở dạng

Trang 31

trưởng thành có 297 amino acid với khối lượng phân tử là 33 kDa Độc tố ε ít gây bệnh ở gia súc non hơn ở gia súc trưởng thành

1.3.6.4 Độc tố ι (iota)

Đây là một loại độc tố kép gồm hai tiểu đơn vị là ι-a và ι-b Hai tiểu đơn vị này khác nhau về mặt hóa sinh và miễn dịch học Chuỗi gene mã hóa các tiểu đơn vị này đã được xác định và chuỗi amino acid dùng cho protein hoạt động chức năng nằm trong nhóm polipeptit có khối lượng phân tử từ 40-81 kDa Chuỗi này phải được vào tế bào đích trước khi phát huy tác dụng, nhưng trong bản thân chuỗi này không thể tự thực hiện được điều đó; ι-b nhận diện vị trí nối trên tế bào vỏ não, nối vào vị trí đó và tác động qua lại với ι-a để giúp ι-a xâm nhập vào tế

bào đích Độc tố ι của C perfingens được sản sinh từ C perfringens typ E, được hoạt hóa bởi

Trypsinase hay tự hoạt hóa khi có mặt của độc tố λ

1.3.6.5 Độc tố ruột

Độc tố ruột được sản sinh bởi C perfingens là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy do

ngộ độc thực phẩm sau khi tiêu thụ một lượng thức ăn nhiễm vi khuẩn Độc tố ruột thường

được sản sinh ra bởi C perfingens các typ A, C, D Hầu hết các chủng của typ A đều có

khả năng sản sinh ra độc tố ruột

Độc tố ruột được sản sinh trong ruột trong quá trình tạo nha bào của vi khuẩn Độc tố ruột có khả năng phản ứng với bề mặt tế bào biểu mô ruột, gây phá hủy mô và gây rối loạn dịch trong khoang ruột

Độc tố ruột của C perfingens khi được tách và tinh khiết là một chuỗi peptit có trọng

lượng phân tử 35 kDa gồm 309 axit amin, độ đẳng điện pH = 4,3 Chuỗi peptit này có một nhóm sulphydryl tự do Hoạt lực của độc tố ruột tăng lên gấp 3 khi kết hợp với Trypsin, tạo thành 1 protein gồm 284 axit amin và 2 chuỗi peptit ngắn gồm 10-15 axit amin

Trang 32

1.3.6.6 Độc tố phụ

Ngoài các độc tố kể trên, còn 9 loại độc tố khác được sản sinh ra bởi ít nhất một vài

chủng của C perfingens Các loại độc tố này được gọi là các độc tố phụ Có ít nhất một vài

chủng sản sinh ra các loại độc tố θ, κ, µ, ν và neuramidase

+ Độc tố δ là độc tố gây dung huyết được sản sinh ra từ các chủng thuộc typ B và C, còn các chủng thuộc typ A, D và E không có khả năng này Độc tố δ có đặc tính gây dung huyết mạnh đối với hồng cầu cừu, dê và lợn, nhưng hầu như bất hoạt đối với hồng cầu người, ngựa, thỏ, chuột và động vật có vú

+ Độc tố λ không được sản sinh ra từ cá chủng typ A và C Đây là 1 proteinase có khả năng tiêu hóa gelatin, haemoglobin và casein đến một chừng mực nhất định, nhưng cũng không tiêu hóa được collagen

+ Độc tố κ (collagenase); độc tố µ (hyaluronidase) và độc tố λ (protease) đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh do khả năng phân hủy mô của vật chủ

+ Độc tố γ và η đã từng được xem là có vai trò về sự sai khác trong các phản ứng trung hòa với kháng huyết thanh, nhưng các yếu tố hoạt hóa đặc biệt có liên quan tới các độc tố trên đã chỉ ra rằng toàn bộ các độc tố trên chưa từng được phân lập

Bảng 1.1 Một số loại độc tố chính do vi khuẩn C perfingens sản sinh ra

Độc tố Typ

1.4 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH DO CLOSTRIDIUM GÂY RA Ở LỢN

1.4.1 Bệnh viêm ruột và nhiễm độc tố ruột ở lợn

Trang 33

Clostridium gây bệnh đường tiêu hóa ở lợn có thể nhận biết được dựa vào triệu

chứng lâm sàng và biến đổi bệnh lý Bệnh viêm ruột và nhiễm độc tố ruột huyết thường xảy ra ở lợn đang bú sữa như là một hội chứng, nhưng cũng có thể gây bệnh cho lợn lớn

với triệu chứng khó nhận biết hơn Vi khuẩn Clostridium trong hệ vi sinh vật đường tiêu

hóa có khả năng đáp ứng rất nhanh với bất kỳ thay đổi nào của môi trường sống, cư trú tại

nơi có bệnh tích, gây nên các triệu chứng lâm sàng và biến đổi bệnh lý Khi Clostridium

gây bệnh hình thành bệnh tích thì rất khó chẩn đoán nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng

và bệnh lý học vì chúng phụ thuộc vào bệnh ban đầu và sự ó mặt của các vi sinh vật được xác định trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp tổ chức học và nuôi cấy vi khuẩn Ở lợn con cai sữa lớn và lợn trưởng thành có một nhóm bệnh thường gây chết đột ngột,

thường gắn liền với hiện tượng viêm ruột Sự có mặt thường xuyên của Clostridium trong

chất chứa đường tiêu hóa của động vật này có thể liên quan tới nguyên nhân gây bệnh, nhưng hiện tượng chết đột ngột và sự thay đổi nhanh chóng sau khi chết đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu

1.4.1.1 Bệnh viêm ruột hoại tử do C perfringens typ C gây ra ở lợn

Bệnh viêm ruột hoại tử (VRHT) ác tính ở lợn gây ra bởi C perfringens typ C thường

gặp nhất ở giai đoạn lợn con theo mẹ 1-14 ngày tuổi và đặc biệt xảy ra trầm trọng lúc sơ sinh dưới 1 tuần tuổi Bệnh có biểu hiện lâm sàng tiêu chảy xuất huyết nặng và có tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp thể bệnh là cấp tính, ở thể á cấp tính mức độ hoại tử thường nhẹ hơn

Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1955 ở Anh và Hungari, sau đó Mỹ, Đan Mạch, Đức, Newzeland, Canada, Nhật cũng đều có thông báo phát hiện Đến nay, bệnh đã được phát hiện hầu hết ở các vùng chăn nuôi lợn trên thế giới (Taylor.DJ (1986) [68], Bergeland M.E (1986) [49])

* Mầm gây bệnh

C perfringens là vi khuẩn Gram dương, không di động, kích thước từ 1-1,5µm x

4-8µm, tạo nha bào to hơn thân vi khuẩn, có hình trứng cân xứng hay lệch tâm Trong thực tế rất ít khi có thể quan sát được nha bào (Taylor.DJ (1986) [68], Bergeland M.E (1986) [49])

Trên môi trường thạch máu cừu hay bò 7%, sau 24h nuôi cấy vi khuẩn phát triển thành những khuẩn lạc rõ ràng, có đường kính 3-5mm màu xám, tròn, dung khuyết kiểu

beta C perfringens typ C sản sinh độc tố phần lớn là α và β, nhưng chủ yếu là độc tố β

Trang 34

gây hoại tử xuất huyết Đây cũng chính là nhân tố quan trọng nhất trong sinh bệnh học của bệnh này

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu về bệnh VRHT do C perfringens typ C gây ra

trên lợn sơ sinh Bakhtin A.G (1956) [47], đã phát hiện trong một hội chứng tương tự thấy

C perfringens typ B cũng sản sinh ra β-toxin Sau này, Harbola P.C, Khera S.S (1990) [57] cũng thông báo phát hiện thấy độc tố này ở C perfringens typ D Tuy nhiên, những nghiên

cứu gần đây của Radostits O.M (1994) [62] đã khẳng định: Theo như hầu hết các đặc điểm

mô tả lại thì đều thuộc vai trò gây bệnh của C perfringens typ C

* Đặc điểm dịch tễ

Bệnh VRHT do C perfringens typ C được biết đã có mặt ở rất nhiều nơi trên thế

giới, bệnh xảy ra chủ yếu trên lợn con giai đoạn theo mẹ Lứa tuổi mắc bệnh phổ biến nhất

là 12h sau khi sinh đến 7 ngày tuổi, hay gặp nhất ở lúc 3 ngày tuổi, Niilo và cs (1978) [62]: Bệnh cũng có thể xảy ra với lợn lúc 2-4 tuần tuổi và cả khi đã cai sữa Bergeland M.E (1986) [49] cho biết: Lợn mắc bệnh thường bị chết, ở những ổ lợn mà nái mẹ không được phòng bệnh, tỷ lệ khỏi rất thấp, lợn bệnh có thể chết đến 100% Đối với những chuồng nuôi không đảm bảo điều kiện vệ sinh, thì chính phân và da của những lợn mẹ bị ô nhiễm bởi vi khuẩn yếm khí này là vật mang trùng, nguồn reo rắc mầm bệnh cho lợn sơ sinh

* Sinh bệnh học

Phần lớn các trường hợp bệnh gây ra bởi C perfringens typ C trên lợn con chỉ trong

vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi sinh (Arbuckle J.B.R, (1972) [45]) Vì một lý do nào đó

mà vi khuẩn này trở nên bội nhiễm và tấn công vào đỉnh của các lông nhung tế bào biểu

mô ruột, tại các vị trí đó trên khắp lớp màng nhày ruột, vi khuẩn tăng sinh và gây hoại tử, đồng thời còn gây xuất huyết trong trường hợp quá cấp tính Các vùng hoại tử lan dần và gây tổn thương vào chiều sâu đến lớp niêm mạc, dưới lớp niêm mạc và thậm chí đến tận lớp cơ Một số vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào trong xoang bụng Khí thũng này có thể được tạo nên ở những hạch lympho vùng lân cận Có hiện tượng tắc nghẽn mạch ở vùng bị khí thũng Hầu hết vi khuẩn bám dính ở lại trên các lông nhung bị hoại tử, sau đấy tróc ra

và rơi vào lòng ruột cùng với mô tế bào và máu

Độc tố hoại tử, gây chết (độc tố β) là yếu tố quan trọng nhất trong sinh bệnh học của bệnh này Trong quá trình nghiên cứu, chiết xuất phân loại độc tố, cùng với một số tác giả Hogh.P (1974) [58] thông báo: Ngoài độc tố β là độc tố có hàm lượng cao nhất trong chất

Trang 35

chứa ruột, còn thu được một vài độc tố khác như: α-toxin, µ-toxin, δ-toxin Con vật thường chết là do viêm ruột hoại tử xuất huyết, bởi chính vai trò các độc tố và cốt yếu là độc tố β

* Triệu chứng lâm sàng

Các dấu hiệu lâm sàng có những thay đổi lớn theo tình trạng miễn dịch và ngày tuổi của lợn con khi bị nhiễm bệnh, giữa đàn lợn này với đàn lợn khác và thậm chí ngay trong một ổ lợn Có thể có các thể bệnh như: Thể quá cấp, cấp tính, cận cấp tính và mãn tính Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện vào khoảng 2-3 ngày sau khi sinh và ở một trong các thể bệnh này

- Thể quá cấp tính:

Lợn con bị nhiễm bệnh thường vào khoảng 10h đầu tiên sau khi sinh và chết lúc 36h sau đấy Lợn bệnh bị ỉa chảy ra máu, biểu hiện uể oải kém hoạt động, không bú sữa, yếu ớt và có thể bị mẹ đè chết Trước khi chết thân nhiệt hạ xuống 350C, da bụng có thể chuyển sang màu xám đen Có một vài trường hợp lợn con chết mà không thấy dấu hiệu ỉa chảy

- Thể bệnh mãn tính:

Với thể bệnh này, lợn con có biểu hiện ỉa chảy kéo dài 1 tuần hay lâu hơn, phân có màu xám nhày, lợn con bị bệnh ngừng phát triển Bệnh có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc lâu hơn, những lợn con này có thể chết sau vài tuần hoặc không thì cũng bị giết bỏ do gầy sút quá nhanh, yếu ớt không thể phát triển được

* Biến đổi bệnh lý do C perfringens typ C

Trang 36

Lợn con mắc bệnh có những biến đổi bệnh lý biểu hiện nặng nhẹ khác nhau, phụ thuộc vào các thể bệnh mà nó gặp phải Biểu hiện của những biến đổi bệnh lý thể hiện rõ thường thấy ở ruột tịt và ruột kết, ruột chay cũng bị tổn thương rất nặng và có thể lan đến

cả ruột hồi, ruột tá thường không bị tổn thương Gặp thể quá cấp tính, lợn sơ sinh chết mà

ít có dấu hiệu nhiễm bệnh, không bị mất nước Biến đổi bệnh lý đại thể quan sát được là da bụng trở nên thâm đen, con vật chết rất nhanh, đa số trường hợp lợn con khi đó chưa rụng rốn Trong ruột thường có màu đỏ xẫm, xoang ruột chứa đầy chất lỏng màu máu Những phần ruột tiếp theo, trong đó có ruột kết và đôi khi ở trong xoang bụng cũng chứa chất lỏng màu máu Hầu hết các dấu hiệu biểu hiện đặc trưng đó là viểm ruột xuất huyết hoại tử Đôi khi, trên thành đoạn ruột non và có thể cả ở thành bụng thường thấy có khí thũng khi cắt vào

Các biến đổi vi thể cho thấy lông nhung trong đoạn ruột bị hoại tử, có thể quan sát thấy ở trên các điểm hoại tử này có các vi sinh vật bao bọc Lớp biểu bì có thể hoặc không

bị hoại tử và có thẻ xuất huyết xuyên qua màng niêm mạc, dưới lớp màng niêm mạc Trường hợp cấp tính, quan sát đại thể cho thấy lợn con bị bệnh có thể có dấu hiệu mất nước, biểu hiện của chứng hoại tử thường nặng hơn so với trường hợp bệnh ở thể quá cấp tính, nhưng chúng xuất huyết ít hơn Một số trường hợp cấp tính đều thấy có khí thũng

ở ruột, cũng có thể có khí thũng lan đến vùng lân cận và làm viêm xoang bụng cấp tính có Fibrin Thành ruột dày lên, xoang ruột có thể có chứa máu xuất huyết và thường có các mảng hoại tử, màng niêm mạc có màu vàng hoặc xám

Biến đổi bệnh lý vi thể quan sát được bao gồm: Sự biến mất của hầu hết các lông nhung (do hoại tử) nhưng phần lớn chúng bị bong ra để lại một mảng hoại tử nằm dưới lớp niêm mạc, ở đây thấy có các tế bào bị viêm thoái hóa và có cả vi khuẩn Những vi mạch dưới màng niêm mạc đều bị hoại tử và có thể chứa chất gây tắc nghẽn mạch Khí thũng có thể hình thành dưới niêm mạc, tạo sự căng thẳng cho lớp cơ và khí thũng có thể xâm nhập vào xoang bụng

Thể cận cấp tính, biến đổi bệnh lý cho thấy sự kết dính giữa các vùng bị nhiễm khuẩn của ruột non thành ruột dày lên và bị khí thũng nặng, dễ vỡ Màng bị hoại tử được thay thế bằng màng niêm mạc, làm cho bề ngoài ruột có màu vàng xám giống như một dải băng Thể mãn tính, lợn bị nhiễm bệnh ở thể này có những biến đổi bệnh lý tương tự thể cận cấp tính, nhưng không thể quan sát được rõ ràng từ bề mặt màng thanh mạc của ruột non Kiểm tra kỹ có thể phát hiện thấy những vùng hoại tử, dài 1-2cm Khi quan sát vi thể

Trang 37

có thể thấy vùng hoại tử được thay thế bằng niêm mạc, ở trên đó có khá nhiều loại vi khuẩn khác nhau

1.4.1.2 Bệnh viêm ruột hoại tử do C perfingens typ A gây ra ở lợn

Theo Taylor D.J (1986) [68], Bergeland M.E (1986) [49]: C perfringens typ A

được coi là một phần của phổ hệ vi sinh vật bình thường ở lợn Do yếu tố Stress nội sinh hay ngoại sinh nào đó làm cho sinh thái của phổ hệ mất cân bằng, từ đó tạo điều kiện cho

vi khuẩn phát triển và gây bệnh đường ruột Từ những kết quả thu thập được đã chứng tỏ

sự liên quan của C perfringens đến bệnh VRHT, trong cả trường hợp ỉa chảy ở lợn con và

lợn thời kỳ đầu sau cai sữa

* Mầm gây bệnh

C perfringens typ A cũng giống như C perfringens typ C, nhưng khuẩn lạc của typ

A trên môi trường thạch máu tạo thành 2 vòng dung huyết đặc trưng Vòng dung huyết

ngoài tạo ra do α-toxin, còn vòng trong do γ-toxin

Một số C perfringens typ A sản sinh ra độc tố ruột khi tạo nha bào (dạng nha bào),

có một số khác (C perfringens typ A dạng dinh dưỡng) sinh ra độc tố ruột và thường tạo

ra nhiều độc tố α Vì thế đã làm xuất hiện hai hội chứng có liên quan đến C perfringens

typ A Cả hai nhóm tạo nha bào sản sinh độc tố ruột và nhóm tạo độc tố ruột sản sinh toxin khi ở dạng dinh dưỡng đều đã được xác minh ở trên lợn (Taylor D.J (1986) [68], Bergeland M.E (1986) [49])

α-* Đặc điểm dịch tễ

Vi khuẩn thường tồn tại ở chất chứa trong đường ruột và đất Nha bào có thể sống sót trong đá lạnh 00C và nước sôi 1000C trong 10 phút, nhưng các tế bào dinh dưỡng lại rất dễ

bị tác động bởi nhiệt Trong thực tế đặc điểm dịch tễ của bệnh do C perfringens typ A gây

ra ở lợn đến giờ vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, vì thế nên còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ

Bệnh xảy ra ở các trang trại chăn nuôi và trong một ổ lợn là sự kết hợp của các

nhóm C perfringens typ A, với các đặc tính sinh vật giống nhau Tuy nhiên cho đến nay người ta vẫn chưa có thể xác định một cách chắc chắn chúng thuộc nhóm vi khuẩn C perfringens typ A nào (Dạng nha bào hay dinh dưỡng)

Taylor D.J (1986) [68], Bergeland M.E (1986) [49] cho biết: Một số nhóm C perfringens typ A có gen sản sinh độc tố ruột (Entertoxin) có khả năng gây ra ngộ độc thực

phẩm cho người, thường xảy ra với đồ ăn nguội là thịt lợn, và cho đến bây giờ người ta vẫn

Trang 38

chưa biết một cách chính xác mối liên quan giưa các nhóm vi khuẩn gây ngộ độc cho người này với khả năng gây bệnh cho vật nuôi

* Sinh bênh học

Bệnh nhiễm khuẩn C perfringens typ A thường xảy ra ở lợn con sau khi đẻ khoảng

vài giờ, vi khuẩn có thể được tìm thấy ở ngay phân su Trong chất chứa ruột (đoạn ruột chay, ruột hồi) có thể phát hiện được 108-109 CFU/g tương đương với số lượng vi khuẩn

có trong ruột già và trong phân Vi khuẩn dạng dinh dưỡng (Vegetative forms) sản sinh độc tố α và có thể một số độc tố khác gây hoại tử ở tế bào biểu mô ruột của lợn trong gây bệnh thực nghiệm

Dạng hình thành nha bào sản sinh độc tố ruột, gây hoại tử lông nhung khá nặng và hút nước vào trong lòng ruột, độc tố cố định vào tế bào biểu mô của ruột kết, làm mất khả năng tái hấp thu nước Kháng thể của cả hai loại độc tố ruột này có trong sữa đầu, bệnh thường quan sát được khi lợn con đã cai sữa lúc 5-7 tuần tuổi (Taylor D.J (1986) [68], Bergeland M.E (1986) [49])

* Triệu chứng lâm sàng

Lợn con mắc bệnh do C perfringens typ A dạng dinh dưỡng, biểu hiện phân nhão

như kem trong vòng 48h sau khi sinh, lợn bệnh không bị sốt, da bụng biến màu trông

giống các ca nhiễm C perfringens typ A Tiêu chảy thường kéo dài tới 5 ngày, phân trong

chuồng trông lầy nhầy và có thể có màu mận hồng, lợn bệnh thường ít chết, sau khi khỏi còi cọc chậm phát triển

Trường hợp bệnh gây ra bởi C perfringens typ A dạng nha bào, lợn bênh tháo chảy

ra nước, kéo dài 24-48h Đối với lợn cai sữa 5-7 tuần tuổi, thường thấy ỉa chảy hoặc phân nhão khi nhiễm bệnh và kéo dài 4-7 ngày Dạng ỉa chảy này lợn thường ít chết nhưng sau

đó rất chậm phục hồi Lợn mắc bệnh thường do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm nha bào

Clostridia

* Biến đổi bệnh lý do C perfringens typ A

Biến đổi bệnh lý đại thể quan sát được đó là: Lợn bị bệnh thường biểu hiện mất nước, thành ruột non dày, trong đó chất chứa tựa như bột nhão, rất hiếm trường hợp thấy có máu, niêm mạc viêm nhẹ và có dính chút ít chất hoại tử Trong ruột già cũng đầy chất chứa nhão, niêm mạc thường là bình thường hoặc thỉnh thoảng thấy có mảnh vụn hoại tử Bệnh xảy ra trên lợn sau cai sữa rất ít thấy biến đổi bệnh lý trên niêm mạc ruột, nhưng có thể thấy bọt và các chất chứa nhầy trong ruột

Trang 39

Ruột non ở những lợn chết thường xung huyết, chất chứa có nhiều dịch và nước, nhưng không có máu Trên bề mặt niêm mạc không tràng và hồi tràng quan sát thấy các đám hoại tử Những quan sát sau khi mổ khám không thể chứng minh được là trường hợp

bệnh do viêm ruột C perfingens typ A Tuy nhiên, điều này giúp phân biệt bệnh do C perfingens typ B và C, vì những con bị bệnh không có hiện tượng ruột non có màu đỏ đậm

Ngoài hiện tượng xung huyết bên ngoài ruột và xác chết màu thẫm, các biến đổi khác

không rõ Trong thể bệnh mãn tính, cũng có thể quan sát thấy một số biến đổi tương tự C perfingens C perfingens typ A có thể phân lập được từ môi trường nuôi cấy ruột non của

những động vật bị bệnh viêm ruột do một số nguyên nhân khác như bệnh viêm dạ dày ruột

- ruột (TGE), rotavirus, cầu trùng và nhiễm crystosporidia Bệnh tích quan sát được cũng

như phần triệu chứng đã mô tả, tuy nhiên C perfingens typ A có thể gây teo lông nhung và

có chứa nhiều chất nhày niêm mạc

Trang 40

PHẦN II ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại một số huyện của tỉnh PhúThọ

- Vi khuẩn C perfringens gây bệnh ở lợn tại Phú Thọ

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

- Các trang trại, hộ gia đình nuôi lợn tại các huyện Phù Ninh, Lâm Thao và thị xã Phú Thọ, thuộc tỉnh Phú Thọ

- Bộ môn Vi trùng, Viện Thú y Quốc gia

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 1/2009 đến tháng 4/2010

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại Phú Thọ

2.2.1.1 Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại 3 huyện

2.2.1.2 Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi

2.2.1.3 Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi

2.2.1.4 Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa vụ trong năm

2.2.1.5 Triệu chứng, bệnh tích của lợn tiêu chảy

2.2.2 Xác định vai trò của vi khuẩn C perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn

2.2.2.1 Phân lập, xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm lợn tiêu chảy

2.2.2.2 Xác định số lượng vi khuẩn C perfringens trong phân lợn tiêu chảy và lợn không tiêu chảy

2.2.2.3 Giám định đặc tính sinh hóa của chủng vi khuẩn phân lập được

2.2.2.4 Xác định serotyp của các chủng vi khuẩn C perfringens phân lập được

2.2.2.5 Xác định độc lực của các chủng vi khuẩn C perfringens phân lập được trên chuột bạch

Ngày đăng: 28/05/2016, 12:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w