1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã Vĩ (Pinus Massoniana Lamb) Làm Cơ Sở Chuyển Hoá Rừng Thông Thuần Loài Thành Rừng Hỗn Loài Bền Vững

84 739 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 4,64 MB

Nội dung

Để phát triển rừng theo hướng bền vững, đa dạng hoá nguồn sản phẩm từ việc trồng nhiều cây gỗ có giá trị khác nhau, hạn chế được sự bùng phát dịch bệnh, cải thiện môi trường sinh thái, v

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -

LÊ ĐẮC THẮNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG THÔNG MÃ VĨ

(Pinus massoniana Lamb) Ở LỤC NGẠN - BẮC GIANG

LÀM CƠ SỞ CHUYỂN HOÁ RỪNG THÔNG THUẦN LOÀI THÀNH RỪNG HỖN LOÀI BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -

LÊ ĐẮC THẮNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI

CÂY BẢN ĐỊA TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG THÔNG MÃ VĨ

(Pinus massoniana Lamb) Ở LỤC NGẠN - BẮC GIANG

LÀM CƠ SỞ CHUYỂN HOÁ RỪNG THÔNG THUẦN LOÀI THÀNH RỪNG HỖN LOÀI BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Lâm học

Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

T.S Nguyễn Huy Sơn

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính đến 31/12/2009, tổng diện tích rừng nước ta đã tăng lên hơn 13 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 10,34 triệu ha và rừng trồng 2,92 triệu ha, độ che phủ của rừng tăng lên 39,1% [1] Tuy diện tích cũng như độ che phủ của rừng tăng lên khá rõ nhưng chất lượng của rừng còn thấp, phần lớn rừng tự nhiên là rừng nghèo kiệt, trữ lượng thấp dưới 90m3/ha, những loài cây gỗ có giá trị kinh tế còn lại rất ít, khả năng tái sinh kém, tăng trưởng rất chậm, bình quân mỗi năm đạt 3 - 4m3/năm [17] Rừng trồng hiện nay chủ yếu

là rừng trồng thuần loài với các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Thông, Keo, Bạch đàn , do trồng thuần loài nên gần đây đã xuất hiện dịch sâu, bệnh hại hàng loạt như dịch sâu róm và bệnh tuyến trùng ở Thông, bệnh đốm và cháy

lá ở Bạch đàn và bệnh phấn hồng ở Keo Đặc biệt, đối với loài Thông thì việc trồng rừng thuần loài đã chứng tỏ không bền vững, thường xuyên bị sâu bệnh hại mà điển hình là sâu róm Thông đã xảy ra ở nhiều nơi trong những năm vừa qua Để phát triển rừng theo hướng bền vững, đa dạng hoá nguồn sản phẩm từ việc trồng nhiều cây gỗ có giá trị khác nhau, hạn chế được sự bùng phát dịch bệnh, cải thiện môi trường sinh thái, việc gây trồng một số loài cây bản địa dưới tán rừng Thông nhằm chuyển hoá rừng Thông thuần loài thành hỗn loài bền vững là cần thiết

Dự án trồng rừng Việt - Đức đã được đầu tư ở nhiều nơi, trong đó có Lục Ngạn - Bắc Giang, đã trồng được là 3.313,48 ha [2] nhưng chủ yếu là trồng

thuần loài Thông mã vĩ (Pinus massoniana) và trồng hỗn loài Thông mã vĩ (Pinus massoniana) với Keo lá tràm (A.auriculifomis), sau 5 - 7 năm chặt Keo

lá tràm trở thành rừng Thông thuần loài

Chính vì vậy, với mục tiêu xây dựng các mô hình rừng trồng hỗn loài giữa Thông mã vĩ với các loài cây lá rộng bản địa để phát triển bền vững cả

về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái ở các địa phương thực hiện dự án là

Trang 4

một chủ trương đúng đắn Dự án đã tiến hành trồng một số loài cây bản địa

như Lim xanh (Erythrophleum fordii), Trám trắng (Canarium album), Re gừng (Cinamomum ilcidioides), Sồi phảng (Lithocarpus fissus), Giẻ cau (Quecus platycalyx), Kh¸o vµng (Machilus bonii) Kết quả bước đầu cho thấy

các loài cây này đã tỏ ra sinh trưởng khá tốt dưới tán rừng Thông mã vĩ

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc “Đánh giá khả năng sinh

trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Lục Ngạn - Bắc Giang làm cơ sở chuyển hoá rừng Thông thuần loài thành rừng hỗn loài bền vững” là cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa cả khoa học và thực tế

sản xuất hiện nay

Trang 5

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1 Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài

Kết quả nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới cho thấy rừng trồng thuần loài đã bộc lộ nhiều nhược điểm Vì vậy, các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng hỗn loài nhằm kinh doanh rừng theo hướng bền vững, nhất là trong giai đoạn biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay

Nghiên cứu về rừng trồng hỗn loài đã được các nước Châu Âu tiến hành

từ những năm đầu thế kỷ 19 Điển hình là công trình nghiên cứu của

Tikhanop (1872), tác giả đã sử dụng 2 loài cây là: Quercus sp và Ulmus

campestris với kiểu hỗn loài có tên gọi là Donsk Tuy nhiên, sự phối hợp giữa hai loài cây này có phù hợp với nhau hay không thì chưa được quan tâm

nghiên cứu, do đó loài Ulmus campestris với đặc tính sinh trưởng nhanh hơn nên sau khi trồng vài năm đã lấn át loài Quercus sp Để giải quyết mối quan

hệ này, Polianxki (1884) đã cải tiến kiểu hỗn loài Donsk, song vẫn chưa thành công [15] Một số tác giả khác như Kharitonovis (1950); Grixenco (1951); Timofeev (1951); Encova (1960) và các cộng sự đã phân tích nguyên nhân

thất bại của kiểu Donsk và chỉ ra rằng các Phitonxit của loài Ulmus

campestris đã tác động xấu tới loài cây Quercus sp nên chúng sinh trưởng rất

kém Nghiên cứu về ảnh hưởng tương hỗ giữa các loài, các tác giả cho rằng

sự cảm nhiễm tương hỗ là yếu tố quan trọng khi lý giải cơ chế cạnh tranh sinh

học của thực vật [28] Trên cơ sở nghiên cứu tạo rừng hỗn loài giữa Quercus

sp và Fraxnus sp, JB.Ball, T.J Wormald (1994) cho thấy sinh trưởng của

Quercus sp trồng hỗn loài tốt hơn Quercus sp trồng thuần loài Ngoài ra, khi trồng Quercus sp hỗn loài với các loài cây khác theo băng hẹp (3 - 4 hàng)

Trang 6

hoặc theo hàng cũng thấy Quercus sp sinh trưởng tốt hơn khi trồng thuần loài

[29]

Ở Kasma Forest Technology Centre (Nhật Bản) [27] đã thiết lập hàng loạt các mô hình rừng nhiều tầng tán bao gồm nhiều loài cây và ở nhiều cấp tuổi, trồng ở một số mật độ khác nhau, đặc biệt ở vùng Tsucuba với độ cao

dưới 876m so với mực nước biển đã trồng loài cây Tuyết tùng (Japanese

ceder) để tạo ra các lâm phần bền vững có giá trị, các nhà nghiên cứu ở đây nhận thấy có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài cây khi trồng rừng hỗn giao với nhau và ảnh hưởng của môi trường tới từng loài cây trồng Khi nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài, các tác giả trên đều cho rằng việc bố trí các loài cây trong mô hình rừng trồng hỗn loài thường có ảnh hưởng khá rõ tới sinh trưởng của chúng tuỳ theo đặc điểm từng loài và cự ly trồng từng cá thể Đặc điểm nổi bật của rừng hỗn loài là có kết cấu nhiều tầng tán Vì thế nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng đã được một số nhà khoa học trên thế giới quan tâm Khi nghiên cứu về cấu trúc tầng tán của lâm phần hỗn loài, Bernar Dupuy (1995) đã cho thấy rằng kết cấu tầng tán của rừng trồng hỗn loài phụ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng và tính hợp quần của các loài cây trong lâm phần [25] Điều này cho thấy để tạo được các mô hình rừng trồng hỗn loài có cấu trúc hợp lý, tận dụng được tối đa không gian dinh dưỡng thì cần phải dựa vào đặc điểm sinh thái cũng như phải quan tâm đến mối quan hệ qua lại giữa các loài cây để lựa chọn các loài cây trồng cho phù hợp Đây là những cơ sở quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của các mô hình rừng trồng hỗn loài

Ở Malaysia (1999) đã nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng bằng nhiều phương thức khác nhau Tuỳ theo các đối tượng khác nhau là rừng tự

nhiên hay rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) 10 - 15 tuổi hoặc rừng

trồng Keo tai tượng 2 - 3 tuổi mà mở các băng chặt và băng chừa khác nhau

Trang 7

Chiều rộng băng chặt và chừa từ 6m (chặt 1 hàng) đến 60m (chặt 20 hàng) Thời gian đưa các loài cây bản địa vào trồng hỗn loài trong các băng chặt cũng rất khác nhau, từ 1 - 7 năm sau khi mở băng chặt Các loài cây bản địa đưa vào trồng trong các băng chặt tương đối phong phú, từ 14- 23 loài cây khác nhau với số hàng từ 3 đến 16 hàng Kết quả cho thấy các loài cây bản địa được trồng trong các băng có 3 loài cây khả năng sinh trưởng chiều cao và

đường kính tốt nhất là Shorea roxburrghii; Shorea ovalis; Shorea leprosula

Sinh trưởng chiều cao của các loài cây trồng trong băng 10m và 40m tốt hơn băng 20m Khu trồng theo băng có sinh trưởng chiều cao tốt nhất ở công thức trồng 1 hàng Keo xen 1 hàng cây bản địa Kết quả nghiên cứu này còn đưa ra khuyến nghị điều chỉnh quá trình sinh trưởng của các mô hình thí nghiệm theo 8 thời điểm từ 2 - 47 năm sau khi trồng [30] Như vậy, đây là một trong những công trình nghiên cứu tạo rừng hỗn loài ở nước ngoài tương đối toàn diện về các biện pháp kỹ thuật, từ việc chọn loài cây trồng đến nghiên cứu phương thức trồng, thời điểm trồng và sự điều chỉnh mô hình theo quá trình sinh trưởng trong thời gian dài Do đó những mô hình thí nghiệm này hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai và có thể áp dụng mở rộng trong sản xuất Qua những nghiên cứu trên cho thấy cây bản địa đã được nhiều tác giả quan tâm và đã được lựa chọn để trồng rừng, về phương thức trồng có thể trồng theo băng hoặc theo đám để tận dụng không gian dinh dưỡng, các nghiên cứu về ảnh hưởng lẫn nhau khi trồng rừng hỗn giao Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đề cập đến ảnh hưởng của độ tàn che của tầng cây cao đến sinh trưởng của loài cây khác trồng dưới tán Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của cây bản địa trồng dưới tán

và biện pháp gây trồng một số loài cây bản địa là cần thiết, đặc biệt đối với loài cây bản địa tại Việt Nam

Trang 8

1.1.2 Những nghiên cứu về rừng Thông thuần loài

Nghiên cứu rừng Thông thuần loài cũng đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và đã đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, điển hình một số công trình nghiên cứu sau:

Bolstad và cộng sự (1988) [24] cũng đã tìm thấy một vài loại phân bón

mang lại hiệu quả tích cực cho rừng trồng thông P caribeae ở Colombia như

potassium, phosphate, boron và magnesium Khi nghiên cứu phân bón cho

trồng rừng thông P caribeae ở Cu ba, Herrero và cộng sự (1988) [26] cũng

cho thấy bón phosphate nâng cao sản lượng rừng từ 56 lên 69m3/ha sau 13 năm trồng

Ở Thái Lan từ năm 1969 – 1974 người ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của đất, phân bón và kỹ thuật lâm sinh đến khả năng sinh trưởng của loài Thông nhựa kết quả cho thấy điều kiện lập địa, phân bón và kỹ thuật trồng có ảnh tới khả năng sinh trưởng loài cây Thông nhựa [31] Ở Swaziland cũng đã chọn

được giống Pinus patuna sau 15 năm tuổi trồng thuần loài đạt 19m3/ha/năm [32]

Điểm qua một vài công trình nghiên cứu trên cho thấy các công trình nghiên cứu chủ yếu tập chung vào vấn đề ảnh hưởng của phân bón và điều kiện lập địa nhằm nâng cao năng xuất chất lượng rừng Thông trồng thuần loài Các nghiên cứu trên chưa đề cập tới việc phối hợp các loài Thông với

cây trồng khác, đặc biệt là trồng một số loài cây bản địa dưới tán rừng Thông

1.2 Ở VIỆT NAM

1.2.1 Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây bản địa

Ở Việt Nam, vấn đề trồng rừng hỗn loài đã được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm, điển hình là công trình nghiên cứu của Maurand (người Pháp)

ở Đồng Nai vào những năm 30 của thế kỷ trước, tác giả đã sử dụng các loài

Sao đen (Hopea odorata), Dầu rái (Dipterocarpus alatus) và Vên vên

Trang 9

(Anisoptera costata) để xây dựng các mô hình trồng rừng hỗn loài, cho đến

nay các mô hình này vẫn còn giá trị tham khảo nhất định Trong giai đoạn 1930-1980 có rất ít các công trình nghiên cứu về rừng trồng hỗn loài và nghiên cứu chọn loài cây trồng cũng chỉ tập trung cho một số loài cây thuộc

họ Dầu Từ năm 1985 đến nay, việc nghiên cứu trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây bản địa được triển khai nhiều hơn kể cả số lượng loài cây và diện tích rừng trồng Trong giai đoạn này nhiều loài cây lá rộng bản địa đã được lựa chọn để nghiên cứu cho các vùng sinh thái trong cả nước Các loài cây lá rộng bản địa được lựa chọn để nghiên cứu trồng rừng hỗn loài chủ yếu là các loài

có giá trị kinh tế cao Một số loài cây bản địa được lựa chọn cho vùng Tây

nguyên và Nam bộ như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia

oliveri ), Căm xe (Xylia xylocarpa), Tếch (Tectona grandis) và được trồng

chủ yếu tại các trạm thực nghiệm Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, Lang Lanh và Măng Linh tỉnh Lâm Đồng, Ekmat tỉnh Đắc Lắc, Tân Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh Ở miền Bắc, các loài cây chủ yếu được lựa chọn để trồng rừng hỗn loài

là Lim xanh (Erythurophleum fordii), Lim xẹt (Peltophorum tonkinnensis), Giổi xanh (Mechelia mediocris), Re gừng (Cinamomum ilcidioides), Mỡ (Manglietia conifera), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lát hoa (Chukrasia

tabularis ), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Xoan đào (Prunus arborea), Vạng trứng (Endospermum chinense)

Nguyễn Bá Chất (1995) [4], khi nghiên cứu rừng phục hồi ở Sông Hiếu

(1981 - 1985) đã thí nghiệm gây trồng rừng hỗn loài Lát hoa (Chukrasia

tabularis ) với các loài cây bản địa lá rộng khác như: Lim xẹt (Peltophorum

tonkinnensis ), Giổi (Michelia sp), Thôi chanh (Evodia bodinieri), Lõi thọ (Gmelia arbores) nhằm tạo ra cấu trúc hợp lý Sau 10 năm, kết quả cho

thấy Lát hoa trồng hỗn loài tốt hơn khi trồng thuần loài

Trang 10

Trần Ngũ Phương (2000) [23] cũng đã nghiên cứu xây dựng các mô hình trồng rừng hỗn loài tạo ra rừng nhiều tầng tán nhằm mục đích cho phòng hộ

và sản xuất thông qua các phương thức hỗn loài khác nhau như hỗn loài giữa cây cao với cây bụi, hỗn loài giữa cây cao với cây cao Căn cứ kết quả của các công trình nghiên cứu các quy luật chủ yếu ở rừng tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, tác giả đã chỉ ra rằng thảm thực vật rừng ở nước ta đều phân thành nhiều tầng, từ 2 đến 3 tầng cây gỗ chưa kể tầng cây nhỡ và thảm tươi Dựa trên quy luật đó tác giả đã đề xuất mô hình trồng rừng hỗn loài đáp ứng mục tiêu phòng hộ đầu nguồn cho các vùng xung yếu, trong đó có 2 mô hình hỗn loài nổi bật là mô hình rừng sản xuất khí hậu vĩnh viễn nhiều tầng và rừng sản xuất thứ sinh tạm thời nhiều tầng

Một thí nghiệm trồng rừng hỗn loài khác là trồng theo đám ở Trường đại học Lâm nghiệp (Phạm Xuân Hoàn, 2004) [11], đã sử dụng 165 loài cây bản địa trồng dưới tán của Thông và Keo, trong đó dưới tán rừng Thông mã vĩ

(Pinus massoniana) là 27 loài, dưới tán rừng Keo lá tràm (Acacia

auriculifomis) là 21 loài, số còn lại trồng dưới tán của trạng thái rừng hỗn giao Thông mã vĩ với Keo lá tràm, Thông mã vĩ với Keo tai tượng, Bạch đàn tỉ lệ sống của các loài cây bản địa dưới tán rừng Thông được đánh giá đạt 93,2% và dưới tán rừng Keo đạt 91,2% Tăng trưởng thường xuyên và tăng trưởng bình quân của cây bản địa có sự phân hoá khác nhau khá rõ ràng ở các loài Đặc biệt, đáng chú ý một số loài thường được đánh giá sinh trưởng chậm

như: Re hương (Cinnammomun inners), Lim xanh (Erythurophleum fordii)

nhưng ở giai đoạn còn nhỏ có khả năng chịu bóng tốt dưới tán rừng Thông, Keo lại sinh trưởng tốt và rất có triển vọng

Mô hình trồng rừng hỗn loài Keo trắng (Paraserianthes falcataria) và Lõi thọ (Gmelia arboria) ở Lương Sơn – Hoà Bình cũng đã được Hoàng Văn

Thắng và cộng sự (2005) [18] nghiên cứu và kết quả cho thấy sau nương rẫy,

Trang 11

cú độ dốc từ 150 đến 200, trồng hỗn giao theo băng, cả Keo trắng và Lừi thọ đều sinh trưởng tốt, chưa thấy xuất hiện sõu bệnh hại và Lừi thọ hiện nay đó bắt đầu ra hoa và cú thể chuyển hoỏ thành rừng giống

Xỏc định loài cõy bản địa cho từng vựng sinh thỏi cũng là nội dung quan trọng trong xõy dựng rừng hỗn loài Ở Việt Nam nghiờn cứu cỏc loài cõy bản địa cho mỗi vựng sinh thỏi cũng đó được một số tỏc giả quan tõm, một số cụng trỡnh nghiờn cứu điển hỡnh cú thể kể đến như sau:

Phựng Ngọc Lan (1994) [12] nghiờn cứu đặc tớnh của loài lim xanh

(Erythurophleum fordii) đó xỏc nhận vựng phõn bố của loài Lim xanh rất rộng

cú mặt hầu hết ở cỏc tỉnh trong cả nước với độ cao phõn bố từ 900m trở xuống ở phớa Nam và 500m trở xuống ở phớa Bắc Sinh trưởng thớch hợp ở đồi bỏt ỳp, độ dốc nhỏ hơn 200 hoặc ở chõn đồi, chõn nỳi dốc tụ

Theo Hoàng Hoố và Trần Xuõn Thiệp (1999) thỡ ở nước ta cú khoảng

250 loài cõy bản địa và nhập nội đó và đang được sử dụng để trồng rừng [19] Như vậy, việc tạo lập cỏc lõm phần rừng trồng núi chung và cỏc lõm phần rừng trồng hỗn loài núi riờng ở nước ta đó chọn ra được nhiều loài cõy trồng phự hợp cho cỏc vựng sinh thỏi trong cả nước Đú là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xõy dựng và nõng cao năng suất chất lượng rừng trồng ở nước

ta

Qua nhiều năm nghiờn cứu, Viện khoa học Lõm nghiệp Việt Nam (2000) [21] đó đưa ra trờn 100 loài cõy bản địa cho cỏc chương trỡnh trồng rừng phục hồi cả 3 loại rừng là rừng sản xuất, phũng hộ và đặc dụng

Ngoài cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu đó nờu, Chương trỡnh 327, Dự ỏn 661 cũng tạo ra nhiều mụ hỡnh trồng rừng hỗn loài với cỏc loài cõy bản địa lỏ rộng, trong đú chủ yếu là tạo rừng phũng hộ cho cỏc vựng xung yếu trong cả nước Trong các mô hình này hầu hết đều sử dụng các loài cây phù trợ nh−

Keo tai t−ợng (Acacia mangium), Keo Lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo

Trang 12

lai (Acacia mangium x Acaccia auriculiformis), Muồng đen (Cassia siamea),

với tỷ lệ hỗn loài là 600 cây bản địa và 1000 cây phù trợ/ha Tuy nhiên, việc

điều chỉnh tán che của các loài cây phù trợ trong các mô hình rừng trồng hỗn loài đB chưa được quan tâm nghiên cứu và điều chỉnh kịp thời nên các loài cây trồng chính có tỷ lệ sống rất thấp và thường sinh trưởng kộm Đây cũng là tồn tại chung của hầu hết cỏc mụ hỡnh trong cỏc dự ỏn 327 và 661

Nghiờn cứu phương thức và phương phỏp hỗn loài cũng đang được nhiều tỏc giả quan tõm Thực tế cho thấy cỏc mụ hỡnh rừng trồng hỗn loài ở nước ta đến nay chủ yếu là ỏp dụng theo phương thức trồng rừng hỗn loài giữa cõy cao với cõy cao Điển hỡnh là thớ nghiệm trồng rừng hỗn loài theo hàng giữa

Mỡ (Manglietia conifera) với cỏc loài cõy Lim xanh (Erythurophleum fordii),

Xà cừ (Khaya senegalensis), Tếch (Tectona grandis) [22] Trong một cụng

trỡnh nghiờn cứu khỏc trồng rừng gỗ lạng ở Tõy Nguyờn, Nguyễn Xuõn Quỏt

và cộng sự (1990) đó sử dụng cõy Đậu tràm (Indigofera teysmanii) như là một cõy phự trợ cho Tếch (Tectona grandis), kết quả cho thấy Tếch trồng xen với

cõy Đậu tràm giai đoạn đầu sinh trưởng khỏ tốt, hỡnh thõn đẹp và thẳng, khả năng phõn cành ớt Hơn nữa, cỏ dại dưới tỏn rừng trồng cũng hạn chế phỏt triển hơn nơi Tếch trồng thuần loài [14]; Nghiờn cứu tạo rừng hỗn loài giữa cõy lỏ kim (Thụng đuụi ngựa) và cõy lỏ rộng (Keo lỏ tràm và Bạch đàn trắng)

ở Nỳi Luốt - Xuõn Mai của Phựng Ngọc Lan (1986) [13]; Nghiờn cứu thiết

lập rừng trồng hỗn loài giữa cỏc loài cõy ưa sỏng Bạch đàn trắng (Eucalyptus

camaldu ) và Keo lỏ tràm (Acaccia auriculiformis) của Nguyễn Hữu Vĩnh và

cỏc cộng tỏc viờn (1991-1993) [20] Hầu hết cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu này đều ỏp dụng phương phỏp trồng hỗn loài theo hàng hoặc theo băng Cỏc kết quả nghiờn cứu của cỏc cụng trỡnh này cho thấy dự được xõy dựng theo phương thức và phương phỏp nào thỡ rừng trồng hỗn loài đều tạo điều kiện

Trang 13

cho cỏc loài cõy bản địa sinh trưởng tốt hơn và rừng trồng cú tớnh bền vững cao hơn cả về kinh tế và mụi trường so với rừng trồng thuần loài

Khi nghiờn cứu cỏc phương thức phục hồi rừng thứ sinh nghốo kiệt, Nguyễn Bỏ Chất (1981-1985) [6] đó cho thấy sinh trưởng của Lỏt hoa

(Chukrasia tabularis) trồng hỗn loài tốt hơn rừng Lỏt hoa trồng thuần loài

Hơn nữa, cỏc loài cõy khỏc trong rừng thứ sinh cũng cú khả năng tỏi sinh phục hồi tốt hơn

Dự án trồng rừng hỗn loài các loài cây gỗ giá trị cao để cung cấp gỗ và tăng cường các dịch vụ cộng đồng giữa Việt Nam và Australia (2002-2006) đB thiết lập rừng trồng hỗn loài giữa các loài cây nhập nội và cây bản địa với các thời điểm hỗn loài khác nhau tại 3 địa điểm: i) Đoan Hùng - Phú Thọ: trồng

cùng thời điểm các loài Bạch đàn urophylla, gồm có Giổi xanh (Mechelia

mediocris), Lát hoa (Chukrasia tabularis) và Trám trắng (Canarium album); ii) Vườn quốc gia Tam Đảo: trồng hỗn loài giữa Sấu (Darcontomelon

duperrea), Xà cừ (Khaya senegalensis), Lim xanh (Erythurophleum fordii)

với Keo lai vào cùng một thời điểm; iii) Đèo Hải Vân - Huế tạo rừng hỗn loài

giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) với Sao đen (Hopea odorata), Dầu rái (Dipterocarpus alatus) và Chò chỉ (Parashorea chinensis), trong đó Keo tai

tượng được trồng trước 7 năm sau đó được chặt theo băng để đưa các loài cây bản địa vào trồng dưới tán với mật độ 250 cây/ha Kết quả sau 3 năm cho thấy các loài cây trồng đều có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt và có nhiều triển vọng Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu Mặt khác khi thiết kế xây dựng mô hình, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây chưa được chú

ý Vì vậy, với các mô hình này cần phải theo dõi để có biện pháp tác động kịp thời, điều chỉnh sự cạnh tranh giữa các loài, đặc biệt là các loài cây mọc nhanh như Bạch đàn và Keo lai, tạo điều kiện để cây bản địa sinh trưởng, phát triển tốt

Trang 14

Hiện nay nhiều đối tượng rừng trồng thuần loài đều tuổi ở nước ta đã và đang được nghiên cứu để chuyển hoá thành rừng hỗn loài khác tuổi, có cấu trúc ổn định và bền vững hơn thông qua việc đưa thêm một số loài cây mục đích vào trồng theo các thời điểm khác nhau Điển hình là dự án trồng rừng Việt - Đức ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh Ban đầu rừng trồng của dự án ở các tỉnh này là rừng thuần loài Thông mã vĩ, Keo lá tràm, hoặc Thông mã vĩ xen Keo lá tràm Sau 7 năm dự án đã thí nghiệm chuyển hoá rừng Thông mã vĩ thuần loài và rừng hỗn loài Thông mã vĩ xen Keo lá tràm thành rừng hỗn loài với một số loài cây lá rộng bản địa khác bằng cách chặt tỉa Thông mã vĩ và Keo lá tràm, mở thành các rạch rộng 6m sau đó đưa các loài cây lá rộng bản địa vào trồng Như vậy, xét về thời điểm hỗn loài thì đây có thể coi là một trong những thí nghiệm điển hình và có tính thực tiễn cao, phần lớn diện tích rừng trồng của nước ta hiện nay đều là rừng trồng thuần loài hoặc hỗn loài không bền vững là đối tượng cần được chuyển hoá thành rừng hỗn loài bền vững nhằm kinh doanh rừng theo hướng ổn định, bền vững hơn

1.2.2 Các nghiên cứu về trồng rừng Thông

1.2.2.1 Các loài Thông có giá trị khoa học và kinh tế phổ biến ở Việt Nam

Hiện nay trên Thế giới người ta đã xác định được hơn 100 loài Thông và

ở Việt Nam đã xác định được 33 loài Thông Tuy nhiên, một số loài có nguy

cơ bị tuyệt chủng cũng như những loài có giá trị kinh tế đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, điển hình là một số loài sau đây:

* Thông đỏ Lâm Đồng (Taxus wallichiana Zuce; hoặc Taxus baccata ssp Wllichiana (Zuce) Pilg); tên gọi khác là Sam hạt đỏ lá dài, hay Thông đỏ Himalaya; thuộc Họ Thông đỏ: Taxaceae

Thông đỏ Lâm Đồng là loài cây gỗ lá kim, có kích thước lớn cao tới 30m, đường kính thân cây đạt tới 160cm Lecomte (1905) đã phát hiện loài

Trang 15

thông này ở Đà Lạt và Nha Trang, phân bố ở độ cao 1500m so với mực nước biển; hiện nay chỉ còn 150 cây Thông đỏ Lâm Đồng có chứa chất Taxol là nguyên liệu để chế tạo thuốc chống ung thư

* Thông 5 lá Đà Lạt (Pinus dalatensis de Ferre); thuộc Họ Thông:

Pinaceae

Thông 5 lá Đà Lạt là loại cây gỗ lá kim, thường xanh, cây có kích thước tương đối lớn, cao tới 20m với đường kính thân cây đạt tới 70 – 90cm Phân bố tại Đà Lạt, ở độ cao ≥ 1600m so với mực nước biển, người ta còn gặp Thông 5 lá Đà Lạt phân bố ở Măng Giang và Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai

* Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gardon); thuộc Họ Thông: Pinaceae

Thông ba lá là loài cây gỗ lá kim, có kích thước lớn; cao tới 30m – 45m, với đường kính thân cây đạt tới 70 – 90cm Vỏ thân cây dày mầu nâu, nứt dọc theo trục thân và tạo thành các rãnh sâu dạng lưới, cành cây thường có màu nâu đỏ, lá hình kim, hợp thành từng túm 3 lá, nên có tên gọi là Thông 3 lá, lá mọc đầu cành dài từ 12 - 20cm, mảnh, mềm, màu xanh thẫm Hoa đơn cùng gốc, quả hình nón - trứng, dài 5 - 8cm, quả thường quặp suống, đôi khi hơi vẹo, cuống quả ngắn dài không quá 1cm Phân bố ở độ cao 1000 – 2000m so với mực nước biển, với diện tích khá rộng ở Đà Lạt Từ nhựa thông chế biến

ra côlôphan, dầu thông, tùng tiêu và các dẫn xuất của tinh dầu thông dùng để xuất khẩu và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, giấy, dược Rừng thông đẹp, có môi trường trong lành, thường là thắng cảnh phục vụ khách thăm quan, du lịch và điều dưỡng

* Thông hai lá dẹt (Pinus krempffi H.Lec hoặc Ducampopinus krempffi (Lec) A.Chev); thuộc Họ Thông: Pinaceae

Là cây gỗ lá kim, thường xanh, cây có kích thước lớn: cao tới 30m và đường kính thân cây đạt tới 150 – 200cm Thông hai lá dẹt phân bố tự nhiên ở

Trang 16

vùng núi cao trung bình và núi cao tại tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa với độ cao:

1200 – 1800m so với mực nước biển Hiện nay ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup, núi Bà có diện tích 10.000ha, là nơi phân bố tự nhiên nhiều Thông hai lá dẹt

* Thông nhựa (Pinus merkussi Jungh & de Vries); Còn gọi là Thông hai

lá); thuộc Họ Thông : Pinaceae

Cây có kích thước tương đối lớn, cao tới 30 – 35m, với đường kính thân cây đạt tới 60 – 70cm, thân cây thẳng và tròn, vỏ thân cây dầy có mầu nâu đỏ nhạt, nứt dọc sâu Cành 1 năm có mầu nâu nhạt, không có phấn trắng nhẵn, gốc lá hình vẩy tồn tại nâu trên cành Phân bố nhiều ở Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng) trên độ cao thấp hơn 1000m so với mực nước biển, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới Cây cho nhiều nhựa, được trồng trên diện tích khá rộng ở các tỉnh từ Bắc vào Nam

* Thông tre (Podocarpus neriifolius P Don hoặc Podocarpus

annamiensis N Gray); còn gọi là Thông trúc đào; thuộc Họ Kim Giao:

Podocarpaceae

Cây có kích thước nhỏ, cao khoảng 25m Phân bố ở độ cao 600 – 1500m trên núi đất tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế (Bạch mã), Kon Tum (Kôn Plông), Lâm Đồng (Đà Lạt)

Gỗ Thông tre bền, ít mối mọt, dùng làm nguyên liệu đóng tàu thuyền, và làm đồ gia dụng

* Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw, Podocarpus brevifolius (stapf) Foxw và Podocarpus nerriifolius D.Don var brevifolius stapf); còn gọi

là Thông la hán); thuộc Họ Kim giao: Podocarpaceae

Cây có kích thước nhỏ, chỉ khoảng 10 – 15m, phân bố trên núi đất, có độ cao từ 500 – 1500m tại Lào Cai, Hà Giang (Đồng Văn, Quảng Bạ), Quảng Ninh (Yên Tử), Hòa Bình ( Pà Cò), Vĩnh Phúc (Tam Đảo)

Trang 17

* Thông đỏ Pà Cò (Taxus chinensis (Pilg) Rehd, Taxus ssp cuspidata Sieb et Zucc var chinensis Pilg và Taxus celebrica auct non (warb) H.L.Li); còn có tên: Sam hạt đỏ lá ngắn, Thông đỏ Trung Quốc; thuộc Họ Thông đỏ: Taxaceae

Thuộc cây gỗ lá kim, thường xanh, có kích thước nhỏ, cao 9 – 10m, đường kính thân cây 30 – 35cm, phân bố ở núi đá vôi Thái Phìn Tùng thuộc tỉnh Hà Giang, ở độ cao 1500m so với mực nước biển Người ta còn phát hiện thấy loài Thông đỏ Pà Cò ở núi đá vôi Mai Châu (tỉnh Hòa Bình)

* Thông Pà Cò (Pinus Kwangtungenssis Chun ex Tsiang) còn gọi là thông năm lá Pà Cò; thuộc Họ Thông: Pinaceae

Cây có kích thước trung bình, cao 15 – 20m, đường kính thân cây: 50 70cm, phát hiện Thông Pà Cò phân bố trên núi đá vôi ở huyện Mai Châu (Hòa bình), với độ cao trên 1000m so với mực nước biển

-* Thông mã vĩ (Pinus massoniana); thuộc Họ Thông: Pinaceae

Thông mã vĩ là cây thân gỗ lá kim có kích thước tương đối lớn Cây có thể cao tới 30m, đường kính 50 – 60cm, thân thẳng vỏ mầu nâu đỏ, gốc có mầu thẫm hơn, khi già vỏ bong thành từng mảng (đây cũng là một đặc điểm

để phân biệt với các loài Thông nhựa)

Lá Thông mã vĩ có mầu xanh tươi, tập trung ở đầu cành, lá mềm và rủ xuống Thường có 2 lá kim trong một bẹ lá Lá hình kim dài 12 – 20cm Khi cây Thông mã vĩ từ 5 – 10 tuổi, tán lá có hình tháp, sau đó trở thành hình trứng và hình ô khi tuổi già

Thông mã vĩ bắt đầu ra hoa, kết quả ở tuổi 6 – 7, hoa đơn tính cùng gốc Nón quả khi non có hình tròn, khi già có hình trứng, dài từ 4 – 7cm, đường kính 2,5 – 4cm Khi chín nón quả có mầu hạt Dẻ, mặt vẩy hình thoi, dẹt, mép

lá phía trên tròn

Trang 18

Gỗ Thông mã vĩ có lõi và giác phân biệt Lõi có màu vàng, thớ gỗ thô, thẳng Gỗ nhẹ, thường được làm trụ mỏ, làm cột điện, sản xuất giấy, sợi celluloso Nhựa Thông mã vĩ dùng để sản xuất tùng hương và tinh dầu Thông, phục vụ cho ngành công nghiệp và xuất khẩu

Hiện nay, rừng Thông mã vĩ được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái và Lào Cai

1.2.2.2 Các nghiên cứu về rừng trồng Thông mã vĩ

Tính đến 2009, diện tích rừng Thông nước ta có khoảng 327.212,3 ha [8] phần lớn diện tích rừng trồng chủ yếu là trồng thuần loài Về vấn đề trồng rừng cho các loài Thông ở nước ta cũng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, có thể điểm qua kết quả của một số công trình nghiên cứu điển hình như sau:

Các phương thức trồng rừng nói chung trồng Thông mã vĩ nói riêng là trồng thuần loài hoặc trồng hỗn loài với một số loài cây khác Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2009) [3] rừng Thông

mã vĩ 7 năm tuổi với mật độ để lại 2000 cây/ha hàng năm trả lại cho đất 60,12

kg đạm và 19,54 kg lân, nhưng thực tế khả năng nâng cao độ phì của đất dưới tán rừng Thông mã vĩ không cao và diễn ra với mức độ tương đối chậm Ngoài ra, việc trồng Thông mã vĩ thuần loài thường xẩy ra dịch sâu róm Thông, đồng thời cũng không hạn chế được nạn cháy rừng Thông trong mùa khô, đây là những nhược điểm nổi bật của rừng Thông trồng thuần loài đã được các nhà khoa học khẳng định Ngoài ra, các tác giả đã đưa ra một số yêu cầu kỹ thuật trồng rừng Thông mã vĩ từ khâu chọn cây con đến khi trồng rừng

và chăm sóc rừng trồng như sau:

- Về hỗn hợp ruột bầu gồm 75% đất mùn tế guột, 15% đất vườn ươm, 9% phân chuồng hoai (không ủ vôi), 1% Sufe lân Sau từ 6 đến 10 tháng tuổi, cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn với chiều cao trung bình từ 28 – 50cm, cây

Trang 19

cứng cáp, không cụt ngọn Thời vụ trồng vụ xuân (tháng 2 đến tháng 3), vụ thu (tháng 8 đến tháng 10)

- Kích thước hố đào 30cm x 30cm x 30cm, đào hố trước khi trồng một tháng Mật độ trồng: 2500 cây/ha (2m x 2m) Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Tuổi cây, từ 6 đến 10 tháng tuổi, cây cao từ 28 - 50cm, cây cứng cáp, không

bị sâu bệnh và không cụt ngọn

- Chăm sóc rừng trồng: Năm thứ nhất: 3 lần, năm thứ 2: 2 lần, năm thứ 3:

1 lần Nội dung chăm sóc chủ yếu phát dọn thưc bì lấn át cây thông, cuốc đất

và xới sáo quanh gốc cây

- Tỉa thưa lần đầu vào năm thứ 5 và năm thứ 6 Cường độ tỉa thưa 30% tổng số cây trong rừng

1.2.3 Các nghiên cứu về trồng cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ

Với các nhược điểm của rừng Thông trồng thuần loài đã được các nhà khoa học xác định và đã phân tích ở phần trên Để khắc phục vấn đề này, việc trồng rừng hỗn loài giữa các loài Thông nói chung và Thông mã vĩ nói riêng với các loài cây bản địa là rất cần thiết và có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn Vấn đề này đã được một số nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu điển hình sau đây:

Gần đây nhất Lê Minh Cường (2007) đã nghiên cứu trồng một số loài cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Đại Lải Vĩnh Phúc [7], tác giả đã đề xuất được 3 loài cây bản địa có triển vọng để gây trồng dưới tán rừng Thông

mã vĩ (Pinus massoniana) đó là: Lim xanh (Erythrophleum pordii), Re hương (Cinnamomum iners), Sao đen (Hopea odorata) Trong đó, Lim xanh là loài

cây có khả năng sinh trưởng tốt nhất dưới tán rừng Thông mã vĩ sau 7 năm trồng đường kính gốc trung bình đạt từ 6,0cm - 6,4cm, chiều cao vút ngọn đạt

Trang 20

từ 4,2m - 4,6m Ngoài ra, tác giả đã đề xuất một số biện pháp kỹ thuật gây trồng cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ

Trường đại học Lâm nghiệp Xuân Mai cũng đã xây dựng vườn sưu tập vườn thực vật với gần 300 loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ

(Pinus massoniana) và Keo tai tượng (Acacia mangium) Sau nhiều năm

nghiên cứu đã tìm ra một số loài cây thích nghi dưới tán rừng như Đinh thối

(Fernandoa brilletii), Máu chó (Knema pierrei), Tai chua (Garcinia cowa),

Re hương (Cinnamomun iners), Long não (Cinnamomun camphora) (dẫn

theo Lê Minh Cường 2007)[7]

Cũng trên nền tảng rừng Thông mã vĩ và Keo lá tràm tại Núi Luốt, Xuân Mai, Đỗ Thị Quế Lâm (2003) [12] đã nhận định các loài Lim xanh

(Erythrophleum pordii), Đinh thối (Fernandoa brilletii), Re hương (Cinnamomun iners), sinh trưởng tương đối tốt dưới tán rừng Thông mã vĩ

Tuy nhiên, dưới các độ tàn che khác nhau, khả năng sinh truởng của các loài cây bản địa cũng rất khác nhau

Qua những nghiên cứu trên cho thấy việc trồng rừng hỗn loài giữa Thông

và cây bản địa, đặc biệt là trồng các loài cây bản địa dưới tán rừng Thông mã

vĩ đã và đang được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm Nhiều loài cây gỗ có giá trị đã được lựa chọn để trồng rừng như: Đinh thối, Lim xanh,

Re hương

Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đề cập đến biện pháp kỹ thuật gây trồng và tác động cụ thể vào tầng cây cao như thế nào, các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây bản địa dưới tán như thế nào Hơn nữa, chưa thấy có nghiên cứu nào về trồng cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Lục Ngạn - Bắc Giang

Chính vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây bản địa dưới tán rừng, đặc biệt là rừng Thông mã vĩ để làm cơ sở chuyển hoá rừng

Trang 21

Thông mã vĩ thuần loài thành rừng hỗn loài với các loài cây bản địa nhằm phát triển bền vững và nhân rộng mô hình là cần thiết

1.3 THẢO LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy các công trình nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng tương đối phong phú và toàn diện về tất cả các mặt, những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mối quan hệ qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài cây, biện pháp

kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng hỗn loài trong quá trình sinh trưởng Tuy nhiên, một số vấn đề còn tiếp tục phải đặt ra để nghiên cứu như sau:

+ Tuổi rừng Thông tỉa thưa và trồng cây bản địa;

+ Tiêu chuẩn cây con cây bản địa trồng dưới tán;

+ Độ tàn che của rừng Thông mã vĩ để trồng cây bản địa cho từng loài; + Địa hình trồng cây bản địa;

+ Hướng phơi trồng cây bản địa;

+ Loại đất trồng cây bản địa

Nhưng trong phạm vi nghiên cứu này ở Lục Ngạn – Bắc giang, đề tài này chỉ có thể giải quyết được một số vấn đề nhằm bổ sung thêm cơ sở lý luận để chuyển hoá rừng thuần loài thành rừng hỗn loài như sau:

+ Đánh giá điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu;

+ Đánh giá đặc điểm của rừng Thông mã vĩ sau khi tỉa thưa và đã trồng cây bản địa;

+ Đánh giá đặc điểm cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng Thông mã vĩ; + Đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ

Trang 22

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Lục Ngạn là huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Có toạ độ vị trí địa lý: từ

210 16’ 00’’- 210 34’ 40’’ vĩ độ Bắc và 1060 26’ 30’’- 1060 52’ 00’’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng và huyện Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn Phía Đông giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang và huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn

Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang

Trung tâm huyện lỵ nằm cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông, cách Hà Nội 90 km về phía Đông Bắc và cách cửa khẩu Lạng Sơn 120 km về phía Nam Có trục đường Quốc lộ 31, 279 và nhiều trục đường tỉnh lộ đi qua, tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các vùng miền khác

2.1.2 Địa hình

Lục Ngạn là một bồn địa được bao bọc bởi 2 dải núi lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Yên Tử, Huyền Định ở phía Nam và Đông Nam Địa hình chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng cao và vùng thấp

Vùng thấp bao gồm những dãy đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng có độ cao trung bình từ 100 – 150m so với mực nước biển, độ dốc < 200, rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả và trồng rừng, đặc biệt là xây dựng những mô hình vườn rừng, đồi rừng, trang trại lâm nghiệp…

Vùng cao bao gồm những dãy núi có độ dốc trung bình từ 25 – 300, độ cao trung bình > 300m so với mực nước biển Vùng này diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể dùng cho sản xuất kinh doanh rừng trồng

Trang 23

Vì vậy, có thể nói Lục Ngạn có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế đồi rừng cũng như đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp

2.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng

Lục Ngạn có nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu là đất feralit vàng

đỏ và nâu xám phát triển trên 3 loại đá mẹ chủ yếu là: sa thạch, phiến thạch và phấn xa Thành phần cơ giới từ trung bình đến sét nặng, có kết cấu viên, độ xốp lớp đất mặt từ 50 – 70%, khả năng thấm và giữ nước trung bình, hàm lượng mùn trong đất khoảng 4%, đạm từ 0,01 - 0,4%, rất thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nhiệp Tuy nhiên, do có độ dốc tương đối lớn kiểu bát úp lên cần phải chú ý đến những biện pháp chống xói mòn và rửa trôi đất

Ngoài ra, còn có diện tích nhỏ đất phù sa được bồi tụ hàng năm ở ven sông, suối được người dân sử dụng trồng lúa nước, hoa màu và cây ăn quả Với tiềm năng đất đai lớn và phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp cũng như cây ăn quả, Lục Ngạn đang là một huyện đứng đầu tỉnh Bắc Giang về công tác bảo vệ rừng và trồng rừng cũng như phát triển kinh tế đồi rừng

2.1.4 Khí hậu, thuỷ văn

Lục Ngạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc vùng Đông Bắc Một năm có bốn mùa rõ rệt Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân

và mùa thu khí hậu nhìn chung là ôn hoà Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22

- 230c, ẩm độ dao động lớn từ 73 - 87% Lượng mưa trung bình hàng năm 1.417,5mm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống

Vùng cao của huyện Lục Ngạn là lưu vực phòng hộ chính của hồ Cấm Sơn, vùng thấp là một trong những lưu vực của sông Lục Nam Hệ thống khe, suối, các hồ nhỏ khá nhiều nhưng phần lớn cạn nước vào mùa khô và chảy xiết dâng cao vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp

2.1.5 Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng

Trang 24

* Hiện trạng sử dụng đất đai

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 101.223,72 ha, trong đó diện tích đất

có rừng là 43.631,4 ha, chiếm 43% diện tích đất tự nhiên Trong tổng số 43.631,4 ha đất có rừng thì diện tích rừng trồng phòng hộ là 21.419,6 ha (chiếm 49%), đất trồng rừng sản xuất 22.211,8 ha (chiếm 51%) Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 14.318,2 ha Qua đây chúng ta có thể thấy diện tích đất trống còn lớn, đây là cơ hội và tiềm năng cho phát triển rừng

* Thực vật rừng

+ Rừng tự nhiên: Tổ thành loài khá phong phú với trên 100 loài cây gỗ Tuy nhiên, do khai thác quá mức và không hợp lý trong nhiều thập kỷ qua nên hiện nay chỉ còn tập trung chủ yếu tại rừng phòng hộ Cấm Sơn và vùng cao giáp huyện Sơn Động

+ Rừng trồng: Các loài cây trồng rừng chủ yếu là những loài cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, cung cấp nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ hoặc làm ván như Bạch đàn, Thông, Keo…

2.2 ĐIỀU KIỆN DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI

2.2.1 Dân sinh

* Dân số: Dân số toàn huyện là 196.616 người, trong đó có 97.161 nam

( chiếm 49,44%) và 99.355 nữ (chiếm 50,56%) tỷ lệ tăng dân số hàng năm 1,3%

* Lao động: Với khoảng 85.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 43% tổng dân số, lao động nông lâm nghiệp chiếm 85%, hầu hết là lao động chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật Lục Ngạn là một địa phương khá thuận lợi để phát triển sản xuất, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp vốn là thế mạnh của một huyện miền núi

* Dân tộc: Trong huyện có nhiều dân tộc anh em khác nhau cùng chung sống, nhưng chủ yếu 8 dân tộc chính là Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu,

Trang 25

Cao Lan, Hoa, Dao, sinh sống ở 397 thôn, bản Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán khác nhau, có nền văn hoá riêng theo tộc người

2.2.2 Giao thông và cơ sở hạ tầng

Ngoài quốc lộ 31 từ Bắc Giang đi Sơn Động và quốc lộ 279 đi Đồng Mỏ

- Lạng Sơn, Lục Ngạn còn nằm trên tuyến tỉnh lộ 285 và 290 Các tuyến đường liên xã nối với quốc lộ chính đến trung tâm huyện tạo thành mạng lưới giao thông, vận tải cho việc vận chuyển hàng hoá Đây cũng là một yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, học tập và trao đổi kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài huyện

Mạng lưới diện đã cung cấp cho toàn huyện, một thế mạnh có thể khai thác phục vụ chủ động cho tưới tiêu và sản xuất nông, lâm nghiệp

2.2.3 Văn hoá – giáo dục

Hiện nay, toàn huyện đã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS; 100%

số các xã ở Lục Ngạn đã có trường học kiên cố, trạm y tế và bưu điện văn hoá

xã, đặc biệt là đã xây dựng được Bệnh viện đa khoa khu vực, hoạt động văn hoá, thông tin, tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc được đẩy mạnh; nhiều xã đã duy trì tổ chức tốt lễ hội văn hoá như: Tân Sơn, Kim sơn, Tân Hoa Huyện tổ chức ngày hội văn hoá các dân tộc hàng năm vào ngày 17 -18 tháng hai (Âm lịch); góp phần làm phong phú đời sống văn hoá, khơi dậy phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc Lục Ngạn còn là nơi lưu giữ nhiều bản sắc văn hoá dân tộc với các lễ hội hát dân ca như hát sli, hát soong hao Tuy nhiên, các phong tục và tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh tế, xã hội của huyện, đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ

2.2.4 Thu nhập và đời sống

Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc toàn huyện đạt 50.854 tấn/năm

2009, sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng từ 218kg năm 2004 lên 320kg năm 2009 Toàn huyện vẫn còn trên 4000 hộ nghèo, chiếm 10%

Trang 26

2.2.5 Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu:

* Những yếu tố thuận lợi:

- Lục Ngạn là huyện miền núi có tiềm năng về sản xuất lâm nghiệp Điều kiện khí hậu đất đai và địa hình rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nhất là cây lâm nghiệp và cây ăn quả

- Có lực lượng lao động dồi dào và chưa sử dụng hết, có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp lâu đời

- Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: được hỗ trợ kinh nghiệm từ nhiều dự

án đầu tư phát triển lâm nghiệp cả trong nước và ngoài nước như: PAM, KFW, Dự án phát triển lâm nông tổng hợp Việt – Thái, Dự án 327, Dự án trồng rừng kinh tế bằng vốn vay ưu đãi…

* Những yếu tố hạn chế:

- Mặc dù diện tích trồng rừng sản xuất của huyện Lục Ngạn là khá lớn nhưng chủ yếu là trồng thuần loài sau 1 – 2 chu kỳ khai thác, đất trở lên thoái hoá không sản xuất được Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì nhiều loài cây, nhiều mô hình trồng rừng… mới đang trong quá trình thử nghiệm

- Đời sống một bộ phận người dân còn nghèo (toàn huyện 4.000 hộ nghèo), nên nhiều hộ chưa có điều kiện đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang có những nét đặc thù riêng, chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân trong vùng, vì vậy để phát triển các mô hình trồng rừng cần phải chú ý các yếu tố này

2.3 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

2.3.1 Về địa điểm

Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi rừng trồng của Dự án Việt- Đức (KFW1) tại thôn Thượng B, xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích là 19,97 ha

Trang 27

2.3.2 Về thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện ở giai đoạn rừng Thông 12 năm tuổi và cây bản địa trồng được 24 tháng tuổi Thời gian thực hiện đề tài là 1 năm (từ năm

2009 đến năm 2010) Vì vậy, các mô hình rừng trồng đề tài nghiên cứu được

kế thừa của Dự án trồng rừng Việt – Đức

2.3.3 Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Rừng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) 12 năm tuổi

Cây bản địa lá rộng bao gồm: Lim xanh (Erythrophleum pordii Oliv), Trám trắng (Canarium album Raeusch), Re gừng (Cinamomum ilcidioides A.Chev), Sồi phảng (Lithocarpus fissus Champ ex benth), Giẻ cau (Quecus

platycalyx Hickel et A.camus), Kháo vàng (Machilus bonii Lecomte), được

trồng theo đám hoặc theo hàng dưới tán rừng Thông mã vĩ

2.3.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Nội dung của đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu và đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ 2.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Xác định được một số cơ sở khoa học và lựa chọn được những loài cây bản địa thích hợp cho trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ làm cơ sở chuyển hoá rừng Thông mã vĩ thuần loài kém bền vững thành rừng hỗn loài bền vững cả

về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái

Trang 28

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 MỤC TIÊU

3.1.1 Mục tiêu tổng quát

Xác định được một số loài cây bản địa thích hợp trồng dưới tán rừng

Thông mã vĩ (Pinus massoniana) làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật

chuyển hoá rừng thuần loài thành rừng hỗn loài với một số loài cây lá rộng bản địa có triển vọng, góp phần phát triển rừng trồng bền vững ở tỉnh Bắc Giang nói riêng và khu vực Đông Bắc nói chung

3.1.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Bước đầu xác định và đề xuất được một số loài cây bản địa có khả năng sinh trưởng tốt ở dưới tán rừng Thông mã vĩ trong điều kiện sinh thái cụ thể ở Lục Ngạn- Bắc Giang

- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chuyển hoá rừng Thông mã vĩ trồng thuần loài kém bền vững thành rừng hỗn loài với một số cây lá rộng bản địa

có triển vọng

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1 Điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu

- Đặc điểm đất đai của khu thí nghiệm;

- Đặc điểm khí hậu

3.2.2 Đặc điểm của rừng Thông mã vĩ

- Mật độ khi trồng ban đầu và mật độ hiện tại;

- Sinh trưởng về đường kính ngang ngực (D1.3);

- Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn);

- Sinh trưởng về đường kính tán

3.2.3 Đặc điểm cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng Thông mã vĩ

- Tổ thành;

Trang 29

3.2.5.1 Điều kiện lập địa

- Điều kiện khí hậu;

- Điều kiện đất đai

3.2.5.2 Đặc điểm rừng Thông mã vĩ

3.2.5.3 Kỹ thuật trồng cây bản địa

3.2.5.4 Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng các loài cây lá rộng bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu chung

Sử dụng phương pháp sinh thái thực nghiệm và phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình lặp lại 3 lần kết hợp với phương pháp kế thừa và phương pháp phân tích trong phòng để định lượng các chỉ tiêu cần thiết Dung lượng mẫu đo đếm theo mẫu lớn (n ≥ 30) Số liệu sinh trưởng được thu thập theo phương pháp OTC Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học đã lập trình có sự trợ giúp của máy tính với các phần mềm Excel

Các bước tiến hành nghiên cứu được mô phỏng theo sơ đồ sau:

Trang 30

Sơ đồ 3.1: Các bước giải quyết vấn đề

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

3.3.2.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin

Chủ yếu sử dụng phương pháp kế thừa, bao gồm:

+ Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu được kế thừa có chọn lọc từ các tài liệu của UBND huyện Lục Ngạn - Bắc

Thu thập các tài

liệu đã có

Phân tích, sử lý thông tin

Điều tra thực địa

Đánh giá tổng kết

Đề xuất các biện pháp kỹ thuật chuyển hoá rừng Thông mã vĩ thuần loài thành rừng hỗn loài

Lý lịch

rừng

trồng

Khí hậu thuỷ văn khu vực nghiên cứu

Đất đai khu vực nghiên cứu

Đặc điểm rừng Thông

mã vĩ

Khả năng sinh trưởng của các cây

Trang 31

Giang Thông tin về lịch sử rừng trồng được kế thừa có chọn lọc từ các tài liệu về lý lịch rừng trồng của Ban quản lý Dự án trồng rừng Việt - Đức

+ Tài liệu khí tượng thủy văn kế thừa số liệu từ trạm khí tượng thuỷ văn Lục Ngạn đã công bố từ năm 2007 – 2009

+ Mô hình Thông mã vĩ trồng năm 1997, cây bản địa được trồng dưới tán năm 2007 kế thừa của dự án Việt - Đức

+ Các tài liệu liên quan đến mô hình trồng cây bản địa dưới tán năm

2007 kế thừa của Ban quản lý Dự án trồng rừng Việt - Đức

3.3.2.2 Thiết kế thí nghiệm (kế thừa các thí nghiệm của Dự án trồng rừng

Việt- Đức Bắc Giang)

- Rừng Thông mã vĩ trồng năm 1997, mật độ trồng ban đầu 2000cây/ha Phương pháp tỉa thưa áp dụng phương pháp cơ giới, cứ 4 hàng chặt bỏ một hàng, tức là 3/4 Thông mã vĩ và 1/3 là các loài cây bản địa

- Loài cây bản địa bao gồm: Trám trắng, Re gừng, Lim xanh, Sồi phảng, Giẻ cau và kháo vàng

- Diện tích khu thí nghiệm là 19,97 ha, được bố trí 2 khu, mỗi khu có 3 lần lặp, mỗi lần lặp trồng 6 loài cây bản địa gồm: Trám trắng, Re gừng, Lim xanh, Sồi phảng, Giẻ cau, Kháo vàng (Sơ đồ 3.2 )

Trang 32

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ 1 khu bố trí thí nghiệm cây bản địa dưới tán rừng Thông Sau khi tỉa thưa mật độ Thông mã vĩ còn lại từ 580 - 640cây/ha tiến hành trồng các loài cây bản địa dưới tán, mỗi loài cây bản địa một hàng, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m

3.3.2.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài thực địa

3.3.2.3.1 Phương pháp điều tra OTC

Theo phương pháp điển hình lặp lại 3 lần, diện tích OTC: 1000m2, đảm bảo dung lượng mẫu lớn (n ≥ 30) Chỉ tiêu điều tra: D1,3, Hvn, DT, D00, chất lượng cây, độ tàn che

* Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành của Thông mã vĩ được đo bằng thước đo cao điện tử Forester Vertex; chiều cao của cây bản địa đo bằng sào đo cao chia vạch tới cm

* Đường kính tán tầng cây cao được đo bằng thước dây theo hình chiếu thẳng đứng của mép tán lá xuống mặt phẳng nằm ngang, đo hai chiều Đông Tây và Nam Bắc rồi tính trị số bình quân

* Độ tàn che của ô tiêu chuẩn được xác định theo hệ thống xấp xỉ 200 điểm điều tra trong ô Tại mỗi điểm điều tra tàn che, dùng thước ngắm lên theo phương thẳng đứng Nếu gặp tán cây thì giá trị được ghi là 1, nếu không gặp tán cây thì giá trị tàn che ghi là 0, nếu ở vị trí mép tán lá thì giá trị sẽ là 0,5 Độ tàn che chung của ô tiêu chuẩn là trị số điểm chung bình của tất cả các điểm đo

* Đường kính gốc (D00): được đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến mm Đo hai chiều Đông Tây và Nam Bắc sau đó lấy số trung bình giữa 2 lần đo

* Đường kính ngang ngực tầng cây cao được đo bằng thước dây để có chu vi, từ chu vi tính ra đường kính bằng công thức chuyển đổi

Trang 33

- Chất lượng cây bản địa được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hình thái theo ba cấp :

+ Cây tốt (T): Là những cây khoẻ mạnh, có thân thẳng, tán lá cân đối, không bị cong queo, sâu bệnh, có sức sống khoẻ

+ Cây trung bình (TB): Là những cây có hình thái trung gian giữa cây tốt

và cây xấu

+ Cây xấu (X): Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, tán lệch, sinh trưởng kém

3.3.2.3.2 Phương pháp điều tra ô dạng bản (ODB)

Mỗi OTC lập 5 ODB: 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa OTC, diện tích ODB là 5m2 Điều tra tất cả các cây gỗ tái sinh, cây bụi và thảm tươi có trong ODB Các chỉ tiêu điều tra: tên loài cây, độ che phủ của tầng thảm tươi, độ che phủ được xác định bằng phương pháp ước lượng

3.3.2.3.3 Điều tra và phân tích đất

Sử dụng phương pháp điều tra phẫu diện kết hợp với phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để định lượng các chỉ tiêu cần thiết

Các mẫu đất được lấy ở độ sâu 0 – 20cm, 30 – 50cm, 80 – 100cm, các phẫu diện đất được đào ở 3 vị trí khác nhau, các tầng tương ứng trộn đều để lấy mẫu phân tích theo phương pháp “chia đôi lấy nửa”, tức là ở các tầng tương ứng trộn đều với nhau rồi đem chia thành 2 phần, lấy một phần tiếp tục chia đôi và lấy một phần, đến khi mẫu còn khoảng 0,5kg thì đem phân tích Các mẫu đất được phân tích trong phòng thí nghiệm của trường Đại học Nông Nghiệp I với các chỉ tiêu theo các phương pháp sau đây:

- Đo độ pHKCL bằng máy đo pH mettes

- Xác định thành phần cơ giới đất dùng phương pháp 3 cấp của Mỹ

- Mùn xác định bằng phương pháp Chiurin

- N xác định bằng phương pháp Kjendhall

Trang 34

- P2O5 dễ tiêu theo phương pháp Kirsanov

- Al+++ lưu động bằng phương pháp Sôcôlốp

- Ca++, Mg++ trao đổi bằng phương pháp Complexon

- K2O dễ tiêu theo phương pháp Nitrocobannatri

- Dung trọng đất được xác định bằng phương pháp dùng ống dung trọng trọng có thể tích 100cm3 (20cm2 x 5cm)

N

TB X T n

Trong đó: n(T, X, TB) là số cây Tốt, Sấu, Trung bình

N là tổng số cây điều tra trên ô tiêu chuẩn

- Tỷ lệ sống = 100 (%)

0

N N

Trong đó: N là số cây hiện tại trong ô; N0 là số cây trồng ban đầu

- Trị số trung bình được tính theo phương pháp bình quân cộng:

- Xác định các đặc trưng mẫu (X , S2, S, S% ) cho cả 4 nhân tố điều tra:

D1.3, DT, HVN, HDC bằng trình lệnh T-D-D (Tools – Data Analysis –

Trang 35

2 2

2 1

S

S

S12 và S22 là phương sai của hai mẫu quan sát 1 và 2

- Dùng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố để kiểm tra sự thuần nhất giữa các công thức thí nghiệm đối với từng chỉ tiêu sinh trưởng

Áp dụng quy trình: Tool/Data Analysis/Anova: Singgle Factor

- Kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu thực hiện theo tiêu chuẩn t với

k = n – a bậc tự do:

j i N

j i

n n S

x x t

11+

Trong đó: xi, xj là các trị số trung bình của các công thức i, j

SN là phương sai thừa

ni, nj là các giá trị quan sát tương ứng của các công thức i,j

Trang 36

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Điều kiện lập địa là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của công tác trồng rừng nói chung và sự sống còn với một loài cây nào đó nói riêng Vì vậy, lựa chọn và đánh giá điều kiện lập địa để trồng rừng là rất cần thiết Điều kiện lập địa gồm 2 yếu tố chủ đạo là đất đai và khí hậu được đánh giá như sau:

4.1.1 Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu

Đất đai là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất đối với cây trồng, mỗi loài cây chỉ thích ứng với một số loại đất có những đặc tính nhất định Trong phạm vi nghiên cứu này, các thí nghiệm bố trí trên đất feralit phát triển trên đá phiến thạch sét đây là loại đất phổ biến ở huyện Lục Ngạn, đề tài

đã chọn 3 vị trí khác nhau (chân, sườn, đỉnh) để điều tra đánh giá đặc điểm đất của khu vực nghiên cứu Kết quả phân tích lý, hóa tính các mẫu đất được tổng hợp ở bảng 4.1:

Kết quả phân tích độ phì của 3 phẫu diện đất dưới tán rừng Thông mã vĩ

có trồng các loài cây bản địa (bảng 4.1) cho thấy hàm lượng mùn và hàm lượng đạm ở tầng đất mặt (0 – 20cm) thuộc mức trung bình đến khá, hàm lượng mùn biến động từ 2,1 – 2,88%, hàm lượng đạm biến động từ 0,10 – 0,18%, ở các tầng đất sau hàm lượng mùn, đạm nghèo hơn; hàm lượng chất rễ tiêu P2O5 ở mức trung bình biến động từ 2,3 – 6,86mg/100g đất, chất rễ tiêu

K2O trong đất khá biến động từ 11,96 – 40,8 mg/100g đất, các chất rễ tiêu phân bố ở các tầng đất không theo một trình tự nhất định nào, có thể do bị xáo trộn; đất có dung trọng từ 1,22 – 1,32g/cm3, thể hiện đặc điểm đất hơi chặt

Trang 37

Bảng 4.1: Kết quả phân tích lý, hóa tính của đất tại các khu thí nghiệm

Chất dễ tiêu (mg/100g)

Chua trao đổi (ldl/100g)

Ca, Mg trao đổi (ldl/100g)

pH KCl Mùn

(%)

Đạm (%)

P 2 O 5 K 2 O Al+++ H+

Chua thủy phân (ldl/100g)

Ca++ Mg++0-20 4,75 2,10 0,18 6,40 22,94 2,8 0 9,50 1,90 1,70 30-50 4,06 2,03 0,15 7,70 11,96 2,15 0 9,16 1,91 1,71

LN 1

80- 100

1,25

4,00 0,05 0,14 5,80 25,20 0,74 0 7,24 0,79 1,48 0-20 4,60 2,50 0,12 6,86 32,70 3,06 0 8,00 1,25 0,45 30-50 4,57 0,97 0,08 5,75 33,40 2,70 0 7,67 1,26 0,46

LN 2

80- 100

1,22

4,41 0,07 0,06 2,30 26,50 1,08 0 6,70 1,14 0,34 0-20 4,08 2,88 0,10 5,13 40,80 3,50 0 7,50 1,42 0,71 30-50 4,17 2,84 0,06 4,30 27,72 3,13 0 7,70 1,14 0,72

Trang 38

Đặc điểm chung của đất dưới tán rừng Thông mã vĩ có trồng một số loài cây bản địa là hơi chua, độ pHKCl = 4,00 – 4,75, độ chua trao đổi ở các phẫu diện không cao, nhất là nhôm di động (Al+++) biến động từ 0,74 – 3,5lđl/100g đất Độ chua thuỷ phân cũng không lớn, biến động từ 6,2 – 9,5lđl/100g đất Tổng số cation trao đổi (Ca++ + Mg++) khá lớn, 0,3 – 1,9lđl/100g đất Đây là đặc trưng thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt

Như vậy, đặc điểm đất ở đây có hàm lượng mùn, đạm và P, K rễ tiêu ở mức trung bình đến khá Tuy nhiên, môi trường đất hơi chua, tầng đất từ mỏng đến dầy Điều này cho thấy với điều kiện đất đai như vậy một phần nào

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của các loài cây bản địa trồng dưới tán rừng

4.1.2 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu là một trong những nhân tố sinh thái ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của cây trồng Khí hậu ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là khí hậu nhiệt đới, gió mùa điển hình ở khu vực Đông Bắc Việt Nam

Kết quả kế thừa tài liệu về khí tượng tại Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Lục Ngạn từ năm 2007 – 2009 cho thấy như sau:

Lượng mưa trung bình khoảng 1.417,5mm/năm, nhưng phân bố không đều, có trên 88% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 hàng năm, lên tới 350mm Thời gian này cũng là mùa sinh trưởng của cây trồng nói chung, nên mùa trồng rừng ở khu vực này được xác định vào thời điểm trước mùa mưa 1 tháng, tức là từ cuối tháng 4 - tháng 8 hàng năm, không nên trồng rừng vào thời gian từ giữa mùa mưa về sau Ngược lại, mùa khô được xác định bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau lượng mưa trong thời gian này chỉ chiếm khoảng 12% lượng mưa của cả năm Những tháng này thường có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa Trong 6 tháng mùa khô chỉ có 39 ngày mưa, chiếm 30,2% so

Trang 39

với tổng ngày mưa cả năm Lượng mưa trong mùa này rất thấp, chỉ có 162,5mm chưa bằng lượng mưa của tháng 5 là 190,0mm, chiếm 11,5% so với tổng lượng cả năm, tháng có lượng mưa thấp nhất chỉ có 7,5mm (tháng 11 và tháng 1) Đây là mùa cây sinh trưởng và phát triển chậm, do vậy không nên trồng rừng trong mùa này Trong khâu chăm sóc rừng, cần phát dọn sạch thực

bì, thảm tươi, cành khô lá rụng để giảm vật liệu cháy gây ra nguy cơ cháy rừng trong thời gian này

Bảng 4.2 Số liệu Khí hậu – Thủy văn ở Lục Ngạn – Bắc Giang

Tháng Nhiệt độ

không khí (0C)

Số giờ nắng (giờ)

Lượng mưa (mm)

Số ngày mưa Lượng bốc hơi (mm) không khí Độ ẩm

Trang 40

đến tháng 2 năm sau) nhiệt độ không xuống quá thấp chỉ từ 17,0 – 18,00C, chưa thấy sương muối xuất hiện tại khu vực trong mùa này Mùa hè, nhiệt độ cũng không quá cao, tháng nóng nhất cũng chỉ có nhiệt độ trung bình là 29,0

0C Đây cũng là điều kiện thời tiết không quá khắc nghiệt đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng đặc biệt là đối với các loài cây gỗ bản địa

Độ ẩm không khí: Khu vực nghiên cứu có độ ẩm không khí tương đối cao và phân bố tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm Độ ẩm không khí trung bình năm là 80,2%, tháng có độ ẩm bình quân cao nhất là tháng 7 (83,5%), tháng có độ ẩm không khí bình quân thấp nhất là tháng 10 (71,0%), chênh lệch độ ẩm bình quân giữa các tháng trong năm chỉ là 13,5%

Điều kiện khí hậu tại khu vực nghiên cứu khá thuận lợi cho trồng rừng, tuy nhiên cũng cần chú ý một số đặc điểm như sau: Mùa mưa bắt đầu từ tháng

5 đến tháng 10, do đó nên trồng rừng vào thời điểm trước mùa mưa một tháng tức là từ tháng 4 - tháng 8 vì độ ẩm đất tháng 4 cũng đã khá cao, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt Trong mùa khô đặc biệt chú ý công tác bảo vệ phòng chống lửa rừng, vì lượng mưa của khu vực rất thấp nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao

cứ 4 hàng Thông chặt một hàng cây Thông mã vĩ, để lại 3 hàng, trên các hàng

để lại tiếp tục tỉa thưa một số cây Thông mã vĩ phẩm chất, chất lượng kém và tiến hành đưa một số loài cây bản địa vào trồng dưới tán rừng thông mã vĩ Mặc dù khi thiết kế mật độ tỉa thưa còn để lại gồm 2 công thức mật độ là: 580

Ngày đăng: 27/05/2016, 09:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w