Tại Việt nam, trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành dệt may hoặc của một doanh nghiệp may xác định nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu năng lự
Trang 1i
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong khi cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế đã được nghiên cứu từ rất lâu thì những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh lại được xem là khá mới mẻ, ra đời
và phát triển trong bối cảnh sự cạnh tranh trong hoạt động kinh tế ngày càng căng thẳng xét về mức độ và ngày càng đa dạng xét về hình thức
Quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ cùng với những cuộc khủng hoảng cuối thế
kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã làm thay đổi đáng kể môi trường cạnh tranh Những biến đổi mạnh mẽ này đã đẩy các doanh nghiệp đứng trước thách thức làm sao có thể thích ứng với những thay đổi nhanh chóng ở những thị trường mà họ hoạt động để cạnh tranh với các đối thủ Trên thực tế, ở cấp vi mô, khả năng của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh với đối thủ được các nhà đầu tư, các nhà quản trị đặc biệt quan tâm vì nó thường gắn liền với khả năng giành thị phần, lợi nhuận Ở cấp vĩ mô, năng lực cạnh tranh quốc gia trong một lĩnh vực xác định có nguồn gốc căn bản từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Vì vậy, đây cũng là vấn đề thu hút được
sự chú ý của các chính phủ
Nhìn toàn cảnh nền kinh tế thế giới, may mặc nằm trong nhóm ngành mà tính chất toàn cầu thể hiện nổi trội nhất Hoạt động sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này trải rộng ở nhiều quốc gia, khu vực và lục địa Và khi tính chất toàn cầu càng lớn thì mỗi thay đổi trong môi trường toàn cầu đều có thể có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều doanh nghiệp may May mặc cũng là ngành có sự cạnh tranh đã và đang hết sức gay gắt do rào cản thâm nhập thấp và các đối thủ trong ngành không ngừng đổi mới các phương thức để tạo sức ép cho nhau như giá thấp, thiết kế độc đáo, chất lượng nguyên liệu, hoạt động Marketing…Đứng trước áp lực cạnh tranh ngày càng cao, chẳng hạn trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 và để lại những hệ lụy cho đến hôm nay, trong khi ngành may của một số nước ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi lao đao thì ngành may của một số nước khác lại vươn lên mạnh mẽ như Việt nam, Srilanka…Tuy nhiên, ngay tại Việt nam, nhiều doanh nghiệp may đã phải đóng cửa hoặc ngưng sản xuất tạm thời do không thể giành được đơn hàng với mức giá có thể chấp nhận được Giờ đây, câu chuyện về khả năng cạnh tranh trong một thị trường có dấu hiệu thu hẹp và chen chúc nhiều đối thủ lại được nói đến nhiều hơn bao giờ hết
Theo Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện đối với 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Thừa Thiên Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định Vùng kinh tế trọng điểm này được định hướng trở thành vùng phát triển năng động, tạo nhiều việc làm,
Trang 2nâng cao mức sống và dân trí cho dân cư, đồng thời tạo cực tăng trưởng nhằm tạo động lực phát triển cho phần lớn các tỉnh duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên Ngành may trong vùng được công nhận là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm, là ngành đệm phục vụ cho những bước nhảy công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các địa phương trong vùng Sự phát triển của ngành may của các địa phương trong vùng luôn hàm chứa sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may trong vùng và giữa họ với các doanh nghiệp may ngoài vùng Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp may phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược cạnh tranh được lựa chọn
Để làm nền tảng cho việc soạn thảo các chiến lược cạnh tranh đúng đắn, các nhà quản trị thực sự cần biết năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình đang ở mức nào, tình trạng đó do những nhân tố nào tác động và tác động như thế nào Trong khi đó, ở tầm vĩ mô, Chính phủ/các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần xác định được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt trên phạm vi thị trường quốc tế, để có thể có những chính sách hỗ trợ hợp lý Điều này đặt ra vấn đề cần phải đo lường năng lực cạnh tranh cũng như tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp may nói riêng Trong phạm vi hoạt động sản xuất hàng may của vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, đây cũng là vấn đề đặt ra khi các doanh nghiệp may và cả các cơ quan quản lý Nhà nước đứng trước thách thức về các giải pháp cạnh tranh bền vững
Trong thời gian gần đây, năng lực cạnh tranh là một vấn đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả và giới kinh doanh Điều này được đánh dấu bởi số lượng rất lớn các công trình nghiên cứu về chủ đề này với các quan điểm nghiên cứu khá đa dạng Tại Việt nam, trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành dệt may hoặc của một doanh nghiệp may xác định nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong phạm vi vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với cách tiếp cận không trên giác độ ngành mà trên giác độ doanh nghiệp Việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp nhưng trên một phạm vi rộng cho phép một sự hiểu biết thấu đáo về năng lực cạnh tranh vừa có tính bao quát vừa có tính cụ thể và đặc biệt là có tính so sánh tham chiếu Xét trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ,
nghiên cứu này xuất phát từ nhu cầu thông tin về trạng thái năng lực cạnh tranh hiện tại và trên những khía cạnh dễ thấy nhất của doanh nghiệp may trong vùng đang ở mức nào khi so với các đối thủ tham chiếu và những nhân tố thuộc doanh nghiệp lẫn thuộc môi trường kinh doanh đã tác động như thế nào đến trạng thái năng lực đó Thông tin đó sẽ hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp may trong
vùng đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn và giúp các nhà hoạch định vĩ mô xác định được các biến số chính sách mà họ cần tác động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
Trang 3iii
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Các câu hỏi nghiên cứu
Từ vấn đề nghiên cứu cấp thiết đã đặt ra cho đề tài và các nghiên cứu đã được thực hiện về năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh ngành may nói riêng, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may bao gồm những thành phần nào?
2 Các thành phần đó có thể được phản ánh nổi bật nhất thông qua những chỉ tiêu nào?
3 Năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ đang ở mức nào nếu so sánh với nhau?
4 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ đang ở mức nào nếu so sánh với các doanh nghiệp may ở vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ trên những chỉ tiêu so sánh được?
5 Những nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may?
6 Những nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may?
7 Giải pháp nào mỗi doanh nghiệp may cần thực hiện để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình?
8 Giải pháp ở tầm vĩ mô nào cần thực hiện để hỗ trợ cho các doanh nghiệp may trong vùng cạnh tranh một cách tích cực với nhau, với các doanh nghiệp ngoài vùng và rộng hơn là với các đối thủ ngoài nước?
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến giải quyết các mục tiêu sau:
Thứ nhất, thiết kế được mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp may có thể ứng dụng vào phạm vi nghiên cứu là vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
Thứ hai, xây dựng được mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may với phạm vi nghiên cứu và vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
Trang 4Thứ ba, xác định được trạng thái năng lực cạnh tranh hiện tại và có tính dự
đoán của các doanh nghiệp may trong vùng khi so sánh với nhau và so với các doanh nghiệp may ngoài vùng
Thứ tư, làm rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh
nghiệp đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
Thứ năm, hình thành được một hệ thống các giải pháp thích đáng nhằm duy
trì và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung sự nghiên cứu của mình vào năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may nhằm xác định được các tiêu chí nào có thể thể hiện được năng lực của các doanh nghiệp may trong hoạt động cạnh tranh; sử dụng hệ thống chỉ tiêu
đó đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ trong thời gian qua; đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đó và đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong vùng
+ Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Đề tài sẽ có hai nội dung trọng yếu là đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực canh tranh của các doanh nghiệp đó và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
Về khách thể nghiên cứu:
Sản phẩm may rất đa dạng, có thể có trang phục, chăn màn, lều bạt và nhiều sản phẩm chuyên dụng khác Vì vậy, loại doanh nghiệp may cũng đa dạng theo Tuy nhiên, trong các loại sản phẩm may, sản phẩm trang phục (may mặc) là phổ biến nhất và thị trường trang phục cũng là thị trường có cường độ cạnh tranh gay gắt dễ thấy nhất Vì vậy, các doanh nghiệp may được nghiên cứu trong đề tài sẽ là
các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là trang phục (mã ngành là 14100)
Xét về phương thức sản xuất, các doanh nghiệp may có thể là may công nghiệp theo kiểu sản xuất hàng loạt hoặc may dịch vụ theo kiểu sản xuất đơn chiếc, phục vụ cá nhân hóa cho từng khách hàng Trong bối cảnh ở Việt nam, những
Trang 5v
doanh nghiệp thuộc hình thức sau thường có quy mô rất nhỏ, chỉ phục vụ cho người tiêu dùng địa phương phân bố trong phạm vi địa lý hạn hẹp Vì vậy, trong đề tài,
các nội dung nghiên cứu chỉ bao trùm các doanh nghiệp may công nghiệp
Xét về quy mô1, nhóm các doanh nghiệp may siêu nhỏ chiếm tỷ trọng không đáng kể xét trên phương diện tổng giá trị sản xuất tạo ra và tất yếu có nhiều hạn chế hơn trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp may có quy mô lớn hơn Vì vậy, các nghiên cứu trong luận án sẽ chỉ thực hiện với các doanh nghiệp may có quy mô nhỏ trở lên,
Về phạm vi không gian: phạm vi đóng trụ sở của các doanh nghiệp may là trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ Còn phạm vi không gian của thị trường thì
sẽ bao gồm cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài
Về phạm vi thời gian: xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài là xác định trạng thái năng lực cạnh tranh có tính hiện tại nhất chứ không nghiên cứu xu hướng biến động của năng lực cạnh tranh Vì vậy số liệu sử dụng đánh giá sẽ nằm ở hai năm gần nhất (để đảm bảo tính so sánh trong nội hàm của khái niệm năng lực cạnh tranh) Do số lượng doanh nghiệp nghiên cứu là khá lớn và lượng số liệu nhiều nên phải chủ yếu sử dụng kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục thống
kê Theo thông lệ, số liệu điều tra toàn quốc của năm 2012 chỉ có thể có được tập hợp vào tháng 8 năm 2013 dưới dạng thô và có thể chưa được phép xuất chính thức nên phạm vi số liệu xử lý chỉ đến năm 2011
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án được thực hiện theo phương pháp hỗn hợp: kết hợp định tính và định lượng
+ Phương pháp định tính:
Trước hết, việc khám phá các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh sẽ được thực hiện bằng phương pháp lý thuyết nền Cụ thể, các quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh, các khái niệm năng lực cạnh tranh, các mô hình lý thuyết về đánh giá năng lực cạnh tranh và nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp được tổng hợp một cách hệ thống Từ các mô hình nền, một mô hình
sẽ được lựa chọn dựa trên một số cân nhắc Theo mô hình nền đã được lựa chọn, các chỉ tiêu mà mô hình đề nghị sẽ được liệt kê, có thể được củng cố mức độ thuyết phục bằng cách tham khảo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác
1 Quy mô được xem xét dựa trên số lao động được quy định theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của
Chính phủ
Trang 6Sau đó, phương pháp nghiên cứu ý kiến chuyên gia được sử dụng với mục đích khám phá thêm hoặc sàng lọc các chỉ tiêu có thể áp dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may, chỉnh sửa các chỉ tiêu đã được đề nghị trong
mô hình nền theo hướng phù hợp với doanh nghiệp may, và nếu có thể, xác định các nhân tố được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may
Đối tượng được tiếp cận để thu thập thông tin trong nghiên cứu chuyên gia này sẽ là các nhà quản trị trung và cao cấp của các doanh nghiệp may trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, các cán bộ quản lý nhà nước trong ngành và các nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản trị trong các doanh nghiệp may Vì các đối tượng này không có nhiều thời gian nên việc tập hợp thành nhóm hầu như không thực hiện được Do vậy, phương pháp thu thập thông tin sẽ là thảo luận tay đôi và thảo luận qua mail dựa trên một bảng câu hỏi hỗ trợ (sẽ được trình bày chi tiết hơn ở chương 1)
Với thảo luận tay đôi, người phỏng vấn sẽ giới thiệu mục đích nghiên cứu, đặt câu hỏi trực tiếp với các chuyên gia Vì mục tiêu khám phá thêm các chỉ tiêu, xác định các chỉ tiêu được cho là quan trọng, hiệu chỉnh các chỉ tiêu, và với lập luận rằng chỉ tiêu quan trọng thường là các chỉ tiêu thường chiếm lĩnh tâm trí của người được phỏng vấn nên các câu hỏi sẽ là mở Để hỗ trợ chuyên gia trong việc nghĩ và trả lời về các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, người hỏi có thể sử dụng đến các câu hỏi có tính gợi ý liên kết tư duy của chuyên gia với các chỉ tiêu đã được giới thiệu bởi nhiều nhà nghiên cứu Người phỏng vấn sẽ ghi chép lại các câu trả lời của các chuyên gia
Trong nghiên cứu này, các phương tiện ghi âm sẽ không sử dụng vì điều này
là khá nhạy cảm, có thể gây ức chế tâm lý cho người được phỏng vấn và tác động không tích cực đến kết quả nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Trong trường hợp không thể tiếp cận trực tiếp với các chuyên gia trong danh sách lựa chọn (vì lý do khoảng cách địa lý, thời gian rảnh của chuyên gia…), hình thức trao đổi qua mail sẽ được sử dụng Chuyên gia tham gia nghiên cứu được gửi một bảng các câu hỏi qua mail và sau đó gửi lại phần trả lời của họ qua mail Những trao đổi thêm có thể thực hiện qua mail hoặc điện thoại
Ngoài việc điều tra ý kiến của các chuyên gia như đã trình bày, ý kiến của các chuyên viên trong các cơ quan chức năng liên quan đến nguồn số liệu như Sở Công Thương Đà nẵng, Phòng Công nghiệp-Sở Công Thương Quảng Nam, Cục
Trang 7vii
thống kê Đà nẵng và Tổng cục Thống kê cũng được tham vấn về khả năng thu thập
dữ liệu nhằm xác định tính khả thi của các chỉ tiêu
+ Phương pháp định lượng:
Sau khi tập hợp được tất cả các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh từ mô hình nền và từ ý kiến bổ sung của các chuyên gia, dữ liệu phân tích sẽ được sử dụng
từ các cuộc điều tra trên quy mô rộng của Tổng cục Thống kê Từ các dữ liệu đó, năng lực cạnh tranh sẽ được đánh giá trên những chỉ tiêu có thể sử dụng Vì trong khuôn khổ đề tài, năng lực cạnh tranh được nghiên cứu ở cấp doanh nghiệp may với một số lượng lớn các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp may đã được phân nhóm theo quy mô, loại hình kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm (là 3 nhân tố được xem là nhân tố gốc) Cách tiếp cận nghiên cứu sẽ là dựa trên giá trị quan sát có tính đại diện của chỉ tiêu nhưng có tính đến các giá trị cá biệt Vì vậy, không chỉ có giá trị trung bình tương ứng với các chỉ tiêu đánh giá của các nhóm doanh nghiệp được sử dụng mà đề tài sẽ dùng công cụ Thống kê mô tả trên Excell để xác định gần như đầy đủ các thông số thống kê của nhóm Năng lực cạnh tranh của các nhóm doanh nghiệp sẽ được phân tích từ bảng thống kê mô tả đó, trong đó có giá trị trung bình
và nhiều thông số thể hiện sự khác biệt giữa các giá trị quan sát cả thể, mối quan hệ giữa các giá trị cá thể và giá trị trung bình
Sự khác biệt về năng lực cạnh tranh giữa các nhóm doanh nghiệp may theo quy mô, theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp và giữa các vùng kinh tế trọng điểm sẽ được kiểm định bằng công cụ phân tích ANOVA trên Excell
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong vùng, có hai phương pháp được thực hiện song song Với những nhân tố thuộc doanh nghiệp, một cuộc điều tra với quy mô nhỏ hơn, chỉ trên các doanh nghiệp may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, đã được tiến hành Với các nhân tố ngoài doanh nghiệp, các dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi Tổng Cục Thống kê và được tìm kiếm từ một số nguồn khác đã được sử dụng để tiến hành các phân tích so sánh trong phạm vi có thể được
5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
Luận án dự kiến đạt được các kết quả nghiên cứu sau:
+ Một hệ thống lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về năng lực cạnh tranh
Trang 8+ Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may và mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may có khả năng ứng dụng vào bối cảnh nghiên cứu cụ thể là vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
+ Kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
+ Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
+ Một số các đề xuất ở tầm vi mô lẫn vĩ mô nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
6.1 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
Kể từ khi các lý thuyết kinh tế được nghiên cứu một cách nghiêm túc và hệ thống thì cũng là khi cạnh tranh được xem xét dưới lăng kính hàn lâm Mặc dù việc nghiên cứu cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và giữa các doanh nghiệp nói riêng đã được thực hiện từ rất lâu nhưng khái niệm năng lực cạnh tranh cũng như những nghiên cứu về lĩnh vực này lại tương đối mới mẻ Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh bắt đầu từ cuối những năm 70 và chỉ thực sự phát triển mạnh trong những năm 90 cho đến nay Do có sự bùng nổ mạnh
mẽ từ năm 90 cho đến nay nên các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh có thể được tìm thấy khá nhiều Qua các công trình nghiên cứu này, có thể ghi nhận ra một số vấn đề sau:
6.1.1 Các cấp độ nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
Trong các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, khái niệm năng lực cạnh tranh đã được nghiên cứu ở ba cấp độ: quốc gia, ngành, doanh nghiệp (và cả ở sản phẩm)
Ở cấp độ quốc gia, có thể tìm thấy khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc gia, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia trong Báo cáo của Ủy ban về cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ (1985, trích trong Flanagan và cộng sự,
2005, tr.20), trong nghiên cứu của Scott và Lodge (1985, trích trong Flanagan và cộng
sự, 2005, tr.20 ), của Báo cáo cạnh tranh thường niên 2003 ( trích trong Herciu, Mihaela and Toma, 2006, tr.1 ); của Porter và Schwab (2009); của Competitiveness Support
Trang 9ix
Fund2 (dưới sự bảo trợ của USAID, 2008 và 2009); của Hausman, Austin và cộng
sự (2009); của Porter (2012) …
Ở cấp độ ngành, các nghiên cứu ứng dụng được công bố trên mạng còn nhiều hơn Ví dụ các nghiên cứu của Electronics and Electrical Engineering Laboratory (1993); của Gelei (2004); của Mattson và Koo (2004); của Flanagan, Jewel, Ericsson và Henricsson (2005); của Shoemaker và cộng sự (2008); của Chen,
Wu, và Ark (2008) …
Ở cấp độ doanh nghiệp (DN) có thể kể đến các nghiên cứu của Prahalad & Hamel (1990); của Kumar và Chadee (2002); của Mills và cộng sự (2002); của Sago (2003); của Lucato (2006); của Gehlhar và cộng sự (2006); Chikan (2006); của Depperu và Cerrato; của B Plawgo và M Chapman; của Markus; của Bibu và cộng sự; của Guo3…
Một điều dễ dàng nhận ra từ các nghiên cứu trên về năng lực cạnh các nhà nghiên cứu có quan điểm không giống nhau xét về cách quan niệm năng lực cạnh tranh, từ đó cũng đưa ra những cách thức đo lường và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh khác nhau
Với mục tiêu nghiên cứu của mình, đề tài sẽ đặt trọng tâm vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh ở cấp DN
6.1.2 Các quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh
Trên thực tế, có sự không thống nhất trong cách hiểu về năng lực cạnh tranh trong các công trình nghiên cứu về chủ đề này cả trong và ngoài lĩnh vự may Các nghiên cứu của có tính tổng hợp của Abastha và Momaya (2004), Mohamed (2005), của Dwyer và Kim, Depperu4…đã chỉ ra điều này Theo sự tổng hợp này, các quan điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh được phân chia làm 3 nhóm Nhóm nghiên cứu thứ nhất đi theo quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh dựa trên hiệu quả hoạt động (Performance) Theo nhóm nghiên cứu này, năng lực cạnh tranh của một
DN thể hiện ở những chỉ báo về hiệu quả hoạt động Nhóm nghiên cứu thứ hai lại
có quan điểm cho rằng một DN có năng lực cạnh tranh cao khi nắm trong tay các tài sản/nguồn lực (Asset) dồi dào Nhóm thứ ba lại cho rằng các quá trình (Process)
2
Quỹ hỗ trợ năng lực cạnh tranh
3
Các tài liệu nghiên cứu này không ghi rõ thời gian công bố
4 Không ghi rõ năm công bố
Trang 10khai thác nguồn lực mới là chỉ báo tốt cho năng lực cạnh tranh Có thể tóm tắt các quan điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh như trong bảng 1 (trang bên)
Kế thừa các tư tưởng của các nhà nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 1, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu đi theo xu hướng tích hợp cả 3 yếu tố trên khi xem xét năng lực cạnh tranh mà điển hình như Buckley và đồng nghiệp (1988, trích trong Ambastha và Mommaya, 2004, tr 51), Momaya (1998, trích trong Flanagan và cộng sự, 2005, tr.26)
Mặc dù có ba quan điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh như đã trình bày ở trên và mặc dù rằng ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đi theo trường phái tích hợp cả
ba quan điểm nhưng xét trên khía cạnh đánh giá năng lực cạnh tranh, quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh dựa trên hiệu quả hoạt động (Performance) vẫn có nhiều ưu điểm như:
+ Phản ánh năng lực cạnh tranh một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất Nhìn chung, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với sự thành công của DN mà sự thành công
đó, một cách đơn giản, được hiểu là việc đạt được các mục tiêu của DN Vì vậy, các đánh giá về hiệu quả hoạt động, dù phần nhiều mang tính bề mặt và hướng về quá khứ nhiều hơn, vẫn được sử dụng phổ biến
+ Phần lớn các chỉ tiêu đánh giá có giá trị rõ ràng, đo lường dễ dàng và mang tính khách quan
+ Dữ liệu về các chỉ tiêu đánh giá cũng không quá khó thu thập ngay cả khi nghiên cứu trải trên nhiều DN mà đây chính là đặc điểm phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, quan điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh được sử dụng trong đề tài sẽ là quan điểm hiệu quả hoạt động (Performance)