1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đề tài ĐỘNG đất

16 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 270,19 KB

Nội dung

Định nghĩa - Động đất những rung động xảy ra trong vỏ hay trên bề mặt Trái Đất với cường độ khác nhau, lan truyền trên một diện tích rộng lớn.. Năng lượng của động đất được trải dài tron

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH

………………

Tiểu luận

NHÓM: 15 Các thành viên trong nhóm:

1.Huỳnh Thị Yến Nhi 2.Trần thị Mỹ Dung 3.Nguyễn Thị Ánh Thu

Trang 2

ĐỘNG ĐẤT

I Sơ lược về động đất

a Định nghĩa

- Động đất những rung động xảy ra trong vỏ hay trên bề mặt Trái Đất

với cường độ khác nhau, lan truyền trên một diện tích rộng lớn

- Diễn ra đột ngột, nhanh chóng và gây ra những thảm họa lớn cho con

người

b Đặc điểm:

Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất

1 Tâm động đất

Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất

có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn" Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu Điểm này được gọi là chấn tiêu (hypocentre) Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm (epicentre)

Nhiều động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, có thể vì đáy biển bị biến thể hay vì đất lở dưới đáy biển gây ra

Trang 3

2 Sóng địa chấn

Các nhà địa chấn phân chia ra bốn loại sóng địa chấn, được xếp thành 2

nhóm: 2 loại gọi là sóng khối (Body waves) và 2 loại gọi là sóng bề mặt (Surface waves)

Sóng khối phát xuất từ chấn tiêu và lan truyền ra khắp các lớp của Trái Đất Tại chấn tâm thì sóng khối lan đến bề mặt sẽ tạo ra sóng mặt Bốn sóng này có vận tốc lan truyền khác nhau, và tại trạm quan sát địa chấn ghi nhận được theo thứ tự đi đến như sau:

 Sóng P: Sóng sơ cấp (Primary wave) hay sóng dọc (Longitudinal wave)

 Sóng S: Sóng thứ cấp (Secondary wave) hay sóng ngang (Shear

wave)

 Sóng Love: Một dạng sóng mặt ngang phân cực ngang

Sóng Rayleigh: còn gọi là rung cuộn mặt đất (Ground roll)

Sóng khối: P, S, và sóng mặt: Love, Rayleigh

3 Cường độ rung động

Trang 4

Mỗi trận động đất có một độ Richter duy nhất xác định sức tàn phá của nó trong khi cường độ thì thay đổi tùy theo khoảng cách xa hay gần đối với chấn tâm Có thể so sánh với một cây pháo: kích thước của cây pháo nói lên sức mạnh lúc nổ (tương ứng với độ Richter) và tiếng nổ nghe được (tương ứng với cường độ của trận động đất)

Để hình dung cụ thể hơn về độ Richter ta có các ví dụ sau:

- Năng lượng của trận động đất mạnh 7,3 độ Richter có năng lượng nổ

của quả bom 50 triệu tấn thuốc nổ TNT

- Trận đọng đất 8,5 độ Richter đã từng xảy ra năm 1950 trong dãy

Hymalaya có năng lượng tương đương với năng lượng của 100.000 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima tháng 8 – 1945

Thanh độ mạnh Richter

Lịch sử

Thang đo Richter được Charles Francis Richter đề xuất vào năm

1935 Đầu tiên nó được sử dụng để sắp xếp các số đo về cơn động đất địa phương tại California Những số đo này được đo bằng một địa chấn kế đặt

xa nơi động đất 100 km

Báo chí không chuyên môn về khoa học thường nói ra độ lớn động đất "theo thang Richter" Tuy nhiên, phần nhiều độ lớn được tính ngày nay thực sự là tính toán theo thang độ lớn mô men, tại vì thang Richter cũ hơn không thích hợp với các độ lớn hơn 6,8 Trung tâm Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) không sử dụng thang này đối với các trận động đất có cường độ nhỏ hơn 3,5

Nguyên tắc

Thang đo Richter là một thang lôgarit với đơn vị là độ Richter Độ Richter tương ứng với lôgarit thập phân của biên độ những sóng địa chấn

đo ở 100 km cách chấn tâm của cơn động đất Độ Richter được tính như sau:

Với A là biên độ tối đa đo được bằng địa chấn kế và A0 là một biên

độ chuẩn

Trang 5

Theo thang Richter, biên độ của một trận động đất có độ Richter 6 mạnh bằng 10 lần biên độ của một trận động đất có độ Richter 5 Năng lượng được phát ra bởi trận động đất có độ Richter 6 bằng khoảng 31 lần năng lượng của trận động đất có độ Richter 5

Các mức độ

Thang Richter là một thang mở và không có giới hạn tối đa Trong thực tế, những trận động đất có độ Richter lớn hơn hoặc bằng 9 là những trận động đất kinh khủng Thí dụ trận động đất tại Chile ngày 22 tháng 5 năm 1960 với độ Richter bằng 9,5

Không

đáng kể

nhỏ hơn 2,0 Động đất thật nhỏ, không cảm nhận được Khoảng 8.000

lần mỗi ngày

Thật nhỏ 2,0-2,9 Thường không cảm nhận nhưng đo được Khoảng 1.000

lần mỗi ngày

Nhỏ 3,0-3,9 Cảm nhận được nhưng ít khi gây thiệt hại Khoảng 49.000

lần mỗi năm

Nhẹ 4,0-4,9 rung chuyển đồ vật trong nhà Thiệt hại khá

quan trọng.

Khoảng 6.200 lần mỗi năm

Trung

bình

5,0-5,9 Có thể gây thiệt hại nặng cho những kiến trúc

không theo tiêu chuẩn phòng ngừa địa chấn

Thiệt hại nhẹ cho những kiến trúc xây cất đúng tiêu chuẩn.

Khoảng 800 lần mỗi năm

Mạnh 6,0-6,9 Có sức tiêu hủy mạnh trong những vùng đông

dân trong chu vi 180 km bán kính.

Khoảng 120 lần mỗi năm

Rất

mạnh

7,0-7,9 Có sức tàn phá nghiêm trọng trên những diện

tích to lớn.

Khoảng 18 lần mỗi năm

Cực

mạnh

8,0-8,9 Có sức tàn phá vô cùng nghiêm trọng trên

những diện tích to lớn trong chu vi hàng trăm

km bán kính.

Khoảng 1 mỗi năm

Cực kỳ

mạnh

mỗi 20 năm

Kinh

hoàng

10+ Gây ra hậu quả khủng khiếp nhất cho Trái Đất Có thể không

xảy ra

Các thang đo khác

Thang độ lớn mô men (Mw)

Trang 6

Thang Rossi-Forel (viết tắt là RF)

Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik (viết tắt là MSK)

Thang Mercalli (viết tắt là MM)

Thang Shindo của cơ quan khí tượng học Nhật Bản

Thang EMS98 tại châu Âu

Quy mô rung động ( cấp chấn động)

Động đất được chia thành 12 cấp chấn động

- Cấp I – Động đất không cảm thấy, chỉ có máy mới ghi nhận được

- Cấp II – Động đất ít cảm thấy (rất nhe) Trong những trường hợp riêng

lẻ, chỉ có người nào đang ở trạng thái yên tĩnh mới cảm thấy được

- Cấp III – Động đất yếu Ít người nhận biết được động đất Chấn động y

như tạo ra bởi một ô tô vận tải nhẹ chạy qua

- Cấp IV – Động đất nhận thấy rõ Nhiều người nhận biết động đất, cửa

kính có thể kêu lạch cạch

- Cấp V – Thức tỉnh Nhiều người ngủ bị tỉnh giấc, đồ vật treo đu đưa.

- Cấp VI – Sợ hãi Đa số người cảm thấy động đất, nhà cửa bị hư hại

nhẹ, lớp vữa bị rạn

- Cấp VII – Hư hại nhà cửa Đa số người sợ hãi, nhiều người khó đứng

vững, nứt lớp vữa, tường bị rạn nứt

- Cấp VIII – Phá hoại nhà cửa Sợ hãi và khủng khiếp, ngay người lái ô

tô cũng lo ngại, tường nhà bị nứt lớn, mái hiên và ống khói bị rơi

- Cấp IX – Hư hại hoàn toàn nhà cửa Khủng khiếp hoàn toàn, một số

nhà bị sụp đổ, tường, mái, trần bị sập, nền đất có thể bị nứt rộng 10

cm

- Cấp X – Phá hoại hoàn toàn nhà cửa Nhiều nhà bị sụp đổ, nền đất có

thể bị nứt rộng đến 1 mét

- Cấp XI – Thảm họa Nhà xây tốt, cầu, đập nước và đường sắt bị hư hại

nặng, mặt đất bị biến dạng, vết nứt rộng, sụp đổ lớn ỏ núi

- Cấp XII – Thay đổi địa hình Phá huỷ mọi công trình ở trên và dưới

mặt đất, thay đổi địa hình trên diện tích lớn, thay đổi cả dòng sông, nhìn thấy mặt đất nổi sóng

II Nguyên nhân

Gồm 3 nguyên nhân chính:

Trang 7

- Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo

ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy

Lớp vỏ Trái đất được tạo thành từ nhiều mảng kiến tạo dày khoảng 100 km và liên tục di chuyển với tốc độ khoảng 10cm/ năm Tốc độ như vậy có vẻ chẳng đáng kể, nhưng trên thực tế, những mảng kiến tạo khổng lồ này lại di chuyển theo những hướng khác nhau với vận tốc khác nhau, dẫn đến tình trạng đôi khi chúng sẽ đâm vào nhau,

bị kéo xa khỏi nhau hoặc trượt qua nhau Và kết quả của những việc này là động đất

- Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá

với khối lượng lớn

- Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả gây rung động không chủ

ý, hay các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất

Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa chấn

Hầu hết mọi sự kiện động đất tự nhiên xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của Trái Đất Các nhà khoa học dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này Nó dẫn đến phân loại:

Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên

đĩa.

 Những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi

là động đất trong đĩa.

III Ảnh hưởng của động đất

Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê

vỡ, và hỏa hoạn… Động đất ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất Động đất gây thiệt hại nặng nề về con người cũng như cơ sở vật chất và kinh tế Hằng năm, động đất có thể

Trang 8

cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người trên Trái Đất Những trận động đất phá hủy nhà cửa, ruộng vườn, trang trại, bệnh viện, nơi làm việc của con người, làm đảo lộn cuộc sống của con người Những người có thể thoát chết sau cơn địa chấn thì lại chết vì đói và rét do không còn nơi ăn chốn ở

Động đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường trên Trái Đất Động đất làm thay đổi địa hình địa mạo, phá hủy nặng nề môi trường sinh thái trên Trái Đất Động đất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bao gồm cả môi trường đất, nước và không khí, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất Động đất cũng là nguyên nhân của rất nhiều tai biến gây nguy hiểm cho con người và sinh vật trên Trái Đất:

Lở đất: Động đất làm cho đất đá trên các ngọn đồi núi sạt lở, lao

xuống dốc với tốc độ lớn gây ra thiệt hại vô cùng nghiêm trọng Nó cuốn phăng mọi thứ trên đường đi , bao gồm nhà cửa, cây cối, xe cộ, con người và vật nuôi

Ngày 31/05/1970 một trận động đất mạnh 7,8 độ richter làm chấn động Peru Và tai họa ập xuống, hàng triệu tấn đá và băng trên ngọn núi Huascaran lao ầm ầm xuống với tốc độ hủy diệt, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, toàn bộ thị trấn Yungay bị san phẳng và hầu hết

cư dân bị chôn sống Trận động đất ngày 12/05/2008 tại Tứ Xuyên , Trung Quốc là khoảng 78.000 người chết hoặc mất tích, 370.000 người

bị thương chỉ trong vòng một huyện thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc khi một trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra

Đất nứt: Động đất làm cho bề mặt địa cầu bị nứt nẻ, chỗ thì dâng

cao, chỗ thì thụt lún xuống thấp, làm thay đổi diện mạo quang cảnh; đường sá, cầu cống bị chia cắt, nhà cửa đổ sập… Trên bề mặt đất xuất những khe nứt, những hố tử thần gây ra những hiểm nguy khó lường cho con người

Trong một trận động đất ở Alaska năm 1964, một vùng đất diện tích bằng nước Pháp nghiêng lệch đi Làng chài Cordova bị đẩy lên cao tít khiến thủy triều không thể vào tới cầu cảng, những chiếc thuyền bè đánh cá nằm chơi vơi trên cao, những vùng đất trước đây khô ráo nay ngập trong nước biển

Trang 9

Sóng thần: Động đất khiến cho các mảng địa chất dưới đáy biển va

chạm vào nhau tạo ra các cơn sóng thần Chúng cao hàng chục mét

và di chuyển với tốc độ cực lớn, phá hủy mọi thứ trên đường đi và tràn vào bờ phá hủy nhà cửa, cây cối, và dân cư bị cuốn trôi, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho dân cư ven biển

Một trận động đất mạnh 7,7 độ richter làm rung chuyển Ấn Độ Dương ngày 17/07/2006 tại địa điểm cách 200km phía nam Pangandaran, một bãi biển đẹp nổi tiếng với những đợt sóng thích hợp cho những người ưa thích môn lướt sóng Trận động đất này đã gây ra một cơn sóng thần với nhiều độ cao khác nhau từ 2m tại Cilacap tới 6m tại bãi biển Cimerak cuốn và phạt bằng những ngôi nhà ở sâu 400m bên trong bờ biển Số lượng nạn nhân được thông báo gồm khoảng 600 người chết và 150 người mất tích Thuyền bị hất lên bờ sau cơn sóng thần

Triều giả: Triều giả là hiện tượng nước trong các hồ chao qua chao

lại một cách dữ dội sau cơn động đất ở một khu vực nào đó Triều giả xảy ra do sóng địa chất sau trận động đất lan truyền trong lòng đất đá làm cho đất đá dưới lòng hồ bị rung chuyển làm nước cũng bị xáo động theo với cường độ mạnh làm cho thuyền bè bị chim đắm, nước ập vào khu vực xung quanh bờ phá hủy nhà cửa, cây cối, phương tiện và gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người

Đê vỡ: Động đất gây ra các chấn động mạnh, làm cho các tuyến đê

điều bị nứt vỡ, gặp triều cường, nước tràn vào các khu dân cư, các thành phố lớn và đất sản xuất gây ngập úng, ngập mặn, nhà cửa chìm trong biển nước, giao thông trì trệ, ô nhiễm môi trường…

Hỏa hoạn: Động đất không chỉ phá hủy nhà cửa, cầu cống, xe cộ…

mà còn là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn trên diện rộng Tàn lửa từ những chiếc đèn dầu hay những chiếc bếp sau động đất đã nhóm lên những ngọn lửa lớn thiêu cháy mọi thứ trong hàng mấy ngày liền

mà không thể dập tắt Đây chính là nguy cơ tồi tệ nhất để lại sau những trận động đất mà con người còn phải hứng chịu

Trang 10

IV Cách phòng chống động đất

Vì động đất xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất

để đối phó là làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên Ở những nước như Nhật Bản, người ta xây dựng nhà cửa bằng các loại vật liệu nhẹ, bền dẻo, có thể chịu được những rung động mạnh Người ta cũng tiếp tục nghiên cứu những quy luật của động đất để dự báo chính xác, kịp thời có biện pháp di dân ra khỏi vùng nguy hiểm, tránh những thiệt hại về người và của

Động đất là một thiên tai không thể dự báo trước được, cho nên những người sống ở một nơi gần những nơi thường có động đất không thể tránh nó được Tuy nhiên, có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc,

và sau động đất để tránh thương tích và thiệt hại do động đất gây ra

Trước động đất

- Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc Những thứ như

tivi, gương, máy tính, v.v nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích Tranh, gương, v.v nên được đặt xa giường ngủ

- Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v xa khỏi các

cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng ngả vẫn không làm chướng ngại lối ra Chúng cũng nên được dính chặt vào tường

- Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn

- Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất.

- Tại một nơi dễ đến, dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đè pin, pin,

rađiô, băng, thuốc men Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn

- Chọn một nơi tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi

động đất xảy ra

Trong lúc động đất

- Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà, chui xuống một gầm bàn lớn

hay giường nếu nó có thể chịu được nhiều vật rớt Như thế khi nhà sập

Trang 11

vẫn có khí thở Nếu bàn chuyển động, đi theo bàn Nếu không có gầm bàn thì tìm góc phòng hay cửa mà đứng Tránh cửa kính

- Tránh xa những vật có thể rơi xuống.

- Che mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn trúng.

- Nếu điện cúp, dùng đèn pin Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể

gây hỏa hoạn

- Nếu động đất xảy ra trong lúc ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà và

dây điện Tìm chỗ trống mà đứng

- Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường Tránh các

cột điện, dây điện, và đường cầu

Sau động đất

- Kiểm tra thử có ai bị thương không Đừng di chuyển người bị thương

trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác Gọi cấp cứu nếu

có người tắt thở Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu

- Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận

động đất vừa xảy ra Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích

- Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không.

- Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước Nếu ngửi thấy có mùi

hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài

- Thông báo các nhà chức trách.

- Đến nơi đã chọn để tụ họp và tính đầy đủ

V. Hiện trạng động đất

1 Trên thế giới

a Hiện trạng động đất trên thế giới

Theo các kết quả thống kê tỉ mỉ của các nhà địa chấn, hằng năm trên toàn địa cầu xảy ra hơn 1 triệu trận động đất với các độ mạnh khác nhau, trong số đó có khoảng 100 ngàn trận động đất con người cảm nhận được, 100 trận động đất gây tác hại và chỉ 1 trận động đất gây

Ngày đăng: 26/05/2016, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w