Mục tiêu của hoạt động quan trắc môi trường?-Quan trắc môi trường là theo dõi định kì hoặc thường xuyên tần suất đều nhau chất lượng môi trường với trọng tâm, trọng điểm hợp lí phục vụ h
Trang 11, Thế nào là quan trắc môi trường? Mục tiêu của hoạt động quan trắc môi trường?
-Quan trắc môi trường là theo dõi định kì hoặc thường xuyên tần suất đều nhau chất lượng môi trường với trọng tâm, trọng điểm hợp lí phục vụ hoạt động BVMT và PTBV
-Nội dung của quan trắc MT
Đo đạc, ghi nhận, kiểm soát, theo kế hoạch về thời gian, không gian nhằm theo dõi các thay đổi về chất và lượng các thành phần môi trường
-Quan trắc MT là tiền đề và là cơ sở khoa học kiểm soát MT
-Mục tiêu của QTMT
+xác định các tác động của ô nhiễm tới con người và MT xung quanh
+đánh giá liên quan của chất gây ÔNMT với các thành phần MT
+đánh giá sự cần thiết đối với sự kiểm soát phát thải chất ô nhiễm và xác định tiêu chuẩn thải
2,Các hoạt động quan trắc môi trường đảm bảo những yêu cầu gì?Đối tượng của các hoạt động quan trắc môi trường và cơ sở để xác định đối tượng của QTMT ?
-Yêu cầu của quá trình quan trắc
+tập trung vào các vấn đề MT quan trọng của quốc gia , vùng lãnh thổ và các đối tượng chủ yếu (không khí, nước, đất )
+bao quát được cả mặt không gian, thời gian, diễn biến bằng số lượng tối thiểu các trạm quan trắc và thông số MT
= để xác định được không gian phải xác định được vị trí thích hợp để đặt trạm quan trắc = để theo dõi thời gian cần phải xác định các thời điểm, chu kì, tần số đo đạc theo mùa, năm, tháng
+yêu cầu khoa học về số liệu quan trắc
= độ chính xác của số liệu quan trắc
= tính đồng nhất của số liệu
= theo dõi liên tục theo thời gian các biến đổi MT bằng các chuỗi số liệu khác nhau
= tính tương quan cho pháp loại trừ trạm thừa, bổ sung trạm thiếu
= tính hoàn chỉnh đồng bộ
= tính đặc trưng số liệu
-Đối tượng của các hoạt động quan trắc MT là các thành phần của MT chịu ảnh hưởng của những tác động do con người gây ra những biến đổi của MT tự nhiên và nhân tạo trên trái đất +nhà máy nhiệt điện: bụi, khí độc, SO2, chất thải rắn, nước thải
+nhà máy chế biến thực phẩm: NH3, bụi than, khí CO, nước thải, chất thải rắn,
- Cơ sở để xác định đối tượng của QTMT
+chất lượng của các thành phần MT (không khí, đất, nước)
+quy luật biến đổi MT quy mô toàn cầu hoặc khu vực
+nồng độ của các chất ô nhiễm trong MT
+mức độ phát thải nguồn ô nhiễm khu vực
+nguồn điểm, đường, mặt, nguồn cố định hoặc di động, tự nhiên hoặc nhân tạo
+các biến động về tài nguyên MT khu vực hoặc quy mô toàn cầu
+sức khỏe cộng đồng
+tình trạng hoạt động của hệ sinh thái
+mật độ và phân bố của các quần thể sinh vật
3,Chương trình QTMT là gì? Trình bày sơ đồ chương trình QTMT, các hoạt động QTMT và vai trò của các hoạt động đó
Khái niệm
-Chương trình quan trắc MT là kế hoạch quan trắc MT cho một đối tượng cụ thể Chương trình được xây dựng trên cơ sở phân tích khoa học về nhu cầu và khả năng thực hiện nhằm có được thông tin đầy đủ và hệ thống về đối tượng
Trang 2 Sơ đồ chương trình quan trắc môi trường :
Các hoạt động của quan trắc môi trường và vai trò :
- Lập kế hoạch : xây dựng tiêu đề kĩ thuật và phân tích các giải pháp thay thế ( áp dụng ở đâu , khi nào )
- Triển khai : Thiết lập và xây dựng hệ thống quan trắc, xây dựng các tiêu chuẩn về dòng khí, thiết lập các phạm vi thanh tra, yêu cầu về phương tiện
- Vận hành : Hoạt động với các phương tiện quan trắc, tiến hành thanh tra, xử lí số liệu, lập báo cáo và phổ biến thông tin, sửa chữa và bảo hành thiết bị
Lập báo cáo
Sử dụng thông tin
Chất lượng
môi trường Thu thập
mẫu
Phân tích trong phòng thí nghiệm Xử lí
số liệu
Lựa chọn thiết bị lấy mẫu
và thiết bị đo
Đối tượng nghiên cứu
Các thông số quan trắc
Phương pháp lấy mẫu
Lựa chọn kĩ thuật lấy mẫu
Lựa chọn phương pháp tách
tương quan Lưu trữ số liệu
Lập báo cáo
Phổ biến thông tin
Thời gian quan trắc
Lựa chọn vị trí đo và số
lượng vị trí quan trắc
Điều chỉnh
và QC
Trang 34,Hãy trình bày phương pháp xử lý số liệu trong QTMT
Số liệu thu thập được ở dạng thô cần được xử lí theo các phương pháp khác nhau để loại bỏ sai số
Xác định các thông tin có liên quan tới an ninh quốc gia, bí mật của cơ sở
Loại trừ sai số
+điều chỉnh các số liệu theo hệ số và các yếu tố tác động, phân tích đối sánh với bộ số liệu lưu trữ về loại hình hoạt động tương ứng trong khu vực
+phân tích và thống kê: tính giá trị trung bình, độ chênh lệch để phát hiện ra sai số hệ thống +phân tích tương quan sau khi loại trừ các sai số thô
-lựa chọn các số liệu không có sai số thô
-lựa chọn các bộ số liệu đặc trưng theo nội dung cần xem xét
-xem xét tính tương quan giữa các chuẩn số liệu của các vị trí, từ đó loại trừ các vị trí không có lợi và xác định các vị trí cần bổ sung trong quá trình quan trắc về sau
Liên kết các số liệu thu thập được với nguồn gây ô nhiễm hay biến động về MT trong khu vực
+xem xét đối sánh số liệu thu được với những tác động của nguồn gây ô nhiễm trên mặt đất +xem xét các yếu tố ảnh hưởng về khí tượng
+xem xét yếu tố ảnh hưởng về địa hình, cảnh quan
Trang 45,Hãy thiết kế mạng lưới QTMT Không khí ( lựa chọn ví trí lấy mẫu, các thông số xác định, thời gian và tần suất lấy mẫu, phương pháp quan trắc )
a, Lựa chọn vị trí lấy mẫu
-Căn cứ vào mục tiêu chương trình quan trắc
-Phải điều tra, khảo sát các nguồn thải gây ô nhiễm MT không khí xung quanh tại khu vực cần quan trắc Sau khi đi khảo sát thực tế vị trí các điểm quan trắc được đánh dấu trên sơ đồ hoặc bản đồ
-Chú ý:
+điều kiện thời tiết: hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, độ ẩm, nhiệt độ không khí
+điều kiện địa hình phải thuận tiện, thông thoáng, đại diện cho khu vực quan tâm Tại những nơi có địa hình phức tạp, vị trí quan trắc được xác định chủ yếu theo theo các điều kiện phát tán cục bộ
+tùy thuộc vào yêu cầu đối tượng của chương trình quan trắc
+vị trí từ nguồn phát thải đến điểm đo phải tính toán sao cho nồng độ chất ô nhiễm là lớn nhất
b, Các thông số xác định
-Muốn xác định được chính xác các thông số cần phải tiến hành khảo sát hiện trường, khảo sát và thu thập thông tin về địa điểm quan trắc (khu dân cư, khu sản xuất, ), loại hình sản xuất, các vị trí phát thải, nguồn thải, từ đó lựa chọn chính xác các thông số đặc trưng và đại diện cho vị trí quan trắc
-Các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng MT không khí xung quanh
+các thông số bắt buộc đo đạc tại hiện trường: hướng gió, tốc dộ gió, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời
+các thông số khác: SO2, NO2, Nox, CO, O3, TSP, PM10, Pb
-Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của chương trình quan trắc, còn có thể quan trắc các thông
số theo QCVN 06:2009/BTNMT
-Không khí khu vực sản xuất
Phân tích quy trình sản xuất và nguyên nhiên liệu tiêu thụ để định tính chất ô nhiễm
Ví dụ
Trong cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu: CO, CO2, Clo tự do, H2S, NH3, tác nhân lạnh,
độ ẩm, nhiệt độ, tiếng ồn, tốc độ gió, độ chiếu sáng
Cơ sở mạ điện: hơi axit, hơi kiềm, hơi dung môi hữu cơ, kim loại mạ, độ ẩm, nhiệt độ, tiếng ồn, tốc độ gió, độ chiếu sáng
-Khí thải
Phân tích quy trình sản xuất và nguyên nhiên liệu tiêu thụ để định tính chất ô nhiễm
Ví dụ
Khí thải lò hơi: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, lưu lượng, CO, CO2, SOx, NOx, bụi
Khí thải lò đốt chất thải: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, lưu lượng, CO, CO2, SOx, NOx, bụi, kim loại ( Pb, Cd, As, Hg, Zn), Clo, Dioxin, Furan,
Khí thải từ ống xả phân xưởng sơn: hơi dung môi hữu cơ (xylen, toluen, benzen), bụi, kim loại,
c, Thời gian và tần suất lấy mẫu
Thời gian lấy mẫu dao động từ 30 phút đến một ngày, thậm chí vài tuần
Phụ thuộc vào các yếu tố như: mục tiêu quan trắc, thông số cần quan trắc, dạng lấy mẫu được sử dụng là chủ động hay bị động, độ nhạy cảm của phương pháp phân tích
d, Phương pháp quan trắc
- Phương pháp lấy mẫu tự động ( liên tục )
- Phương pháp cảm biến điều khiển từ xa
- Phương pháp lấy mẫu chủ động ( không liên tục )
- Phương pháp thụ động
Trang 56,Thiết kế mạng lưới QTMT nước mặt ( sông, suối, ao hồ ) (Lựa chọn vị trí lấy mẫu, các thông số xác định, thời gian và tần suất lấy mẫu, phương pháp quan trắc)
a, Lựa chọn vị trí lấy mẫu
-Vị trí quan trắc phải ổn định, đại diện cho MT nước nơi quan trắc
-Số lượng điểm quan trắc phải dước cấp có thẩm quyền quyết định
-Thu thập các thông tin toàn diện như dung tích, diện tích bề mặt, độ sâu trung bình, thời gian thay nước mới, thông tin đặc điểm nhiệt động, thủy lực và sinh thái
-Vị trí lấy mẫu đặt gần với điểm vào và ra các chất thải vào hồ
-Nếu có sự xáo trộn gián tiếp tốt, chọn vị trí gần giữa hồ là đủ để quan trắc tình trạng nền và
xu thế
-Nếu hồ được chia thành nhiều vịnh hay lưu vực thì cần nhiều vị trí hơn
-Nghiên cứu ban đầu giám sát chất lượng nước nên dựa trên hệ thống ô lưới và đường cắt ngang để đưa ra mạng lưới điểm đo
b, Các thông số xác định
-Các thông số theo QCVN 08:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
-Thông số phân tích hiện trường: pH, độ đục, tổng chất rắn hòa tan, nhiệt độ, độ dãn điện, hàm lượng oxi hòa tan
-Thông số hóa học: độ màu, thế oxi hóa khử, nhu cầu oxi sinh hóa, nhu cầu oxi hóa học, nitrit, nitrat, amoni, sunfat, photphat, các kim loại, phenol, chất hoạt động bề mặt, dư lượng chất BVTV,
c, Thời gian và tần suất quan trắc
- Tần suất quan trắc nền : tối thiểu 1 tháng/lần
- Tần suất quan trắc tác động : 1 quý/lần
- Tại vị trí ảnh hưởng của thủy triều hoặc có sự thay đổi lớn về tính chất, lưu tốc dòng chảy : Tần suất là 2 lần/ngày, đảm bảo đánh giá bao quát của ảnh hưởng chế độ thủy triều
d, Phương pháp lấy mẫu
- Mẫu nước sông, suối TCVN 6663-6:2008 (ISO 5567-6:2005); APHA 1060 B
- Mẫu nước ao hồ TCVN 5994:1995 ( ISO 5667-4:1987)
- Mẫu phân tích vi sinh ISO 19458
- Mẫu trầm tích TCVN 6663-15:2004 ( ISO 5667-15:1999)
Trang 67,Hãy nêu những điều cần chú ý khi lấy mẫu hiện trường và các bảo quan và vận chuyển mẫu nước
1 Những chú ý khi lấy mẫu hiện trường :
a Lấy mẫu hợp chất hữu cơ bay hơi hay không bay hơi
- Đối với thành phần không bay hơi , lấy ở thời điểm dòng thải trộn đều nhất
- Không lấy mẫu ở những điểm chảy xối mạnh hay tại những góc của đường ống đảm bảo tính đại diện
b Lấy mẫu chất rắn
- Tránh lấy mẫu ở những khu vực yên lặng, nơi mà tốc độ dòng chảy chậm nhất, chất rắn bị lắng chỉ còn những mảnh vụn nổi
- Tránh lấy mẫu rắn không đại diện
c Thống nhất vị trí lấy mẫu
- Lấy mẫu dòng thải cần phải cố định 1 vị trí nhất định
d Đường ống lấy mẫu
- Vệ sinh đường ống trước khi lấy mẫu nhằm làm sạch những vật liệu còn lại trong đường ống được loại tiết nhiễm bẩn
- Thay đổi đường ống
- Lấy ống càng ngắn càng tốt
e Chai lấy mẫu
- Cần vệ sinh thường xuyên và kiểm tra thiết bị lấy mẫu theo qui định đề ra của nhà cung cấp trước khi tiến hành các hoạt động quan trắc
2 Bảo quản và vận chuyển mẫu
Mẫu bảo quản theo TCVN 5993-1995
- Đối với dòng thải CN , lấy 1 số lượng lớn các mẫu trong thời gian dài có độ tin cậy cao hơn 1 mẫu riêng
- Mẫu bảo quản lạnh ở 40 C và tối đa trong 24h
- Biên bản quan trắc tại hiện trường cần phải được vận chuyển cùng với mẫu tới phòng thí nghiệm nhằm cung cấp thông tin vì chúng ta lấy mẫu tại hiện trường
để phân tích chính xác mẫu thu được
- Các dữ liệu hiện tượng sẽ giúp cho việc chuẩn bị mẫu tổ hợp và lí giải các kết quả phân tích sau này
Trang 78,Thiết kế mạng lưới QTMT nước thải (Lựa chọn vị trí lấy mẫu, các thông số xác định, thời gian và tần suất lấy mẫu, phương pháp quan trắc)
Lựa chọn vị trí lấy mẫu :
• Nước thải công nghiệp : xem xét qui trình công nghệ để xác định thời gian lấy mẫu và địa điểm lấy mẫu
• Nước thải đô thị :
Các khoảng thời gian lấy mẫu khác nhau
- 2 vị trí lấy mẫu nước thải thường chọn
+ Lấy mẫu tại cống thải , kênh thải và hố ga + Lấy mẫu tại đầu vào của trạm xử lí
- Chú ý khi lấy mẫu nước thải : Chú ý sự thay đổi tính chất của nước thải theo ngày , giữa các ngày trong tuần, giữa các tuần với nhau, giữa các tháng và các mùa
Xác định thông số quan trắc
• Căn cứ vào mục tiêu của chương trình quan trắc, loại hình sản xuất, loại nguồn thải mà quan trắc các thông số sau :
- Thông số đo, phân tích hiện trường : pH, nhiệt độ, mùi, độ màu, lưu lượng
- Thông số quan trắc khác : chất rắn lơ lửng (TTS), (BOD5), (COD), (As), (Hg), (Pb), (Cd), (Cr6+), (Cr3+), (Cu), (Zn), (Ni), (Mn), (Fe), Phenol, dầu mỡ khoáng , dầu thực vật, clo dư, PCB, hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, sunfua, clorua, amoni, tổng nitơ, tổng photpho, Coliform, tổng hoạt độ phóng xạ
Thời gian và tuần suất quan trắc
• Thời gian quan trắc
- Thời điểm lấy mẫu : Mẫu được lấy vào thời điểm hoạt động sản xuất ổn định của cơ sở sản xuất là tốt nhất Trường hợp các cơ sở sản xuất hoạt động không ổn định thì tiến hành lấy mẫu khi hiệu suất sản xuất đạt công suất tối đa
và vận hành ổn định trong quá trình lấy mẫu
- Thời gian lấy mẫu nước thải tùy thuộc vào mục đích quan trắc và loại mẫu cần lấy, gồm : mẫu đơn hoặc mẫu tổ hợp
• Tần suất quan trắc :
- Tần suất quan trắc tối thiểu là 4 lần/năm, 1 lần/quý
- Đối với các nguồn thải có đặc tính thay đổi theo thời vụ thì tần suất quan trắc xác định theo chu kì thay đổi của nguồn thải nhưng không ít hơn 4 lần/năm
Phương pháp lấy mẫu
• Lấy mẫu đơn :
- Loại mẫu được lấy tại 1 điểm, ở 1 thời điểm cụ thể, chỉ đại diện cho nguồn tại thời điểm và địa điểm đó
- Lấy mẫu đơn là cách đơn giản nhất để quan trắc các dòng thải Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đưa ra 1 bức tranh riêng lẻ và tức thời về đối tượng quan trắc
- Phương pháp lấy mẫu này chỉ thích hợp ở 1 số điều kiện nhất định khi các đặc trưng của dòng thải không biến đổi trong 1 khoảng thời gian dài
• Lấy mẫu tổ hợp :
- Mẫu tổ hợp cung cấp thông tin chính xác hơn mẫu đơn vì đặc tính của dòng thải thường dao động và rất khó dự đoán
- Có 3 loại mẫu tổ hợp : Tổ hợp theo không gian , thời gian, lưu lượng
Trang 89,Thiết kế mạng lưới QTMT nước ngầm (Lựa chọn vị trí lấy mẫu, các thông số xác định, thời gian và tần suất lấy mẫu, phương pháp quan trắc)
Lựa chọn vị trí lấy mẫu :
• Khi lấy mẫu ở các giếng khoan đã có sẵn, cần phải nghiên cứu chi tiết cấu trúc
để xác định mẫu cần lấy từ tầng nào
• Khi lấy mẫu ở những giếng khoan mới, phải đáp ứng được yêu cầu lấy mẫu và hạn chế tối đa sự ô nhiễm
• Ngoài ra cần chú ý đặt các thiết bị khoan trên mặt đất như thế nào để giếng khoan không bị ô nhiễm bởi nước mặt
Các thông số xác định
• Các yếu tố khí tượng thủy văn liên quan
• Mực nước và nhiệt độ tại các vị trí quan trắc là giếng khoan, giếng đào
• Lưu lượng và nhiệt độ tại các vị trí quan trắc là điểm lộ, mạch lộ
• Tính chất vật lí của nước ( màu, mùi, vị, độ đục , )
• Độ pH
• Một số chỉ tiêu về môi trường nước dễ biến đổi : độ dẫn điện, hàm lượng oxi hòa tan, thế oxi hóa khử, độ kiềm
• Độ cứng tổng số, tổng chất rắn hòa tan, tổng chất rắn lơ lửng, MgCO3, CaCO3, MgSO4, Ca2+, Na+, K+,
• Các kim loại : Fe, As , Hg, Cu, Al,
• Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5) và ( COD), NH4+, NO3-, PO4
3-• Các chất hoạt động bề mặt , Benzen, Toluen, DDD, HCB, Aldrin, Dieldrin,
• Tổng Coliform, phecal coliform
Thời gian và tần suất quan trắc :
• Quan trắc it nhất 2 lần/năm, một lần giữa mùa khô và 1 lần giữa mùa mưa
• Trong trường hợp đặc biệt đối với nước dưới đất không áp, trong điều kiện tự nhiên, sẽ thay đổi rất mạnh do những thay đổi về thơì tiết thì tần suất quan trắc
là 1 lần/tháng
• Khi giám sát chất lượng nguồn cấp nước uống, tần số lấy mẫu hàng thánh hoặc thưa hơn
• Khi giám sát không phải nguồn cấp nước uống , tần số lấy mẫu cần chọn phù hợp với sự thay đổi nước ngầm về không gian và thời gian
• Giám sát liên tục cũng là biện pháp hữu ích để xác định thời gian lấy mẫu thích hợp
• Khi có sự thay đổi lớn về nồng độ (10%), chỉ lấy mẫu khi sự giám sát cho thấy cân bằng đã được thiết lập
• Khi không có sự thay đổi lớn về chất lượng, có thể lấy mẫu sau khi bắt đầu bơm
Phương pháp lấy mẫu :
• Lấy mẫu theo chiều sâu
• Lấy mẫu bằng bơm
• Lấy mẫu bằng gầu
Trang 910,Hãy trình bày các kỹ thuật lấy mẫu nước sông và ao hồ
-Lấy mẫu cho mục đích xác định chất lượng nền thì điểm lấy mẫu có thể ở một điểm ở cầu hoặc dưới nguồn xả, dưới một nhánh sông
-Điểm lấy mẫu chọn nơi dòng chảy có sự xáo trộn mạnh nhất (chọn vị trí giữa dòng đối với dòng chảy nhỏ)
+đối với dòng chảy hẹp: 1 vị trí
+đối với dòng chảy rộng: 3 vị trí (trái, phải, giữa dòng: tại các vị trí này có tốc độ dòng khác nhau)
-Nếu sông đồng nhất: mẫu lấy cách bề mặt 30-40 cm
-Nếu sông không đồng nhất: cần lấy mẫu theo độ sâu
H <= 1m : chọn 1 điểm lấy mẫu
H = 1-2 m : chọn 2 điểm lấy mẫu
H >= 3m : chọn 3 điểm lấy mẫu
(việc xác định tính đồng nhất hay không đồng nhất dựa vào sự biến thiên nhiệt độ Đây là thông số điều khiển tất cả các quá trình trong tư nhiên Khi nhiệt độ khác nhau thì các quá trình xảy ra cũng khác nhau dẫn đến giá trị các thông số cũng khác nhau)
-Lấy mẫu với mục đích xác định ảnh hưởng của nguồn thải với chất lượng nước sông: xác định 2 điểm thượng lưu và hạ lưu
Điểm hạ lưu phải đủ xa để có sự xáo trộn hoàn toàn
Điểm thượng lưu phải đủ xa để nguồn thải không ảnh hưởng đến địa điểm đo
-Đối vơi sông chịu ảnh hưởng của thủy triều (cửa sông) Khi xác định điểm lấy mẫu cần có bảng thủy triều để xác định thời điểm lấy mẫu
11,Hãy nêu nguyên tắc các phương pháp lấy mẫu khí, và bụi
-Mẫu khí đại diện về thời gian, địa điểm, và điều kiện lấy mẫu
-Mẫu lấy phải đủ lớn để phân tích chính xác, phụ thuộc các chất ô nhiễm và phương pháp phân tích
-Tốc độ lấy mẫu phải thể hiện hiệu quả cao nhất trong thu mẫu
-Thời gian lấy mẫu và tần số lấy mẫu phản ánh chính xác mức độ ô nhiễm
Ví dụ : lấy 4 mẫu 6h/ ngày cho nhiều thông tin về các biến đổi nồng chất ô nhiễm hơn
là 1 mẫu 24h/ngày
-Các chất gây ô nhiễm không bị biến đổi trong quá trình thu nhận mẫu
12,Hãy trình bày các phương pháp xử lý mẫu khí
Thu khí cần xác định bằng cách hấp thụ khí vào một giấy hấp thụ, như giấy Whatmans No-42(Đức) Sau đó hoà tan chất khí hấp thụ trong giấy vào một dung dịch rồi xác định chất đó trong dung dịch thu được
Thu khí cần xác định bằng cách hấp thụ hay hoà tan vào một dung dịch chất nhất định, rồi sau đó xác định chất đó trong dung dịch thu được
Ví dụ như hấp thu khí NO2 và SO2 vào dung dịch NaOH, hấp thụ khí Cl2 vào dung dịch AgNO3…
Thu chất khí cần xác định vào một cột hấp thụ(Cột chiết rắn-khí) Sau đó giải chiết chất khí đó bằng dung dịch khí trơ Argon và dẫn vào máy đo GC để xác định, hay hoà tan chất khí hấp thụ trên cột vào một dung dịch rồi xác định theo những cách phù hợp
Trang 1013, Nguồn thải tĩnh là gì? Hãy nêu cách xác định vị trí lấy mẫu ống khói
-Nguồn thải tĩnh là nguồn phát thải cố định và được xả ra từ ống khói để phát tán vào trong
MT không khí
-Cách xác định vị trí lấy mẫu ống khói
+Ống khói là một phần cuối đường ống dẫn khí được sử dụng để phát tán vào môi trường không khí có chiều cao nhất định
+Vị trí lấy mẫu cần nằm ở đoạn ống khói thẳng, đều đặn về hình dạng và tiết diện
+Mặt phẳng lấy mẫu cần nằm ở vị trí cách 3-5 lần đường kính thủy lực so với đầu khí vào của đoạn ống
Xác định các vị trí giám sát
• Mặt phẳng lấy mẫu là mặt phẳng vuông góc với đường tâm của ống dẫn ở vị trí lấy mẫu
• Đầu lấy mẫu là một bộ phận của thiết bị lấy mẫu cho phép đặt mũi lấy mẫu vào trong ống dẫn hoặc ống khói để lấy mẫu khí
• Mũi lấy mẫu là bộ phận đầu tiên để khí đi vào thiết bị lấy mẫu
• Lỗ tiếp cận : một lỗ trên thành ống dẫn và đầu mút của một đường lấy mẫu, qua đó đầu lấy mẫu được đưa vào
+ Điều kiện xác định vị trí của lỗ tiếp cận:
-góc chuyển động của dòng khí <=15o đối với trục dẫn khí
-không có dòng khí ngược cục bộ
-tỉ số giữa tốc độ cục bộ tối đa và tối thiểu <= 3:1
-nhiệt độ chênh lệch ở mọi điểm <= +_ 5%so với nhiệt độ trung bình
+ các lỗ tiếp cận phải có kích thước phù hợp với đầu lấy mẫu
+ thông thường kích thước lỗ tiếp cận có đường kính 10cm
+ có thể một lỗ thứ 2 ở phiá cuối dòng khí để đưa khí lấy mẫu trở lại dòng khí vì nếu khí thải ra ngoài sẽ gây độc hại
+ để đảm bảo tính chất của các mẫu trích ống khói số lỗ tiếp cận trên bề mặt lấy mẫu là 4
vị trí vuông góc nhau
• Đường lấy mẫu: đường nằm trong mặt phẳng lấy mẫu, dọc theo nó các điểm lấy mẫu được xác định và được giới hạn bởi thành trong của ống dẫn
• Đường kính thủy lực: kích thước đặc trưng của thiết diện ống dẫn (=4 x diện tích mặt phẳng lấy mẫu/ chu vi mặt phẳng lấy mẫu)