Mục LụcLỜI MỞ ĐẦU3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẤY41.Khái niệm về sấy42.Mục đích sấy43.Nguyên liệu sấy44.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy465.Các phương pháp sấy68CHƯƠNG 2: SẤY ĐỐI LƯU81. Sấy đối lưu82.Nguyên lí hoạt động8103.Thiết bị sấy đối lưu1012 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ121.Quy trình vận hành máy sấy đối lưu1214 CHƯƠNG 4: XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM141.Số liệu thực nghiệm…………………………………………………………...142. Tính độ ẩm………………………………………………………………...15163. Tính tốc độ sấy…………………………………………………………….16174. Tính nhiệt độ bầu khô trung bình………………………………………….17185. Tính nhiệt độ bầu ướt trung bình……………………………………………...196. Bảng xử lý số liệu và đồ thị……………………………………………….20217. Tính theo lý thuyết………………………………………………………...2122 NHẬN XÉT CỦA GVHD……………………………………………………………23
Trang 1ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ
Tên đề tài: Nghiên cứu quá trình sấy bằng thiết bị sấy đối lưu
Mục Lục
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẤY 4
1 Khái niệm về sấy 4
2 Mục đích sấy 4
3 Nguyên liệu sấy 4
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy 4-6 5 Các phương pháp sấy 6-8 CHƯƠNG 2: SẤY ĐỐI LƯU 8
1 Sấy đối lưu 8
2 Nguyên lí hoạt động 8-10 3 Thiết bị sấy đối lưu 10-12 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 12
1 Quy trình vận hành máy sấy đối lưu 12-14 CHƯƠNG 4: XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM 14
1 Số liệu thực nghiệm……… 14
2 Tính độ ẩm……… 15-16 3 Tính tốc độ sấy……….16-17 4 Tính nhiệt độ bầu khô trung bình……….17-18 5 Tính nhiệt độ bầu ướt trung bình……… 19
6 Bảng xử lý số liệu và đồ thị……….20-21 7 Tính theo lý thuyết……… 21-22 NHẬN XÉT CỦA GVHD………23
Lời mở đầu
Trang 3ỹ thuật sấy là một môn học quan trọng của sinh viên ngành công nghệ thực phẩm.Đồng thơì nó được ứng dụng rộng rãi và giữ một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống Trong ngành công nghiệp hoá chất, thực phẩm, vật liệu xây dùng…thì sấy là một vấn đề rất quan trọng Trong ngành hóa chất vậtliệu xây dựng quá trình sấy dùng để tách nước và hơi nước ra khỏi nguyên liệu và sản phẩm trong nghành công nghiệp và thực phẩm , sấy là công đoạn quan trọng sau thu hoạch Để thực hiện quá trình sấy người ta sử dụng các thiết bị :buồng sấy, thùng sấy, hầm sấy…
K
Vì vậy tầm quan trọng của kỹ thuật sấy là rất lớn Hiểu biết lý thuyết và vận dụng nó trong thực tiễn là một yêu cầu cần thiết đối với một cử nhân ngành công nghệ thực phẩm như chúng em
Sấy là một khâu quan trọng trong dây chuyền công nghệ ,được sử dụng phổ biến ở nhiều nghành công ngiệp chế biến nông lâm-lâm-thủy sản.sấy không chỉ đơn thuần là tách nước
và hơi nước ra khỏi vật liệu mà là một quá trình công nghệ phức tạp ,đòi hỏi vật liệu sau khi sấy phải đảm bảo chất lượng theo một chỉ tiêu nào đó với mức chi phí năng lượng (điện năng,nhiệt năng) tối thiểu
Trong đồ án này nhóm em xin trình bày đề tài về: sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.-Mục đích của đề tài này là: Thực nghiệm theo dõi, nghiên cứu, tính toán được các thông
số và các quá trình biến đổi vật lý, hóa học khi sấy trà bằng phương pháp đối lưu
Để góp phần thực hiện xong đồ án này, em xin cảm sự ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy:Đào Thanh Khê Người đã đem lại cho em những kiến thức đầu tiên và cơ bản của môn :Đồ án quá trình và thiết bị công nghệ thực phẩm Đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này Mặc dù đã thực hiện xong nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót
do trình độ, tài liệu và thời gian có hạn Kính mong Hội đồng bảo vệ và thầy góp ý để đồ
án của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn – Thầy Đào Thanh Khê, các thầy cô giáo và bạn bè đã giúp em hoàn thiện đồ án này
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ SẤY
Trang 41 Khái niệm về sấy
Sấy là quá trình làm khô các vật thể ,ccs vật liệu ,các sản phẩm bằng phương pháp bay hơi nước Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng cách cấp cho nó một lượng nhiệt
3 Nguyên liệu sấy:
Vật liệu sấy rất đa dạng và phong phú được lấy từ các loại rau, củ, quả trong tự nhiên Ngoài ra, còn có nhiều nguyên vật liệu khác Tuỳ theo mục đích công nghệ, sản phẩm được tạo ra mang nhiều giá trị sử dụng và không ngừng đổi mới, cải tiến phù hợp với
sự phát triển của xã hội nói chung và ngành công nghệ thực phẩm nói riêng
4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sấy:
4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí:
Trong các điều kiện khác nhau không đổi như độ ẩm không khí, tốc độ gió…, việc nâng cao nhiệt độ sẽ làm tăng nhanh tốc độ làm khô do lượng nước trong nguyên liệu giảm xuống càng nhiều Nhưng tăng nhiệt độ cũng ở giới hạn cho phép vì nhiệt độ làm khô cao sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, dễ làm cho nguyên liệu bị chín và gây nên sự tạo màng cứng ở lớp bề ngoài cản trở tới sự chuyển động của nước từ lớp bên trong ra bề mặt ngoài Nhưng với nhiệt
độ làm khô quá thấp, dưới giới hạn cho phép thì quá trình làm khô sẽ chậm lại dẫn đến sự thối rữa, hủy hoại nguyên liệu Nhiệt độ sấy thích hợp được xác định phụ thuộc vào độ dày bán thành phẩm, kết cấu tổ chức của thịt quả và đối với các nhân tố khác Khi sấy ở những nhiệt độ khác nhau thì nguyên liệu có những biến đổi khác nhau ví dụ: nhiệt độ sản phẩm trong quá tŕnh sấy cao hơn 600C thì protein bị biến tính, nếu trên 900C thì fructaza bắt đầu caramen hóa các phản ứng tạo ra melanoidin tạo polyme cao phân tử có chứa N và không chứa N, có màu và mùi thơm xảy ra mạnh mẽ Nếu nhiệt độ cao hơn nữa thì nguyên liệu có thể bị cháy làm mất giá trị dinh dưỡng và mất giá trị cảm quan của sản phẩm
Quá trình làm khô tiến triển, sự cân bằng của khuếch tán nội và khuếch tán ngoại
Trang 5bị phá vỡ, tốc độ khuếch tán ngoại lớn nhưng tốc độ khuếch tán nội thì chậm lại dẫn đến hiện tượng tạo vỏ cứng ảnh hưởng đến quá trình làm khô.
Tốc độ chuyển động của không khí có ảnh hưởng lớn đến quá trình sấy, tốc độ gió quá lớn hoặc quá nhỏ đều không có lợi cho quá trình sấy Vì tốc độ chuyển động của không khí quá lớn khó giữ nhiệt lượng trên nguyên liệu để cân bằng quátŕnh sấy, còn tốc độ quá nhỏ sẽ làm cho quá trình sấy chậm lại Vì vậy, cần phải
có một tốc độ gió thích hợp, nhất là giai đoạn đầu của quá trình làm khô
Hướng gió cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá tŕnh làm khô, khi hướng gió song song với bề mặt nguyên liệu thì tốc độ làm khô rất nhanh Nếu hướng gió thổi tới nguyên liệu với góc 450 thì tốc độ làm khô tương đối chậm, còn thổi thẳng vuônggóc với nguyên liệu thì tốc độ làm khô rất chậm
Độ ẩm tương đối của không khí cũng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến quá trình làm khô, độ ẩm của không khí càng lớn quá trình làm khô sẽ chậm lại Các nhà bác học Liên Xô và các nước khác đã chứng minh rằng: độ ẩm tương đối của không khí lớn hơn 65% thì quá trình sấy sẽ chậm lại rõ rệt, còn độ ẩm tương đối của không khí khoảng 80% trở lên thì quá trình làm khô sẽ dừng lại và bắt đầu xảy ra hiện tượng ngược lại, tức là nguyên liệu sẽ hút ẩm trở lại
Để cân bằng ẩm, khuếch tán nội phù hợp với khuếch tán ngoại và tránh hiện tượng tạo màng cứng, người ta áp dụng phương pháp làm khô gián đoạn tức là vừa sấy vừa ủ
Làm khô trong điều tự nhiên khó đạt được độ ẩm tương đối của không khí 50% đến 60% do nước ta khí hậu nhiệt đới thường có độ ẩm cao Do đó, một trong những phương pháp để làm giảm độ ẩm của không khí có thể tiến hành làm lạnh
để cho hơi nước ngưng tụ lại Khi hạ thấp nhiệt độ của không khí dưới điểm sương hơi nước sẽ ngưng tụ, đồng thời hàm ẩm tuyệt đối của không khí cũng được hạ thấp Như vậy để làm khô không khí người ta áp dụng phương pháp làm lạnh
Kích thước nguyên liệu cũng ảnh hưởng đến quá trình sấy Nguyên liệu càng bé, càng mỏng thì tốc độ sấy càng nhanh, nhưng nếu nguyên liệu có kích thước quá
bé và quá mỏng sẽ làm cho nguyên liệu bị cong, dễ gẫy vỡ
Trong những điều kiện giống nhau về chế độ sấy (nhiệt độ, áp suất khí quyển) thì
Trang 6tốc độ sấy tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt S và tỷ lệ nghịch với chiều dày nguyênliệu δ.
Trong đó:
S : diện tích bề mặt bay hơi của nguyên liệu
δ : chiều dày của nguyên liệu
B : hệ số bay hơi đặc trưng cho bề mặt nguyên liệu
4.5 Ảnh hưởng của quá trình ủ ẩm
Quá trình ủ ẩm nhằm mục đích là làm cho tốc độ khuếch tán nội và khuếch tán ngoại phù hợp nhau để làm tăng nhanh quá trình làm khô Trong khi làm khô quá tŕnh ủ ẩm người ta gọi là làm khô gián đoạn
4.6 Ảnh hưởng của bản thân nguyên liệu:
Tùy vào bản thân nguyên liệu mà người ta chọn chế độ làm khô cho phù hợp, cần phải xét đến thành phần hóa học của nguyên liệu như: nước, lipit, protein, chất khoáng, Vitamin, kết cấu tổ chức thịt quả chắc hay lỏng lẻo
Đảm đảm bảo chất lượng sản phẩm với mức chi phí năng lượng tối thiểu, trong mỗi loại Hệ thống sấy(HTS) (HTS buồng, HTS hầm v.v…) khi sấy một sản phẩm nhất định phải có chế độ sấy thích hợp.Chế độ sấy được hiểu là quy trình tổ chức quá trình trao đổi nhiệt-ẩm giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy(VLS), độ ẩm trước và sau tương ứng v.v…Tóm lại, chế độ sấy rất quan trọng trọng và luôn gắn với một HTS cụ thể với một VLS cụ thể Do đó khi thiết kế một HTS đề sấy một VLS nào đó với năng suất đã cho, trước hết, phải chọn chế độ sấy thích hợp
Ta đã biết sấy khô một vật cần 2 tác động cơ bản: một là gia nhiệt cho vật làm cho ẩmtrong vật hóa hơi, hai là làm cho vật ẩm thoát ra và thải vào môi trường.Để làm cho
ẩm thoát ra khỏi vật thì ta phải chọn phương pháp sấy phù hợp Chế độ sấy tốt tùy thuộc vào từng loại sản phẩm sấy cụ thể mà chọn phương pháp sấy phù hợp nhất
Trang 7Ưu điểm :phương pháp đơn giản, dễ tiến hành.
Nhược điểm:
+ Điều kiện vệ sinh kém
+ Tốn nhiều công lao động ,không cơ giới hóa
+ Bị ẩm khi gặp mưa
+ Phụ thuộc vào thời tiết
+ Thời gian dài
+ Cần diện tích bề mặt lớn
Vì chất lượng sản phẩm không cao nên chỉ phù hợp với những loại sản phẩm mà khoa học chưa được ứng dụng nhiều để sấy các sản phảm có giá trị kinh tế không cao
5.2 Pương pháp sấy nhân tạo :
Ưu điểm :sử dụng khi làm khô một lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn bất
kể điều kiện thời tiết
Nhược điểm : sấy khô nhân tạo là phương pháp sấy nhờ có tác nhân sấy đốt nóng
–khói lò hoặc không khí nóng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm đốt nóng lên và hút nước của sản phẩm ,quá trình này tốn nhiều nhiệt năng Phương pháp này đắt tiền
và phức tạp hơn phương pháp sấy tự nhiên
Quá trình sấy xảy ra 3 quá trình : sự thoát hơi nước của bề mặt sản phẩm; sự khuếch tán độ ẩm ra khỏi nguyên liệu ; sự trao đổi nhiệt giữa sản phẩm và môi trường xung quanh
Các phương pháp sấy nhân tạo :
- Sấy trong trường của dòng điện cao thế
- Sấy tĩnh học
- Sấy liên tục
- Sấy bằng đối lưu không khí
- Sấy trực tiếp
- Sấy bức xạ Sấy thăng hoa
lớp năm ngang và được không khí lưu thông từ giưới lên trên, cần chú ý đến độdày lớp hạt và tạo điều kiện không khí nóng phù hợp cho quá trình sấy hạt đồng đều
Trang 8 Sấy liên tục : là phương pháp sấy hạt ,hạt chuyển động bên trong lò sấy bề dày
nhỏ hơn sấy tĩnh vào khoảng 20-30cm và có những bộ phận răng trộn hạt trongquá trình hạt đi qua lò sấy ,nhiệt độ hoạt động cao có thể >100 độ C cần chú ýnhiệt độ giới han để đảm bảo chất lượng sản phẩm
hợp không khí nóng với khói lò làm khô sản phẩm Không khí sau khi đốt nóng,đưa vào buồng sấy,đốt nóng sản phẩm và đến lúc nào đó sản phẩm sẽ bốchơi, sử dụng tác nhân sấy là khí nóng vừa làm nhiệm vụ truyền nhiệt và lấy ẩm
ra khỏi vật liệu sấy
đã đốt nóng Tác nhân sấy (không khí) sau khi được đốt nóng trong thiết bị sấy ,đưa vào buồng sấy có sản phẩm cần sấy Khi sấy như thế sản phẩm cần sấy tiếp xúc trực tiếp với luồng không khí Không khí sau khi được hút ẩm được đẩy ra ngoài nhờ hệ thống quạt
thành dẫn nhiệt Không khí nóng hay khói lò, hơi được đi qua phần dưới của buồng sấy,ngăn cách phần trên bởi thân đặc.Trên đó xếp vật liệu ẩm,nhờ tiếp xúc với thành đã đốt nóng mà sản phẩm nóng lên và được sấy khô
ngoại, do nguồn nhiệt phát ra truyền cho vật liệu sấy
có tần số cao để đốt nóng trên toàn bộ chiều dày lớp vật liệu
nhiệt đọ thấp nên độ ẩm tự do trong vật liệu đóng băng và bay hơi từ trạng thái rắn thành hơi không qua trạng thái lỏng
CHƯƠNG 2: SẤY ĐỐI LƯU
1 Sấy đối lưu:
Sấy đối lưu là dùng không khí nóng hoặc khói lò làm tác nhân sấy có nhiệt độ, độ
ẩm, tôc độ phù hợp, chuyển động chảy chùm lên vật sấy làm cho ầm (nước) trong vật liệu sấy bay hơi rồi theo TNS sau thời gian sấy ta được sản phẩm sấy có độ ẩmtheo yêu cầu
Quá trình sấy diễn ra rất phức tạp, đặc trưng cho tính không thuận nghịch và không ổn định,gồm 4 quá trình diễn ra đồng thời:truyền nhiệt cho vật liệudẫn ẩm trong lòng vật liệu,chuyển pha và tách ẩm vào môi trường xung quanh
2 Nguyên lý hoạt động:
Trang 9Không khí nóng hoặc khói lò được dùng làm tác nhân sấy có nhiệt độ, độ ẩm, tốc
độ phù hợp, chuyển động chảy trùm lên vật sấy làm cho ẩm trong vật sấy bay hơi rồi đi theo tác nhân sấy Không khí có thể chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc cắt ngang dòng chuyển động của sản phẩm Bảng 2.1 so sánh các phương pháp chuyển động khác nhau của tác nhân sấy Sấy đối lưu có thể thực hiện theo
mẻ (gián đoạn) hay liên tục Trên hình vẽ dưới là sơ đồ nguyên lý sấy đối lưu bằngkhông khí nóng
Sản phẩm sấy có thể lấy ra khỏi buồng sấy theo mẻ hoặc liên tục tương ứng với nạp vào Caloriphe 2 đốt nóng không khí có thể là loại caloriphe điện, caloriphe hơi nước v.v
Kết cấu thực của hệ thống rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : chế độlàmviệc, dạng vật sấy, áp suất làm việc, cách nung nóng không khí, chuyển động của tác nhân sấy, sơ đồ làm việc, cấu trúc buồng sấy
Ngược
hư hỏng VSV do không khí
ẩm, ấm gặp nguyên liệu ướt
Trang 10với sấy một chiều.
- cách nhiệt buồng sấy và hệ thống ống dẫn
- tuần hoàn khí thải qua buồng sấy
- sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt thu hồi nhiệt từ không khí thoát ra để đung nóng không khí hoặc nguyên liệu vào
- sử dụng nhiệt trực tiếp từ lửa đốt khí tự nhiên và từ các lò đốt có cơ cấu làmgiảm nồng độ khí oxit nitơ
- sấy thành nhiều giai đoạn (ví dụ : kết hợp sấy tầng sôi với sấy thùng hoặc sấy phun kết hợp với sấy tầng sôi)
- cô đặc trước nguyên liệu lỏng đến nồng độ chất rắn cao nhất có thể
- kiểm soát tự động độ ẩm không khí bằng máy tính
3 Thiết bị sấy đối lưu
Hình 3.1 Thiết bị sấy đối lưu
Trang 113.1 Thùng sấy (bin dryer):
Cấu tạo : là một thùng chứa hình trụ hoặc hình hộp có đáy dạng lưới
Không khí nóng thổi lên từ phía đáy của nguyên liệu với vận tốc tương đối thấp (ví dụ : 0,5 m/s)
Ứng dụng : Do có sức chứa lớn, giá thành và chi phí hoạt động thấp chúng
được sử dụng chủ yếu để sấy kết thúc sau khi sản phẩm được sấy trước bằng các thiết bị sấy khác
Chúng có thể được dùng để cân bằng ẩm sản phẩm sau khi sấy Yêu cầu đốivới nguyên liệu : do thiết bị sấy có thể cao vài mét, yêu cầu nguyên liệu phải đủ độ cứng cơ học để chống lại sức ép, duy trì khoảng trống giữa các hạt, giúp không khí nóng có thể xuyên qua được
Cấu tạo : gồm có một buồng cách nhiệt với các khay lưới hoặc đột lỗ, mỗi
khay chứa một lớp mỏng nguyên liệu (dày 2-6cm) Không khí nóng thổi vào với tốc độ 0,5-5 m/s qua hệ thống ống dẫn và van đổi hướng để cung cấp không khí đồng nhất qua các khay Các thiết bị đun nóng phụ trợ có thểđược đặt thêm ở phía trên hoặc dọc bên các khay để tăng tốc độ sấy
Ứng dụng : - dùng trong sản xuất nhỏ (1-20 tấn/ngày) hoặc trong thử
nghiệm Chúng có giá thành, chi phí bảo dưỡng thấp và có thể sử dụng linh hoạt để sấy các loại nguyên liệu khác nhau Tuy nhiên, điều kiện sấy tương đối khó kiểm soát và chất lượng sản phẩm dao động do sự phân phối nhiệt đến nguyên liệu không đồng đều
Đây là những toà nhà 2 tầng trong đó sàn nhà có giát gỗ mỏng được đặt phía trên lò đốt Không khí nóng và sản phẩm cháy từ lò đốt xuyên qua lớp nguyên liệu có độ dày đến 20 cm Chúng được sử dụng theo truyền thống
để sấy táo ở Mỹ hoặc hoa houblon ở châu Âu, tuy nhiên việc kiểm soát điềukiện sấy rất khó khăn và thời gian sấy tương đối lâu Do yêu cầu phải đảo sản phẩm thường xuyên, việc chất nguyên liệu và tháo dỡ sản phẩm được thực hiện bằng thủ công nên chi phí nhân công cao Tuy vậy, chúng có ưu điểm là sức chứa lớn, dễ xây dựng và bảo dưỡng với chi phí thấp
Cấu tạo : các khay chứa nguyên liệu được chất lên các xe goòng, được
lập trình để chuyển động qua hầm cách nhiệt có tác nhân sấy chuyển động theo một hoặc nhiều hướng khác nhau Sản phẩm sau khi ra khỏi hầm có
Trang 12thể được sấy kết thúc trong các thùng sấy Một hầm sấy tiêu biểu dài 20 m
có 12-15 xe goòng với tổng sức chứa 5000 kg nguyên liệu
Ứng dụng : do khả năng sấy lượng lớn nguyên liệu trong một thời gian
tương đối ngắn, chúng được sử dụng rộng rãi Tuy nhiên, phương pháp này hiện đã bị thay thế bằng phương pháp sấy băng chuyền và sấy tầng sôi do hiệu suất năng lượng của sấy hầm thấp hơn, chi phí lao động cao hơn và
chất lượng sản phẩm không tốt
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
1 Quy trình vận hành máy sấy đối lưu
- Mở nắp buồng sấy kiểm tra khay sấy Khay phải ở vị trí cân bằng trên cân
- Cho mẫu vào buồng sấy
- Đóng cửa buồng sấy
- Đổ nước vào hai cột phía sau máy sấy cho mực nước không đổi (khoảng 90% cốc)
- Mở công tắc tổng, cài đặt nhiệt độ sấy trên bảng điện
- Mở của xả, cửa hút của mấy sấy, và đóng van bướm
- Mở công tắc quạt khí
- Mở công tắc đốt nóng điện trở ( mở công tắc điện trở thứ nhất mà không
mở công tắc hai, khi nhiệt độ nhỏ hơn 650C Nếu nhiệt độ sấy từ 650C đến 800C mở cả hai điện trở)
- Khi sấy khô vật liệu (chỉ số trên cân không đổi) tiến hành tắt điện trở, chờ 5 phút sau tắt quạt lấy mẫu sấy ra ngoài
- Tắc cầu dao tổng, cúp điện nguồn khi không vận hành máy
- Mang giày, dép khi vận hành để tránh nhiễm điện, tuyệt đối không bỏ giày, dép trong quá trình vận hành
- Cần có bút thử điện khi mở nguồn và mở công tắc tổng
- Kiểm tra nối đất thường xuyên, phải đảm bào dây nối đất đã tiếp đất trước khi vận hành Khi có sự cố thì cúp nguồn tổng, báo ngay cho cán
bộ hướng dẫn để kịp thời xử lý
- Trong quá trình vận hành tuyệt đối không được mở caloriphe, vì có thể gây bỏng hoặc gây điện giật