1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy chế chi tiệu nội bộ cơ quan trường mầm non

18 2,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 162 KB

Nội dung

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích, nguyên tắc và căn cứ để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ 1. Mục đích xây dựng quy chế Chi tiêu nội bộ ( QCCTNB):a) Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ trưởng cơ quan; b) Tạo quyền chủ động cho CBGVNV trong cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;c) Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện kiểm soát của Kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định;d) Sử dụng tài sản công có hiệu quả; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu;e) Công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được người có năng lực trong đơn vị;f) Góp phần hạn chế CBGVNV làm việc theo tinh thần trung bình chủ nghĩa, chây lười, luôn chậm trễ trong công việc;2. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (QCCTNB): Căn cứ vào ngân sách của nhà nước cấp cho cơ quan, đơn vị; Ngân sách nhà trường phải đảm bảo cho hoạt động của đơn vị; Không vượt quá chế độ chi tiêu hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định; Phù hợp với hoạt động đặc thù đơn vị; Đảm bảo CBGVNV hoàn thành nhiệm vụ được giao và nhà trường hoàn thành kế hoạch năm học; Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động; Mọi việc chi tiêu phải đảm bảo có hóa hơn, chứng từ hợp pháp; QCCTNB được thảo luận dân chủ, công khai trong toàn đơn vị. Tạo công bằng, khuyến khích tiết kiệm chi nhằm tăng thêm thu nhập cho những người lao động có năng lực, có trách nhiệm trong công việc được giao, làm việc có năng suất và hiệu quả cao; Truy thu và phạt đối với những đối tượng vi phạm quy chế ảnh hưởng đến ngân sách tài chính đơn vị, gây lãng phí, tổn hao đến kinh phí, tài sản nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng;3. Căn cứ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: Căn cứ quyết định số: 062011QĐUBND ngày 07012011 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc thực hiện nghị quyết số 322010NQHĐND ngày 22122010 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về quy định chế dộ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Căn cứ thông tư số 482011TTBGDĐT ngày 25102011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT qui định về chế độ làm việc với giáo viên mầm non; Căn cứ Thông tư số 972010TTBTC ngày 0672010 của Bộ tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ thông tư 1412011TTBTC ngày 20102011 của Bộ Tài chính về việc quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ chương trình, kế hoạch, các nhiệm vụ được giao trong năm; Căn cứ tình hình thực hiện về chi tiêu và sử dụng tài sản tại cơ quan qua các năm liền kề; Căn cứ dự toán chi ngân sách được giao thực hiện chế độ tự chủ.Điều 2. Đối tượng thực hiện QCCTNBToàn bộ CBGVNV, người lao động không phân biệt hợp đồng hay biên chế thuộc trường Mầm non …….Chương II. QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG MẦM NON …………

Số: /QĐ-HT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

……., ngày tháng 01 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ năm 2013.

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON ……

Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của chính phủ, thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Bộ tài chính “Hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ

Căn cứ thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT qui định về chế độ làm việc với giáo viên mầm non;

Căn cứ thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Quyết định Số 25/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 16/9/2010, về việc "chuyển đổi các cơ sở mầm non bán công sang công lập";

Căn cứ quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 07/01/2011 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc thực hiện nghị quyết số 32/2010/NQ-HĐND ngày 22/12/2010 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

Căn cứ vào ngân sách hằng năm được duyệt của đơn vị năm 2012;

Căn cứ vào quyết nghị của Hội nghị CB, GV, NV của trường Mầm non… năm học 2013- 2014, tổ chức ngày … tháng 9 năm 2013 "Về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (QCCTNB) và quy chế quản lý và sử dụng tài sản năm 2013";

Theo đề nghị của bộ phận kế toán, BCH công đoàn cơ sở, ban Thanh tra nhân dân trường Mầm non …

QUYẾT ĐỊNH Điều 1 Ban hành "Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2013" Trường MN …

Điều 2 Thời gian thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2013 của Trường

Mầm non … kể từ ngày ….;

Điều 3 Các bộ phận thuộc trường Mầm non ……, CB-GV-NV và người lao động

thuộc Trường Mầm non …… chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./

Nơi nhận :

Trang 2

-Phòng GD&ĐT;

-Lưu

TRƯỜNG MẦM NON ……

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2013 (Ban hành kèm theo quyết định số …/QĐ-HT, ngày ………/2013

của trường Mầm non …….) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 Mục đích, nguyên tắc và căn cứ để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

1 Mục đích xây dựng quy chế Chi tiêu nội bộ ( QCCTNB):

a) Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ trưởng cơ quan; b) Tạo quyền chủ động cho CB-GV-NV trong cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

c) Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện kiểm soát của Kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định;

d) Sử dụng tài sản công có hiệu quả; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu; e) Công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được người có năng lực trong đơn vị;

f) Góp phần hạn chế CB-GV-NV làm việc theo tinh thần trung bình chủ nghĩa, chây lười, luôn chậm trễ trong công việc;

2 Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (QCCTNB):

- Căn cứ vào ngân sách của nhà nước cấp cho cơ quan, đơn vị;

- Ngân sách nhà trường phải đảm bảo cho hoạt động của đơn vị;

- Không vượt quá chế độ chi tiêu hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định;

- Phù hợp với hoạt động đặc thù đơn vị; Đảm bảo CB-GV-NV hoàn thành nhiệm vụ được giao và nhà trường hoàn thành kế hoạch năm học; Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động;

- Mọi việc chi tiêu phải đảm bảo có hóa hơn, chứng từ hợp pháp;

- QCCTNB được thảo luận dân chủ, công khai trong toàn đơn vị Tạo công bằng, khuyến khích tiết kiệm chi nhằm tăng thêm thu nhập cho những người lao động có năng lực, có trách nhiệm trong công việc được giao, làm việc có năng suất

và hiệu quả cao; Truy thu và phạt đối với những đối tượng vi phạm quy chế ảnh hưởng đến ngân sách tài chính đơn vị, gây lãng phí, tổn hao đến kinh phí, tài sản nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng;

3 Căn cứ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

- Căn cứ quyết định số: 06/2011/QĐ-UBND ngày 07/01/2011 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc thực hiện nghị quyết số 32/2010/NQ-HĐND ngày 22/12/2010

Trang 3

của Hội đồng nhân dân Tỉnh về quy định chế dộ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

- Căn cứ thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT qui định về chế độ làm việc với giáo viên mầm non;

- Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ tài chính về quy

định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị

sự nghiệp công lập

- Căn cứ thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

- Căn cứ chương trình, kế hoạch, các nhiệm vụ được giao trong năm;

- Căn cứ tình hình thực hiện về chi tiêu và sử dụng tài sản tại cơ quan qua các năm liền kề;

- Căn cứ dự toán chi ngân sách được giao thực hiện chế độ tự chủ

Điều 2 Đối tượng thực hiện QCCTNB

Toàn bộ CB-GV-NV, người lao động không phân biệt hợp đồng hay biên chế thuộc trường Mầm non ……

Chương II QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

Điều 3 Nội dung QCCTNB

Căn cứ vào mục lục chi ngân sách do nhà nước quy định để xây dựng các khoản chi Gồm 03 nhóm chi chính:

a Chi thanh toán cho cá nhân: Chi cho CB-GV-NV công tác trong đơn vị:

gồm tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoản thanh toán khác cho cá nhân

b Chi hàng hoá dịch vụ: Chi cho phục vụ hoạt động chuyên môn của đơn vị:

gồm: Chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi thuê mướn, sửa chữa nhỏ tài sản, mua sắm TSCĐ, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành v.v…

c Chi khác: Chi các ngày lễ lớn, chi hỗ trợ khác, chi tiếp khách, chi các khoản khác.

Điều 4: Chi thanh toán cho cá nhân

1 Tiền lương (Mục 6000)

Bao gồm lương biên chế, hợp đồng, kể cả tập sự, lương khác (thử việc, hợp đồng ngắn hạn )

1.1 Tiền lương theo ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt: Chi theo hệ số lương cấp bậc của CB-GV-NV theo NĐ của CP; mức lương tối thiểu hiện hành Gồm các đối tượng biên chế, tập sự, hợp đồng hiện đang công tác tại đơn vị

1.2 Lương khác: Do hiệu trưởng quyết định chi Mức chi theo thoả thuận giữa đơn vị và người lao động, dựa trên cơ sở hợp đồng lao động và theo các quy định của pháp luật Chi theo thực tế ( nếu có)

Trang 4

1.3 Cơ sở tính lương: Hệ số lương cấp bậc của CB-GV-NV có mặt đến thời điểm duyệt quỹ lương hàng quí trên bảng lương đơn vị

1.4 Công thức tính lương:

Tổng lương chính =Tổng hệ số lương cấp bậc x hệ số tối thiểu chung x12 tháng 1.5 Về nâng bậc lương niên hạn: Hằng năm, kế toán đơn vị có trách nhiệm lập danh sách nâng bậc lương cho những cán bộ công chức đến niên hạn nâng bậc, đủ điều kiện nâng bậc theo quy định của nhà nước, sau khi có quyết định nâng lương của UBND huyện, kế toán tiến hành xếp hệ số lương mới vào bảng chi lương hàng tháng Trường hợp không kịp chi lương hàng tháng thì người được nâng lương sẽ được truy lĩnh theo thời hạn được hưởng (nếu có)

1.6 Về nâng lương trước niên hạn: Theo đúng hướng dẫn của Phòng GD&ĐT

và cấp có thẩm quyền

2 Phụ cấp lương (Mục 6100)

2.1 Phụ cấp lương: gồm phụ cấp (PC) chức vụ, PC thêm giờ, PC ưu đãi, PC

trách nhiệm, PC thâm niên nghề, PC vượt khung, PC kiêm nhiệm, phụ cấp khác

- Mức phụ cấp: được tính theo hệ số phụ cấp quy định của chế độ hiện hành.

- Công thức tính: Phụ cấp lương = Hệ số lương cấp bậc x hệ số phụ cấp quy định x mức lương tối tiểu chung x 12 tháng

Phụ cấp thâm niên nghề: Số năm công tác: từ đủ 5 năm là 5%, từ năm sau trở

đi mỗi năm cộng thêm 1%

Công thức tính phụ cấp thâm niên nghề:

PC thâm niên nghề = (Lương cấp bậc+PC chức vụ+PC vượt khung)x tỷ lệ năm công tác x mức lương tối thiểu chung

2.2 Phụ cấp làm thêm giờ : Chỉ tính phụ cấp thêm giờ đối với những công

việc được giao phải làm thêm giờ theo yêu cầu của Hiệu trưởng; hoặc do công việc điều động đột xuất của cấp có thẩm quyền; hoặc theo đề nghị của CB-GV-NV nhưng phải được Hiệu trưởng duyệt;

Làm thêm giờ vào các ngày được nghỉ trong tuần, nghỉ lễ, Tết do điều động của Hiệu trưởng thì được tính chi làm thêm giờ theo chế độ hiện hành Không giải quyết làm thêm giờ vì người lao động chưa hoàn thành khối lượng công việc do Hiệu trưởng phân công

Phụ cấp làm thêm giờ đối với giáo viên, nhân viên được duyệt theo kỳ lương tháng liền kề; Riêng đối với nhân viên có thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc được tính như giáo viên.

2.3 Chiết tính dạy thêm giờ (Đối với GV):

a) Tiết tiêu chuẩn: Mỗi giáo viên phải thực hiện 6 giờ/ngày theo quy định của

nhà trường hàng năm

b) Nguyên tắc chi: Chiết tính làm thêm giờ được bù trừ theo năm ngân sách;

Hết học kỳ II năm học 2013-2014, toàn bộ giáo viên có chiết tính làm thêm giờ phải được kê khai (thông qua giấy báo làm thêm giờ), nếu GV không kê khai thì cuối năm ngân sách không được kê khai bổ sung Việc chi tạm ứng do giáo viên đề nghị, nếu

có đề nghị trường sẽ chi tạm ứng; đến cuối năm ngân sách 2013 (HKI năm học 2013-2014) sẽ thanh toán toàn bộ tiền chiết tính cho CB-GV-NV thuộc đơn vị theo

Trang 5

nguyên tắc nói trên Nếu đã ứng thừa tiền thì thu hồi về ngân sách nhà nước Riêng

chế độ thanh tra 5 tiết/buổi không tính bù trừ.

Để tiện cho việc thanh toán chế độ chiết tính, chiết tính duyệt vào 02 đợt: đợt 1

từ tháng 1 đến tháng 5 của năm ngân sách (Cho tạm ứng, nếu giáo viên đề nghị); Đợt 2 từ tháng 8 đến ngày 10/12 (quyết toán) trong ngân sách (chiết tính làm thêm

giờ kể từ ngày 10 tháng 12 đến 31/12 sẽ chuyển sang năm ngân sách 2014) Giáo viên phải kê khai chiết tính theo đợt như nói ở trên, nếu giáo viên không kê khai của đợt 1 mà chờ đến cuối năm ngân sách (đợt 2) mới kê khai thì số tiết ở đợt 1 không được thanh toán Một giáo viên, một năm ngân sách không được bố trí dạy thêm, làm thêm giờ quá 200 tiết.

c Chăm sóc bán trú + thêm giờ:

- Học sinh nhà trẻ: 100.000 đ/học sinh/tháng

- Học sinh Mẫu giáo: 80.000 đ/học sinh/tháng

+ Hình thức chi:

> Chi hàng tháng cho cán bộ, giáo viên: trực trưa: 20.000 đồng/ngày/người

> Thưởng hàng tháng cho CB, GV, NV hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Ví dụ:

Mức chi Công A: 250.000 đ/tháng

Công B: 150.000 đ/tháng

Công C: 50.000 đ/tháng

> Chi các ngày lễ, tết

> Chi đi tham quan, du lịch (Số tiền còn lại)

* Cách tính công:

1 Công A :

+ Đảm bảo đủ ngày, giờ công theo qui định của tháng

+ Thực hiện tốt qui chế chuyên môn cả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục (chú ý đặc biệt vấn đề an toàn của trẻ cả về thể chất và tâm lý)

+ Có mối quan hệ tốt với phụ huynh, đồng nghiệp

+ Không có giờ dạy xếp loại chưa đạt, có ít nhất 3/4 giờ dạy đạt loại Khá tốt + Nếu nghỉ việc riêng 1 ngày có lý do chính đáng, các mặt khác vẫn đảm bảo tốt thì trừ 30.000 đồng vào thưởng

Tổ nuôi: Nấu ăn ngon, đảm bảo khẩu phần, định lượng ăn của trẻ, đảm bảo chia

ăn đúng giờ ăn theo qui định, thực hiện tốt vấn đề vệ sinh bếp ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm

2 Công B: Vi phạm 1 trong các mức sau

+ Nghỉ việc riêng (có lý do) 2 ngày

+ Học sinh bị tai nạn (nhẹ) hoặc mất đồ dùng cá nhân của trẻ mà phụ huynh có

ý kiến hoặc mất tài sản của nhóm, lớp do GV đó phụ trách

+ Các giờ dạy có 1 tiết không xếp loại

+ Có sự tranh cãi to tiếng giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh học sinh

* Tổ nuôi: Vi phạm một trong các mức sau: Không đảm bảo khẩu phần, định lượng ăn của trẻ, 2- 3 ngày liên tục nấu ăn không ngon (dựa vào hiện tượng trẻ các

Trang 6

lớp ăn không hết xuất), vi phạm vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm (Dựa theo bảng phân công công việc của từng cô để qui trách nhiệm)

3 Công C: Nếu vi phạm từ 2-3 lỗi trở lên của khung công B thì hạ xuống

công C hoặc vi phạm một trong các lỗi sau:

+ Các giờ dạy có 2 tiết không xếp loại

+ Nghỉ việc riêng 2,5- 3 ngày (có lý do)

+ Nghỉ làm tự do không xin phép hoặc nghỉ lý do không chính đáng

+ Có sự cố xảy ra với học sinh gây bất bình cho phụ huynh

+ Giáo viên cãi nhau trước mặt trẻ, phụ huynh…

4 Không xếp loại:

Vi phạm nhiều lỗi qui định trong khung công B, C, hoặc nghỉ liên tục trong thời gian 1 tuần, hoặc vi phạm 1 lỗi gây ảnh hưởng trực tiếp tới nhà trường hoặc có sự cố

cả trường phải giải quyết

c) Về bố trí dạy thay, chi trả tiền chiết tính trong các trường hợp thanh tra, phúc tra, hội họp, tập huấn…:

Nguyên tắc chung: Nếu giáo viên đi công tác về phải dạy bù thì các tiết dạy bù

phải cộng chung để bù trừ theo năm ngân sách

c1 Cán bộ, giáo viên được điều động đi thanh tra được tính 5 tiết/ buổi dù buổi

đó có tiết hay không có tiết (nếu có tiết về dạy bù thì không được chi trả chiết tính của các tiết dạy trong thời gian đi thanh tra khi giáo viên đó thiếu tiết tiêu chuẩn) Nhà trường chỉ thanh toán chế độ 5 tiết/buổi cho những cán bộ, giáo viên được điều động đi thanh tra giáo dục

c2 Cán bộ, giáo viên là báo cáo viên của Phòng Giáo dục & Đào tạo (Do Phòng GD&ĐT điều động) 1 tiết thực tế được tính 1,5 tiết định mức (01 buổi tính 4 tiết định mức);

Ví dụ: CB, GV A được Phòng GD điều động làm báo cáo viên trong 1 ngày

Vậy giáo viên A được hưởng: 1,5 x 4 x 2= 12 tiết

3 Tiền thưởng ( Mục 6200)

3.1 Khen thưởng thường xuyên theo định mức: Thực hiện theo quyết định khen thưởng của UBND huyện;

- Mức chi: Theo Quyết định khen thưởng;

- Căn cứ chi thưởng: Sau khi có QĐ khen thưởng của UBND huyện công nhận danh hiệu thì tiến hành chi khen thưởng;

3.2 Khen thưởng đột xuất theo định mức: Khen thưởng theo QĐ của cấp có thẩm quyền khen cá nhân có sáng kiến cải tiến tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công việc Biết áp dụng khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, ứng dụng phục vụ tốt cho công việc, hoàn thành vượt mức công việc được giao

- Căn cứ chi thưởng: Theo Quyết định khen thưởng của cấp có thẩm quyền

- Mức chi: Căn cứ theo quyết định

- Ghi chú: Không khen thưởng 1 cá nhân hay tập thể 2 lần/1 quyết định.

3.3 Các chi phí khác theo chế độ liên quan đến công tác khen thưởng: Chi theo thực tế phát sinh (nếu có )

Trang 7

3.4 Khen thưởng khác: Khi đơn vị có quỹ tăng thu nhập trích lập quỹ khen thưởng Hiệu trưởng ra quyết định ban hành quy định sử dụng quỹ khen thưởng

4 Phúc lợi tập thể (Mục 6250)

4.1 Trợ cấp khó khăn thường xuyên: Chi theo chế độ hiện hành của nhà nước 4.2 Trợ cấp khó khăn đột xuất: Do hiệu trưởng quyết định chi phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng và ngân quỹ thực có

- Mức chi: Căn cứ vào hoàn cảnh khó khăn thực tế và phù hợp với điều kiện ngân sách của nhà trường

- Cơ sở chi: Hiệu trưởng ra quyết định dựa trên cơ sở tổ chức công đoàn đề nghị

4.3 Tiền nước uống trong giờ làm việc: Mức chi quy định x người x tháng x

12 tháng

- Mức chi theo QCCT nội bộ năm 2013: 5.000đ/người/tháng x 12 tháng Số tiền này không phát cho CB-GV-NV mà dùng để mua trà sử dụng chung

5 Các khoản đóng góp (Mục 6300)

- Bao gồm các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiêp, kinh phí công đoàn Việc trích nộp theo quy định của nhà nước và quy định của bảo hiểm Tổng trích nộp là 21% từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị

- Thời gian trích nộp: Hằng tháng vào kỳ rút lương Hằng tháng đơn vị phải trích kinh phí ngân sách chi trả 20% cho đơn vị BHXH huyện và 2% KPCĐ cho công đoàn cấp trên

- Hình thức trích nộp: Chuyển khoản vào tài khoản Kinh phí công đoàn và tài khoản của đơn vị BHXH huyện Bình xuyên tại Kho bạc nhà nước Việc trích nộp thay đổi khi có văn bản của nhà nước

Cụ thể :

5.1 Bảo hiểm xã hội: Trích 17% ( BHXH );

Cơ sở tính trích nộp:

(Hệ số LCB + PCCV + PCTN nghề +PCTNVK) x 17% x lương tối thiểu x 12 tháng

5.2 Bảo hiểm y tế: Trích 3% ( BHYT);

Cơ sở tính trích nộp:

(Hệ số LCB + PCCV + PCTN nghề +PCTNVK) x 3% x lương tối thiểu x 12 tháng

5.3 Bảo hiểm thất nghiệp: Tỷ lệ trích nộp 1%

Cơ sở tính trích nộp:

(Hệ số LCB + PCCV + PCTN nghề +PCTNVK) x 1% x lương tối thiểu x 12 tháng

Đối tượng: Toàn bộ CB-GV-NV trừ bảo vệ

5.4 Kinh phí công đoàn: Trích 2% ( KPCĐ );

Cơ sở tính trích nộp:

( Hệ số LCB + PCCV + PCTNVK) x 2% mức lương tối thiểu x 12 tháng

5.4 Cá nhân phải trích nộp: 9.5%

- Bảo hiểm xã hội: Nộp 7% (BHXH);

- Bảo hiểm y tế: Nộp 1.5% ( BHYT);

- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%

- Kinh phí công đoàn: Nộp 1% (KPCĐ)

- Cơ sở tính trích nộp: Như tính trích nộp của đơn vị

Trang 8

- Thời gian- Hình thức trích nộp: Khấu trừ vào bảng lương của CB-GV-NV vào

kỳ thanh toán tiền lương qua thẻ hàng tháng chuyển khoản trực tiếp cho cơ quan BHXH thành phố

Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền nâng hoặc giảm mức trích nộp thì quy chế này được sửa đổi theo

5.5 Trách nhiệm của kế toán:

- Thu, chi, trích nộp đúng, đủ, kịp thời mọi chế độ do nhà nước quy định

- Vào cuối năm Kế toán đến tại cơ quan BHXH đối chiếu việc ghi chép Hệ số lương, mức lương trích nộp cho từng cá nhân, theo quy định của nhà nước vào sổ BHXH cùng với cơ quan BHXH và nhận trang sổ ghi chép của từng CB-GV-NV hàng năm về lưu tại đơn vị

6 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân (Mục 6400)

Gồm chi trợ cấp, phụ cấp khác cho CB-GV-NV quy định tại mục lục ngân sách Chi theo chế độ quy định hiện hành Ngoài ra còn có trợ cấp đi học cho CB-GV-NV 6.1 Nếu CB-GV-NV được cử đi học là đối tượng thuộc diện theo nhu cầu của nhà trường hoặc theo kế hoạch đào tạo (Có quyết định của cấp có thẩm quyền) thì được hưởng trợ cấp đi học theo quy định của nhà nước

- Trợ cấp bao gồm: Tiền ăn, tiền trọ, tiền tài liệu, tiền tàu xe đi và về theo kế hoạch, lịch học tập của nhà trường quy định

- Mức chi: Thanh toán theo chế độ hiện hành Học năm nào thanh toán năm đó Nếu xếp loại dưới trung bình của năm học hoặc phải thi lại chứng chỉ nào thì trừ vào

số tiền được thanh toán

6.2 Nếu CB-GV-NV đi học để tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để đạt chuẩn

và trên chuẩn thì CB-GV-NV hoàn toàn tự túc kinh phí

6.3 Nếu CB-GV-NV đi học bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu của ngành, được sự điều động của cấp có thẩm quyền và

sự đồng ý của Hiệu trưởng thì được đơn vị thanh toán

- Mức chi: Chi như khi đi công tác

- Cơ sở chi: Gồm giấy triệu tập, giấy đi đường có xác nhận, đóng dấu, ký tên nơi đi và nơi đến

- Công lệnh (giấy đi đường) chỉ thanh toán khi giấy đi đường do Hiệu trưởng cấp (Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu cấp công lệnh) và được đối chiếu với sổ cấp phát công lệnh tại văn thư Riêng Hiệu trưởng đi công tác, Phó Hiệu trưởng được thừa ủy nhiệm ký công lệnh

Điều 5 Chi hàng hóa, dịch vụ công cộng

1 Chi thanh toán dịch vụ công cộng (Mục 6500)

1.1 Thanh toán tiền điện: Được chi theo thực tế sử dụng trên tinh thần triệt để tiết kiệm Trong trường hợp, tiền điện vượt quá 1.000.000 đồng/tháng kế toán có trách nhiệm báo cáo với Hiệu trưởng, Hiệu trưởng ra quyết định điều chỉnh cho phù hợp

- Cơ sở thanh toán : Hóa đơn thu tiền điện hàng tháng của điện lực

- Mức chi: Theo thực tế

- Hình thức thanh toán: Chuyển khoản

1.2 Thanh toán tiền nhiên liệu: Nhiên liệu chi theo thực tế phát sinh (nếu có)

Trang 9

Nếu vì nhu cầu bức bách cần phải mua xăng để chạy máy nổ phục vụ cho các hoạt động của nhà trường thì Hiệu trưởng quyết định theo quy định sử dụng máy nổ được ban hành theo quyết định số 08/2010/QĐ-THCSQO ngày 11/8/2010 về việc ban hành quy định sử dụng tài sản công

Bảo vệ có trách nhiệm mở sổ nhật ký sử dụng máy nổ

1.3 Thanh toán tiền vệ sinh môi trường: Chi theo quy định, nếu địa phương có quy định thu gom rác thải Chi cho xử lý vệ sinh môi trường: Như hút hầm cầu, xử lý men

vi sinh cho hầm cầu, vệ sinh sân trường v.v… theo thực tế phát sinh (nếu có)

2 Chi vật tư văn phòng (Mục 6550)

2.1 Văn phòng phẩm văn phòng:

Là vật tư dùng cho văn phòng, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn

của các bộ phận trong đơn vị

Việc chi Văn phòng phẩm căn cứ vào mức khoán của Hiệu trưởng hàng năm hoặc quyết định mua thêm văn phòng phẩm trong những trường hợp khác theo công việc phát sinh trong năm…Văn phòng phẩm được sử dụng cho công việc chung, không phục vụ cho cá nhân Có danh sách cấp phát và chữ ký của người sử dụng để tiện quản lý định mức, chống lãng phí Văn phòng phẩm mua về phải nhập kho và xuất kho theo đúng địa chỉ do Hiệu trưởng chỉ định

Căn cứ để chi: Khoán văn phòng phẩm do hiệu trưởng ra quyết định Quy định giấy sử dụng: Để bảo vệ máy in, máy phôtô loại giấy sử dụng là giấy không bụi, có độ mịn Giấy do nhà trường mua dần theo định mức khoán

2.2 Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng: Căn cứ phát sinh thực tế Hiệu

trưởng quyết định duyệt cho mua sắm công cụ, dụng cụ, duyệt chi và cấp phát cho từng cá nhân hay bộ phận trên cơ sở để phục vụ cho công tác hoạt động đơn vị

Cơ sở cấp phát: Các bộ phận có nhu cầu sử dụng lập tờ trình đề nghị mua sắm Sau khi mua có mở sổ theo dõi tài sản công cụ, dụng cụ Người được cấp công cụ, dụng

cụ có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích chung Không sử dụng tài sản của nhà trường cho công việc riêng cá nhân Việc mua sắm phải nhập và xuất kho

Căn cứ chi: Hóa đơn chúng từ mua sắm hợp lệ, hợp pháp, đúng thủ tục

2.3 Chi mua vật rẻ mau hỏng:

- Gồm VRMH các lớp: Một năm học, một lớp được cấp 02 chổi chít và 01 sọt rác, 01 gầu hót rác Tài vụ chịu trách nhiệm mua cấp phát vào mỗi đầu học kỳ, trách nhiệm của GVCN là phải bảo vệ tài sản được cấp (nếu mất mát, hư hỏng không có

để sử dụng thì giáo viên tự bỏ tiền ra để mua)

- VRMH dùng phục vụ cho đơn vị thì căn cứ hiệu trưởng duyệt mua và duyệt chi, chứng từ hợp lệ thì chi thanh toán; chi tiền thuê cắt cỏ, phun thuốc cỏ

Các loại vật tư phòng khác: Cấp sử dụng theo đề nghị của các bộ phận, cá nhân, cấp trên tinh thần tiết kiệm, có định mức, có nhu cầu chính đáng và Hiệu trưởng duyệt cấp, duyệt chi

3 Thông tin, tuyên truyền (Mục 6600)

3.1 Điện thoại: Cước phí điện thoại trong nước: Máy điện thoại cố định được

trang bị dùng chung cho toàn trường Gồm 01 máy

Trang 10

Hình thức chi trả tiền cước điện thoại: Căn cứ giấy báo thu tiền của Bưu điện, căn cứ vào phiếu chi tiết cuộc gọi Số nào dùng cho công việc chung thì thanh toán, dùng riêng cá nhân, thu tiền cá nhân

Đơn vị chỉ thanh toán các cuộc gọi dùng cho việc công, căn cứ số máy giao dịch để tính

3.2 Cước phí bưu chính: Gồm Bì thư, tem công văn: được chi trả theo thực tế

đã sử dụng

3.3 Sách báo, tạp chí thư viện:

Về sách, tạp chí: Chi đặt mua theo thực tế trên cơ sở có chọn lọc, thiết thực, phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, tham khảo của giáo viên, của hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của nhà trường Hiệu trưởng quyết định mua và duyệt chi;

Đặt các số báo sau: Nhân dân, Vĩnh Phúc, Giáo dục thời đại, tạp chí GDMN Mức chi: Mỗi quý đặt chi theo giá báo hiện hành của Bưu điện Do Hiệu trưởng duyệt chi

3.4 Cước phí truy cập mạng Internet, thư viện điện tử:

Định mức chi : Thuê bao trọn gói mức tiền theo theo giá của bưu chính theo

giá do Hiệu trưởng quyết định ( mạng giáo dục)

4 Hội nghị (Mục 6650)

4.1 Nhà trường chỉ tổ chức hội nghị có mời người ngoài cơ quan (Trừ Hội CMHS) trong các trường hợp như sau:

a) Khai giảng, tổng kết, sơ kết (Năm học, giai đoạn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục), Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học, hội nghị 20/11 hàng năm…;

b) Hội nghị chuyên môn cần thiết có liên quan đến người ngoài cơ quan (kể cả

cơ quan chủ quản cấp trên);

c) Hội thảo chuyên đề chuyên môn quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục có mời người ngoài cơ quan tham dự

4.2 Thời gian tổ chức Hội nghị: Không quá ½ ngày làm việc (4 giờ); Riêng Hội nghị cán bộ công chức đầu năm được tính 5 giờ làm việc;

Các Hội nghị do trường tổ chức được tính vào thời gian nghỉ tham gia các hoạt động khác theo biên chế của Bộ Giáo dục- Đào tạo;

4.3 Không chi trong các trường hợp sau:

- Các buổi họp nội bộ (hội đồng, họp tổ chủ nhiệm, Hội đồng tư vấn, Hội đồng trường… các buổi họp chuyên môn… mà thành phần chỉ gồm cán bộ viên chức thuộc trường MN …);

- Không chi quà tặng lưu niệm, không tổ chức liên hoan, chiêu đãi, hạn chế thuê văn nghệ, không chi hội nghị kết hợp với tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng…

4.4 Mức chi hội nghị:

a) Tiền thuê hội trường; thuê máy chiếu; trang thiết bị khác trực tiếp phục vụ hội nghị (nếu có): số tiền chi theo thực tế, nhưng hợp lý và tiết kiệm

b) Tiền giấy bút không quá 15.000đ/ người/hội nghị (Chi thực tế bằng hiện vật); c) Tiền thuê phương tiện đưa đón: Trường không thực hiện;

Ngày đăng: 26/05/2016, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w