MỤC LỤCI. Phần mở đầu21. Lý do chọn đề tài:22. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:33. Đối tượng nghiên cứu34. Giới hạn phạm vi nghiên cứu3II. Phần nội dung41. Cơ sở lí luận 42. Thực trạng42.1. Thuận lợi khó khăn42.2 Thành công hạn chế52.3. Mặt mạnh mặt yếu52.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động62.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.73. Các biện pháp thực hiện73.1.Mục tiêu của biện pháp 73.2. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp: 73.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp173.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp : 173.5.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu174.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu17III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ181.Kết luận182.Kiến nghị19SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC LỒNG GHÉP TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON HỌA MII. Phần mở đầu1. Lý do chọn đề tài:“Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tương lai của đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe, vừa có đức, vừa có tài. Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng mong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.Vậy chúng ta những người làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cần phải làm gì để giáo dục trẻ phát triển toàn diện cả vể thể chất lẫn tinh thần. Nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của xã hội.Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là lứa tuổi mầm non.Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi.Muốn hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.Nhưng nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức thích gì có nấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có điều kiện về kinh tế nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho người giúp việc.
Trang 1MỤC LỤC
I Phần mở đầu 2
1 Lý do chọn đề tài: 2
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
II Phần nội dung 4
1 Cơ sở lí luận 4
2 Thực trạng 4
2.1 Thuận lợi - khó khăn 4
2.2 Thành công- hạn chế 5
2.3 Mặt mạnh - mặt yếu 5
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6
2.5 Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 7
3 Các biện pháp thực hiện 7
3.1.Mục tiêu của biện pháp 7
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp: 7
3.3 Điều kiện để thực hiện các biện pháp 17
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp : 17
3.5.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 17
4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 17
III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
1.Kết luận 18
2.Kiến nghị 19
Trang 2SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC LỒNG GHÉP TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
I Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước.Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là nhữngđứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vânglời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo Tương lai của đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi
xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe,vừa có đức, vừa có tài Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếptục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòngmong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dântộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính
là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”
Vậy chúng ta những người làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáodục trẻ cần phải làm gì để giáo dục trẻ phát triển toàn diện cả vể thể chất lẫn tinhthần Nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã khẳng địnhgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ là một bộ phận khăng khít của nền kinh
tế mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của xã hội
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dunggiáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là lứatuổi mầm non
Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những
cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanhnhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhườngnhịn giúp mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểubiết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo,biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi
Muốn hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non, việcgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ýnghĩa
Nhưng nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thìchiều con quá mức thích gì có nấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề
Trang 3kiếm sống, có điều kiện về kinh tế nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cáicho người giúp việc.
Việc đưa trẻ đến trường mầm non chưa được chú trọng còn để trẻ ở nhàchơi tự do, tiếp xúc với môi trường chưa lành mạnh, mà trẻ mầm non còn đang
ở độ tuổi tập ăn,tập nói
Trẻ mầm non ban đầu trẻ chưa biết kính trọng, thưa gửi lễ phép còn trả lờitrống không với người lớn tuổi với bạn bè với cô giáo Trước thực trạng đó làngười quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấyrằng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiện nay đang là vấn đề bứcxúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục kỹ năng sống chotrẻ mầm non Đây là vấn đề của toàn xã hội, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻnhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻvào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng Do đó việc bồi dưỡng,chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục kỷ năng sống cho trẻ là rất cần
thiết Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác lồng ghép tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non Họa Mi” để nghiên cứu.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là hết sức cần thiết các
bé ở lứa tuổi này nhận thức cũng như hành động đều trong sáng như một tờ giấytrắng, khi gieo vào các em những gì thì nó sẽ hình thành thói quen sau này chocác em như vậy Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ đangđược ngành giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong trường mầm non Tùytheo lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp,thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹnăng tạo niềm vui, tự bảo mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyếtmột số tình huống phù hợp với lứa tuổi Những bài học với những yêu cầu khácnhau sẽ được các cô giáo thực hiện ở từng lứa tuổi để các cháu có thể tiếp thu vàthực hiện Ví dụ ở lứa tuổi từ 3-4 tuổi, trẻ mẫu giáo sẽ được học các kỹ năngchào hỏi, lễ phép với người lớn, biết cám ơn và xin lỗi Một số kỹ năng tự phục
vụ như tự xúc ăn, tự uống nước, tự mặc áo quần và một số kỹ năng vệ sinh cánhân đơn giản như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Kỹnăng khám phá thế giới như nhận biết và cách gọi tên đồ dùng cá nhân, đồ dùngtrong gia đình, cách nhận biết sự việc, các mối quan hệ gần gũi với trẻ trongcuộc sống Lớn lên thêm một chút, các cháu được học về kỹ năng bảo vệ mìnhnhư tránh xa các nơi nguy hiểm, bảo vệ môi trường, vệ sinh răng miệng, cơ thể,
Trang 4kỹ năng tự phục vụ mình như tự mặc quần áo, xếp áo quần và để đúng nơi quiđịnh… Các kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết các tình huống đơn giản trongcuộc sống Lý thuyết luôn đi đôi với thực hành thông qua nhiều hoạt động hỗ trợđược tổ chức theo một thời khóa biểu nhất định hàng tuần trong chương trìnhgiáo dục, khiến cho trẻ cảm thấy hứng thú với bài học theo phương pháp học màchơi, chơi mà học Những bài học từ trường mẫu giáo đã giúp trẻ phát triển đúngtâm sinh lý lứa tuổi, có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tíchcực, phát huy tốt những khả năng và sở trường của mình.
Một trong những nhiệm vụ để thực hiện chương trình giáo dục mầm non
có hiệu quả đó là chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Năm học 2015- 2016trường Mầm non Họa Mi đã tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, giáo viên vềnhững kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho trẻ Đồng thời chỉ đạo xây dựng cácphương pháp để phát triển kỹ năng đó Chính vì vậy việc giáo dục lễ giáo kỹnăng sống cho trẻ cần phải được thực hiện thường xuyên, nhất là trong các hoạtđộng học, các hoạt động vui chơi, ngoài ra còn phải giáo dục lễ giáo kỹ năngsống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi Từ đó sẽ hình thành cho những thói quen đạođức đúng đắn ngay từ lúc còn nhỏ
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, lồng ghép tích hợp nội dunggiáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non Họa Mi - xã Quảng Điền- huyệnKrông Ana-tỉnh ĐăkLăk
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, lồng ghép tích hợp nộidung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non Họa Mi - xã Quảng Điền-huyện Krông Ana-tỉnh DakLak
* Đối tượng khảo sát: Giáo viên, học sinh trường mầm non Họa Mi
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016
5 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóacác tài liệu có liên quan
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên
Trang 5dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội,nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày Đó là
kỹ năng sống Hay nói cách khác kỹ năng sống là những kỹ năng cần có chohành vi lành mạnh cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộcsống hàng ngày Theo UNESSCO, 5 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống
Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ phi có sựthay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêmgiá trị sau độ tuổi này Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sốngxung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếpxúc với trẻ, tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ Vì vậy việc hình thành
và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non
Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết:
“Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp Việc giáo dục kỹnăng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ
em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập”
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả nănggiao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác củamình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơbản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách
và kết quả học tập của trẻ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giáo dục cách sốngtích cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thóiquen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và
kỹ năng thích hợp
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói chung, cho trẻ mầm non nói riêng là vôcùng quan trọng Trẻ mầm non giống như một trang giấy trắng Người lớnchúng ta viết vào đó thế nào sẽ thành thế đó Những tính cách, thói quen đượchình thành cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ theo trẻ trong suốt cuộc đời vàrất khó thay đổi
2 Thực trạng
2.1 Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi:
Trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của
sở giáo dục, phòng Giáo dục huyện về tập huấn nội dung giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh mầm non
Trang 6Trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn vềnội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non do sở giáo dục, phòng giáodục và nhà trường tổ chức.
Trường có nhiều giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có ý thứcthực hiện nhiệm vụ được giao Đặc biệt là các giáo viên đều có trình độ chuyênmôn vững vàng có khả năng truyền thụ tốt kiến thức cho trẻ
Bản thân tôi là cán bộ quản lý lâu năm, tâm huyết với việc tích hợp nộidung giáo dục trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Các đoàn thể luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạocủa giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạtđộng cho trẻ
Giáo viên trong trường đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp giáodục kỹ năng sống cho trẻ sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ
Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình củatrẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với côgiáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ
Giáo viên trường tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình vớicông việc Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiêncứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc vàgiáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việcgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ
2.2 Thành công- hạn chế
*Thành công:
Trang 7Quá trình thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầmnon đã được giáo viên năng động, sáng tạo, tìm tòi nhiều hình thức và phươngpháp phù hợp đến trẻ
Quan hệ giữa cô và các cháu là quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong từngbiểu hiện, từ lời nói đến hành động
*Hạn chế :
Trình độ và kỹ năng sư phạm của giáo viên không đồng đều, một số giáoviên mới ra trường, tay nghề còn non trẻ, nên chưa có kinh nghiệm trong việcchăm sóc giáo dục nhất là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Một số giáo viên cònlúng túng, cảm thấy khó thực hiện nội dung này
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong chương trình chăm sóc giáodục trẻ còn hạn chế, nặng về lý thuyết, ít cho trẻ thực hành, trải nghiệm
Trẻ ít có sơ hội được thực hành, ứng xử, giải quyết tình huống
Đôi lúc giáo viên còn chưa thực sự mẫu mực trong lời nói và việc làm.Giáo viên chưa có nhiều hình thức thi đua khen thưởng, động viên kịpthời trong quá trình giáo dục trẻ
Khả năng vận dụng thơ ca, truyện kể có nội dung giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ của giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ còn hạn chế
Nhiều giáo viên chưa nhận rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năngsống cho trẻ Chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống chotrẻ Chưa thực sự quan tâm và chú trọng đến nội dung này
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Do việc giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, thì trẻngày càng được nuông chiều thái quá Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quantrọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thườngkhoán trắng cho giáo viên
Trang 8Do số lượng trẻ trong lớp đông và ghép nhiều độ tuổi.Do giáo viên mới
ra trường, đang nuôi con nhỏ nên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu
và học hỏi nội dung chương trình hình thành thói quen giáo dục kỹ năng sống
Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giáo viên còn cứng nhắc,máy móc trong việc giáo dục trẻ Đa phần giáo viên đánh giá về hành vi lễ giáocủa trẻ thường dựa vào kiến thức của trẻ chưa có sự theo dõi, chú ý đến các hành
vi của trẻ trong các tình huống để đánh giá
*Khảo sát đầu năm giáo viên:
+ Có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn trong
+ Có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục kỹ
+ Có góc “ Bé với những hành vi đẹp” 3/18 16,66%+ Có nhiều đồ dùng, đồ chơi, thơ ca, truyện kể có
+ Có nhiều hình thức, các hoạt động để lồng ghép
nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Phát huy được
tính tích cực của trẻ
4/18 22,22%
- Kết quả khảo nghiệm học sinh toàn trường đầu năm 2015 - 2016
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy giáo viên đã nắm được nội dung giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ song chưa đầy đủ Do giáo viên mới ra trường, đang nuôicon nhỏ nên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và học hỏi kinhnghiệm Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, việc bồi dưỡngnghiệp vụ cho giáo viên trong trường để nâng cao chất lượng trong việc chămsóc giáo dục kỹ năng sông cho trẻ là cấp thiết,về phía học sinh tuy có nhận thức
về kỹ năng sống cho bản thân nhưng hiệu quả chưa cao
Trang 92.5 Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Trẻ mầm non giống như một trang giấy trắng Người lớn chúng ta viếtvào đó thế nào sẽ thành thế đó Những tính cách, thói quen được hình thành chotrẻ ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ theo trẻ trong suốt cuộc đời và rất khó thay đổi
Bản thân tôi là cán bộ quản lý lâu năm, tâm huyết với nội dung giáo dụctrẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non Dựa vào những thuận lợi đã có, tôi cùngvới giáo viên nghiên cứu thực hiện nhiều biện pháp hữu ích.Trường có nhiềugiáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng
có khả năng truyền thụ chuyên môn cho trẻ tốt nên nhiệm vụ đề tài đặt ra hoàntoàn có thể thành công Qua quá trình tìm tòi thử nghiệm nhiều phương pháp, tôirút ra kinh nghiệm cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách linh hoạt, tránhnhồi nhét, bó buộc trẻ trong khuôn khổ cứng nhắc.Là một giáo viên mầm nonphải thực sự tâm huyết với nghề, đặt mình vào sở thích của trẻ chứ không phải
sử dụng những phương pháp sư phạm đơn thuần áp đạt kiến thức
3 Các biện pháp thực hiện
3.1.Mục tiêu của biện pháp
Giáo dục kỹ năng sống nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhâncách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vì thế mỗi cô giáo mầmnon có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàndiện về nhân cách và trí tuệ cho trẻ mầm non
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp:
* Biện pháp 1: Làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên.
Để thực hiện tốt nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thìtrình độ và kiến thức của giáo viên là yếu tố cơ bản nhất Giáo viên phải nắm rõ
và hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻtrong trường mầm non Giáo viên phải có được nhiều hình thức, các biện phápphù hợp để giáo dục trẻ, cung cấp kiến thức đến với trẻ Để giáo viên có nhữngnhận thức đúng đắn về nội dung này tôi đã chú trọng đầu tư vào việc bồi dưỡngkiến thức cho giáo viên sao cho giáo viên có được những kiến thức cơ bản nhấttrong việc thực hiện nội dung này Tôi đã tập trung bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên bằng các hình thức sau:
a) Bồi dưỡng lý thuyết:
+ Tổ chức cho 100% giáo viên các lớp tham dự lớp học bồi dưỡng về nộidung này do trường tổ chức Giáo viên cần hiểu được thế nào là giáo dục kỷnăng sống cho trẻ Giáo dục với trẻ như thế nào cho có hiệu quả Cung cấp tàiliệu hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tới 100% các nhóm lớp
Trang 10+ Triển khai 9/9 nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.+ Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp, cách tổ chức các hoạt động,các trò chơi có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là cách lồngghép tích hợp giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi
+ Bồi dưỡng cho giáo viên về cách trang trí lớp với tiêu đề “Bé với nhữnghành vi đẹp”
+ Hướng dẫn cho giáo viên cách xây dựng các tiết học theo chủ đề, cáchlồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động chung, nhất làcách tạo ra các tình huống để trẻ giải quyết
+ Cho giáo viên tham khảo một số giáo án hay, những kinh nghiệm dạytrẻ có nội dung về giáo dục kỹ năng sống của các giáo viên giỏi và trên các tạpchí nhất là tạp chí “Giáo dục mầm non”
+ Chỉ đạo 100% các lớp có kế hoạch giáo dục kỹ năng sống Ghi rõ nhữngyêu cầu cần giáo dục trẻ trong năm và những biện pháp sẽ thực hiện như thếnào?
+ Hàng tháng tổ chức các buổi tọa đàm, giáo viên trao đổi về chuyênmôn, về cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Từ đó tìm ranhững mặt tích cực và khắc phục những mặt còn tồn tại
b) Xây dựng các hoạt động mẫu, tham gia học tập điểm, dự giờ giáo viên thường xuyên.
Chọn điểm để thực hiện nội dung hoạt động Phân công giáo viên đạt trênchuẩn có trình độ chuyên môn đồng đều dạy tại khu điểm Tham mưu kinh phí,phối hợp với lãnh đạo thôn, các ban ngành đoàn thể để đầu tư thêm về cơ sở vậtchất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giáo dục trẻ
Cụ thể: Cho đổ đất màu vào nơi đất còn trống và trồng nhiều loại rau xanhcác loại Hàng ngày hướng dẫn trẻ chăm sóc
- Trồng thêm cây cho bóng mát vào các bồn, phía dưới bồn trồng nhiềuloại hoa khác nhau Mỗi loại rau xanh, hoa đều gắn tên tương ứng
- Huy động nguồn đóng góp của phụ huynh làm lại nguồn nước đảm bảo
Trang 11Cách làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, có nội dung về giáo dục kỹ năng sống.Cách xây dựng một số hoạt động chung có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năngsống và các hoạt động khác có lồng ghép tích hợp nội dung về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Cách tổ chức cho trẻ được trải nghiệm, ứng xử về một số tìnhhuống có nội dung về giáo dục kỹ năng sống
Giáo viên và học sinh đang trồng và chăm sóc cây cảnh
Trang 12Ngoài việc tổ chức các hoạt động mẫu Ban giám hiệu thường xuyên dựgiờ dạy và các hoạt động của giáo viên có lồng ghép nội dung này, từ đó đánhgiá được đúng mức trình độ của từng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng, góp ý.Với những giáo viên khá, giỏi cần hướng cho giáo viên cách tổ chức các tiết dạy
và các hoạt động có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống với nhiều hìnhthức sáng tạo, hấp dẫn Cách làm đồ dùng, đồ chơi, sáng tác thơ ca, truyện kể cónội dung về giáo dục kỹ năng sống Với những giáo viên mới và có chuyên môntrung bình, Ban giám hiệu đã tập trung bồi dưỡng về chuyên môn, tác phong sưphạm khi lên lớp, cách tổ chức các giờ dạy theo chủ đề, cách lồng ghép nội dunggiáo dục kỹ năng sống cho trẻ sao cho phù hợp và có hiệu quả
Với việc tổ chức các hoạt động mẫu và dự giờ giáo viên thường xuyên, bổsung góp ý cho giáo viên theo đúng khả năng, chất lượng của giáo viên trongtrường đã được nâng lên một cách rõ rệt Việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹnăng sống cho trẻ cũng được thực hiện thường xuyên hơn ở trong tất cả các hoạtđộng
* Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên cách tạo môi trường có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vàonhững giờ dạy và các hoạt động của giáo viên mà cần được lồng ghép và giáodục ở mọi lúc, mọi nơi Chúng ta đều biết đặc thù của trẻ mẫu giáo là “ Họcbằng chơi, chơi bằng học” Hơn thế nữa, tư duy của trẻ còn mang tính trực quanhình tượng Muốn trẻ có được những kỹ năng , thói quen hành vi tốt trẻ phảiđược nghe thấy và nhìn thấy những hành động đó Do đó, việc tạo một môitrường đẹp, có nội dung giáo dục kỹ năng sống cao là vô cùng cần thiết Nếugiáo viên làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong tất cả các hoạt độngthì kiến thức của trẻ sẽ đầy đủ và những thói quen, hành vi văn minh của trẻcũng sẽ được củng cố bền vững hơn
Ngay từ đầu năm học, tôi đã yêu cầu các lớp cần chú trọng đến việc tạo môitrường cho trẻ sao cho hài hòa, đẹp mắt, kích thích tư duy cho trẻ và đặc biệt nổi rõđược nội dung giáo dục về kỹ năng sống Tôi đã yêu cầu tất cả các lớp đều có mộtgóc riêng với tiêu đề “ Bé với những hành vi đẹp” Để phục vụ cho góc này tôi đãtriển khai tới giáo viên thường xuyên sưu tầm và thay đổi nhiều loại tranh ảnh khácnhau có nội dung về lễ giáo theo từng tháng Những tranh ảnh phải phong phú, đadạng, các hình ảnh này có thể là vẽ, là xé dán từ các nguyên vật liệu thiên nhiên vàcác phế liệu, cũng có thể là ảnh giáo viên tự chụp từ các hoạt động trong cuộc sốngnhưng phải mang tính thiết thực và gần gũi đối với trẻ
Trang 13Để đánh giá thực sự về khả năng hiểu biết và thói quen kỹ năng sống củatrẻ tôi đã phối hợp cùng với các giáo viên thường xuyên sưu tầm, phô tô cácbức tranh có nội dung về giáo dục kỹ năng sống và thay đổi theo tháng Cáchình ảnh này bao gồm những hành vi đúng, hành vi sai, những hành vi nên làm
và những hành vi không nên làm Giáo viên phải yêu cầu trẻ suy nghĩ và tìmđược những hình ảnh đúng, sai Vào những giờ chơi giáo viên cùng trẻ xemtranh, đàm thoại về các hành vi trong tranh Những hình ảnh đúng thì tô màu,những hình ảnh sai thì gạch bỏ Để trẻ thực sự có cơ hội phát triển tư duy thìgiáo viên phải thường xuyên thay đổi các hình ảnh và đặc biệt các hình ảnh đóphải phong phú, phản ánh được các hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàngngày Không chỉ chú trọng vào góc “ Bé với những hành vi đẹp” tôi yêu cầu cácgiáo viên đưa nội dung này vào tất cả các góc cho phù hợp Giáo viên phải chútrọng, đi sâu trong việc trang trí lớp theo từng chủ đề Giáo viên phải trang trílàm sao cho nổi bật chủ đề, các hình ảnh phải phong phú và đa dạng để lôi cuốntrẻ
Với hình thức này, nhà trường đã khuyến khích giáo viên bằng cách hàngtháng Ban giám hiệu đều đi đánh giá, xếp loại cách trang trí của giáo viên theotừng mức Giáo viên nào làm tốt đều được khen thưởng và cho các giáo viênkhác đến học tập
*Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hội thi.
Muốn đánh giá được chất lượng trong việc thực hiện nội dung thì việcthông qua các hội thi chính là thước đo để đánh giá chất lượng đó Xác địnhđược điều đó nên ngay từ đầu năm học chúng tôi đã có kế hoạch tổ chức các hộithi sau:
a) Hội thi giáo viên giỏi
Với hội thi này nhằm nâng cao và đánh giá được sự hiểu biết của giáoviên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói riêng và chuyên môn nghiệp vụ nói
chung Tôi đã cùng với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức hội thi “giáo viên giỏi cấp trường” Nhà trường chọn một số bài dạy trong chương trình theo chủ đề
đang học và cho giáo viên bốc thăm bài dạy 100% giáo viên trong trường đềuphải tham gia Tôi yêu cầu các giáo viên phải vận dụng hết khả năng, kiến thứccủa mình vận dụng vào bài dạy Từ tác phong sư phạm, hình thức tổ chức bàidạy đến việc làm đồ dùng, đồ chơi sao cho sáng tạo, đẹp mắt Một yêu cầu bắtbuộc phải có trong mỗi bài dạy là phải nổi rõ được nội dung tích hợp giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ Ban giám hiệu cùng với giáo viên trong khối sẽ dự giờ,đánh giá xếp loại giờ dạy của từng giáo viên, cùng nhau phát huy những ưu