1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo hoàng sa, trường sa theo pháp luật và thực tiễn quốc tế

139 701 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 2,88 MB

Nội dung

Tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là trực tiếp với Trung Quốc đã kéo dài nhiều năm, nhưng đang trở nên căng thẳng trên mọi trận tuyến

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ HÕA BÌNH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Hà Trang

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các hình ảnh

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA VÀ YÊU SÁCH CỦA CÁC BÊN VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA HAI QUẦN ĐẢO 7

1.1 Vị trí địa lý 7

1.1.1 Quần đảo Hoàng Sa 7

1.1.2 Quần đảo Trường Sa 8

1.2 Tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông 9

1.2.1 Về quốc phòng an ninh 9

1.2.2 Về giao thông hàng hải 11

1.2.3 Về kinh tế 14

1.3 Yêu sách của các bên đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam liên quan đến quy chế pháp lý quốc tế về đảo, quần đảo 17

1.4 Tình hình tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 21

Chương 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ TRONG XÁC ĐỊNH QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO, QUẦN ĐẢO 24

2.1 Quy định pháp luật quốc tế về quy chế pháp lý của đảo, quần đảo 24

2.1.1 Đảo và các thực thể khác 24

Trang 5

2.1.2 Quần đảo 43

2.2 Thực tiễn pháp lý quốc tế về quy chế pháp lý của đảo, quần đảo 44

2.2.1 Thực tiễn phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế 44

2.2.2 Thực tiễn áp dụng của các quốc gia 47

2.2.3 Thực tiễn giải thích theo các điều ước quốc tế song phương 56

Chương 3: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC HIỆN THỰC HÓA QUAN ĐIỂM VỀ XÁC ĐỊNH QUY CHẾ PHÁP LÝ HAI QUẦN ĐẢO 65

3.1 Quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên cơ sở áp dụng quy định pháp luật và thực tiễn quốc tế 65

3.1.1 Xác định phạm vi địa lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 65

3.1.2 Xác định yêu sách quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 66

3.2 Giải pháp cho Việt Nam trong việc hiện thực hóa quan điểm về xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 78

3.2.1 Giải pháp đàm phán, thương lượng 78

3.2.2 Giải pháp sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế 79

3.2.3 Giải pháp khác 81

3.2.4 Các điều kiện đảm bảo 82

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 103

Trang 6

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

COC : Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông

DOC : Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 ICJ : Tòa án Công lý quốc tế

ITLOS : Tòa án quốc tế về Luật biển

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Số hiệu hình Tên hình Trang

Hình 1.1: Các tuyến đường hàng hải trên Biển Đông 12

Hình 1.2: Các tuyến đường vận chuyển dầu thô trên thế giới 13

Hình 1.3: Các tuyến đường vận chuyển dầu thô chính trên Biển Đông 13 Hình 1.4: Các tuyến đường vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng

trên Biển Đông

14

Hình 1.5: Đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc vẽ 18

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói chung cũng như Biển Đông đang là một điểm nóng về tranh chấp trong vấn đề chủ quyền biển, đảo Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là đối tượng tranh chấp song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), còn quần đảo Trường Sa của Việt Nam lại là đối tượng tranh chấp đa phương của năm quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và một thực thể quốc tế đặc biệt – Đài Loan Tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là trực tiếp với Trung Quốc đã kéo dài nhiều năm, nhưng đang trở nên căng thẳng trên mọi trận tuyến từ ngoại giao chính trị đến quân sự, pháp luật trong bối cảnh hiện nay Trong khi Việt Nam và một số quốc gia liên quan luôn kiên trì quan điểm giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở pháp luật quốc tế thì Trung Quốc lại có một loạt những hành động đi ngược lại với các cam kết quốc tế, trái với quan điểm chung của cộng đồng quốc tế và các quốc gia trong khu vực, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

Liên quan đến việc xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng

Sa và, Trường Sa, Việt Nam và các bên yêu sách đang có những quan điểm khác nhau Trong khi Trung Quốc khẳng định quần đảo Hoàng Sa có đường

cơ sở thẳng như cách xác định của các quốc gia quần đảo năm 1996, quần đảo Trường Sa có “các vùng nước phụ cận” (khả năng tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa như Trung Quốc đã khẳng định trong Công hàm phản đối Báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia năm

2009 (CML17/2009 ngày 7/5/2009) và Công hàm năm 2011 (CML8/2011 ngày 14/4/2011) phản đối Công hàm số 000228 ngày 5/4/2011 của Philippines), thì

Trang 9

Việt Nam, Philippines và Malaysia có xu hướng thể hiện quan điểm cho rằng hầu hết các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đều không có khả năng để tạo ra các vùng nước rộng lớn như vậy Những khác biệt về quan điểm này tạo nên một tranh chấp pháp lý, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và cản trở tiến trình giải quyết tranh chấp của các bên

Việc xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa trong thời điểm hiện nay là vấn đề hết sức cấp thiết bởi:

Thứ nhất, để giải quyết được tranh chấp chủ quyền, phân định biển hay

bất kỳ tranh chấp nào khác thì vấn đề tiên quyết cần minh định là phạm vi khu vực tranh chấp và quy chế pháp lý của khu vực cũng như các thực thể trong khu vực Trong khi đó, hiện nay, còn tồn tại nhiều quan điểm không thống nhất của các bên cũng như các chuyên gia (trong công trình nghiên cứu) về phạm vi địa lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (số lượng các thực thể, cấu trúc địa lý, ) và quy chế pháp lý của hai quần đảo

Thứ hai, việc xác định quy chế pháp lý hai quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa sẽ làm sáng tỏ yêu sách của các bên đối với các đảo, đá, cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo này Từ đó, Việt Nam có thể xây dựng các đối sách phù hợp với từng bên, đồng thời thiết lập hệ luận cứ, luận chứng phản bác hiệu quả các luận điểm thiếu căn cứ pháp lý hoặc không có cơ sở theo pháp luật quốc tế

Thứ ba, trong khi vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa chưa thể giải quyết được, thì việc xác định quy chế pháp lý hai quần đảo này Hoàng Sa, Trường Sa là một vấn đề pháp lý quan trọng, có thể giải quyết trước Đây được coi là bước đi cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp.tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Thứ tư, xác định quy chế pháp lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ

là một hướng đi mới sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp Đây

Trang 10

sẽ là cơ hội để Việt Nam đệ trình vấn đề pháp lý có liên quan nhằm khởi kiện hoặc xin ý kiến tư vấn của các thiết chế tài phán quốc tế như hướng đi Philippines đang thực hiện

Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong hoạt động giải quyết tranh chấp

biển, đảo, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, học viên đã lựa chọn đề tài “Xác

định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo pháp luật và thực tiễn quốc tế” làm Luận văn Thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Cùng với diễn biến ngày càng căng thẳng trên Biển Đông là sự gia tăng những công trình nghiên cứu, những diễn đàn học thuật trong và ngoài nước luận bàn về các khía cạnh trong tranh chấp Biển Đông Cho đến nay, các công trình nghiên cứu thường chú trọng đến khía cạnh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà chưa chú trọng nhiều đến việc xác định phạm vi

và giải quyết những khác biệt ngoài chủ quyền của các bên hữu quan

Hiện nay, các đề tài, công trình nghiên cứu còn tồn tại nhiều quan điểm không thống nhất về phạm vi địa lý, quy chế pháp lý của vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa Do đó, đề tài sẽ nghiên cứu, rà soát lại và đề xuất quan điểm phù hợp chính xác nhất trên cơ sở những tri thức mới nhất về hai quần đảo, làm rõ hơn thực thể nào được coi là đảo theo pháp luật và thực tiễn quốc tế

Các công trình nghiên cứu về quy chế pháp lý đảo, quần đảo đã cung cấp tương đối đầy đủ những quy định của pháp luật quốc tế về quy chế pháp

lý của đảo, quần đảo và các thực thể khác, vận dụng vào Hoàng Sa, Trường

Sa, tuy nhiên chưa đi sâu vào thực tiễn vận dụng, giải thích các quy định trên tại các cơ quan tài phán quốc tế, các điều ước quốc tế song phương và pháp luật từng quốc gia, đặc biệt, nội dung về đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển còn rất mờ nhạt, chưa được chú trọng nghiên cứu

Trang 11

Đề tài sẽ tiếp thu, tổng hợp lại những kết quả đã được đúc rút, đồng thời tiếp tục tìm hiểu, đi sâu và phát triển những nội dung chưa được nghiên cứu, nghiên cứu đã cũ hoặc nghiên cứu chưa sâu nhằm đóng góp cho nền luật học Việt Nam trong lĩnh vực biển, đảo những tri thức mới nhất, chuẩn xác nhất, đầy đủ nhất, góp phần đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn

Luận văn chủ yếu nghiên cứu trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế, trong đó chủ yếu là các quy định của Công ước Luật biển 1982; các quy định pháp luật của Việt Nam và các quốc gia hữu quan; thực tiễn áp dụng pháp luật quốc tế của các cơ quan tài phán quốc tế và sự giải thích trong các điều ước quốc tế; các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận văn

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn trải rộng cả không gian lẫn thời gian theo sát mục tiêu nghiên cứu: từ lý luận đến thực tiễn; từ pháp luật quốc gia đến pháp luật quốc tế; từ trước đến sau khi hình thành Công ước Luật biển 1982; từ pháp luật đến các lĩnh vực khác như địa lý, lịch sử, quân sự…

4 Tính mới của đề tài

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu thường chú trọng đến khía cạnh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà chưa chú trọng nhiều đến việc xác định phạm vi và giải quyết những khác biệt ngoài chủ quyền của các bên hữu quan Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu và xác định quy chế pháp

lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – một khía cạnh quan trọng nhưng từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu sâu và chuyên biệt

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp những tri thức đa ngành mới nhất, trong đó trọng tâm là tri thức pháp luật quốc tế trong và ngoài nước liên quan đến phạm vị, hiệu lực của đảo, quy chế pháp lý các vùng biển Đề

Trang 12

tài cũng sẽ giành phần lớn dung lượng để nghiên cứu về quy chế pháp lý của các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển theo pháp luật và thực tiến quốc tế Đây là vấn đề đã được đề cập từ lâu nhưng ít được quan tâm, nghiên cứu, cập nhật Tuy nhiên, vấn đề này đang trở nên nóng hổi, cấp thiết bởi những hành động “ráo riết” cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa trong thời gian gần đây

Từ những nghiên cứu trên, đề tài cũng sẽ đề xuất giải pháp cụ thể, những bước đi cho Việt Nam trong việc hiện thực hóa quan điểm của mình trong vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bao gồm: giải pháp đàm phán, thương lượng; giải pháp trung gian, hòa giải; giải pháp sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế; giải pháp tạm thời; và các điều kiện đảm bảo nhằm thực thi hiệu quả các giải pháp trên

Bằng việc giải quyết những vấn đề trên, Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Để nghiên cứu thực hiện đề tài đã chọn, Luận văn được thể hiện trên cơ

sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta, giữ vững lập trường chính trị và đường lối ngoại giao với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với chủ trương hòa bình, hợp tác cùng phát triển, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Luận văn đặc biệt sử dụng phương pháp so sánh luật học, tiếp cận dưới góc độ luật so sánh để làm sáng tỏ vấn đề Ngoài ra, còn dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu từ cái chung đến cái riêng, phương pháp tích hợp liên ngành, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic và lịch sử, đánh giá, diễn giải, dự báo, sử dụng số liệu thống kê,

Trang 13

Bên cạnh đó, Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được bố trí kết cấu thành ba phần như sau:

Chương 1 Tổng quan chung về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và

yêu sách của các bên về quy chế pháp lý của hai quần đảo

Chương 2 Quy định và thực tiễn pháp luật quốc tế trong xác định quy

chế pháp lý của đảo, quần đảo

Chương 3 Quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

và giải pháp cho Việt Nam trong việc hiện thực hóa quan

điểm về quy chế pháp lý của hai quần đảo

Trang 14

Chương 1

TỔNG QUAN CHUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA,

TRƯỜNG SA VÀ YÊU SÁCH CỦA CÁC BÊN VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ

CỦA HAI QUẦN ĐẢO

1.1 Vị trí địa lý

1.1.1 Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa (tên Nôm: Bãi Cát Vàng, tên tiếng Anh: Paracel Islands, Trung Quốc gọi là Tây Sa) gồm trên 30 đảo nhỏ, đá, bãi ngầm, cồn san

hô với tổng diện tích khoảng 10km2

nằm rải rác trên vùng biển rộng khoảng 15.000km2, trong khoảng vĩ độ 15045’Bắc - 17015’ Bắc và kinh độ 1110 Đông

- 1130 Đông, cách cù lao Ré đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120 hải lý, cách cảng Đà Nẵng 170 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng

156 hải lý Diện tích toàn bộ phần nổi của đảo khoảng 10km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm có diện tích khoảng 1,5km2

[xem Phụ lục 1]

Quần đảo Hoàng Sa chia thành hai nhóm chính: nhóm phía Đông (An Vĩnh - Amphitrite) có đảo Phú Lâm (Woody), đảo Đá (Rocheuse), đảo Nam, đảo Trung (Milieu), đảo Bắc (Nord), đảo Cây (Tree) và ở phía đông là đảo Linh Côn (Lincoln), trong đó, đảo Phú Lâm lớn nhất, dài không quá 4 km và rộng khoảng 2 hoặc 3km2; nhóm thứ hai là nhóm phía Tây (Nguyệt Thiềm-Croissant) gồm 5 đảo chính: Hữu Nhật (Robert – 0,32km2), Quang Hoà (Duncan – 0,48km2), đá Thu Lu (Palm -0,09km2), Duy Mộng (Drummond – 0,41km2) và Hoàng Sa (Pattle – 0,3km2) trên đó có dấu vết của một cầu tàu và một con kênh đào khoảng cách giữa nhóm đảo phía đông và phía tây khoảng

70 km Riêng đảo Quang Ảnh (Money – 0,5km2) nằm riêng biệt ở một nơi (cách khoảng 12km) và xa hơn về phía Nam là đảo Tri Tôn Mỗi đảo đều có

Trang 15

vành đai san hô và các cửa của vành đai cho phép các tàu thuyền đáy nông vào tận bờ biển của đảo

Quần đảo Hoàng Sa có khí hậu ổn định với nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C, lượng mưa trung bình khoảng 1170mm/năm, bão thường xuyên đi qua quần đảo này vào tháng 6-8 Nhờ nền nhiệt ổn định này, thảm thực vật của Hoàng Sa rất đa dạng, nguồn phốt phát lớn với trữ lượng ước tính khoảng gần 10tr tấn; có nhiều loài sinh vật biển quý như tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi… Nhìn chung điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa có tiềm năng để khai thác phát triển ngành kinh tế biển Cũng giống như quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa hầu như bao gồm các đảo, đá nằm ở khu vực phía Bắc và trung tâm Biển Đông, mỗi đảo có diện tích rất nhỏ (đảo Phú Lâm lớn nhất cũng chỉ rộng khoảng 1.5km2), cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt, bão tố nhiều, không thích hợp cho con người đến ở và cho một đời sống kinh tế riêng Bằng việc sử dụng vũ lực vào các năm 1956

và 1974, hiện nay Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép toàn bộ đã chính thức chiếm đóng một phần và hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa

1.1.2 Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa (tên tiếng Anh là Spratly Islands; Trung Quốc

gọi là Nam Sa, Philipin gọi là Kallayan) Quần đảo Trường Sa nằm về phía Đông Nam Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý

và cách Cam Ranh (Việt Nam) 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý Quần đảo này gồm trên 100 đảo, đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm, trải dài từ vĩ độ 6o

2’ Bắc đến 111o28’ Bắc,

từ kinh độ 112o

Đông đến 115o Đông, trên vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 đến 180.000km2 [xem Phụ lục 2]

Trang 16

1.2 Tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông

1.2.1 Về quốc phòng an ninh

Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng an ninh đối với Việt Nam và các nước xung quanh.:

Thứ nhất, hai quần đảo đều nằm trên tuyến đường vận chuyển huyết

mạch của các nước Đông Á khác Vì vậy, kiểm soát có hiệu quả hai quần dảo này cùng khu vực biển phụ cận là có thể kiểm soát được các tuyến hàng hải qua lại ở Biển Đông; đồng thời có thể sử dụng cho mục đích quân sự như đặt trạm rada, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè Và như vậy có thể giúp tăng cường khả năng răn đe chiến lược cũng như khả năng kiềm chế hơn nữa sự hiện diện quân sự của các cường quốc trong khu vực Biển Đông

Thứ hai, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa hai căn cứ hải

quân lớn là Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines Hải quân các nước trong khu vực cũng như các quốc gia ngoài khu vực (Mỹ, Nhật Bản, Nga) sử dụng Biển Đông như một khu vực hoạt động và trung chuyển; đồng thời là tuyến đường quan trọng nhằm đối phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như chống hải tặc và khủng bố, đặc biệt tại

eo biển Malacca

Thứ ba, quốc gia có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường

Sa sẽ có khả năng khống chế các tuyến đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực Hơn nữa, có thể coi hai quần đảo là cơ sở để mở rộng chủ quyền lãnh thổ trên phần lớn Biển Đông Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì sẽ khống chế được cả Biển Đông Vì vậy, hai quần đảo này được ví như hai viên ngọc quý giá mà bất kỳ quốc gia nào cũng muốn có được để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới

Trang 17

Trải dài trên một khu vực biển rộng lớn, đối với Việt Nam, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ đóng vai trò như hai chốt tiền tiêu bảo vệ sườn phía đông Việt Nam mà còn được coi là một lá chắn quan trọng bao quanh vùng biển và dải bờ biển Việt Nam Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo

vệ Tổ quốc Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã

sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất

dễ bị địch tấn công từ hướng biển Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo của quần đảo Trường Sa tạo thành lá chắn quan trọng phía trước vùng biển và dải bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc, tạo thành một hệ thống cứ điểm tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm của tàu thuyền nước ngoài Vì thế, từ lâu, quần đảo Trường Sa luôn được các nhà khoa học, quân sự, chính trị đánh giá cao

Trung Quốc luôn nhấn mạnh Biển Đông là “hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc” Trường Sa và Hoàng Sa được coi là vùng trục của Biển Đông, vì thế, hai quần đảo này có vị trí, vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp Trung Quốc hiện thực hóa mục tiêu vươn ra đại dương làm bá chủ Biển Đông và trở thành cường

Trang 18

quốc phát triển mạnh về biển Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các hòn đá tảng để Trung Quốc thực hiện các chiến lược lực đại dương sau này

Quần đảo Hoàng Sa là khu vực án ngữ ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vị trí này nhanh chóng giúp Trung Quốc thực hiện được nhiều mục tiêu như: đạt được lợi thế trong phân định ranh giới trên biển với Việt Nam khu vực ngoài cửa Vịnh; tận dụng khả năng cố tình giải thích sai lệch quy định pháp luật quốc tế để mở rộng yêu sách chủ quyền lãnh thổ trên biển; đặc biệt là tăng cường khả năng kiểm soát và phòng thủ đối với các khu vực biển, đảo bị coi

là “điểm dễ bị xâm phạm” trước các cuộc tấn công trên biển của Trung Quốc – khu vực từ Vịnh Bắc Bộ đến đảo Hải Nam

Nếu chiếm được quần đảoTrường Sa, Trung Quốc có được sườn bảo vệ trọng yếu của Việt Nam từ quần đảo Hoàng Sa vòng tới quần đảo Trường Sa

Nếu nhìn vào chiến lược phòng thủ biển hai bước (chiến lược chuỗi đảo – Island Chains) hiện nay của Trung Quốc, có thể dễ dàng nhận thấy Hoàng Sa, Trường

Sa đều nằm trọn trong “đường lưỡi bò” và đường này đang kéo qua đảo Đài Loan, đảo Ryuku của Nhật Bản để trở thành “vùng kiểm soát chiến lược” của quốc gia này (chuỗi đảo thứ nhất) Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các hòn đá tảng để Trung Quốc thực hiện các chiến lực đại dương sau này

1.2.2 Về giao thông hàng hải

Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh mẽ trên Biển Đông Trong tổng số 10 tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới hiện nay thì có tới 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông

Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, giữa Châu Âu với Châu Phi,

Trang 19

Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á Đây là một tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tàu thuyền tấp nập vào hàng thứ hai thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải) Trung bình mỗi ngày có từ 250 đến 300 tàu thuyền các loại đi qua Biển Đông, trong đó có 15 đến 20% tàu lớn có trọng tải trên 30.000 tấn Hiện nay, trên các đảo và bãi san

hô đã có một số công trình kiên cố và nhà ở, một số đảo đã có đèn biển, có luồng vào và phao buộc tàu tạo thuận lợi cho tàu thuyền tránh giông bão

Hình 1.1: Các tuyến đường hàng hải trên Biển Đông

Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua Biển Đông, đặc biệt

là qua khu vực hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, 55% của các nước Đông Nam Á, 26% của các nước công nghiệp mới và 40% của Australia được vận chuyển qua Biển Đông Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông Đối với Việt Nam, hơn 95%

Trang 20

hàng xuất khẩu thông qua đường biển Có thể nói, biển Đông đã trở thành “van điều tiết” dòng chảy thương mại, đặc biệt là vận chuyển dầu hỏa giữa các nước Trung Đông và châu Phi và các nền kinh tế ở Đông Á Chính có những lợi thế trên, biển Đông thường được ví như “Địa Trung Hải châu Á”

Hình 1.2 Các tuyến đường vận chuyển dầu thô trên thế giới

(Nguồn: Straits, passages and chokepoints: A maritime geostrategy of petroleum distribution, http://people.hofstra.edu/faculty/Jean-paul_Rodrigue/downloads/CGQ_strategicoil.pdf)

Hình 1.3: Các tuyến đường vận chuyển dầu thô chính trên Biển Đông

(Nguồn: South China Sea (2013), U.S Energy Information Administration)

Trang 21

Hình 1.4: Các tuyến đường vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng

trên Biển Đông

(Nguồn: South China Sea (2013), U.S Energy Information Administration)

Ngoài ra, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn có vị trí chiến lược quan trọng, có thể dùng để thiết lập các căn cứ nhằm kiểm soát các tuyến hàng hải quan trọng qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông

1.2.3 Về kinh tế

1.2.3.1 Tài nguyên phi sinh vật

Quần đảo Hoàng Sa tuy chỉ gồm một số đảo nhỏ giữa Biển Đông, không có cư dân sinh sống thường xuyên, chỉ có một số đoàn ra khai thác theo mùa các tài nguyên như: phân chim, tổ yến, san hô, đánh cá trong hàng thế kỷ Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của luật quốc tế với các quy định mở rộng tối đa chủ quyền ra hướng biển của quốc gia ven biển, thì các quốc gia có tiềm lực an ninh và tầm nhìn xa bắt đầu

Trang 22

nhòm ngó quần đảo này như một cơ sở khí tượng thủy văn, và quan trọng hơn

là mọt cơ sở hậu cần và là căn cứ quân sự chiến lược có khả năng khống chế Biển Đông, đường giao thông trên biển và cả trên không trong khu vực, một

cơ sở pháp luật để bành trướng chủ quyền lãnh thổ và các vùng biển trên Biển Đông nhằm khai thác tài nguyên dầu lửa và khí đốt

Đối với quần đảo Trường Sa, các khu vực được khảo sát có trữ lượng dầu khoảng gần 4 tỷ m3 Các khu vực chưa khảo sát có thể có trực lượng từ 0,8 đến 5,4 tỷ thùng dầu và khoảng 215 - 1560 tỷ m3 khí gas tự nhiên Chỉ riêng vùng Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), kế sát với Philippin và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này nhưng lại bị nước yêu sách khác cho rằng thuộc vùng biển đang tranh chấp, có thể có khoảng từ 0.1 – 1000 tỷ m3 và

440 triệu thùng dầu tiềm năng Do nhu cầu về năng lượng trong khu vực ngày càng tăng (Cục Thông tin Năng lượng Mỹ dự đoán rằng nhu cầu về dầu mỏ ở các quốc gia ở Biển Đông tăng nhiều hơn hai lần, khoảng 15.1 triệu thùng/ngày vào năm 2002 đến gần 33.6 triệu thùng/ngày vào năm 2025), cạnh tranh về nguồn tài nguyên này sẽ ngày một căng thẳng và do đó Biển Đông sẽ chắc chắn trở thành một điểm nóng trong khu vực trừ phi các bên đạt được các dàn xếp nhanh chóng nhằm điều hoà và quản lý tranh chấp và xung đột

Trên thềm san hô quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý như: hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các lại ốc có giá trị dinh dưỡng cao Mặt khác, với vị trí ở trung tâm Biển Đông, quần đảo Trường Sa

có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, nghề cá đối với tàu thuyền đi lại và đánh bắt hải sản trong khu vực Trong một vài thập kỷ tới, tốc độ phát triển kinh tế ca của các nước trong khu vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông tăng gấp 2 - 3 lần hiện nay, khi đó quần đảo Trường Sa đóng vai trò to lớn trong thương mại quốc tế Đặc biệt ngay sau khi xây dựng được kênh Kra ở Thái Lan, sẽ thu hút thêm một lượng tàu biển quốc tế lớn đi qua đây, tạo cơ

Trang 23

hội cho Việt Nam cùng chia sẻ thị phần vận tải quốc tế, khi đó Trường Sa trở thành chiếc cầu nối vô cùng quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và

mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới

Ngoài dầu khí, Biển Đông còn có tiềm năng về rất nhiều loại khoáng sản có giá trị khác Chỉ tính riêng trên vùng biển Việt Nam, hiện đã biết tới 35 loại khoáng sản (nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý…), tiềm năng sa khoáng (tital, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm ) Các chuyên gia Nga đánh giá, khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên băng cháy (methane hydrate), loại năng lượng sạch trong tương lai có thể còn quý hơn dầu mỏ Trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần

1.2.3.2 Tài nguyên sinh vật

Biển Đông không chỉ giàu có về nguồn nhiên liệu năng lượng Những nguồn tài nguyên biển khác như thủy sản, đặc biệt là những loài cá cũng làm cho Biển Đông trở thành địa điểm tranh giành giữa những quốc gia liên quan

Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng Biển Đông sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen Biển Đông tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 20 độ C, nhiều ánh sáng, giàu oxy, độ muối trung bình khoảng 20-33‰ tạo điều kiện cho sinh vật biển có điều kiện tăng trưởng nhanh, nhất là vùng ven bờ, nơi giàu thức ăn Cho đến nay, trong vùng biển này đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài

cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển

Trang 24

Tài liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cho hay, Biển Đông được coi là một trong những nơi có nguồn tài nguyên hải sản thương mại dồi dào và quan trọng nhất trên thế giới với 2500 loài hải sản biển và 500 loại san hô ngầm Các loài cá thương mại phổ biến ở khu vực là cá song và cá thu là các loài cá lưỡng cư, và cá thu và các loài tương tự cá thu là các loài cá

có khả năng di cư cao Khu vực có tổng khối lượng hải sản hàng năm là trên 8 triệu tấn, chiếm khoảng 10% tổng lượng hải sản đánh bắt của thế giới

Ngoài các tiềm năng về khoáng sản, khu vực hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa còn có nhiều tiềm năng khí hậu mang lại giá trị cao như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, du lịch… Sự giàu có về nhiên liệu năng lượng

và những tài nguyên biển khác tại hai quần đảo chính là một trong những “sức hút” làm gia tăng “lợi ích” của nhiều nước liên quan, biến vùng này thành vùng biển tranh chấp khó giải quyết

1.3 Yêu sách của các bên đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa của Việt Nam liên quan đến quy chế pháp lý quốc tế về đảo, quần đảo

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là nơi tồn tại yêu sách song phương và đa phương hết sức phức tạp Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc yêu sách và chiếm đóng thực tế thông qua hành động sử dụng vũ lực vào năm 1956 và 1974 Trung Quốc luôn coi Hoàng Sa là một hải trận địa

“bất khả xâm phạm” với việc biến Hoàng Sa trở thành một chân chiến lược trong tham vọng hiện thực hóa quyền bá chủ Biển Đông, mở rộng yêu sách lãnh thổ của mình Trong khi đó, quần đảo Trường Sa của Việt Nam lại là nơi hiện diện yêu sách nhiều bên của Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei Ngoại trừ Trung Quốc yêu sách toàn bộ quần đảo này, các quốc gia còn lại chỉ yêu sách và thực tế chiếm đóng một số vị trí đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa

Liên quan đến quy chế pháp lý quốc tế về đảo, quần đảo, yêu sách của các bên đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thể hiện ở các điểm cơ bản sau:

Trang 25

Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan): Trong Tuyên bố về đường cơ sở

ngày 15/5/1996, Trung Quốc đã vạch đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải quần đảo Hoàng Sa là đường thẳng nối liền các điểm cơ sở được liệt kê trong bản Tuyên bố, bao gồm 28 điểm, nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo, các bãi nửa nổi nửa chìm ngoài cùng của quần đảo [12, tr.348] như Đá Bắc (Beijiao), Cồn Cát Tây (Zhaoshudao), Đảo Bắc (Beidao), Đảo Nam (Nandao), Đảo Lincon (Dongdao), Đá Bông Bay (Langhuajiao) Các đoạn dài nhất là đoạn 3-4 (Lincon

- Đá Bông Bay) 36,3 hải lý; đoạn 7-8 (Đá Bông Bay - Đá Triton) 75,8 hải lý; đoạn 14-15 (Đá Triton - Đá Bắc) 78,8 hải lý; đoạn 22-23 (Đá Bắc - Cồn Cát tây) 41,5 hải lý; đoạn 28-1 (Đảo Nam - Đảo Lincon) 28 hải lý

Qua hệ thống các điểm cơ sở quần đảo Hoàng Sa được Trung Quốc công

bố, có thể thấy Trung Quốc đã sử dụng đường cơ sở thẳng nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá của quần đảo Cách vạch đường cơ

sở này tương tự như cách vạch đường cơ sở của quốc gia quần đảo được quy định tại Điều 47 phần IV của Công ước Luật biển 1982 Diện tích mà hệ thống đường cơ sở này của Trung Quốc bao lấy là một khu vực rộng 17.300km2

, trong khi tổng diện tích các đảo nổi của quần đảo Hoàng Sa chỉ là 10 km²

Hình 1.5 Đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc vẽ

Trang 26

Liên quan đến yêu sách của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa, có thể thấy hai khía cạnh:

Thứ nhất: Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo,

có các vùng nước phụ cận gồm lãnh hải, vùng tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Điều này được khẳng định qua Tuyên bố năm 1996 của Trung Quốc về đường cơ sở, qua đó, vạch đường cơ sở thẳng đối với Hoàng Sa đồng thời thể hiện qua Công hàm phản đối báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam, Việt Nam và Malaysia năm 2009 (CML17/2009 ngày 7/5/2009) và Công hàm năm 2011 (CML8/2011 ngày 14/4/2011) phản đối Công hàm số

000228 ngày 5/4/2011 của Philippines Các Công hàm này đề cập tới cái gọi

là “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các vùng nước kế cận

Thứ hai: khẳng định các đảo của Hoàng Sa, Trường Sa có khả năng tạo

ra các vùng biển rộng lớn theo khoản 3 Điều 121 Công ước

Đối với quần đảo Trường Sa, Trung Quốc lại khẳng định quần đảo

Trường Sa có “các vùng nước phụ cận” Thuật ngữ “các vùng nước phụ cận”

của quần đảo Trường Sa cũng đã được Trung Quốc đề cập đến trong Công hàm phản đối báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam, Việt Nam

và Malaysia năm 2009 (CML17/2009 ngày 7/5/2009) và Công hàm năm 2011 (CML8/2011 ngày 14/4/2011) phản đối Công hàm số 000228 ngày 5/4/2011

của Philippines, trong đó Trung Quốc khẳng định “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng nước phụ cận,

có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ” (Công hàm CML17/2009 ngày

7/5/2009) Trong Công hàm CML8/2011 ngày 14/4/2011 Trung Quốc một lần nữa khẳng định lại điều này, đồng thời tuyên bố rõ:

Trang 27

Theo các quy định có liên quan của Công ước Luật biển

1982, cũng như Luật vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1992, và Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1998, quần đảo Nam Sa của Trung Quốc hoàn toàn được phép có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng đặc nhượng với công ty Hoa Kỳ Creston đối với vùng biển có diện tích 25.250km2

với lý do đây là vùng biển thuộc phạm vi 200 hải lý tính từ điểm cực tây của quần đảo Trường Sa (thực chất khu vực này thuộc khu bãi ngầm Tư Chính trên thềm lục địa Việt Nam) Điều này cho thấy, theo quan điểm của Trung Quốc, Trường Sa là quần đảo

và có thể hoạch định các vùng biển giống như lãnh thổ đất liền

Các luật như Luật Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Trung Hoa ngày 30/12/1997 cũng như Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp Trung Hoa ngày 2/1/1998 của Đài Loan đều quy định các đảo thuộc Trường Sa có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Điều này cho thấy, quan điểm của Trung Quốc và Đài Loan về quy chế pháp lý quần đảo Trường

Sa là giống nhau

Quan điểm của Trung Quốc dù có thời điểm không nhất quán, nhưng thể hiện rất rõ ràng về tham vọng dành quyền có được các vùng biển đầy đủ cho Hoàng Sa và Trường Sa như đối với lãnh thổ lục địa

Philippines, Malaysia, Brunei: Philippines, Malaysia là quốc gia yêu

sách và thực tế chiếm đóng một số vị trí đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam Brunei mặc dù có yêu sách với thực thể Louisa thuộc quần đảo Trường Sa nhưng không thực tế chiếm đóng bất cứ vị trí nào ở quần đảo Trường Sa Trong số các lập luận về yêu sách chủ quyền mà Philippines, Malaysia, Brunei đưa ra, các quốc gia này khẳng định các vị trí đảo, đá thuộc

Trang 28

chủ quyền của quốc gia do nằm trong vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa của mình Lập trường này cho thấy hiện diện vấn đề quy thuộc quy chế đảo,

đá nằm trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển Cả ba quốc gia đều không đồng tình với cách áp dụng quy chế pháp lý của Trung Quốc đối với quần đảo Trường

Sa, mà thống nhất rằng các đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa không thể có thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế riêng

Việt Nam luôn nhất quán khẳng định Việt Nam có chủ quyền đối với

hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên cơ sở nguyên tắc chiếm hữu thực sự

Do Việt Nam không phải là quốc gia quần đảo nên không được hưởng quy chế pháp lý của quốc gia quần đảo Các đảo thuộc hai quần đảo này chỉ có lãnh hải 12 hải lý và không có thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế riêng

1.4 Tình hình tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, liên tục và công khai đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay khi hai quần đảo này chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng lịch

sử và căn cứ pháp lý để chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa năm 1956 và chiếm hoàn toàn quần đảo này từ năm 1974 Trung Quốc và các quốc gia khác cũng đang chiếm đóng và hiện diện quân sự trên một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam Tham vọng cùng cách thức hành xử bất chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc đã và đang gây nhiều khó khăn cho Việt Nam trong việc đấu tranh giành lại chủ quyền và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo trên thực tế

Trong năm 1988, Việt Nam đã tăng cường đóng quân và thông báo rõ với thế giới về 21 đảo, đá đồn trú của mình Philippines đóng 8 đảo, Trung Quốc 9 đảo, Đài Loan 1 đảo, Malaysia từ 3 đảo năm 1980 tăng lên 5 vào năm

Trang 29

1999 Năm 1995 nhằm giảm thiểu căng thẳng, tạo điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp Việt Nam là bên đầu tiên đã kêu gọi các nước tôn trọng nguyên trạng Việt Nam đã không mở rộng chiếm đóng mới trên bất kỳ một thực thể nào mà chỉ tăng cường các điểm quan sát trên cùng một thực thể để bảo đảm quản lý và chống sự xâm nhập của nước ngoài lên đảo Ví dụ trên

cùng một bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef hay Lizzie Weber Reef) dài

khoảng 17 hải lý, rộng khoảng 3 hải lý, Việt Nam đồn trú ở trung tâm bãi và

có thêm hai chòi quan sát đầu bãi và cuối bãi Phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh ngày 1/6/2015 cho biết Việt Nam vẫn duy trì trên 9 đảo nổi và

12 bãi cạn lúc nổi lúc chìm Greg Austin lấy con số từ 2009 đến nay Trung

Quốc đóng 9 thực thể (features) còn Việt Nam đã tăng gấp đôi lên 48 thực thể

[34] Con số trên là không đúng do Bản đồ của Greg Austin đã ghi nhận cả các công trình của Việt Nam trên bãi cạn Tư Chính thuộc thềm lục địa mở rộng của đất liền Việt Nam mà không phải là một bộ phận của quần đảo Trường Sa Từ năm 1989, Việt Nam đã có Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ trên đó Cách tính trên không biết vô tình hay hữu ý đã bỏ qua các đảo, đá ở Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm phi pháp năm 1974 Vì vậy việc sử dụng các con số một cách lẫn lộn, không nhìn vào bản chất là trò chơi không công bằng

Các công trình cải tạo của Việt Nam, Philippines và Malaysia đều bắt đầu trước khi có DOC 2002 và được tiến hành trên các đảo, đá nổi trên mặt nước nhằm chống xói mòn và cải thiện đời sống sinh hoạt, đặc biệt không là căn cứ quân sự lớn đe dọa các quốc gia khác Các đảo đã dần được dân sự hóa

và bắt đầu được khai thác du lịch Trong khi đó, các hoạt động xây đắp mà Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 1988 và mạnh mẽ hơn từ thời điểm tháng 5/2014 với sự đánh lạc hướng dư luận bằng hoạt động của giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Tốc độ bồi đắp của Trung Quốc là

Trang 30

rất nhanh và với quy mô lớn Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã tăng diện tích cải tạo đất từ 20 đến 810ha Chỉ riêng Đá Chữ Thập, từ một hòn

đá nhỏ cao khoảng 1m, sau 3 tháng Trung Quốc đã biến thành đảo nhân tạo với diện tích trên 2,65km2, gấp 3 lần đảo Ba Bình – đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường

Sa Tại Đá Subi, tốc độ lấn biển từ tháng 5 đến tháng 6/2015 là 8ha/ngày biến bãi ngầm này thành một căn cứ nổi có diện tích đến nay là 3,87km2, đủ để thiết lập một đường băng hơn 3km [66] Trung Quốc sử dụng các tàu hút nạo vét lớn nhất thế giới, làm tổn hại và phá hủy hơn 300 ha rạn san hô biển để lấy nguyên liệu, gây tổn thất ban đầu hơn 100 triệu USD mỗi năm cho các quốc gia xung quanh Biển Đông và những tổn thất không thể bù đắp được cho môi trường biển, vi phạm nghiêm trọng các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường Các hình ảnh vệ tinh đến thời điểm hiện tại (tháng 6/2015) cho thấy Trung Quốc đã

và đang bồi đắp đảo nhân tạo tại các thực thể sau: Đá Gạc Ma, Đá Chữ Thập,

Đá Tư Nghĩa, Đá Châu Viên, Đá Gaven, Đá Vành Khăn, Đá Subi Các công trình xây dựng trên các bãi này được Trung Quốc cho là phục vụ bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cứu nạn nhưng lại được trang bị vũ khí hạng nặng, sân bay, bến cảng (?!) Rõ ràng, các căn cứ này là nơi xuất phát của các lực lượng chấp pháp trên biển Trung Quốc, xua đuổi, bắn, cướp tàu cá ngư dân Việt Nam, Philippines, Malaysia Các căn cứ này rõ ràng mang tính tấn công, đe dọa đến hòa bình, ổn định của khu vực, buộc các quốc gia khu vực Biển Đông, Mỹ, G7 và nhiều nước khác phải lên tiếng Ngày 08/5/2015, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Việt Nam đã gửi Công hàm đến phái đoàn thường trực các nước tại Liên hợp quốc để phản đối việc Trung Quốc bồi đắp đảo tại Biển Đông Công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và cho rằng những hoạt động bồi đắp, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc

“đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN” và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này

Trang 31

Chương 2

QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ TRONG XÁC ĐỊNH QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO, QUẦN ĐẢO

2.1 Quy định pháp luật quốc tế về quy chế pháp lý của đảo, quần đảo

Quy chế là những điều đã được quy định thành chế độ để mọi người theo đó mà thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó Do vậy, có thể hiểu một cách khái quát rằng, quy chế pháp lý là tập hợp các quy định được

cơ quan có thẩm quyền đưa ra hoặc công nhận để mọi người theo đó mà thực hiện trong những hoạt động nhất định Quy chế pháp lý của đảo, quần đảo là tập hợp các quy định, chuẩn mực luật pháp do cơ quan có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện trên thực tế để xác định các thuộc tính, tính chất của đảo, quần đảo

2.1.1 Đảo và các thực thể khác

2.1.1.1 Đảo (island)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Công ước Luật biển 1982, đảo

được định nghĩa "là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước" Như vậy, một hòn đảo theo quy định của luật quốc tế phải hội đủ những điều kiện sau: một vùng đất tự nhiên, bao bọc xung quanh bởi nước biển và nổi trên mặt biển khi thủy triều lên

Đảo trước tiên phải là vùng đất: Khái niệm "đất" không hề được xác

định trong Công ước Luật biển năm 1982 cũng như trong các văn kiện pháp

lý quốc tế khác Theo Từ điển thủy văn học của Viện nghiên cứu thủy văn của

Mỹ, "đất" được hiểu là một bộ phận của trái đất, ở trên mực nước biển, do đó không bao gồm phần nước và các phần đất chìm dưới biển "Lãnh thổ đất liền" bao gồm các lục địa và đảo nhô cao hơn mặt biển khi thủy triều lên [67]

Trên cơ sở những định nghĩa trên, có thể hiểu khái quát: đảo là bộ phận của

Trang 32

lãnh thổ đất liền, một terra firma, nhô cao hơn mực nước biển Tuy nhiên,

không phải mọi vùng đất nổi trên mặt biển đều được xác định là đảo, mà cần phân biệt đảo với các lục địa Có nghĩa khái niệm đảo chỉ đề cập những diện tích đất tương đối nhỏ nhô trên mặt biển mà thôi

Việc xác định đảo là bộ phận của lãnh thổ đất liền kéo theo những điều kiện sau: (i) phải gắn bó hữu cơ với đáy biển; (ii) phải là phần kéo dài của lục địa và có cùng độ nổi thường xuyên như đất liền Điều này loại bỏ các vật thể

di chuyển hay nổi trôi như tàu thuyền, các tảng băng Ngược lại, thành phần cấu tạo đảo không đóng vai trò quan trọng, có thể từ bùn, san hô, cát, đất

rắn Trong vụ Anna, thẩm phán William Scott đã bác bỏ lập luận của Anh

cho rằng các đảo nhỏ nằm ngoài cửa sông Mississippi được hình thành từ bùn

nên không thể có quy chế pháp lý của đảo Ông đưa ra kết luận "việc các đảo nhỏ này được tạo thành từ đất hay từ đá rắn có ít ý nghĩa, bởi vì chủ quyền không phụ thuộc vào thành phần tự nhiên của đất"

Đảo phải là vùng đất tự nhiên: Tiêu chí này nhằm loại bỏ các công trình

nhân tạo do con người thực hiện nhằm mục đích mở rộng các vùng biển thuộc

chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia Vậy khái niệm "tự nhiên" cần được

hiểu như thế nào? Quy định theo phiên bản tiếng Anh tại điều 10 khoản 1 Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp thường được viện

dẫn để giải thích khái niệm này, theo đó thuộc tính "tự nhiên" của đảo bao

gồm quá trình hình thành và thành phần cấu tạo đảo Một thực thể sẽ không được coi là đảo nếu quá trình hình thành có sự can thiệp của con người hay do con người tạo nên Trong trường hợp này, các chất liệu xây dựng đảo dù là chất liệu tự nhiên không hề có ý nghĩa

Đảo phải được bao bọc bởi nước biển: Điều kiện này kéo theo hai nhận

xét sau: (i) một đảo nối liền với lục địa, chẳng hạn bằng một dải cát tự nhiên

lộ ra khi thủy triều xuống thấp nhất sẽ không được coi là bao bọc bởi nước

Trang 33

biển, do đó không có quy chế pháp lý của đảo; (ii) việc xây dựng một cây cầu hay đường ngầm nối đảo với lục địa không làm mất đi đặc điểm nói trên

Khi thủy triều lên, đảo vẫn ở trên mặt nước: Điều kiện này nhằm loại

bỏ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm được định nghĩa là "vùng đất nhô cao tự nhiên

có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước" Tuy nhiên, Công ước Luật biển năm 1982 không đưa ra

khái niệm và các phương pháp xác định thủy triều Đây từng là tâm điểm của

vụ tranh chấp giữa Anh và Pháp liên quan đến vai trò Eddystone Rocks trong hoạch định ranh giới thềm lục địa Theo quan điểm của Anh, Eddystone ở trên mực nước biển khi thủy triều lên, dù xác định theo phương pháp thủy triều cao nhất trong năm hay thủy triều cao nhất trung bình trong năm, do đó phải được sử dụng làm điểm cơ sở để kẻ đường cách đều Ngược lại, Pháp sử dụng một phương pháp khác để xác định thủy triều nên kết luận Eddystone bị ngập nước khi thủy triều lên cao Tòa trọng tài đã không đưa ra kết luận và cho rằng không cần thiết phải giải quyết vấn đề trên khi đánh giá ảnh hưởng của

Eddystone đối với đường phân định Trong vụ Hoạch định ranh giới trên biển

và các vấn đề lãnh thổ giữa Qatar và Bahrain [44] để xác định quy chế pháp

lý của Qit'at Jaradah, ICJ cũng chỉ khẳng định rằng Qit'at Jaradah nổi trên mặt nước khi thủy triều lên, vì vậy được coi là đảo theo quy định tại điều 121 khoản 1 Công ước Luật biển năm 1982 Phương pháp xác định ngấn nước thủy triều không hề được Tòa đề cập

Trên thực tế, tính toán thủy triều là một lĩnh vực phức tạp và nhiều phương pháp tính cũng như phân tích số liệu mực nước thủy triều đã hình thành Vì vậy, mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp Chỉ tính riêng 31 nước có quy định phương pháp tính toán thủy triều trong hệ thống pháp luật quốc gia, 17 công thức tính khác nhau đã được sử dụng Việc xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi khi các phương pháp tính thủy triều đưa đến những kết quả không giống nhau

Trang 34

Có thể thấy rằng, Công ước Luật biển năm 1982 đưa ra định nghĩa về đảo tương đối ngắn gọn, vắn tắt Dù là tâm điểm của nhiều vụ tranh chấp được giải quyết thông qua thỏa thuận giữa các quốc gia hay tại cơ quan tài phán quốc tế, khái niệm đảo ghi nhận trong Công ước hầu như không được phát triển và chưa giải quyết triệt để các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn

Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật biển 1982 quy định: "Những hòn đảo

đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa"

Đối với tiêu chí "thích hợp cho con người đến ở", khoản 3 Điều 121

Công ước Luật biển 1982 đã quy định sự thích hợp cho con người đến ở như

là một nghĩa vụ, yêu cầu tối thiểu cho các đảo nhỏ Để phù hợp, một hòn đảo nhỏ không thích hợp cho con người đến ở, để có được vùng đặc quyền kinh tế trên cơ sở khả năng duy trì một đời sống kinh tế riêng của mình phải thực hiện thông qua những người sống ở nơi khác Điều này sẽ không phù hợp với mục đích cho chế độ vùng đặc quyền kinh tế

Nếu nhìn vào các văn bản chính thức về điều khoản này bằng các ngôn ngữ khác, có thể thấy rằng văn bản tiếng Trung Quốc và tiếng Ả Rập dường như kết nối yêu cầu về thích hợp cho con người đến ở và đời sống kinh tế Tuy nhiên, cụm từ “thích hợp cho con người đến ở và đời sống kinh tế”

(human habitation and economic life) được tìm thấy trong giai đoạn đầu đàm

phán Rõ ràng, điều này đã được chủ ý để khẳng định rằng không cần phải duy trì sự sống của con người nếu nó có thể có một đời sống kinh tế riêng

Đặc điểm “duy trì sự sống của con người” (sustain human habitation)

có thể không chắc chắn yêu cầu đảo phải có hoặc đang có người ở Khả năng duy trì được sự sống của con người dường như là đủ cho đặc điểm này Tuy nhiên, việc thích hợp cho con người đến ở với yêu cầu đảo phải đang có sự hiện diện của con người lại nhằm để đánh giá khả năng cư trú của con người

Trang 35

trên đảo trong quá khứ và tương lai, loại trừ trường hợp các quốc gia sử dụng

kỹ thuật hiện đại để có thể duy trì sự sống con người trên các đảo vốn dĩ không thỏa mãn được điều này Và do đó, cần xác định số lượng tối thiểu về quy mô thích hợp cho con người đến ở

Năm 1934 Gidel đã đưa ra mô tả cụ thể hơn về sự “thích hợp cho con

người đến ở” (habitability) [26], theo đó, một đảo phải có “các điều kiện tự

nhiên” cho phép “duy trì sự cư trú thường xuyên của các nhóm người có tổ

chức” (stable residence of organized groups of human beings) Định nghĩa này

đòi hỏi sự hiện diện của nước ngọt, đất canh tác và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác Các nguồn lực này nhằm hỗ trợ thiết yếu cho cuộc sống con người

Tại Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về luật biển (1973 – 1982), một số quốc gia có quan điểm rằng: nếu nhấn mạnh đến hoạt động thực sự hay khả năng thích hợp cho người đến ở thì biểu hiện rõ rệt nhất chính là sự định cư của con người Trong Dự thảo về chế độ của đảo, 15 quốc gia Châu Phi đã đưa

ra đề xuất "các vùng biển của đảo phải được xác định trên cơ sở nguyên tắc công bằng, có tính đến sự hiện diện hay thiếu vắng của dân cư" [62] Yếu tố dân cư tiếp tục được Rumani đề cập trong phiên họp toàn thể Caracas, theo đó những đảo nhỏ và địa hình tương tự, hội tụ ba đặc điểm: "diện tích nhỏ, không

có người ở, không có đời sống kinh tế", không thể có vùng đặc quyền kinh tế

và thềm lục địa riêng Những đảo nhỏ này cũng không ảnh hưởng tới đường ranh giới trên biển hoạch định giữa các quốc gia đối diện hoặc tiếp liền Thổ Nhĩ Kỳ có cùng quan điểm với Rumani khi khẳng định: việc quy thuộc các vùng biển cho một hòn đảo nằm trên thềm lục địa của một quốc gia khác cần tính đến tầm quan trọng và mật độ dân cư trên hòn đảo đó Vì vậy, Trong Dự thảo về chế độ của đảo, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng một hòn đảo chỉ có hiệu lực trong hoạch định thềm lục địa nếu có số dân bằng 1/10 dân số của quốc gia sở hữu hòn đảo đó Cuối cùng, Dự thảo của 14 nước Châu Phi quy định

Trang 36

các vùng biển của một hòn đảo phải được xác định trên cơ sở lợi ích và nhu cầu của dân cư sinh sống trên đảo

Điều kiện về sự hiện diện hay thiếu vắng dân cư đã không được các quốc gia ủng hộ tại phiên họp Geneve và sau đó được thay thế bằng khả năng cho phép cuộc sống con người trong "Văn bản đàm phán duy nhất" Điều kiện

này cuối cùng được ghi nhận với những sửa đổi nhất định tại điều 121 khoản

3 Công ước Luật biển năm 1982 Như vậy, việc xác định đảo đá có hay không

"thích hợp cho con người đến ở" không phụ thuộc vào sự hiện diện hay thiếu vắng của dân cư sinh sống trên đó Điều kiện "thích hợp" cần được kiểm

chứng thông qua khả năng và tiềm năng của đảo đá chứ không phải căn cứ vào tình trạng hiện tại (không người ở hay bị bỏ hoang) Do vậy, một đảo đá

dù có sự hiện diện của con người, thậm chí một cách thường xuyên, vẫn có thể bị coi là không thích hợp cho người đến ở nếu các điều kiện khách quan chứng tỏ cuộc sống trên đó không được đảm bảo, ví dụ không có nước ngọt

mà phải cung cấp từ đất liền

Một số tác giả đưa ra đề xuất cụ thể hóa điều kiện "thích hợp", theo đó đảo đá phải có khả năng tiếp nhận một cộng đồng người ổn định Van Dyke

và Valencia [41, p.51] cho rằng 50 người sẽ là con số tối thiểu cho việc hình thành cộng đồng nói trên Đây là tiêu chí cụ thể và cho phép xác định dễ dàng

sự thích hợp của đảo đá đối với cuộc sống con người Tuy nhiên, việc giải thích bằng phương thức số hóa dường như đi quá xa so với điều kiện được quy định một cách trừu tượng tại khoản 3 Điều 121 Vì vậy, không nhất thiết

có con số 50 mà thậm chí sự hiện diện của một người cũng có thể là dấu hiệu

ban đầu để xác định khả năng "thích hợp" của đảo đá

Cần lưu ý rằng việc lui tới không thường xuyên của các nhà khoa học hay sự đồn trú của lực lượng vũ trang không đóng vai trò quyết định trong việc xem xét điều kiện nói trên Clagett thậm chí còn đi đến kết luận đảo đá

Trang 37

phải đảm bảo ở mức tối thiểu cuộc sống thường xuyên của các công dân bình thường Tất nhiên, sự hiện diện của các căn cứ quân sự hay các trạm khí tượng thủy văn không mang ý nghĩa loại bỏ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo đá Chúng chỉ không cho phép kết luận về khả năng của đảo

đá trong việc đảm bảo các điều kiện thích hợp cho con người đến ở

Có lẽ những điều kiện cơ bản nhất để đảm bảo cuộc sống sẽ là chỉ dẫn

hữu ích để đánh giá điều kiện "thích hợp cho con người đến ở" Một vài dấu

hiệu quan trọng cần thiết phải đề cập như sự tồn tại của nguồn nước ngọt, các phần đất cho phép canh tác, trồng trọt hay tồn tại nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản Đây là những yếu tố quan trọng, cho phép đưa ra lời giải thích hợp lý và dễ chấp nhận Chúng chứng tỏ khả năng độc lập của đảo đá trong việc đảm bảo cuộc sống định cư của con người, không phụ thuộc vào sự viện trợ từ phía đất liền

Đối với tiêu chí thích hợp cho một "đời sống kinh tế riêng", tiêu chí

này yêu cầu tồn tại các hoạt động kinh tế trên đảo đá hay nhằm chỉ nguồn tài nguyên xung quanh? Khoản 3 Điều 121 không hề đưa ra chỉ dẫn và sự im lặng này chỉ cho phép kết luận rằng đảo đá phải có khả năng đảm bảo đời sống kinh tế cho chính bản thân, có nghĩa mang tính độc lập tương đối Theo Karagiannis [42, p.576], độc lập không đồng nghĩa với khép kín, tự cung tự cấp Việc đảo đá có thể đáp ứng đời sống kinh tế riêng không loại bỏ sự giúp

đỡ từ bên ngoài, đặc biệt từ lãnh thổ đất liền Tuy nhiên, quốc gia sở hữu đảo

đá không được xây dựng một đời sống kinh tế nhân tạo, hoàn toàn dựa vào nguồn lực của lục địa để thay thế khả năng của đảo đá Việc tiến hành những biện pháp này nhằm mục đích tạo cho đảo đá một đời sống kinh tế ổn định

dường như không thỏa mãn điều kiện "thích hợp cho đời sống kinh tế riêng"

được quy định tại khoản 3 Điều 121

Tại Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về luật biển, Rumani từng đưa

Trang 38

ra đề xuất phân biệt đảo với đảo nhỏ và đảo đá, theo đó tiêu chí phân biệt quan trọng nhất là xem xét sự ổn định của đời sống kinh tế, xã hội trên đảo [62] Thổ

Nhĩ Kỳ cũng có quan điểm tương tự khi khẳng định "các đảo không có đời sống kinh tế nằm ngoài lãnh hải của một quốc gia không có các vùng biển riêng" Để xác định đời sống kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng "tồn tại trên thực

tế rất nhiều đảo không có đời sống kinh tế Các quyền liên quan đến hàng hải

và việc xây dựng các công trình quân sự hay cảnh sát không đủ để tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế" [62, p.42] Sự hiện diện các công trình đơn lẻ như

trạm khí tượng thủy văn, đèn biển hay các công trình hàng hải tương tự không được coi là điều kiện quan trọng để xác định đời sống kinh tế của đảo đá Về

điểm này, Venezuela đưa ra định nghĩa như sau "đời sống kinh tế riêng được hiểu là sự tồn tại nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được khai thác phục vụ mục đích kinh tế hay các mục đích khác" [62, p.90] Fidji đồng thời chỉ rõ

thực trạng của rất nhiều đảo nhỏ trên thế giới, không có nguồn tài nguyên khoáng sản mà hầu như phụ thuộc vào nguồn tài nguyên cá ở các vùng biển xung quanh Đối với những đảo này, nền kinh tế dựa chủ yếu vào công nghiệp đánh cá Vì vậy, chúng cần được đối xử tương tự như với đất liền, có lãnh hải

và vùng đặc quyền kinh tế riêng [61]

Lập luận nói trên được áp dụng đối với đảo nhỏ nhưng là chỉ dẫn để xác định đời sống kinh tế riêng của đảo đá Sự tồn tại nguồn tài nguyên thiên nhiên hay sinh vật là bằng chứng quan trọng thể hiện khả năng của đảo đá trong việc đảm bảo đời sống kinh tế của đảo Theo quy định tại khoản 3 Điều

121, đảo đá không bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu trên vào thời điểm hiện tại Điều quan trọng là có điều kiện đảm bảo đời sống kinh tế riêng Tại lễ ký

Công ước Luật biển năm 1982, Iran đã đưa ra tuyên bố "khoản 2 Điều 121 quy định về chế độ của đảo áp dụng đối với các đảo nhỏ trong vùng biển kín hoặc nửa kín thích hợp cho con người đến ở hay cho một đời sống kinh tế

Trang 39

riêng nhưng do điều kiện khí hậu, khó khăn về kinh tế hoặc nhiều hạn chế khác nên chưa được khai thác" [62, p.105] Như vậy, một đảo đá có khả năng

và tiềm năng đảm bảo cho con người đến ở và đời sống kinh tế riêng sẽ có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Đảo có thể xuất hiện ở biển cả, trong các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia ven biển, hoặc thậm chí trong cả các khu vực tranh chấp giữa hai hoặc nhiều bên Khi một đảo hiện diện ở vùng biển cả, các yêu sách đối với đảo và các vùng biển của chúng có thể đặt trong vấn đề sự tồn tại giới hạn hàng hải đã có và ranh giới quốc tế, bao gồm đáy biển bên ngoài thẩm quyền tài phán của quốc gia Đầu những năm 2000, những địa chấn mới hoạt động ở vùng Nam Sicily trong biển Mediterranean, các nhà khoa học đã ước tính sắp có sự xuất hiện một núi lửa dưới đáy đại dương có tên là Ferdinandea – cũng được biết đến như dải Graham (Graham Reef) Xuất hiện đầu tiên vào năm 1831 tại vùng biển cả, cách khoảng 27 hải

lý từ bờ biển Sicilian và phát sinh yêu sách đối kháng giữa vương quốc của hai phía quốc gia Sicilies, Anh, Pháp và Tây Ban Nha Các yêu sách này sớm được giải quyết bởi sự biến mất của hòn đảo Nếu như hòn đảo này tiếp tục hiện diện, phụ thuộc vào vị trí của nó mà nó sẽ được coi là đối tượng của hành động yêu sách đối kháng với đảo lần nữa [29, P 405-416]

Nếu một đảo mới hình thành trong vùng lãnh hải, thông thường, hòn đảo đó thuộc về quốc gia ven biển có chủ quyền trên vùng lãnh hải này, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển Tuy nhiên, vấn đề xác định một đảo mới hình thành thuộc trong ranh giới vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa không phải là dễ dàng Các quyền của quốc gia ven biển trong hai vùng biển trên khác với vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia như lãnh hải Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có thể cũng thực hiện quyền tài phán

Trang 40

liên quan đến các hoạt động mang tính chất đặc thù Nếu một phần lãnh thổ mới xuất hiện ở các vùng biển trên, nó không đương nhiên thuộc về quốc gia ven biển, nó có thể được yêu sách bởi quốc gia khác thông qua các phương thức thụ đắc lãnh thổ Nếu đảo này được quy thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển thì quốc gia này cũng sẽ đòi sở hữu các yêu sách tiếp theo đối với các vùng biển cho đảo hoặc cho bản thân các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán đó của họ, do đó phải đặt trong vấn đề các giới hạn

và đường biên giới/ranh giới đã được thiết lập [59, P 405-416]

Mặt khác, các yêu sách trên đảo này có thể cũng được đặt ra bởi quốc gia thứ ba, như trong vùng biển cả Thật khó để hình dung, mặc dù các yêu sách thông qua sự chiếm hữu đối với một đảo trong thềm lục địa của quốc gia khác sẽ không bị phản đối bởi quốc gia ven biển Nếu như chủ quyền đối với đảo được thừa nhận trong sự thiện ý của quốc gia thứ ba, thì đảo này sẽ hầu như bị bao quanh trong vùng biển của quốc gia ven biển và yêu sách tiếp sau đối với các vùng biển cho đảo sẽ gần như chắc chắn sẽ gây nguy hại nghiêm trọng tới các đường biên giới/ranh giới đã được thiết lập và gây mất ổn định địa chính trị của khu vực Thực tiễn quốc gia ít trường hợp liên quan như vậy, trừ ngoại lệ thỏa thuận giữa Cộng hòa xã hội Liên minh Burma và Cộng hòa

Ấn Độ về phân định ranh giới biển ở biển Andaman; ở kênh Coco và Vịnh Bengal về phân định ranh giới giữa hai quốc gia Trong thỏa thuận này, các bên đã chọn duy trì sự hiện diện của các đảo mới với đường ranh giới không

bị phản đối (unchallenged) như sau: họ cho phép mỗi bên sẽ có chủ quyền đối với những đảo đang tồn tại và bất cứ đảo nào sau này sẽ hiện diện trong vùng biển nằm trong ranh giới/biên giới của mỗi bên (Điều 5 Thỏa thuận Burma -

Ấn Độ) [59, p.405-416]

Sự xuất hiện một đảo mới trong vùng thềm lục địa của một quốc gia đã phân định bằng một điều ước với quốc gia láng giềng liệu có tạo thành một

Ngày đăng: 26/05/2016, 09:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Mai Anh - chủ biên (2005), Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Quốc tế
Tác giả: Lê Mai Anh - chủ biên
Nhà XB: Nxb Công an Nhân dân
Năm: 2005
4. Ban Biên Giới - Bộ Ngoại Giao (2004), Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật Biển ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật Biển ở Việt Nam
Tác giả: Ban Biên Giới - Bộ Ngoại Giao
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
5. Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam (1979), Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Tác giả: Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1979
6. Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam (1984), Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1984
7. Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam (1988), Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế
Tác giả: Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 1988
8. Bộ Ngoại Giao nước CHXHCN Việt Nam (2004), Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật biển ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật biển ở Việt Nam
Tác giả: Bộ Ngoại Giao nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
9. Brice M.Claget (1996), Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh long trong Biển Đông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh long trong Biển Đông
Tác giả: Brice M.Claget
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
10. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và Chiến lược phát triển bền vững, Nxb Tư Pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và Chiến lược phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Bá Diến (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Tư Pháp
Năm: 2006
11. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2009), Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Bá Diến (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2009
12. Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2012), Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế, Nxb Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế
Tác giả: Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường
Nhà XB: Nxb Thông tin và truyền thông
Năm: 2012
13. Nguyễn Bá Diến (2009), “Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo và những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa”, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (25) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo và những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa”, "Tạp chí khoa học
Tác giả: Nguyễn Bá Diến
Năm: 2009
14. Keyuan Zou (2011), Tác động của các đảo nhân tạo đối với tranh chấp quần đảo Trường Sa, http://nghiencuubiendong.vn/toa-dam-hoi-thao/hoi-thao-quoc-te-ve-bien-dong-lan-2-ho-chi-minh-112010/1188-tac-dong-cua-dao-nha-tao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của các đảo nhân tạo đối với tranh chấp quần đảo Trường Sa
Tác giả: Keyuan Zou
Năm: 2011
15. Liên hợp quốc (2014), Công ước về Luật biển 1982, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước về Luật biển 1982
Tác giả: Liên hợp quốc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2014
16. Lưu Văn Lợi (1995), Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Tác giả: Lưu Văn Lợi
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1995
17. Mark.J.Valencia, John M.Vandyke và Nobel A.Ludwig (1997), Chia sẻ tài nguyên ở Biển Nam Trung Hoa, Bản dịch của Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chia sẻ tài nguyên ở Biển Nam Trung Hoa
Tác giả: Mark.J.Valencia, John M.Vandyke và Nobel A.Ludwig
Năm: 1997
18. Monique Chemillier Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Tác giả: Monique Chemillier Gendreau
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
31. Continental Shelf (Tunisia/Libyan Arab Jamahiriya), Judgment of 24 February 1982, http://www.icj-cij.org/docket/index.php?p1=3&k=c4 &case=63&code=tl&p3=4 Link
36. Guinea Guinea-Bissau Case, Arbitral Award of 31 July 1989, Para. 120, http://www.icj-cij.org/docket/index.php?p1=3&p2=3&k=73&case=82&code=gbs&p3=4 Link
43. Land, Island and Maritime Frontier Dispute (El Salvador/Honduras: Nicaragua intervening), Judgment of 11 September 1992, http://www.icj- cij.org/docket/index.php?p1=3&p2=3&k=0e&case=75&code=sh&p3=4 Link
44. Maritime Delimitation and Territorial Questions between Qatar and Bahrain (Qatar v. Bahrain), http://www.icj-cij.org/docket/index.php?p1=3&p2=3&case=87&code=qb&p3=4 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w