1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số điều kiện để định lượng xianua bằng phương pháp cực phổ xung vi phân ứng dụng định lượng xianua trong măng

64 721 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Hiện nay, có nhiều phươngpháp xác định hàm lượng xyanua trong đó phương pháp cực phổ xung viphân trên điện cực giọt thủy ngân rơi là phương pháp có độ chính xác, độchọn lọc, độ nhạy và đ

Trang 1

Kho tài liệu miễn phớ của Ket-noi.com

Trờng đại học vinh Khoa hóa học

===  ===

trần thị thùy vân

nghiên cứu một số điều kiện để định lợng xyanua bằng phơng pháp cực phổ xung vi phân ứng dụng định lợng xyanua trong măng

khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: hóa phân tích

Vinh - 2011

Trang 2

Kho tài liệu miễn phớ của Ket-noi.com

Trờng đại học vinh Khoa hóa học

===  ===

nghiên cứu một số điều kiện để định lợng

xyanua bằng phơng pháp cực phổ xung vi phân ứng dụng định lợng xyanua trong măng

khóa luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: hóa phân tích

Cán bộ hớng dẫn : ThS đinh thị trờng giang

Sinh viên thực hiện : trần thị thùy vân

Vinh, 2011

Trang 3

Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

đến giảng viên Thạc sỹ Đinh Thị Trường Giang đã giao đề tài cũng như hết

lòng hướng dẫn, chỉ bảo tận tình truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báucho em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn hóa Phântích, các thầy, cô giáo hướng dẫn phòng thí nghiệm thuộc khoa Hóa học,Trung tâm Kiểm Định An Toàn và Môi Trường – Trường Đại học Vinh đãtạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em và bạn

bè đã quan tâm, động viên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình

Vinh, tháng 5 năm 2011

Sinh viên

Trần Thị Thùy Vân

Trang 4

Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN 2

I.1 Tổng quan về xyanua 2

I.1.1 Xyanua 2

I.1.1.1 Định nghĩa, vai trò 2

I.1.1.2 Các phản ứng của xyanua 2

I.1.1.3 Các xyanua đơn giản 4

I.1.1.4 Các phức chất xyanua 6

I.1.1.5 Một số phức xyanua khác 8

I.1.2 Độc tính và hậu quả của ngộ độc xyanua 10

I.1.3 Phương pháp định lượng xyanua 11

I.1.3.1 Phương pháp thể tích 11

I.1.3.2 Phương pháp so màu 12

I.1.3.3 Phương pháp phân tích chuẩn độ 12

I.1.3.4 Phương pháp xác định vết màu (nhỏ giọt) 13

I.1.3.5 Xác định hàm lượng xyanua bằng chuẩn độ tạo phức 13

I.1.3.6 Định lượng xyanua trong phức chất 15

I.1.3.7 Phương pháp điện cực chọn lọc 15

I.1.4 Định lượng một số dẫn xuất của xyanua 15

I.1.4.1 Định lượng xyanogenclorua (CNCl) 15

I.1.4.2 Định lượng xyanat (CNO-) 15

I.1.4.3 Định lượng thioxyanat (SCN-) 16

I.1.4.4 Định lượng hexaxyano feriat  Fe CN( ) 63 17

I.1.4.5 Định lượng hexaxyano feroat [Fe(CN)6]4- 17

I.1.5 Phương pháp xử lí xyanua 17

I.2 Sơ lược về cây măng 17

Trang 5

Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

I.2.1 Măng và giá trị dinh dưỡng của măng 17

I.2.2 Tên gọi, đặc điểm và phân loại của măng 18

I.2.2.1 Tên gọi 18

I.2.2.2 Đặc điểm của một số loài tre trúc 19

I.2.2.3 Phân loại măng 19

I.2.3 Một số sản phẩm từ măng tươi 20

I.2.3.1 Măng chua 20

I.2.3.2 Măng khô 20

I.2.3.3 Măng muối 20

I.3 Xyanua trong thực phẩm 21

I.3.1 Các dạng hợp chất sinh xyanua 21

I.3.2 Các loại thực phẩm chứa xyanua 21

I.3.3 Xyanua trong măng và độc học của nó 22

I.3.3.1 Hợp chất sinh xyanua 22

I.3.3.2 Sự chuyển hóa của cyanogenic glycosides 22

I.4 Phương pháp cực phổ 23

I.4.1 Cơ sở của phương pháp 23

I.4.2 Phương pháp cực phổ sóng vuông (SWP) 26

I.4.3 Phương pháp cực phổ xung thường (NPP) 28

I.4.2.3 Phương pháp cực phổ xung vi phân (DPP) 30

I.4.5 Các phương pháp phân tích định lượng trong phân tích điện hoá 32

I.4.5.1 Phương pháp mẫu chuẩn 32

I.4.5.2 Phương pháp đường chuẩn 32

I.4.5.3 Phương pháp thêm chuẩn 32

I.4.5.4 Phương pháp thêm 33

I.4.6 Các loại điện cực được sử dụng trong phương pháp phân tích cực phổ 34

Trang 6

Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

I.4.6.1 Điện cực giọt thủy ngân rơi (DME) 34

I.4.6.2 Điện cực giọt tĩnh thủy ngân rơi cưỡng bức (SMDE) 34

PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 35

II.1 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất 35

II.1.1 Thiết bị 35

II.1.2 Dụng cụ 35

II.1.3 Hóa chất 36

II.1.4 Pha chế dung dịch thí nghiệm 36

II.1.5 Nguyên tắc hoạt động của bộ chưng cất xyanua 37

II.2 Kỹ thuật thực nghiệm 38

II.2.1 Khảo sát các điều kiện tối ưu để định lượng xyanua 38

II.2.1.1 Khảo sát sự xuất hiện pic 38

II.2.1.2 Khảo sát tốc độ quét thế 40

II.2.1.3 Khảo sát ảnh hưởng của sunfua và sunfit lên phép xác định xyanua 41

II.2.1.4 Tìm giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp 43

II.2.1.5 Khảo sát độ lặp lại của phép đo 45

II.2.1.6 Các điều kiện tối ưu để định lượng xyanua 47

II.2.1.7 Định lượng xyanua trong mẫu tự tạo 47

II.2.1.7 Xác định giới hạn tuyến tính của nồng độ xyanua theo chiều cao pic 50

II.2.2 Xác định hàm lượng xyanua trong các mẫu măng 52

II.2.2.1 Quá trình lấy mẫu, xử lý, chưng cất và bảo quản mẫu 52

II.2.2.2 Định lượng xyanua trong các mẫu măng bằng phương pháp cực phổ xung vi phân 53

PHẦN III: KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 7

MỞ ĐẦU

Hiện nay vấn đề nhiễm độc xyanua đang được xã hội rất quan tâm.Với một hàm lượng xyanua nhất định sẽ gây nhiễm độc cho con người và đểlại hậu quả rất nghiêm trọng Xyanua ngăn chặn tế bào tiêu thụ oxi vì thế nóđược xem là tác nhân làm ngạt Biểu hiện điển hình của ngộ độc cấp tính làsốc và nghiễm toan Người bị ngộ độc xyanua thường bị chóng mặt, buồnnôn, mệt mỏi, co giật và bất tỉnh có thể dẫn tới tử vong khi nồng độ xyanuatrong máu lớn hơn 1mg/l Hàng năm trên thế giới có hàng nghìn người bịchết do nhiễm độc xyanua Trên thế giới có rất nhiều loại thực phẩm chứahàm lượng xyanua lớn Vì vậy việc nghiên cứu xác định và kiểm soát hàmlượng xyanua trong thực phẩm là rất cần thiết Hiện nay, có nhiều phươngpháp xác định hàm lượng xyanua trong đó phương pháp cực phổ xung viphân trên điện cực giọt thủy ngân rơi là phương pháp có độ chính xác, độchọn lọc, độ nhạy và độ tin cậy cao có thể xác định hàm lượng xyanua có

nồng độ thấp Do vậy chúng tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu một số điều kiện để định lượng xyanua bằng phương pháp cực phổ xung vi phân Ứng dụng định lượng xyanua trong măng ”

Với đề tài này chúng tôi đề ra nhiệm vụ:

- Tìm các điều kiện tối ưu để định lượng xyanua

- Nghiên cứu ảnh hưởng của hai ion S2-, SO32- tới phép xác địnhxyanua

- Xác định giới hạn tuyến tính, giới hạn phát hiện, giới hạn địnhlượng của phép đo

- Phân tích mẫu chứa xyanua trong các phần gốc, thân giữa, ngọn củacây măng

Chúng tôi hi vọng rằng khóa luận này sẽ bước đầu nghiên cứu mộtphương pháp mới bổ sung thêm các phương pháp xác định hàm lượng xyanuatrong thực phẩm

Trang 8

PHẦN I: TỔNG QUAN I.1 Tổng quan về xyanua [3],[7]

I.1.1 Xyanua

I.1.1.1 Định nghĩa, vai trò

Xyanua (cyanide) là anion của axit xyanhidric, có công thức cấu tạo:

C N  :

IonCN không màu nên các muối của xyanua nói chung không màu.Muối xyanua tan cũng như HCN đều rất độc Tuy nhiên các muối kim loạicủa HCN lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp như:

- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc kim loại khác

- Công nghiệp khai thác vàng, lấy vàng bằng phương pháp xyanuahóa

- Công nghiệp sản xuất các pigmen màu cho ngành công nghiệp sơn,

vẽ, công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu…

Để phát hiện ion CN người ta dùng phương pháp phân tích định tính.

Xyanua bị thủy phân mạnh trong dung dịch theo phản ứng:

I.1.1.2 Các phản ứng của xyanua

Các hợp chất của axit xyanhidric rất độc nên các phản ứng định tínhcủa ion CN cần phải được thực hiện theo phương pháp vi lượng:

Bằng những phản ứng dưới đây người ta không thể hoà tan đượcHg(CN)2 bởi vì nó rất ít phân ly Tuy vậy với tác dụng của Mg, KI, H2S màHg(CN)2 sẽ bị phân ly theo phản ứng sau:

Hg(CN)2 + Mg + 2H2O → Hg + Mg(OH)2 + 2HCN

Hg(CN)2 + H2S → HgS + 2HCN

Trang 9

Hg(CN)2 + 4KI → K4[HgI4] + 2KCN

- Tác dụng với dung dịch AgNO 3

Khi nhỏ cẩn thận AgNO3 vào dung dịch xyanua thì người ta không thấy kếttủa mà chỉ được một phức kalixyanua:

Tác dụng với axit sunfanilic.

Axit sunfanilic loãng đẩy được axit xyanhidric ra khỏi muối của nó:

2CN + 2H+ → 2HCN

Nếu đun sôi ta có thể đuổi hết được axit HCN

- Tác dụng với Fe (II) sunfat.

Fe(II) sunfat làm tách khỏi các dung dịch xyanua một kết tủa trắng Fe(CN)2

tan trong xyanua dư:

2 CN + Fe2+ → Fe(CN)2

Fe(CN)2 + 4CN → [Fe(CN)6]

Trang 10

4-I.1.1.3 Các xyanua đơn giản

Những xyanua đơn giản gồm xyan, hidroxyanua, và các muối có côngthức A(CN)x, trong đó A là ion kim loại kiềm (Na+, K+, NH4+ …) hoặc mộtion kim loại, và x là hóa trị của A, cũng là số nhóm xyanua

1 Xyan

Xyan hay xyanogen là những phân tử gồm 2 nhóm CN nên thườngđược gọi là dixyan (CN)2 Nó là một khí không màu, mùi xốc, dễ hóa lỏng vàhóa rắn ( t0

nc = -34,30C, t0

s= -20,70C), tan trong nước và rất độc

Xyan tinh khiết bền, trên 10000C mới phân hủy ra các gốc CN- tương tựhalogen Nó tham gia phản ứng cộng hợp oxi hóa với nguyên tử kim loại hóatrị thấp và tạo thành phức chất đixyanua

(CN)  2NaOHNaCN NaCNO H O 

Bởi vậy xyan còn được gọi là halogen giả, về hoạt tính hóa học, xyan nằmgiữa brom và iot

Trong không khí, xyan dễ bốc cháy cho ngọn lửa có màu hồng viền xanh cónhiệt độ rất cao

Trang 11

250C), và gây ra sự liên hợp các phân tử có cực do liên kết hidro giống nhưtrong trường hợp phân tử H2O HCN lỏng không bền và nhanh chóng bị trùnghợp khi có chất làm bền, trong dung dịch nước sự trùng hợp dễ xảy ra nhờbức xạ tử ngoại.

Người ta cho rằng các phân tử nhỏ HCN đã có trong khí quyển sơ cấpcủa quả đất và có thể là cội nguồn hay sản phẩm trung gian trong sự tạo thànhcác hợp chất quan trọng về mặt sinh học

HCN trong dung dịch nước là axit rất yếu pKa= 9,21 (ở 250C), yếu hơnaxit cacbonic Vì vậy dung dịch xyanua hòa tan bị thủy phân mạnh NhưngHCN dưới dạng lỏng tinh khiết là axit mạnh

Khi đốt trong không khí, HCN cháy cho ngọn lửa màu tím:

Muối của axit xyanhidric gọi là xyanua Những phản ứng của ion CN

-giống nhiều với phản ứng của ion halogen Ion CN- không có màu nên cácmuối xyanua nói chung không có màu

Muối xyanua cũng như HCN đều rất độc (nhưng có độ độc thấp hơnHCN) Trong các xyanua chỉ xyanua kim loại kiềm và kiềm thổ là tan nhiều,còn các xyanua khác hầu hết không tan trong nước (CuCN, AgCN,Zn(CN)2…) nhưng chúng tan trong dung dịch xyanua kim loại kiềm tạo thànhphức chất Riêng Hg(CN)2 tan nhiều trong nước và hầu như không bị ion hóa.Xyanua tan bị thủy phân mạnh nên dung dịch có mùi của hidroxyanua

Trang 12

Xyanua có thể bị thủy phân tạo thành axit fomic và NH3, phản ứng được thúcđẩy bởi ánh sáng:

2

2 2 2

Trang 13

loại xyanua theo kiểu d M( )  p CN( ) đóng vai trò quan trọng trong việcxác định độ bền của phức chất xyanua.

Đa số các phức chất xyanua có công thức chung A x n [ (M CN) ]x , trong đó

A+ là ion kim loại kiềm, Mn+ là ion kim loại nặng (Fe2+, và Fe3+, Cd2+, Cu2+,

Ni2+, …) Người ta cũng đã biết các phức chất hỗn tạp, đặc biệt là các hợpchất kiểu [M(CN)5X]n-, ở đây X có thể là H2O, NH3, CO, NO, H hay halogen.Người ta đã biết phức chất cấu tạo thẳng M-CN-M đóng vai trò quan trọngtrong việc xác định cấu trúc của nhiều xyanua tinh thể và phức chất xyanua.Chẳng hạn AuCN, Zn(CN)2 và Cd(CN)2 đều là chất polime, tạo thành mạch

vô hạn do các liên kết cầu nối như thế

Người ta đã tách được các axit khan ứng với nhiều ion phức xyanua

H3[Rh(CN)6], H4[Fe(CN)6] Các axit này khác với nhiều axit được tạo thànhbằng các ion phức khác (như [PtCl6]2- hay [BF4]- ) ở chỗ chỉ có thể tách chúng

ra dưới dạng muối hidroxoni với ion H3O+ tương ứng Chúng cũng khác vớicác hidrua của cacbonil kim loại, vì trong chúng không có liên kết kim loại -hidro Thay cho điều đó, các nguyên tử hidro được xếp sao cho liên kết hidrođược tạo thành giữa các anion, nghĩa là MCN…H…NCM (M là các kim loại).Phân loại dựa vào tính tan và độ độc, các phức chất xyanua được chia ra 3nhóm chính, đó là:

Các phức chất xyanua tan và độc, như [Cu(CN)2]-, [Cu(CN)4]3-,[Zn(CN)4]2-,…

- Các phức chất xyanua không tan, không độc như K2Zn3[Fe(CN)6]2,…

- Các phức chất xyanua không tan nhưng độc như Fe4[Fe(CN)6]3,…Phân loại dựa vào khả năng phản ứng với kiềm và axit, người ta chia cácphức xyanua thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: không tác dụng với kiềm nhưng dễ bị phân tích bởi axit vô cơloãng tạo HCN

2 [ ( ) ] 2 4 ( ) 2 2 2

K M CNHCl M CN  KClHCN

Trang 14

Nhóm này gồm: [Cu(CN)4]3-, [Cd(CN)4]2-, [Au(CN)4]3-, [Ni(CN)4]2-,[Ag(CN)2]-, [Hg(CN)4]2-, [Zn(CN)4]2-,…

- Nhóm 2: vừa phản ứng được với kiềm, vừa phản ứng được với axitloãng nhưng không tạo HCN

CNClNaOHNaCNO NaCl H O 

Sự thủy phân này phụ thuộc vào pH và thời gian Khi pH 12, CNCl thủyphân hoàn toàn

CNCl có thể oxy hóa iodua để giải phóng iôt tự do theo phản ứng:

Xyanat (CNO-) là muối của axit xyanic (HCNO), CNO- ít độc hơn CN-

Xyanat kim loại kiềm khá bền với nhiệt, chúng chỉ phân hủy ở nhiệt độ cao:

3KCNOKCN K CO CO N

Trang 15

CNO- có thể bị oxy hóa bởi clo trong môi trường kiềm:

4NaCNO 4NaOH 3Cl  6NaCl 2CON  2H O

CNO- thủy phân trong môi trường axit, tạo thành NH4+ và cacbonat:

Au là ít tan Về nhiều mặt, muối SCN- giống với muối halogenua Giống ion

CN-, ion SCN- có khả năng tạo nên nhiều phức chất với ion kim loại chuyểntiếp Trái ngược với CN-, ion SCN- không có tác dụng độc hại đối với conngười

+ Tác dụng với một số kim loại:

SCN- tác dụng với một số kim loại như Zn, Al, Mg trong môi trường axit, sảnphẩm có thể là H2S, C, CS2,…

Trang 16

2 3 2

I.1.2 Độc tính và hậu quả của ngộ độc xyanua

HCN rất độc, nồng độ cho phép bé hơn 1 – 2 ppm HCN có thể đi vào

cơ thể qua đường hô hấp và tiêu hóa, thậm chí còn thấm qua da Người vàđộng vật có thể chết đột ngột khi tiếp xúc, hít thở khí HCN hoặc uống nước,

ăn thực phẩm có chứa CN- Độc tính cao của xyanua do gốc CN- có khả năngtạo phức với một số kim loại trong enzim ở cơ thể (như metaloprotein), pháhủy các enzim hô hấp làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu Xyanuacòn ức chế các enzim đóng vai trò oxi hóa trong cơ thể

HCN là chất hết sức độc, hàm lượng cho phép trong không khí là0,0003 mg/l Có thể phát hiện khí HCN trong không khí nhờ khói thuốc lá,khi có mặt HCN khói thuốc trở nên cay Các xyanua là chất ức chế tiềm tàngđối với sự hô hấp, tác dụng lên enzim cytochromecoxidaza của ti thể và vì thế

nó ngăn chặn sự vận chuyển điện tử kết quả làm giảm sự trao đổi chất

Trang 17

Độc tính của xyanua phụ thuộc vào liều lượng và liều tiếp xúc.

Xyanua ức chế men xitochrome oxidase của ti lạp thể trong tế bào, mennày thiết cho sự hô hấp hiếu khí của tế bào Xyanua ngăn chặn tế bào tiêu thụoxi, vì Thế nó được xem là tác nhân làm ngạt Não là cơ quan cũng là đíchđầu tiên mà xyanua ngắm đến, nhưng nhiều hệ cơ quan khác cũng bị nó tácđộng Biểu hiện điển hình ngộ độc cấp tính là sốc và nhiễm toan Người bịnhiễm độc xyanua thường bị chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, co giật và bấttỉnh, có thể dẫn đến tử vong khi nồng độ xyanua trong máu lớn hơn 1mg/l.Hàng năm trên thế giới có hàng nghìn người chết do nhiễm độc xyanua

Tiếp xúc với xyanua ở nồng độ thấp chưa thấy có ảnh hưởng đối với sứckhỏe về mặt dài hạn Ở nồng độ gần với nồng độ gây tử vong, các tác dụng lên

sự hô hấp trên tế bào có thể có thể có hại đối với chức năng hệ thần kinh trungương và kết quả là phá hủy trí tuệ, gây động kinh và mất tập trung…

I.1.3 Phương pháp định lượng xyanua [2],[8],[11]

I.1.3.1 Phương pháp thể tích

1 Phương pháp Liebig- Denigen

Trong phương pháp tạo phức này người ta chuẩn độ dụng dịch CN- bằngdung dịch AgNO3, dùng KI làm chỉ thị có NH3 dư

Trong quá trình chuẩn độ, trước điểm tương đương trong dung dịch có các ion

CN- nên xảy ra phản ứng tạo phức:

Trang 18

I.1.3.2 Phương pháp so màu

1 Thuốc thử axit picric

Nguyên tắc: axit picric bão hoà tác dụng với CN- trong môi trường kiềmtạo nên muối màu đỏ thẩm C6H2(NO2)3(CN)

Dùng phương pháp so màu để định lượng C6H2(NO2)3(CN)

Chất cản trở H2S, S2-, NH3…

2 Thuốc thử pyridin, benzydin

Brom hoá CN- thành CNBr, loại trừ lượng brom dư bằng dung dịch NH3 đặc 3Br2 + 2NH3 = N2 + 6HBr

Sau đó cho hỗn hợp pyridin - benzydin vào Đo mật độ quang tại λtư= 450 nm,

3 Thuốc thử pyridin – sunfanilat

Phương pháp này tương tự với phương pháp dùng pyridin - benzydinchỉ thay benzydin bằng axit sunfanilic

Sản phẩm thu được có màu đỏ, đo cường độ màu tại λtư = 520 nm, ε = 62000

4 Thuốc thử pyridin- barbiturat (phương pháp tiêu chuẩn của Mỹ)

Clo hoá xyanua bằng cloramin – T trong dung dịch đệm (có thể tiếnhành trong khoảng pH = 2÷10) tạo ra CNCl Cho tiếp thuốc thử pyridin, axitbarbituric vào sau khoảng 8 phút, dung dịch xuất hiện màu chàm lục IonSCN- cản trở vì cũng tạo ra CNCl

Ngoài ra có thể phát hiện ra xyanua bằng các thuốc thử aloxan hoặcaloxantin, o – anisidin – muối Cu, benzydin – muối Cu, gluaiancol,dimetylglyoxim – muối Pd hoặc Ni…

I.1.3.3 Phương pháp phân tích chuẩn độ

CN- trong môi trường kiềm được chuẩn độ bằng dung dịch AgNO3

chuẩn, tạo ra phức chất [Ag(CN)2], dùng chỉ thị p – dimetylamino –

Trang 19

benzalrodamin C12H12N2OS2 trong axeton, thì tại điểm tương đương dung dịchchuyển từ màu vàng sang màu hồng da cam.

Phương pháp dùng tốt nhất khi nồng độ CN- = 1 ÷ 5 (mg/l)

Độ nhạy của phương pháp: 0,1 mg Ag+/ l

I.1.3.4 Phương pháp xác định vết màu (nhỏ giọt)

Phương pháp này cho phép khảo sát nhanh để xác định nồng độ CN- cónằm trong giới hạn 0,05 mg/l hay không

Nếu pha loãng dung dịch sẽ xác định nồng độ gần đúng của dung dịch

CN- (bằng cách so màu xuất hiện với màu của dung dịch chuẩn CN- 0,05 mg/l)

Dùng CN- có pH ≥ 10 cần thêm Na2CO3 khan vào, nhỏ 1 giọt chỉ thịphenolphtalein, thêm từng giọt dụng dịch HCl (1: 9) đến khi dung dịchnhạt màu

Nhỏ 3 giọt dung dịch này và 3 giọt nước cất vào các lỗ trên đĩa thínghiệm vết mẫu Thêm 1 giọt dung dịch cloramin – T 1% vào mỗi lọ khuấyrồi thêm tiếp 1 giọt thuốc thử pyridin – axit barbituric vào mỗi lỗ và khuấy,sau một phút vết mẫu từ màu hồng chuyển thành màu chàm lục, vết trắng(nước cất) có màu vàng nhạt của thuốc thử

Lấy dung dịch chuẩn chứa 0,05 mg CN- /l cho hiện màu để tiến hành

so màu

I.1.3.5 Xác định hàm lượng xyanua bằng chuẩn độ tạo phức

1 Phương pháp định tính

Để phát hiện xyanua ta dùng các phản ứng sau:

- Tạo thành màu xanh Beclin

Trang 20

- Phản ứng chinha hay picrosodic:

Lấy một băng giấy lọc, lần lượt nhúng vào dung dịch bão hòa axitpicric, xong nhúng vào dung dịch 10% Na2CO3, ép khô bằng giấy lọc vàphơi trong bóng tối ( giấy có màu vàng) Khi có HCN tác dụng vào, giấychuyển sang mầu vàng cam rõ rệt của isopurprin

Để tăng độ nhận biết sau khi chuẩn bị giấy thử trên, tiếp tục nhúng mộtnửa băng giấy vào axit axetic 10% để trung hòa cacbonat (vùng này trở nên

có tính axit sẽ không nhạy với HCN) Khi có HCN tác dụng băng giấy có haimàu rõ rệt

Phương pháp này để phát hiện HCN trong không khí, trong kho tàngsau khi phun thuốc chống rệp có chứa HCN

2 Phương pháp định lượng

Để xác định lượng xyanua trong nguồn nước, đất ta dùng phương phápđơn giản và dễ thực hiện nhất là chuẩn độ thể tích Để chuẩn độ thể tíchxyanua ta dùng phương pháp chuẩn độ Iốt hoặc chuẩn độ bạc

a Phản ứng chuẩn độ Iốt

CN - + I2 + H2O → CNO- + 2I- + 2 H+

Khi hết CN- thì I2 tác dụng với tinh bột tạo ra màu xanh

Trung hòa dung dịch chứa CN- bằng NaHCO3 bão hòa, dùng vài gamNaHCO3 bột, chuẩn độ dung dịch bằng dung dịch I2 0,1N cho tới khi xuấthiện màu xanh của chỉ thị hệ tinh bột với I2.

1ml dung dịch I2 0,1N tương đương với 0,00135g HCN

Trang 21

b Phương pháp chuẩn độ AgNO 3

1ml dung dịch AgNO3 0,1N tương đương với 0,0054g HCN

I.1.3.6 Định lượng xyanua trong phức chất

Cho axit vô cơ tác dụng với phức chất xyanua ở nhiệt độ trên 700C sẽgiải phóng khí HCN Hấp thụ lượng này bằng dung dịch NaOH đặc sau đóxác định hàm lượng CN- bằng 1 trong các phương pháp nêu ở mục (I.1.3)

I.1.3.7 Phương pháp điện cực chọn lọc

Phương pháp này xác định nồng độ CN- trong khoảng 0,05 ÷ 10mg/l

CN- trong môi trường kiềm được xác định bằng cách đo điện thế giữa 2 điệncực: một điện cực chọn lọc ion CN- nối với một điện cực so sánh (dung dịchKNO3 ở pH=12) và máy đo pH (có thể đo được giá trị điện thế mV)

Sau khi đạt đến thế cân bằng (khoảng 5 ÷ 10 phút), ghi giá trị mV đođược Đó là cơ sở để xác định nồng độ CN-

I.1.4 Định lượng một số dẫn xuất của xyanua

I.1.4.1.Định lượng xyanogenclorua (CNCl)

Điều chỉnh pH dung dịch đến 8,0÷8,5 bằng dung dịch đệm photphat(NaH2PO4 1M), thêm 1 dung dịch đệm phot phat trong 10 ml dung dịch đậynút bình lắc đều rồi để yên 2 phút cho thuốc thử pyridin – axit barbituric vàođậy nút và lắc đều thể hiện màu vàng trong 3 phút Định đến mức vạch rồi đểyên trong 5 phút nữa Dùng phương pháp so màu để định lượng CNCl

I.1.4.2 Định lượng xyanat (CNO - ).

Thuỷ phân CNO- cho thêm NH3 khi đun nóng dung dịch (ở pH thấp)

NaCNO + 2 H2O → NH3 + NaHCO3

Trang 22

Xác định NH3 bằng dung dịch thuốc thử Nessle tạo hợp chất màu vàngđến nâu đục:

2 K2[HgI4] + 3KOH + NH4OH →Hg2O + NH2I + 7 KI + 3 H2O

Đo mật độ quang của dung dịch màu thu được để xác định NH3, từ đóxác định CNO- Ngoài ra còn có phương pháp xác định NH3 bằng phenat

C6H5OM (M là kim loại), hoặc phương pháp điện cực chọn lọc NH3

Giới hạn phát hiện 1÷ 2 mg CNO- /l

I.1.4.3 Định lượng thioxyanat (SCN - )

2 Phương pháp khối lượng

Dung dịch brom oxi hoá SCN- theo phản ứng

= 0,2489 suy ra lượng SCN

-3 Phương pháp thể tích

Dùng dung dịch iodat IO3- oxi hoá SCN- trong môi trường axit HCl

Kết tủa sunfat tạo thành bằng dung dịch BaCl2

Đo độ đục của huyền phù BaSO4 thu được λ= 670 nm

Độ nhạy của phương pháp 0,004 mg/25 ml, chất cản trở phép xác định là SO3

2-Ngoài ra có thể định lượng SCN- bằng phương pháp so màu với thuốc thửpyridin – barbiturat, pyridin + CuSO4 (phương pháp trọng lượng và kết tủa),Cobanaxetat + axeton (phương pháp so màu), Rodamin B+ muối kẽm,…

Trang 23

I.1.4.4 Định lượng hexaxyano feriat Fe CN( ) 63

Nguyên tắc: [ Fe(CN)6]3- + I - → [Fe(CN)6]4- + ½ I2

Chuẩn độ lượng I2 tạo thành bằng dung dịch Na2S2O3 từ đó xác định hàmlượng của [ Fe(CN)6]3-

I.1.4.5 Định lượng hexaxyano feroat [Fe(CN) 6 ]

4-Nguyên tắc dùng phương pháp điện thế theo phản ứng

Ce4+ + [Fe(CN)6]4- → Ce3+ + Fe(CN)6]

3-I.1.5 Phương pháp xử lí xyanua

a Trong công nghiệp xyanua được xử lý chủ yếu bằng hai phương pháp:

- Phương pháp oxi hoá: dùng các chất oxi hoá như Cl2, KMnO4, O2, H2O2,nước javen …để chuyển CN- thành dạng không độc (CNO-, CO32-, NH3…)

- Phương pháp tạo phức: Dùng các ion Fe2+, Fe3+ tạo phức với CN- đểchuyển CN- thành dạng [ Fe(CN)6]3-, [Fe(CN)6]4- không độc

b.Trong thực phẩm người ta xử lí độc tố xyanua trong một số thực phẩm

điển hình như sau:

- Măng: độc tố xyanua trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với môitrường nước Để đề phòng chất độc trong măng, các nhà chuyên môn cho biếthiện chưa có tài liệu nào hướng dẫn cách sử dụng măng an toàn nhưng theokinh nghiệm của dân gian, người tiêu dùng nên rửa kỹ, ngâm măng trongnước nhiều giờ và luộc qua một vài lần trước khi sử dụng Đối với măng chuanên luộc kỹ

-Sắn: lột vỏ, ngâm với nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, trong lúc luộc

mở nắp

- Không nên ăn cà chua xanh, khoai tây cần gọt vỏ khoét bỏ hết chân mầmrồi ngâm rửa, chế biến Không sử dụng những củ khoai đã mọc nhiều mầm

I.2 Sơ lược về cây măng [5],[13]

I.2.1 Măng và giá trị dinh dưỡng của măng

Măng là cây chồi non mọc từ cội của cây tre mẹ, người ta thu hoạchnhững chồi măng này khi chiều cao đạt từ 10 – 40 cm Đây là phần cây non ít

Trang 24

chất béo nhưng lại giàu chất xơ và một số chất có giá trị dinh dưỡng khác,người ta sử dụng măng để làm thực phẩm cho các bữa ăn hàng ngày.

Nói đến cây măng là chúng phải nói đến các loài tre trúc Phần lớn cácloài tre trúc đều cho măng có thể ăn được, nhưng chỉ số ít loài cho măng ănngon, được người dân địa phương tuyển chọn, sử dụng làm thực phẩm lâuđời, và có giá trị xuất khẩu cao Ví dụ như măng tre ngoài sử dụng vào cácbữa ăn hàng ngày nó còn được dùng để chế biến đồ hộp, đóng túi, làm măngtươi, măng khô…Tiêu thụ trong nước cũng như nhiều thị trường nước ngoài

ưa chuộng Măng thực phẩm không chỉ ăn ngon mà còn bổ dưỡng Nhiềucông trình nghiên cứu đã kết luận: măng của một số loài tre là một nguồn thựcphẩm lý tưởng, nguồn rau sạch vì không bị nhiễm hóa chất độc từ nguồnthuốc trừ sâu, phân hóa học, mặt khác lại nghèo chất béo (thành phần chất béothấp, dưới 2,4%), giàu chất xơ dễ tiêu hóa (hàm lượng chất xơ tiêu hóa đượcxếp vào loại cao, từ 6 đến 8%) và nhiều chất khoáng Hàm lượng proteintrong măng tương đối cao (đến 15,23%), trong đó có 17 loại axit amin, ngoài

ra cũng chứa một số nguyên tố vi lượng Măng có tác dụng tăng cường tiêuhóa, phá đờm, nhuận phổi, giảm được độ béo phì, giảm huyết áp cao

Bên cạnh đó các loài tre trúc không những cho ra các loại măng làm thựcphẩm mà còn có nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống như: làm nguyên liệu

để sản xuất các sản phẩm gia dụng được chế biến từ thân tre như tăm, đũa,ván ép, bột giấy, chất đốt, vật liệu phục vụ trong xây dựng Như vậy giá trịdinh dưỡng cũng như kinh tế của các loài tre trúc rất lớn chúng ta cần bảo vệ

và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này

I.2.2 Tên gọi, đặc điểm và phân loại của măng

I.2.2.1 Tên gọi

Măng là mầm non của cây tre, chính vì thế măng được gọi theo tên củaloài tre trúc Tre hoặc trúc (theo chữ Hán) có tên khoa học là Bambusaceae,thuộc họ cây cỏ (Gramineae), và ngành cây mộc lan (Magnolia), thường mộcphần nhiều ở nơi có khí hậu ấm áp hoặc nhiệt đới, nhất là miền Đông và NamChâu Á Tre là một loài thảo mộc lớn và cao có khi lên tới hơn 100 feet (30

Trang 25

mét) Tre có hơn 400 loài và 15 giống khác nhau như Lồ Ô, Là Ngà, TầmVông, nứa v.v…tre sống trung bình từ 8 đến 10 năm, cũng có loài sống trên

30 năm, sau khi đã sinh các cây non gọi là măng Thân tre tròn, rỗng, chiathành từng đốt (khoảng 25 đến 40 đốt), đôi khi có gai mọc chen với những lámàu xanh lục ở các đốt, và đường kính thân tre có thể đến 10 inches (25,5cm) Thân tre thẳng và cao, cứng và mềm mại nhờ có nhiều đốt, đổ ngãnghiêng khi có gió thổi mà không bị gãy Tre là loại cây sống quần tụ, mọcthành từng nhóm và chết nguyên bụi

I.2.2.2 Đặc điểm của một số loài tre trúc

Tre trúc dễ trồng, sinh trưởng nhanh, sớm cho khai thác, dễ chế biến, được

sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau của con người Tre trúc cho nhiều loạimăng ăn ngon như măng mai, măng luồng, măng tre, măng mạy, măng nứa,

có khi là măng đắng như măng vầu Đây là nguồn thực phẩm tốt cũng lànguồn thu nhập quan trọng của người dân miền núi Trong thời gian gần đây,việc trông tre lấy măng (kể cả tre trúc bản địa và tre trúc nhập nội) đang pháttriển mạnh mẽ góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng đáng kể giá trị lợi íchcủa đất trồng rừng, góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường

Tre trúc có hai loại lá có chức năng khác nhau Loại thứ nhất làm nhiệm

vụ bảo vệ măng, thân cây non gọi là mo thân Loại thứ hai làm nhiệm vụquang hợp tổng hợp vật chất nuôi cây gọi là lá quang hợp Mo thân có hìnhvây có các bộ phận bẹ mo, phiến mo, tai mo và lưỡi mo Khi tre trúc trưởngthành thì mo thân tự bóc và rụng Lá quang hợp có màu xanh gồm phiến lá,cuống lá, lưỡi lá và tai lá

I.2.2.3 Phân loại măng

Măng thực phẩm khi còn tươi có vị đắng hay ngọt tùy thuộc vào loài,kích thước khai thác…Theo vị khi tươi, măng thực phẩm được chia thành hainhóm: măng đắng và măng ngọt

Măng đắng: bản thân cây măng luôn có vị đắng Cây măng càng cao, bẹmăng, thân măng hóa xanh càng nhiều thì mức độ đắng càng tăng

Trang 26

Măng ngọt: nếu măng được khai thác thích hợp và ăn ngay thì măng có vịngọt Măng ngọt cũng có thể trở thành đắng giống như măng đắng Mức độđắng tùy thuộc vào kích thước măng khi khai thác, vị trí trên thân cây măng,thời gian và phương pháp lưu giữ Cây măng thường ngầm dưới đất hoặc mớinhú lên khỏi mặt đất thường ngọt và ngon nhất Khi măng lên cao đồng thờivới sự xơ hóa trong thịt măng là sự xuất hiện vị đắng.

I.2.3 Một số sản phẩm từ măng tươi

Từ măng tươi vừa mới thu hoạch xong người ta có thể chế biến nhiều loạimăng thực phẩm khác nhau Sau đây là một số sản phẩm măng điển hình

I.2.3.1 Măng chua

Măng tươi lột bớt vài lần vỏ ngoài, cắt khúc ngắn 10 – 15 cm rồi cắtthành lát mỏng ngâm trong nước lạnh có pha chút muối vừa đủ mặn chừngnửa ngày hoặc cho đến khi thấy lát măng mềm đi và nhấm thử có vị mặn làvớt ra, xả qua nước lạnh rồi thả vào hủ nước gạo đậm đặc đã chua Chỉ cần đểqua một vài ngày, tùy thời tiết nắng nóng và độ đậm đặc của nước gạo măngtươi sẽ thành măng chua Măng chua dù đã muối chua cũng là loại thực phẩmgốc thực vật sử dụng ở dạng tươi cho nên khi đã chua đúng độ phải vớt rakhỏi nước gạo, xả qua nước lọc, để ráo và cho vào tủ lạnh có thể giữ thêm vài

ba ngày Măng chua được chế biến và làm nhiều món ăn độc đáo

I.2.3.2 Măng khô

Măng tươi lột hết vỏ ngoài, cắt lấy phần măng non đem phơi hoặc sấykhô thu được măng khô Măng khô thường có 4loại: măng trúc, măng nứa,măng vầu, măng lưỡi lợn Măng khô nói chung là loại măng có màu vàng hơinâu Chọn măng khô nên chọn loại măng búp vàng đều không có xơ là măngnon Nên ngâm măng khô với nước ấm trong một tuần và thay nước hằngngày hoặc có thể dùng nước gạo ngâm sẽ giúp nhanh mềm, trắng và sạch.Trước khi nấu cho măng vào nồi luộc sôi 15 phút, nên luộc khoảng vài lần

I.2.3.3 Măng muối

Măng tươi đã cắt sợi đem ngâm một ngày, sau đó vớt ra để ráo rồi chomuối vào với tỷ lệ khối lượng 7 măng: 1 muối và ớt, tỏi, đường Tiếp đó cho

Trang 27

nước sôi để nguội vào (vừa sít với măng), măng được muối trong hộp kín.Sau khi muối măng được 1 tuần là có thể sử dụng được.

I.3 Xyanua trong thực phẩm

I.3.1 Các dạng hợp chất sinh xyanua [7],[14]

Các hợp chất glucozit sinh xyanua về mặt hóa học là những hợp chấtglycozit của các α – hydroxynitril và được tạo thành qua quá trình trao đổichất của thực vật Chúng là các dẫn xuất của axit amin có nguồn gốc thực vật.Các tiền chất tổng hợp sinh học của hợp chất glucozit sinh xyanua là các L –amino axit khác nhau được hydroxyl hóa, sau đó một axit N – hydroxyl aminođược chuyển hóa thành các chất glucozit sinh xyanua Tất cả các hợp chấtglucozit sinh xyanua biết đều có liên kết nối β chủ yếu với D – glucose

Có ít nhất 2650 loài thực vật chứa hợp chất xyanua và thường là cácenzim thủy phân như β – glycosidase Hiện nay có 25 hợp chất glucozit sinhxyanua, chủ yếu được tìm thấy trong thực vật như: amydazin (trong hạnhnhân), dhurrin (trong lúa miến), linamarin (trong sắn, đậu lima), taxiphyllin(trong măng ) …

Độc tính của xyanua phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ HCN có thể phát tánkhi được tiêu thụ Nếu các thực vật chứa xyanua không được xử lý triệt để quaquá trình chế biến thực phẩm thì nồng độ HCN tiềm tàng có thể phát tán nhanh.Khi hấp thụ thức ăn là các thực vật chứa xyanua thì β – glycozit sẽ phát tán trongquá trình tiêu hóa và hoạt động cho đến khi độ pH trong dạ dày thấp thì ngừng.Các enzim sẽ thủy phân các glucozit sinh xyanua và phất tán ít nhất một phầnHCN của thực vật Thực tế hàm lượng các hợp chất sinh xyanua trong thực vậtchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như quá trình phất triển, sinh thái…

I.3.2 Các loại thực phẩm chứa xyanua [5]

+ Nguồn gốc: xyanua có trong hạt của các loại quả như táo, anh đào,mận, đào…

Có hơn 1000 chủng cây được báo cáo chứa xyanua hầu hết ở những loài

ăn được như măng, sắn, đậu lima…Hàm lượng xyanua gây chết người dao

Trang 28

Bảng 1.1: một số loại thực phẩm chứa xyanua.

Thực phẩm Hợp chất sinh xyanua HCN ( mg/100g )

I.3.3 Xyanua trong măng và độc học của nó [5]

Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng đã nêu ở trên, trong măng còn tồn tạimột độc chất gây ảnh hưởng đến tính mạng con người khi sử dụng nó, đóchính là xyanua

I.3.3.1 Hợp chất sinh xyanua

Bản thân cây măng luôn có vị đắng Măng càng cao bẹ thân hóa xanhcàng nhiều thì măng càng đắng Vị đắng trong măng gây ra bởi các hợp chấtsinh xyanua, bản thân hợp chất này không gây độc nhưng nó là nguồn gốc củachất gây độc Hợp chất này là xyanogenic glycosides

I.3.3.2 Sự chuyển hóa của cyanogenic glycosides

Trong các mô thực vật hay trong ruột người tồn tại enzim glucosidasechính enzim này tham gia vào quá trình thủy phân cyanogenic glycosidesthành glucose, aldehyde hoặc xeton và hydrogen cyanide (HCN) ở chỗ nhữngcây măng bị tổn thương (vết cắt măng khi khai thác, chế biến, sâu bệnh, thốirữa) Hợp chất này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ cây không bịtấn công bởi các loài ăn thực vật do có vị đắng và có tính độc Đó chính làphản ứng sinh học của cây măng giống như nhiều loài thực vật khác để sảnsinh ra chất độc chống lại vi sinh vật nấm gây hại xâm nhập qua vết thương.Hợp chất hidroxyanua – sản phẩm thủy phân của các hợp chất xyanua, làmột chất độc Măng tre có thể chứa đến hơn 1000mg hidroxyanua trên một

Trang 29

kg Hàm lượng chất gây độc nhiều hay ít phụ thuộc vào loài tre, thời gian lưugiữ măng, phương pháp bảo quản và chế biến măng… Trên mỗi cây măng ởphần đỉnh ngọn hàm lượng chất độc cao nhất, ở phần đế gốc thấp nhất Măngcàng đắng thì càng chứa nhiều xyanua và càng có khả năng gây ngộ độc cao.Măng ngọt để càng lâu thì cũng trở nên đắng

Lượng độc tố xyanua thay đổi tùy loại măng, mùa thu hái và thổ nhưỡng.Chẳng hạn, măng thu hái ở một số nơi vào tháng 8 và tháng 9 đã cho thấythường có hàm lượng độc tố này cao hơn so với măng lấy sau tháng 12 tạicùng 1 địa điểm Măng tre gai có nhiều độc tố nhất nên ít được dùng để ăn,măng tre vầu được dùng nhiều nhất do có ít xyanua hơn, tuy nhiên hàm lượngvẫn cao hơn sắn

Độc tố xyanua dễ tan trong nước Nghiên cứu của Ferreira và cộng sự năm

1995 cho thấy luộc măng ở 980C trong 20 phút loại bỏ được gần 70% lượngxyanua Nếu bóc vỏ, thái mỏng rồi luộc ở nhiệt độ cao hơn, trong thời gianlâu hơn, con số này có thể lên đến 96% Tuy nhiên đối với măng chua trongquá trình ngâm chua, độc tố xyanua có thể kết hợp với một số chất, tạo thànhaxit xyanhidric gây ngộ độc Thế nên đối với măng chua nên luộc trước khingâm chua để hạn chế bớt hàm lượng chất độc

I.4 Phương pháp cực phổ [6],[11],[14]

I.4.1 Cơ sở của phương pháp

Phương pháp cực phổ là nhóm các phương pháp phân tích dựa vào việcnghiên cứu đường cong Vôn-Ampe hay còn gọi là đường cong phân cực, làđường cong biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào điện thế khi tiếnhành điện phân dung dịch phân tích với điện cực giọt thuỷ ngân Đường biểudiễn cường độ dòng tại thời điểm sự khử ion cần phân tích bị gẫy đột ngột ởphía trên, tạo nên đường gọi là sóng cực phổ Dựa vào vị trí sóng đó có thểxác định thành phần định tính của chất điện ly, dựa vào chiều cao của sóng cóthể xác định hàm lượng của ion bị khử Phương pháp này thích hợp cho việcphân tích nhiều ion kim loại như Cd, Co, Cu, Mn, Ni, Sn, Zn, Fe, Bi, U,V và

Trang 30

Đây là phương pháp có độ chính xác, độ chọn lọc, độ nhạy và độ tin cậy cao.Khi các hợp chất có điện thế nửa sóng khác nhau đủ lớn (thường thì khi ΔE1/2

≥ 100 mV) ta có thể xác định đồng thời nhiều hợp chất trong cùng một dungdịch mà không cần tách chúng ra khỏi nhau

Phương pháp này được Heyrovsky phát minh vào năm 1920 và cho đếnnay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp này ngày càngđược cải tiến

Cơ sở của phương pháp này là dựa trên phản ứng điện hoá của các chất điệnhoá trong dung dịch điện li trên điện cực giọt thuỷ ngân treo theo phản ứng:

Ox + ne KhTrong đó:

Ox: Dạng oxi hoá

Kh: Dạng khử

n : Số e trao đổi

Phương trình định lượng là phương trình Incovic:

Id = 605 n D1/2. m2/3 t1/6 C

Id: Cường độ dòng cực đại giới hạn (µA)

n: Số electron tham gia vào phản ứng điện cực

- Quá trình xảy ra trên điện cực giọt catot thuỷ ngân:

Trang 31

Điện cực so sánh được sử dụng có diện tích lớn, điện cực chỉ thị thuỷngân có diện tích bé Qúa trình xảy ra ở điện cực chỉ thị chủ yếu trên thuỷ ngân Nếu trong dung dịch không có quá trình nào phụ thì thế và dòng có mối quan hệ:

I = E / RPhản ứng trên điện cực xảy ra:

Trong đó dòng khuếch tán phụ thuộc vào:

Nồng độ kim loại trong dung dịch, nồng độ ion kim loại nhận electron tạicatot

I = KM (Co

M - CM )

Co

M: nồng độ ion kim loại ở sâu trong lòng dung dịch

CM: nồng độ ion kim loại ở sát bề mặt điện cực và nhận electron tại điệncực

Đến lúc CM = 0 (ion gần điện cực hết vcatot < v p ư điện cực) thì sinh radòng giới hạn:

Trang 32

+ Hướng thứ 2: làm giàu chất phân tích lên bề mặt điện cực bằng phảnứng khử hay oxi hoá kết tủa chất, sau đó hoà tan sản phẩm kết tủa và ghi tínhiệu hoà tan.

I.4.2 Phương pháp cực phổ sóng vuông (SWP)

: Điện áp một chiều : Điện áp xoay chiều

Hình 1.1: Các thành phần điện áp trong SWP

26

tE

Ngày đăng: 25/05/2016, 16:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Minh Châu (1975), Cơ sở hóa phân tích, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở hóa phân tích
Tác giả: Hoàng Minh Châu
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1975
2. Nguyễn Tinh Dung (1976), Hóa học phân tích, phần III – NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học phân tích
Tác giả: Nguyễn Tinh Dung
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1976
3. Ngụy Thị Xuân Hợi (2005), Luận văn tốt nghiệp đại học năm 2005, Xác định hàm lượng xyanua trong nước thaỉ của nhà máy sửa chữa ôtô X467,ĐHV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định hàm lượng xyanua trong nước thaỉ của nhà máy sửa chữa ôtô X467
Tác giả: Ngụy Thị Xuân Hợi
Năm: 2005
4. Hoàng Xuân Huy (2009), Luận văn tốt nghiệp Đại học 2009, Nghiên cứu sự phân bố xyanua trong củ rắn cao sản giống sắn KM94 ở Thanh Chương – Nghệ An, ĐHV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự phân bố xyanua trong củ rắn cao sản giống sắn KM94 ở Thanh Chương – Nghệ An
Tác giả: Hoàng Xuân Huy
Năm: 2009
7. Hoàng Nhâm (2002), Hóa vô cơ tập 2, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa vô cơ tập 2
Tác giả: Hoàng Nhâm
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2002
8. Nguyễn Khắc Nghĩa (2000), Các phương pháp phân tích hóa lý, ĐNHV 9. Nguyễn Khắc Nghĩa (1997), Giáo trình áp dụng toán học thống kê vàoxử lý số liệu thực nghiệm, ĐHSPV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp phân tích hóa lý, "ĐNHV9. Nguyễn Khắc Nghĩa (1997), "Giáo trình áp dụng toán học thống kê vào "xử lý số liệu thực nghiệm
Tác giả: Nguyễn Khắc Nghĩa (2000), Các phương pháp phân tích hóa lý, ĐNHV 9. Nguyễn Khắc Nghĩa
Năm: 1997
10. Hồ Viết Quý (1998), Các phương pháp phân tích hiện đại - ứng dụng trong hóa học, NXB GD – ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp phân tích hiện đại - ứng dụng trong hóa học
Tác giả: Hồ Viết Quý
Nhà XB: NXB GD – ĐHQGHN
Năm: 1998
11. Hồ Viết Quý (2000), các phương pháp phân tích lý hóa, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: các phương pháp phân tích lý hóa
Tác giả: Hồ Viết Quý
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2000
5. Nguyễn Thị Hương ( 2010),Đồ án tốt nghiệp Đại học 2010, Nghiên cứu hàm lượng xyanua trong cây măng trúc và trong sản phẩm chế biến từ măng Khác
14. http:// Metrohm (2003), polarographic determination of free cyanide, Switzerland Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w