Trong thời gian qua, vấn đề ảnh hưởng của điều kiện lao động và môi trường đến người lao động ngành may mặc dù đã được một số tác giả đề cập đến, tuy nhiên đó chỉ là những nghiên cứu điề
Trang 1ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRỊNH HỒNG LÂN
MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP Ở CÔNG NHÂN NGÀNH MAY CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRỊNH HỒNG LÂN
MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP Ở CÔNG NHÂN NGÀNH MAY CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM
Chuyên ngành : Dịch tễ học
Mã số : 62.72.70.01LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn : PGS.TS LÊ HOÀNG NINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả nghiên cứu
Trịnh Hồng Lân
Trang 4MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ……….…1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……….…… 4
1.1 Ứng dụng các nguyên tắc trong đánh giá các yếu tố nguy cơ trong ĐKLĐ của công nhân ……… 4
1.2 Khái niệm về Écgônômi ……….……….……… … 5
1.3 Một số vấn đề sức khỏe thường gặp có liên quan tới những bất hợp lý về Écgônômi tại các vị trí lao động……….……… 6
1.3.1 Căng thẳng thần kinh tâm lý - Stress nghề nghiệp ………6
1.3.2 Rối loạn cơ xương nghề nghiệp ………… ………15
1.3.3 Mệt mỏi trong lao động ……….……….……… ….21
1.3.4 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố nguy cơ trong các điều kiện lao động 23
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu ……….…….37
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……… …….37
2.3 Thiết kế nghiên cứu ……….…….37
2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu……….……37
2.5 Các biến số nghiên cứu…… ……… ……….…….39
2.6 Nội dung tiến hành nghiên cứu ……… ……….….41
2.7 Phương tiện và tiêu chuẩn đánh giá :……… 42
2.8 Phương pháp thu thập số liệu ……… …46
2.9 Các biện pháp hạn chế sai số ……… … 49
2.10 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ……… …49
2.11 Giới thiệu đôi nét về 3 công ty may ……… ……50
2.12 Qui trình sản xuất may công nghiệp ……… ……….52
2.13 Vấn đề y đức ……… 53
Sơ đồ nghiên cứu ……… ……… 54
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Kết quả điều tra đánh giá về điều kiện lao động………….…….….…….55
3.1.1 Ðặc điểm mẫu điều tra, nghiên cứu ……….……… 55
Trang 53.1.2 Kết quả đánh giá Écgônômi vị trí lao động :……… ….58
3.2 Kết quả đánh giá ảnh hưởng của ĐKLĐ tới sức khỏe công nhân …… 70
3.2.1 Kết quả đánh giá ảnh hưởng của ĐKLĐ tới tâm sinh lý lao động …… 70
3.2.2 Kết quả đánh giá ảnh hưởng của ĐKLĐ tới sức khỏe của công nhân ….72 3.3 Kết quả đánh giá mối liên quan của ĐKLĐ với sức khỏe công nhân … 78
3.3.1 Kết quả đánh giá mối liên quan của ĐKLĐ với stress nghề nghiệp … 78
3.3.2 Kết quả đánh giá mối liên quan của ĐKLĐ với RLCX nghề nghiệp …81 3.3.3 Kết quả đánh giá mối liên quan của ĐKLĐ với tình trạng mệt mỏi … 84
3.4 Các giải pháp can thiệp cải thiện ĐKLĐ ……… …… 88
3.4.1 Các giải pháp can thiệp ……….……… 88
3.4.2 Kết quả can thiệp thử nghiệm ban đầu ……… ….90
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN 4.1 Về điều kiện lao động của công nhân ngành may .92
4.1.1 Ðặc điểm mẫu điều tra, nghiên cứu 92
4.1.2 Về các đánh giá Écgônômi vị trí lao động .93
4.2 Về những ảnh hưởng của ĐKLĐ tới sức khỏe công nhân .101
4.2.1 Về ảnh hưởng của ĐKLĐ tới tâm sinh lý lao động của công nhân .101
4.2.2 Về ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của công nhân .104
4.2.3 Về hiệu quả của can thiệp thử nghiệm ……….112
4.3 Những điểm mạnh và hạn chế của công trình nghiên cứu : 112
4.3.1 Điểm mạnh, điểm mới của đề tài .112
4.3.2 Điểm hạn chế của đề tài .113
KẾT LUẬN .115
KHUYẾN NGHỊ 117
Dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo
Danh mục các công trình nghiên cứu
Phụ lục
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cách tính điểm và đánh giá mức độ stress nghề nghiệp 41
Bảng 2.3 Chiều cao mặt phẳng làm việc của công nhân 43Bảng 2.4 Tiêu chuẩn khoảng cách nhìn từ mắt tới vật của công nhân 43
Bảng 2.6 Đánh giá và phân loại gánh nặng thể lực qua chỉ số mạch
tăng và tần số nhịp tim trong lao động
Bảng 3.3 Giới tính của công nhân may (n=1009) 56Bảng 3.4 Trình độ học vấn của công nhân may (n=1009) 57Bảng 3.5 Số lượng các nhóm đối tượng nghiên cứu (n=1009) 58Bảng 3.6 Kích thước các thành phần vị trí lao động (n= 30) 59Bảng 3.7 Khoảng trống cho chân và khoảng cách mắt – vật cần quan
sát của công nhân may (n= 30)
60
Bảng 3.8 Vùng thao tác của công nhân may (n= 30) 60Bảng 3.9 Các thao tác chính và thời gian lặp lại của công nhân may áo 61Bảng 3.10 Mức độ cử động của công nhân may (n= 30) 61Bảng 3.11 Cường độ lao động, độ tập trung quan sát của công nhân may 62
Trang 7Bảng 3.12 Trị số góc giữa các đoạn cơ thể ở tư thế ngồi may 62Bảng 3.13 Trị số nhân trắc một số đoạn cơ thể nữ công nhân may
nghiệp của các đối tượng nghiên cứu (n = 1009)
73
Bảng 3.29 Một số yếu tố quan trọng về hứng thú nghề nghiệp có liên
quan STRNN của các đối tượng nghiên cứu (n = 1009)
73
Bảng 3.30 Một số yếu tố về ĐKLĐ và sức khỏe có liên quan stress nghề
nghiệp của các đối tượng nghiên cứu (n = 1009)
74
Trang 8Bảng 3.31 RLCX nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu.(n = 1009) 75Bảng 3.32 Tỉ lệ từng vị trí có cảm giác đau mỏi cơ xương nhiều của các
đối tượng nghiên cứu ở đầu ca - cuối ca lao động (n = 1009)
75
Bảng 3.33 Tiền sử RLCX của các đối tượng nghiên cứu (n = 1009) 76Bảng 3.34 Tình trạng mệt mỏi của các đối tượng nghiên cứu.(n = 1009) 77Bảng 3.35 Tỷ lệ các cảm giác mệt mỏi của các đối tượng ở thời điểm
đầu ca và cuối ca lao động (n = 1009)
Bảng 3.38 Stress nghề nghiệp hiệu chỉnh theo nhóm tuổi đời, thâm niên
công tác và tình trạng hôn nhân của công nhân (n=1009)
Bảng 3.43 Mối liên quan giữa RLCX nghề nghiệp với tư thế lao động
của các đối tượng nghiên cứu (n = 1009)
Bảng 3.46 Mối liên quan giữa mệt mỏi nghề nghiệp của các đối tượng
nghiên cứu với đặc tính mẫu (n = 1009)
84
Bảng 3.47 Mối liên quan giữa mệt mỏi nghề nghiệp với tình trạng hôn
nhân gia đình của các đối tượng nghiên cứu (n = 1009)
85
Trang 9Bảng 3.48 Mối liên quan giữa mệt mỏi nghề nghiệp với các khâu công
việc của các đối tượng nghiên cứu (n = 1009)
86
Bảng 3.49 Mối liên quan giữa mệt mỏi với tư thế lao động của các đối
tượng tham gia nghiên cứu (n = 1009)
86
Bảng 3.50 Mối liên quan giữa mệt mỏi của các đối tượng nghiên cứu
với tính chất công việc (n = 1009)
87
Bảng 3.51 Mối liên quan giữa mệt mỏi nghề nghiệp của các đối tượng
nghiên cứu với phương tiện đi lại (n = 1009)
Trang 10Hình 3.1 Tỉ lệ % độ tuổi của công nhân của 3 công ty 55Hình 3.2 Tỉ lệ % thâm niên công tác của công nhân may 56Hình 3.3 Tỉ lệ % giới tính của công nhân của 3 công ty 57Hình 3.4 Tỉ lệ % trình độ học vấn của công nhân 3 công ty 57Hình 3.5 Tỉ lệ % các nhóm đối tượng nghiên cứu của 3 công ty 58Hình 3.6 Vị trí lao động may công nghiệp 59Hình 3.7 Sự thay đổi của nhiệt độ cao nhất giữa hai mùa tại các công
Trang 11MTLĐ Môi trường lao động
RLCX Rối loạn cơ xương
RLCXNN Rối loạn cơ xương nghề nghiệp
STRNN Stress nghề nghiệp
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
TCVSLĐCP Tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phépTCCP Tiêu chuẩn cho phép
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
Trang 12CTD (Cumulative Trauma Disoders) : Rối loạn chấn thương tích lũy
CTS (Carpal Tunnel Syndrom) : Hội chứng ống xương cổ tayILO (International Labour Organization) Tổ chức lao động thế giới
SD (standard deviation) : Độ lệch chuẩn
USD (United States of America dollar) : đô-la Mỹ
WHO (World Health Organisation) : Tổ chức Y tế thế giới
WISE Working Improvment in Small – Interprises : Cải thiện
điều kiện làm việc tại các xí nghiệp nhỏ
Trang 13ĐẶT VẤN ĐỀTrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành may được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Ngành may mặc với tổng sản lượng trên 2 tỉ sản phẩm mỗi năm mang về cho nền kinh tế nước ta nguồn ngoại tệ rất lớn thông qua những sản phẩm xuất khẩu ra toàn thế giới Từ năm 2007, toàn ngành dệt – may đã vượt qua cả dầu thô và trở thành mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho đất nước Theo kế hoạch của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt – may trong năm 2010 là 10 – 12 tỉ USD, dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu của cả nước Trong ngành dệt – may thì ngành may công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất cả về kinh tế và lực lượng lao động Do vậy, ngành may mặc còn có đóng góp to lớn cho xã hội khi nó giải quyết được một số lượng rất lớn công ăn việc làm cho nhiều lao động trẻ Lực lượng lao động trong ngành may công nghiệp trong giai đoạn hiện nay rất lớn với khoảng trên 2 triệu lao động, trong đó đa số là lao động nữ[13] Trong những năm gần đây, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động ngành may đã được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm chú ý, nhất là những doanh nghiệp nhà nước Một thực tế cho thấy trong những năm gần đây, công nghệ ngành may công nghiệp đã được đổi mới khá nhiều Các chủ doanh nghiệp
đã đầu tư nhiều kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời góp phần cải thiện điều kiện môi trường lao động, hạn chế các tác hại nghề nghiệp cho người lao động Tuy vậy, điều kiện lao động ngành may công nghiệp vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác hại cho sức khỏe người lao động
Theo một số nghiên cứu cho thấy điều kiện lao động tại nhiều công ty vẫn còn tồn tại những yếu tố nguy cơ bất lợi cho sức khỏe người lao động như : vi khí hậu nóng, chế độ tăng ca tăng kíp thường xuyên vào những dịp có nhiều đơn đặt hàng, nhiều khi công nhân may công nghiệp phải ngồi gò bó liên tục hầu như suốt ca 9 – 11 giờ/ngày Những điểm bất lợi đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người công nhân may công nghiệp Vào cuối ca lao động có từ 66 - 79% công nhân may công nghiệp bị đau mỏi vùng thắt lưng do tư thế lao động gò bó
Trang 14kéo dài.[18],[28] Một nghiên cứu ở Thượng Hải, Trung Quốc năm 2006 cũng cho thấy có tới 74% nữ công nhân may công nghiệp bị đau thắt lưng kéo dài trên
24 giờ sau ca lao động [106] Kết quả một nghiên cứu ở Mỹ năm 2004 cũng có tới 66% nữ công nhân may bị rối loạn cơ xương vùng cổ - vai [114]…Ngoài ra còn nhiều vấn đề sức khỏe khác ở lao động ngành may công nghiệp như : căng thẳng thần kinh tâm lý, suy nhược cơ thể, viêm mũi họng do bụi vải, táo bón khi ngồi kéo dài, bệnh phụ khoa của nữ công nhân, tình trạng giảm sút thị lực
…Khác với quan điểm của nhiều người vẫn nghĩ rằng công việc của công nhân may công nghiệp là khá nhẹ nhàng so với các ngành công nghiệp khác Thực tế lại không như vậy, ở các xưởng may hầu như có rất ít công nhân có thể ngồi làm việc trực tiếp trên các máy may công nghiệp khi họ có tuổi ngoài 40 do không đủ sức khỏe để đáp ứng với công việc này mà họ thường phải chuyển sang làm các công việc khác, nhiều nữ công nhân may công nghiệp có biểu hiện giảm sút sức khỏe khá nhanh
Trong thời gian qua, vấn đề ảnh hưởng của điều kiện lao động và môi trường đến người lao động ngành may mặc dù đã được một số tác giả đề cập đến, tuy nhiên đó chỉ là những nghiên cứu điều tra về môi trường lao động riêng
lẻ hay là những điều tra hồi cứu đánh giá tình hình sức khỏe chung của công nhân thông qua các hồ sơ khám sức khỏe định kỳ và đo môi trường lao động định kỳ tại các doanh nghiệp ngành may Trong khi đó tại khu vực phía Nam, đặc biệt là khu vực các tỉnh Ðồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù là những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước nhưng cũng chưa có nhiều các công trình nghiên cứu đánh giá toàn diện về các nguy cơ của điều kiện lao động của ngành may công nghiệp Trên thế giới, những nghiên cứu về tâm sinh lý lao động và Écgônômi để đánh giá các yếu tố nguy cơ và tác hại nghề nghiệp được triển khai rất rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển như ở Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu Tuy vậy, ở Việt Nam những hướng nghiên cứu và ứng dụng triển khai trong lĩnh vực này lại rất hạn chế Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các nguyên tắc Écgônômi và sử dụng các nghiệm pháp tâm sinh lý lao động để thăm dò chức năng và đánh giá các yếu tố nguy cơ tại các vị trí lao động của ngành may là một vấn đề rất mới hiện nay đối với tất cả các tỉnh thành phía Nam
Trang 15Câu hỏi cần thiết đặt ra hiện nay cho công tác y tế lao động trong ngành may công nghiệp hiện nay là : các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp chính của ngành may công nghiệp hiện nay là gì? mối liên quan giữa những điều kiện lao động và sức khỏe ở công nhân may công nghiệp như thế nào ?
Để trả lời các câu hỏi trên, đề tài nghiên cứu khoa học này được thực hiện
với mục tiêu tổng quát: “Xác định các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp của
công nhân may công nghiệp một số tỉnh khu vực phía Nam trong giai đoạn 2007 – 2008”
Nhằm giải quyết ba mục tiêu cụ thể sau:
1 Xác định các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp của điều kiện lao động tại các phân xưởng may như : nóng bức, chiếu sáng không phù hợp, cường độ tiếng ồn lớn,… những điểm chưa hợp lý, chưa phù hợp với các nguyên tắc của Écgônômi và tâm sinh lý lao động của người công nhân: công cụ, phương tiện làm việc không phù hợp, tính chất đơn điệu của công việc, cường độ lao động quá cao, tư thế lao động gò bó …
2 Xác định được tỉ lệ hiện mắc một số triệu chứng bệnh lý thường gặp ở công nhân ngành may công nghiệp: mệt mỏi, các rối loạn cơ xương nghề nghiệp và stress nghề nghiệp
3 Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và những ảnh hưởng của
nó lên sức khỏe người lao động
Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phòng tránh các yếu tố nguy
cơ, tác hại nghề nghiệp cho người lao động
Trang 16CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Ứng dụng các nguyên tắc Écgônômi để đánh giá các yếu tố nguy cơ trong điều kiện lao động của công nhân :
Ðể đánh giá các yếu tố nguy cơ của các điều kiện lao động khác nhau trong các ngành nghề lao động khác nhau, nhiều nhà khoa học về y học lao động trên thế giới đã ứng dụng các phương pháp khác nhau Một phương pháp được ứng dụng khá phổ biến từ lâu ở các nước công nghiệp phát triển trên thế giới là phân tích đánh giá Écgônômi các vị trí lao động Qua đó có thể xác định được các yếu
tố nguy cơ, các tác hại nghề nghiệp rất khách quan và toàn diện trong các điều kiện lao động cụ thể, từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp để cải thiện điều kiện lao động cho người công nhân Đây là một phương pháp đòi hỏi các nhà nghiên cứu có trình độ chuyên sâu nhất định về tâm sinh lý và Écgônômi mới có thể áp dụng được Trong khi đó ở Việt Nam có rất ít cán bộ y tế lao động nắm vững phương pháp này Do vậy, phương pháp này vẫn chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều, nhất là tại khu vực các tỉnh thành phía Nam Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, Tổ chức Lao động thế giới và Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra một phương pháp cải thiện điều kiện lao động khác đơn giản hơn để áp dụng tại các doanh nghiệp nhỏ, đó là phương pháp WISE (Working Improvment
in Small – Enterprises) áp dụng tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Phương pháp này dựa vào nguyên tắc cơ bản của Écgônômi để xác định các yếu tố nguy cơ một cách khá đơn giản trong các điều kiện lao động cụ thể của các doanh nghiệp nhằm tạo ra một “Năng suất cao hơn, nơi làm việc tốt hơn” WISE là một phương pháp giáo dục hành động nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các cải thiện đơn giản, chi phí thấp nhưng có tính hiệu quả cao và có tính khả thi, phù hợp với các điều kiện thực tế của doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam Mặc dù là một giải pháp áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng trên thực tế thì phương pháp này hoàn toàn vẫn có thể áp dụng cho cả những doanh nghiệp lớn ở các nước đang phát triển [80]
Trang 171.2 : Khái niệm về Écgônômi :
1.2.1 Định nghĩa về Écgônômi :Ðịnh nghĩa do Hội Écgônômi quốc tế đưa ra :
" Écgônômi là khoa học liên ngành được cấu thành từ các khoa học về con người
để phù hợp với công việc, hệ thống máy móc, thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng về thể lực, trí tuệ và cả với những hạn chế của con người".Trong quá trình phát triển, các nhà tâm sinh lý lao động và Écgônômi luôn
đề xuất việc cần thiết phải thích nghi công cụ lao động, môi trường lao động với con người, đưa ra các nguyên tắc hợp lý hóa lao động, tổ chức lao động phù hợp với sinh lý của con người Bảo đảm sức khỏe tốt cho người lao động chính là bảo vệ sức sản xuất - là vốn quí của xã hội Nếu như các sản phẩm, thiết bị máy móc, mặt bằng làm việc và phương pháp làm việc được thiết kế phù hợp với những khả năng cũng như hạn chế của con người thì hiệu quả của công việc sẽ đạt được tối ưu
Theo Mustaf Pulat (1985) và nhiều nhà khoa học về Écgônômi đã đưa ra nhữngmục đích chính của Écgônômi: [108], [120]
- Sức khỏe : giảm thiểu được các tác hại nghề nghiệp, phòng chống các bệnh
nghề nghiệp và bệnh liên quan tới nghề nghiệp
- Tiện lợi : Écgônômi góp phần tạo ra sự tiện lợi trong cuộc sống nói chung và
trong lao động, học tập nói riêng
- Hiệu quả : Écgônômi làm cho mọi hoạt động trong lao động và cuộc sống trở
nên hiệu quả hơn, năng suất lao động cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn
1.2.2 Phương châm của Écgônômi:
Làm cho công việc, máy móc phù hợp với con người chứ không phải bắt con người phải thích nghi với máy móc Có thể vì vậy mà ở Mỹ người ta còn gọi là yếu tố con người - Human factor (Khác hoàn toàn với những quan điểm thông thường trước đây là bắt con người phải phù hợp và thích nghi với công việc và máy móc)
1.2.3 Ðối tượng nghiên cứu của Écgônômi :
- Con người: Trọng tâm của Écgônômi là con người Do vậy, nghiên cứu bản
thân con người là việc làm không thể thiếu trong mọi nghiên cứu của Écgônômi
Trang 18- Công cụ máy móc: Những vấn đề cần xem xét, nghiên cứu đối với phương tiện
máy móc theo quan điểm Écgônômi bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như: kích thước, tính tiện lợi, an toàn trong sử dụng, màu sắc, mỹ thuật công nghiệp
- Công việc: Écgônômi đặc biệt chú ý đến tổ chức mặt bằng sản xuất, bàn ghế
làm việc, bố trí sắp xếp dụng cụ thiết bị, hợp lý hoá thao tác
- Môi trường lao động (MTLÐ): Ðó chính là các yếu tố vật lý, hoá học, sinh
học…Môi trường này có thể tốt đối với sức khoẻ con người nhưng đa số có nhiều yếu tố bất lợi thậm chí rất có hại cho sức khoẻ
Joseph E Selam (1994) và nhiều nhà nghiên cứu khác đều cho rằng : nếu áp dụng đúng các tiêu chuẩn, các nguyên tắc Écgônômi trong lao động, chúng ta có thể đạt được các lợi ích to lớn sau: Tăng tính thoả mãn hài lòng, tăng thuận lợi tiện nghi cho người lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả của lao động, giảm mức thương tổn bệnh tật, giảm mức đền bù do thương tật, giảm số ngày nghỉ việc, cải thiện tốt mối quan hệ trong lao động, giảm bớt các tổn thất cho trang thiết bị, hạn chế tối đa lỗi sai của công nhân…[108], [120], [156]
Qua định nghĩa, mục đích và phương châm hoạt động của Écgônômi chúng ta có thể thấy rằng Écgônômi là một một khoa học hết sức quan trọng và thực tiễn Nó
có khả năng áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người để phục vụ con người, tích cực góp phần cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập, giữ gìn sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
Từ những lợi ích to lớn của Écgônômi, chúng ta có thể vận dụng các
nguyên tắc của nó để khảo sát đánh giá điều kiện lao động của người lao động, xác định các yếu tố không hợp lý gây tác động xấu tới sức khỏe của người lao động Trên thực tế, bằng các công cụ phương tiện rất thông thường như : các trang thiết bị dụng cụ đo kiểm tra MTLĐ, bộ thước đo nhân trắc, thước dây, các bảng thử nghiệm để đánh giá tâm sinh lý lao động; các bảng kiểm (checklist) và các bộ câu hỏi (questionnaire) để điều tra, phỏng vấn… chúng ta có thể thực hiện đánh giá Écgônômi tại các VTLĐ trong các ngành nghề lao động khác nhau [45]
Trang 191.3 Một số vấn đề sức khỏe thường gặp có liên quan tới những bất hợp lý về Écgônômi tại các vị trí lao động
1.3.1 Căng thẳng thần kinh tâm lý - Stress nghề nghiệp :
1.3.1.1 Khái niệm về stress và stress nghề nghiệp:
Stress là đáp ứng của tâm thần và thể chất của cơ thể đối với mọi thứ như là một sự quá tải Thực ra, stress là một phần tự nhiên của cuộc sống Không có một vài stress thì bạn sẽ mất năng lực, nghị lực cho cuộc sống Tất cả chúng ta trở nên phát triển thịnh vượng nhờ có một số lượng nào đó của stress Nhưng quá nhiều hay quá ít stress sẽ làm hạn chế các hiệu quả trong cuộc sống của chúng ta Quá nhiều stress sẽ mang lại cho chúng ta tất cả các ảnh hưởng xấu liên quan tới nó Quá ít stress có thể gây ra cho chúng ta thực hiện các công việc chỉ ở mức tầm thường, khuyến khích sự lười nhác và các thành tích đạt được ở dưới mức khả năng tiềm tàng của chúng ta Lý tưởng nhất là chúng ta nên tìm mức stress tối ưu của chúng ta - Ðó là sự thăng bằng mà ở mức đó chúng ta được thúc đẩy tốt nhất.[115]
Stress nói chung và stress nghề nghiệp nói riêng rất phổ biến Theo Lyle H Miller (1997), có 43% số người trưởng thành bị ảnh hưởng sức khỏe do stress, 75 - 90,0% số người đến khám nội khoa là những bệnh nhẹ hoặc những phàn nàn liên quan stress Stress gắn liền với nguyên nhân gây
tử vong: bệnh tim, ung thư, tai nạn, và tự sát [115]
Stress nghề nghiệp thường có liên quan tới cả người lao động và tổ chức nơi người lao động làm việc Stress nghề nghiệp đòi hỏi các giải pháp can thiệp cả
về mặt tổ chức cơ quan lẫn cá nhân người lao động Việc can thiệp nhằm loại trừ stress nghề nghiệp đòi hỏi phải có can thiệp nào đó cả vào tổ chức thì mới có hiệu quả và giúp người lao động vượt qua được stress nghề nghiệp [32],[39] Thực sự đây là một trở ngại lớn cho việc can thiệp loại trừ stress nghề nghiệp ở các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, do việc chúng ta can thiệp vào khâu tổ chức của doanh nghiệp là rất khó khăn
Mọi người không giống nhau ở chỗ : cái gì gây stress hay có tiềm tàng có thể gây ra stress Ðiều gì đó đối với một con người có thể xem như là một sự
Trang 20kiện thảm họa thì lại có thể chỉ là một trở ngại nhỏ đối với người khác Stress do công việc có thể được định nghĩa là những đáp ứng về mặt cảm xúc và thể chất, những đáp ứng xảy ra khi sự đòi hỏi công việc không tương xứng với khả năng, tiềm năng hoặc nhu cầu của người lao động Stress nghề nghiệp có thể dẫn tới có hại cho sức khỏe thậm chí có thể gây tổn thương cho người lao động.
Nhiều khi, khái niệm về stress nghề nghiệp thường lẫn lộn với các nhiệm vụ khó khăn, yêu cầu cao Nhiệm vụ khó khăn thúc đẩy chúng ta học các kỹ năng mới để đáp ứng thỏa mãn các nhiệm vụ các công việc của chúng ta Nó có ảnh hưởng rõ ràng tới sức khỏe về thể chất và tâm lý của chúng ta Khi chúng ta đã đáp ứng được với các nhiệm vụ khó khăn, chúng ta sẽ cảm thấy thỏa mãn và thư thái Những thách thức này là một thành phần quan trọng đối với sức khỏe và năng suất công việc Ðiều này có lẽ là những gì mà người ta muốn nói khi họ diễn đạt câu “Một chút ít stress thì tốt hơn cho các bạn”
Trong lao động sản xuất, bất kể là lao động trực tiếp hay gián tiếp, lao động với công nghệ cũ hay mới, lao động chân tay hay lao động trí
óc…đều có thể có nguy cơ dẫn tới stress Tuy nhiên, mức độ nguy cơ gây ra stress không giống nhau giữa mọi người và mọi nghề
Theo Hans Selye thì stress nghề nghiệp là “một hội chứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường lao động” hay “là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng lao động”.[82] Nhiều nhà Écgônômi coi “điều kiện lao động không thuận lợi và tress nghề nghiệp được xem như vấn đề nhân - quả.”[161]
Stress nghề nghiệp đã được biết đến từ lâu như những phản ứng sinh lý và cảm xúc âm tính xuất hiện khi những yêu cầu của công việc không phù hợp với khả năng về thể chất và tâm thần của người lao động
Hiện nay, stress là một trong những nguyên nhân gây tổn hại lớn về kinh tế ở nhiều quốc gia Stress nghề nghiệp gây mất khả năng về mặt tâm
lý cũng như sinh lý và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tác động đến năng suất lao động
Trang 21Stress trong lao động được xem như thách thức mang tính toàn cầu đối với sức khoẻ của người lao động Những người bị stress cũng được xem như không khỏe mạnh, không có động cơ, làm việc không hiệu quả và có nguy cơ bị tai nạn cao Doanh nghiệp, đơn vị có nhiều người bị stress cũng khó có thể thành công
1.3.1.2 Nguyên nhân stress nghề nghiệp:
Theo nhiều nhà khoa học, nguyên nhân của stress trong lao động có rất nhiều, nhưng dưới đây là những nguyên nhân cơ bản : [25], [45],[66], [86], [160]
Nhóm 1:Liên quan tới nội dung công việc, gồm:
- Nội dung công việc: đơn điệu, dưới tải thông tin, làm việc vô nghĩa
- Ðiều kiện môi trường : các điều kiện vật lý nguy hiểm hoặc không thuận lợi như : Khói bụi, tiếng ồn cao,
- Thời gian làm việc: chế độ giờ làm việc nghiêm ngặt, kéo dài, chế độ ca kíp không phù hợp, chế độ nghỉ ngơi không phù hợp
- Cách quản lý : thiếu sự tham gia của người lao động trong việc đưa ra các quyết định, thông tin - sự giao tiếp nghèo nàn trong các tổ chức cơ quan
Nhóm 2: Liên quan tới bối cảnh, gồm:
- Phát triển nghề nghiệp, trả công: công việc bấp bênh, không được thăng tiến, đề bạt, đòi hỏi kỹ năng quá cao hoặc quá thấp, thu nhập không thỏa đáng
- Quan hệ đồng nghiệp, văn hoá trong tổ chức: Mâu thuẫn nội bộ, không thiện chí, bắt nạt lẫn nhau, bạo lực, bị cách ly với mọi người, có quan hệ với cấp trên không thân thiện hay cấp trên không khoan dung, độ lượng
- Quan hệ gia đình - nơi làm việc: xung đột nơi làm việc và cả ở nhà, không được hỗ trợ về các vấn đề gia đình tại nơi làm việc [45], [65], [159]
Ngày nay, việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất và chất lượng của sản phẩm
Trang 22không ngừng được tăng lên Qui trình công nghệ mới đang thay đổi nhanh chóng
ở khắp mọi nơi trên thế giới, khiến cho nhiều người lao động, đặc biệt là người lao động ở các nước đang phát triển không kịp thích nghi và họ đã bị stress dưới nhiều dạng khác nhau Nhịp điệu công việc nhanh, áp lực từ khách hàng, sự liên tục thay đổi công việc, nguy cơ bị mất việc làm thường được coi là những yếu tố nguy cơ stress Khái niệm "quá tải" được biết đến như những yếu tố gánh nặng lao động vượt quá khả năng chịu đựng về thể chất và tinh thần của con người Sự tích luỹ của các yếu tố này chính là nguyên nhân dẫn đến stress ở người lao động.[66], [161]
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng stress và stress nghề nghiệp là những vấn đề rất lớn, rất phức tạp và rất phổ biến trên thế giới hiện nay Stress do rất nhiều nguyên nhân gây ra Mức độ nguy cơ và nguyên nhân gây
ra stress không giống nhau giữa mọi người và mọi nghề Đồng thời, hiện nay stress là một trong những nguyên nhân gây tổn hại lớn về kinh tế, gây ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sinh lý và gây ảnh hưởng chung đến sức khỏe, đến năng suất và chất lượng sản phẩm
1.3.1.3 Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp đối với cơ thể :
Nhiều nhà khoa học cho rằng stress thường “không đặc hiệu” và yếu tố cá nhân sẽ quyết định hệ thống nào hay cơ quan nào trong cơ thể sẽ bị tổn thương Những hệ thống này và những hệ thống thần kinh – nội tiết khác giữ vai trò quan trọng trong việc dẫn tới các rối loạn tim mạch, dạ dày – ruột, nội tiết và những rối loạn khác do stress Những dấu hiệu biểu hiện sớm của stress nghề nghiệp thường gặp là đau đầu, khó ngủ, khó tập trung chú ý, thay đổi tính khí, khó chịu trong dạ dày, không hài lòng với công việc, kém nhuệ khí, cảm giác bị xa lánh
và ghét bỏ, buồn chán tinh thần mỏi mệt, trí lực giảm sút, mất hay khó tập trung, mất tính tự phát và sáng tạo, căng thẳng, tức giận …[18], [19], [22], [45], [58], [82], [124],
Viện quốc gia về Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Mỹ cho rằng sự tiếp xúc với các điều kiện lao động gây stress có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
và sự an toàn của người lao động Các yếu tố cá nhân và hoàn cảnh cụ thể có thể
Trang 23giúp làm giảm hay làm trầm trọng những ảnh huởng của các ĐKLĐ gây ra stress.
Những yếu tố có thể làm giảm ảnh hưởng của stress bao gồm :
- Có sự cân bằng tốt giữa công việc và gia đình hay đời sống cá nhân
- Có sự bao bọc ủng hộ của bạn bè và đồng nghiệp, có bạn bè thân thiết
- Có nhân sinh quan tích cực và đúng đắn
Các tác giả Miller L.H., Smith A.D đã đưa ra cách phân loại stress : [72], [115]
* Stress cấp tính : Thông thường loại stress này có kết quả tốt đẹp cho dù
trước mắt tình hình có căng thẳng hay tồi tệ Stress cấp tính buộc ta phải vượt qua khả năng của bản thân, làm kịp thời hạn các công việc, có các giải pháp thông minh, sáng tạo để giải quyết vấn đề (loại stress này kích thích chúng ta trưởng thành và vươn lên trong cuộc sống)
* Stress mãn tính : xảy ra ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác
Stress mãn tính huỷ hoại cơ thể, trí não và cuộc sống Stress mãn tính có thể
có liên quan tới tự sát, bạo lực, cơn đau tim, đột quị và thậm chí cả ung thư Các nhà khoa học trên thế giới đều có chung một quan điểm : Có nhiều hình thức stress khác nhau và những biểu hiện triệu chứng và ảnh hưởng của stress
là rất đa dạng, phức tạp Stress nghề nghiệp bao gồm cả cấp tính và mãn tính
1.2.1.4 Xử lý và phòng chống stress nghề nghiệp :
Stress nghề nghiệp là một vấn đề lớn của y học lao động Phòng và chống stress nghề nghiệp đòi hỏi phải chú ý biện pháp tổ chức, cá nhân và giải pháp cải thiện mối liên quan giữa cá nhân người lao động với MTLĐ
Trên thực tế, phần lớn mối quan tâm của các đơn vị, tổ chức chỉ đơn thuần nhằm vào việc dạy cho người lao động biết cách xử lý hay giảm nhẹ stress như thế nào mà thôi Ít khi người ta đặt vấn đề phải tìm ra nguồn gốc gây stress ngay trong nội bộ tổ chức [39], [66]
Trang 24Ðể có thể hiểu được stress và biết cách hành động để chống lại stress, Miller L.H và Smith A.D (Mỹ) [115] nêu ra 6 đặc điểm cần chú ý của
stress :
1) Stress không giống nhau cho mọi người: có vấn đề có thể là stress đối với người này nhưng lại không là stress đối với người khác; mỗi người đáp ứng với stress theo một kiểu riêng của mình
2) Stress không phải luôn luôn là xấu đối với chúng ta Thật ra stress là một điều kiện đối với con người cũng như sức căng đối với dây đàn violon Stress có thể là “nụ hôn của thần chết” hoặc là “gia vị của cuộc sống” Giải pháp đúng là kiềm chế stress Stress được kiềm chế sẽ giúp chúng ta hạnh phúc và phát triển; stress không được kiềm chế sẽ làm tổn thương hoặc thậm chí giết chúng ta
3) Stress có ở mọi nơi, nhưng có thể đối phó được với chúng bằng cách hãy lập kế hoạch cho cuộc sống, để stress không thắng được chúng ta
4) Không có những kỹ thuật giảm stress có hiệu quả với tất cả mọi người Do mỗi người chúng ta đều có cuộc sống, hoàn cảnh và phản ứng khác nhau.5) Không có triệu chứng không có nghĩa là không có stress, do các triệu chứng
bị che lấp bởi các thuốc có thể làm mất đi các tín hiệu của stress
6) Không chỉ chú trọng đến các triệu chứng nặng của stress mà cả triệu chứng
"nhẹ" như đau đầu, ợ chua Các triệu chứng nhẹ của stress là dấu hiệu cảnh báo sớm, bởi vì khi đó cuộc sống của chúng ta đã vượt khỏi tầm kiểm soát của chính mình, khi đó điều cần làm là phải kiềm chế stress
Để đối phó stress, Jere Yates, Phùng Văn Hoàn, 2002 và một số nhà khoa học đã đưa ra một số qui tắc và giải pháp chính để giảm stress quá mức ở nơi làm việc như sau [32], [39], [124] :
1) Phát hiện sớm các nguồn gây stress tại nơi làm việc : phải nắm bắt thông tin
để có thể phát hiện sớm các nguồn gây stress ở nơi làm việc và cả những nguồn stress không xuất phát từ nơi làm việc (vấn đề gia đình…) Cần phải
có biện pháp quản lý các yếu tố tạo ra nguồn stress ở nơi làm việc Phải bảo
Trang 25đảm gánh nặng công việc phải ngang bằng với khả năng và tiềm năng của người lao động
2) Mở rộng công việc, phong phú hóa công việc : làm tăng số thao tác của từng
công nhân trong lao động dây chuyền Khi đó lao động sẽ phong phú hơn, đỡ gây đơn điệu và nhám chán trong công việc Ngoài việc chính, nên giao thêm các công việc phụ khác như : sửa chữa nhỏ, lau rửa máy móc, làm vệ sinh nhà xưởng…có tác dụng rất tốt vì nó có tác động như một sự nghỉ ngơi tích cực Các công việc thiết kế phải có tính kích thích, có ý nghĩa và tạo cơ hội cho người lao động sử dụng các kỹ năng của họ
3) Phương pháp giáo dục tư tưởng : đây là phương pháp tích cực nhằm động
viên người lao động tự giác, chủ động trong lao động Nếu biết được tầm quan trọng của công việc, ý nghĩa lớn lao của công việc mình đang làm, người lao động sẽ làm việc tích cực hơn, sẵn sàng chịu đựng gánh nặng của stress
4) Định kỳ thay đổi công việc : những công việc đòi hỏi lao động lặp lại một
động tác đơn điệu có thể gây ra stress quá mức Để tránh các tai nạn có thể xảy ra khi kéo dài một động tác, người ta chủ động thay đổi công việc, như vậy vừa đảm bảo năng suất vừa tránh được hoạt động quá tải ở một bộ phận
cơ thể
5) Tạo thêm các điều kiện thuận lợi cho người lao động : có cơ hội tham gia vào
các quyết định và các hoạt động có ảnh hưởng tới công việc của họ Vai trò
và trách nhiệm của người công nhân phải được xác định rõ ràng
6) Thiết lập một chương trình, kế hoạch làm việc từ trước : cho các yêu cầu và
trách nhiệm của công việc hàng ngày
7) Chấp nhận bản thân như đang hiện hữu với tất cả sức mạnh, nhược điểm,
thành công và cả thất bại của mình “Hãy bằng lòng với chính mình” Hành động tích cực để ứng phó với các nguồn gốc gây ra stress trong nghề nghiệp của mình Chú ý giữ gìn sức khỏe thể chất
8) Duy trì một cuộc sống xã hội tốt ngoài công việc Tích cực tham gia các hoạt động mang tính sáng tạo ngoài nơi làm việc Dấn thân vào các công việc mà
Trang 26bạn cho là có ý nghĩa Giữ lại một người bạn tâm đắc, tri kỷ - một người bạn thân có thể giãi bày mọi tâm sự của mình được.
9) Vận dụng phương pháp phân tích khoa học vào các vấn đề stress cá nhân
Ðối với người lao động, can thiệp tại nơi làm việc có ý nghĩa quan trọng để giảm stress Việc can thiệp có thể trực tiếp làm tăng khả năng đương đầu/chịu đựng của người lao động, hoặc giảm các yếu tố gây stress tại nơi làm việc
Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là tại các nước công nghiệp phát triển như
Mỹ, Nhật, Tây Âu, có nhiều công ty sử dụng các chương trình hỗ trợ công nhân Chương trình hỗ trợ người lao động tạo ra nhiều loại dịch vụ giúp người lao động thích ứng với các ĐKLĐ, hỗ trợ các vấn đề phát sinh ngoài lĩnh vực nghề nghiệp nhưng lại ảnh hưởng tới thành tích và năng suất lao động Các dịch vụ này bao gồm các hoạt động như : tư vấn cá nhân, các giải pháp ứng phó và xử lý stress, huấn luyện lại tay nghề, tư vấn thay đổi nghề nghiệp, hỗ trợ các gia đình người lao động làm các nghề dễ gây ra stress Một số chương trình còn bao gồm
cả việc công ty chỉ định hẳn một nhân viên chuyên trách hỗ trợ cho người lao động trong công ty của mình nhằm ứng phó stress Ngoài ra, một số công ty còn
mở ra hàng loạt các dịch vụ giúp cho người lao động giữ được niềm say mê và sức hấp dẫn của một nghề nào đó, các dịch vụ chăm sóc trẻ em, tổ chức các trò vui chơi, giải trí, các môn thể thao hấp dẫn, các chương trình tập luyện và dinh dưỡng hợp lý ngày càng trở lên phổ biến ở nhiều công ty lớn.[39]
Ngoài ra, tập luyện thể dục cũng là một cách thay đổi tuyệt vời nhịp sống, nhất là đối với những người suốt ngày làm việc trên bàn giấy Nó giúp ích giải tỏa căng thẳng cảm xúc và tinh thần Nó làm giảm sự hụt hẫng và đẩy lùi giận dữ, các kích động mạnh gây ra tự hủy hoại mình Hơn nữa, việc luyện tập thể dục thể thao còn góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Tự đánh giá đúng khả năng và năng lực của mình cũng là một yếu tố quan trọng nhằm làm giảm thiểu nguy cơ stress nghề nghiệp Khi một người không có năng lực, khả năng không phù hợp với một công việc nào đó nhưng vẫn được bổ nhiệm, đề bạt thì sau khi được đề bạt, người lao động rất khó giữ
Trang 27được vị trí công việc mới của mình sẽ rất dễ dẫn tới vòng luẩn quẩn, hụt hẫng Công việc lẽ ra là hấp dẫn thì lại trở thành nguy cơ đe dọa tương lai của người được đề bạt.
Điều quan trọng nhất với một người nào đó có thể ứng phó tốt với stress chính là tiếp tục lao động đồng thời phải tìm hiểu kỹ hơn, rõ hơn các tác nhân gây stress cho mình tại nơi làm việc Chúng ta cần phải “ biết lắng nghe chính nỗi niềm của bản thân” để cơ thể chúng ta có thể phát ra các ‘tín hiệu báo động” trong các giai đoạn đầu của stress và giúp ta ngăn chặn stress xuất hiện.[22]
Những nguời lao động cần phải hiểu rằng ngay cả những cố gắng cẩn thận chu đáo để cải thiện ĐKLĐ cũng không hứa hẹn loại bỏ được hoàn toàn các stress cho tất cả mọi người Như vậy, một sự kết hợp giữa thay đổi tổ chức và tham dự khóa quản lý stress cho các cá nhân có thể là một giải pháp tốt nhất cho việc phòng chống stress nghề nghiệp [21], [22], [25], [39], [52], [59], [72]
Stress nghề nghiệp là một vấn đề lớn của y học lao động, việc phòng và chống stress nghề nghiệp là một thách thức lớn cho các nhà khoa học và các nhà
vệ sinh lao động trong giai đoạn hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam Nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã đưa ra rất nhiều các biện pháp, nguyên tắc để phòng chống stress và xử lý stress Để thành công đòi hỏi chúng ta phải đồng thời phối hợp sử dụng nhiều biện pháp tiếp cận khác nhau
1.3.2 Rối loạn cơ xương (RLCX) nghề nghiệp :
1.3.2.1 Ðịnh nghĩa về RLCX nghề nghiệp:
- RLCX có liên quan tới công việc là những biểu hiện của các rối loạn hay tổn thương ở cơ, gân, thần kinh và các tổ chức nâng đỡ liên đốt sống, với các mức
độ nặng nhẹ khác nhau gây mất khả năng lao động [83]
- RLCX có liên quan tới công việc là một nhóm những rối loạn tổn thương ở
cơ, gân, thần kinh do công việc lao động thường xuyên, lặp lại nhiều lần, hay do
tư thế lao động xấu dẫn đến những tổn thương [93], [162]
1.3.2.2 Những vị trí thường gặp của RLCX [83], [105], [114]
- Đau thắt lưng: thường phát sinh do tư thế lao động ngồi gò bó kéo dài Đây
là vấn đề phát sinh lâu đời nhất, là chứng bệnh phổ biến nhất của RLCX
Trang 28- Đau vùng cổ - vai: có một số biểu hiện như hội chứng đau rễ thần kinh, hội
chứng căng cổ
- Đau vùng chi trên: đau mỏi vùng chi trên chiếm tỷ lệ tương đối lớn, xếp
thứ hai sau đau thắt lưng Đây là bệnh RLCX phổ biến ở các công nhân làm việc tại các dây chuyền và thường xuyên sử dụng tay để thao tác công việc
1.3.2.3 Nguyên nhân chính gây RLCX :
Amstrong (1986), P Anderson (1988); J Wang (2004), Hoàng Văn Bính
(2010) và nhiều nhà nghiên cứu khác cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
RLCX và các yếu tố này có sự phối hợp lẫn nhau chứ không tác động riêng lẻ Các yếu tố chính sau gây ra RLCX : [8], [45],[56],[83],[93], [108], [114],[117], [141], [162],
1) Yếu tố cá nhân: Tuổi, giới, dân tộc, tình trạng sức khỏe và đặc điểm cá
nhân và một số yếu tố khác
2) Yếu tố điều kiện lao động:
- Công việc nặng nề, gắng sức nhiều và kéo dài
- Công việc đơn điệu và thao tác lặp lại nhiều
- Tư thế lao động xấu: có thể do nơi làm việc chật hẹp, không thoải mái
- Điều kiện lao động gò bó, gánh nặng vận cơ tĩnh kéo dài (ngồi quá
lâu…)
- Căng thẳng tâm lý do lao động và xã hội (ít thỏa mãn với công việc …)
- Nâng hay kéo vật nặng thường xuyên
- Người lao động tì ép lên các vật có hình dáng sắc nhọn
- Gánh nặng nhiệt (quá nóng hay quá lạnh), rung chuyển nhiều
- Tốc độ công việc quá nhanh không cho phép sự phục hồi
- Tập trung lực quá nhiều vào các bộ phận nhỏ của cơ thể như bàn tay, cổ tay
Trang 29Hình1.1 Thao tác với ra sau và xoay vặn cánh tay có nguy cơ gây RLCX
Cơ chế gây RLCX do các thao tác lặp lại :
Những người lao động thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi các động tác lặp lại liên tục là nguy cơ cao nhất dẫn tới RLCX Điều này đã chỉ ra rằng sự lặp lại của các thao tác mặc dù không phải là các hoạt động riêng lẻ nhưng dường như nó lại là yếu tố nguy cơ cao nhất có khả năng gây ra RLCX Các công việc có liên quan tới các thao tác lặp lại liên tục thì rất mệt mỏi bởi người lao động không có khả năng hồi phục được trong những khoảng thời gian ngắn giữa các thao tác Khi tốc độ công việc đòi hỏi các thao tác lặp lại càng nhanh thì sẽ càng có ít thời gian cho sự phục hồi của cơ thể và càng làm tăng nguy cơ RLCX [93]
Mặc dù nhu cầu năng lượng của các công việc lặp lại thường rất thấp nhưng những hoạt động lặp lại của các nhóm cơ ở xung quanh khớp cổ tay, khớp vai, khuỷu có thể gây nên những triệu chứng viêm, đau, chúng được tập hợp thành nhóm bệnh gọi là những "rối loạn do vận động lặp lại" Những rối loạn này bao gồm từ viêm khớp đến đau cơ, mắc kẹt dây thần kinh Chúng còn được gọi là "rối loạn chấn thương tích lũy" (Cumulative Trauma Disoders - CTD) dạng nặng nhất của rối loạn do vận động lặp lại là "Hội chứng ống cổ tay" (Carpal Tunnel Syndrom - CTS) CTS xuất hiện khi dây thần kinh giữa bị kẹt ở trong rãnh cổ tay và bị kích thích (Amstrong và Chaffin, 1979, Tanzer 1959) Từ
sự kích thích này đã dẫn tới đau cổ tay, tê bì hoặc đau nhói các ngón tay, giảm chức năng cầm nắm [116]
Hình1.2 Lực gắng sức ở nhiều vị trí của bàn tay gây nguy cơ RLCX
Qua các tài liệu tham khảo trên, chúng tôi nhận thấy RLCX chủ yếu gặp ở vùng thắt lưng, cổ - vai và hai tay và do rất nhiều nguyên nhân gây ra Trong đó, những nguyên nhân thường gặp là : tư thế làm việc xấu, tư thế khó khăn gò bó
Trang 30kéo dài, thao tác lặp lại liên tục, gắng sức nhiều và kéo dài, căng thẳng thần kinh tâm lý Nhìn chung, trong các hoạt động lao động sản xuất có 2 vấn đề thường gặp nhất đó là lao động lặp lại với tần suất cao và bất hợp lý về tư thế lao động Những vấn đề này cũng thường thấy ở công nhân may công nghiệp
1.3.2.4 Các hình thức tổn thương của RLCX :
Rối loạn cơ xương xảy ra không phải là kết quả của một tai nạn hay chấn thương riêng lẻ mà chúng phát triển từ từ như là kết quả của một quá trình tích luỹ dần dần Sự kéo căng quá đáng của gân và cơ, sự lặp lại nhiều lần của tình trạng co giãn cơ gây ra tình trạng sưng phồng mô có thể dẫn tới thương tổn hoặc RLCX
Các nhà khoa học nêu ra 3 loại thương tổn thường gặp trong RLCX : [83], [93], [119], [134]
- Tổn thương cơ : Khi cơ co duỗi, chúng sử dụng năng lượng từ gluxit và
tạo ra sản phẩm trung gian như axít lactic, những chất này được loại bỏ bởi máu Khi sự co cơ kéo dài sẽ làm giảm tốc độ dòng máu Đồng thời, các chất được tạo ra bởi sự hoạt động của cơ (co cơ) sẽ bị loại bỏ chậm lại
và chúng tích luỹ lại trong cơ
- Tổn thương gân :Gân bao gồm nhiều bó sợi để gắn cơ vào xương
Những rối loạn gân liên quan tới các công việc đòi hỏi lặp lại nhanh và tư thế làm việc khó khăn gò bó xảy ra với 2 loại gân : gân có vỏ bao (có ở bàn tay và cổ tay) và gân không có vỏ bao (có xung quanh khớp vai, khớp khuỷu và cẳng tay) Với các cử động lặp lại hoặc quá mức của tay, hệ thống bôi trơn có thể bị trục trặc Với các sợi gân không có vỏ bao có thể
bị tổn thương do các cử động lặp lại và tư thế lao động khó khăn, gò bó Trên thực tế khi một lá gân bị kéo căng lặp đi lặp lại nhiều lần thì một vài sợi gân nhỏ có thể bị xé rách, các sợi gân trở nên dày và thô ráp và gây ra tình trạng viêm sưng gân
Trang 31Hình 1.3 Dây chằng và bao hoạt dịch khớp vai bị tổn thương
Humerus :xương cánh tay; Tear:vết rách; Bursa : bao hoạt dịch; tendon : dây chằng –gân; overuse tendinitis: viêm gân cơ do gấp duỗi quá nhiều
- Tổn thương dây thần kinh :Các sợi thần kinh bao quanh các cơ, gân và
dây chằng Với các cử động lặp lại và tư thế khó khăn gò bó thì các mô xung quanh dây thần kinh bị sưng phồng và gây ra chèn ép các dây thần kinh Sự chèn ép các dây thần kinh gây yếu các cơ, cảm giác đau buốt (như kim châm) và tê bì (Feldman Goldman và Keyserling, 1985)
1.3.2.5 Các triệu chứng thường gặp của RLCX :
Đau là một triệu chứng chung nhất liên quan tới RLCX, một số trường hợp có thể có biểu hiện cứng khớp, căng cứng cơ, tấy đỏ và sưng nề vùng bị tổn thương Một số người có biểu hiện có cảm giác như có kiến bò, tê bì, đổi màu
da, giảm mồ hôi ở bàn tay
RLCX có thể tiến triển theo 3 giai đoạn từ mức trung bình tới nghiêm trọng :
- Giai đoạn sớm : đau và mỏi các chi bị ảnh hưởng xảy ra trong ca lao
động, nhưng các triệu chứng này sẽ biến mất vào ban đêm và trong những ngày nghỉ Không bị giảm khả năng lao động
- Giai đoạn giữa : đau mỏi xảy ra sớm trong ca làm việc, tiếp tục đau mỏi
vào ban đêm Giảm khả năng làm các công việc lặp lại
- Giai đoạn muộn : đau, mỏi, yếu cơ tiếp tục tồn tại kể cả khi nghỉ ngơi,
mất ngủ và giảm khả năng làm việc (kể cả các công việc nhẹ)
Trang 32Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều trải qua các giai đoạn này như nhau Trên thực tế rất khó xác định khi nào giai đoạn 1 kết thúc và giai đoạn giữa bắt đầu Tuy vậy, đau chính là một dấu hiệu đầu tiên để cơ và gân nên tạm nghỉ để hồi phục (như là hình thức báo động) [83], [93]
1.3.2.6 Chẩn đoán và dự phòng rối loạn cơ xương nghề nghiệp
Tùy theo vị trí cơ thể có RLCX nghề nghiệp mà có các tiêu chuẩn chẩn đoán cũng như phương hướng điều trị và dự phòng khác nhau do RLCX có nhiều hình thái và khu vực tổn thương khác nhau Sau đây là những tiêu chuẩn chẩn đoán cho một số tổn thương thường gặp :
Chẩn đoán RLCX :
Để chẩn đoán RLCX nghề nghiệp phải dựa vào tiền sử tiếp xúc các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp, tiền sử bệnh, yếu tố tiếp xúc hiện tại, xác định xem người bệnh có các RLCX đặc hiệu không ? tốt nhất là phải quan sát trực tiếp vị trí lao động hoặc thông qua phim ảnh quay lại các thao tác của người lao động để xác định chính xác các nguy cơ nghề nghiệp
Phần khó khăn nhất là xác định rõ ràng, chính xác vai trò của yếu tố nghề nghiệp trong việc gây ra RLCX Vấn đề chủ yếu là xác định sự tiếp xúc về thời gian, cường độ…đã đủ gây ra RLCX hay chưa? Sự xác định này không đơn giản vì nhiều khi nếu thời gian tiếp xúc ngắn (vài tuần) nhưng ở mức cường độ tiếp xúc cao cũng đã có thể gây RLCX nghề nghiệp Nhiều lúc người lao động đồng thời cùng tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ trong cùng một thời điểm : thao tác vừa lặp lại vừa sử dụng thiết bị cầm tay gây rung…
Tiên lượng đối với RLCX :
Với các trường hợp đau thắt lưng không đặc hiệu thì đó thường là các rối loạn tự giới hạn, đau thắt lưng có thể tự qua khỏi nhanh chóng với trên 90% trường hợp Gần 40 % tự khỏi trong vòng 1 tuần, 80 % tự khỏi trong vòng 3 tuần
và 90 % tự khỏi trong vòng 6 tuần dù có điều trị hay không (tự phục hồi) Tuy nhiên, tỉ lệ tái phát lại rất cao, ước tính là tới 90 % [83]
Dự phòng : các nguyên tắc cơ bản phòng chống RLCX nghề nghiệp:
Dự phòng RLCX nghề nghiệp là một vấn đề phức tạp, cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau Nguyên tắc quan trọng nhất trong dự phòng RLCX phải là hạn
Trang 33chế, loại trừ các yếu tố nguy cơ ngay tại các VTLĐ cụ thể Nhìn chung, các nhà khoa học đều đưa ra các biện pháp cơ bản sau để phòng chống RLCX:
1) Giảm sự tiếp xúc yếu tố nguy cơ : Ứng dụng các nguyên tắc Écgônômi trong cải thiện ĐKLĐ nhằm giảm sự tiếp xúc với yếu tố nguy cơ nghề nghiệp có khả năng gây RLCX : giảm các động tác lặp lại, giảm tư thế lao động xấu,…
2) Tạo điều kiện cho người lao động thích ứng với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp
3) Tuyển chọn những người ít có nguy cơ mắc chứng rối loạn cơ xương nghề nghiệp, bố trí công việc hợp lý với từng người lao động
4) Tăng cường đào tạo tập huấn cho người lao động và cả người chủ sử dụng lao động hiểu biết về RLCX, các biện pháp phòng tránh Huấn luyện và vận dụng những thao tác hợp lý, tư thế lao động đúng cho người lao động 5) Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm RLCX nghề nghiệp.6) Áp dụng các bài tập thể dục để tránh đau mỏi (trước - trong và sau lao động)
Như vậy, chúng ta có thể thấy chẩn đoán RLCX không khó nhưng quan trọng là chúng ta phải xác định rõ mối liên quan giữa RLCX với yếu tố nghề nghiệp để xác định chẩn đoán liệu đó có phải là RLCX nghề nghiệp hay không,
vì yếu tố không phải do nghề nghiệp cũng rất thường gặp Về tiên lượng thì RLCX cũng không quá trầm trọng vì các RLCX thường là tổn thương cơ năng
và tự giới hạn (như đau thắt lưng có thể tự qua khỏi nhanh chóng với trên 90%) Chỉ có một số ít trường hợp trầm trọng phải nghỉ điều trị Những biện pháp khả thi có thể áp dụng cho công nhân may công nghiệp có thể là : Tăng cường đào tạo tập huấn cho người lao động, chủ doanh nghiệp, hiểu biết về RLCX nghề nghiệp, các biện pháp phòng tránh Huấn luyện và vận dụng những thao tác hợp lý, giữ tư thế lao động đúng khi làm việc, lọai bỏ bớt các thao tác không cần thiết, áp dụng các bài tập thể dục, vận động ngắn tại chỗ để tránh đau mỏi vào thời điểm trước -trong và sau khi làm việc
1.3.3 Mệt mỏi trong lao động :
Trang 341.3.3.1 Khái niệm về mệt mỏi : Mệt mỏi là một trạng thái hết sức quen thuộc
với tất cả mọi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày Các nhà khoa học lao động phân loại mệt mỏi thành các dạng khác nhau :[89], [94], [111]
1) Mệt mỏi cơ thể hay mệt mỏi cơ : là một hiện tượng đau mỏi gây ra bởi
sự quá căng thẳng cơ và đau mỏi khu trú
2) Mệt mỏi tâm thần : là một cảm giác tràn lan, đi kèm với những cảm giác không đau và không muốn tham gia bất kỳ một hoạt động nào
3) Mệt mỏi thị giác : do quá căng thẳng mắt
4) Mệt mỏi mãn tính : do tích lũy mệt mỏi kéo dài Một số trạng thái mệt mỏi xảy ra trong lao động có bản chất mãn tính, các yếu tố gây căng thẳng nghề nghiệp xuất hiện hàng ngày, hàng giờ và kéo dài liên tục Triệu chứng chủ yếu của mệt mỏi tâm thần là cảm giác chung rất mệt mỏi Khi đó chúng ta cảm thấy mình bị ức chế và các hoạt động của chúng ta bị sút kém, thậm chí là cảm giác thực sự suy sụp Nếu không được nghỉ ngơi thì mức
độ mệt mỏi sẽ trầm trọng hơn
Nhìn chung thì cảm giác mệt mỏi rất giống với những cảm giác đói, khát
và những cảm giác tương tự khác, chúng là một trong những cách bảo vệ tự nhiên của cơ thể (khi ta có cảm giác mỏi mệt thì đó chính là lúc cần được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe…)
1.3.3.2 Mệt mỏi trong lao động (mang tính chất nghề nghiệp)
Các nhà y học lao động đưa ra các nguyên nhân thường gặp của mệt mỏi
trong lao động là : [8], [89], [94], [111]
1) Cường độ và thời gian gắng sức thể lực và tâm thần quá mức
2) Môi trường lao động không tốt : vi khí hậu xấu, ồn ào, khói bụi…
3) Nhịp điệu thời gian quá khẩn trương, gấp gáp
4) Các vấn đề xã hội : trách nhiệm, sự lo lắng, mâu thuẫn…
5) Sau đợt đau ốm, tai nạn…
6) Chế độ dinh dưỡng không phù hợp : thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng…
Trang 35Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng nếu như kéo dài thời gian lao động 10 giờ/ca sẽ làm giảm năng suất bởi nhịp độ lao động sẽ giảm sút do sự mệt mỏi, cơ thể càng kiệt sức và thời gian hồi phục càng lâu hơn Theo Moikin IU.V tổ chức nhiều lần nghỉ ngắn sẽ tốt hơn nghỉ ít lần nhưng kéo dài Hanhart (1954) nghiên cứu cho thấy cùng một công việc, nếu tổ chức nghỉ ngắn 6 lần/ca, mỗi lần 3 phút
sẽ làm năng suất lao động tăng 11,1% so với chế độ nghỉ thông thường (một lần nghỉ ăn sáng và một lần nghỉ ăn trưa) do hạn chế được mệt mỏi [65]
Để đảm bảo duy trì được sức khỏe và hiệu quả công việc, các quá trình hồi phục phải được thực hiện thông qua việc hạn chế hoặc loại trừ các stress Sự hồi phục chủ yếu thông qua nghỉ ngơi hợp lý, thông qua giấc ngủ sâu và phải được
xử lý cân bằng trong vòng 24 giờ là tốt nhất Nếu chúng ta không có thời gian nghỉ ngơi phù hợp thì chắc chắn sẽ gây tiêu hao sức khỏe và giảm hiệu quả công việc
Các triệu chứng chính của mệt mỏi :
Mệt mỏi có rất nhiều các biểu hiện khác nhau Tuy vậy, các nhà YHLĐ đã nêu
ra những triệu chứng và biểu hiện cơ bản thường gặp sau : [89],[94]
1) Cảm giác chủ quan rất mệt mỏi, ngủ gà,ngủ gật…cảm giác chán làm việc.2) Tư duy chậm chạp, giảm khả năng tỉnh táo, giảm khả năng quan sát
3) Mất hứng thú làm việc, giảm năng suất và chất lượng sản phẩm
4) Giảm hiệu suất làm việc cả về thể lực và trí óc
Các mức căng thẳng và mệt mỏi :
1) Mức I : Công việc ít căng thẳng, ít gây mệt mỏi
2) Mức II : Công việc có căng thẳng, có gây mệt mỏi mức trung bình, không gây quá mệt mỏi trong tuần lễ lao động
3) Mức III : Công việc rất căng thẳng, gây rất mệt mỏi, tăng trạng thái bệnh
lý Cần phải có biện pháp xử lý điều chỉnh chế độ lao động và nghỉ ngơi.4) Mức IV : Công việc rất căng thẳng, có tác động bất lợi tới cơ thể, gây tăng mức độ bệnh tật, xuất hiện nhiều bệnh tật
Trang 36Như vậy, chúng ta có thể thấy mệt mỏi rất thường gặp ở hầu hết mọi người với nhiều mức độ khác nhau Trên thực tế có khi còn gặp nhiều hơn cả stress nghề nghiệp và RLCX Mệt mỏi, stress nghề nghiệp và RLCX đan xen nhau vì nhiều khi có chung nguyên nhân Tuy vậy, chúng ta chỉ cần quan tâm xử lý với những người có mức III và IV Bởi với mức độ này nếu chúng ta không quan tâm xử lý tốt thì có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi mãn tính, thậm chí có thể gây suy nhược trầm trọng, làm giảm khả năng lao động Mặc dù vậy, xử lý mệt mỏi lại khá đơn giản, chủ yếu chỉ là điều chỉnh chế độ lao động và nghỉ ngơi cho phù hợp là có thể hồi phục.
1.3.4 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố nguy cơ trong các điều kiện lao động:
1.3.4.1 Những nghiên cứu về điều kiện MTLĐ :
Tại Việt Nam, có một số tác giả đã nghiên cứu về điều kiện lao động và một số bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan tới nghề nghiệp ở một số đơn vị sản xuất thuộc một số ngành sản xuất công nghiệp
Nguyễn Đình Dũng và CS (2003) [19] đã điều tra về MTLĐ ngành may tại một số công ty dệt – may ở khu vực phía Bắc và miền Trung Kết quả nghiên cứu cho thấy : vi khí hậu tại hầu hết các vị trí khảo sát vào mùa khô có nhiệt độ dao động trong khoảng trên dưới 27,5 oC, độ ẩm từ 47 – 55%, tốc độ gió > 0,5 m/giây Tuy nhiên, tại một số vị trí tại bộ phận cắt vải có nhiệt độ không khí cao hơn TCVSCP khoảng 1 – 2,5oC và có tốc độ gió 0,2 – 0,4 m/giây Hầu hết các mẫu đo có cường độ chiếu sáng từ 850 – 880 Lux; Cường độ tiếng ồn khoảng 69 – 70 dBA; Bụi :0,02mg/m3 không khí
Nguyễn Ðình Dũng, Trịnh Hồng Lân (2000) đã nghiên cứu khảo sát MTLĐ tại nhiều phân xưởng may vào những ngày nắng nóng thì nhiệt độ không khí và tốc độ gió tại phần lớn các vị trí đo chưa bảo đảm TCVSCP Tại một số nơi của các phân xưởng may có nhiệt độ khá cao, vượt TCVSCP từ 1 – 4 oC (chỉ trừ một số xưởng may có hệ thống điều hòa nhiệt độ thì có VKH khá tốt) [18] Nguyễn Trinh Hương và CS (2001, 2007) [36], [38] điều tra nghiên cứu tại một số cơ sở sản xuất trong ngành dệt - may, kết quả nghiên cứu cho thấy
Trang 37nhiều khu vực có ẩm độ trên 80%, nhiều khu vực có cường độ tiếng ồn trên 80dBA Nhiệt độ tại nhiều VTLĐ xấp xỉ hoặc vượt TCVSCP từ 0,5 – 3 oC, cường độ chiếu sáng phù hợp và bảo đảm TCVSCP Hầu hết các VTLĐ có cường độ tiếng ồn thấp hơn giới hạn tối đa cho phép (< 85 dBA) Nồng độ hơi khí độc : Formaldehyd, Clo luôn thấp hơn giới hạn tối đa cho phép
Nguyễn Thu Hà, Trần Thanh Hà và cộng sự (1997) [28] đã tiến hành nghiên cứu về điều kiện MTLĐ của Công ty May 10 Kết quả nghiên cứu cho thấy : các yếu tố VKH đều xấp xỉ hoặc nằm trong giới hạn cho phép : với nhiệt
độ dao động trong khỏang 31,2 – 32,6 oC; độ ẩm : 60,1 – 68,6%; tốc độ gió của tất cả các vị trí khảo sát đều ở mức quá thấp (0,06 – 0,23 m/giây); ánh sáng ở khoảng 400 – 450 Lux; tiếng ồn trong khoảng 70 – 90 dBA (một số vị trí như máy dập khuy, thùa khuyết, vắt sổ có cường độ tiếng ồn khá cao vượt TCVSCP
từ 1 – 5 dBA.)
Đặng Hữu Tú, Phùng Văn Hoàn (2004), [76] điều tra khảo sát các yếu tố MTLĐ của công ty May Đáp Cầu Kết quả cho thấy : 49,2 % công nhân cho rằng nơi làm việc quá bụi, 20,3 % cho rằng nơi làm việc nóng bức ngột ngạt và 12,9 % cho rằng nơi làm việc quá ồn ào
Một số nghiên cứu gần đây của các tác giả nước ngoài về MTLĐ trong ngành may cho thấy có sự phơi nhiễm của công nhân vận hành các máy may công nghiệp với điện từ trường (electromagnetic fields), các tác giả nhận thấy có mối liên quan mạnh mẽ giữa bệnh Alzheimer với các công nhân vận hành máy may (Sobel et al 1995) Một nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho thấy có mối liên quan giữa bệnh bạch cầu cấp ở những đứa trẻ do những nữ công nhân may có sử dụng máy may công nghiệp nhiều trong giai đoạn có thai (Infante-Rivard et al 1991) Trong nghiên cứu của R Herbert cũng cho thấy có Formaldehyde cũng là một độc chất thường gặp trong các phân xưởng may (chúng được tẩm vào các sợi vải) và chúng có thể gây ra viêm da mãn tính kiểu Eczema ở một số công nhân may có tính nhạy cảm cao.[104]
Tóm lại, qua các kết quả khảo sát MTLĐ trong ngành may công nghiệp của nhiều nhà nghiên cứu cho thấy nhìn chung các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm MTLĐ không nhiều và nghiêm trọng như nhiều ngành công nghiệp khác Vấn đề
Trang 38tồn tại lớn nhất đó chỉ là vấn đề nhiệt độ khá cao trong các phân xưởng vào những ngày nắng nóng Một vài vị trí còn có tiếng ồn cao vượt TCVSLĐ (máy dập khuy/nút), một số mẫu đo còn chưa đảm bảo về cường độ chiếu sáng…các yếu tố như bụi, hơi khí độc hầu hết bảo đảm TCVSLĐ
1.3.4.2 Những nghiên cứu về tâm sinh lý lao động và Écgônômi:
Theo thống kê của WHO có hơn 50% bệnh nghề nghiệp là do yếu tố Écgônômi
mà chủ yếu là liên quan tới tư thế lao động không hợp lý gây ra Ở Thụy Ðiển, năm 1980 có 52,9% bệnh nghề nghiệp gây nên do yếu tố Écgônômi trong khi đó bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn chỉ chiếm khoảng 12,1% [157]
Vấn đề RLCX đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới tiến hành các cuộc điều
tra nghiên cứu RLCX nghề nghiệp hiện nay là một trong các vấn đề thường gặp
ở hầu hết các nước trên thế giới, ngay cả những nước phát triển
Theo số liệu từ Văn phòng thống kê lao động (Hoa Kỳ) năm 1997, [80] có
603.096 trường hợp nghỉ việc do lao động quá tải hoặc thao tác lặp lại, chiếm khoảng 1/3 trong tổng số nghỉ việc; Có 75.188 trường hợp tổn thương hoặc ốm đau do các thao tác lặp đi lặp lại
Theo điều tra nghiên cứu Anderson, năm 1991, ở Mỹ có 10 – 15 % người trưởng thành bị đau thắt lưng, gần 11% bị tổn thương vùng thắt lưng và giảm chức năng, hàng năm có khoảng 2% người lao động phải nghỉ việc vì đau thắt lưng và khoảng 50% trong số đó được đền bù.[83]
Jin K, Sorock G.S (2006), [106] nghiên cứu về RLCX ở 383 công nhân ngành may ở Thượng Hải - Trung Quốc, kết quả cho thấy các triệu chứng đau thắt lưng kéo dài ≥ 24 giờ là 50% Công nhân ngành may có tỷ lệ đau thắt lưng là 74% cao hơn nhóm giáo viên là 40% (PR = 1.9, 95% CI = 1.4 - 2.4)
Theo báo cáo của Hiệp hội Sức khỏe và An toàn công nghiệp Nhật Bản
năm 1994 [112] cho thấy các tổn thương nghề nghiệp do đau thắt lưng được đền
bù ước tính chiếm tới 77,39% trong tổng số các tổn thương do nghề nghiệp.William S Marras và cộng sự [162] trong các nghiên cứu của mình cho thấy: ở
Mỹ số lượng công nhân bị RLCX đã tăng nhanh từ 18% trong năm 1981 đã tăng lên 62% trong năm 1991 trong tổng số các bệnh nghề nghiệp Barrom 1991 và Orgel cho rằng nguy cơ tăng cao ở những công nhân đã làm việc trên 10 năm
Trang 39Các tác giả đã nêu ra 4 nguy cơ dẫn tới RLCX đó là tư thế cổ tay, công việc lặp
đi lặp lại, sử dụng lực bóp nhiều và sự thao tác nhanh của cổ tay
Ở Mỹ, trong các năm 1984 – 1998, tỷ lệ viêm gân cổ tay nghề nghiệp và hội chứng ống xương cổ tay xấp xỉ 0,1 – 0,2 người trong 1000 công nhân Tại nhiều quốc gia trên thế giới, người ta chưa có con số chính thức về tỉ lệ hiện mắc RLCX nghề nghiệp ở chi trên, nhưng chắc chắn là chỉ sau RLCX vùng thắt lưng.[83]
Những RLCX do tư thế lao động đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu Hiện tượng đau cơ vùng cổ và vai gây ra do tư thế lao động ngồi đã được nêu lên bởi nhiều tác giả như Onishi và cộng sự (1976), Maeda (1979), Bjelle và cộng sự (1979); Kvarnstrom (1983); Dan Macleod (1982) Trong một vài nghiên cứu, các triệu chứng đau xuất hiện có liên quan tới mức độ uốn cong người về phía trước trong khi làm việc (Ferguson, 1976, Hunting và cộng sự, 1980) Anderson, 1974 cho rằng sức ép lên các đĩa cột sống thấp hơn khi ngồi thẳng người so với ngồi không thẳng người, áp lực lên các đĩa cột sống thấp nhất khi làm việc mà lưng được tựa ra sau bằng cách sử dụng một cái tựa lưng Schuldt,
1986 và Van Wely (1970) cho rằng gánh nặng cơ nhiều nhất cho vùng vai và cổ khi làm việc với tư thế uốn cong người ra phía trước; Gấp duỗi nhanh cổ tay đã được thấy là chỉ số mạnh nhất dẫn tới nguy cơ RLCX [56], [162]
W.Monroe Keyserling cùng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các tư thế làm việc khó khăn gò bó có thể gây ra sự mệt mỏi và góp phần vào sự phát triển của các RLCX Tư thế ngồi làm việc kéo dài cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đau thắt lưng Tình trạng nâng cao cánh tay kéo dài sẽ gây ra sự không thoải mái và mệt mỏi cơ vai (Wiker, 1986) Một nghiên cứu thực nghiệm của Hagberg, (1982) đã chứng minh rằng các công việc đòi hỏi cánh tay giơ cao có thể gây ra đau gân cơ cấp tính và đau bả vai.[119]
Tại Thái Lan, các vấn đề Ecgonomi phổ biến nhất là tư thế lao động (68%); lao động lặp lại (74%); gánh nặng cơ tĩnh (19%); gánh nặng cơ động (29%) [121].Anannontsak A (1994) tiến hành nghiên cứu 100 công nhân dệt tại 1 nhà máy dệt ở Thái Lan Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với công nhân làm việc ở
tư thế ngồi có tỷ lệ đau lưng là 30%, trong đó 80% trong tổng số công nhân bị
Trang 40đau lưng là do tư thế ngồi làm việc xấu gây ra Tư thế làm việc ngồi có liên quan rất nhiều tới chứng đau thắt lưng [92]
S.Pailecklee, (1994) và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu điều tra trên 36 công nhân dệt thảm thủ công ở một làng nghề của Thái Lan Người công nhân phải làm việc ở tư thế rất gò bó khó khăn : thường xuyên phải ngồi xổm và phải nhoài người ra phía trước Hậu quả là đau lưng 64%, đau 2 mông 44%, đau bả vai 47%, đau vùng cổ gáy 38%, đau chân 34% [129]
Nhiều nhà khoa học, chuyên gia về Écgônômi trên thế giới đã nghiên cứu và đưa
ra nhiều tiêu chuẩn để đánh giá mức độ căng thẳng của công việc thông qua rất nhiều các chỉ số đánh giá khác nhau : [22], [57], [64], [65], [108], [121], [130] .Theo MoiKin I.U và CTV (1973) và Nag P.K (1991) sự thay đổi lực cơ tối đa và sức bền bỉ dẻo dai là những chỉ số đáng tin cậy để khẳng định mức độ mệt mỏi
cơ Theo Viện Thẩm mỹ kỹ thuật Nga thì gánh nặng lao động được xếp loại V (tối đa là loại VI) khi thời gian tập trung chú ý (quan sát) > 90 % tổng thời gian lao động Theo Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI, 1988), các cử động của vai như gấp duỗi, khép dạng > 150 lần/giờ đã được coi là ở mức độ căng thẳng cao Theo cách phân loại của Munhipov thì công việc được coi là có tính đơn điệu (từ loại II trở lên) khi trong 1 thao tác có < 10 động tác và thời gian lặp lại của 1 thao tác là < 100 giây Công việc được coi là rất đơn điệu (loại IV) khi trong 1 thao tác từ 10 - 19 giây Công việc được coi là quá đơn điệu (loại V) khi mỗi thao tác chỉ có 1 - 2 động tác và thời gian lặp lại 1 thao tác từ 5 - 9 giây Nhịp độ lao động được coi là rất nhanh (loại IV) khi số cử động/giờ và số cử động lớn của khớp vai, chân và thân mình từ 760 - 1600 cử động/giờ
Theo phân loại của Viện YHLĐ Phần Lan mức độ đơn điệu ở mức III và IV khi
có từ 3 – 5 động tác/thao tác và thời gian của mỗi thao tác từ 10 – 31 giây.(tối đa
là mức VI) thì mức độ đơn điệu loại V (tối đa) khi thời gian thực hiện của mỗi chu kỳ thao tác < 30 giây Gánh nặng công việc: quá nặng nhọc (quá tải) hoặc quá nhàn rỗi (dưới tải), hoặc dưới tải về áp lực thời gian Gánh nặng lao động được xếp loại IV (mức tối đa) khi thời gian tập trung chú ý (quan sát) > 80 % tổng thời gian trong ca lao động