1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số yếu tố nguy cơ và tác hại nghề nghiệp ở công nhân ngành may công nghiệp tại một số tỉnh phía nam

8 920 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 229 KB

Nội dung

MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP Ở CÔNG NHÂN NGÀNH MAY CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM Trịnh Hồng Lân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và tác hại nghề

Trang 1

MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP Ở CÔNG NHÂN

NGÀNH MAY CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM

Trịnh Hồng Lân*

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và tác hại nghề nghiệp được triển khai rất rộng rãi ở các nước

công nghiệp phát triển như ở Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu Tuy vậy, ở Việt Nam những hướng nghiên cứu và ứng dụng triển khai trong lĩnh vực này lại rất hạn chế Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các nguyên tắc Écgônômi để thăm dò chức năng và đánh giá các yếu tố nguy cơ tại các vị trí lao động của ngành may là một vấn đề rất mới hiện nay đối với tất cả các tỉnh thành phía Nam

Mục tiêu đề tài : Xác định các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp của công nhân may công nghiệp một

số tỉnh khu vực phía Nam trong giai đoạn 2007 – 2008

Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Kết quả nghiên cứu: Ghế ngồi cho công nhân may chưa phù hợp với các nguyên tắc của Écgônômi : ghế

bằng gỗ cứng, không có tựa lưng, không điều chỉnh được chiều cao Tạo ra nguy cơ cao đau thắt lưng cho công nhân khi phải ngồi liên tục, kéo dài Cường độ lao động rất cao và thời gian lao động kéo dài, không có các khoảng thời gian nghỉ ngắn trong suốt ca lao động tạo nguy cơ căng thẳng, mệt mỏi và rối loạn cơ xương (RLCX) cho người lao động Môi trường lao động tại các phân xưởng may vào các thời điểm khảo sát tồn tại chủ yếu là gánh nặng nhiệt (vi khí hậu nóng) nhất là vào buổi chiều và mùa khô Dễ gây cảm giác mệt mỏi, căng thẳng cho người lao động, gây “stress nhiệt” Tỷ lệ stress nghề nghiệp là khá cao với tỉ lệ chung của công nhân may là 71% và có mối liên quan giữa độ tuổi, và thâm niên công tác với tình trạng stress nghề nghiệp Những công nhân có tuổi đời ≥ 31 tuổi, thâm niên công tác cao có tỉ lệ bị stress nghề nghiệp thấp hơn hẳn so với các nhóm công nhân có độ tuổi trẻ hơn và có thâm niên công tác thấp hơn (p < 0,001) Tỷ lệ RLCX nghề nghiệp chung của cả ba công ty là 83% Những công nhân ngồi máy may công nghiệp trong các dây chuyền may có tỉ

lệ RLCX nghề nghiệp 88 %, cao hơn hẳn so với công nhân lao động gián tiếp (73%) và công nhân cắt vải

(64%) (p < 0,001) Những công nhân làm việc luôn thay đổi tư thế ít bị RLCX hơn công nhân phải ngồi liên lục hay đứng liên tục (p < 0,05).

Khuyến nghị : Công ty nên trang bị loại ghế ngồi mềm, có điều chỉnh được chiều cao và có tựa lưng cho

công nhân may công nghiệp để hạn chế đau thắt lưng cho công nhân Để giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi và phòng chống rối loạn cơ xương cho người lao động, các công ty nên xem xét áp dụng chế độ nghỉ ngắn khoảng

5 - 7 phút (4 – 5 lần/ca lao động), kết hợp với các bài tập thể dục/vận động ngay tại vị trí lao động.

Từ khóa : các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp, RLCX, stress nghề nghiệp.

ABSTRACT

SOME RISK FACTORS AND OCCUPATIONAL HAZARDS AT GARMENT INDUSTRY WORKERS

IN SOME SOUTHERN PROVINCES OF VIETNAM

Trinh Hong Lan * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 3 - 2012: 593 - 599

Background: Study on risk factors and occupational hazards to be implementated widely in industrial

development countries such as the U.S., Japan, Western Europe However, the research and applications deployed in this field is very limited in Vietnam Therefore, the study of the principles of Ergonomics to explore

* Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả liên lạc: TS Trịnh Hồng Lân ĐT: 0903736894 Email: trinhhonglan07@gmail.com

Trang 2

the function and evaluate of risk factors in the workplaces of garment workers is a current issue for all the southern provinces.

Objectives: Determine risk factors, occupational hazards at garment industry workers in some southern

provinces of VietNam in the period 2007 – 2008.

Method: cross-sectional study.

Results: Seats for workers may not conform to the principles of ergonomics Hard wooden seats have no

backrest, height unadjustable Risk of back pain caused to workers as sitting continuously prolonged Working environment in the garment factories in the survival time of the survey is mainly thermal burden (micro-climate is hot) especially in the afternoon and the dry season Easily causing feelings of fatigue, stress for workers, heat stress Proportion of occupational stress is high with the overall incidence of garment workers was 71% and there was an association between age and seniority high stress occupation rate lower than in the age group of workers younger and lower work seniority (p<0.001) Proportion of occupational musculoskeletal disorders of the whole three companies is 83% The workers sit in the industrial sewing machine sewing lines rates occupational musculoskeletal disorders 88%, much higher than indirect workers (73%) and workers cut fabric (64%) (p <0.001) The workers, always changing positions, are less musculoskeletal disorders than workers to sit or stand continuously (p <0.05).

Recommendations: The company should equip soft-seat, with adjustable height and backrest for garment

workers to minimize occupational back pain for workers Order to reduce stress levels, fatigue and prevention of musculoskeletal disorders for workers, companies should consider application of a short break for about 5-7 minutes (4-5 times / shift) associated with the exercise at work place Highly labor intensity and prolonged duration of labor, without the short break period during the work shift the risk of creating tension, fatigue and musculoskeletal disorders for workers.

Keywords: risk factors, occupational hazards, occupational musculoskeletal disorders, occupational stress

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, ngành may được coi là một

ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm một vị trí hết

sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân

Ngành may mặc với tổng sản lượng trên 2 tỉ

sản phẩm mỗi năm mang về cho nền kinh tế

nước ta nguồn ngoại tệ rất lớn Từ năm 2007,

ngành dệt – may đã vượt qua cả dầu thô và trở

thành mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu

lớn nhất cho đất nước Ngành may mặc còn có

đóng góp to lớn cho xã hội khi nó giải quyết

được một số lượng rất lớn công ăn việc làm cho

nhiều lao động trẻ, trong đó đa số là lao động

nữ

Trong những năm gần đây, các chủ doanh

nghiệp đã đầu tư nhiều kỹ thuật và công nghệ

tiên tiến trên thế giới nhằm tăng năng suất và

chất lượng sản phẩm, đồng thời góp phần cải

thiện điều kiện môi trường lao động, hạn chế các tác hại nghề nghiệp cho người lao động Tuy vậy, điều kiện lao động ngành may công nghiệp vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác hại cho sức khỏe người lao động

Trên thế giới, những nghiên cứu về tâm sinh lý lao động và Écgônômi để đánh giá các yếu tố nguy cơ và tác hại nghề nghiệp được triển khai rất rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển như ở Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu Tuy vậy, ở Việt Nam những hướng nghiên cứu và ứng dụng triển khai trong lĩnh vực này lại rất hạn chế Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các nguyên tắc Écgônômi và sử dụng các nghiệm pháp tâm sinh lý lao động để thăm dò chức năng và đánh giá các yếu tố nguy cơ tại các vị trí lao động của ngành may là một vấn đề rất mới hiện nay đối với tất cả các tỉnh thành phía Nam

Trang 3

Đề tài nghiên cứu khoa học này được thực

hiện với mục tiêu tổng quát: “Xác định các yếu

tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp của công nhân

may công nghiệp một số tỉnh khu vực phía

Nam trong giai đoạn 2007 – 2008”

Nhằm giải quyết ba mục tiêu cụ thể sau:

1 Xác định các yếu tố nguy cơ, tác hại

nghề nghiệp tại các phân xưởng may

2 Xác định được tỉ lệ hiện mắc một số

triệu chứng bệnh lý thường gặp ở công

nhân ngành may công nghiệp: các rối

loạn cơ xương nghề nghiệp và stress

nghề nghiệp

3 Xác định mối liên quan giữa các yếu tố

nguy cơ và những ảnh hưởng của nó

lên sức khỏe người lao động

ÐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

Ðối tượng nghiên cứu

Người lao động :

Các phân xưởng may, qui trình công nghệ,

và thiết bị lao động

Ðịa điểm và thời gian nghiên cứu

Các công ty may công nghiệp trên địa bàn

khu vực Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình

Dương trong khoảng thời gian 2007 – 2008

Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang có phân tích

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Số đơn vị được khảo sát: 3 xưởng may

thuộc 3 công ty may

Cỡ mẫu chọn làm thử nghiệm đánh giá tâm

sinh lý lao động : 180 nữ công nhân (chọn theo

thứ tự danh sách công nhân, theo thứ tự 1, 3, 5

Cỡ mẫu chọn làm đánh giá Écgônômi vị trí

lao động : 30 vị trí lao động

Số lượng công nhân được điều tra phỏng

vấn được tính theo cách lấy cỡ mẫu toàn bộ :

Trên thực tế số công nhân chúng tôi lựa chọn

được 1009 công nhân ngành may công nghiệp

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm EPI-2000 và STATISTICA để nhập và xử lý số liệu

Phương pháp phân tích

Các phương pháp thống kê

Thống kê mô tả

Tần số và tỉ lệ phần trăm đối với các biến định tính

Trung bình và độ lệch chuẩn với các biến định lượng

Thống kê phân tích

Xác định sự khác biệt giữa hai mẫu nghiên cứu trước lao động (đầu ca) và sau lao động (cuối ca) của công nhân bằng phép kiểm t-test bắt cặp sau khi kiểm định tính đồng nhất phương sai hai nhóm nghiên cứu Các sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05

Phép kiểm chi bình phương được sử dụng

để xác định mối liên quan giữa những biến độc lập Mối liên quan được xác định bằng tỉ số chênh OR và khoảng tin cậy 95%

Phân tích hồi quy đa biến bằng mô hình hồi quy logistic để xác định mối liên quan giữa các yếu tố có liên quan đến tình trạng sức khỏe

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Kết quả Điều tra đánh giá về điều kiện lao động

Ðặc điểm mẫu điều tra, nghiên cứu : Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu

Tuổi đời công nhân ngành may mặc nhìn

chung là khá trẻ, có tới 65 % công nhân có tuổi đời ≤ 35 tuổi Trong đó riêng nhóm công nhân

có tuổi đời < 26 tuổi chiếm tỉ lệ 30%

Thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Thâm niên công tác (n=1009)

Trang 4

6 – 10 năm 219 22

Giới tính của đối tượng nghiên cứu

Công nhân ngành may thuộc 3 Công ty đa

phần là nữ giới (89%), nam công nhân chỉ

chiếm tỉ lệ nhỏ (11%), nam giới chủ yếu làm ở

bộ phần là hơi và cắt Những đặc tính này khá

phù hợp với nghề may mặc hiện nay nói

chung Mặt khác, may công nghiệp là một công

việc rất tĩnh tại, tỉ mỉ nên cũng rất phù hợp với

lao động nữ Vì vậy, trong các dây chuyền may

công nghiệp chúng ta thấy đa phần là nữ công

nhân (89%) Các số liệu điều tra về tuổi, giới này

cũng khá phù hợp với các điều tra của Nguyễn

Đình Dũng, (2000 – 2003)(4,3)

Kết quả đánh giá Écgônômi vị trí lao động

Kích thước các bàn ghế may công nghiệp:

Bảng 2: Kích thước các bàn ghế may công nghiệp, n

= 30

Các thành phần vị

trí lao động Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Kích thước (cm) ±SD

1 Bàn may 108 ± 1 55 ± 1 75 ± 1

2 Ghế ngồi 100 ± 2 30 ± 1 45 ± 3

Các bàn máy may này phần lớn có nguồn

gốc từ các hãng máy của Nhật Bản Do vậy,

kích thước bàn máy may công nghiệp của các

công ty may hiện nay là tương đối chuẩn hóa

theo nguyên tắc Écgônômi trong thiết kế Đáng

lưu ý đó là hầu hết các bàn máy may có khả

năng điều chỉnh chiều cao phù hợp với từng

người Các mép ghế nhìn chung cũng đều được

bo tròn, không có cạnh sắc Tuy vậy, ghế được

thiết kế không đồng bộ với bàn máy may Nó

được làm bằng gỗ cứng, không có đệm, không

có tựa lưng, lại là những điểm chưa phù hợp

với các nguyên tắc của Écgônômi trong thiết kế

ghế ngồi cho công nhân may Điều này sẽ góp

phần làm tăng nguy cơ đau mỏi cơ xương cho

người lao động ngồi làm việc liên tục

Vùng thao tác của công nhân may công

nghiệp

Bảng 3: Vùng thao tác của công nhân may, n= 30

Vùng thao tác Sâu (cm) ± SD

Vùng 1 : vùng hoạt động thường xuyên 30 ± 4 Vùng 2 : vùng hoạt động chính 40 ± 10 (trước) Vùng 3: vùng với xa nhất (vùng ít vận

động) 70 ± 5 (ra sau)

Vùng thao tác của công nhân may (Bảng 3) cũng được thiết kế khá phù hợp với vùng hoạt động thường xuyên, vùng thao tác chính ở ngay trước mặt (vùng 1, 2), vùng ít vận động (vùng 3) Khoảng cách mắt – vật cần quan sát của công nhân may nằm trong khoảng 35 ± 2, hoàn toàn phù hợp với tính chất công việc đòi hỏi chính xác cao của nghề may công nghiệp và cũng rất phù hợp với TCVSLĐ của Bộ Y tế

Cường độ lao động, độ tập trung quan sát của công nhân

Bảng 4: Cường độ lao động, độ tập trung quan sát

(n = 30)

Chỉ tiêu đánh giá Tỉ lệ % trong 1 ca lao động

1 Cường độ lao động 90 ± 1

2 Độ tập trung quan sát 95 ± 3

Người lao động hầu như phải ngồi lao động liên tục bên chiếc máy may công nghiệp với khoảng trên dưới 90% tổng thời gian lao động trong ngày (10 % thời gian còn lại là nghỉ

ăn giữa ca, đi giải quyết vệ sinh cá nhân, dọn dẹp, nhận bàn giao…) Công nhân may phải liên tục quan sát các đường kim, mũi chỉ hầu như trong suốt ca lao động Mức độ tập trung quan sát khi thực hiện các thao tác là khoảng 95% thời gian lao động Đây có thể chính là những nguy cơ cao gây ra tình trạng căng thẳng và RLCX

Kết quả khảo sát của chúng tôi về cường độ lao động và độ tập trung quan sát cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra nghiên cứu của một số tác giả nghiên cứu khác(5,2)

Kết quả đánh giá môi trường lao động của

3 công ty :Kết quả khảo sát vi khí hậu

Tại thời điểm khảo sát vào mùa khô hầu hết các mẫu đo của phân xưởng may của các công

ty có nhiệt độ cao vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 0,1 – 6,3oC, nhiệt độ tăng cao nhất tại các phân xưởng may của công ty vào buổi

Trang 5

chiều và vào mùa khô Nhìn chung nhiệt độ

khảo sát vào mùa khô cao hơn mùa mưa Các

kết quả nghiên cứu, khảo sát VKH của chúng

tôi về vào mùa khô khá phù hợp với các kết

quả nghiên cứu của Nguyễn Trinh Hương(6),

Nguyễn Đình Dũng(3) Nguyễn Thu Hà(2)

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của ĐKLĐ

tới sức khỏe công nhân

Ảnh hưởng của ĐKLĐ tới tần số nhịp tim

Bảng 5: Biến đổi tần số nhịp tim của các đối tượng

nghiên cứu trước và sau lao động (n = 180)

Đối tượng khảo

sát

Tần số nhịp tim

p Trước lao động Sau lao động Trung

bình ĐLC Trung bình ĐLC

Công nhân may 74.5 0,58 85.9 0,70 < 0.05

Gián tiếp 75.6 0,48 80.6 0,40 < 0.05

Tại thời điểm sau lao động đều thấy có sự tăng

rõ rệt của tần số nhịp tim so với trước lao động

Ảnh hưởng của ĐKLĐ tới huyết áp

Bảng 6: Biến đổi HA của các đối tượng nghiên cứu.

(n = 180)

Đối tượng

khảo sát Trước lao động Sau lao động Huyết áp tối đa p

Trung bình ĐLC

Trung bình ĐLC

Công nhân may 103.8 1,11 110.1 1,31 < 0.05

Gián tiếp 107.5 1,27 112.4 1,38 < 0.05

Huyết áp tối thiểu

Công nhân may 68.6 0,98 73.6 0,86 < 0.05

Gián tiếp 69.2 0,98 73.6 0,89 < 0.05

Khảo sát sự thay đổi của tần số nhịp tim

và HA của công nhân may và nhân viên văn

phòng cho thấy tại thời điểm sau lao động có

tần số nhịp tim và HA tăng nhưng không

nhiều so với chỉ số bình thường Tuy vậy,

chúng ta vẫn thấy có sự tăng rõ rệt của tần số

nhịp tim và HA vào thời điểm sau lao động

so với trước lao động (p <0.05) Điều này thể

hiện ngành may mặc là một ngành không đòi

hỏi gắng sức nhiều tới mức làm tăng cao chỉ

số HA và mạch ở người lao động Khác với

kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bạch Ngọc(2)

Ảnh hưởng của ĐKLĐ tới khả năng tập trung chú ý của công nhân

Bảng 7: Biến đổi thời gian thực hiện thử nghiệm

chú ý Platonop trước và sau lao động (n = 180)

Đối tượng khảo sát

Thời gian thực hiện

p

Thời gian thử nghiệm tăng (%)

Trước lao động Sau lao động Trung

bình ĐLC Trung bình ĐLC

Công nhân may 135.3 3,61 175.5 4,92 0.001< 29.7 Gián tiếp 150.8 3,31 161.8 3,44 < 0.05 7.3

Ở cả 2 nhóm công nhân may và nhân viên văn phòng ở thời điểm sau lao động đều tăng khá nhiều so với thời điểm khảo sát trước lao động Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001 và p < 0.05 Những sự khác biệt về thời gian thực hiện vào thời điểm sau lao động này

có thể được hiểu là do mức độ căng thẳng của nhóm công nhân may có phần nào cao hơn so với nhóm nhân viên văn phòng

Đánh giá ảnh hưởng của ĐKLĐ tới sức khỏe của công nhân

Tình hình stress nghề nghiệp ở 3 công ty

Bảng 8: Stress nghề nghiệp của các đối tượng

nghiên cứu, (n = 1009)

Công ty Stress nghề nghiệp Cộng

Stress Không stress Tần

số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)

Cty May ĐN 277 67 136 33 413 100 Cty May PP 225 66 116 34 341 100 Cty May HW 219 86 36 14 255 100

Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ stress nghề nghiệp ở công nhân ngành may công nghiệp của 3 công ty may là khá cao 71% Trong đó, riêng Công ty HW (công ty có vốn đầu tư của nước ngoài) có tỉ lệ stress cao nhất là 86% Có thể là áp lực ở công ty nước ngoài có cao hơn là công ty trong nước Những nghiên cứu về stress ở công nhân ngành may công nghiệp cho thấy cũng rất phù hợp với các nghiên cứu đánh giá của nhiều nhà khoa học khác(5)

Tình hình RLCX nghề nghiệp ở 3 công ty

Trang 6

Bảng 9: RLCX nghề nghiệp của các đối tượng

nghiên cứu.(n = 1009)

Công ty RLCX nghề nghiệp Cộng

RLCX Không RLCX Tần số Tỉ lệ

(%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)

Cty May ĐN 356 86 57 14 413 100

Cty May PP 290 85 51 15 341 100

Cty May HW 195 76 60 24 255 100

Tỉ lệ RLCX trong khảo sát của chúng tôi

nhìn chung là khá cao (76 – 86%) nhưng vẫn

còn thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của

Nguyễn Thu Hà (1998)(5) và Jin K, Sorock G.S

(2006)

Đánh giá mối liên quan của ĐKLĐ với

sức khỏe công nhân

Phân tích để xác định mối liên quan giữa

stress nghề nghiệp với các đặc tính của

mẫu

Bảng 10: Stress nghề nghiệp hiệu chỉnh theo nhóm

tuổi đời, thâm niên công tác và tình trạng hôn nhân

(n=1009)

Đặc điểm OR hiệu chỉnh KTC 95% Giá trị p

Nhóm tuổi ≤ 25 tuổi 1

Nhóm tuổi từ 26-30 tuổi 0,8 0,47 - 1,37 0,42

Nhóm tuổi từ 31-35 tuổi, 0,42 0,22 – 0,8 0,009

Nhóm tuổi trên 35 tuổi, 0,39 0,21 – 0,77 0,007

Thâm niên từ 1-5 năm 1

Thâm niên 6-11 năm, 1,49 0,88 – 2,51 0,13

Thâm niên 11-15 năm, 1,08 0,6 – 1,93 0,79

Thâm niên trên 15 năm, 1,1 0,58 – 2,1 0,76

Đã lập gia đình, 0,96 0,68 – 1,36 0,83

Có mối liên quan giữa stress nghề nghiệp

với nhóm tuổi của công nhân (p<0,05) Có mối

liên quan giữa độ tuổi và tình trạng stress nghề

nghiệp Theo đó công nhân có nhóm tuổi từ

31-35 tuổi có khuynh hướng ít bị stress nghề

nghiệp ít hơn công nhân dưới 25 tuổi 0,42 lần

(p=0,009; OR=0,42; KTC 95% = 0,22- 0,8); công

nhân có nhóm tuổi trên 35 tuổi có có khuynh

hướng ít bị stress nghề nghiệp hơn công nhân

dưới 25 tuổi 0,39 lần (p=0,007; OR=0,39; KTC

95% = 0,21 - 0,77) Những công nhân có tuổi đời

thấp thường là những người mới vào nghề, trong số họ đa phần mới xuất thân từ các miền quê, chưa thể có đủ kinh nghiệm sống và cũng chưa thể thích nghi tốt được với các điều kiện lao động và điều kiện sống như những công nhân có độ tuổi cao hơn tại các khu công nghiệp trong các thành phố lớn Vì vậy, họ có nguy cơ bị stress nghề nghiệp nhiều hơn cũng

là điều dễ hiểu

Những nghiên cứu về stress ở công nhân ngành may công nghiệp cho thấy cũng rất phù hợp với các nghiên cứu đánh giá của nhiều nhà khoa học trong nước(5)

Kết quả phân tích đánh giá mối liên quan của ĐKLĐ với RLCX nghề nghiệp

Bảng 11: Rối loạn cơ xương hiệu chỉnh theo các yếu

tố thâm niên làm việc, công việc, tư thế lao động và tính chất công việc của công nhân (n=1009)

Đặc điểm OR hiệu chỉnh KTC 95% Giá trị p*

Thâm niên 1-5 năm, 1 Thâm niên 6-11 năm, 2,67 1,61 – 4,42 <0,001 Thâm niên 11-15 năm, 2,34 1,44 –

3,78 0,001 Thâm niên trên 15 năm, 3,39 1,96 – 5,87 <0,001

Thợ cắt, 0,27 0,12 – 0,61 0,003 Thợ là,ủi, 0,86 0,30 – 2,43 0,46 Gián tiếp, 0,37 0,21 – 0,64 0,001

Tư thế ngồi, 0,54 0,28 – 1,05 0,071

Tư thế luôn thay đổi, 0,64 0,34 – 1,19 0,158 Công việc đơn điệu - liên tục 1

Công việc đơn điệu - ngắt

quảng, 0,83 0,49 – 1,39 0,483 Công việc đa dạng, 0,35 0,22 – 0,54 <0,001

Kết quả khảo sát tìm mối liên quan giữa RLCX nghề nghiệp với đặc tính mẫu cho thấy :

có mối liên quan giữa thâm niên công tác và RLCX nghề nghiệp Theo đó công nhân có thâm niên từ 6-10 năm có xu hướng bị RLCX nghề nghiệp nhiều hơn công nhân có thâm niên dưới 5 năm 2,67 lần (p<0,001; OR=2,67; KTC 95% = 1,61- 4,42); công nhân có thâm niên

từ 11-15 năm có xu hướng bị RLCX nghề nghiệp nhiều hơn công nhân có thâm niên dưới 5 năm 2,34 lần (p<0,001; OR=2,34; KTC

Trang 7

95% = 1,44- 3,78); công nhân có thâm niên trên

15 năm có xu hướng bị RLCX nghề nghiệp

nhiều hơn công nhân có thâm niên dưới 5 năm

3,39 lần (p<0,001; OR=3,39; KTC 95% = 1,96-

5,87) Những kết quả nghiên cứu này cũng phù

hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà (1998)

(5)

KẾT LUẬN

Qua các kết quả nghiên cứu, chúng tôi có

một số kết luận sau :

Về các yếu tố nguy cơ của ngành may công

nghiệp

Ghế ngồi cho công nhân may chưa phù hợp

với các nguyên tắc của Écgônômi : ghế bằng gỗ

cứng, không có tựa lưng, không điều chỉnh

được chiều cao Tạo ra nguy cơ cao đau thắt

lưng cho công nhân khi phải ngồi liên tục, kéo

dài

Cường độ lao động rất cao và thời gian lao

động kéo dài, không có các khoảng thời gian

nghỉ ngắn trong suốt ca lao động tạo nguy cơ

căng thẳng, mệt mỏi và RLCX cho người lao

động

Môi trường lao động tại các phân xưởng

may vào các thời điểm khảo sát tồn tại chủ yếu

là gánh nặng nhiệt (vi khí hậu nóng) nhất là

vào buổi chiều và mùa khô Dễ gây “stress

nhiệt” cho người lao động

Những ảnh hưởng của điều kiện lao động

tới sức khỏe công nhân

Có sự tăng rõ rệt của tần số nhịp tim, tăng

huyết áp tối đa và tối thiểu, tăng thời gian thực

hiện và số lỗi mắc khi thực hiện nghiệm pháp

Platonop vào thời điểm sau lao động so với

trước lao động Tất cả những thay đổi này có ý

nghĩa thống kê (p <0,05)

Tỷ lệ stress nghề nghiệp là khá cao với tỉ lệ

chung của công nhân may là 71% và có mối liên

quan giữa độ tuổi, và thâm niên công tác với

tình trạng stress nghề nghiệp (p < 0,001)

Tỷ lệ RLCX nghề nghiệp chung của cả ba

công ty là 83% Trong đó tỉ lệ RLCX ở nhóm

công nhân lao động trực tiếp trong các dây chuyền may công nghiệp là 86% chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm lao động gián tiếp với tỉ lệ 73% Có mối liên quan giữa thâm niên công tác và RLCX

nghề nghiệp (p < 0,05).

KHUYẾN NGHỊ

Để cải thiện điều kiện làm việc và nhằm bảo đảm năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời giữ gìn sức khỏe lâu dài cho người lao động của ngành may công nghiệp, chúng tôi xin có một

số đề xuất kiến nghị các công ty nên ưu tiên thực hiện một số giải pháp cải thiện sau :

Công ty nên trang bị loại ghế ngồi mềm, có điều chỉnh được chiều cao và có tựa lưng cho công nhân may công nghiệp để hạn chế đau thắt lưng cho công nhân

Công ty PP may nên trang bị đồng bộ các

hệ thống làm mát bằng màn nước cùng với quạt gió công nghiệp cho phân xưởng may để giảm nhiệt độ trong phân xưởng vào những ngày nắng nóng

Để giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi và phòng chống rối loạn cơ xương cho người lao động, các công ty nên xem xét áp dụng chế độ nghỉ ngắn khoảng 5 - 7 phút (4 – 5 lần/ca lao động), kết hợp với các bài tập thể dục/vận động ngay tại vị trí lao động theo phương pháp YOGA cho vùng đầu - cổ, hai bả vai, 2 cổ tay,

và cột sống lưng

Cần có các nghiên cứu sâu hơn về các RLCX

để đưa vào nhóm các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Eastman Kodak Company (1990), “Lao động lặp lại”, Chuyên

đề YHLÐ tập 2 Viện YHLÐ và VSMT, tr.128 - 146.

2 Nguyễn Bạch Ngọc và C.S (1994), “Ðánh giá Ecgonomi ÐKLÐ tại một phòng máy vi tính”, Tập san Viện YHLÐ và VSMT, số

7, tr.35 - 38.

3 Nguyễn Đình Dũng và CS (2003) Điều kiện lao động và gánh nặng lao động ở công nhân tại các Công ty may thuộc Tổng công ty Dệt – May Việt Nam Đề tài NCKH cấp Bộ.

4 Nguyễn Đình Dũng, Trịnh Hồng Lân và CS (2000) Bước đầu tìm hiểu tình hình đau thắt lưng ở công nhân may công nghiệp thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam Đề tài NCKH cấp Bộ.

Trang 8

5 Nguyễn Thu Hà và CS (1998) Tình hình đau thắt lưng của

công nhân làm việc với tư thế bất lợi tại một cơ sở Báo cáo đề

tài NCKH, Viện YHLÐ

6 Nguyễn Trinh Hương (2001), “Đánh giá điều kiện lao động trong ngành may công nghiệp ở Việt Nam và đề xuất những biện pháp cải thiện”, Tập san An toàn – Sức khỏe & MTLĐ,

Hà Nội (Số 1,2), tr 11 – 16

Ngày đăng: 12/06/2016, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w