v ICC The International Chamber of Commerce Phòng thương mại quốc tế GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm nội địa IMDG International Maritime Dangerous Goods Quy tắc quốc tế về vậ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Đỗ Tiến Sâm, Viện nghiên cứu Trung Quốc, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung khoa học của công trình nghiên cứu này
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015
Người cam đoan
Vũ Thị Phương Dung
Trang 3i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 9
6 Những đóng góp mới của luận văn 9
7 Kết cấu của luận văn 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN TẢI BIỂN 12
1.1 Các khái niệm cơ bản… ………… ……… ….……….12
1.1.1 Vận tải và vận tải biển………12
1.1.2 Cảng biển……… 13
1.1.3 Tuyến đường biển và phương tiện vận tải biển……… 16
1.1.4 Dịch vụ vận tải biển……….18
1.2 Vai trò của vận tải biển……….……… 20
1.2.1 Vị trí vận tải biển trong hệ thống vận tải…… ………20
1.2.2 Ưu thế và hạn chế của vận tải biển… ……… 22
1.2.3 Tác dụng của vận tải biển……… ……… 24
1.3 Các yếu tố tác động đến vận tải biển……….28
1.3.1 Sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế……… 28
1.3.2 Sự phát triển của khoa học công nghệ……… ………30
1.3.3 Yếu tố tự nhiên……….……… 32
1.3.4 Các yếu tố khác……….……….32
1.4 Nội dung Chiến lược vận tải biển của Trung Quốc sau khủng hoảng tài chính toàn cầu ………34
Trang 4ii
Tiểu kết chương 1……….40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VẬN TẢI BIỂN TRUNG QUỐC……….……….41
2.1 Thực trạng phát triển hệ thống cảng biển Trung Quốc……….….41
2.1.1 Mở rộng, nâng cấp hệ thống cảng biển………… ………41
2.1.2 Công suất xếp dỡ hàng hóa tại các cảng biển tăng…… ………… 54
2.1.3 Thực hiện chiến lược mở rộng, tăng cường hợp tác xây dựng cảng biển ở nước ngoài……….57
2.2 Phát triển phương tiện vận tải……… 59
2.2.1 Hệ thống đội tàu biển……….59
2.2.2 Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu……… ……… 61
2.3 Dịch vụ hậu cần cảng biển Trung Quốc………63
2.4 Tổ chức quản lý vận tải biển……….…….67
2.5 Đánh giá sự phát triển hệ thống vận tải biển Trung Quốc……….70
2.5.1 Kết quả………… ………70
2.5.2 Hạn chế……… 72
Tiểu kết chương 2……….74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN CỦA TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM 76
3.1 Vấn đề đặt ra với phát triển vận tải biển Trung Quốc 76
3.1.1 Sự suy giảm nhu cầu vận tải biển từ sự giảm tốc và chuyển hướng nền kinh tế……….76
3.1.2 Yêu cầu hiện đại hóa cảng biển và đội tàu biển trước tình trạng ô nhiễm cảng biển gia tăng……… 78
3.1.3 Thách thức cạnh tranh trong môi trường vận tải biển và sự e ngại Trung Quốc……… 82
3.2.Giải pháp phát triển vận tải biển củaTrung Quốc những năm tới 84
3.2.1 Nâng cấp và hiện đại hóa cảng hiện có 84
3.2.2 Phát triển ngành công nghiệp thiết kế và đóng tàu 85
Trang 5iii
3.2.3 Hiện đại hóa đội tàu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vận tải
biển, đặc biệt đội ngũ thuyền viên 88
3.2.4 Phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và dịch vụ hậu cần (logistics) hàng hải .89
3.3 Một số kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam 92
3.3.1 Vài nét về vận tải biển Việt Nam 92
3.3.2 Kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam 101
Tiểu kết chương 3 107
KẾT LUẬN ……… 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
A TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 113
B TÀI LIỆU TIẾNG TRUNG 114
C TÀI LIỆU TIẾNG ANH 116
D CÁC TRANG WEB THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 119
Trang 6iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ Viết Tắt Tên Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
BDI Baltic Dry Index
Chỉ số chủ chốt biểu thị mức chi phí cho thuê tàu vận chuyển nguyên liệu thô (than, quặng sắt,
CISALS China‘s International Safety
Arrangement Legal System
Hệ thống luật pháp quản lý vận tải
biển quốc tế của Trung Quốc
CFS Container Freight Station Phí lưu giữ hàng, chi phí kho bãi
COSCO China Ocean Shipping
Surveillance Cục hải giám Trung Quốc
CSIC China Shipbuilding
của tàu thủy tính bằng tấn
Trang 7v
ICC The International Chamber
of Commerce Phòng thương mại quốc tế GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm nội địa
IMDG International Maritime
Dangerous Goods
Quy tắc quốc tế về vận chuyển
hàng nguy hiểm đường biển
IMO International Maritime
Organization Tổ chức hàng hải quốc tế
ISL Institute of Shipping
Economics and Logistics
Viện Nghiên cứu Logistics và
kinh tế vận tải
FOB Free On Board Bên bán hàng phải trả cước phí
xếp hàng lên tàu
LPI Logistics Performance Index Chỉ số năng lực quốc gia
về Logistics MOT Ministry of Transport Bộ Giao thông vận tải
MSA The Chinese Marine Safety
SOA The State Oceanic
Administration Cục hải dương quốc gia
TEU Twenty-foot Equivalent Unit
Đơn vị đo của hàng hóa container tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng)
× 8,5 ft (cao) chiếm khoảng
39 m³ thể tích
Trang 9vii
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Top 10 cảng biển hàng đầu Trung Quốc trong 25 cảng biển lớn nhất thế giới
Bảng 2.2: Top 10 cảng biển container lớn nhất thế giới, năm 2013 Bảng 2.3: Top 10 đô ̣i tàu vận tải biển thế giới, năm 2011
Bảng 3.1: Top 10 Đội tàu kinh doanh vận tải biển Việt Nam, năm
Trang 101
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 cùng những bất ổn chính trị tại Trung Đông, Bắc Phi (Ai Cập, Libya, Syria), thảm họa sóng thần tại Nhật Bản (2011), lũ lụt tại Thái Lan (2012) và khủng hoảng nợ công châu Âu (2010), bế tắc chính trị ở Mỹ về biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách… đã làm cho nền kinh tế thế giới nói chung, thị trường vận tải biển nói riêng liên tiếp sụt giảm
Thực tiễn lịch sử hàng hải thế giới cho thấy, vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác Ngay từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu giữa các vùng, miền, các quốc gia với nhau trên thế giới Cho đến nay, vận tải biển đã phát triển rất mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế Vận tải liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng Trong thương mại quốc tế, vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, đó là nhờ lợi thế của ngành vận tải biển, như phạm vi vận tải biển rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Trung Quốc đang phấn đấu để trở thành một trong những cường quốc hàng hải thế giới Hiện nay, khoảng 90% tổng lượng xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc sử dụng vận tải biển, hơn 19% lượng hàng hóa vận chuyển trên thế giới sang Trung Quốc và 20% container lưu thông đến Trung Quốc cũng thông qua vận tải biển Trung Quốc đang trở thành một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực cạnh tranh ngành công nghiệp hàng hải thế giới
Vận tải biển Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và trong khu vực,
Trang 112
góp phần lớn vào việc đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới Việc nghiên cứu sự phát triển hệ thống vận tải biển của Trung Quốc, vì vậy, rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần nhận diện hoạt động xây dựng chiến lược biển của Trung Quốc
nói chung, vận tải biển nói riêng và gợi mở đối sách cho Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của Luận văn: Luận văn tập trung làm rõ vai trò
của vận tải biển trong nền kinh tế Trung Quốc, phân tích đánh giá thực trạng
hệ thống vận tải biển của Trung Quốc (tập trung vào giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu) và làm rõ những giải pháp phát triển vận tải biển Trung Quốc đến năm 2020; trên cơ sở đó gợi mở kinh nghiệm phát triển vận tải biển của Việt Nam
Mục tiêu cụ thể của Luận văn: Luận văn nghiên cứu những nội dung
chính của phát triển hệ thống vận tải biển Trung Quốc, bao gồm:
- Những kinh nghiệm gợi mở đối với phát triển vận tải biển Việt Nam
3 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Phát triển hệ thống vận tải biển Trung Quốc nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong nước, điển hình phải kể đến công trình
―Chính sách phát triển kinh tế biển của Trung Quốc: Nội dung cơ bản và tác động chủ yếu‖, tác giả Lại Lâm Anh đăng trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế
Trang 123
và chính trị thế giới số tháng 12/2012 Công trình đã đề cập đến hệ thống vận tải biển, hệ thống cảng biển của Trung Quốc và chỉ ra Trung Quốc đã xây dựng cho mình một hệ thống cảng biển lớn vào bậc nhất thế giới Có thể kể đến các cảng lớn của Trung Quốc như cảng Shanghai (Thượng Hải) đứng đầu thế giới, sau đó là cảng Hồng Kông đứng thứ ba thế giới, cảng Shenzhen (Thâm Quyến) đứng thứ tư thế giới,… Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đề cập đến một vài số liệu về hệ thống cảng biển và lượng hàng vận chuyển qua cảng của Trung Quốc mà chưa có sự phân tích đánh giá để làm rõ thực trạng phát triển cảng biển của Trung Quốc
Nguyễn Hải Hoành với bài nghiên cứu ―Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (Tư liệu học
thuật chuyên ngành Nghiên cứu quốc tế số tháng 3/2015) Trong bài nghiên cứu, tác giả phân tích một số khó khăn trong tham vọng phát triển ―quyền lực biển‖ của Trung Quốc Phía Đông Bắc bị bán đảo Triều Tiên án ngữ Phía Đông Trung Quốc bị chuỗi đảo Nhật Bản-Đài Loan-Philippines bao vây ngăn chặn Với những khó khăn, thách thức như vậy, Trung Quốc buộc phải tìm cách phát triển ―quyền lực biển‖ xuống phía Nam Biển Đông Với ưu thế của Biển Đông, Trung Quốc có thể dùng sức mạnh kinh tế để lôi kéo, thu phục các nước ―Báo cáo phát triển chiến lược biển Trung Quốc năm 2014‖ (China‘s Ocean Development Report 2014) gồm 7 phần, chia thành 20 chương Nội dung cơ bản của Báo cáo nhằm khẳng định không ngừng tăng quy mô kinh tế biển, xây dựng hệ thống công nghiệp biển hiện đại
Đỗ Thị Mai Thơm với công trình ―Phát triển vận tải biển Việt Nam giai đoạn 2013-2020: Cơ hội và Thách thức‖ đăng trên Tạp chí Khoa học
Công nghệ hàng hải, số 32 (tháng 11/2012) Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra nhận định chung về tình hình phát triển ngành vận tải biển trong những năm tới, đó là thách thức sẽ nhiều hơn cơ hội Những thách thức được tác giả đề cập và phân tích trong công trình bao gồm: 1) Sự phục
Trang 134
hồi yếu của nền kinh tế thế giới làm cho ngành công nghiệp vận tải (trong đó
có vận tải biển) ngày càng khó khăn; 2) Số lượng tàu đóng mới tham gia vào thị trường ngày càng nhiều làm cho cung – cầu mất cân đối Đặc biệt trong thị trường vận tải biển hàng rời khô, cung lớn hơn nhiều so với cầu; 3) Các doanh nghiệp vận tải biển phải hứng chịu sự thắt chặt cho vay từ các tổ chức tín dụng, vì mặt bằng lãi suất quá cao khiến việc trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp vận tải biển gặp khó khăn
Công trình ― Thúc đẩy thương mại thông qua giao thông vận tải có sức cạnh tranh và ít khí thải: Đường thủy nội địa và đường biển ở Việt Nam‖ của
tác giả Luis C Blancas và M Baher El-Hifnawi , xuất bản năm 2014 bởi Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế, Ngân hàng Thế giới (WB) Trong công trình của mình, nhóm tác giả khẳng định việc tận dụng vận tải đường thủy trong lĩnh vực vận tải, kho vận của Việt Nam là một giải pháp hiệu quả
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm Đặc biệt, tác giả nhận định rằng đầu tư nâng cao năng lực, tăng cường duy tu, bảo dưỡng các tuyến vận tải đường thủy nội địa, ven biển của Việt Nam sẽ giúp giảm chi phí kho vận, từ đó thúc đẩy thương mại, tăng trưởng Đồng thời, những giải pháp này còn giúp giảm mức phát thải trong một lĩnh vực vận tải vốn chưa đạt được mức độ ‗xanh‘ như mong muốn do còn sử dụng những phương tiện nhỏ, kém hiệu quả Công
trình có 3 đóng góp chính Một là, nêu rõ đặc điểm của lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa của Việt Nam; Hai là, nghiên cứu đưa ra các đề xuất,
đánh giá định lượng về các cơ hội đầu tư cụ thể theo phương thức hợp tác nhà nước-tư nhân vào lĩnh vực vận tải đường thủy nhằm cải thiện hiệu quả;
Ba là, nêu rõ giá trị của việc giảm phát thải các chất gây ô nhiễm và phát thải
khí nhà kính trong đánh giá kinh tế sơ bộ về những giải pháp đề xuất
Công trình ―Vận tải biển Việt Nam: Thành tựu và thách thức‖ đăng
trên trang Web của Cục hàng hải Việt Nam, ngày 11/01/2012 đã chỉ rõ
Trang 145
những kết quả quan trọng của vận tải biển nước ta trên ba lĩnh vực chính: Cảng biển, đội tàu biển và các dịch vụ hàng hải khác, đồng thời cũng nêu lên những khó khăn, thách thức đối với phát triển vận tải biển nước nhà trong những năm tiếp theo Trong công trình này, một số giải pháp trước mắt nhằm khắc phục những khó khăn đặt ra cũng đã được tác giả đề cập đến
Bải viết: ―Vận tải ngoại thương của Trung Quốc‖ đăng trên cổng điện
tử Lào cai, ngày 4/8/2015, đã trình bày các hình thức vận tải ngoại thương của Trung Quốc, trong đó có đề cập đến hình thức vận tải đường biển ở nét khái quát chung nhất Bài viết nhấn mạnh Trung Quốc rất quan tâm đến phát triển các cảng biển và đội tàu vận chuyển đường biển
Bài viết của tác giả Thủy Linh trên báo Giao thông vận tải 9/4/2014
với tiêu đề: ―Vận tải biển Trung Quốc trước nguy cơ phá sản‖ đã cho thấy
những khó khăn hiện nay của ngành vận tải biển Trung Quốc Các khó khăn này gắn liền với sự suy giảm tốc độ tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế cùng với bất cập trong chính sách phát triển vận tải biển những năm qua ở Trung Quốc
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
+ Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc:
Công trình: ―中国国际海洋运输货物保险发展现状及战略‖ (Hiện trạng và chiến lược phát triển bảo hiểm hàng hóa của vận tải biển Trung Quốc) của tác giả Dương Vĩnh Liên đăng trên Tạp chí Business số ra kỳ 5-
2013 Trong công trình nghiên cứu, tác giả đề cập đến vận chuyển hàng hóa quốc tế trong vận tải biển chiếm một vị trí hết sức quan trọng, là phương thức vận chuyển chính trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, chính vì vậy vấn
đề bảo hiểm hàng hóa trên biển đã trở thành một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống vận tải biển Tuy nhiên, do ngành bảo hiểm của Trung Quốc bắt đầu muộn, vì vậy đã ảnh hưởng đến việc phát triển bảo hiểm hàng hóa
Trang 156
trên biển và ảnh hưởng đến sự phát triển của vận tải biển Trung Quốc Bài viết đã đưa ra các thông tin và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, đồng thời đưa ra các giải pháp đối phó để có thể giúp ngành bảo hiểm vận chuyển hàng hóa trên biển phát triển
Công trình: ―中国海洋交通运输业时空差异演变‖(Những chuyển biển khác nhau trong các giai đoạn của ngành vận tải biển Trung Quốc) của 2 tác giả Chu Văn Cát và Mã Nhân Phong đăng trên Tạp chí Port Economy số 7/2015 Trong bài viết của mình, tác giả lựa chọn nghiên cứu 11 tỉnh, thành phố khu vực ven biển trong quãng thời gian từ 1996-2011, và lựa chọn ra 4 năm 1996, 2001, 2006, 2011 sử dụng phương pháp phân tích để giải thích mức độ phát triển khác nhau của ngành giao thông vận tải biển Trung Quốc trên từng tỉnh, địa phương Đưa ra những mặt lợi và không có lợi của từng nơi và những giải pháp có thể áp dụng cho các vùng giống nhau Tuy nhiên, những thách thức đặt ra đối với vận tải biển chưa được công trình phân tích
Công trình ―中国海洋运输业竞争态势分析‖ (Phân tích cạnh tranh trong ngành vận tải biển Trung Quốc) của tác giả Liao Ze Fang và Zhu Jian
Zhen đăng trên Tạp chí Marine Economy số ra tháng 4-2013 Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả khẳng định từ khi cải cách mở cửa (1978) đến nay, cùng với sự phát triển không ngừng của mậu dịch đối ngoại, ngành công nghiệp vận tải biển Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng, xu thế tăng trưởng tổng sản lượng vận tải biển được thể hiện rõ, tỉ suất vận tải trên thị trường thế giới ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, so với các tuyến giao thông hàng hải quan trọng trên thế giới, thì sự tăng trưởng vận tải biển Trung Quốc tương đối khiêm tốn Mặc dù Trung Quốc là nước lớn về thương mại biển, nhưng so với Mỹ, Nhật Bản, Đức thì Trung Quốc không có ưu thế
về nguồn tài nguyên vận tải biển Điều này cho thấy, nước lớn về vận tải biển
và nước lớn về thương mại không hoàn toàn đồng nhất
Trang 167
Công trình ―试论 新中国海运事业 的发展和变迁 (1949—2010)‖ (Những thay đổi và phát triển mới của ngành vận tải biển Trung Quốc 1949-2010) của tác giả Dung Tân Xuân đăng trên Tạp chí Researches in Chinese Economic History số 2/2012 Trong bài viết, tác giả cho biết ngành vận tải biển của Trung Quốc đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển và chiếm vị trí rất quan trọng trong ngành vận tải biển thế giới Tác giả khẳng định, sự phát triển của ngành vận tải biển luôn đi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã làm thay đổi bố cục vận tải biển thế giới và chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong dịch vụ thương mại vận tải biển thế giới Tuy nhiên, khi phải đối mặt với những lợi thế truyền thống của các nước vận tải biển lớn ở châu Âu, Mỹ thì Trung Quốc cần phải cải thiện chính sách về vận tải biển, đẩy mạnh phát triển kinh
tế để có thể cạnh tranh với các cường quốc về vận tải biển trên thế giới Ở trong công trình này sự phát triển các thành tố vận tải biển như: cảng, phương tiện vận tải, dịch vụ vận tải… chưa được tác giả phân tích cụ thể
+ Các công trình nghiên cứu ở các nước khác:
Trong số các công trình nước ngoài nghiên cứu về phát triển hệ thống
vận tải biển của Trung Quốc, đặc biệt phải kể đến công trình ―China’s Maritme Transport Industry‖ của tác giả Francesca Venteicher trong Tạp chí
Nghiên cứu thị trường (Marketing Research) của Shang hai Office, xuất bản tháng 7/2010 Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả phân tích sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc với những thành công ngoạn mục đã giúp Trung Quốc trở thành động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu Tác giả khẳng định, kế hoạch 5 năm lần thứ 11 giai đoạn 2005 -
2010 của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và mục tiêu chính của Trung Quốc là tạo ra hệ thống giao thông liên kết (trong đó có vận tải biển) đạt hiệu quả cao để liên kết giữa các quốc gia
Trang 178
Công trình “China’s Maritime Strategy and Maritime Law Enforcement Agencies‖ của Masayuki Masuka đăng trên People‘s Daily
tháng 8/2013 Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả phân tích
chiến lược vận tải biển Trung Quốc và đưa ra 2 kết luận: Thứ nhất, vấn đề
hàng hải là vấn đề chủ quyền đầu tiên và quan trọng nhất của Trung Quốc;
Thứ hai, vấn đề hàng hải có liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế bền
vững của Trung Quốc Kinh tế Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào vận tải biển bởi 90% hàng hóa xuất nhập khẩu và dầu nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển trên biển Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc giai đoạn 2011-2015, Trung Quốc tái giữ khẳng định mục tiêu chính là ―chiến lược phát triển biển‖, phát triển và sử dụng các nguồn lực biển cho mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng bởi Trung Quốc là quốc gia luôn có rủi ro về năng lượng (energy risk)
Công trình “China’s Rise As a Maritime Power” của tác giả Takeda
Junichi, đăng trên tạp chí ―Review of Island Studies‖, số tháng 4-2014 Trong công trình của mình, tác giả tập trung phân tích chiến lược phát triển đại dương của Trung Quốc và khẳng định các hoạt động kinh tế liên quan đến đại dương, biển chiếm 10% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Trung Quốc năm 2013 Hoạt động vận tải biển mang lại cho Trung Quốc 33,5 triệu việc làm Trung Quốc đang ngày càng thiếu hụt nguồn lương thực, năng lượng và nguồn nước nên quốc gia lớn nhất châu Á đang ngày càng phải dựa vào biển Xu hướng mới của Trung Quốc là Chiến lược phát triển biển đa hướng bao gồm các lĩnh vực mới như tái tạo nguồn năng lượng hàng hải, phòng chống giảm nhẹ thiên tai biển
Như vậy, trong tương quan so sánh với những nghiên cứu chung về Trung Quốc thì nghiên cứu cụ thể về vận tải biển Trung Quốc chưa phải là nhiều Điều này càng đúng với thực trạng nghiên cứu ở Việt Nam, tuy đã có công trình đề cập đến vận tải biển Trung Quốc, song chỉ ở khía cạnh riêng
Trang 189
lẻ, mang tính giới thiệu và tuyên truyền là chính, chưa có công trình nghiên cứu có tính hệ thống về sự phát triển, vai trò của vận tải biển Điều đó cũng cho thấy sự cần thiết nghiên cứu chủ đề này, từ đó có những gợi mở đối với ngành vận tải biển nước nhà trong điều kiện chung ta đang hội ngày càng rộng và sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chiến lược phát triển vận tải biển
Trung Quốc dưới góc nhìn thực tiễn (không bao gồm lãnh thổ Đài Loan)
- Phạm vi nghiên cứu: Với việc nghiên cứu chiến lược phát triển vận
tải biển Trung Quốc dưới góc nhìn thực tiễn, luận văn không đi vào mô tả quá trình hình thành chiến lược, mà trên cơ sở định hướng chiến lược vận tải biển sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã được Trung Quốc xác định, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống vận tải biển Trung Quốc, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và định hướng phát triển của hệ thống vận tải biển Trung Quốc tới năm 2020 Trong quá trình nghiên cứu, ở từng vấn đề cụ thể có xem xét thực trạng vận tải biển trong giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu để phân tích, so sánh
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: Luận văn vận dụng phép biện chứng duy vật và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm đường lối của Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong phân tích, đánh giá các vấn đề quốc tế
- Phương pháp nghiên cứu: ngoài các phương pháp cơ bản được sử
dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung cũng như trong quốc tế học nói riêng như phương pháp logic lịch sử, nghiên cứu phân tích văn bản, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, để làm rõ nội dung nghiên cứu
Về số liệu, đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các nghiên cứu
Trang 1910
đáng tin cậy của các học giả và các tổ chức uy tín trong và ngoài nước
6 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới và quan trọng sau:
Thứ nhất, luận văn khái quát những vấn đề lý luận cơ bản vận tải
biển, làm rõ vai trò, sự cần thiết của hệ thống vận tải biển đối với nền kinh
tế và các yếu tố tác động đến vận tải biển
Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng phát triển hệ thống vận tải biển
Trung Quốc, chỉ ra được những thành công cũng như những hạn chế trong
hệ thống vận tải biển của Trung Quốc
Thứ ba, luận văn làm rõ những giải pháp phát triển vận tải biển Trung
Quốc đến năm 2020
Thứ tư, luận văn nêu rõ một số kinh nghiệm gợi mở cho phát triển
vận tải biển Việt Nam
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục bảng, biểu và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN TẢI BIỂN
Chương này tập trung làm rõ các khái niệm cơ bản như: vận tải biển, cảng biển, tàu biển, dịch vụ biển; vai trò, tác dụng vận tải biển trong nền kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến vận tải biển và trình bày cô đọng chiến lược vận tải biển của Trung Quốc giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cơ sở cho phân tích thực trạng phát triển vận tải biển ở chương 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VẬN TẢI BIỂN TRUNG QUỐC
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển hệ thống cảng biển, phương tiện vận tải biển, hệ thống dịch vụ vận tải và quản lý phát triển vận tải biển của Trung Quốc Qua phân tích làm rõ những kết quả và hạn chế của sự
Trang 2011
phát triển hệ thống vận tải biển Trung Quốc
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN CỦA TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
Phân tích những vấn đề đặt ra cùng những giải pháp điều chỉnh trong phát triển vận tải biển của Trung Quốc Chương này gợi mở các giải pháp phát triển đối với vận tải biển của Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm Trung Quốc và thực trạng phát triển vận tải biển của Việt Nam thời gian qua
Trang 2112
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN TẢI BIỂN 1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.Vận tải và vận tải biển
Vận tải là hoạt động sản xuất vật chất thực hiện vận chuyển hàng hóa và người Vận tải được chia làm vận tải đường bộ (thường gọi tắt là vận tải bộ), vận tải đường thủy (vận tải thủy, vận tải biển), vận tải đường không và vận tải đường ống Vận tải biển là một trong những lĩnh vực thuộc ngành vận tải đường thủy, trong đó, hàng hóa, dịch vụ và hành khách được chuyên chở bằng các đội tàu từ nước này sang nước khác nhờ đường biển
Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác Ngay từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng, miền, các quốc gia với nhau trên thế giới Cho đến nay vận tải biển đã phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế
Trong giai đoạn đầu, vận tải biển chỉ mang tính giao thương cục bộ giữa các vùng lân cận trong một nước hoặc giữa các khu vực láng giềng có chung biển Dần dần, hoạt động vận tải biển đã được mở rộng ra những nơi
xa xôi giữa các vùng ven đại dương, nối liền các đại dương với nhau
Vận tải biển chiếm hơn 80% lượng hàng chuyên chở, thích hợp với những hàng hóa khối lượng lớn, hàng rời, giá trị đơn vị không cao, không cần vận chuyển gấp Vận tải biển gồm vận tải container, hàng rời, hàng lỏng
Vận tải biển là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt Sản phẩm của ngành vận tải biển là sự di chuyển hàng hóa và hành khách trên các tuyến đường giao thông trên biển bằng các phương tiện riêng có như tàu thủy, thuyền bè, phà, ca nô …với trình độ kỹ thuật ngày càng được cải tiến hiện đại và hoàn thiện hơn
Trang 22tế Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ và những ưu thế của đường biển, vận tải biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế của các quốc gia có biển Cho đến nay, vận tải biển được phát triển mạnh
mẽ và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế
Vận tải biển bao gồm cả vận tải hàng hóa và vận tải hành khách nhưng trong phạm vi Luận văn này, vận tải biển sẽ chỉ được hiểu là vận tải hàng hóa
1.1.2 Cảng biển
Cảng, theo Từ điển tiếng Việt, là nơi có công trình và thiết bị phục vụ cho tàu, thuyền ra vào để hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa Cảng biển theo thông lệ quốc tế được chia thành 2 cấp, cấp 1 là những cảng biển
có lượng hàng thông qua 2 triệu TEUs/năm, cấp 2 là những cảng cửa ngõ quốc gia có lượng hàng thông qua trên 1 triệu TEUs/năm
Theo Luật Hàng hải Việt Nam, cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng Ở nơi này xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị để tàu biển ra, vào hoạt động bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác
và lắp đặt trang thiết bị Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết
Trang 2314
lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác
Cảng biển có thể có một hoặc nhiều bến cảng Các bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ
sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác
Cảng biển, theo Luật hàng hải Việt Nam, được phân thành các loại:
Thứ nhất, cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn
phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; Thứ
hai, cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương; Và thứ ba, cảng biển
loại III: là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp
Cảng biển có các chức năng sau:
Một là, nhóm chức năng cơ bản:
- Cung cấp phương tiện và thiết bị để thông qua hàng hoá mậu dịch đường biển,
- Cung cấp luồng cho tàu bè vào cảng thuận lợi nhất,
- Cung cấp đường cho ô tô, xe lửa, tàu sông và các phương tiện vận tải khác ra vào cảng,
-Thực hiện các dịch vụ ngoài xếp dỡ hàng hoá như sửa chữa, cung ứng tàu thuyền, trú ngụ khi có bão hoặc các trường hợp khẩn cấp khác;
Hai là, nhóm chức năng phụ:
- Bảo đảm an toàn cho tàu khi ra vào cảng, bảo đảm an toàn cho tàu
và thuyền khi di chuyển trong cảng, cùng với sự an toàn về đời sống và tài sản của tàu khi còn nằm trong ranh giới của cảng,
Trang 24- Thực hiện các hoạt động về kinh tế và thương mại,
- Cung cấp các công trình trường học, bệnh viện, y tế, vui chơi giải trí cho nhân viên trong cảng và cả cư dân của thành phố
Cảng biển có vai trò quan trọng, là một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc, bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việc chuyển giao hàng hoá/hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia công hàng hoá, phục vụ tất cả các nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng Ngoài ra nó còn là trung tâm phân phối, trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ
Để đánh giá một cảng hoạt động tốt hay không tốt, hiện đại hay không phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau: số lượng tàu hoặc tổng dung tích đăng ký (GRT) hoặc trọng tải toàn phần (DWT) ra vào cảng trong một năm Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ nhộn nhịp của một cảng Số lượng tàu có thể tiến hành xếp dỡ trong cùng một thời gian, khối lượng hàng hoá xếp dỡ trong một năm Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ hiện đại, năng suất xếp dỡ của một cảng Mức xếp dỡ hàng hoá của cảng, tức là khả năng xếp dỡ hàng hoá của cảng, thể hiện bằng khối lượng từng loại hàng hoá mà cảng có thể xếp dỡ trong một ngày của tàu Chỉ tiêu này nói lên mức độ cơ giới hoá, năng lực xếp dỡ của một cảng, khả năng chứa hàng của kho bãi cảng Chỉ tiêu này thể hiện bằng số diện tích (m2) của kho bãi cảng, bãi container (CY) trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ (CFS)… phản ánh mức độ lớn của cảng Chi phí xếp dỡ hàng hoá, cảng phí, phí lai dắt, hoa tiêu, cầu bến, xếp dỡ container
Trang 2516
(THC)… phản ánh năng suất lao động, trình độ quản lý của cảng
1.1.3 Tuyến đường biển và phương tiện vận tải biển
Trong vận tải biển, các tuyến đường vận chuyển được gọi là tuyến
hàng hải Tuyến đường hàng hải là những tuyến đường được hình thành giữa hai hay nhiều cảng với nhau, trên đó tàu, thuyền qua lại để chuyển hàng hóa hay hành khách Tuyến đường hàng hải có nhiều loại dựa trên các căn cứ phân biệt khác nhau
Căn cứ vào phạm vi hoạt động: tuyến đường hàng hải được phân chia
thành hai loại: Một là, tuyến đường hàng hải nội địa Các tuyến đường hàng hải nội địa cho tàu tuyền hoạt động trong phạm vi quốc gia Hai là, tuyến
đường hàng hải quốc tế Các tuyến đường hàng hải quốc tế dành cho tàu thuyền hoạt động trên phạm vi lãnh hải của nhiều quốc gia
Căn cứ vào công dụng: tuyến đường hàng hải được chia thành ba loại:
Thứ nhất, tuyến đường hàng hải định tuyến Những tuyến đường này dành cho tàu kinh doanh định tuyến, tức kinh doanh dưới hình thức tàu chợ Thứ hai, tuyến đường hàng hải không định tuyến Tuyến đường hàng hải không
định tuyến dành cho tàu kinh doanh theo hình thức chạy rộng, tức là chạy
đáp ứng nhu cầu taxi Và thứ ba, tuyến đường hàng hải đặc biệt Những
tuyến đường này dành cho tàu kinh doanh vì mục đích đặc biệt trong hàng hải
Phương tiện vận tải biển gồm tàu, thuyền, xà lan, xuồng, ca nô… Tuy
nhiên, trên thực tế vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải, chủ yếu dùng chở hàng hóa
Độ lớn của tàu biển được phân loại thông qua các thông số như: mớn nước, chiều rộng, chiều dài toàn bộ thân tàu, trọng tải tàu…Các thông số này được cân nhắc kĩ để đưa vào trong các bảng thiết kế với các kết cấu phù hợp cho từng loại tàu cụ thể
Dựa vào kích thước của tàu ta có thể xác định được vùng biển mà tàu
Trang 2617
có khả năng hoạt động Kích thước tàu khác nhau tức là lượng hàng mà tàu
có thể chở sẽ khác nhau Sự khác biệt về kích thước này cũng dẫn tới sự khác biệt về cấu trúc bến cảng, cầu cảng để phù hợp cho từng loại tàu cụ thể
Đối với các tàu buôn, căn cứ tính chất hàng hóa chuyên chở người ta chia ra các loại tàu biển khác nhau Tàu bách hóa (general cargo vessels)chủ
yếu dùng để chở các loa ̣i hàng ta ̣p hóa Hàng tạp hóa là loại hàng được đóng trong thùng (hô ̣p, bao tải ) hoă ̣c được xếp riêng ở chỗ cố đi ̣nh ( máy móc, thiết bị công nghiệp , tấm kim loa ̣i… ) Tàu bách hóa không chuyên vận tải
mô ̣t loa ̣i hàng hóa nhất đi ̣nh nào cho nên không tâ ̣n du ̣ng được hết khả năng chuyên chở của mình Vì lý do đó,vài thập niên gần đây, người ta đã thiết kế
và đưa vào sử dụng rộng rã i các loa ̣i tàu hàng chuyên du ̣ng , mang la ̣i hiê ̣u quả vận chuyển cao và giảm đáng kể thời gian bốc xếp hàng ở cảng
Tàu chở hàng rời (bulk carriers) dùng để vận chuyển các loại hàng rời
thể rắn gồm tàu hàng rời thể rắn nói chung (bulk carrier), tàu chở than (bulk coal carrier), tàu chở cát (sand carrier), tàu hàng hạt ( grain carrier), tàu chở
xi măng (cement carrier ), tàu chở bô -xít (bauxite carrier )…Tàu hàng rời thường không có hê ̣ thống bốc dỡ , viê ̣c này được thực hiê ̣n nhờ các thiết bi ̣ cẩu hàng ta ̣i cảng Nắp của hầm hàng trên tàu được làm với kích thước lớn giúp cho việc cơ động trong quá trình bốc dỡ
Tàu container (container ships) là loại tàu có vận tốc tương đối lớn ,
dùng để vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau được đóng trong các
container tiêu chuẩn Các container hàng được xếp vào hệ thống chứa ở thân tàu, mô ̣t phần được xếp trên boong tàu Hệ thống hàng được thiết kế phù hợp với mu ̣c đích cố đi ̣nh các container trong quá trình vâ ̣n chuyển, đồng thời tận dụng tối đa khoảng không gian trên tàu
Tàu Roro (roro vessels), được thiết kế để vâ ̣n chuyển các loa ̣i hàng hóa
có bánh như xe ô tô , rơ móc , toa tàu hỏa Với các cầu dẫn thường được trang bi ̣ ở đuôi và bên ma ̣n tàu , hàng hóa là các phương tiện tự hành có thể lên và xuống mô ̣t cách dễ dàng Đặc điểm của các loại tàu RoRo là tàu c ó
Trang 2718
dạng hình khối đồ sộ , thượng tầng cha ̣y suốt bi ̣t kín cả chiều dài lẫn chiều
rô ̣ng của tàu Ngoài ra còn các loại tàu thiết kế chuyên dụng khác để chở chất lỏng, chở gỗ, chở hàng đông lạnh, tàu dịch vụ-hỗ trợ…
Nguồn: Clarkson, Shipping Intelligence Weekly, 2014 Cùng với sự phát triển của sản xuất, thương mại hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc vận chuyển hàng hoá ngoại thương cũng phát triển theo Từ những lợi ích và vai trò của vận tải đường biển, chúng ta cũng có thể thấy rằng tàu biển có vai trò rất quan trọng trong vận tải đường biển Không có tàu biển thì không thể có vận tải biển
1.1.4 Dịch vụ vận tải biển
Dịch vụ vận tải biển là hoạt động dịch vụ tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc người vận tải thực hiện yêu cầu của khách hàng theo thỏa thuận, hợp đồng để vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác
Trong dịch vụ vận tải, quá trình thực hiện dịch vụ là quá trình tác
Trang 2819
động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở, chứ không phải là quá trình tác động về mặt kỹ thuật lên đối tượng lao động Hoạt động vận tải không tạo ra sản phẩm mới, không làm thay đổi tích chất hóa lý và kích thước sản phẩm Sản phẩm vận tải không có khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, có nghĩa là nó được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, sản xuất kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay
Dịch vụ vận tải được thực hiện theo một quy trình được thỏa thuận giữa các bên tham gia Thông thường bao gồm: Tiếp nhận yêu cầu khách hàng -> Thông báo giá -> Ký kết hợp đồng -> Tiếp nhận và gửi hàng -> Thanh toán cước phí và dịch vụ
Trong các công đoạn trên, việc ký kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện dịch vụ vận tải Sau khi khách hàng chấp nhận giá cả
và các dịch vụ đi kèm, việc ký kết hợp đồng sẽ được tiến hành Hợp đồng này là sự thỏa thuận giữa các bên liên quan đến dịch vụ vận tải Bên vận chuyển có trách nhiệm chuyển hàng hóa đến địa điểm tiếp nhận và giao hàng, còn bên thuê vận chuyển sẽ phải trả cước phí vận tải thông qua phương thức chuyển tiền qua ngân hàng, cũng có thể bằng các cách khác như: thanh toán bằng cách ghi sổ, phương thức nhờ thu hoặc phương thức tín dụng chứng từ
Trong hoạt động thực tiễn việc triển khai thực hiện dịch vụ vận tải biển thường gắn chặt với dịch vụ cảng biển Dịch vụ cảng biển chính là chuỗi các hoạt động, bao gồm các hệ thống xếp dỡ, vận chuyển, hỗ trợ hành trình tàu, phục vụ tàu vào cảng, lưu kho bãi và phục vụ hàng quá cảnh
- Hệ thống hỗ trợ hành trình tàu: thực hiện nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm và các dịch vụ hỗ trợ tàu
- Hệ thống phục vụ tàu vào cảng: nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống này
là bảo đảm an toàn và thuận tiện cho tàu khi vào cảng
- Hệ thống xếp dỡ: thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động xếp và dỡ hàng của tàu tại cảng, bảo đảm an toàn và nhanh chóng
Trang 2920
- Hệ thống phục vụ quá cảnh: hệ thống này bảo đảm liên kết giữa bên xếp dỡ và bên kho bãi một cách nhịp nhàng bảo đảm hàng quá cảnh đúng thủ tục và nhanh chóng
- Hệ thống lưu kho bãi: thực hiện hỗ trợ lưu kho bãi
- Hệ thống liên kết vận tải nội địa: bảo đảm sự liên kết giữa hệ thống kho bãi với hệ thống vận tải nội địa
Các hệ thống trên phải được quản lý vận hành khoa học mới tạo điều kiện khai thác tối đa năng lực các cảng biển, góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải biển
Như vậy, khi nói đến hệ thống vận tải biển là nói đến cảng biển, đến phương tiện vận tải và việc thực hiện dịch vụ vận tải theo các tuyến đường
1.2 Vai trò của vận tải biển
1.2.1 Vị trí vận tải biển trong hệ thống vận tải
Kinh tế càng phát triển càng thúc đẩy giao lưu, hội nhập và ngược lại Vận tải là phương tiện quan trọng góp phần mở rộng giao lưu, hội nhập và phát triển kinh tế Trong hệ thống các phương tiện vận tải, vận tải biển có vai trò rất quan trọng
Chúng ta biết rằng, vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nhằm thay đổi vị trí của hàng hóa theo nhu cầu của con người Chính nhờ vận tải mà con người đã khắc phục được khoảng cách không gian, góp phần gia tăng giá trị sử dụng của hàng hóa Có thể nói lịch sử phát triển của vận tải gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi cao hơn với hệ thống vận tải
Trong hệ thống vận tải có các phương thức vận tải khác nhau như: vận tải đường bộ, gồm vận tải bằng ô tô, đường sắt; vận tải đường không; vận tải đường thủy, gồm đường sông và đường biển; vận tải đường ống Mỗi phương tiện vận tải có đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau, có ưu thế và hạn chế khác nhau, do vậy nó có vị trí khác nhau trong vận chuyển hàng hóa
Trong hệ thống vận tải có vận tải nội bộ và vận tải quốc tế Tùy theo
Trang 30Vận tải đường không phù hợp với hàng hóa khối lượng nhỏ gọn, giao hàng nhanh Tuy nhiên, vận tải hàng không giá thành cao, do đòi hỏi hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ Mặc dù, vận tải hàng không ngày càng phát triển, song khối lượng hàng hóa luân chuyển qua đường hàng không khá khiêm tốn cả trên phạm vi quốc gia và quốc tế
Vận tải đường ống rất thích hợp cho vận chuyển những hàng hóa dạng lỏng như dầu, mỡ, khí đốt
Vận tải đường thủy là loại hình vận tải phổ biến, có từ xa xưa Trong vận tải thủy, vận tải đường sông cũng khá phổ biến, chủ yếu phục vụ giao thông nội địa trong các quốc gia Vận tải biển là phương thức vận tải khá đa năng, có thể chuyên chở tất cả các loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế với
cự ly đường dài, khối lượng lớn, không đòi hỏi thời gian giao hàng gấp Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, vận tải đường biển ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các phương tiện vận tải Theo thống kê, vận tải biển hiện nay đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới Với khối lượng như vậy, vận tải biển có vị trí hết sức trọng yếu, là ngành vận tải chủ chốt trong mạng lưới giao thông vận tải quốc tế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nhất là nguyên, nhiên liệu ngày càng tăng, đặt ra nhu cầu vận tải ngày càng lớn Nếu không đảm bảo nguyên, nhiên liệu, đặc biệt là dầu mỏ-máu của nền kinh tế, kinh tế thế giới sẽ không giữ được bình ổn (khoảng một
Trang 3122
nửa khối lượng hàng hoá vận chuyển trên đường biển quốc tế là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ) Cùng với đường ống, vận tải biển đóng vai trò chính trong bảo đảm các yêu cầu vận tải loại hàng hóa đặc biệt quan trọng này Điều đó càng khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của vận tải biển trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay
1.2.2 Ưu thế và hạn chế của vận tải biển
- Ưu điểm nổi bật của vận tải biển đó là:
Một là, vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại
hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa cồng kềnh, nặng với khối lượng lớn và cự ly dài Điều này xuất phát từ tính đa năng của phương tiện vận tải đường biển Cùng với sự phát triển của khoa học-công nghệ, khả năng này của vận tải biển ngày càng được nâng cao
Hai là, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp Phần
lớn các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là những tuyến đường giao thông tự nhiên, trừ các hải cảng và kênh đào nhân tạo Do vậy, nó đòi hỏi không nhiều về vốn, nguyên vật liệu cũng như sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản và bảo dưỡng các tuyến đường này Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm cho giá thành vận tải biển thường thấp hơn các phương tiện vận tải khác, cụ thể giá thành vận tải 1tấn/km của vận tải biển chỉ bằng 49,2% giá thành vận tải đường sắt, khoảng 18% so với đường ô-tô, gần 70% so với đường sông và 2,5% so với vận tải hàng không Hơn nữa, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn
Ba là, năng lực chuyên chở của vận tải biển không bị hạn chế như các
hình thức vận chuyển khác, ví dụ có những tàu cực lớn như tàu Sea Wize với trọng tải 560.000 tấn, dài 458 mét Khả năng vận chuyển khối lượng lớn cũng là yếu tố góp phần giảm giá thành vận chuyển
Bốn là, trên cùng một tuyến đường có thể cùng lúc hoạt động hai
chiều cho nhiều chuyến tàu Có thể thấy tuyến đường biển ít bị hạn chế
Trang 3223
năng lực khai thác
- Một số hạn chế của vận tải biển
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phương thức vận tải biển cũng có một số điểm hạn chế như:
Một là, vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như khí
hậu, thủy văn, thời tiết…Nhìn chung các phương tiện vận tải biển thực tế dựa nhiều hơn vào các yếu tố tự nhiên như: các tuyến đường, các cảng biển, phương tiện vận tải chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều, bão Mặc dù ngày nay khoa học công nghệ đã có sự phát triển vượt bậc, khắc phục được không ít cản trở của tự nhiên trong vận tải biển, song vận tải biển vẫn khó khăn, hoặc chi phí cao cho tuyến đường khí hậu khắc nghiệt như nước đóng băng, vùng nhiều bão
Hai là, tai nạn rủi ro trong phương thức vận tải biển thường gây tổn
thất lớn, thậm chí có thể là tổn thất toàn bộ con tàu, hàng hóa và thủy thủ đoàn Thống kê trên thế giới cho thấy cứ 90 phút có một tai nạn đường biển, nguyên nhân chủ yếu là do khoảng 50% vụ tai nạn do va đụng; gần 25% vụ tai nạn do cháy nổ, do sơ suất của con người, do tính chất nguy hiểm của hàng hóa; và hơn 25% vụ tai nạn là do các nguyên nhân khác
Ba là, tốc độ của tàu biển thấp và việc tăng tốc độ khai thác tàu biển
chỉ có giới hạn nhất định Tốc độ của một tàu chở hàng trung bình thường
là 16-20 hải lý/giờ, tàu có kỹ thuật hiện đại nhất cũng chỉ chạy được 35 hải lý/giờ Thời gian giao hàng trong vận tải biển vì thế thường chậm Phương thức này không thích hợp để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh
Tóm lại, vận tải biển có thể vận chuyển được hầu hết các loại hàng
hóa (trừ những hàng hóa bị cấm theo quy định) Tuy nhiên, các loại hàng hóa này, tùy theo các đặc tính khách nhau mà có thể được vận chuyển dưới dạng có bao bì hoặc không bao bì và quá trình vận chuyển cũng phải đảm bảo được các điều kiện về bảo quản (như đối với các sản phẩm đông
Trang 3324
lạnh, )
Cước phí của vận tải biển nhìn chung là thấp, song trên thực tế còn tùy thuộc vào các yếu tố cơ bản như quãng đường, thời gian vận chuyển, Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ vận tải biển có thể tự qui định giá cước phí vận chuyển, mà cơ sở tính cước phí đều được căn cứ theo các điều khoản quy tắc quy định trong buôn bán quốc tế của Phòng thương mại quốc tế (ICC)1
1.2.3 Tác dụng của vận tải biển
Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay vận tải đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là vận tải biển
Thứ nhất, vận tải biển thúc đẩy lưu thông và phân phối hàng hóa
Vận tải biển chiếm hơn 80% lượng hàng hóa trong giao dịch quốc tế Việc thông thương buôn bán hàng hoá đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia Để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, các quốc gia thường sử dụng nhiều phương thức khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không… Nhưng nguyên tắc ―tự do đi biển‖ đã tạo thuận lợi cho ngành vận tải biển phát triển và nhờ đó tàu thuyền mọi quốc tịch được tự do hoạt động trên các tuyến thương mại quốc tế Khối lượng chuyên chở hàng hóa luân chuyển, lưu thông trên thị trường quốc tế qua đường biển quốc tế tăng nhanh
Chúng ta biết rằng, khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa các quốc gia
và vùng lãnh thổ phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như: thực trạng tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, mức độ hội nhập tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm và phân công lao động quốc tế, sự chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩn xuất khẩu, năng lực vận tải và tình hình an ninh chính trị mỗi nước cũng như trong từng khu vực và toàn cầu Trong các yếu tố này,
1
Phòng thương mại quốc tế (ICC-International Chamber of Commerce) là một tổ chức Quốc tế phi chính phủ, tập hợp những lực lượng kinh tế chủ yếu nhất của từng nước hội viên vào các ủy ban quốc gia (National committes)
Trang 3425
khả năng vận chuyển đóng vai trò quan trọng, nó có thể phát huy tiềm năng kinh tế quốc gia hoặc hạn chế tiềm năng đó Do ưu thế của vận tải đường biển về giá cả, về tính đa dạng, nhất là trong điều kiện của sự phát triển khoa học và công nghệ, những ưu thế của vận tải biển càng được phát huy, và vì vậy làm cho giá thành vận chuyển có xu hướng giảm xuống Chính điều đó
đã góp phần gia tăng khối lượng hàng luân chuyển trong quan hệ quốc tế thông qua đường biển, góp phần thúc đẩy buôn bán quốc tế và phân phối hàng hóa giữa các quốc gia và giữa các khu vực trong nền kinh tế toàn cầu
Thứ hai, thúc đẩy liên kết thương mại quốc tế
Vận tải biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, góp phần đưa các quốc gia hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế Vận tải biển thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển và là một yếu tố không thể tách rời khỏi thương mại quốc tế
Vận tải biển và thương mại quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Vận tải tồn tại và phát triển trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa Vận tải phát triển tiếp tục thúc đẩy sản xuất và trao đổi phát triển hơn nữa Thực tiễn hoạt động thương mại cho thấy, hợp đồng trong mua bán hàng hóa có vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với hợp đồng vận tải, thậm chí bao gồm cả hợp đồng vận tải Đó là vì hợp đồng mua bán hàng hóa là
cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người mua và người bán; còn hợp đồng thuê chở điều chỉnh quan hệ giữa người thuê chở và người chuyên chở; mà người thuê chở là người bán hay người mua lại phụ thuộc vào quy định của hợp đồng mua bán Nhiều hợp đồng mua bán chỉ định trước người chuyên chở Chính từ mối quan hệ chặt chẽ này mà các quốc gia đều đặt tên luật hàng hải là Luật Thương mại Hàng hải (Merchant Marine Transport Law) Thực tế đã chứng minh rằng, việc giao nhận vận tải có thể khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển buôn bán giữa các nước
Việc mua bán hàng hóa vận chuyển bằng đường biển phải tuân theo
Trang 3526
những điều kiện và luật lệ hàng hải quốc tế phức tạp Do đó, mối quan hệ giữa thương mại quốc tế với vận tải biển cũng phức tạp hơn các phương thức vận tải khác
Thứ ba, vận tải biển ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường buôn bán của các quốc gia
Trong các giai đoạn trước đây của nền sản xuất xã hội, khi mà tư liệu sản xuất nói chung còn thô sơ, trình độ công nghệ còn hạn chế và đặc biệt hiểu biết về đại dương, về biển xa còn hạn hẹp, thì nhu cầu giao lưu buôn bán cũng hạn chế và khả năng thực hiện giao thương, nhất là giao thương biển xa cũng không thể phát triển Chính vì vậy khối lượng hàng hóa, nhất
là hàng hóa cồng kềnh, có khối lượng và trọng lượng lớn luân chuyển trên phạm vi liên quốc gia cũng bị ảnh hưởng Thường là các quốc gia có chung đường biên thực hiện trao đổi buôn bán Do vậy số lượng mặt hàng cũng không đa dạng
Do những khám phá trong vận tải biển, nhất là việc phát triển các phương tiện vận chuyển trên biển ngày càng hiện đại, chuyên dụng, cho phép chở được nhiều loại hàng hóa với kích thước đa dạng, tính chất hóa lý khác nhau, không hạn chế về độ xa Vì vậy, hàng hóa vận chuyển buôn bán ngày càng đa dạng về cơ cấu, và đa dạng về thị trường xuất - nhập khẩu Ví
dụ cụ thể, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tháng của nền kinh tế kế hoạch hóa còn rất hạn hẹp về tổng lượng kim ngạch, cũng như thị trường giao dịch, chủ yếu với Trung Quốc và Liên Xô cũ Khi chúng ta mở cửa, hệ thống vận tải biển có điều kiện phát triển, đã mở ra điều kiện xuất khẩu ngày càng tăng đến nhiều thị trường Theo Tổng cục Hải quan, năm 2013 Việt Nam có buôn bán, trao đổi hàng hóa với gần 240 quốc gia và vùng lãnh thổ Số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD của xuất khẩu tăng từ 25 thị trường năm 2012 lên 27 thị trường năm 2013 và nhập khẩu tăng từ 13 lên 17 thị trường Trong số gần 240 bạn hàng của Việt Nam, có 3 thị trường hàng xuất khẩu Việt Nam có kim ngạch trên 10 tỉ USD
Trang 3627
(chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước) là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và 3 thị trường nhập khẩu trên 10 tỉ USD (chiếm 52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước) là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản (13)
Việc nhiều hàng hóa tham gia vào giao thương quốc tế, cũng như nhiều quốc gia do có phương tiện thuận lợi đã tham gia vào buôn bán, làm cho quy mô thương mại toàn cầu tăng lên mạnh mẽ Điều này, đến lượt nó lại thúc đẩy sản xuất phát triển
Thứ tư, vận tải biển ảnh hưởng đến cán cân xuất-nhập khẩu của các quốc gia
Vận tải biển có vai trò rất quan trọng đối với thay đổi cán cân thương mại quốc tế, nó có thể tác động làm tăng lên hoặc giảm đi Vận tải biển bên cạnh chức năng phục vụ, nó còn có chức năng kinh doanh vì đó là ngành sản xuất vật chất đặc biệt Chức năng phục vụ thể hiện ở chỗ vận tải biển bảo đảm nhu cầu chuyển chở hàng hóa xuất-nhập khẩu của các quốc gia Chức năng kinh doanh thể hiện trong việc thực hiện xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải đường biển Xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải là một hình thức xuất-nhập khẩu vô hình rất quan trọng Hoạt động này đem lại nguồn thu rất lớn cho vận tải biển, góp phần cân đối cán cân thanh toán quốc tế của mỗi quốc gia
Như vậy, thông qua xuất khẩu sản phẩm vận tải biển có thể tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tác động tích cực đến cán cân thanh toán
Điều rõ ràng là, vận tải biển là một yếu tố không thể tách rời thương mại quốc tế Nói đến thương mại quốc tế là nói đến vận tải biển Vận tải biển có thể vận chuyển đa dạng hàng hóa và còn có khả năng kinh doanh Điều này thể hiện vai trò song hành của vận tải biển trong thương mại quốc
tế, vừa thúc đẩy thương mại quốc tế, vừa có vai trò quan trọng trong cân đối cán cân thương mại quốc tế Song điều cũng cần thấy là bản thân thương mại quốc tế cũng đặt yêu cầu và tiền đề thúc đẩy vận tải biển phát triển Sự
an toàn trong thương mại quốc tế đòi hỏi vận tải biển (cảng biển, phương
Trang 3728
tiện, quản lý, dịch vụ cảng biển ) ngày càng hiện đại
Thứ năm, vận tải biển thúc đẩy giao lưu và hội nhập tế
Giao lưu, hội nhập là nhu cầu của con người và cũng là điều kiện cho phát triển Sự giao lưu, trao đổi được thực hiện qua việc đi lại của con người, của việc trao đổi hàng hóa giữa các vùng, các quốc gia Chính điều này dần dần mở rộng mối bang giao của các quốc gia trong quá trình phát triển Sự di chuyển của con người và hàng hóa giữa các quốc gia với nhau được thực hiện thông qua các phương tiện vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường không Đặc điểm của Trái đất chúng ta là biển chiếm ¾ diện tích, chi phí vận chuyển đường biển nhìn chung thấp hơn các phương tiện khác Do vậy trên thực tế giao thông đường biển, vận tải biển đảm bảo phần lớn nhu cầu của con người cũng như nhu cầu phát triển kinh tế toàn cầu Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của vận tải biển trong giao thương quốc tế
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, vận tải biển ngày càng quan trọng Điều này thể hiện ở nhu cầu giao lưu hội nhập ngày càng tăng, đồng thời với sự phát triển của khoa học công nghệ, vận tải biển càng có điều kiện phát huy các ưu thế vốn có thông qua hiện đại hóa
để đáp ứng tốt hơn và nhiều hơn các nhu cầu sản xuất và đời sống của các quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy hơn nữa giao thương và hội nhập toàn cầu
1.3 Các yếu tố tác động đến vận tải biển
Vận tải biển là ngành kinh tế tổng hợp, một ngành sản xuất đặc biệt, luôn chịu tác động của nhiều yếu tố, cả về kinh tế, chính trị và tự nhiên, cũng như những yếu tố thuộc về bản thân nội ngành vận tải biển
1.3.1 Sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế
Ngành vận tải biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
và đời sống xã hội Tuy nhiên, sự phát triển của ngành vận tải biển phụ thuộc trước hết vào tình phát triển kinh tế của mỗi nước cũng như nền kinh tế thế
Trang 3829
giới
Bản thân vận tải biển cũng là ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân Các lĩnh vực kinh tế đều gắn bó phụ thuộc lẫn nhau Một khi nền kinh tế suy thoái, thì các ngành kinh tế cũng bị tác động Điều này gắn chặt với chức năng của vận tải biển vừa phục vụ chuyên chở, vừa kinh doanh sản phẩm vận tải biển
Thứ nhất, với chức năng chuyên chở, vận tải biển phụ thuộc vào tổng
nhu cầu vận chuyển Nền kinh tế tăng trưởng tốt thì nhu cầu xuất và nhập khẩu sẽ gia tăng Đây chính là điều kiện cho phát triển vận tải biển Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, nhu cầu vận chuyển giảm sút, dẫn đến các doanh nghiệp vận tải sẽ dư thừa năng lực, trong khi vẫn phải trả chi phí bảo trì, tiền lương dẫn đến lâm vào tình trạng khó khăn, lỗ vốn thậm chí nguy cơ phá sản Thực trạng của các doanh nghiệp vận tải trên thế giới trong thời khủng hoảng kinh tế vừa qua là minh chứng rõ cho vấn đề này Cụ thể, kể từ khi suy thoái kinh tế năm 2008, hầu hết các hãng tàu vận tải kể cả tàu container, tàu chở hàng lỏng, hàng rời đều lỗ vốn, thu không đủ bù chi Năm 2011 có 14 hãng lớn trên thế giới công bố lỗ 3-25%, một số hãng phải nộp đơn xin phá sản Từ năm 2008-2011, đội tàu biển thế giới tăng 37% về trọng tải, gấp 3 lần nhu cầu vận tải, khiến tình trạng thừa năng lực so với nhu cầu vận tải ngày càng nghiêm trọng Hãng tàu Chile CSAV công bố lỗ ròng 525 triệu USD trong nửa đầu năm 2011, thua lỗ liên tục trong 3 năm liên tiếp từ năm 2008, tổng cộng 1,05 tỷ USD MOL, hãng tàu lớn nhất Nhật Bản đã báo mức lỗ 17 tỷ JPY NYK Lines, hãng tàu lớn thứ 2 Nhật Bản năm 2011 lỗ ròng khoảng 12 tỷ JPY (tương đương 156 triệu USD) Bên cạnh đó, kết thúc năm 2011 đã có 14 hãng tàu của Nhật đã công bố lỗ, với biên độ khác nhau từ -3 tới -25% (16)
Thứ hai, với chức năng kinh doanh sản phẩm vận tải, vận tải biển cũng
chỉ có thể gia tăng khi nhu cầu các sản phẩm vận tải trong nền kinh tế quốc gia cũng như trong nền kinh tế thế giới gia tăng Một khi kinh tế suy thoái, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm vận tải nói chung, vận tải biển nói riêng
Trang 39Thứ ba, mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế càng cao, nhu cầu
giao thương, vận tải cũng tăng lên sẽ là động lực thúc đẩy vận tải nói chung, đặc biệt là vận tải quốc tế, trong đó có vận tải biển Với ưu thế của mình giao thương hội nhập quốc tế càng mở rộng, vận tải biển sẽ càng phát triển mạnh
mẽ
Tuy nhiên điều cũng cần thấy là, sự ảnh hưởng của phát triển kinh tế
và hội nhập đến vận tải biển còn tùy thuộc vào quy mô kinh tế quốc gia Nếu một nền kinh tế quy mô vfa hội nhập sâu sẽ có điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển vận tải biển Điều đó cũng giải thích vì sao các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, EU và những thập kỷ gần đây là Trung Quốc lại
có hệ thống vận tải biển quy mô và phát triển mạnh mẽ
1.3.2 Sự phát triển của khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của vận tải biển Sự tác động này thể hiện ở vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải biển
và dịch vụ hậu cần biển
Thứ nhất, sự phát triển khoa học công nghệ tạo cơ sở cho xây dựng và
phát triển các cảng biển hiện đại, có khả năng đón các tàu chở hành siêu trường, siêu trọng Thời kỳ đầu của ngành hàng hải, chủ yếu là tận dụng bến cảng tự nhiên, sau này với nguồn lực tài chính và trình độ kỹ thuật, trên thế giới đã xuất hiện nhiều cảng biển lớn, tạo điều kiện cho phát triển vận tải biển Chẳng hạn, Cảng Thượng Hải, Cảng Singapore, Cảng Hồng Kong, Busan (Hàn Quốc), Rotterdam (Hà Lan), Port Kelang (Malaysia), Hamburg (Đức), Los Angeles (Mỹ), Bremen (Đức), và Long Beach (Mỹ)
Thứ hai, khoa học công nghệ đóng vai trò quyết định trong việc hình
Trang 4031
thành các phương tiện vận tải biển ngày càng hiện đại Ngày nay với công nghệ đóng tàu hiện đại thế giới có thể đóng các con tàu lớn, các con tàu chuyên dụng phục vụ các nhu cầu kinh tế, nghiên cứu, an ninh-quốc phòng
Có thể nêu các con tàu lớn trên thế giới như: Tàu chở dầu Knock Nevis của
Na Uy hay còn gọi với các tên như Seawise Giant, Happy Giant và Jahre Viking được biết đến như "Vua" của các loại tàu chở dầu với chiều dài 458m, rộng 69m Trọng tải của con tàu này là 564.763 tấn, trong khi đó, trọng lượng choán nước của nó lên tới 647.955 tấn, có thể chở được gần 650.000m3 dầu (tương đương với gần 4,1 triệu thùng dầu) Tàu Emma Maersk (Đan Mạch) có chiều dài 396,8m; chiều rộng 56,40m (tương đương diện tích của 4 sân bóng đá) và chiều cao 100m Tàu có thể xếp được 22 container theo chiều ngang của tàu và 8 container theo chiều cao Tàu phá băng "50 năm Chiến thắng"( Nga) là tàu phá băng nguyên tử lớn nhất thế giới Đây là một dự án cải tiến của hàng loạt tàu phá băng nguyên tử kiểu
"Artika" Tàu dài 159m, rộng 30m, trọng tải 25 ngàn tấn Chiều dày băng lớn nhất mà tàu này có thể phá là 2,8m Công suất của tàu là 75 ngàn mã lực
Đối với các đoanh nghiệp vận tải biển, phương tiện vận tải là công cụ chính bảo đảm cho hoạt động hiệu quả Các doanh nghiệp vận tải biển có phương tiện đủ về qui mô, phù hợp với chủng loại hàng sẽ là nhân tố quan trọng để đảm bảo lô hàng được giao đúng hạn thời gian qui định Trong trường hợp các doanh nghiệp vận tải biển không đủ, thậm chí không có phương tiện chuyên chở các lô hàng, khi đó họ không thể chủ động để tổ chức vận tải, có thể phải kéo dài thời gian giao hàng vào mùa cao điểm, đồng thời tăng thêm chi phí khai thác làm tăng giá cước vận chuyển Tại các cảng biển, nếu được trang bị các thiết bị xếp dỡ hiện đại mang tính chuyên dụng cao sẽ góp phần làm tăng năng suất xếp dỡ, giảm thời gian xếp dỡ các lô hàng, tác động trực tiếp đến công suất và hiệu quả vận tải biển
Thứ ba, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được ứng
dụng mạnh mẽ vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó bao gồm hoạt