1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm Hiểu Một Số Nghiệp Vụ Tổ Chức Thực Hiện Xuất Khẩu Trực Tiếp Hàng Dệt May Sang Thị Trường Hoa Kỳ Tại Công Ty Cổ Phần May Sài Gòn 3

28 700 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Tóm tắt quá trình thực tập giữa khóa tại Công ty CP May Sài Gòn 3...7 Chương 2: Tổ chức thực hiện xuất khẩu trực tiếp hàng thành phẩm sang thị trường Hoa Kỳ tại Công ty CP May Sài Gò

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC THỰC HIỆN XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TẠI CÔNG TY

Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Tổng quan về Công ty CP May Sài Gòn 3 2

I Sơ lược về Công ty 2

II Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 3

1 Chức năng và nhiệm vụ 3

2 Cơ cấu tổ chức 3

III Tình hình xuất khẩu của Công ty CP May Sài Gòn 3 sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2008-2010 5

1 Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 5

2 Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo điều kiện thương mại 6

3 Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo phương thức thanh toán 7

IV Tóm tắt quá trình thực tập giữa khóa tại Công ty CP May Sài Gòn 3 7

Chương 2: Tổ chức thực hiện xuất khẩu trực tiếp hàng thành phẩm sang thị trường Hoa Kỳ tại Công ty CP May Sài Gòn 3 9 I Sơ đồ tổ chức thực hiện 9

II Nhận xét và đánh giá chung về quy trình 15

1 Thuận lợi 15

2 Khó khăn 15

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp hàng thành phẩm sang thị trường Hoa Kỳ 17 I Một số dự báo về cơ hội và thách thức đối với Công ty CP May Sài Gòn 3 khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ 17

1 Cơ hội 17

2 Thách thức 17

II Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2011-2015 18

III Đề xuất để hoàn thiện nghiệp vụ 20

Trang 3

1 Hoàn thiện nghiệp vụ hải quan 20

2 Hoàn thiện nghiệp vụ và giành quyền vận tải 20

Trang 4

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 4

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu phòng Xuất Nhập Khẩu 5

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 5

Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms 2000 6

Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức thanh toán giai đoạn 7

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức xuất khẩu 9

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình học tập chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại Trường ĐH NgoạiThương Cơ Sở 2, người viết đã được trang bị kiến thức về lý luận, các học thuyếtkinh tế và bài giảng về các vấn đề thương mại quốc tế, nghiệp vụ ngoại thương, vậntải giao nhận và bảo hiểm…Và giai đoạn thực tập giữa khóa dành cho sinh viênnăm 3 chính là cơ hội để người viết được tiếp cận thực tế, từ đó kết hợp với lýthuyết đã học có nhận thức khách quan đối với các vấn đề xoay quanh những kiếnthức về hoạt động xuất nhập khẩu

Khoảng thời gian thực tập 5 tuần tại Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3, được sựgiúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng Xuất Nhập Khẩu, người viết có điềukiện nắm bắt tổng quát chung về tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn

2008-2010 và hoàn thành được bài báo cáo thực tập của mình với đề tài: “TÌM

HIỂU MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC THỰC HIỆN XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÀI GÒN 3”, trong đó đi sâu nghiên cứu nghiệp vụ tổ chức thực hiện

xuất khẩu từ khâu chuẩn bị hàng đến khâu giao hàng lên phương tiện vận tải hoặcgiao cho người chuyên chở do nhà nhập khẩu chỉ định

Bài báo cáo có kết cấu ba chương, bao gồm:

Chương 1: Tổng quan về Công ty CP May Sài Gòn 3

Chương 2: Tổ chức thực hiện xuất khẩu trực tiếp hàng thành phẩm sang thị trường Hoa Kỳ tại Công ty CP May Sài Gòn 3

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp hàng thành phẩm sang thị trường Hoa Kỳ

Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên người viết tiếp xúc với việc tìm hiểu quy trìnhthực tế và hạn chế về lượng kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khitrình bày báo cáo cũng như những đánh giá chủ quan của người viết về quy trìnhđược nêu, người viết rất mong nhận được đánh giá từ phía Công ty và Giáo viênhướng dẫn

Trang 6

Chương 1: Tổng quan về Công ty CP May Sài Gòn 3

I Sơ lược về Công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÀI GÒN 3

Tên giao dịch: SAIGON 3 GARMENT JOINT – STOCK COMPANY

Tên viết tắt: GATEXIM

Địa chỉ: 86 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Văn phòng: 40/32 Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP HồChí Minh, Việt Nam

Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 hiện có khoảng 2800 cán bộ công nhân viên cùngvới 6 xí nghiệp trực thuộc trong đó:

 Năng lực sản xuất: 800 000 pcs – 900000 pcs/ tháng

 Mặt hàng sản xuất chính: Quần Jeans và Khaki nam, nữ

 Khách hàng chính: Levi’s, Liz Claiborne, JC Penney, Lucretia, Uniqlo,Mitsubishi, AIC, NI Teijin, Esprit, Maytex, Excel Kind, Saitex, ANF,Pacsun, Polo Raph Lauren…

 Thị trường xuất khẩu: Nhật Bản (45%), Hoa Kỳ (40%), Châu Âu (10%)và 5% các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan…

Ngành nghề kinh doanh:

 Sản xuất kinh doanh xuất – nhập khẩu hàng may mặc

Trang 7

 Nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ và phụ tùngphục vụ cho sản xuất các mặt hàng ngành dệt may.

 Xuất khẩu các mặt hàng ngành dệt may

 Mua bán nguyên phụ liệu, thiết bị ngành may, quần áo

 Kinh doanh nhà đất

 Môi giới bất động sản

 Cho thuê nhà, dịch vụ tư vấn về quản lý kỹ thuật may

II Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

1 Chức năng và nhiệm vụ

Nhiệm vụ chính của công ty là nhập khẩu nguyên phụ liệu và sản xuất hàngmay xuất theo hai hình thức gia công xuất khẩu và sản xuất xuất khẩu, trong đó chútrong gia tăng xuất khẩu hàng FOB qua các năm

Bên cạnh đó, công ty còn đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng trong nước bằng cáchxây dựng thêm Trung tâm thời trang Sài Gòn 3 và các đại lý tiêu thụ sản phẩm củacông ty Tuy các cửa hàng này về quy mô thì không lớn so với các shop thời trangtrên thị trường nội địa nhưng nó góp phần mở rộng và nâng cao uy tín của công ty

2 Cơ cấu tổ chức

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu phân cấp quản lý, theochức năng và phân công công việc Lãnh đạo công ty tham gia phụ trách trực tiếptừng cơ sở Cơ cấu này nhằm giúp cho các phòng ban có thể hỗ trợ cho Ban GiámĐốc của Công ty vừa điều hành tốt vừa đảm bảo tính tuân thủ tại công ty Giám đốclà người quyết định công việc, các phòng ban chức năng giúp Giám đốc về chuyênmôn, nghiệp vụ, chỉ huy hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty

Quan hệ giữa các phòng ban với nhau là quan hệ phối hợp, các phòng banchuyên môn chỉ tham mưu và làm nhiệm vụ nghiệp vụ, các phòng ban chức năngkhông có quyền ra quyết định hay mệnh lệnh Quan hệ cấp dưới là quan hệ hướngdẫn, hỗ trợ, giúp đỡ nhằm cụ thể hóa để thực thi mệnh lệnh của Giám đốc

Có thể nói cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đóng vai trò là yếu tố quan trọngnhất quyết định sự thành công hay thất bại cho hoạt động sản xuất của công ty đượcthuận lợi tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững lâu dài Mô hình quản lý được

Trang 8

công ty áp dụng phù hợp với quy mô và tầm hoạt động của công ty, thực hiện đượcchế độ thủ trưởng có hiệu quả, tránh trùng lắp, chồng chéo công việc, những vẫnphát huy được năng lực và trí tuệ của đội ngũ chuyên môn, cán bộ chuyên mônnghiệp vụ.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3.

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự Công ty CP May Sài Gòn 3).

XN

MINAKO 1

P.TỔ CHỨC NHÂN SỰ

BAN QUẢN

P.KẾ TOÁN

TRUNG TÂM THỜI TRANG

P.KẾ HOẠCH

XN MINAKO 3

XN BÌNH PHƯỚC

XN THỊNH PHƯỚC

XN HIỆP PHƯỚC

TỔNG GIÁM ĐỐC

P GĐ NỘI CHÍNH

P GĐ TÀI CHÍNH

P GĐ KỸ

THUẬT

P GĐ KẾ HOẠCH SX

Trang 9

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu phòng Xuất Nhập Khẩu.

(Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu Công ty CP May Sài Gòn 3)

III Tình hình xuất khẩu của Công ty CP May Sài Gòn 3 sang thị trường Hoa

Kỳ giai đoạn 2008-2010

1 Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng

SL: Sản lượng (ĐVT: cái); GT: Giá trị (ĐVT: USD)

Áo Jacket 15.609 385.147 0 0 2.500 67.000Quần các loại

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là quần âu, Jeans, áo Jacket và một

số quần áo khác Trong đó mặt hàng quần dài là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của

TRƯỞNG PHÒNGPHÓ PHÒNG

BỘ PHẬN

CHỨNG TỪ

BỘ PHẬN GIAO DỊCH

BỘ PHẬN GIAO NHẬN

Trang 10

công ty, chiếm tỷ trọng cao nhất, có ảnh hưởng lớn đến kinh ngạch xuất khẩu củacông ty Bên cạnh đó, mặt hàng Jeans là mặt hàng mang lại kim ngạch lớn thứ haisau mặt hàng quần dài Thị trường tiêu thụ áo Jacket giảm sút, cụ thể trong năm

2009 công ty ngưng xuất khẩu áo Jacket sang thị trường Hoa Kỳ và năm 2010 thìxuất khẩu với số lượng ít (chỉ bằng 16% so với năm 2008) Nguyên nhân khốilượng tiêu thụ giảm là do mặt hàng này có thể sử dụng lâu dài, ít thay đổi Mặtkhác, áo Jacket có nhiều chi tiết phức tạp, đầu tư máy móc thiết bị nhiều, khó đạtnăng suất cao Song song đó thì công ty cũng đã chuyên môn hóa và mở rộng sảnxuất các mặt hàng khác như Jeans, Khaki để xuất khẩu Điều này cho thấy BanGiám Đốc công ty đã rất nhạy bén với sự biến động của thị trường và linh hoạt điềutiết chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế thị trường nhằm đạt mục tiêu và kếhoạch kinh doanh đã đề ra

2 Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo điều kiện thương mại

Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms 2000

ĐVT: Giá trị (USD), Tỷ trọng (%)

TỷtrọngFCA 35.591.50

Tổng

cộng

39.347.75 9

Trang 11

3 Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo phương thức thanh toán

Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức thanh toán

ĐVT: Giá trị (USD), Tỷ trọng (%)Phương thức

thanh toán

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọngL/C at sight 20.142.674 51,19 19.021.426 49,58 23.001.651 59,07T/T 19.205.085 48,81 19.343.422 50,42 15.934.704 40,93

Tổng cộng 39.347.759 100 38.364.848 100 38.936.355 100

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh XNK năm 2008-2010 của Phòng XNK)

Khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, công ty áp dụng cả hai hình thức thanhtoán L/C at sight và T/T Phương thức thanh toán L/C at sight được công ty áp dụngđối với các khách hàng ký kết hợp đồng với trị giá lớn, các hợp đồng theo hình thứcmua đứt bán đoạn và các khách hàng mới giao dịch, công ty chưa biết rõ khả năngthanh toán của đối tác Phương thức thanh toán T/T được áp dụng đối với nhữngkhách hàng có mối quan hệ lâu dài với công ty và các đối tác này có uy tín trongthanh toán, trị giá hợp đồng ký kết không lớn Phương thức T/T thực hiện đơn giản,

dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn phí hơn so với phương thức thanh toán L/C Năm

2009, tỷ trọng phương thức thanh toán bằng T/T tăng 1,61% so với năm 2008 vàsau đó giảm mạnh (9,49%) vào năm 2010 Nguyên nhân là do cuối năm 2008 đầunăm 2009, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàncầu, tuy vậy, công ty đã mạnh dạn ký kết hợp đồng xuất khẩu theo phương thứcthanh toán T/T nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho nhà nhập khẩu, từ đó giúp công

ty tăng khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng, ổn định doanh thu trong năm chịutác động của khủng hoảng kinh tế

IV Tóm tắt quá trình thực tập giữa khóa tại Công ty CP May Sài Gòn 3

27/6: đến công ty liên hệ xin được thực tập giữa khóa trong thời gian 5 tuần Saukhi trình bày với bộ phận nhân sự về chuyên ngành học và đề xuất đề tài muốnnghiên cứu, người viết được phân công thực tập tại phòng Xuất Nhập Khẩu (XNK)của công ty

28/6 – 1/7: làm quen với môi trường làm việc tại công ty, tìm hiểu về cơ cấu tổchức, chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức,

Trang 12

chức năng và nhiệm vụ của phòng XNK, quan sát nhiệm vụ của từng nhân viêntrong phòng và từ đó đưa ra đề tài thực tập giữa khóa (có trao đổi và tiếp thu ý kiếncủa chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trưởng phòng XNK).

4/7 – 8/7: được các anh chị ở bộ phận giao dịch giới thiệu và hướng dẫn các côngviệc cụ thể; được tiếp xúc với các loại giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ xuất khẩuFOB sang thị trường Hoa Kỳ như hợp đồng, vận đơn B/L, Invoice, Packing List, C/O…; được tiếp xúc với phần mềm khai hải quan điện tử ECUS_EX2 sử dụng chohàng sản xuất xuất khẩu, sau đó chuẩn bị bộ hồ sơ cần thiết cho nhân viên chứng từđến cục Hải quan Tp Hồ Chí Minh để làm thủ tục xác nhận thông quan

11/7 – 15/7: được đi làm thủ tục xác nhận thông quan cùng với nhân viên chứng từ

để hiểu rõ quy trình kiểm tra chứng từ giấy (đối với tờ khai được phân luồng vàngvà luồng đỏ), đăng ký định mức nguyên phụ liệu và thanh lý tờ khai…

18/7 – 22/7: được đi cùng với nhân viên giao nhận ra cảng để quan sát quy trìnhxuất hàng, nhập hàng tại cảng

23/7 – 29/7: tổng hợp kiến thức thu được, so sánh giữa thực tế và lý thuyết để hoànthành bài báo cáo

1/8: xin xác nhận thực tập giữa khóa, nhận xét của phòng XNK về quá trình thựctập và những kết quả thu được, kết thúc thực tập

Chương 2: Tổ chức thực hiện xuất khẩu trực tiếp hàng thành phẩm sang

thị trường Hoa Kỳ tại Công ty CP May Sài Gòn 3

Trang 13

I Sơ đồ tổ chức thực hiện

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức xuất khẩu

1 Bước 1: Chuẩn bị hàng theo đơn đặt hàng để xuất

Bộ phận Xí nghiệp sẽ kiểm soát quá trình này trên từng công đoạn, nếu có saisót sẽ được phát hiện và giải quyết ngay Kiểm tra xuất hàng là bước rà soát lại quátrình sản xuất và nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm đúng theo yêu cầu của bênnhập khẩu Việc đóng gói và chuẩn bị hàng xuất được thực hiện đồng thời có sựkiểm tra của nhân viên kiểm tra chất lượng Q/C (Quality Controlller) và bộ phậnkho (warehouse) Bộ phận Kế hoạch Sản xuất thiết lập chi tiết đóng gói (shippingdetails)

2 Bước 2: Liên hệ nhận Booking Note

Phòng XNK kiểm tra kế hoạch hàng tuần do Phòng Kế Hoạch thông báo vàođầu tuần Nhân viên chứng từ đứng ra liên hệ với khách hàng và hãng tàu, đại lý để

Chu

ẩn

bị hàn

g để xuất

Liên

hệ nhận Booking Note

Lập hồ sơ xuất khẩu thành phẩm

Giao hàng tại cảng

Lập chứng từ cho khách hàng và

nhận thanh toán

Trang 14

nhận lệnh đóng hàng (Booking note), kiểm tra các thông tin trên lệnh: Nước nhậpkhẩu, phương thức giao hàng, cửa khẩu đóng hàng, thời gian cắt máng (cut-offtime), phương thức đóng hàng (CY hay CFS), rồi chuyển Booking note cho bộ phậnphụ trách đơn hàng của Phòng Kế hoạch phối hợp với Xí nghiệp để đóng hàng đúngtiến độ.

Lưu ý: Tùy theo chỉ định của khách hàng mà giao hàng theo phương thức đóng

hàng CY hay CFS

 Đối với hàng xuất nguyên container (cont) (CY): Nhân viên giao nhậnđược thông báo thời gian, địa điểm lấy cont rỗng và nhận seal hãng tàumang về xí nghiệp để đóng hàng xuất Nếu tờ khai xuất khẩu được phânluồng xanh hoặc vàng (hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế) thì sau khiđóng hàng sẽ niêm phong cont bằng seal của hãng tàu Nếu tờ khai xuấtkhẩu được phân luồng đỏ (hàng hóa phải kiểm tra thực tế) thì niêmphong cont bằng seal “Saigon 3” Kết quả phân luồng do nhân viênchứng từ của phòng XNK cung cấp

 Đối với hàng xuất lẻ (CFS): hàng được đóng trong carton xếp lên xe tải,niêm phong bằng seal “Saigon 3”, đưa ra kho CFS theo lệnh Bookingnote

3 Bước 3: Lập hồ sơ xuất khẩu thành phẩm

3.1 Nhân viên chứng từ của phòng XNK liên hệ Bộ phận phụ trách đơn hàng

của Phòng Kế hoạch để nhận Packing List và bảng định mức nguyên vật liệu Từ đóNhân viên chứng từ xác định các mã hàng được xuất theo lịch xuất hàng, kiểm tra

số liệu trên Packing List, và kiểm tra những thông tin bắt buộc phải có trong bảngđịnh mức, bao gồm: thành phần vải, khổ vải/ keo/ gòn, mã số của nguyên vật liệucần sử dụng, chỉ phải thể hiện bao nhiêu mét/ cuộn, dây kéo phải thể hiện lớn hơnhay nhỏ hơn 50cm, danh mục nhãn chính, móc treo và dây nịt không cho phép phầntrăm hao hụt

3.2 Kiểm tra nước nhập hàng (Hoa Kỳ), địa chỉ nhận hàng, giá FCA hoặc giá

FOB, giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu khách hàng có yêu cầu)

3.3 Lập hồ sơ hải quan:

Ngày đăng: 18/05/2016, 23:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hiệp hội Dệt may Việt Nam – Số liệu thống kê: Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ theo năm (Tổng hợp ngày 17/02/2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp hội Dệt may Việt Nam –
2. Hoàng Văn Châu (2009) – Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế. Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Văn Châu (2009) –
Nhà XB: Nhà xuấtbản thông tin và truyền thông Hà Nội
3. Phòng Tổ chức nhân sự của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 – Báo cáo cơ cấu tổ chức của Công ty Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng Tổ chức nhân sự của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 –
4. Phòng XNK của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 – Báo cáo tình hình kinh doanh XNK năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng XNK của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 –
5. Phòng XNK của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 – Báo cáo tình hình kinh doanh XNK năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng XNK của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 –
6. Phòng XNK của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 – Báo cáo tình hình kinh doanh XNK năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng XNK của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 –
7. Phòng XNK của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 – Báo cáo cơ cấu tổ chức phòng XNK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng XNK của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 –
8. Trang web dddn.com.vn – Xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ: Cẩn trọng rào cản mới (http://dddn.com.vn/20081120024332421cat85/Xk-det-may-Viet-Nam-vao-Hoa-Ky-Can-trong-rao-can-moi.htm) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang web dddn.com.vn –

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w