Những quy định chung của Công ty AASC về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu v6169 (Trang 38 - 45)

CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – AASC

2.2.1. Những quy định chung của Công ty AASC về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tài chính

Mặc dù đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính là các Báo cáo tài chính nhưng khách thể cụ thể của mỗi một cuộc kiểm toán lại là khác nhau, với quy mô và tính chất của các cuộc kiểm toán khác nhau. Vì vậy, kiểm toán tài chính không phải lúc nào cũng có trình tự như nhau, đặc biệt là đối với những đối tượng và khách thể phức

tạp. Từ đó, Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán - AASC đã hết sức sáng tạo và linh hoạt trong việc xây dựng trình tự kiểm toán tài chính, căn cứ trên những gì mà Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế đã quy định. Tuy vậy quy trình chung của kiểm toán tài chính tại Công ty AASC vẫn bao gồm 6 bước có liên quan chặt chẽ với nhau :

 Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán.

 Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.

 Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể.

 Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán.

 Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo.

 Bước 6: Công việc thực hiện sau khi kiểm toán.

Trong đó, quy trình lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC được chia làm 3 giai đoạn : Giai đoạn công việc thực hiện trước kiểm toán, giai đoạn lập kế hoạch tổng thể, và giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính được cụ thể trong sơ đồ sau :

Sơ đồ 2.4 :Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC

Chuẩn bị trước kiểm toán

Gửi thư mời kiểm toán

Lựa chọn nhóm kiểm toán

Thiết lập các điều khoản của hợp đồng Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán tổng thể

Thu thập thông tin về khách hàng

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng

Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Xác định mức trọng yếu

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán

Thiết kế chương trình kiểm toán

Tổng hợp rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng

Xác định phương pháp kiểm toán

Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết

2.2.2. Tổ chức thực hiện lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện

Mặc dù đã xây dựng cho mình một quy trình chung cho việc lập kế hoạch kiểm toán song các kiểm toán viên của AASC khi tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng mới, luôn ý thức vận dụng linh hoạt và sáng tạo việc lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính theo từng khách hàng cụ thể. Để thấy rõ hơn công tác lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính đã được các Kiểm toán viên Công ty AASC thực hiện như thế nào, em xin được trình bày về việc lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2005 cho hai khách hàng của Công ty AASC: Công ty liên doanh thẻ thông minh A và Công ty cổ phần B.

Công ty liên doanh thẻ thông minh A là Công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thẻ dữ liệu công nghệ cao. Công ty liên doanh thẻ thông minh A mới thành lập năm 2003 theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, giấy phép đầu tư số: 31/GP – VP ngày 24/01/2003. Công ty A lần đầu tiên ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính với Công ty AASC. Báo cáo tài chính năm 2004 của Công ty A được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán và tư vấn thuế - ATC thực hiện.

Công ty cổ phần B được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá một bộ phận của Công ty X theo Quyết định số 2863/QĐ-UB ngày 18/11/1998 với thời gian hoạt động là 40 năm. Là một Công ty có quy mô bé, trình độ chuyên môn của nhân viên không cao nên trong cạnh tranh Công ty bị thua kém nhiều mặt.

2.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

2.2.2.1.1 Gửi thư chào hàng kiểm toán

Thị trường kiểm toán tại Việt Nam tuy còn mới mẻ nhưng đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng kiểm toán nước ngoài như Price Water House and Cooper, KPMG, Ernst and Young... với các Công ty kiểm toán của Việt Nam như AASC, VACO, .. Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao như vậy thì việc có được khách hàng là việc cũng không đơn giản. Có nhiều cách để có được khách hàng, trong đó cách chắc chắn nhất là tự tìm đến với khách hàng và giới thiệu về những dịch vụ mà Công ty có thể cung cấp, về sự đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như khẳng định được với khách hàng về những gì mà khách hàng trông đợi ở một Công ty kiểm toán.

Đối với tất cả khách hàng của Công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC, dù là khách hàng thường xuyên hay khách hàng tiềm năng, hàng năm AASC đều gửi thư mời kiểm toán. Thư chào hàng kiểm toán được soạn thảo bởi bộ phận khách hàng. Thư chào hàng kiểm toán cung cấp cho khách hàng các thông tin về các loại hình dịch vụ mà AASC có khả năng cung cấp cũng như quyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịch vụ của AASC.

Thư chào hàng của Công ty AASC bao gồm các nội dung: Thư ngỏ của Ban Giám đốc, giới thiệu về Công ty, và khách hàng của Công ty AASC cùng các dịch vụ

mà AASC cung cấp. Thư ngỏ trong Phụ lục số 1 là một phần trong thư chào hàng do AASC gửi đến khách hàng của mình.

Nếu khách hàng chấp nhận lời mời cung cấp dịch vụ của AASC thì họ sẽ ký vào thư mời kiểm toán và gửi lại cho AASC một bản sao của thư mời kiểm toán đó. Sau khi nhận được bản sao do khách hàng gửi lại có kèm theo sự chấp thuận lời mời kiểm toán của AASC thì AASC sẽ thực hiện các công việc của một cuộc kiểm toán, mà giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán chính là việc lập kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán đó.

Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng đã chấp nhận dịch vụ kiểm toán của mình, AASC thực hiện một số công việc trước kiểm toán như sau:

-Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán (rủi ro chấp nhận hợp đồng). - Lựa chọn nhóm kiểm toán.

- Thiết lập các điều khoản của hợp đồng.

2.2.2.1.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán, theo quan điểm của AASC, là rủi ro mà khi việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ gây ra những hậu quả bất lợi cho kiểm toán viên hay làm tổn hại đến uy tín của Công ty.

Do kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có sự nhận thức và hiểu biết cặn kẽ về kiểm toán. Mặt khác, trong mỗi cuộc kiểm toán, luôn có khả năng kiểm toán viên không lường hết được mọi yếu tố tiềm tàng có thể xảy ra. Bằng thái độ thận trọng nghề nghiệp, và kinh nghiệm tích luỹ được, AASC luôn cho rằng bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng đều có khả năng xảy ra rủi ro. Do vậy, việc đánh giá ban đầu về rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán là một bước công việc mà các kiểm toán viên của AASC luôn tiến hành trong mọi cuộc kiểm toán.

Do việc đánh giá rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán, hơn nữa việc đánh giá này mang tính xét đoán nghề nghiệp, nên Ban Giám đốc AASC thường sẽ cử ra một thành viên của Ban Giám đốc (thường là Phó Giám đốc), là một người có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro kiểm toán đồng thời xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán cho khách hàng.

Việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở thu thập các thông tin chung nhất về khách hàng như lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môi trường hoạt động, tính liêm chính của Ban lãnh đạo... để tiến hành xếp loại khách hàng vào một trong ba loại: khách hàng có rủi ro ở mức thông thường, khách hàng rủi ro ở mức có thể kiểm soát được hay khách hàng có rủi ro ở mức cao.

Kết luận này được đưa ra căn cứ vào số điểm mà kiểm toán viên kết luận sau khi trả lời các câu hỏi trong Bảng câu hỏi - Đánh giá ban đầu về khách hàng theo mẫu đã có sẵn tại Công ty.

∗ Một khách hàng được coi là có rủi ro ở mức thông thường (tương ứng với số điểm < 50) nếu:

- Hoạt động kinh doanh của đơn vị có thể đứng vững được và có triển vọng phát triển dài hạn.

- Doanh nghiệp có hệ thống tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả. - Doanh nghiệp áp dụng các chính sách kế toán ít thay đổi.

- Đơn vị có khả năng tuân thủ các yêu cầu Báo cáo tài chính về mặt thời gian. - Đơn vị có bộ phận quản lý có năng lực chuyên môn, chính trực, bao gồm những nhà quản lý tài chính và kế toán thông hiểu tình hình kinh doanh và các quyết định của Ban Giám đốc.

∗ Một đơn vị được coi là có rủi ro ở mức cao (tương ứng với số điểm > 380): đơn vị có khả năng gây ra cho hãng kiểm toán phải chịu tổn thất do vướng vào một vụ kiện với khách hàng, hoặc gây mất uy tín của hàng kiểm toán. Theo đó, Công ty không nên chấp nhận những đơn vị như vậy làm khách hàng của mình.

∗ Một đơn vị được coi là có rủi ro ở mức kiểm soát được nếu rủi ro cao hơn mức thông thường nhưng chưa đến mức quá cao (tương ứng với 50 < số điểm < 380).

Việc đánh giá về khách hàng phụ thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự đánh giá tổng thể và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Nếu khách hàng được đánh giá ở mức rủi ro thông thường và rủi ro kiểm soát được thì kiểm toán viên có thể chấp nhận kiểm toán cho khách hàng này.

Với Công ty liên doanh A, qua xem xét Báo cáo tài chính do Công ty cung cấp cũng như phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán thấy rằng Công ty liên doanh A đang hoạt động có lãi và không có nhân tố nào ảnh hưởng tới tính liên tục hoạt động của Công ty cho đến thời điểm kiểm toán.

Công ty cổ phần B là một Công ty cổ phần nhỏ, và trình độ chuyên môn chưa cao nên trong cạnh tranh Công ty bị thua kém về nhiều mặt.

Sau khi xem xét phân tích, chủ nhiệm kiểm toán sẽ sử dụng hiểu biết của mình để trả lời một bảng câu hỏi do máy tính đưa ra. Căn cứ vào câu trả lời đối với một vấn đề cụ thể, đặc biệt là xét tầm quan trọng của vấn đề đó tới Báo cáo tài chính, chủ nhiệm kiểm toán sẽ đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán. Rủi ro thấp nhất tương ứng với số điểm là 0 và cao nhất ứng với số điểm là 380. Ví dụ, tính trung thực của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc bao giờ cũng được quan tâm nhất. Nếu Ban Giám đốc thiếu trung thực, tạo ra những thông tin giả tạo trên Báo cáo tài chính khiến kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp được báo cáo từ lỗ sang lãi hoặc ngược lại, rủi ro luôn được đánh giá ở mức cao.

Đối với Công ty liên doanh A và Công ty cổ phần B , kết quả đánh giá rủi ro tổng quát về Công ty của kiểm toán viên AASC được lưu lại trên hồ sơ kiểm toán như sau:

Biểu 2.5 :Kết quả đánh giá rủi ro tổng quát

Khách hàng: Công ty liên doanh A Tổng điểm : 38/380 điểm

Người thực hiện: Lê Anh Phương

Khách hàng: Công ty cổ phần B Tổng điểm : 150/380 điểm Người thực hiện: Vũ Xuân Biển 1. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nào?

Sản xuất và kinh doanh thẻ thông minh và các phần mềm ứng dụng.

1. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nào? Ngân hàng

2. Tình hình sở hữu của Công ty?

Công ty liên doanh Việt Nam và Nhật Bản. 2. Tình hình sở hữu của Công ty?Là doanh nghiệp nhà nước. 3. Cơ cấu quản lý của khách hàng như thế nào?

Được tổ chức tốt. 3. Cơ cấu quản lý của khách hàng như thế nào?Được tổ chức tốt. 4. Chính sách kế toán của khách hàng là gì?

Chính sách kế toán thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính và tuân thủ Chuẩn mực Kế toán Việt nam.

4. Chính sách kế toán của khách hàng là gì?

Chính sách kế toán thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính và tuân thủ Chuẩn mực Kế toán Việt nam. 5. Hệ thống KSNB của khách hàng xét trên khía cạnh

chung nhất hoạt động như thế nào? Hợp lý.

5. Hệ thống KSNB của khách hàng xét trên khía cạnh chung nhất hoạt động như thế nào?

Chưa hợp lý. 6. Quy mô của khách hàng? (Sử dụng giá trị tổng tài sản

nếu khách hàng là một ngân hàng, một Công ty bảo hiểm, Công ty kinh doanh bất động sản; sử dụng doanh thu bán hàng hoặc tổng số bán ra nếu khách hàng hoạt động trong lĩnh vực khác)

Doanh thu của Công ty liên doanh A ở mức thấp nhất và cao nhất qua các năm là: 8.000.000 - 12.000.000 đô la Mỹ.

6. Quy mô của khách hàng? (Sử dụng giá trị tổng tài sản nếu khách hàng là một ngân hàng, một Công ty bảo hiểm, Công ty kinh doanh bất động sản; sử dụng doanh thu bán hàng hoặc tổng số bán ra nếu khách hàng hoạt động trong lĩnh vực khác)

Tổng giá trị tài sản của Công ty là 800 tỷ đồng Việt Nam.

7. Mức độ các khoản công nợ và tăng trưởng của Công

ty? Trung bình. 7. Mức độ các khoản công nợ và tăng trưởng của Công ty? Thấp. 8. Quan hệ giữa Công ty và KTV? Rất tốt. 8. Quan hệ giữa Công ty và KTV? Tốt.

9. Khả năng Công ty báo cáo sai các kết quả tài chính và

tài sản ròng? Thấp. 9. Khả năng Công ty báo cáo sai các kết quả tài chính và tài sản ròng? Thấp. 10. Khách hàng có ý định lừa dối KTV không?

Công ty cung cấp đầy đủ thông tin khi có yêu cầu của KTV.

10. Khách hàng có ý định lừa dối KTV không?

Công ty cung cấp khá đầy đủ thông tin khi có yêu cầu của KTV.

11. Mức độ chủ quan trong việc xác định kết quả?

Thấp. 11. Mức độ chủ quan trong việc xác định kết quả?Trung bình. 12. Năng lực của Ban Giám đốc điều hành và của Giám

đốc tài chính?

Phù hợp với yêu cầu hoạt động của Công ty.

12. Năng lực của Ban Giám đốc điều hành và của Giám đốc tài chính?

Chưa hợp với yêu cầu hoạt động của Công ty. 13. KTV có băn khoăn gì về tính liên tục hoạt động của

khách hàng không? Không. 13. KTV có băn khoăn gì về tính liên tục hoạt động của khách hàng không? Có. 14. Khả năng khách hàng bị vướng vào vụ kiện nào đó?

Không có khả năng này.

14. Khả năng khách hàng bị vướng vào vụ kiện nào đó?

Không áp dụng.

Trên cơ sở kết quả đánh giá trên chủ nhiệm kiểm toán quyết định đánh giá Công ty liên doanh A được xếp vào nhóm khách hàng có rủi ro ở mức thông thường, Công ty cổ phần B được đánh giá có mức rủi ro có thể kiểm soát được do đó chấp nhận kiểm toán cho hai khách hàng này.

2.2.2.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán

Một phần của tài liệu v6169 (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w