Quy định chung về lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu v6169 (Trang 75 - 76)

Nhận thức được tầm quan trọng của lập kế hoạch kiểm toán, Ban lãnh đạo AASC đã có quy định thành văn về việc lập kế hoạch kiểm toán trong tất cả các cuộc kiểm toán như sau: “Nhằm tuân thủ đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và tăng cường sức cạnh tranh, Ban Giám đốc Công ty yêu cầu các phòng trước khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, kiểm toán dự án phải lập kế hoạch kiểm toán và gửi về phòng kiểm soát chất lượng để lấy ý kiến tham gia và chuẩn bị công việc kiểm soát chất lượng”.

Để kế hoạch kiểm toán thực sự giữ đúng vị trí là kim chỉ nam xuyên suốt toàn bộ cuộc kiểm toán, quá trình lập kế hoạch kiểm toán của AASC được thực hiện theo trình tự:

∗ Gửi thư mời kiểm toán và hình thành một Hợp đồng kiểm toán. ∗ Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:

- Chuẩn bị các điều kiện cho lập kế hoạch kiểm toán: Thu thập thông tin về khách hàng như cơ cấu tổ chức, đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin về nghĩa vụ pháp lý...

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: hệ thống kế toán, quy trình hạch toán đang áp dụng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.

- Thực hiện các bước phân tích sơ bộ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán và một số tỷ suất quan trọng.

- Xác định mức độ trọng yếu: xác định những khu vực trọng yếu. - Đánh giá rủi ro kiểm toán.

∗ Thiết kế chương trình kiểm toán (kế hoạch kiểm toán cụ thể): xác định phương pháp kiểm toán và chương trình kiểm toán chi tiết đến từng bộ phận

∗ Ban giám đốc soát xét kế hoạch kiểm toán để tránh những sai sót dù là nhỏ nhất, nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán.

Sau khi lập xong kế hoạch kiểm toán, trước khi bước vào tiến hành kiểm toán, đoàn kiểm toán tiến hành tiếp xúc gặp gỡ với đơn vị được kiểm toán để trao đổi thống nhất về nội dung, phạm vi, nguyên tắc, thời gian... tiến hành kiểm toán, tạo không khí hiểu biết và hợp tác giữa Công ty và đơn vị được kiểm toán.

Nhờ tuân thủ các quy định bắt buộc về việc lập kế hoạch kiểm toán trên, Công ty đã tính toán được mức chi phí hợp lý để giữ được khách hàng và cạnh tranh được với

các Công ty kiểm toán khác. Mặt khác, việc lập kế hoạch kiểm toán giúp Công ty hạn chế những bất đồng trong tương lai giữa kiểm toán viên và khách hàng, cũng như tạo điều kiện tiến hành cuộc kiểm toán có hiệu quả, cho phép kiểm toán thu thập được những bằng chứng đầy đủ và thích hợp, nhờ đó hạn chế được tối đa trách nhiệm pháp lý và giữ được uy tín nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu v6169 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w