1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

17 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 166,5 KB

Nội dung

Phí bảo vệ môi trường Các chính sách phí hiện hành đang áp dụng vào các nguồn gây ô nhiễm, đánh vào các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường nước, đất, không khí nhằm mục đích thúc đẩy c

Trang 1

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 2

1 Những công cụ hạn chế ô nhiễm môi trường 2

2 Phí bảo vệ môi trường 3

3 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 3

Nội dung phân tích 6

1 Các đối tượng tác động 6

2 Tính hiệu quả về mặt chi phí khi áp dụng thuế phát thải 7

3 Xác định mức phát thải xã hội 9

4 So sánh phí phát thải và tiêu chuẩn phát thải 10

Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam 10

1 Thực tiễn ở Việt Nam 10

2 Một số kinh nghiệm quốc tế 12

3 Một số kiến nghị cho việc áp dụng ở Việt Nam 14

Tài liệu tham khảo

Trang 2

I Đặt vấn đề

1 Những công cụ hạn chế ô nhiễm môi trường

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau

Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v và công cụ kinh tế Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:

• Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương

• Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường

• Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước

về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào

Cụ thể trong đó, các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới lợi ích và chi phí trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới các hành vi ứng

xử của nhà sản xuất sao cho có lợi đối với môi trường Các công cụ kinh tế trong quản lí môi trường gồm:

 Thuế và phí môi trường

 Giấy phép phát thải có thể mua bán được hay quota ô nhiễm

 Kí quỹ môi trường

Trang 3

 Nhãn sinh thái

Các công cụ này cho phép doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu đáp ứng các yêu cầu về môi trường Thu phí môi trường là 1 trong số nhiều công cụ kinh tế quản lí môi trường đã, đang và sẽ được đẩy mạnh áp dụng trong thời gian tới

2 Phí bảo vệ môi trường

Các chính sách phí hiện hành đang áp dụng vào các nguồn gây ô nhiễm, (đánh vào các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường nước, đất, không khí) nhằm mục đích thúc đẩy các đối tượng gây ô nhiễm phải giảm thiểu khối lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và đóng góp một phần tài chính vào việc xử lý ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra Hiện nay, đã có 4 khoản phí bảo vệ môi trường đang được thực hiện như sau:

 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: Được thực hiện từ năm 2003 với

mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải gây nên; sử dụng nguồn nước sạch một cách tiết kiệm và hiệu quả

 Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: Được thực hiện từ năm 2007,

phí thu đối với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải

ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác Ngoài phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, hiện nay còn đang áp dụng thu

“phí vệ sinh” là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí cho

hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa phương

 Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mới được thực hiện từ

năm 2006, thu vào các hoạt động khai thác khoáng sản gồm khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại

 Phí xăng dầu: Đang thu đối với xăng các loại, dầu diesel, dầu hoả, dầu

mazút, dầu mỡ nhờn Số tiền thu từ phí xăng dầu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

Số thu từ phí bảo vệ môi trường được dùng cho mục đích hỗ trợ cho công tác bảo

vệ và đầu tư cho môi trường

3 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

a) Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: là nước thải

công nghiệp và nước thải sinh hoạt

 Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ:

- Cơ sở sản xuất công nghiệp;

- Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thủy sản; cơ sở hoạt động giết mổ gia súc;

Trang 4

- Cơ sở sản xuất bia, rượu, nước giải khát; cơ sở thuộc da, tái chế da;

- Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề;

- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;

- Cơ sở cơ khí sửa chữa ô tô, xe máy tập trung;

- Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản;

- Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở nuôi tôm trên cát; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;

- Nhà máy cung cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung

 Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:

- Hộ gia đình (trừ nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có

hệ thống cấp nước sạch);

- Cơ quan Nhà nước;

- Đơn vị vũ trang nhân dân;

- Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân;

- Các cơ sở rửa xe ô tô, xe máy;

- Bệnh viện, trạm xá; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng; khách sạn; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (không phải là đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp)

b) Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:

b.1 Mức thu phí và cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

Mức thu phí:

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình) là 8% (tám phần trăm) trên giá bán 1 m3 (một mét khối) nước sạch sử dụng chưa bao gồm thuế gía trị gia tăng

Mức thu phí được tính trên tổng lượng nước sạch đã được sử dụng trong tháng Việc xác định lượng nước sạch sử dụng được tính như sau:

- Trường hợp có lắp đặt đồng hồ thì xác định số lượng nước sạch sử dụng theo đồng hồ

- Trường hợp không có đồng hồ đo lượng nước sạch sử dụng (tự khai thác sử dụng) thì xác định mức tiêu thụ theo định mức khoán, áp dụng như sau:

+ Đối với hộ gia đình khu vực nội thành phố là: 3,5m3/người/tháng, định mức này căn cứ thực tế bình quân sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh là 120lít/ngày đêm/người

+ Đối với gia đình khu vực ngoại thành phố và nông thôn là: 2,1m3/người/tháng (tương đương 70lít/người/ngày đêm)

Trang 5

+ Đối với cơ quan Nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân; trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân; các sơ sở rửa xe ô tô, xe máy; bệnh viện, trạm xá, cơ sở khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác và đối tượng khác Các tổ chức, cá nhân nói trên kê khai lượng nước sử dụng trong tháng cho UBND xã, phường Trên cơ sở kê khai, UBND xã, phường, thị trấn xác minh lượng nước sử dụng

Cách xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

* Trường hợp có đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ:

Số phí bảo vệ môi trường đối với

nước thải sinh hoạt phải nộp

(đồng) (Đối với hộ gia đình)

=

Số lượng nước sạch

sử dụng của đối tượng nộp phí (m3)

x

8% giá bán 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế VAT

* Trường hợp tự khai thác nước ngầm không có đồng hồ đo lượng nước tiêu thụ:

- Đối với hộ gia đình khu vực nội thành:

Số phí bảo vệ môi

trường đối với nước

thải sinh hoạt phải nộp

(đồng)

= 3,5(m3/người/tháng) x

Số nhân khẩu

(người)

x

8% giá bán 1m3 nước sạch trung bình tại phường, thị trấn

- Đối với gia đình khu vực ngoại thành và nông thôn:

Số phí bảo vệ môi trường

đối với nước thải sinh

hoạt phải nộp (đồng)

= 2,1(m3/người/tháng) x

Số nhân khẩu

(người)

x

8% giá bán 1m3 nước sạch trung bình tại xã

* Các tổ chức khác (thuộc đối tượng chịu phí nước thải sinh hoạt):

- Trường hợp có đồng hồ đo lượng nước sách tiêu thụ:

Số phí bảo vệ môi trường đối

với nước thải sinh hoạt phải

nộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng của đối tượng nộp phí (m3)

x

8% giá bán 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế VAT

- Trường hợp tự khai thác nước ngầm không có đồng hồ đo lượng nước tiêu thụ:

Số phí bảo vệ môi

trường đối với nước

thải sinh hoạt phải nộp

= Tổng lượng nước thải ra theo

số lượng tự kê khai do UBND

xã, phường, thị trấn xác nhận

x 8% giá bán

1m3 nước sạch trung

Trang 6

(đồng) (m3) bình tại địabàn

b.2 Cách xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:

- Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất

ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí bảo vệ môi

trường đối với

nước thải công

nghiệp phải nộp

(đồng) đối với

từng chất gây ô

nhiễm

=

Tổng lượng nước thải ra (m3)

x

Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)

x 10-3 x

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường tiếp nhận tương

ứng (đồng/kg)

- Trường hợp nước thải công nghiệp của một đối tượng nộp phí có nhiều chất gây

ô nhiễm, thì số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp là gộp của từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải

- Việc xác định khối lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên môi trường

II Nội dung phân tích

1 Các đối tượng tác động:

Phí phát thải nước (hay thuế phát thải nước) là khoản thuế đánh vào lượng nước thải thực tế của người sản xuất Loại thuế phát thải nước hay các loại thuế phát thải khác thực chất giống thuế Pigou, nhưng khác biệt là thuế Pigou được xác định theo từng đơn vị hàng hoá hoặc dịch vụ còn thuế phát thải được tính theo đơn vị phát thải ra môi trường

Phí phát thải có ngụ ý rằng: chủ thể gây ô nhiễm có thể phát thải tuỳ theo ý muốn, nhưng lượng chất thải của họ sẽ được ghi nhận, đo lường và phải nộp thuế trên mỗi đơn vị phát thải ra môi trường

Phí phát thải tạo ra động cơ kinh tế khuyến khích khiến chủ thể gây ô nhiễm phải

tự tìm ra cách tốt nhất để giảm lượng chất thải, thay vì các cơ quan môi trường trung ương quy định việc này phải thực hiện như thế nào

Trang 7

Cơ sở để xác định phí phát thải: để xác định mức phí trên mỗi đơn vị chất thải, người ta căn cứ vào chi phí cần thiết để làm giảm ô nhiễm cận biên (đơn vị ô nhiễm) là MAC

2 Tính hiệu quả về mặt chi phí khi áp dụng thuế phát thải:

Khi áp dụng thuế phát thải, chủ thể gây ô nhiễm sẽ có phản ứng phù hợp nhất, tối thiểu hoá chi phí của mình Ta xét ví dụ sau:

Ví dụ: Xét 1 doanh nghiệp có đường chi phí giảm nhiễm biên là:

MAC = 200 – 4E Khi chưa có sự can thiệp của chính phủ, doanh nghiệp thải 50 tấn/tháng, nhưng khi có sự can thiệp của cơ quan nhà nước và yêu cầu nộp thuế ở mức quy định, giả sử Nhà nước quy định mức thuế phải nộp là F = 100$/tấn khi đó doanh nghiệp sẽ có thể có những lựa chọ khác nhau được thống kê trong bảng:

Phát thải

(tấn/tháng)

(E)

Phí giảm thải

ô nhiễm biên (MAC)

Tổng chi phí giảm ô nhiễm (TAC)

Tổng tiền thuế hàng tháng

(TF)

Tổng chi phí của chủ thể gây ô nhiễm ($)

(TAC + TF)

Trang 8

Ta có:

MAC = 200 – 4E

F = 100$/tấn

TAC = MAC x E

TF = E x F

 Tổng chi phí của chủ thể gây ô nhiễm : TAC + TF

Ta có MAC cắt F tại A, tương ứng mức phát E*

Tại E*: Tổng chi phí (TAC +TF) min

Theo bảng trên thì TAC + TF= 3750b  min, ứng với E* = 25

Do đó tổng tiền thuế: TF = a

tổng chi phí giảm nhiễm: TAC = b

 Tổng chi phí của chủ thể gây ô nhiễm:

TAC + TF = a + b Giả sử doanh nghiệp phát thải ở mức cao hơn 25 tấn/tháng là E= 50 tấn/tháng

Trang 9

Khi đó tổng chi phí của chủ thể gây ô nhiễm:

TAC + TF = 5000 $ > 3750 ($)  cao hơn nhiều khi thải lượng E*

Như vậy để đảm bảo lợi ích kinh tế thì doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn cách giảm thải từ E  E* = 25 tấn/tháng Tức là doanh nghiệp sẽ nộp tổng tiền thuế là a, tổng chi phí giảm thải là b

Qua việc phân tích ví dụ này, ta thấy chính phủ chỉ cần xác định mức thải đúng bằng MAC của chính đơn thải chất đó (F = MAC)

 Tại E* đạt hiệu quả chi phí tư nhân

 Tại E* đó là mức thuế hiệu quả về chi phí cho tư nhân

3 Xác định mức phát thải hiệu quả xã hội.

Theo cách tiếp cận thứ 2, mức tối ưu hoá chi phí ô nhiễm được xác định tại (Q*): MAC = MDC  Mức phí thải tối ưu xã hội (tức là áp dụng thuế phát thải sẽ đạt hiệu quả về chi phí xã hội) tại mức E*

Ta có hàm MD= 4E

Ta có hình vẽ:

Ta có MAC cắt MDC tại E

Tổng chi phí tư nhân = TAC + TF = a + b + c + d + e

 Nó không đại diện cho chi phí nguồn lực xã hội phải gánh chịu khi áp dụng chính sách thuế

Trang 10

• Tổng tiền thuế: TF = a + b + c + d

• Tổng chi phí giảm nhiễm: TAC = e

Vậy lợi ích ròng xã hội = Tổng thiệt hại giảm được – Tổng chi phí giảm nhiễm

Tổng thiệt hại giảm được = e + f

• Lợi ích ròng = e + f – e = f

Sau khi giảm E0 E* = 25 tấn/tháng => giảm thiệt hại xuống (e+f)

Tại E0, tổng thiệt hại = e + f

Tại E*, tổng thiệt hại còn giảm được (e + f)

Khoản thiệt hại còn lại (b + d) là khoản chi phí ít hơn khoản tiền doanh nghiệp trả thuế a + b + c + d

Phí phát thải dựa trên quyền sử dụng tài nguyên môi trường chứ không phải dựa vào khái niệm đền bù thiệt hại

4 So sánh phí phát thải và tiêu chuẩn phát thải:

Cả hai giải pháp này đều là giải pháp của nhà nước đối với ô nhiễm

• Tiêu chuẩn phát thải: quy định giới hạn mang tính pháp lý về chất lượng thải tối đa của một doanh nghiệp được phép thải vào môi trường Nếu doanh nghiệp thải quá giới hạn cho phép đó thì tuỳ vào mức độ vi phạm có thể bị phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm pháp lý

• Phí phát thải: là loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế của người sản xuất Khi áp dụng xả thải, người gây ô nhiễm sẽ có phản ứng thích hợp để nhằm tối thiểu hoá chi phí của mình

Tuy có cùng mục đích là giải quyết vấn đề môi trường, cụ thể là để giảm ô nhiễm nhưng việc áp dụng chúng lại khác nhau với từng quốc gia Có nước quản lý môi trường dựa trên phí phát thải, có những nước lại dựa trên tiêu chuẩn xả thải

III Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam

1 Thực tiễn ở Việt Nam

Với việc ban hành Nghị định số 67/2003/NĐ - CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (Nghị định 67), Chính phủ Việt Nam đã bày tỏ quan điểm rõ ràng về việc sử dụng các công cụ kinh tế như là một trong những chính sách nhằm ngăn ngừa suy thoái môi trường và cải thiện chất lượng môi trường nói chung Tính đến ngày 1/1/2004, hai đối tượng là hộ gia đình và các ngành công nghiệp phải trả một mức phí cho việc xả nước thải ra môi trường Trong phạm vi ngành công nghiệp

có liên quan, mức phí này được áp dụng trực tiếp cho việc xả thải (tải lượng) các

Trang 11

chất ô nhiễm quy định Nghị định 67 được ban hành là một mốc quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam

Sáu năm kể từ khi Nghị định 67 được thông qua, nhiều hội thảo với các chuyên đề nghiên cứu đã được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện hệ thống thu phí nước thải Trên cơ sở các kinh nghiệm thu được trong nước và quốc tế về thu phí nước thải công nghiệp, 5 khuyến nghị được đưa ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường việc thực hiện thu phí nước thải công nghiệp trong nước

Đầu tiên, theo các Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đó là các nguồn lực,

kỹ thuật và năng lực của con người để thực hiện hoạt động thu phí nước thải công nghiệp cho tất cả các cơ sở công nghiệp

Trên thực tế, các ngành công nghiệp có sự khác biệt lớn về cường độ ô nhiễm Ví

dụ, các ngành công nghiệp như bao bì giấy và bìa các tông; bột giấy; sữa và các sản phẩm từ sữa chiếm một tỷ lệ xả thải BOD công nghiệp rất lớn Kết quả tương

tự đối với xả thải TSS và kim loại nặng công nghiệp ở một số ngành công nghiệp

có mức độ ô nhiễm nhiều hơn những ngành khác Mặt khác, sự giảm thiểu đáng kể

xả thải ô nhiễm công nghiệp có thể đạt được bằng cách đặt mục tiêu vào một số lượng giới hạn các ngành công nghiệp Do đó, mục tiêu thực hiện thu phí nước thải cho một số lượng giới hạn các cơ sở công nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các Sở TN&MT thực hiện thành công Nghị định 67, đồng thời có khả năng đạt được giảm xả nước thải công nghiệp ở mức cao

Thứ hai, không giống như cấu trúc thu phí hai phần được thực hiện ở Philipin và

hầu hết các nước đã thực hiện thu phí nước thải công nghiệp Cấu trúc thu phí được thực hiện theo Nghị định 67 đơn giản là một khoản phí ô nhiễm, mà không

có một khoản phí cố định được trả bởi tất cả các cơ sở trong mục tiêu

Từ một viễn cảnh kinh tế, các cấu trúc thu phí hai phần có đặc tính hiệu quả đáng quan tâm Đặc biệt, việc sử dụng một khoản phí cố định (được trả không phụ thuộc vào số lượng ô nhiễm) và một khoản phí biến đổi (dựa trên lượng phát thải) cho phép các cơ quan thực thi phân tách các nhu cầu phát sinh doanh thu để tạo ra động lực cho kiểm soát ô nhiễm Về vấn đề này, có khuyến cáo cho rằng, cần cân nhắc trong việc rà soát lại cấu trúc thu phí và thực hiện mức phí hai phần Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các Sở TN&MT tập trung vào việc giảm thiểu ô nhiễm mà không cần lo ngại rằng sự giảm ô nhiễm sẽ dẫn đến giảm các khoản thu

Thứ ba, lạm phát từ năm 2005 - 2010 đã làm suy giảm nghiêm trọng giá trị thực

của các khoản phí nước thải Dựa trên các số liệu thống kê chính thức, có thể ước

Ngày đăng: 18/05/2016, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w