TDP cũng là một động cơ cho các công ty, nhà máy khuyến khích thực hiện nghiên cứu và phát triển là tìm cách kiểm soát ô nhiễm ít tốn kém hơn, để công ty có thể giảm lượng phát thải và b
Trang 1TIỂU LUẬN
GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG
Danh sách nhóm 3:
GV hướng dẫn: thầy Phạm khánh Nam
Trang 2Mục lục
I – TÓM TẮT
Cũng giống như Thuế, tiêu chuẩn, Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng(TDP) cũng là một công cụ để góp phần làm hạn chế lượng phát thải ra môi trường.Giống như tiêu chuẩn, TDP đảm bảo được mức ô nhiễm mục tiêu Giống thuế, TDP khi được giao dịch trên thị trường cạnh tranh là chính sách hiệu quả-chi phí Nguyên tắc chung của TDP là mỗi TDP tạo ra quyền phát thải lượng chất thải nhất định mà quyền này
có thể chuyển nhượng được Các công cụ được sử dụng là MAC, MD, nguyên tắc cân bằng biên
Các vấn đề chính của thiết lập thị trường TDP đó chính là: thứ nhất đó Việc phân Bổ quyền ban đầu ra sao.Hầu như mỗi một công thức phân bổ đều có những vấn đề của nó,và những nhà hoạch định chính sách cần phải thỏa hiệp nếu muốn phương pháp này chấp nhận rộng rãi
Thứ hai Thiết lập các quy định mua bán như thế nào? Việc mua bán giấy phép phát thải đòi hỏi các cơ quan quản lý công cần phải “để yên không nhúng tay vào” sau khi đã phân bổ quyền phát thải ban đầu Tuy nhiên còn có một vấn đề nữa là một nhóm cỗ vũ bảo vệ môi trường tham gia vào thị trường mua bán với mục đích làm giảm lượng tổng phát thải, tuy nhiên điều này chưa xảy ra ở bất cứ thị trường TDP nào
Nếu chất thải không đồng nhất thì TDP được quy định như thế nào là phù hợp! Vấn đề đặt ra là xử lý điểm nóng ô nhiễm Người ta sẽ sử dụng hệ thống TDP-vào vào chất lượng môi trường xung quanh này hoặc hệ thống khoanh vùng để xử lý vấn đề này Tuy nhiên sẽ làm giảm cạnh tranh trong việc mua bán giấy phép nếu khoanh vùng, đôi lúc còn tạo ra tình trạng thị trường cạnh tranh độc quyền
Một khía cạnh tốt của chương trình TDP là ở chỗ chúng ta có thể sẽ tạo động cơ khuyến khích các đối tượng theo dõi giám sát lẫn nhau, ít nhất là một cách không chính thức Đồng thời cũng làm giảm chi phí xã hội vì nhà nước không phải bỏ một khoản tiền để giám sát hoạt động của từng công ty
Trang 3TDP cũng là một động cơ cho các công ty, nhà máy khuyến khích thực hiện nghiên cứu và phát triển là tìm cách kiểm soát ô nhiễm ít tốn kém hơn, để công ty có thể giảm lượng phát thải và bán đi lượng giấy phép
dư không dùng đến
Việc thị trường TDP này hoạt động như thế nào rõ ràng có ý nghĩa quyết định đến việc chính sách này có phát huy tác dụng được hay không Có thể kết luận rằng giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng có lễ là một trong những công cụ mà nhà thực hiện ưu thích nhất và đã đến thời điểm chính muồi
Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng đã trở thành một phương pháp tiếp cận môi trường ngày càng được chấp nhận ở nhiều nước Trong những năm gần đây, việc sử dụng giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng như là công cụ chính sách môi trường dựa trên thị trường đã được các nhà hoạch định chính sách ngày càng quan tâm Chính sách này cũng đã nổi lên như một công cụ kiểm soát ô nhiễm hiệu quả từ những năm 1970 Việc hình thành hạn ngạch phát thải hoặc tổng giấy phép pháp thải phù hợp với khả năng của môi trường là cách thức hiệu quả để kiểm soát ô nhiễm và đảm bảo được mục tiêu kinh tế
Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng lần đầu tiên được giới thiệu tại Nghị định thư Kyoto nổi tiếng, trong năm 1988, và sau đó phát triển và thực hiện cho các nước thành viên EU trong các chương trình cắt giảm ô nhiễm khác nhau Quá trình thực thi giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng được xúc tiến nhanh chóng ở EU trong đó nổi bật là chương trình cắt giảm khí thải CO2 Cho đến nay việc áp dụng mua bán giấy phép phát thải thực hiện tự nguyện hiện có 25/27 quốc gia thành viên EU tham gia
Bên cạnh sự sôi động của thị trường phát thải EU, Trung Quốc cũng sớm gia nhập Bước đầu tiến hành thử nghiệm mua bán giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng tại các nhà máy, doanh nghiệp trong quận huyện Sau đó chính thức mở rộng ra toàn quốc nhất là các thành phố lớn Bên cạnh đó các thí nghiệm kinh doanh phát thải đã được thực hành tại Trung Quốc trong thời gian gần 20 năm phát triển khá mạnh song các vấn đề thương mại phát thải vẫn còn tồn tại nhiều khía cạnh và cơ chế giấy phép cũng như thể chế phát thải vẫn chưa được định hình Thị trường giấy phép phát thải ở Trung Quốc cần có sự quản lí hơn nữa của nhà nước để triển khai một thị trường hoàn hảo
Nhật Bản và Hoa Kì cũng bắt tay vào xây dựng thị trường thương mại phát thải với mục tiêu giảm ô nhiễm của chính phủ và thu lợi nhuận về của doanh nghiệp Nhật Bản quyết tâm thực hiện mục tiêu dài hạn là cắt giảm khí thải cacbon của đô thị xuống 25% từ năm 2000 đến năm 2020 Trong khi đó với phiên bản giới
hạn của hệ thống giấy phép thương mại - Chương trình Thương mại phát thải, chính sách giấy phép
thương mại kiểm soát ô nhiễm tại Hoa Kỳ đã phát triển một cách đáng kể
Sự phát triển của thương mại phát thải lan ra khắp toàn cầu hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn cho môi trường thế giới Song hành với lợi nhuận và lợi ích từ việc mua bán giấy phép phát thải có chuyển nhượng, các nhà máy, công ty, doanh nghiệp sẽ nổ lực hơn nữa trong việc cắt giảm khí thải toàn cầu, ngăn chặn việc lan rộng lỗ hổng tầng ozon - một vấn đề nóng về môi trường hiện nay
Bàn về Việt Nam, hiện tại cho thấy chúng ta chưa có bất kì một hoạt động chính thức nào liên quan đến giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng Ở vị trí một doanh nghiệp bán giấy phép rõ ràng là không thể Chúng ta lạc hậu hơn so với thế giới cả thế kỉ, trình độ khoa học kĩ thuật yếu kém hơn nhiều, công nghệ xử
lí chất thải không thể so sánh bởi lẽ chúng ta cũng chỉ nhập về từ nước ngoài, không cải tiến do đó không
Trang 4thể cạnh tranh kể cả khi có đầu tư quốc tế Mặt khác khả năng quản lí yếu kem, còn nhiều bất cập Việc chúng ta xây dựng một nền kinh tế thị trường còn chưa được WTO, tố chức quốc tế, khu vực và nhiều nước trên thế giới công nhận cho thấy chúng ta chưa sẵn sàng cho một thi trường mới – thị trường TDP Hiện nay việc mua bán giấy phép phát thải vẫn diễn ra ở nước ta Theo kí kết trong hiệp định thư Tokyo, các nước tư bản đang đẩy mạnh xây dựng mô hình thị trường CER – chứng nhận giảm phát thải Thị trường CER cũng giống như đầu tư quốc tế từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển Với CER các nước phát triển
sẽ đầu tư công nghệ xây dựng các công trình xử lí chất thải với chi phí thấp hơn so với chính quốc; hoặc triển khai các dự án tạo ra môi trường xanh Bằng cách này các nước phát triển thu về khoàn lợi nhuận từ chênh lệch chi phí đầu tư củng như thu về lượng giấy phép tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp Các nước đang phát triển có lợi ích nhập về khoa học công nghệ tiên tiến góp phần xử lí ô nhiễm môi trường, lợi nhuận có được khi bán chứng nhận phát thải; và đặc biệt là cải thiện môi trường quốc gia Chính vì không đặt mình trong vị trí người bán nên Việt Nam mở rộng thị trường CER Với mục đích cuối cùng là bảo vệ môi trường, việc xây dựng thị trường TDP hay REC không quan trọng, nó tùy thuộc vào điều kiện mỗi quốc gia, nhưng trên hết chúng ta nên biết vị trí cũng như khả năng của mình để xây dựng một thị trường giảm phát thải tối ưu hướng tới một thế giới XANH – SẠCH – ĐẸP
Trên cơ sở những bài giảng của thầy cũng như tìm tòi các tài liệu có liên quan đến chủ đề - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng và ứng dụng, nhóm chúng em trình bày bài tiểu luận theo 2 phần chính: lý thuyết
về giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP) và ứng dụng thị trường TDP trên thế giới Với kiến thức hạn hẹp và khả năng dịch thuật có hạn, bài tiểu luận của chúng em hẳn còn có nhiều sai phạm và thiếu sót Tuy nhiên nhóm đã nỗ lực để hoàn thành bài thuyết trình cũng như tiểu luận Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy để chúng em có thể trau dồi thêm kiến thức Chúng em xin chân thành cảm ơn những bài giảng hết sức nhiệt tình của thầy
Tài liệu tham khảo:
+ Tài liệu môn học Kinh tế môi trường – trường Đại học Kinh tế tp HCM
+ Enviromential Economics, an introduction – Berry C.Field & Martha K.Field
+ Vietbao.vn
+ www.europa.eu
+ www.environment-agency.gov.uk
+ http://www.colby.edu/personal/thtieten/permits.pdf
+ http://www.rff.org/RFF/Documents
II - GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CÓ THẺ CHUYỂN NHƯỢNG
Trang 5Thuế phát thải đòi hỏi các nhà chức trách phải định ra một mức thuế, theo dõi hoạt động của từng đối tượng
xả thải, và rồi thu thuế Chủ yếu đó là mối quan hệ tương tác giữa đối tượng xả thải và nhà chức trách, và ta
có thể dự kiến được mối quan hệ này cũng mang tính chất đối nghịch như trong bất cứ một hệ thống thuế khóa nào khác Trong chương này chúng ta sẽ xét một cách tiếp cận chính sách mang yếu tố khuyến khích kinh tế được thiết kế ra để hoạt động theo kiểu phi tập trung hóa Thay vì trao tất cả mọi việc cho một cơ quan quản lý công cộng hoạt động theo hướng tập trung, công cụ này hoạt động theo hướng phân quyền cho các cơ sở thông qua tác động thị trường qua lại của chính những đối tượng xả thải đó Công cụ này được gọi
là hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP).
2.1 Nguyên tắc chung
Một giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng tạo ra quyền phát thải lượng chất thải nhất định mà quyền này có thể chuyển nhượng được.
Trong một hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP), một kiểu quyền sở hữu mới được
phát sinh Kiểu quyền sở hữu này gồm có một giấy phép được xả thải Mỗi giấy phép cho phép người nắm giữ được quyền thải một đơn vị chất thải (tính b ng kilôgram, tấn, hay bất cứ một đơn vị đo lường nào ghi trong tờ giấy phép) Như vậy ai nắm giữ quyền này thông thường sẽ có trong tay một số những giấy phép như vậy tại mỗi thời điểm Nếu một đối tượng xả thải có 100 giấy phép chẳng hạn, thì đối tượng này sẽ có quyền được thải, trong một khoảng thời gian xác định, một lượng tối đa là 100 đơn vị loại chất thải đã được chỉ định Như thế, tổng số giấy phép trong tay của tất cả các đối tượng quyết định hạn mức tối đa tổng
lượng chất thải được phép xả ra Những giấy phép phát thải này có thể chuyển nhượng được; bất cứ ai được
phép tham gia vào thị trường giấy phép này đều có thể mua và bán giấy phép với bất cứ giá nào do chính các bên tham gia thỏa thuận
Một chương trình TDP thường bắt đầu bằng một quyết định mang tính tập trung về tổng số giấy phép phát thải được lưu hành Sau đó những giấy phép này được phân phối cho các đối tượng xả thải Cần phải dùng một công thức nào đó để định xem mỗi đối tượng xả thải sẽ nhận được bao nhiêu giấy phép (chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này sau) Các nhà kinh tế học tán thành phương án sử dụng hiệu quả xã hội (là điểm thiệt hại biên bằng chi phí giảm ô nhiễm biên) làm tiêu chí quyết định số lượng giấy phép phát thải Do đó giấy phép phát thải hiệu quả xã hội phải thể hiện được tổng lượng phát thải này Giả sử tổng số giấy phép nhỏ hơn tổng lượng chất thải hiện hành, một số hoặc tất cả đối tượng xả thải sẽ nhận được ít giấy phép hơn lượng phát thải hiện tại của họ
Ví dụ: Chương trình TDP để giảm khí lưu huỳnh từ nhà máy nhiệt điện
Giả sử có một chương trình TDP quốc gia được thiết lập để giảm lượng khí lưu huỳnh do một nhóm nhà máy nhiệt điện thải ra Tổng số lượng chất thải hiện hành là 120.000 tấn lưu huỳnh một năm, và những nhà hoạch định chính sách quyết định rằng con số này cần phải được giảm xuống còn 80.000 tấn/năm Chúng ta hãy xét tình huống của một trong những nhà máy điện này, và giả sử nhà máy hiện đang thải ra 40.000 tấn lưu huỳnh Giả sử mỗi giấy phép cho phép người nắm giữ phát thải tối đa 1.000 tấn lưu huỳnh một năm Khi bắt đầu chương trình nhà máy được được giao 30 giấy phép phát thải Người quản lý nhà máy có ba khả năng để chọn:
Trang 61 Giảm lượng chất thải xuống tới mức số lượng giấy phép phát thải cho phép ban đầu, là 30.000 tấn/năm
2 Mua thêm giấy phép và xả thải ở mức cao hơn mức được cấp ban đầu; ví dụ mua thêm 10 giấy phép, như thế lượng chất thải của nhà máy bây giờ sẽ là 40.000 tấn Trong trường hợp này nhà máy sẽ không giảm thải từ mức ban đầu
3 Giảm lượng chất thải xuống thấp hơn mức 30.000 tấn được cho ban đầu, và đem bán số giấy phép
mà nhà máy không cần đến Ví dụ nếu giảm lượng phát thải xuống còn 20.000 tấn, và bán đi 10 giấy phép không cần đến
Có lẽ khó có thể thấy ngay được rằng việc mua và bán giấy phép giữa những đối tượng gây ô nhiễm (và có
lẽ cả những người khác nữa) sẽ dẫn đến việc phân phối tổng lượng phát thải theo nguyên tắc cân bằng biên Hình 13-1 sẽ giúp chúng ta thấy được điểm này Giả sử có hai đối tượng cùng thải ra chất thải được hòa lẫn đồng nhất với nhau (chúng ta sẽ xét đến trường hợp xả chất thải không đồng nhất sau) Biểu đồ (a) thể hiện hàm MAC cho nhà máy A; biểu đồ (b) là hàm MAC của nhà máy B Đơn vị để đo lượng phát thải E là ngàn tấn Các hàm số MAC như sau:
MACA = 120 - 3EA MACB = 400 - 5EB
Cho MAC = 0 ta tìm được lượng phát thải ban đầu của mỗi nhà máy khi chưa có kiểm soát ô nhiễm, E0, ta có:
E0 A = 40.000 tấn E0 B = 80.000 tấn
Tổng phát thải sulphur hàng năm E = 120.000 tấn
Bây giờ các nhà chức trách quyết định mức phát thải mục tiêu là 80.000 tấn/năm Họ ban hành 80 giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng, mỗi giấy phép cho phép phát thải 1.000 tấn/năm Đây là hệ thống TDP-phát thải Các giấy phép sau đó được phân bổ cho 2 nhà máy theo những tiêu chí phân bổ đã được thỏa thuận trước Chẳng hạn cách phân bổ ở đây là phân bổ theo tỷ lệ phát thải hiện hành.1 Như vậy ban đầu nhà máy A nhận 30 giấy phép và B nhận 50 giấy phép
Diện tích (a+b) trong hình 13-1 thể hiện thay đổi tổng chi phí giảm ô nhiễm biên nếu giảm phát thải từ
Trang 730.000 tấn xuống còn 15.000 tấn Diện tích a = V2[(30 -15)X(75$ - 30)] = 337,5$ Diện tích b = [(30 - 15) X
30$] = 450$ Diện tích (a + b) = 787,5$
Nếu nhà máy A bán 15 giấy phép dư cho nhà máy B với giá 75$/giấy phép, số tiền nhận được sẽ là diện tích
(a + b + c) = 1.125$ dưới dạng doanh thu bán giấy phép.
Do đó chi phí tiết kiệm được của nhà máy A là [(a + b + c) - (a + b)] = c = 337,5$.
2 Tính lợi ích ròng của B (chi phí tiết kiệm được) nếu mua 15 giấy phép của A và tăng lượng phát thải từ 50.000 tấn lên 60.000 tấn Nhà máy B được gọi là người mua giấy phép tiềm năng
Nhà máy B trả cho A 75$/giấy phép, như vậy tổng số tiền là 1.125$ (diện tích e trong hình 13-1).
TÁC của B sẽ giảm vì B tăng phát thải Lượng TÁC giảm bằng diện tích (d + e) = 1.687,5$
Do đó chi phí tiết kiệm được của nhà máy B là [(d + e) - e] = d = 562,5$.
Trên đây chúng ta đã chứng minh cả hai công ty đều được lợi khi tham gia mua bán - lợi ích họ có được từ mua và bán 15 giấy phép chính là chi phí tiết kiệm được so với mức phân bổ giấy phép ban đầu Tổng chi phí tiết kiệm được là (c + d) = 900$.3
Lợi ích từ mua bán giấy phép sẽ tiếp tục tới khi các chi phí giảm ô nhiễm biên của các nhà máy cân bằng nhau Lưu ý rằng trong ví dụ trên cả 2 nhà máy đều có MÁC bằng nhau (75$) tại đơn vị phát thải cuối cùng của 15 giấy phép được giao dịch Tổng lượng phát thải vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn 80.000 tấn một năm Chúng ta có thể tìm ra được mức này sử dụng các nguyên tắc giải bài toán tiêu chuẩn cá nhân hiệu quả xã hội như trong chương 11 Nhớ lại rằng cân bằng hiệu quả-chi phí (thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên) là khi
MÁCA = MÁCB và
EA + EB = mức phát thải mục tiêu
Sử dụng phương trình trên và mức phát thải mục tiêu 80.000 tấn/năm, chúng ta có EA= 15 và EB = 65 với MÁCA = MÁCB = 75$/ngàn tấn
Chú ý rằng hệ thống TDP hoạt động giống như hệ thống kết hợp giữa tiêu chuẩn và thuế để đạt được mục tiêu Bởi vì tổng số giấy phép là cố định, ta thấy đã có một tiêu chuẩn ô nhiễm không thể vượt quá Nhưng bởi vì có thể mua bán được giấy phép, thị trường sẽ đạt được mức giá đồng nhất khi chi phí giảm ô nhiễm biên của các nhà máy bằng nhau Điều này giống thuế, ngoại trừ việc nhà chức trách không phải tìm hiểu đường MAC của các nhà máy là như thế nào để cân bằng chúng nhằm tìm ra mức thuế hữu hiệu Một điểm quan trọng nữa là nhà chức trách không cần phải biết thông tin về đường MAC của từng nguồn phát thải - thị trường sẽ làm tất cả công việc này Giao dịch - giá giấy phép nhân với số giấy phép giao dịch trên thị trường - sẽ cho thấy MAC của từng nguồn Công cụ TDP ít yêu cầu thông tin hơn các công cụ chính sách khác Dĩ nhiên, để xác định được mức phát thải hiệu quả xã hội mục tiêu, hệ thống TDP cũng cần phải biết thông tin về MAC gộp và MD như các hệ thống chính sách khác mà chúng ta đã nghiên cứu
Trang 8Quá trình thương lượng thực sự diễn ra như thế nào phụ thuộc vào số lượng người mua bán, MAC của họ v.v Nhưng điểm thiết yếu ở đây là chừng nào chi phí giảm ô nhiễm biên còn khác biệt nhau giữa các đối tượng thì chừng đó họ vẫn có lợi khi mua bán giấy phép với nhau với một giá nào đó ở khoảng giữa những mức chi phí giảm ô nhiễm biên này Như vậy, trong việc mua bán giấy phép và điều chỉnh lượng chất thải cho phù hợp với số giấy phép có trong tay, các đối tượng này sẽ đi tới một kết quả phù hợp với nguyên tắc cân bằng biên
Khi có nhiều công ty tham gia, hệ thống TDP vẫn hoạt động tương tự như trên nhưng các giao dịch trở nên phức tạp hơn Sẽ phải phân phối giấy phép ban đầu cho rất nhiều công ty, nhiều người mua và người bán tiềm năng Để nguyên tắc cân bằng biên vẫn thỏa mãn trong trường hợp này, rõ ràng tất cả các giấy phép được mua và bán phải có chung một mức giá Điều này yêu cầu một thị trường toàn thể cho giấy phép, nơi
mà người mua và bán có thể giao dịch một cách cởi mở và thông tin về giá giao dịch luôn luôn có sẵn cho bất cứ đối tượng tham gia nào Chúng ta có thể thấy rằng, những tác động cạnh tranh thông thường cũng sẽ đem lại một mức giá giấy phép duy nhất Nói chung giấy phép sẽ di chuyển từ những nguồn có chi phí giảm
ô nhiễm biên thấp sang những nguồn có chi phí giảm ô nhiễm biên cao Thể chế thị trường phải phát triển -và thực sự đã phát triển như chúng ta sẽ thấy trong chương 17 Ở thị trường sulphur điôxít Hoa Kỳ, thực sự
đã có các nhà môi giới giấy phép, các ngân hàng và giao dịch giấy phép trên thị trường tại Chicago Thị trường giấy phép, nếu cạnh tranh, sẽ giống như mọi thị trường khác, nơi mà giá giấy phép được quyết định bởi cung giấy phép và cầu giấy phép Nhu cầu thường đến từ các công ty mới, các công ty cũ nhưng muốn
mở rộng hoạt động nên cần giấy phép cho lượng phát thải gia tăng Nhà cung cấp giấy phép thường là các công ty rời bỏ ngành, phá sản và đặc biệt là những công ty đầu tư vào công nghệ giảm ô nhiễm tốt hơn nên
có giấy phép thừa để bán
Trong những năm gần đây, ý tưởng về hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng đã trở nên rất được ưa chuộng Không giống như phương pháp thuế phát thải, là cách giải quyết buộc người ta phải trả tiền cho những gì trước đây được hưởng không, các chương trình TDP bắt đầu bằng việc lập ra và phân phối một loại quyền sở hữu mới Các quyền sở hữu này có giá trị thị trường miễn là tổng số giấy phép được lập
ra được hạn chế Theo quan điểm chính trị, có lẽ dễ thuyết phục người ta đồng ý một chính sách kiểm soát ô nhiễm có khởi đầu bằng cách phân phối quyền sở hữu mới có giá trị hơn là thông báo cho họ biết họ sẽ phải chịu một loại thuế mới Dĩ nhiên, giống bất cứ một chính sách kiểm soát ô nhiễm nào, các chương trình TDP cũng có những vấn đề riêng cần phải được giải quyết nếu muốn đạt được kết quả hữu hiệu
Những lý thuyết sử dụng áp lực thị trường để đạt được mức giảm ô nhiễm hiệu quả phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tế phức tạp
Các điểm chính của chính sách TDP:
* Giống tiêu chuẩn, giấy phép đảm bảo đạt được mức ô nhiễm mục tiêu
* Giống thuế, giấy phép có thể chuyển nhượng khi được giao dịch trên thị trường cạnh tranh là chính sách hiệu quả-chi phí
* Nhà chức trách không cần biết MÁC của từng nguồn gây ô nhiễm để tìm ra "giá" hợp lý nhằm đạt hiệu quả-chi phí Thị trường sẽ làm điều này một cách tự động, bởi vì nguồn gây ô nhiễm sẽ cân bằng giá giấy phép với MAC của họ Nếu thị trường hoàn hảo, giá giấy phép sẽ b ng MAC của từng nguồn
* Khi đã đặt ra mức ô nhiễm mục tiêu, thị trường sẽ cho biết đường MÁC của nguồn gây ô nhiễm
* Giao dịch xảy ra nếu MAC của các nguồn gây ô nhiễm là khác nhau để một số nguồn trở thành người mua, một số thành người bán
Trang 9* Giao dịch giấy phép cho phép mỗi người tham gia tiết kiệm được chi phí so với mức phân bổ giấy phép ban đầu
2.2 Các vấn đề về thiết lập thị trường TDP Việc Phân Bổ Quyền Ban Đầu
Thành công của phương pháp TDP trong việc kiểm soát ô nhiễm tùy thuộc chủ yếu vào việc hạn chế số lượng quyền phát thải được phép lưu hành Bởi vì các đối tượng gây ô nhiễm chắc chắn sẽ muốn có được càng nhiều quyền càng tốt trong lần phát hành đầu tiên, bước đầu tiên nhất của chương trình là bước có khả năng gây nhiều tranh cãi nhất: phải áp dụng công thức nào đây để phân bổ quyền được xả thải Hầu như bất
cứ quy định nào cũng sẽ chứa đựng sự bất bình đẳng Ví dụ có thể phân chia quyền đồng đều cho tất cả nhà máy xả thải một loại chất thải nào đó Nhưng điều này lại gặp phải một vấn đề là các nhà máy lại có quy mô rất khác nhau Một số nhà máy bột giấy lớn hơn những cơ sở khác cùng loại chẳng hạn, và quy mô trung bình của những nhà máy bột giấy, xét về mặt sản lượng, có thể khác với quy mô trung bình của những nhà máy đóng chai nước giải khát sôđa Vì thế có lẽ không công b ng khi cấp cho mỗi đối tượng gây ô nhiễm cùng một số giấy phép như nhau
Giấy phép có thể được phân bổ tùy theo mức độ xả thải hiện tại của các đối tượng Chẳng hạn có thể cấp cho mỗi đối tượng một số giấy phép tương đương với 50% mức xả thải hiện tại Điều này nghe có vẻ công bằng, nhưng trên thực tế, nó lại có những trở ngại về mặt khuyến khích kinh tế tiềm ẩn bên trong Quy định như thế không công nhận một thực tế là có một số nhà máy đã tốn công sức làm giảm lượng chất thải của
họ Có thể dễ dàng lập luận rằng các nhà máy đó, những nhà máy mà vì lương tâm hay vì một lý do nào khác đã đầu tư vào việc giảm thải, không nên phải chịu thiệt khi nhận số giấy phép ít ỏi tương ứng với mức
độ phát thải thấp của mình Hướng phân bổ này thành ra có khuynh hướng chỉ ban thưởng cho những nhà máy lề mề giậm chân tại chỗ trong qua khứ mà thôi Có thể còn tệ hơn như vậy nữa Nếu các đối tượng gây
ô nhiễm tin rằng giấy phép sẽ được phân bổ theo cách này, họ có thể sẽ tăng mức phát chất thải hiện tại, bởi như vậy họ được nhiều giấy phép hơn trong đợt phân bổ ban đầu
Mỗi một công thức phân bổ đều có những vấn đề của nó, và những nhà hoạch định chính sách cần phải thỏa hiệp nếu muốn phương pháp này được chấp nhận rộng rãi Cũng liên quan chặt chẽ đến vấn đề này là có nên cấp cho không các quyền xả thải hay không, hay là nên bán thẳng hoặc đấu giá Về nguyên tắc, điều này không là vấn đề miễn là các giấy phép được phân phối rộng rãi Những giao dịch buôn bán trên thị trường tiếp theo sau đó sẽ tái phân phối lại chúng tùy theo chi phí giảm ô nhiễm biên tương đối của các đối tượng gây ô nhiễm, bất kể việc phân phối ban đầu như thế nào Tuy nhiên, việc bán thẳng hoặc đấu giá thì lại chuyển một số giá trị của các quyền ban đầu vào tay cơ quan đấu giá Điều này rất tốt để các cơ quan quản lý công gây quỹ và dùng những quỹ này để giảm các loại phí hay thuế, nhưng cũng phải nhận thấy rằng sẽ có phản đối chính trị đối với một kế hoạch như vậy Có thể áp dụng một hệ thống hỗn hợp b ng cách cấp phát miễn phí một số lượng giấy phép nhất định và cho đấu giá thêm một số giấy phép nữa Hoặc có thể tính một khoản phí nhỏ trên những giấy phép được phân bổ ban đầu
2.3 Thiết Lập Các Quy Định Mua Bán
Bất cứ một thị trường nào muốn hoạt động hiệu quả cũng cần có quy định rõ ràng quy định ai có thể mua bán và những thủ tục mua bán cần được tuân theo Hơn nữa, các quy định không nên quá cồng kềnh nặng
nề đến mức đối tượng tham gia thị trường không thể phán đoán chính xác tác động của quy định lên việc mua bán của họ ở một mức giá cụ thể nào đó Điều này cũng hàm ý là các cơ quan quản lý công cộng cần
Trang 10phải "để yên không nhúng tay vào" sau khi đã phân phối quyền phát thải ban đầu Các cơ quan môi trường thường có khuynh hướng tự nhiên đi ngược lại điều này, muốn theo dõi thị trường sát sao và có lẽ còn muốn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nó nữa Chẳng hạn cơ quan giám sát có thể muốn có quyền quyết định sau cùng đối với mọi việc mua bán nh m ngăn chặn bất cứ vụ mua bán nào mà cơ quan này cho là không tốt ở khía cạnh nào đó Điều này sẽ dẫn đến vấn đề khó khăn là sự không chắc chắn của người mua
và người bán tăng lên, làm tăng mức chi phí giao dịch chung trên thị trường, và cản trở sự lưu thông hữu hiệu của các giấy phép Một nguyên tắc chung mà các cơ quan quản lý công cộng phải theo là nên đặt ra những quy định đơn giản và rõ ràng rồi để cho việc mua bán tự diễn tiến
Một quy định căn bản cần phải có là nên để ai được tham gia vào thị trường Thị trường này có nên chỉ giới hạn cho những đối tượng gây ô nhiễm hay không, hay là ai cũng có thể mua bán được? Chẳng hạn những nhóm cổ vũ việc bảo vệ môi trường có được phép mua giấy phép rồi để đó không cho lưu hành để giảm tổng số lượng phát thải không? Phản ứng đầu tiên có thể có là cho r ng những nhóm như vậy cần phải được quyền mua giấy phép, bởi vì đó là b ng chứng cho thấy giá sẵn lòng trả của xã hội để có tổng mức phát thải thấp hơn là lớn hơn giá của giấy phép, là giá được xác định bằng cách cân bằng các chi phí giảm ô nhiễm biên Kết luận này có lẽ đúng nếu chúng ta đang đề cập đến một nhóm bảo vệ môi trường ở một địa phương hay một vùng mà các thành viên của nhóm hầu như đều n m trong khu vực mua bán giấy phép phát thải đang bàn, và họ gây quỹ chủ đích là để mua các giấy phép phát thải trong vùng đó Kết luận này có lẽ không còn đúng nữa nếu những nhóm vận động lớn có tầm cỡ quốc gia lại mua giấy phép trên thị trường chỉ của một vùng nào đó phục vụ mục đích chiến lược hay chính trị, mà điều này không phản ánh giá sẵn lòng trả của người dân sống trong vùng Tuy nhiên bằng chứng cho thấy điều này chưa xảy ra với bất cứ thị trường TDP đang hoạt động nào
2.4 Chất Thải Không Đồng Nhất
Giả sử chúng ta đang cố gắng thiết kế một chương trình TDP để kiểm soát tổng lượng khí SO2 thải ra trong một vùng có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm khác nhau như các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy công nghiệp v.v nằm rải rác khá rộng khắp vùng Hình 13-3 thể hiện một lược đồ mô tả tình hình này Tất cả các điểm
xả thải không cùng nằm ở một vị trí xét về vị trí tương đối của chúng đối với hướng gió chính trong vùng hay xét về khoảng cách của chúng tới vùng đông dân cư nhất Một số điểm ở đầu gió, một số khác lại ở cuối nguồn của khu vực đông dân cư Chúng ta giả sử r ng chi phí giảm ô nhiễm biên của các điểm xả thải này không giống nhau, và chúng cũng không giống nhau xét về mặt tác động của các chất thải ra đến mức độ SO2 trong môi trường xung quanh trong khu vực có cư dân Theo ngôn từ kỹ thuật, chúng có các hệ số chuyển tải khác nhau, tức mối liên quan giữa việc xả thải với những thiệt hại gây ra cho vùng đô thị lân cận Sau khi đã phân phối các giấy phép phát thải, bây giờ chúng ta hãy để thị trường mua bán giấy phép hoạt động Chừng nào mà số lượng giấy phép lưu hành vẫn được giữ không đổi thì chừng ấy chúng ta còn kiểm soát được tổng lượng phát thải SO2 một cách có hiệu quả Nhưng nếu chúng ta cho phép mua bán giấy phép thẳng, nghĩa là một đổi một, giữa tất cả các nguồn không kèm theo một điều kiện gì, thiệt hại về môi trường
từ tổng số chất thải đó có thể thay đổi Ví dụ, nếu một nhà máy ở cuối nguồn gió bán một số giấy phép cho một hãng ở đầu nguồn gió thì tổng số giấy phép vẫn như trước nhưng bây giờ số chất thải đầu nguồn gió so
với khu dân cư sẽ nhiều hơn và do đó, thiệt hại sẽ nhiều hơn Điều này thường được gọi là vấn đề điểm
nóng ô nhiễm.
Vấn đề này cũng giống như vấn đề mà người ta gặp phải khi áp dụng tiêu chuẩn hoặc thuế đồng nhất đối với chất ô nhiễm không đồng nhất Nếu chương trình chỉ đơn giản cho phép tất cả các đối tượng mua bán