1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG “GIẤY PHÉP PHÁT THẢI NO2 CÓ THỂ MUA BÁN” CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

84 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Từ những phiếu thu thập thông tin trong chương trình “Điều tra nguồn thải công nghiệp” được Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM thực hiện từ năm 2004 đến năm 2007, ta có thể khái quát tình

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2009

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Ứng dụng hệ thống

“Giấy phép phát thải NO2 có thể mua bán” cho ngành Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí

Minh” do Nguyễn Thị Lệ Huyền, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi

Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

TS ĐẶNG MINH PHƯƠNG Người hướng dẫn

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên con xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới Ba Mẹ, người đã có công sinh thành dưỡng dục, tạo mọi điều kiện cho con được ngồi trên ghế giảng đường đại học

để con có được kết quả như ngày hôm nay

Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã trang bị cho tôi những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc quý báu trong bốn năm học qua

Đặc biệt, tôi xin gửi đến thầy Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất Cảm ơn Thầy đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức bổ ích, và

sự hướng dẫn tận tình của Thầy trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Cảm ơn các cô chú, anh chị ở phòng Kiểm tra - Giám sát thuộc Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường TP.HCM đã giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành nghiên cứu này

Sau cùng, xin cảm ơn tập thể lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường đã gắn bó với tôi trong những tháng năm ở giảng đường đại học Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ tôi

Xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2009 Sinh viên

Nguyễn Thị Lệ Huyền

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN Tháng 06 năm 2009 “Ứng Dụng Hệ Thống

“Giấy Phép Phát Thải NO 2 Có Thể Mua Bán” cho Ngành Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh”

NGUYEN THI LE HUYEN, June 2009 “Applying System NO 2 Tradable Emissions Permits for Industry in Ho Chi Minh City”

Từ những phiếu thu thập thông tin trong chương trình “Điều tra nguồn thải công nghiệp” được Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM thực hiện từ năm 2004 đến năm 2007, ta có thể khái quát tình hình phát thải các chất gây ô nhiễm trong các ngành công nghiệp của thành phố Qua số liệu điều tra về lượng nhiên liệu tiêu thụ của các CSSX và thực hiện các tính toán, cho thấy lượng phát thải NO2 của toàn thành phố khoảng 340 ngàn tấn Kết quả quan trắc cũng như kết quả phản ánh trong phiếu điều tra chỉ ra rằng ô nhiễm NO2 hiện nay chưa vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhưng trong tương lai gần mức độ phát thải sẽ vượt mức quy định và tạo nên ô nhiễm nghiêm trọng

vì tốc độ phát triển các ngành công nghiệp hiện nay là cao và dự báo sẽ còn tăng nhanh trong các năm tới Số lượng giấy phép ước tính cho thị trường TP.HCM khoảng 440 ngàn giấy phép, ứng với nồng độ NO2 mà TCVN cho phép là 40 µg/m3 Mỗi giấy phép tương đương với 1 tấn NO2 phát thải và được cấp miễn phí cho các CSSX dựa trên lượng phát thải NO2 hiện tại của cơ sở đó Số giấy phép còn lại sẽ được phân phối cho các cơ sở mới gia nhập sau này Các CSSX có thể mua bán giấy phép dưới sự giám sát của cơ quan quản lý hệ thống giấy phép Ước tính giá giấy phép (dựa trên sự thay thế nhiên liệu) trên thị trường khi thực hiện thương mại vào khoảng 238 triệu/giấy phép Ngoài ra, cần phải kết hợp các chính sách quản lý nguồn phát thải, đầu tư lắp đặt thiết

bị đo lường lượng phát thải NO2 tại nguồn và đào tạo chuyên gia môi trường để thực

hiện việc kiểm soát khí thải một cách hiệu quả

Trang 5

2.1.2 Điều kiện Kinh tế - Chính trị - Xã hội 5 2.2 Tình hình giao thông và ô nhiễm giao thông tại Tp.HCM 7

2.3 Tình hình công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh 8 2.4 Kiểm soát khí thải công nghiệp trên thế giới và Việt Nam 11

2.4.1 Một số chính sách kiểm soát ô nhiễm không khí trên thế giới 11 2.4.2 Kiểm soát khí thải công nghiệp ở Việt Nam 14

Trang 6

3.1.2 Các công cụ quản lý môi trường 18 3.1.3 Một số chương trình phát thải thương mại, nền tảng cho hệ thống

3.1.4 Kinh nghiệm của những nước đã thành công trong việc sử dụng hệ

4.2 Tình hình sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm 38

4.2.2 Các khí thải chủ yếu trong quá trình đốt nhiên liệu 41

4.3.1 Đơn vị - Hệ số chuyển đổi - Nhiệt trị của các nhiên liệu 42

4.4.5 Kiểm tra thực hiện chương trình thương mại giấy phép 60

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường

CSSX Cơ sở sản xuất

EC Uỷ ban Châu Âu

EU Liên minh Châu Âu

KCN-KCX Khu công nghiệp-Khu chế xuất

MAC Chi phí làm giảm biên

MEC Chi phí tổn hại biên

SXCN Sản xuất công nghiệp

TEPs Hệ thống giấy phép phát thải nhiễm có thể mua bán TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

USEPA Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kì

WHO Tổ chức y tế thế giới

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Tỷ Trọng, Tốc Độ Tăng Trưởng GTSX Một Số Ngành Công Nghiệp 2007 10 Bảng 2.2 So Sánh Các Công Cụ Chính Sách Làm Giảm Phát Thải NOx 12 Bảng 2.3 Tiêu Chuẩn Chất Lượng Không Khí Xung Quanh "TCVN 5937:2005" 15 Bảng 4.1 Tổng Phát Thải Các Chất Ô Nhiễm Phân Theo Ngành Năm 2000 35 Bảng 4.2 Nhu Cầu Sử Dụng Nhiên Liệu Của Các Cơ Sở Sản Xuất 39

Bảng 4.6 Hệ Số Phát Thải Các Chất Ô Nhiễm Áp Dụng Cho Công Nghiệp

Bảng 4.7 Hiện Trạng Phát Thải NO2 tại Một Số Nhà Máy Nhiệt Điện 47 Bảng 4.8 Hiện Trạng Phát Thải NO2 của Một Số Cơ Sở May Mặc, Dệt Nhuộm 47 Bảng 4.9 Phát Thải NO2 tại Một Số Cơ Sở Sản Xuất Thực Phẩm và Đồ Uống 48 Bảng 4.10 Phát Thải NO2 tại Một Số Cơ Sở Sản Xuất Sản Phẩm từ Cao Su, Nhựa 49 Bảng 4.11 Hiện Trạng Phát Thải NO2 của Một Số Nhà Máy Cơ Khí Chế Tạo 50 Bảng 4.12 Hiện Trạng Phát Thải NO2 của Một Số Nhà Máy Giấy 51 Bảng 4.13 Hiện Trạng Phát Thải NO2 của Một Số Ngành Công Nghiệp Khác 51 Bảng 4.14 Lượng Phát Thải NO2 Theo Ngành Nghề 52 Bảng 4.15 Tương Quan Giữa Nồng độ và Lượng Phát Thải 54 Bảng 4.16 Chi Phí Làm Giảm Biên Theo Nhiên Liệu (ĐVT: triệu đồng) 56

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 Số Lượng Các Phương Tiện Cơ Giới Đường Bộ Đăng Ký của TP.HCM 8 Hình 2.2 Tốc Độ Phát Triển Giá Trị SXCN Theo Khu Vực so với Năm 2000 9 Hình 2.3 Biểu Đồ Tỷ Trọng Các Ngành Công Nghiệp Năm 2007 11 Hình 3.1 Giấy Phép Phát Thải Có Thể Chuyển Nhượng 21 Hình 4.1 Kết quả đo tiếng ồn ở các tuyến đường tại TP.HCM năm 2005 32 Hình 4.2 Diễn biến nồng độ NO2 trong không khí tại TP.HCM 32 Hình 4.3 Ô nhiễm không khí do ùn tắc giao thông 34

Hình 4.5 Tỷ lệ dân số Châu Á chịu tác động của mực nước biển dâng 38 Hình 4.6.Cơ cấu tiêu thụ xăng dầu theo các ngành 39 Hình 4.7 Tương Quan Giữa Nồng Độ và Lượng Phát Thải NO2 54

Trang 10

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh về ô nhiễm không khí

Phụ lục 2: Mẫu điều tra

Trang 11

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là một quốc gia giàu có với “rừng vàng biển bạc”, nguồn tài nguyên

vô cùng phong phú đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế nước ta đã có những biến chuyển rõ rệt, cuộc sống con người ngày càng được cải thiện Tuy nhiên, song song với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao đã kéo theo những vấn đề ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên ngày càng nghiêm trọng Ngày nay loài người chúng ta đang phải đối đầu với những hiểm hoạ về môi trường như là: mưa axit, hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên toàn cầu

từ đó đe dọa đến cuộc sống và sức khoẻ của con người trên trái đất

Hiện nay, ô nhiễm không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi

rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt… Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng, là nguy cơ tiềm ẩn của hiểm hoạ về môi trường Theo ước tính hàng năm bầu không khí tiếp nhận 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2 cùng với hơi thuỷ ngân, hơi chì và các chất độc hại khác (Kiều Minh,2007) Điều đáng lo ngại là con người đã thải vào không khí các loại chất độc như là CO2, NO2,CH4, CFC….là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m Có nhiều khả năng lượng phát thải khí nhà kính sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của trái đất diễn ra nhanh chóng

Trang 12

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, luôn đi đầu trong phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 12%, nhưng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thì vấn đề ô nhiễm không khí lại ở mức báo động Tại TP.HCM hệ thống quan trắc ở các trạm đo không khí ven đường thì nồng độ các chất ô nhiễm đã vượt tiêu chuẩn WHO gấp nhiều lần Theo nghiên cứu của các chuyên gia về môi trường dự báo, TP.HCM có nguy cơ

bị nhấn chìm trong một tương lai không xa Trong đó, khí NO2 được sản sinh từ các loại phương tiện giao thông và quá trình đốt nhiên liệu trong các hoạt động SXCN, gây

ra hiệu ứng nhà kính và hiện tượng nóng lên toàn cầu đang làm đau đầu các nhà chức trách Nó góp phần làm tăng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, làm tan một lượng băng khổng lồ và làm tăng mực nước biển

Để đối phó với tình hình ô nhiễm không khí, hầu hết các quốc gia đã không ngừng triển khai các hoạt động ngăn chặn ô nhiễm và bảo vệ môi trường Phương pháp

họ đã và đang sử dụng là các công cụ hành chính (ra lệnh và kiểm soát) cũng như các công cụ kinh tế để kiểm soát ô nhiễm môi trường Qua nghiên cứu việc quản lý nguồn khí thải độc hại tại các nước trên thế giới thì hệ thống “Giấy phép phát thải có thể mua bán” là một công cụ rất hiệu quả và đã thành công ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Thụy Điển, Canada…Trước tình hình ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng, lượng khí thải NO2 không ngừng tăng lên trong các năm gần đây và đang có xu hướng tăng nhanh trong các năm tới Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như sức khoẻ của người dân đặc biệt là ở TP.HCM Vì vậy, đề tài: “Ứng dụng hệ thống “Giấy phép phát thải có thể mua bán” cho ngành Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn xây dựng một hệ thống “Giấy phép phát thải có thể mua bán” để hỗ trợ các công cụ khác trong việc kiểm soát khí thải NO2 nhằm giảm lượng khí thải NO2 tại thành phố, tăng cường hiệu quả của các công cụ quản lý trong việc kiểm soát, cải thiện

và nâng cao chất lượng môi trường

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Ứng dụng hệ thống “Giấy phép phát thải NO2 có thể mua bán” cho ngành Công

Trang 13

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM

- Tính toán lượng phát thải NO2 trong quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp

- Xây dựng hệ thống “Giấy phép phát thải NO2 có thể mua bán” vào trong quản

lý ô nhiễm NO2 cho ngành Công nghiệp tại TP.HCM

- Đề xuất các chính sách có liên quan đến việc ứng dụng hệ thống “Giấy phép phát thải NO2 có thể mua bán” để đạt hiệu quả cao nhất

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các doanh nghiệp, CSSX có sử dụng nhiên liệu phát thải khí NO2 trong quá trình sản xuất

1.3.2 Địa bàn nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM

1.3.3 Thời gian nghiên cứu

Phạm vi đề tài sử dụng thông tin số liệu qua các năm 2004 – 2007

Thời gian thực hiện đề tài từ 03/2009 đến 06/2009

1.3.4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, phản ánh tình hình ô nhiễm không khí tại TP.HCM, đặc biệt

là lượng NO2 phát thải từ các ngành công nghiệp Trên cơ sở thực hiện việc mua bán giấy phép phát thải của các nước đã thành công trên thế giới, ta phân tích mức độ phát thải NO2 từ công nghiệp tại TP.HCM Từ đó, xây dựng hệ thống “Giấy phép phát thải NO2 có thể mua bán” bao gồm xác định tổng lượng giấy phép, ước tính giá của giấy phép và tiến hành phân bổ giấy phép ban đầu Đồng thời nêu lên các chính sách cần thiết để hệ thống này có thể hoạt động một cách hiệu quả

1.4 Cấu trúc của đề tài

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:

Chương 1: Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

và cấu trúc của khóa luận

Trang 14

Chương 2: Mô tả tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của TP.HCM và tổng quát về tình hình giao thông, tình hình công nghiệp tại thành phố

Chương 3: Khái niệm về ô nhiễm không khí, các công cụ kinh tế trong việc kiểm soát phát thải cũng như kinh nghiệm của các nước sử dụng hệ thống “Giấy phép phát thải

có thể mua bán” trong việc bảo vệ, kiểm soát nguồn khí thải Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài

Chương 4: Sơ lược về tình hình ô nhiễm không khí do giao thông, do công nghiệp và tác hại của ô nhiễm không khí Nhu cầu sử dụng nhiên liệu năng lượng trong nước và đặc điểm của các loại nhiên liệu tạo ra khí gây ô nhiễm Nghiên cứu thực trạng phát thải NO2 trên địa bàn TP.HCM, điều tra thu thập số liệu tính toán được lượng phát thải

NO2, từ đó ứng dụng hệ thống “Giấy phép phát thải NO2 có thể mua bán” cho việc phát thải NO2 của ngành công nghiệp TP.HCM

Chương 5: Tóm tắt các kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu cũng như các kiến nghị để có thể kiểm soát ô nhiễm một cách hiệu quả hơn

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ – 10038 vĩ độ Bắc và 106022’ – 106054’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc

giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Tổng diện tích của TP.HCM là 2.095,239 km2 Vùng đô thị với 140 km2 bao gồm 19 quận Vùng nông thôn rộng lớn với 1.916 km2, bao gồm 5 huyện với 98 xã TP.HCM có độ cao trung bình cao hơn 6m so với mực nước biển Bề mặt địa hình cao

ở vùng Bắc - Đông và thấp ở vùng Nam - Tây Nam Khoảng cách từ trung tâm thành phố đến biển khoảng 50km theo đường chim bay và cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á Đây cũng chính là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế

TP.HCM có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hệ thống kênh rạch trải dài hơn 2.900km rất thuận lợi cho việc tưới tiêu và tàu bè qua lại

Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979mm với độ ẩm trung bình khoảng 75 – 80 % Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình năm 27,55 C, đặc biệt ở đây không có mùa đông

2.1.2 Điều kiện Kinh tế - Chính trị - Xã hội

TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục lớn nhất Việt Nam Với dân số ước tính khoảng trên 7 triệu người cùng với các cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật hiện đại, TP.HCM luôn đi đầu cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Đây là thành phố

có tốc độ phát triển nhanh nhất và ổn định nhất Đông Nam Á

Trang 16

Nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt với các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế TP.HCM luôn là vùng kinh tế chiến lược và trọng điểm phía Nam, một thành phố trẻ, năng động, phồn vinh và là địa điểm du lịch và giao lưu văn hóa của du khách nước ngoài

a) Về kinh tế TP.HCM chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước,

nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), là trung tâm kinh tế của cả nước Tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 13%/năm Năm 2005, tốc độ tăng GDP là 12,2%, 11% năm 2008 và dự kiến 10,5% vào năm 2009 Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn, chiếm 1/3 GDP cả nước

Về thương mại - dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất của cả

nước, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 18,3 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 12,2% so với năm 2004

Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh Lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 2 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2004 Doanh thu ngành du lịch đạt 13.250 tỷ đồng, tăng 23% Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm (Lệ Quyên, 2008)

b) Về chính trị - xã hội Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí

minh, đến năm 2009, toàn thành phố có hơn 1,7 triệu hộ dân, với khoảng 7 triệu dân, trong đó 1/3 là dân số nhập cư làm ăn tại thành phố theo mùa vụ Bên cạnh người Việt, cộng đồng người Hoa gồm hơn 600.000 người đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của thành phố

Về chính quyền, thành phố có Hội đồng Nhân dân gồm 95 đại biểu do dân chúng bầu trực tiếp Hội đồng nhân dân cử ra Ủy ban Nhân dân trực tiếp quản lý mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa trên địa bàn thành phố

Trang 17

hoá đa dạng Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn

Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại

có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á

2.2 Tình hình giao thông và ô nhiễm giao thông tại Tp.HCM

TP.HCM là một đô thị lớn và đông dân thuộc loại bậc nhất Việt Nam Sự phát triển giáo dục, công nghiệp trong những năm qua dẫn đến việc tăng nhanh về số lượng cũng như mật độ dân số Các khu công nghiệp tập trung mới hình thành cùng với quá trình đô thị hóa vùng ven đã góp phần thúc đẩy giao thương giữa các khu vực nội ngoại thành, giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận, gây ách tắc giao thông trong giờ cao điểm, nhất là tại các cửa ngõ ra vào thành phố, làm quá tải kết cấu hạ tầng giao thông vốn đã lạc hậu, già nua Hiện nay, đường bộ gần như là phương thức duy nhất đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải đô thị Hệ thống đường thủy và đường sắt có vai trò rất hạn chế

Theo Giám đốc Sở GTCC Trần Quang Phượng, đến cuối tháng 8-2007, số phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký lưu hành tại TP.HCM đã vượt con số 3,5 triệu chiếc, trong đó 90% là xe máy Đó là chưa kể khoảng 700.000 xe máy, 60.000 ô tô mang biển số tỉnh và khoảng 2 triệu xe đạp lưu thông trên địa bàn thành phố (Hồ Thu, 2007) Ước tính mật độ xe máy thuộc loại cao nhất Việt Nam (506 xe/1.000 dân) và 100% là không được kiểm soát về khí thải Cùng với xe gắn máy là nhóm xe tải, xe buýt cũ kỹ, lạc hậu Nhiều loại không còn được phép lưu thông trên đường phố Chính

vì vậy, lượng khí thải từ các phương tiện này là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Bên cạnh đó, vấn đề kẹt xe đang là mối lo ngại của các nhà chức trách và là nỗi

lo sợ của người dân Các công trường xây dựng, sửa chữa các tuyến đường gây ra ùn tắc giao thông, ô nhiễm bụi nghiêm trọng Ùn tắc giao thông không chỉ là làm mất thì giờ, hao phí nhiên liệu mà còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, đem đến những căn bệnh hiểm nghèo cho những người hiện đang sống và làm việc tại thành phố

Trang 18

Theo báo cáo môi trường năm 2003, hoạt động giao thông đường bộ chiếm 70% về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Hàng năm, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải sử dụng đến 1,5 triệu tấn xăng và dầu diesel, thải ra không khí khoảng 6 triệu tấn CO2, 61 ngàn tấn CO, 35 ngàn tấn NO2 và 12 ngàn tấn SO2 Tại các trạm quan trắc đặt tại vòng xoay Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ và ngã tư An Sương, nồng độ chì đo được cao hơn cả mức tiêu chuẩn cho phép Ngoài ra, các chất độc hại khác trong không khí như benzen, toulene đo được đều tăng hơn so với trước Đặc biệt là nồng độ benzen tăng vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường không

khí theo tiêu chuẩn USEPA từ 4-8 lần

Hình 2.1 Số Lượng Các Phương Tiện Cơ Giới Đường Bộ Đăng Ký của TP.HCM

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2007 Tp.HCM cần có đề án "Quy hoạch Giao thông vận tải đến năm 2020 " là một giải pháp giao thông thông minh, nhằm xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, bảo đảm sự cơ động đi lại và

là trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của khu vực Đông Nam Á

2.3 Tình hình công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bắt đầu từ giai đoạn mở cửa, các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Việt Nam với những khoản tiền đầu tư hấp dẫn Nhà nước cũng tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp phát triển tốt nhất Tuy nhiên, vấn đề môi trường cũng bị bỏ qua như một điểm thứ yếu không đáng quan tâm trong nhiều năm Các luật lệ môi trường cũng như các

Trang 19

nghiệp đã xả thải vào môi trường những chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Nhà báo Denis Gray – trưởng đại diện hãng thông tấn AP tại Thái Lan từng nói:

“Tôi biết rằng, ở một số nước đang phát triển thì thường lập luận rằng: “Trước hết chúng ta phải xoá đói giảm nghèo đã, sau rồi mới đến môi trường” Tôi không tin vào điều đó Phá hoại môi trường sẽ làm nghèo đất nước…” Thực vây, chúng ta đã phải trả cái giá quá đắt cho việc huỷ hoại môi trường Ngày nay, chúng ta đang phải đối đầu với các bệnh hiểm nghèo liên quan đến tim, phổi, hô hấp do ô nhiễm gây ra Chúng ta cũng đang phải chống chọi với hiện tượng thay đổi khí hậu toàn cầu, lũ lụt hạn hán xảy

ra thường xuyên đe doạ cuộc sống con người và các hoạt động nông nghiệp,ngư nghiệp khác

Trong những năm qua, TP.HCM không ngừng phát triển kinh tế xây dựng một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với một nền công nghiệp đa dạng với đầy đủ các ngành nghề và hình thức sở hữu Hiện nay, TP.HCM có trên 14 KCN-KCX, trong đó có 13 khu chính thức hoạt động, có trên 1.100 dự án đầu tư, thu hút hơn 250.000 lao động (Cung Diễm, 2008) Hoạt động của các khu này đã mang lại

sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, điều bất lợi phát sinh từ các KCN-KCX là vấn đề ô nhiễm môi trường

Hình 2.2 Tốc Độ Phát Triển Giá Trị SXCN Theo Khu Vực so với Năm 2000

Nguồn: Nguyễn Lệ Quyên, 2008

Trang 20

SXCN ở các thành phần kinh tế đều tăng Trong đó, SXCN ở thành phần kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài đạt tốc độ tăng trưởng cao (19,3%) và tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong SXCN Trong những năm gần đây, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển tương đối mạnh mẽ, chiếm 37% (năm 2007) trong tổng giá trị công nghiệp năm 2007 Nhiều loại hàng hóa tiêu dùng thông thường, trước đây do hàng ngoại nhập chiếm lĩnh, nay các doanh nghiệp thành phố gần như chiếm ưu thế Nhiều sản phẩm công nghiệp của thành phố chiếm tỷ trọng cao so với cả nước Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng cao… Nhìn chung, tất cả các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp thành phố đều đạt mức sản lượng tăng so với cùng kỳ

Bảng 2.1 Tỷ Trọng, Tốc Độ Tăng Trưởng GTSX Một Số Ngành Công Nghiệp 2007

Sản xuất da, giày, vali túi xách 7,6 12,5 5,0 5,9

Nguồn: Nguyễn Lệ Quyên, 2008

Trang 21

Hình 2.3 Biểu Đồ Tỷ Trọng Các Ngành Công Nghiệp Năm 2007

Nguồn: Nguyễn Lệ Quyên, 2008 Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của TP.HCM Thành phố đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của thành phố Thành phố tập trung chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở hạ tầng, xây dựng quy hoạch chi tiết 4 ngành ưu tiên cho các ngành cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực, thực phẩm, dệt may, da giày, chế biến gỗ và các ngành khác, đồng thời hoàn chỉnh hạ tầng Khu công nghệ cao và Công viên phần mềm Quang Trung trở thành mũi đột phá góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố, xây dựng các cụm công nghiệp chuyên ngành, hoàn chỉnh hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn để đảm bảo sẵn sàng về hạ tầng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công

nghiệp

2.4 Kiểm soát khí thải công nghiệp trên thế giới và Việt Nam

2.4.1 Một số chính sách kiểm soát ô nhiễm không khí trên thế giới

a) Chính sách ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Hoa Kì Năm 1985, chính phủ

Pháp bắt đầu áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” để đánh thuế phát thải SO2; NOx và các loại khí thải ô nhiễm khác Mức thuế tăng dần theo thời gian, đến năm 1998 mức thuế tương đương 40 USD/tấn NOx hoặc các thành phần hữu cơ thăng hoa (VOCs) “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền” đã giảm phát thải NOx

SX da giày, vali, túi sách Các ngành khác

Trang 22

khoảng 6% từ giữa những năm 1990 (ADEME 1998) Mức thuế ở nước này thấp và dựa trên phát thải được ước tính hơn là thực tế phát thải Tuy nhiên, doanh thu của thuế được dùng một phần cho công nghệ làm giảm và nghiên cứu

Mức thuế ở Ý cho NOx khoảng 100 USD/tấn, cao hơn Tây Ban Nha (khoảng 30 USD/tấn (Bokobo Moiche 2000)) và Pháp nhưng thấp hơn Thụy Điển Thuế chỉ được

áp dụng cho các nhà máy lớn (>50 megawatts/năm) và phát thải vượt tiêu chuẩn đã được quy định ở Thông tư về Nhà máy Đốt Nhiên liệu ở EU

Tại Hoa Kì, việc giảm phát thải NOx từnhà máy nhiệt điện được quy định trong Chương 4 của Đạo luật Chỉnh tu Không khí sạch năm 1990; trong giai đoạn 1 (1996-1999) giảm 400 ngàn tấn và giai đoạn 2 (năm 2000) giảm khoảng 1,2 triệu tấn Hai chương trình khác cũng hướng đến mục tiêu là giảm phát thải NOx đó là chương trình RECLAIM (kì vọng giảm 80% NOx và SOx từ 1994-2003) và chương trình OTC Ngoài ra, Chương trình giấy phép phát thải SO2 cũng là một trong 2 chương trình chuyển đổi giấy phép không khí quan trọng nhất của Hoa Kì, được thiết lập để làm giảm phát thải khí SO2 từ các nhà máy nhiệt điện (đây là nguồn chính gây nên mưa axit ở Đông Bắc Mỹ và Canada) xuống phân nửa so với năm 1980 Năm 1997 phát thải từ nhà máy điện đạt hơn 4 triệu tấn dưới mức năm 1980

Bảng 2.2 So Sánh Các Công Cụ Chính Sách Làm Giảm Phát Thải NO x

Tiêu chuẩn Thụy

NOx; SOx; HCl; VOCs

ty

Nghiên cứu làm giảm…

Phân phối đến công ty

Thuế (5% cho khôi phục môi trường Nguồn: Đặng Minh Phương, 2007

Trang 23

b) Chương trình thuế và phí ô nhiễm của Thụy Điển Chương trình thuế và

phí ô nhiễm của Thụy Điển được đánh giá là nổi bật nhất trong số các công cụ kinh tế của các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển Bao gồm:

Thuế cacbon Được thiết lập 1/1991 bao gồm từ cắt giảm thuế thu nhập; thuế

năng lượng và tăng cường thuế giá trị gia tăng; thuế buôn bán; thuế cacbon để bù đắp cho ngân sách Lợi nhuận thu được từ thuế cacbon rất đáng kể đạt 1,6 tỉ USD, xấp xỉ 1% GDP của Thụy Điển

Thuế lưu huỳnh Được thành lập từ 1/1991 đánh vào hàm lượng lưu huỳnh có

trong than đá, than bùn và dầu Mức thuế 3.900 USD/tấn nhiên liệu Đối với các loại nhiên liệu được sử dụng ngoài mục đích cung cấp năng lượng và nhiên liệu có chứa lưu huỳnh ít hơn 1% theo khối lượng sẽ được miễn thuế Còn các nhà máy lắp đặt hệ thống xử lý cuối đường ống sẽ được hoàn tiền khi lượng phát thải được kiểm soát Trong năm đầu tiên thực hiện thuế lưu huỳnh ước tính đã giảm được khoảng 25% lượng phát thải lưu huỳnh

Phí nitrogen oxide Năm 1992, Thụy Điển áp đặt phí phát thải NOx đối với các nhà máy nhiệt điện khoảng 5.200 USD/tấn Trong 2 năm đầu tiên của chương trình đã giảm được 40% lượng khí thải này, đem lại cho Thụy Điển xấp xỉ 80 triệu USD/năm

c) Kiểm soát ô nhiễm không khí bằng phí phát thải ở Ba Lan Lượng phát

thải SO2; NO2 và vi hạt (PM-particulate matter) trên GDP của Ba Lan gấp 2-8 lần so với mức trung bình của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển Lượng phát thải từ các nguồn tĩnh là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí, đặc biệt là các máy nhiệt điện (được xem là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất) Bên cạnh đó, còn có một số ngành công nghiệp nặng gây ô nhiễm như luyện kim, hoá chất và khai khoáng…

Hệ thống phí phát thải của Ba Lan đánh vào các chất gây ô nhiễm không khí được thiết lập vào năm 1980 Hệ thống này bao gồm: (i) “normal fee” áp dụng cho tất

cả các nguồn phát thải dưới mức tiêu chuẩn phát thải, và (ii) “penalty fee” gấp 10 lần

so với “normal fee” thi hành đối với các nguồn phát thải vượt tiêu chuẩn Năm 1995, mức lệ phí “normal” cao nhất là 54.000 USD/tấn chất ô nhiễm không khí nguy hiểm;

83 USD/tấn SO2 và NOX; 44 USD/tấn PM (Anderson & Fiedor, 1997)

Trang 24

2.4.2 Kiểm soát khí thải công nghiệp ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng công cụ hành chính để quản lý môi trường Nhưng người dân cũng như các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc BVMT Các doanh nghiệp lo chạy theo lợi nhuận nên không quan tâm đến vấn đề môi trường Người dân thì quá thờ ơ, họ cho rằng họ không bị ảnh hưởng bởi việc ô nhiễm môi trường và trách nhiệm BVMT là của Nhà nước Vì vậy, không có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan Nhà nước với các đối tượng gây ô nhiễm trong vấn đề hạn chế và xử

lý ô nhiễm Chính điều này làm cho công tác BVMT ở nước ta còn nhiều bất cập, tuy rằng luật lệ của nhà nước tương đối đầy đủ và nghiêm khắc

a) Luật và các quy định pháp lý kiểm soát khí thải công nghiệp Việt Nam

- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và được Chủ tịch nước công bố ngày 10/01/1994

- Nghị định 175/CP về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường được chính phủ ban hành ngày 18/10/1994

- Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo quyết định số 229/CP/TC-DL-CL ngày 15/03/1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

- Nghị định số 121/2004/NĐ – CP của Chính phủ ban hành Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Thông tư liên Bộ số 1485/TTLB ngày 12/12/2004 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn tổ chức, thực hiện và phạm vi hoạt động của thanh tra

về BVMT

Trang 25

Bảng 2.3 Tiêu Chuẩn Chất Lượng Không Khí Xung Quanh "TCVN 5937:2005" Thông số Trung bình

Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM

b) Chương trình trợ giá xử lý ô nhiễm: Trợ giá xử lý ô nhiễm là loại công cụ

kinh tế đang thực hiện tại TP.HCM thông qua chương trình giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Các cơ sở SXCN - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn sẽ được vay vốn từ quỹ hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp TP.HCM (được thành lập ngày 14/06/1999 theo quyết định số 5289/QĐ-UB-KT) với lãi suất 0% Các cơ sở vay vốn từ chương trình này sẽ phải thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp tại nguồn và lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm trước khi

xả chất thải vào môi trường

c) Chương trình thu phí khí thải Ngày 13/9/2004, Sở Khoa học và Công

nghệ TP.HCM đã nghiệm thu công trình nghiên cứu hệ thống thu phí khí thải năm ngành điển hình ô nhiễm không khí Tiến hành thu phí trước hết là nhiệt điện, luyện kim, xi-măng, gạch ngói và giao thông

Các chất phát thải gây ô nhiễm được đưa vào danh sách phải đóng phí gây ô nhiễm không khí là bụi, NO2, SO2 và tổng các chất hữu cơ bay hơi (VOC) Nếu tính thu phí theo nguyên nhiên liệu đầu vào sản xuất, mức thu sẽ là: Dầu DO đóng 1.500 đ/tấn; dầu FO đóng 500 đ/tấn; thép đóng 100 đ/tấn; clinker đóng 350 đ/tấn, v.v

Trang 26

d) Chương trình sản xuất sạch hơn và Cơ chế sản xuất sạch (CDM) Hiện

tại ở Việt Nam đã có một số dự án CDM đang được triển khai nhằm cắt giảm các loại khí nhà kính như CO2 và CH4

- Dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ Rạng Đông – Bà Rịa Vũng Tàu: tiềm năng giảm phát thải 6,74 triệu tấn CO2

- Dự án thu hồi năng lượng tại bãi rác Gò Cát – TP.HCM: tiềm năng giảm phát thải 3,086 triệu tấn CO2 từ 2005 – 2014

- Dự án thuỷ điện DakPone – Kontum: tiềm năng giảm phát thải 39.731 tấn

CO2/năm Thời gian dự án là 10 năm từ 2007

- Dự án thiết lập rừng bảo vệ tại lưu vực sông Ngạn Phố - Hương Sơn - Hà Tĩnh

- Dự án điện trấu Tiền Giang

- Dự án cung cấp điện kết hợp năng lượng gió và diesel tại đảo Phú Quý - Bình Thuận Tiềm năng giảm phát thải 106.372 tấn CO2 trong 10 năm

Trang 27

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Một số khái niệm cơ bản

a) Ô nhiễm không khí: Không khí trong khí quyển bao gồm hỗn hợp các chất

ở dạng khí có thể tích gần như không đổi và có chứa một lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển Ở điều kiện bình thường, không khí (chưa bị

ô nhiễm) gồm các thành phần cơ bản: 78% Nitơ, 21% Ôxy, 1% Argon, và một số khí khác như CO2, Neon, Helium, Xenon, Hidro, Ozôn, hơi nước…

Không khí gọi là ô nhiễm khi thành phần của nó bị thay đổi hay khi có sự hiện diện của những chất lạ gây ra những tác hại mà khoa học chứng minh được hay gây ra

sự khó chịu đối với con người ( Theo Cộng đồng Châu Âu đưa ra vào năm 1967)

Có hai nguồn gây ô nhiễm không khí là nguồn tự nhiên và nhân tạo Nguồn tự nhiên do các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, động đất, cháy rừng, quá trình phân hủy xác động, thực vật Nguồn nhân tạo chủ yếu do các hoạt động sản xuất công

nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và sinh hoạt của con người

b) Khí Nitơ điôxit (NO 2 ): Khí nitơ điôxit là chất khí có màu nâu, không mùi,

nặng hơn không khí khoảng 1,58 lần Khí NO2 được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau, như hoạt động núi lửa, hoạt động giao thông, quá trình đốt các loại nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp (chiếm 95%) (Trần Việt, 2008)

c) Tác hại của ô nhiễm khí NO2

- Đối với môi trường sống: Làm thay đổi nhiệt độ khí quyển, là một trong bốn

khí gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính gồm: NO2, CO2, CH4, NO Sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm đặc biệt là khí NO2, có tác động xấu cho một trường sống Với tốc độ gia tăng nồng độ khí NO2 trong bầu khí quyển như hiện nay, người ta dự đoán vào khoảng giữa thế kỷ 22, nồng độ khí nitơ ôxit có thế tăng 1,5 lần Khi đó, theo dự tính của các nhà khoa học, sẽ xảy ra sự thay đổi quan trọng đối với sự cân bằng nhiệt

Trang 28

trên trái đất như: nhiệt độ bầu khí quyển sẽ tăng lên từ 2 đến 30C, một phần băng ở Bắc cực và Nam cực sẽ tan làm tăng chiều cao mực nước biển, làm thay đổi chế độ

mưa gió và sa mạc hoá thêm bề mặt trái đất Ngoài ra, khí NO2 là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa axit làm ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông

nghiệp và sản xuất công nghiêp, đồng thời ảnh hưởng tới môi trường sống

- Đối với con người: với nồng độ từ 5 phần triệu đến 20 phần triệu trong không khí, khí NO2 có thể gây tác động xấu đến phổi, tim, gan Ở nồng độ cao, 1% trong không khí, khí NO2 có thể gây chết người trong vài phút Khí NO2cũng góp phần gây nên bệnh hen, ung thư phổi và hỏng khí quản

3.1.2 Các công cụ quản lý môi trường

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi một công cụ

có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết hỗ trợ lẫn nhau Bao gồm công cụ chính sách, công cụ kỹ thuật quản lý và công cụ kinh tế

a) Công cụ luật pháp chính sách: Bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật

quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương

b) Công cụ kỹ thuật: Quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước

về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường,

xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào

c) Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: Các công cụ kinh tế được sử

dụng nhằm tác động tới lợi ích và chi phí trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường Bao gồm:

Thuế ô nhiễm: là một loại thuế đánh vào các xí nghiệp đang phát thải chất ô

nhiễm và thuế này được tính theo tác hại của ô nhiễm mà xí nghiệp đó gây ra cho môi trường Loại công cụ này được sử dụng nhằm mục đích gây nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; mặt khác hạn chế hoặc ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm, huỷ hoại môi

Trang 29

- Thuế hàng hoá

- Thuế dựa vào các chất gây ô nhiễm chứa trong nguyên liệu đầu vào

Lệ phí ô nhiễm: Phí ô nhiễm là khoản thu của Nhà nước được sử dụng để bù

đắp một phần các chi phí cho công tác BVMT và quản lí Nhà nước, đồng thời đảm bảo dịch vụ cho người nộp phí Như vậy, khác với thuế môi trường, phần lớn những khoản thu từ phí sẽ được dùng để giải quyết phần nào các vấn đề môi trường do những người đóng phí gây ra Bao gồm:

- Lệ phí phát thải: Đây là những lệ phí đánh vào việc thải chất ô nhiễm vào không khí, nước hoặc vào đất và việc gây tiếng ồn

- Lệ phí sử dụng: Lệ phí sử dụng có hàm số tăng nguồn thu và liên quan đến chi phí xử lý, chi phí thu gom và thải bỏ, hoặc việc thu hồi lại chi phí quản lý tuỳ vào từng tình huống mà chúng được áp dụng Lệ phí sử dụng không liên quan trực tiếp đến chi

phí tác hại đến môi trường

- Lệ phí theo sản phẩm: Lệ phí này được đánh vào sản phẩm có hại cho môi trường khi được sử dụng trong các quy trình sản xuất, hoặc khi tiêu thu hay loại thải

Hệ thống ký thác hoàn trả: bao gồm việc ký quỹ một số tiền cho các sản

phẩm có tiềm năng gây ô nhiễm mà chất thải của nó có thể tái sinh hoặc tái chế Người tiêu dùng khi mua hàng phải trả một số tiền vượt quá giá trị của sản phẩm để ký quỹ

Số tiền này sẽ được trả lại khi người tiêu dùng trả lại sản phẩm đã hết khả năng sử dụng hoặc bao bì của sản phẩm đó cho một số điểm thu hồi quy định hợp pháp

Áp dụng hệ thống này sẽ thúc đẩy quá trình tái sử dụng chất thải vào mục đích

có lợi khác, giảm thiểu lượng chất thải phát tán bừa bãi vào môi trường, giúp cho nền kinh tế thoát khỏi chu trình sản xuất tuyến tính (khai khoáng => nguyên liệu thô => sản phẩm => phế thải) hướng tới chu trình sản xuất tuần hoàn trong số tài nguyên được tái sử dụng tới mức tối đa có thể được

Trợ cấp xử lý ô nhiễm được thiết lập nhằm khuyến khích các hoạt động xử lý

chất thải, BVMT ở các ngành gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Khoản trợ cấp này thường được sử dụng vào việc mua sắm trang thiết bị đầu tư cho hệ thống xử lý ô nhiễm trong giai đoạn đầu của phát triển công nghiệp Gồm:

- Trợ cấp không hoàn lại

Trang 30

- Các khoản cho vay ưu đãi

- Cho phép khấu hao nhanh

- Ưu đãi về thuế (miễm thuế hoặc giảm thuế)

Tuy nhiên công cụ này có thể không có hiệu quả do Nhà nước phải tốn một khoản chi phí đáng kể để trợ giá xử lý ô nhiễm, còn doanh nghiệp sẽ lợi dụng sự ưu

đãi này hoặc trút gánh nặng ô nhiễm sang chính phủ

Đặt nhãn sinh thái là một chứng nhận của Nhà nước hoặc tổ chức thứ 3 (tổ

chức độc lập) cấp cho các sản phẩm không gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó hay trong quá trình sử dụng Đặt nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải, hoặc các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực, hay hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường

Giấy phép phát thải có thể mua bán (TEPs): là khái niệm chỉ loại thị trường

trong đó hàng hoá là các giấy phép phát thải khí hoặc các loại phát thải khác, người bán là các đơn vị sở hữu giấy phép (hoặc những cơ sở có mức phát thải ít hơn so với giấy phép quy định) và người mua là những đơn vị cần giấy phép xả thải

Đầu tiên một mức độ ô nhiễm có thể chấp nhận được xác định Nó có thể được xác định qua nồng độ cho phép nào đó, ví dụ như chì trong xăng, một mục tiêu sản xuất hay tiêu thụ hoá chất (như CFCs) hay một mức độ phát thải khí cho phép trong toàn quốc như đối với carbon dioxide Giấy phép được cấp cho mức độ phát thải tới mức chấp nhận đã được xác định trước đó Có nhiều cách qui định việc ban hành giấy phép ban đầu nhưng phổ biến là dựa trên mức độ phát thải trong quá khứ Một khi có được mức phân phối ban đầu người gây ô nhiễm được tự do mua bán quyền ô nhiễm

Hệ thống này về cơ bản được hiểu như sau: một xí nghiệp xử lý ô nhiễm tương đối dễ

và tốn ít chi phí sẽ thấy lợi trong việc bán giấy phép cho một xí nghiệp khác nếu xí nghiệp đó có chi phí làm giảm cao hơn giá giấy phép Công cụ này có thể thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực giảm thiểu ô nhiễm nhiều hơn để có thể bán được lượng giấy phép thừa ra Bên cạnh đó, những phát minh cải tiến công nghệ, kỹ thuật hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường sẽ được phát triển Và như vậy, ô nhiễm chung cho toàn xã

Trang 31

Hình 3.1 Giấy Phép Phát Thải Có Thể Chuyển Nhượng

Nguồn: Đặng Minh Phương, 2007 Với MAC là Chi phí làm giảm biên

MEC là Chi phí tổn hại biên

Trong một vùng nhất định, chính quyền xác định mức độ tối ưu ô nhiễm với số lượng cho phép W* Số giấy phép tối ưu W*, giá tối ưu sẽ là P* S sẽ là đường cung giấy phép, nếu giá giấy phép là P1 người sản xuất sẽ mua số lượng WIIWI và tự làm giảm ô nhiễm W1W* (rẻ hơn mua giấy phép) như vậy đường MAC trở thành đường cầu giấy phép Giao điểm E* là điểm cân bằng mua bán giấy phép, số lượng là giấy phép là W* và giá là P*

Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng: Các doanh nghiệp và các CSSX

sẽ được cấp phát một lượng giấy phép ban đầu dựa trên lượng phát thải trước đó Giấy phép này quy định mức xả thải của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp nào có khả năng

tự làm giảm sẽ không sử dụng hết lượng giấy phép được cấp phát Khi đó doanh nghiệp này có thể bán giấy phép của mình cho các doanh nghiệp khác muốn mở rộng quy mô hoặc các doanh nghiệp tự làm giảm với chi phí cao hơn chi phí mua giấy phép

Ưu điểm của giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng:

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghiệp làm giảm ô nhiễm Hình thành ngành công nghiệp làm giảm ô nhiễm trong tương lai

- Cho phép người gây ô nhiễm linh động trong việc điều chỉnh thế nào cho đạt tiêu chuẩn môi trường

Trang 32

- Có ưu điểm hơn thuế, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát

- Khi các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất cũng không làm tăng lượng phát thải vì lượng giấy phép đã được ấn định

- Dễ được chấp nhận, dễ sử dụng, tránh các thủ tục rườm rà

3.1.3 Một số chương trình phát thải thương mại, nền tảng cho hệ thống “Giấy phép phát thải có thể mua bán”

a) Tín chỉ giảm phát thải (Emission Reduction Credits) Hãng cố gắng giảm

phát thải vượt mức quy định của nó, hãng được phép đề nghị chính quyền xác nhận lượng vượt này như là các tín chỉ giảm phát thải Tín chỉ này được lưu giữ hoặc được

sử dụng trong các chương trình đền bù hoặc chính sách bong bóng

b) Chính sách đền bù (Offset Policy) Chính sách này áp dụng cho trường hợp

các vùng chưa đạt tiêu chuẩn biên chất lượng không khí nhưng muốn tăng quy mô (thêm nhà máy mới hay cải tạo mở rộng nhà máy cũ) Hãng muốn mở rộng quy mô và phát thải nhiều hơn phải có sẵn các tín chỉ hoặc mua tín chỉ từ các nhà máy khác

c) Chính sách bong bóng (Bubble Policy) Chính sách này cho phép hãng sử

dụng tín chỉ giảm phát thải của mình để tăng quy mô qua việc sử dụng công nghệ mới

có tỉ lệ phát thải cao hơn (nhưng chỉ trong một vùng nhất định)

d) Chính sách kết mạng (Netting Policy) Chính sách cho phép hãng tăng quy

mô hoặc mở rộng nhà máy mà không phải xem xét như một nhà máy mới hoàn toàn nếu hãng có các tín chỉ lưu giữ và nhà máy tăng thêm phát thải không lớn

Các chương trình nêu trên sau này được chuyển thành chương trình: “Giấy

phép phát thải ô nhiễm có thể mua bán” Chương trình này được áp dụng rất phổ biến

cho ô nhiễm không khí có nguồn cố định ở Mỹ và các nước khác Sau này hệ thống được áp dụng cho những lĩnh vực ô nhiễm khác và được nhiều nước áp dụng

3.1.4 Kinh nghiệm của những nước đã thành công trong việc sử dụng hệ thống

“Giấy phép phát thải có thể mua bán”

Những nước đã và đang sử dụng TEPs để làm giảm ô nhiễm như Hoa Kì, Chilê,

Ba Lan và vài nước thuộc EU đang nhận được các lợi ích rất lớn Trong phạm vi quốc

tế, các kế hoạch của sơ đồ đền bù quốc tế cho thương mại giấy phép khí hậu toàn cầu

Trang 33

biệt TEPs NO2 đã và đang được áp dụng cho toàn cầu đem lại nhiều tiện ích và khá hiệu quả trong việc giảm phát thải

a) Chi Lê Là nơi xuất phát ứng dụng TEPs ở nước đang phát triển Sơ đồ TEPs

của nó áp dụng đối với các nguồn điểm công nghiệp tạo chất thải bụi trong vùng đô thị

ở Santiago, thủ đô của Chi Lê Hệ thống này được hình thành năm 1992 bằng một mức

ấn định áp dụng đối với các nguồn trên một quy mô nhất định (thải ô nhiễm vào không khí ở một tỉ lệ vượt 1000 m3/giờ) và cố định tổng số phát thải Nó cũng vận dụng một tiêu chuẩn phát thải tối đa 112 mg/m3 (chỉ quy định những chất >PM10) Các hãng gây

ô nhiễm được phép thương mại sự giảm phát thải và các hãng mới bị buộc phải mua các tín chỉ từ hãng hiện hành Giảm phát thải được thực hiện bằng cách giảm các chứng chỉ trong hệ thống theo thời gian Các nguồn công nghiệp được phân phối tín chỉ miễn phí dựa vào số phát thải thực của họ vì thế có sự công khai số lượng phát thải của các cơ sở công nghiệp

b) Châu Âu Uỷ ban Châu Âu đã bắt đầu đưa việc thương mại phát thải vào

Chương trình Thay đổi Khí hậu châu Âu vào tháng 06/1990 Vài nước châu Âu đã hình thành các sơ đồ thương mại khác nhau Đầu tiên là Vương quốc Anh sẵn sàng có một sơ đồ TEPs cho san lấp đất, NOx và cacbon

Sơ đồ thương mại cacbon ở Vương quốc Anh khá phức tạp bởi vì các ngành sử dụng nhiều nhiên liệu được đối xử phân biệt Sơ đồ thương mại phát thải (Emissions Trading Sheme, ETS) là hệ thống thương mại và định mức phát thải với tổng số cố định phát thải cacbon được phân phối tự do Hiệp ước Thuế Thay đổi Khí hậu (CCLA), đối với các hãng sử dụng nhiều năng lượng, hoạt động trên cơ sở các mục tiêu tương đối hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng Như thế, sự phát thải được định mức cố định, hãng có phương án thương mại giấy phép để đạt được các tiêu chuẩn bắt buộc

Vài nước châu Âu đang bắt đầu thương mại “chứng chỉ xanh” (Green certificates) bắt buộc (bằng pháp lệnh hoặc bằng pháp luật) đối với các công ty năng lượng sử dụng một số phần trăm nhất định của nguồn năng lượng không hoá thạch hoặc năng lượng có thể tái sinh trong sản xuất điện của họ

Ngoài ra, Cộng hoà Czech và Slovakia có ETS cho SOx và Hà Lan cho NOx Chương trình Hà Lan nhấn mạnh nhiều vào việc soạn thảo, phát triển và đồng thời

Trang 34

cũng là nước đầu tiên ở châu Âu hình thành một Cơ quan Thuế Môi trường được chuyên môn hoá để xem xét một cách có hệ thống và phát triển thuế xanh Tương tự

họ cũng hình thành Cơ quan Phát thải để điều hành sự phát thải và xem xét sự phát triển của ETS

c) Chương trình giấy phép thương mại trong quản lý tài nguyên thiên nhiên Bao gồm quyền chăn thả, quyền sử dụng nước, quyền phát triển có thể chuyển

nhượng (tranferable development rights, TDRs)

Ngành có một vài đặc điểm làm cho giấy phép thương mại rất có hiệu quả: giá trị cao của tài nguyên, tính di chuyển của tài nguyên và yếu tố ngoại tác tiêu cực mạnh được thực hiện bởi một ngư dân đối với những ngư dân khác (Christy 1973)

Chính sách hạn ngạch cá nhân (ITQs) ở Iceland Iceland là một quốc gia

đánh bắt cá hàng đầu, hàng năm đóng góp đến 15%GDP Iceland lần đầu tiên thực hiện Chương trình Hạn ngạch Cá nhân vào năm 1979 Đến năm 1990 ITQs áp dụng cho hầu hết các loại cá

Đầu tiên, ở loài cá ốt vảy nhỏ, 33% hạn ngạch được phân bổ trên cơ sở năng lực tàu thuyền và phần còn lại được chia đều; ở ngành cá trích và tôm, hạn ngạch cũng được chia Bộ Hải sản đưa ra tổng sản lượng cho phép đánh bắt (TACs) TACs cho các loại cá nhất định (như cá tuyết) được đưa ra mức cao hơn mức giới hạn sinh học đã kiến nghị “bởi vì sự phụ thuộc của nền kinh tế Iceland vào đánh bắt cá” Hạn ngạch thương mại được phát triển từ năm 1986, 20 - 30% hạn ngạch được trao đổi hàng năm

Ở năm 1993 - 1994, hạn ngạch được thương mại cho loài cá tuyết và cá mình thái là 44% và 96%

Đối với cá trích, lượng đánh bắt tăng gấp 3 lần từ năm 1977, và giảm nỗ lực đánh bắt 20% cùng thời kì này Ở ngành cá ốt nhỏ, sản lượng đánh bắt không thay đổi trong khi số lượng tàu thuyền giảm 40%

Hạn ngạch cá ở New Zealand Chương trình hạn ngạch chuyển nhượng cá

nhân của New Zealand được áp dụng năm 1986 Australia cũng có hệ thống ITQs cho

cá ngừ xanh ở phía Nam và đề xuất một hệ thống khác cho ngành đánh cá bằng lưới ở phía Đông Nam Hoa Kì cũng đưa ra một hệ thống ITQs cho ngành đánh bắt nghêu ở

Trang 35

Trong hệ thống của New Zealand, mức hạn ngạch ban đầu được cấp theo số lượng đánh bắt trước nay Chính phủ sau đó mua lại một số hạn ngạch với giá thị trường, vì thế sẽ giảm được TACs Sau đó một mức cố định bằng 80% giá ban đầuđược đề nghị với những ngư dân còn lại Cuối cùng nếu muốn giảm thêm để đạt mức TACs thì số lượng cần giảm này sẽ được chia theo tỉ lệ cho các ngư dân còn lại Các ngư dân có thể bán hạn ngạch cho các cư dân New Zealand khác Những ngư dân mới vào đánh bắt sẽ được phân phối mức hạn ngạch tối thiểu Hạn ngạch và lượng đánh bắt thực tế phải tương ứng với nhau vào cuối mỗi tháng Các ngư dân cũng phải trả tiền tô cho chính phủ để có giấy phép hạn ngạch, và tiền này được tính gấp đôi nếu thuê tàu nước ngoài để đánh bắt Bởi vì việc đánh bắt đã được theo dõi nên hệ thống ITQs tạo thêm rất ít gánh nặng về hành chánh

d) Chính sách Giấy phép thương mại ở Hoa Kì Chính sách sun-phua ở Hoa

Kì là sơ đồ thương mại Điều V của Đạo luật Chỉnh tu Không Khí Sạch năm 1990 (CAAA) đã hình thành thị trường buôn bán giấy phép đi-ô-xit sun-phua (SO2) trong số các nhà máy điện Là chương trình môi trường qui mô lớn và dài hạn đầu tiên ở Hoa

Kì dựa vào giấy phép phát thải có thể mua bán Các qui định ô nhiễm không khí trước

đó ở Hoa Kì (và nhiều nước khác) có mục tiêu hướng đến các nguồn phát thải riêng lẻ

và mức độ phát thải của chúng Trong chương trình này, điểm tập trung vẫn là tổng số phát thải được định mức trước tổng số cao nhất cho phép (mặc dù chỉ từ ngành điện lực)

Ngành lập pháp có ý định giảm phát thải khoảng 1/2, tức khoảng 10 triệu tấn mỗi năm (tổng số phát thải ở Hoa Kì năm 1992 vào khoảng 21 triệu tấn, trong đó 17 triệu tấn được phát thải từ ngành điện) Để thực hiện mục tiêu này, giấy phép tương đương khoảng 9 triệu tấn được phát hành Sự giảm phát thải được hướng mục tiêu đến ngành điện và tất cả nhà máy có sử dụng nhiên liệu hoá thạch bị bắt buộc nắm giữ vài giấy phép tương ứng với mức phát thải của họ Vào cuối năm nhà máy cần phải chứng minh sự chấp hành của họ Hạn ngạch cho phép phát thải ở tài khoản của họ ở Hệ thống Kiểm tra Hạn ngạch thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kì (US EPA), cần phải bằng hoặc vượt lượng phát thải SO2 hàng năm Có một thời kỳ 60 ngày để mua các hạn ngạch phát thải SO2 phụ Các phần hạn ngạch còn dư lại được bán hoặc lưu giữ sử dụng cho tương lai Thương mại không bị hạn chế Nhà máy riêng lẻ quyết

Trang 36

định bao nhiêu để làm giảm, bao nhiêu để mua và bất kì ai cũng có thể mua giấy phép – nhà máy điện, người cung ứng nhiên liệu (ví dụ, các người bán than đá kèm với các giấy phép đó), các nhà môi trường (khi họ muốn giảm tổng số ô nhiễm nhưng không

sử dụng giấy phép), các người mua bán đầu cơ để nâng giá giấy phép

Khi giảm phát thải sun-phua được hoạch định theo Đạo luật Chỉnh tu Không khí Sạch, doanh thu chính do làm giảm phát thải được cho là sẽ giảm dần và các hình thức công nghệ khác của làm giảm cũng giảm Ước lượng chi phí làm giảm thay đổi rất nhiều: khoảng 250 - 350 USD cho giai đoạn 1 (từ năm 1995) và 500 - 700 cho giai đoạn 2 (bắt đầu ở năm 2000) (Joskow, Schamalensee, và Bailey 1998) Ước tính trước đây của US EPA khoảng 750 USD, và ước tính cho ngành điện trước năm 1989 khoảng 1500 USD cho giấy phép phát thải, đây cũng chính là giá bán trực tiếp từ US EPA (Burtraw 1998a, 1998b) Giới hạn trên khác là tiền phạt trả vì không tuân thủ nắm giữ giấy phép, khoảng 2000 USD/tấn

e) Hệ thống kinh doanh khí thải châu Âu Ngày 1/1/2005, Liên minh châu

Âu giới thiệu một hệ thống buôn bán hạn ngạch phát thải Thay vì áp đặt thuế cacbon,

EU phát động kế hoạch buôn bán cacbon đầu tiên trên thế giới Mục đích của kế hoạch này là giảm bớt phát thải khí nhà kính công nghiệp, từ đấy hạn chế quá trình ấm hóa toàn cầu, đồng thời vẫn bảo đảm được tính cạnh tranh của các công ty châu Âu Theo

kế hoạch này, các công ty được phát một số lượng giấy phép cho phép họ mỗi năm phát thải một lượng NO2 nhất định vào khí quyển Những công ty nào không có đủ giấy phép để đảm bảo mức phát thải sẽ phải mua lại của công ty khác Ban đầu được thiết kế cho các cơ sở công nghiệp châu Âu nhưng trong tương lai hệ thống buôn bán của EU có thể trở thành trung tâm trong thị trường buôn bán cacbon toàn cầu

Kinh doanh khí thải là thị trường mới phát triển vài năm gần đây nhưng EU hy vọng rằng nó sẽ mở đường cho Chính phủ các nước giảm bớt lượng phát thải nội địa

từ năm 2008, theo yêu cầu của Nghị định thư Kyoto Các giấy phép hiện nay chỉ kiểm soát một nửa lượng cacbon mà EU thải ra Hầu hết phần còn lại đều do xe cộ phát thải nên nằm ngoài bản kế hoạch

Giấy phép thải khí CO2 được chỉ định là không phải trả tiền đối với 11.000

Trang 37

ứng các hạn mức phát thải có thể mua quyền thải của các hãng kinh doanh vượt hạn mức hoặc chịu phạt 40 euro/ tấn khí thải CO2

Theo thống kê năm 2005, các công ty của Đức đã phát thải ít hơn 21 triệu tấn CO2 so với dự kiến, trong khi ở Anh đã phát thải ít hơn 33 triệu tấn CO2 so với hạn mức vì Chính phủ Anh buộc các hãng kinh doanh của Anh phải chịu các chỉ tiêu nghiêm ngặt hơn

EC cho biết, các nước EU đã cấp phép vượt quá 2,5% so với lượng CO2 đã phát thải, làm cho giá khí thải giảm xuống Vào giữa tháng 5/2006 (sau năm đầu tiên thực hiện Hệ thống kinh doanh khí thải châu Âu), giá khí CO2 thải giảm xuống mức thấp là

9 euro/tấn (11,5 USD/tấn), nhưng sau đó đã phục hồi ở mức 18,4 euro/tấn (23,7 USD/tấn)

Các chuyên gia dự báo rằng, một khi các mục tiêu quốc gia của Kyoto có hiệu lực, Chính phủ các nước sẽ áp đặt những mục tiêu khó khăn hơn cho công nghiệp, giá cacbon sẽ tăng, sẽ khuyến khích được ngành công nghiệp giữ sạch môi trường và buôn bán cacbon có thể góp phần cứu Nghị định thư Kyoto, bởi vì nó sẽ tạo ra được động lực tài chính đầu tiên cho ngành công nghiệp cắt giảm phát thải

Nhưng nếu Chính phủ các nước thực sự muốn sử dụng buôn bán công nghiệp

để đạt mục tiêu Kyoto của mình, các ngành công nghiệp trong kế hoạch sẽ phải mở rộng ra Giấy phép phát thải cho các loại khí nhà kính khác, chẳng hạn như methane, cũng sẽ được phát hành và buôn bán Và trong tương lai, Chính phủ các nước có thể sẽ phải tham gia đấu giá phân bố giấy phép phát thải chứ không chỉ đơn giản là phát ra như hiện nay

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp mô tả

Dựa vào các số liệu sẵn có để mô tả tình hình ô nhiễm không khí và nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong quá trình sản xuất Trên cơ sở đó, mô tả quá trình phát thải NO2

và khả năng áp dụng giấy phép phát thải NO2 cho ngành công nghiệp tại TP.HCM

3.2.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu

Thu thập thông tin là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu

Từ các thông tin và dữ liệu thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích, và

dự báo hướng phát triển của vấn đề cần nghiên cứu

Trang 38

Việc chọn mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên một số doanh nghiệp, CSSX trên

14 quận, huyện thuộc TP.HCM Những thông tin cần điều tra bao gồm: khí thải, nước thải và các chất thải độc hại khác dựa trên phiếu điều tra của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM, được tiến hành từ năm 2004-2007 Từ đó có thể tính toán lượng phát thải NO2 của các doanh nghiệp và các CSSX Thông qua đó phân tích tình hình phát thải NO2 của ngành công nghiệp TP.HCM

3.2.3 Phương pháp phân tích thống kê

Dựa vào các số liệu sơ cấp và thứ cấp tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ nhiên liệu phát thải khí NO2 gây ô nhiễm không khí cũng như việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của doanh nghiệp,CSSX Từ các số liệu thu thập được tiến hành thực hiện các tính toán cần thiết cho việc ban hành giấy phép phát thải ô nhiễm

Trang 39

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình ô nhiễm không khí tại TP.HCM

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đang là thách thức lớn của các

đô thị trọng điểm phía Nam, đặc biệt là TP.HCM Nơi tập trung dân số đông; có số lượng lớn xe máy, xe ô tô lưu thông; mật độ giao thông cao; các tuyến đường giao thông thường xuyên bị hư hỏng, sửa chữa; các lôcốt chiếm hết lòng lề đường dẫn đến hiện tượng ách tắc giao thông, gây ra tình trạng ô nhiễm nặng nề Ngoài sự tác động từ các hoạt động giao thông, thì các hoạt động khác như sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đã và đang là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị

Bầu không khí của TP.HCM vào mùa khô bị ô nhiễm từ vừa đến nặng Vào mùa mưa, mức ô nhiễm giảm so với mùa khô 1,5 lần, tức là ở mức độ ô nhiễm nhẹ Chỉ tính riêng các lò hơi và lò nung tại thành phố, hàng năm thải vào không khí 578 tấn bụi, 78 tấn SO2, 84 tấn CO2 Tại một số vị trí gần các CSSX, nồng độ bụi trong không khí và tiếng ồn vượt quá TCVN nhiều lần Ngoài bụi, trong không khí thành phố còn chứa nhiều hơi khí độc phổ biến là SO2, CO, NH3, H2S, chì…

Môi trường TP.HCM bị ô nhiễm nặng nề bởi nhiều nguồn khác nhau: đó là nước thải, khí thải và rác thải phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp phân bố rải rác trên địa bàn thành phố Tại các nhà máy, xí nghiệp, KCN-KCX mỗi năm thải ra 667.727 tấn chất thải rắn, 400.000 m3 nước thải/ngày, và dự báo còn tăng nhanh trong các năm tiếp theo Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng các nguồn đốt dầu đang tồn tại thì tải lượng các chất ô nhiễm thải ra hàng năm là 1.017 tấn bụi, 30.580 tấn SO2 1.948.500 tấn CO2, 260 tấn CO, 7.554 tấn NO2, 137 tấn Hydrocarbon, 78 tấn Aldehydes

Trang 40

Ô nhiễm bụi

Hiện nay, tại các cửa ngõ ra vào thành phố đều có nồng độ khói bụi trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép Thành phố đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng từ bụi mịn

Theo kết quả quan trắc nồng độ bụi trong không khí năm 2008 của Chi Cục BVMT TP.HCM tại sáu điểm nằm trên các cửa ngõ ra vào thành phố thì cả sáu điểm đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,24 đến 2,59 lần, hay có mức dao động trong khoảng

từ 0,37mg/cm3 đến 0,78mg/cm3 Cao nhất là tại trạm ngã tư An Sương, nồng độ bụi trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép tới 4,8 lần, ở mức 1,443mg/cm3 Theo khảo sát của Viện Công Nghệ Châu Á (AIT), lượng bụi mịn trong không khí tại Hà Nội và TP.HCM cao nhất, lên đến hơn 100 microgram/m3, còn trung bình cũng hơn 50 microgram/m3, cao hơn nhiều lần so với WHO cho phép là 25 microgram/m3

Ô nhiễm tiếng ồn:

Đây là dạng ô nhiễm phổ biến ở các đô thị Tại TP.HCM, tiến hành đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của thành phố, tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn, trường Cao đẳng Tài Nguyên và Môi Trường kết luận: “Tiếng ồn ở mọi lúc mọi nơi đều vượt mức cho phép”

Kết quả đo được tại sáu trạm quan trắc của Chi Cục BVMT từ đầu năm 2009 cũng đang trong tình trạng báo động, có nơi lên tới 85dBA, vượt xa ngưỡng tiếng ồn cao nhất cho phép là 75 dBA Trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở đô thị thì các phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu, chiếm 60 - 80% bởi các nguyên nhân sau: tiếng ồn từ động cơ, do ống xả, do rung động các bộ phận xe, đóng cửa xe, còi xe, phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường Ngoài ra, tiếng ồn từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng cũng góp phần đáng kể tạo nên ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn thành phố Tiếng ồn gây tác hại rất lớn đến toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan thính giác nói riêng Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi

Ngày đăng: 12/09/2018, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w