1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Thực trạng phân phối thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2000-2011 và ảnh hưởng của nó tới nghèo đói

15 858 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 215,51 KB

Nội dung

Kinh Tế Phát Triển Thực trạng phân phối thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2000-2011 và ảnh hưởng của nó tới nghèo đói

Trang 1

Thực trạng phân phối thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2000-2011 và

ảnh hưởng của nó tới nghèo đói

I Lý thuyết phân phối thu nhập

1 Khái niệm

- Cùng với sản xuất và tiêu dùng, phân phối là một trong những phạm trù kinh tế chung nhất của xã hội loài người Với tư cách như vậy, phân phối theo nghĩa chung nhất có thể được hiểu là hoạt động chia các yếu tố sản xuất, các nguồn lực đầu vào trong một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất, các sản phẩm đầu ra trong quá trình tái sản xuất xã hội Trong đó, phân phối các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự phân phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới các hình thái thu nhập Thực tiễn cho thấy phân phối thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong mọi xã hội cũng như trong mọi hình thái kinh tế vì phân phối thu nhập hỗ trợ cho tiêu dùng và quá trình tái sản xuất, đảm bảo cho sự tồn tại của loài người

- Nhìn chung, lý thuyết phân phối thu nhập bao gồm: giải thích bản chất của phân phối thu nhập, các yếu tố tác động đến quá trình phân phối thu nhập, phân tích các vấn đề nảy sinh từ kết quả của phân phối thu nhập như bất bình đẳng kinh tế, nghèo đói, sự can thiệp của nhà nước …

2 Các yếu tố tập trung cho phân phối thu nhập:

- Trước tiên, về bản chất, phân phối thu nhập được đặc trưng bởi ba yếu tố cơ bản: đối tượng phân phối, chủ thể phân phối và người tiếp nhận thu nhập

+ Đối tượng của phân phối ở đây là phần sản phẩm xã hội mới được tạo ra trong một thời gian nhất định, và khi chúng được chuyển đến người tiếp nhận thì hình thành nên thu nhập cho người tiếp nhận Thu nhập (income) có thể được biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị

Trong các lý thuyết phân phối thu nhập, thu nhập có thể được xem xét theo cách tiếp cận vi mô hoặc vĩ mô Đối với cách tiếp cận vi mô, thu nhập mang tính cá nhân, có thể được biểu hiện bởi 4 hình thái: tiền lương (thu nhập của lao động), địa tô (thu nhập của đất đai), lợi tức (thu nhập của vốn), lợi nhuận (thu nhập của tư bản) Trong khi đó, cách tiếp cận vĩ mô coi thu nhập là tổng thu nhập quốc dân với hai thành phần cơ bản: tiêu dùng và tiết kiệm

+ Chủ thể phân phối thu nhập là một khái niệm không thống nhất trong các lý thuyết phân phối thu nhập Trong các thời kỳ trước nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chủ thể phân phối thu nhập thường là người có quyền lực cao nhất trong xã hội như tù

Trang 2

trưởng trong chế độ nguyên thủy, chủ nô trong chế độ chiếm hữu nô lệ, vua hay các lãnh chúa trong chế độ phong kiến Những người này dựa trên quyền chiếm hữu tập trung các tư liệu sản xuất quyết định phân phối thu nhập Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, các lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển như Adam Smith, David Ricardo hay của trường phái tân cổ điển sau này coi người nắm giữ các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, vốn) là chủ thể phân phối và cũng là đối tượng tiếp nhận phân phối Lý thuyết phân phối thu nhập thuộc trường phái mácxít cho rằng trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chủ thể phân phối chính là các nhà tư bản, những người chiếm hữu các tư liệu sản xuất Từ những năm 60 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của trường phái kinh tế phúc lợi cũng như những nghiên cứu chỉ ra những thất bại thị trường ở các nước phát triển, đã dẫn đến sự can thiệp của Nhà nước trong phân phối thu nhập, đặc biệt trong các phân phối lại thông qua các chính sách thuế và trợ cấp

+ Người tiếp nhận thu nhập là những tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thông qua quá trình phân phối mà nhận được được thu nhập Theo cách tiếp cận vi mô, người tiếp nhận phải trả giá để đánh đổi được thu nhập, ví dụ như lao động bỏ sức lao động ra làm việc

để nhận được tiền lương, chủ tư bản bỏ vốn kinh doanh nhận được lợi nhuận… Tuy nhiên, trong trường hợp nhà nước phúc lợi, mộtnhóm người có thể nhận được thu nhập do nhà nước cấp cho dưới dạng trợ cấp, bảo hiểm y tế…

- Ba yếu tố cơ bản trên kết hợp tạo ra quá trình phân phối thu nhập trong đời sống kinh

tế - xã hội Nguyên tắc cơ bản cho sự kết hợp này là thực hiện quyền sở hữu của chủ thể tạo ra giá trị hay thu nhập Đây cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong lý thuyết phân phối thu nhập của hầu hết các trường phái kinh tế, dù là cổ điển, tân cổ điển hay

mácxít…

Bên cạnh việc lượng hóa mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, các lý thuyết phân phối thu nhập cũng đã luận giải nguồn gốc của bất bình đẳng và sự nghèo đói trong xã hội hiện đại cũng như thảo luận các giải pháp cho vấn đề này Các lý thuyết phân phối thu nhập ban đầu của trường phái cổ điển hoặc tân cổ điển đều cố gắng giải thích sự chênh lệch giàu nghèo là do quy luật tất yếu của thị trường cạnh tranh Trong khi đó, trường phái mácxít nhận định đó là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư của giới tư bản khiến người lao động ngày càng bị bần cùng hóa

II Nghèo đói

1 Khái niệm về nghèo đói, các loại nghèo đói

Để xây dựng các giải pháp xóa đói giảm nghèo, cần thiết phải có quan niệm đúng về nghèo đói và có sự thống nhất chung cho các quốc gia về các khái niệm nghèo đói

Trang 3

Nếu có sự khác nhau giữa các quốc gia thì đó chỉ là sự khác nhau về cách tiếp cận, chứ không phải khác nhau về bản chất của nghèo đói

Trên thế giới vấn đề nghèo đói được xem xét ở nhiều gốc độ và khía cạnh khác nhau, trong đó có khía cạnh kinh tế- xã hội theo các nghĩa rộng, hẹp khác nhau

1.1, Nghèo:

a, Khái niệm

Các nhà khoa học có nhiều định nghĩa về nghèo như: Nghèo về vật chất, nghèo

về tri thức, nghèo về văn hóa, nghèo về điều kiện sinh hoạt vv Còn đói là khái niệm dùng để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư Do vậy, nghèo đói hay đói nghèo là khái niệm kép Trong tư duy của người Việt nam, đói có 2 dạng là đói kinh niên và đói gay gắt; nghèo cũng có 2 dạng là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối Nhưng dù ở dạng nào thì đói nghèo cũng có quan hệ mật thiết với nhau, nó phản ánh cấp độ và mức độ khác nhau, "nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là một tình trạng hiển nhiên của nghèo" Nếu nghèo kéo dài và không ra khỏi vòng luẩn quẩn của cảnh trì trệ, túng thiếu thì dễ lâm vào tình trạng đói rách, cùng quẫn.Abapiasen-chuyên gia hàng đầu của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng:nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào sự phát triển cộng đồng UNDP đã đưa ra những định nghĩa nghèo như sau:

- Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ

- Sự nghèo khổ về tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chitiêu tối thiểu

- Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như không

có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hay nước khác.Hội nghị bàn

về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 tại Bangkok (Thái Lan), các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho

rằng:"nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn

những nhu cầu cơ bản của con người đã được XH thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán của từng địa phương"

Đây là khái niệm tương đối đầy đủ và bao quát, nên có thể coi đây là định nghĩa chung nhất và có tính hướng dẫn về phương pháp nhận diện nét chính yếu phổ biến về đói nghèo của các quốc gia Tuy nhiên, các tiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hóa chưa được xác định vì còn phải tính đến sự khác biệt về mặt chênh lệch giữa các điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng, miền khác nhau Ưu điểm của

Trang 4

khái niệm này là: Làm rõ được bộ phận dân cư nghèo đói là: "Tùy theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán từng địa phương"

b, Phân loại nghèo

- Nghèo có 2 dạng: Nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối

+ Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống Nhu cầu cơ bản, tối thiểu đó là mức bảo đảm tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục và vệ sinh môi trường + Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng ở một thời kỳ nhất định Như vậy, nghèo đói là khái niệm mang tính chất tương đối cả về không gian và thời gian

+Nghèo tuyệt đối biểu hiện chủ yếu thông qua tình trạng một bộ phận dân cư có thu nhập thấp, không cho phép thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu; trước hết là ăn-gắn liền với dinh dưỡng Nhu cầu này cũng có sự thay đổi, khác biệt từng quốc gia và cũng được

mở rộng dần Còn nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một

bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương ở một thời kỳ nhất định Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Việc xóa dần nghèo tuyệt đối là việc có thể làm, còn nghèo tương đối là hiện tượng thường có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu-nghèo Khái niệm nghèo tuyệt đối được sử dụng

để so sánh mức độ nghèo khổ giữa các quốc gia Trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm quốc gia nghèo là đất nước có thu nhập bình quân đầu người rất thấp, nguồn lực cực kỳ hạn hẹp, cơ sở hạ tầng và môi trường yếu kém, có vị trí không thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế Còn trong đấu tranh chống nạn nghèo đói người ta dùng khái niệm nghèo tuyệt đối

Quan niệm nghèo đói của Việt Nam: Dựa trên các khái niệm của các tổ chức thế giới, Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể hơn và được nghiên cứu ở các cấp độ: cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN giai đoạn 1998-2000 của Việt Nam đã đưa ra các khái niệm: Nghèo, đói, hộ đói, hộ nghèo, vùng nghèo và có các tiêu chí xác định cho từng loại cụ thể.Về khái niệm nghèo của Việt Nam thì cơ bản thống nhất với khái niệm nghèo đói của ESCAP

1.2, Đói

a, Khái niệm:

Đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống Đó là những hộ dân

cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng đồng

và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng Đói là nấc thang thấp nhất của nghèo, đây vốn

Trang 5

thuần túy là đói ăn, nằm trọn trong phạm trù kinh tế vật chất và khác với đói thông tin, đói hưởng thụ văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa tinh thần

b, Phân loại đói:

Đói cũng có hai dạng; đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt)

- Đói kinh niên:Là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét

- Đói cấp tính: Là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét

c, Khái niệm khác:

- Hộ đói: Là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành đầy

đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà cửa rách nát

- Hộ nghèo: Là hộ đói ăn nhưng không đứt bữa, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất

- Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch vv trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao

- Vùng nghèo: Là địa bàn tương đối rộng, nằm ở những khu vực khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao

Tóm lại, nghèo đói là một phạm trù lịch sử, có tính tương đối Tính chất và đặc trưng của nghèo đói phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên, nhân tố chính trị, văn hóa và trình độ phát triển kinh tế-xã hội của vùng, miền, quốc gia, khu vực Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, là cơ sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp XĐGN ở nước ta, nhất là vùng dân cư nông nghiệp và nông thôn hiện nay

II Phần thực trạng

1)Thực trạng phân phối thu nhập qua hệ số GiNi.

Trên thế giới, hệ số Gini thường nằm trong khoảng 0.2 tới 0.6 và Việt Nam cũng tương tự

Hệ số gini 2002-2010 ở Việt Nam

Năm Gini-coefficient 2002-2004 0.42

Trang 6

Tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam chưa phải là cao nhưng đang gia tăng nhẹ dần theo quá trình tăng trưởng kinh tế Hệ số Gini tăng từ mức 0.42 (2002-2004) lên 0.424 (2006) rồi lên tới 0.434 (2008) và giảm nhẹ vào năm 2010 xuống còn 0.433.Điều này cho thấy sự chênh lệch về mức thu nhập giàu nghèo ở Việt Nam ngày càng gia tăng và có giảm nhẹ vào năm 2008 -2010 , điều này nói lên sự phân hóa giữa giàu và nghèo ở việt nam ngày càng lớn

Tuy vậy, mỗi một vùng miền thì lại có mức độ, xu hướng bất bình đẳng trong thu nhập khác nhau Ở nông thôn, hệ số Gini tăng nhanh theo từng năm khi mà chúng giảm nhẹ ở các khu vực thành phố Nhìn vào dãy số liệu được thống kê theo các vùng miền Tổ quốc, chỉ số Gini có xu hướng tăng lên Ở các khu vực có mức độ kinh tế phát triển hơn như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, hệ số tăng mạnh vào những năm 2002-2006 rồi có chiều hướng cân bằng, dao động nhẹ Trong khi các khu vực trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long đều gia tăng hàng năm

Thành quả tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam đã đem đến cho người dân

sự cải thiên về chất lượng cuộc sống nhưng đồng thời phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi lại đang tăng lên Theo số liệu của tổng cục thống kê, hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất trong tổng dân số cả nước ngày càng có xu hướng tăng cao, đã tăng từ 7,6 lần năm 1999 lên 8,1 lần năm 2000 và 8,4 lần năm 2006

Hệ số chênh lệch giữa nhóm giàu (20% dân số có thu nhập cao nhất) và nhóm nghèo (20% dân số có thu nhập thấp nhất)

1990 1991 1993 1994 1995 1999 2002 2004 2006

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

4.1 4.2

6.2 6.5

7 7.6

8.1 8.3 8.4

lần

Trên cơ sở kết quả các cuộc điều tra mức sống gia đình do Tổng cục Thống kê tiến hành trong những năm qua có thể tính ra tỷ trọng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất so với tổng thu nhập của tất cả các hộ dân cư như sau: Năm 1999 là 18,7%, năm 2002 là 17,98% và năm 2004 là 17,4% Như vậy, sự bất bình đẳng về thu nhập ở nước ta tuy có tăng nhưng ở mức độ rất thấp và phân bố thu nhập trong các nhóm dân

cư hiện nay ở nước ta là tương đối bình đẳng

Trang 7

Hệ số Gini theo chi tiêu: Theo tính toán của Tổng cục Thống kê Việt Nam, hệ số Gini chung của nước ta tăng từ 0,35 năm 1993 lên 0,39 năm 1998 và 0,42 năm 2002; 0,41 năm 2004 và 0,43 năm 2006 phản ánh sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng doãng ra Như vậy, trong quá trình tăng trưởng và giảm nghèo những năm vừa qua Việt Nam đang ở vào nhóm nước tương đối bình đẳng Tuy nhiên, một số vùng đã bắt đầu gia tăng sự bất bình đẳng, nhất là tại những vùng tăng trưởng kinh tế nhanh như vùng Đông Nam Bộ (hệ số Gini vào năm 2004 đạt mức 0,43) kế đó là và Tây

Nguyên (0,40) và đồng bằng sông Hồng (0,39)

Vùng Việt Nam

Trang 8

Khoảng cách giàu nghèo ở khu vực thành thị cao hơn và tăng lên, còn khu vực nông thôn thì thấp hơn và gần đây đã giảm nhẹ Chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nghèo ở thành thị năm 2007 là 8,2 lần và ở nông thôn là 6,5 lần Các vùng nông thôn là nơi có nhiều người nghèo sinh sống, mặc dù trong những năm gần đây tỷ lệ nghèo ở nông thôn có sự giảm xuống mạnh mẽ nhưng tỷ lệ nghèo ở nông thôn nước ta vẫn cao hơn nhiều so với thành thị Năm 1993 tỷ lệ nghèo ở thành thị là 25,1% đến năm 2006 giảm xuống còn 3,9%, trong khi đó nông thôn năm 1993 là 66,4% và năm 2006 là 20,4%

2 Thực trạng của nghèo

a) Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam hiện nay

Theo số liệu của chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc thì ở Việt Nam, vào năm 2004, chỉ số phát triển con người chỉ xếp hạng 112 trên tổng số 177 nước, chỉ số phát triển giới xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp xếp hạng 41 trên 95 nước Cũng theo số liệu này, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là

12,9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỉ lệ nghèo lương thực (% số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10,87%

Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu

hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do suy giảm kinh tế Bên cạnh đó, có nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ trở lại cảnh nghèo đói Trong những năm tới đây,

nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo

Trang 9

- Ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn so với thành thị nhưng tương đối

ổn định từ 45.5% năm 1998 xuống 35.6% năm 2002 và còn 27.5% năm 2004

-Ở khu vực đồng bào dân tộc tỷ lệ hộ nghèo rất cao, và tốc độ giảm rất chậm, từ 75.2% năm 2002 xuống 69.3% năm 2004

-Sự phân bổ hộ nghèo giữa các vùng, các miền không đồng đều Năm 2005, mặc dù tỷ

lệ hộ nghèo trên cả nước giảm xuống chỉ còn 7% nhưng sự chênh lệch về số họ nghèo giữa các vùng là rất lớn, cụ thể là tỉ lệ hộ nghèo ở vùng Đông Nam Bộ là 1.7% trong khi

số hộ nghèo ở vùng Tây Bắc chiếm đến 12% tổng số hộ nghèo trên cả nước

-Người dân chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hưu hiệu, dễ tái nghèo do thiên tai, bệnh dích, sâu hại, tai nạn giao thông, tai nạn lao động …

-Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội thì đến cuối năm

2006, cả nước có 61 huyện với số dân 2.4 triệu người thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%

b) Ảnh hưởng của sự bất bình đẳng trong phân phối tiền đến sự nghèo đói tại Việt Nam

Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo và trên thực tế cũng đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đáng khích lệ đó công tác xóa đói giảm ngèo ở Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế trên cả phương diện nhận thức và trong công tác tổ chức thực hiện từ trung ương đến địa phương làm ảnh hưởng đến kết quả của việc xóa đói giảm nghèo

Và 1 trong những hạn chế khó khăn lớn nhất chính là: sự bất bình đẳng trong thu nhập (phân phối tiền) và mức sống giữa các vùng và các nhóm dân cư tại Việt Nam còn cao,

và có xu hướng tăng

-Giữa các vùng: tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi còn cao gấp 1,7-2 lần tỷ lệ hộ nghèo

bình quân cả nước Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo cả nước có chiều hướng tăng từ 21% (1992) lên 36% (2005) và tiếp tục tăng Hộ nghèo tập trung nhiều ở các vùng còn khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu

hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí còn thấp, trình độ sản xuất lạc hậu sơ khai… Ngoài

ra xuất hiện những đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều rủi ro khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại Đây là những điều kiện cơ bản làm tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự ko đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng

-Giữa các nhóm: thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng,

trong những năm gần đây, chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4.3 lần năm 1993 lên 8.14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất với 10% nhóm nghèo nhất từ 12.5 lần năm 2002 lên 13.5 lần năm 2004 Mức độ nghèo cao, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo

Trang 10

tương đối trở lên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó khăn hơn

3 Nguyên nhân cơ bản của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam.

Có 2 loại nguyên nhân

 Nguyên nhân khách quan

 Nguyên nhân chủ quan

3.1 Nguyên nhân khách quan.

Bất bình đẳng thu nhập vừa là vấn đề của lịch sử để lại, vừa là vấn đề của sự phát triển mà quốc gia nào cũng vấp phải Tình trạng bất bình đẳng thu nhập biểu hiện với những mức độ khác nhau ở các quốc gia Thu hẹp bất bình đẳng thu nhập

đã trở thành những vấn đề lớn trong quá trình phát triển kinh tế của các nước Có nhiều nguyên nhân và các nguyên nhân có thể đan xen, thâm nhập vào nhau, nhưng quy tụ lại có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản và từ lao động

a Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản.

Trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận thu nhập của các cá nhân được phân phối theo sở hữu các nguồn lực Tùy theo các yếu tố sản xuất mà mỗi người có được cũng như việc định giá các yếu tố đó trên thị trường cạnh tranh mà chúng có ảnh hưởng đến mức thu nhập của mỗi cá nhân Cách phân phối như vậy gọi là phân phối theo sở hữu các nguồn lực hay còn gọi là phân phối thu nhập từ tài sản Tài sản của mỗi cá nhân có được là do nhiều nguồn hình thành khác nhau

 Do được thừa kế tài sản

 Do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau của các cá nhân ảnh hưởng lớn đến

sự khác nhau về của cải tích luỹ được

 Do kết quả kinh doanh

Trong số các nguyên nhân nêu trên thì sản xuất kinh doanh là một cách quan trọng nhất để tăng thu nhập và tăng tài sản của mỗi cá nhân

b Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động.

Ngày đăng: 18/05/2016, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w