Thực trạng xây dựng và bảo hộ thương hiệu ở việt nam
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang nổi lên như một thị trường tiềm năng quan trọng trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại quốc tế và thương hiệu toàn cầu Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, thu nhập đang tăng cao, dân số lớn và tiêu dùng nội địa đang tăng trưởng, Việt Nam đang là môi trường kinh doanh hấp dẫn với mô hình nhượng quyền thương mại Cuối những năm 1990, các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài đầu tiên tham gia vào thị trường Việt Nam như KFC, Lotteria, Jollibee, Mcdonald’s Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu Việt như Phở 24, Wrap & Roll và cà phê Trung Nguyê cũng đã nhượng quyền thành công và đang có mặt trên khắp cả nước Tuy nhiên, Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại (franchising) vẫn còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thể hoàn chỉnh và thống nhất các điều
Trang 2lệ có liên quan đến nhượng quyền thương mại, điều này dẫn đến những sai lầm đáng tiếc cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào mô hình kinh doanh này
Trong khi đó, thương hiệu là tài sản quý giá của bất kì doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu thành công chính là một bước đệm vững chắc cho con đường kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp Bởi vậy, vấn
đề quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam phải làm như thế nào để có thể duy trì và quảng bá thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế bằng hình thức nhượng quyền thương mại Để có thể làm rõ được các vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn thương hiệu và nhượng quyền thương mại làm chủ đề chính trong bài thu hoạch của chúng em
Bài thu hoạch nhóm sẽ tập trung vào hai phần chính:
Phần 1: Phần Thương hiệu Trong phần này, bài thu hoạch nhóm sẽ có hai nội dung chính Thứ nhất, những kiến thức cơ bản liên quan đến thương hiệu từ định nghĩa, đặc điểm chung, lợi ích, cách xây dựng thương hiệu, cho đến phân biệt hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu, các nguồn luật điều chỉnh thương hiệu Thứ hai, để có thể hiểu rõ hơn vấn đề tên thương hiệu ảnh hưởng như thế nào tới các doanh nghiệp Việt Nam, thì nội dung chính thứ hai trong chương I, nhóm sẽ trình bày về thực trạng xây dựng và bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam.Xuất phát từ những hạn chế vẫn còn trong vấn đề bảo hộ thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó để rút ra được những giải pháp và những bài học lớn cho chính họ
Phần 2: Phần nhượng quyền thương mại Phần nội dung này sẽ được chia ra làm ba phần chính Thứ nhất, các vấn đề lý thuyết cơ bản từ khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của nhượng quyền thương mại (franchising) cho đến việc so sánh sự giống nhau và khác nhau của franchising với các loại hình khác như licensing hay đại lý Nội dung thứ hai chính là những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại Trong đó, bài thu hoạch nhóm sẽ phân tích kĩ về những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại,
từ đó phân tích những tồn tại trong hệ thống luật đối với việc quy định hợp đồng chuyển nhượng thương mại, lợi ích và nghĩa vụ của các bên (bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền) Nội dung thứ ba là những ví dụ điển hình về mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam Sau cùng là đánh giá những thành công cũng như những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam sau khi
áp dụng mô hình kinh doanh này trong một thời gian ngắn
Trang 3Bài thu hoạch nhóm tập trung vào vấn đề thương hiệu và nhượng quyền thương mại của một số doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam trong khoảng thời gian từ những thập
kỉ cuối của thế kỷ XX cho tới ngày nay
Kết cấu của bài thu hoạch nhóm bao gồm có 2 phần chính như sau:
Phần I: Thương hiệu
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về thương hiệu
Chương II: Hệ thống pháp luật điều chỉnh thương hiệu
Phần II: Nhượng quyền thương mại
Chương I: Cơ sở lý thuyết về nhượng quyền thương mại
Chương II: Những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại
Chương III: Những ví dụ tiêu biểu về hoạt động nhượng quyền thương mại của các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 4PHẦN 1: THƯƠNG HIỆU
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU1.1 Định nghĩa thương hiệu
Hiện nay, thuật ngữ “thương hiệu” đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.Tuy hiện đang tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau xoay quanh thuật ngữ này Trong văn bản pháp luật của Việt Nam không có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác trong đó có nhiều quan điểm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất
xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…Do vậy, cách hiểu đầu tiên về thương hiệu chính là bao gồm các đối tượng sở hữu trí tuệ thường được nhắc đến như: nhãn hiệu hàng hóa (ví dụ: Trung Nguyên (cà phê), Made in Vietnam (may mặc), …; chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ (ví dụ: Ba Vì (sữa tươi), Phú Quốc (nước mắm),… và tên thương mại (ví dụ: FPT, Viettel, VNPT,…) đã được đăng ký bảo hộ và pháp luật công nhận
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì: “Thương hiệu là một cái tên, một từ
ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”
Định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (W/PO): “Thương hiệu là một dấu hiệu
(hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào
đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu
hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp”
Như vậy, có thể hiểu thương hiệu một cách tương đối như sau:
Thương hiệu là hình ảnh về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình ảnh về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ; là tập hợp các dấu hiệu để
phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác
Trang 5Không những thế, thương hiệu là hình ảnh về hàng hóa (sản phẩm) hoặc doanh nghiệp Tuy vậy, nếu chỉ là hình ảnh với cái tên, biểu trưng thôi thì chưa đủ; đằng sau nó cần phải là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, những hiệu quả tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do hàng hóa và dịch vụ
mà nó mang lại thì thương hiệu đó mới đi sâu vào tâm trí khách hàng Các dấu hiệu có thể là các biểu tượng, biểu ngữ, logo, sự thể hiện màu sắc, âm thanh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó Nói đến thương hiệu không chỉ nhìn nhận và xem xét trên góc độ pháp lý của thuật ngữ này mà quan trọng hơn, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam cần nhìn nhận nó dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing Như vậy, thương hiệu là một thuật ngữ với nội hàm rộng
1.2 Đặc điểm chung về thương hiệu
Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần
Phát âm được: Là những yếu tố có thể đọc được và tác động vào thính giác của người
nghe như tên công ty (Unilever), tên sản phẩm (Dove), các khẩu hiệu ( nâng niu bàn chân Việt), đoạn nhạc đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác
Không phát âm được: Là những yếu tố không đọc được mà chỉ cảm nhận được về thị
giác như hình vẽ, biểu tượng (ví dụ hình lưỡi liềm của nhãn hiệu Nike), màu sắc (màu đỏ của Coca-Cola), kiểu dạng thiết kế, bao bì (kiểu chai nước khoáng Lavie) và các yếu tố khác biệt khác Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể
là bất kì cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ một tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu thiết kế, bao bì và các yếu tố phân biệt khác trên cơ sở phân biệt thuộc tính của sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu và các yếu tố khác như pháp luật, văn hóa, tín ngưỡng… Chúng ta có thể gọi các thành phần khác nhau đó của một thương hiệu và các yếu tố thương hiệu
Các yếu tố thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ để được pháp luật bảo hộ dưới dạng là các đối tượng sở hữu trí tuệ như: Nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền Việc sử dụng các yếu tố thương mại cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào chiến lược, thương hiệu mà công
ty áp dụng Ngoài các yếu tố phát âm được như tên sản phẩm, tên công ty… các yếu tố khác như logo, biểu tượng, kiểu dáng, màu sắc… cũng sẽ được sử dụng để kết hợp tạo nên sự khác biệt của các yếu tố cùng loại
1.3 Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu
Trang 6Để có thể hiểu rõ bản chất thuật ngữ “thương hiệu”, cần phân biệt “thương hiệu” và
“nhãn hiệu hàng hóa”, không nên xem là những khái niệm đồng nhất
Xét về mặt định nghĩa: Theo Điều 785, Bộ luật dân sự của Việt Nam định nghĩa “
nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là những từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc ” Qua đó, có thể thấy, “thương hiệu” là yếu tố mang tính “bản chất”, còn “nhãn hiệu” mang tính “hình thức”
Xét về cách xây dựng: Xây dựng thương hiệu cần cả một quá trình xây dựng, phát
triển quảng bá sản phẩm; được xây dựng bằng sự nỗ lực thực hiện cam kết của cả doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với người tiêu dùng bởi vậy để xây dựng được một thương hiệu mạnh cần có sự đóng góp, tham gia của toàn bộ lãnh đạo, nhân viên trong doanh nghiệp
Còn để có một nhãn hiệu hàng hóa, ta có thể tự hay thuê người sáng tạo ra (vẽ, đặt tên, tạo slogan…), quá trình này được hoàn thành trong thời gian ngắn, với chi phí thấp
so với việc xây dựng được một thương hiệu của doanh nghiệp
Xét về vấn đề bảo hộ, công nhận: Thương hiệu được người tiêu dùng và xã hội công
nhận; Còn nhãn hiệu hàng hóa thì được các cơ quan nhà nước, pháp luật công nhận và bảo hộ
1.4 Lợi ích của thương hiệu
Khi thị trường thế giới ngày một tăng, nhu cầu luôn luôn thay đổi nên sản xuất cũng cần phải đảm bảo tính đa dạng để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.Ngoài chất lượng, giá cả , thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm
Đối với người tiêu dùng: Thương hiệu giúp cho khách hàng dễ nhận biết về sản phẩm,
chất lượng, giá cả và hình ảnh của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Thông qua hình ảnh thương hiệu mà người tiêu dùng xác định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, biết sản phẩm đó là gì?công ty nào sản xuất? Ví dụ như: Honda, Trung Nguyên, hay Kinh Đô… Điều quan trọng nhất mà một thương hiệu cũng như công ty được gắn bó với thương hiệu cần vươn tới là thương hiệu là công cụ nhanh chóng, đơn giản hóa đối với quyết định mua sản phẩm của khách hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng, tiết
Trang 7kiệm chi phí tìm kiếm, khách hàng có thể yên tâm về chất lượng đạt được của sản phẩm
và có thể tự khẳng định được giá trị của bản thân
Đối với công ty, doanh nghiệp: Có rất nhiều lợi ích mà thương hiệu mang lại cho
doanh nghiệp nhưng nhìn chung thì có 6 lợi ích chính mà thương hiệu có giá trị mang lại:
Có thêm khách hàng mới: Công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trình tiếp thị Ví dụ như khi có một chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích mọi người sử dụng thử hương vị mới hay công dụng mới của sản phẩm thì
số người tiêu dùng hưởng ứng sẽ đông hơn khi thấy đây là một thương hiệu quen thuộc
Lý do chính là do khách hàng đã tin tưởng vào chất lượng và uy tín của sản phẩm
Duy trì khách hàng trung thành: Sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được khách hàng cũ trong một thời gian dài Sự trung thành sẽ được tạo ra bởi các thành
tố cấu thành nên một thương hiệu là: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu và các yếu tố sở hữu khác
Đưa chính sách giá cao: Thương hiệu sẽ giúp cho công ty thiết lập một chính sách giá cao và ít phụ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mại
Mở rộng thương hiệu: Thương hiệu sẽ tạo một nền tảng cho sự phát triển thông qua việc mở rộng thương hiệu, một thương hiệu mạnh sẽ giúp giảm được rất nhiều chi phí truyền thông khi mở rộng thương hiệu
Mở rộng kênh phân phối: Thương hiệu còn giúp mở rộng và tận dụng tối đa kênh phân phối Một thương hiệu mạnh sẽ hỗ trợ trong việc có được một diện tích trưng bày lớn trên kê, cũng như dễ dàng nhận được sự hợp tác của của các nhà phân phối
Tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh: Thương hiệu mang lại lợi thế cạnh tranh, cụ thể là
sẽ tạo ra rào cản để hạn chế sự xâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới
1.5 Cách xây dựng thương hiệu
Để có thể xây dựng thương hiệu phát triển bền vững trong dài hạn, các doanh nghiệp,
trước hết cần xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu.Đây là bước quan trọng nhất
của việc xây dựng thương hiệu vì nếu xây dựng sai lầm nền móng thì khó có thể điều chỉnh sau này Các chất liệu cơ bản để xây dựng nền móng bao gồm:
Các nhận biết cơ bản của thương hiệu: là logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác
Các lợi ích thương hiệu: là lợi ích thực tính lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng
Trang 8Niềm tin thương hiệu: Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho người dùng
Tính cách thương hiệu: Nếu thương hiệu đó biến thành người thì người đó sẽ như thế nào, tính cách người đó ra sao?
Tinh chất thương hiệu: là tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt và đặc trưng, thường được sử như câu slogan của thương hiệu
Thứ hai, các doanh nghiệp cần định vị thương hiệu, xác định vị trí của thương hiệu
trong “não” của người tiêu dùng (người tiêu dùng sẽ nhớ gì về thương hiệu đó).Tại sao phải định vị?
Hàng ngày hàng giờ, người tiêu dùng tiếp nhận hàng núi thông tin, quá tải với trí nhớ của họ nên không thể nhớ được hết các thông tin thu nhận Họ chỉ có thể nhớ những gì rõ ràng, đơn giản và khác biệt
Nếu thương hiệu không được xác định rõ nằm ở đâu trong não người dùng thì họ không bao giờ nhớ được thương hiệu đó
Định vị thương hiệu nhằm truyền thông tinh chất của thương hiệu một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của thương hiệu
Thứ ba, cần xây dựng chiến lược thương hiệu: Sau khi đã định vị được thương hiệu,
doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu trong dài hạn (3 năm trở lên) bao gồm:
Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm
Mức chi tiêu cho khuếch trương thương hiệu trong từng năm
Kế hoạch tung sản phẩm mới theo từng năm…
Thứ tư, là cần phải xây dựng chiến dịch truyền thông:
Sau khi đồng ý chiến lược về thương hiệu, người quản lý thương hiệu dựa trên ngân sách của năm thứ nhất để lên kế hoạch truyền thông cho cả năm
Kế hoạch bao gồm tháng nào tiêu bao nhiêu tiền, quảng cáo thông điệp nào, trên các kênh nào…vv
Cuối cùng, là đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông, sau mỗi giai đoạn truyền
thông, cần có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông để có sự hiệu chỉnh kịp thời Các thông tin thường phải được thu thập bao gồm:
Có bao nhiêu % người biết thương hiệu?
Họ nhớ được những yếu tố nào của thương hiệu đó?
Trang 9Họ có mối liên hệ/nhận xét về thương hiệu đó thế nào?
Có bao nhiêu % người dùng thử thương hiệu đó?
Có bao nhiêu % người tiếp tục dùng sau lần dùng thử?
Có bao nhiêu % người giới thiệu cho người khác về thương hiệu?
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều cố gắng, nỗ lực của toàn doanh nghiệp
Trang 10CHƯƠNG II
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG HIỆU
2.1 Nguồn luật quốc tế
Vấn đề bảo hộ thương hiệu đã được ghi nhận ở một số Công ước cũng như Hiệp định quốc tế bao gồm:
Thứ nhất, Công ước Paris (1883) về bảo hộ sở hữu công nghiệp Đây là một trong
những công ước quan trọng nhất về sở hữu công nghiệp, được ký kết sớm nhất (ngày 20/3/1883 với sự tham gia của 11 nước) Công ước mang tính nền tảng cho sự ra đời của các điều ước quốc tế điều chỉnh việc bảo hộ từng đối tượng riêng biệt (như thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Công ước LaHay về đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Hiệp ước hợp tác trong lĩnh vực cung cấp văn bằng bảo hộ sáng chế… đều được
ký kết trong khuôn khổ của công ước Paris)
Các đối tượng sở hữu công nghiệp được công ước bảo hộ bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, các đối tượng là các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, khai thác khoáng sản
- Nguyên tắc “đãi ngộ như công dân” là một trong những nguyên tắc cơ bản mà Công ước áp dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Theo đó, khi tham gia Công ước công dân của bất kỳ các thành viên nào của công ước cũng đều được hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giống như công dân của nước
sở tại Ngay cả những công dân của các quốc gia không phải là thành viên của công ước Paris hay là những doanh nghiệp thực sự quan trọng ở đó, thì cũng nhận được sự bảo hộ của công ước theo nguyên tắc này
- Nguyên tắc “quyền ưu tiên“: Một người nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nộp đơn đầu tiên của mình ở một nước thành viên của công ước thì trong thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên (12 tháng đối với sáng chế và giải pháp hữu ích, 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá), người đó có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở bất kỳ nước thành viên nào và những đơn nộp sau sẽ được tính cùng ngày nộp đơn của đơn đầu tiên
- Bên cạnh đó, Công ước PARIS còn quy định cả quyền ưu tiên về triển lãm: Các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá có khả năng được bảo
hộ tạm thời tại các cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc các cuộc triển lãm được công
Trang 11nhận là chính thức tổ chức tại một trong số các nước thành viên Điều đó cho phép một đối tượng sở hữu công nghiệp tham gia triển lãm tại hội chợ thì được lấy ngày bắt đầu trưng bày hàng hóa tại triểm lãm làm ngày được hưởng quyền ưu tiên với thời hạn không quá 6 tháng.
Để nâng cao hiệu quả bảo hộ, Công ước Paris đã có những quyết định điều chỉnh việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp một cách cơ bản nhất Đối với patent quy định
về vấn đề nhập khẩu đối tượng, quyền đưa ra các biện pháp pháp lý quy định việc cấp Licence không tự nguyện nhằm ngăn chặn việc lạm dụng việc độc quyền của các nước thành viên Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên của Liên hiệp và sẽ không thể bị đình chỉ trong bất kỳ hoàn cảnh nào cho dù có vì lý do không sử dụng hoặc vì lý do nhập khẩu các đối tượng tương tự với các đối tượng đang được bảo
hộ Các quy định trong việc đăng ký, chuyển giao, bảo hộ ở các nước thành viên, về những công cụ bảo vệ và quyền yêu cầu toà án xét xử đối với các loại nhãn hiệu (nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể,…) cùng với các loại đối tượng khác Ngoài việc quy định một số điều khoản bắt buộc mà các nước thành viên đều phải tuân thủ, với nguyên tắc tôn trọng sự độc lập của pháp luật các quốc gia thành viên về lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp, công ước Paris cho phép các nước thành viên được quyền xây dựng và áp dụng pháp luật sở hữu công nghiệp của mình, cũng như ký kết những Hiệp ước với nhau về sở hữu công nghiệp nhưng không được trái với các điều khoản trong công ước Paris
Việt Nam là một thành viên chính thức của công ước từ năm 1949, tính đến tháng 1/1997 đã có 136 nước là thành viên của Công ước
Thứ hai, Hiệp định về khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (gọi tắt là hiệp định TRIPS), bao gồm 73 điều, chia thành 7 phần và có 4 nội dung chính.
Hiệp định TRIPS có hiệu lực vào năm 1995 trong khuôn khổ Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới TRIPS đã tổng hợp và xây dựng trên cơ sở các hiệp định quan trọng và mới nhất về sở hữu trí tuệ do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thực thi với Công ước Paris về Bảo hộ Tài sản Công nghiệp và Công ước Berne về Bảo
hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật – những hiệp định có từ những năm 1880 Hiệp định TRIPS có vị thế độc nhất trong số các điều ước quốc tế về IPR bởi lẽ việc trở thành thành viên của WTO đồng nghĩa với việc tham gia “trọn gói” các hiệp ước Nói cách
Trang 12khác, các quốc gia thành viên của WTO không được phép lựa chọn các hiệp ước mà phải tuân thủ tất cả các hiệp ước đa phương của WTO, bao gồm cả TRIPS.
Hiệp định TRIPS áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế đối với các quốc gia thành viên về sở hữu trí tuệ, trong đó có quy chế đối xử quốc gia và quy chế tối huệ quốc TRIPS cũng đề ra các chuẩn mực tối thiểu về mức độ, phạm vi và việc sử dụng bảy hình thức sở hữu trí tuệ - quyền tác giả, nhãn hiệu, xuất xứ địa lý, thiết kế công nghiệp, bằng phát minh sáng chế, thiết kế bố trí mạch điện tử tích hợp và thông tin mật (bí mật thương mại) TRIPS cũng nêu cụ thể những hạn chế và ngoại lệ có thể chấp nhận nhằm hài hòa lợi ích sở hữu trí tuệ với lợi ích trong những lĩnh vực khác, chẳng hạn như sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế
Theo Hiệp định TRIPS, các nước phát triển hoàn toàn thực thi hiệp định này vào ngày 1/1/1996 Các quốc gia đang phát triển và những thành viên đang trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường được phép lùi ngày thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định trong TRIPS đến 1/1/2000 Các nước kém phát triển được phép bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ của mình vào ngày 1/1/2006, và có khả năng được kéo dài thời kỳ chuyển giao nếu có yêu cầu Các quốc gia đang phát triển chưa có quy định bảo hộ bằng phát minh sáng chế đối với một số lĩnh vực công nghệ nhất định tính đến thời điểm xin gia nhập thì được phép kéo dài thêm năm năm nữa, tức là đến ngày 1/1/2005, để ban hành quy định bảo hộ như vậy
Tầm quan trọng của Hiệp định TRIPS được thể hiện ở ba điểm:
- Đây là hiệp định duy nhất đầu tiên thực sự mang tính quốc tế đã đưa ra các chuẩn mực tối thiểu về bảo hộ nhiều hình thức của sở hữu trí tuệ;
- Đây là hiệp định quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ có những quy định cụ thể về trách nhiệm dân sự, hình sự và bảo vệ biên giới; và
- Đây là hiệp định quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ được áp dụng để giải quyết tranh chấp.Trên thực tế, TRIPS đặt nền tảng cho một hạ tầng cơ sở vững chắc và hiện đại trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ cho cộng đồng quốc tế
Thứ ba, Thỏa ước MADRID (1891) Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
quốc tế được ký tại Madrid năm 1891 Theo Thỏa nước này, công dân của nước thành viên Thỏa ước có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nhiều nước thành viên bằng cách nộp một đơn duy nhất cho Văn phòng Quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện là đã được cấp Giấy đăng ký
Trang 13nhãn hiệu tại nước sở tại.Văn phòng Quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu và chỉ rõ những nước thành viên mà chủ đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu (còn gọi là nước được chỉ định) Nước được chỉ định phải xem xét để đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối cấp Giấy đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn 1 năm Nếu sau 1 năm mà nước được chỉ định không có ý kiến thì mặc nhiên xem như nước đó đồng ý bảo hộ nhãn hiệu.
Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên Việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại.Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực bảo hộ giống như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia thành viên Thông thường, trong vòng 12 tháng kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn (nếu đơn không bị nước được chỉ định từ chối bảo hộ trong thời han qui định trên)
Thứ tư, Thỏa ước LaHay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (hay còn gọi là hệ thống ký gửi kiểu dáng công nghiệp quốc tế LaHay).Hệ thống LaHay là hệ thống đăng ký
quốc tế, cho phép chủ sở hữu bảo hộ các thiết kế công nghiệp của họ với thủ tục và chi phí thấp nhất.Chỉ cần một hồ sơ đăng ký quốc tế được nộp cho Cục Quốc tế của WIPO đã
có thể thay thế một loạt các hồ sơ trước đây ở một số quốc gia và/hoặc các tổ chức liên chính phủ tham gia hệ thống LaHay.Việc quản lý đăng ký quốc tế cũng trở nên dễ dàng hơn trong hệ thống này.Ví dụ, chỉ cần một thủ tục là có thể thay đổi tên hoặc địa chỉ của chủ sở hữu, hoặc thay đổi sở hữu đối với một số hoặc tất cả các bên tham gia ký kết đã được lựa chọn
Thứ năm, một số hiệp định khác của WIPO bổ sung cho Hiệp định TRIPS, đề cập đến những phát triển công nghệ mới
- Hiệp ước về Luật Nhãn hiệu (TLT), được thông qua ngày 27/10/1994, đã có hiệu lực ngày 1/8/1996 TLT được ban hành để đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, đăng ký và hài hòa thủ tục đăng ký nhãn hiệu giữa các quốc gia khác nhau TLT đã hài hòa thủ tục của các cơ quan cấp phép đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia khác nhau thông qua việc quy định những yêu cầu tối đa mà một bên tham gia có thể đưa ra
TLT dành cho nhãn hiệu dịch vụ - dấu hiệu nhận biết đặc thù của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để phân biệt với hàng hóa - quy chế “bình đẳng” với nhãn hiệu.Trước đây, nhiều nước dành quy chế pháp lý khác nhau cho nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.TLT đã yêu cầu các quốc gia thành viên đăng ký nhãn hiệu dịch vụ và dành quy
Trang 14chế pháp lý tương tự như nhãn hiệu hàng hóa.Các quốc gia tham gia TLT có nghĩa vụ cho phép đăng ký đa chủng loại, giúp chủ sở hữu nhãn hiệu xin đăng ký một lần cho nhiều chủng loại hàng hóa và dịch vụ.
Một khía cạnh quan trọng khác của TLT cũng đem lại lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu là cấm các cơ quan cấp phép của các quốc gia thành viên yêu cầu xác thực các hồ sơ
và chữ ký đối với các đơn thư xin đăng ký nhãn hiệu Nhiều quốc gia yêu cầu bất kỳ chữ
ký nào nộp kèm trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cũng cần phải công chứng hoặc phải được hợp pháp hóa phù hợp với luật pháp của quốc gia đó.Theo quy định của TLT, trong hầu hết mọi trường hợp, không cần phải tuân thủ các thủ tục này nữa.Khía cạnh này cho phép người chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn tất và nộp hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu nhanh hơn với chi phí thấp hơn
- Nghị định thư liên quan tới Hiệp định Madrid về đăng ký các nhãn hiệu quốc tế - Nghị định thư Madrid - đã được thông qua tại thủ đô Tây Ban Nha ngày 27/6/1989, và có hiệu lực ngày 1/12/1995 Nghị định thư Madrid đã ra đời vì một số quốc gia gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Hiệp định Madrid Điều đó được coi là cải thiện hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Do đó, ngày càng nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu đang sử dụng Nghị định thư Madrid mỗi năm để bảo hộ nhãn hiệu của họ ở nước ngoài Nghị định thư Madrid là một hiệp định về thủ tục lập hồ sơ chứ không phải là hiệp định điều chỉnh về mặt nội dung Nghị định thư giúp những người sở hữu nhãn hiệu - các cá nhân
và doanh nghiệp - bảo vệ được nhãn hiệu của họ một cách hiệu quả cùng một lúc ở nhiều quốc gia thông qua việc lập hồ sơ xin cấp bằng phát minh sáng chế tới một cơ quan duy nhất với một ngôn ngữ, một khoản chi phí và một loại tiền tệ Hơn nữa, không cần phải lập hồ sơ qua trung gian Đơn xin cấp bằng phát minh, sáng chế có thể được lập bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc Tây Ban Nha Việc nộp hồ sơ đăng ký mang tính quốc tế cũng
có hiệu quả tương tự như hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở trong nước như đã được người nộp
hồ sơ lựa chọn.Khi cơ quan bảo hộ nhãn hiệu ở một quốc gia được lựa chọn đồng ý bảo
hộ thì nhãn hiệu đó sẽ được bảo hộ trong toàn hệ thống tương tự như cơ quan này đã đăng ký
Nghị định thư Madrid cũng đơn giản hóa việc quản lý nhãn hiệu bởi lẽ một thủ tục đơn giản sẽ giúp Cục Quốc tế của WIPO cập nhật được những thay đổi sau này về sở hữu, hoặc tên, hoặc địa chỉ của người sở hữu nhãn hiệu Nghị định thư đã cho phép người
sở hữu đăng ký trên phạm vi quốc tế chỉ bằng một hồ sơ duy nhất, trả tiền một lần trước
Trang 15khi chuyển nhượng một nhãn hiệu ở tất cả mọi quốc gia tham gia ký kết Việc gia hạn đăng ký cũng chỉ có duy nhất một thủ tục đơn giản Việc đăng ký trên phạm vi quốc tế có thời hạn 10 năm và thời gian gia hạn mới là 10 năm Những người sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn thêm một số quốc gia nữa nếu họ quyết định tìm cách bảo hộ ở nhiều quốc gia thành viên hơn hoặc nếu có thêm nhiều quốc gia mới gia nhập nghị định thư.
Nếu việc đăng ký cơ bản - hoặc việc đăng ký làm cơ sở cho đăng ký quốc tế - bị hủy
vì bất kỳ lý do gì trong năm năm đầu tiên thì công ước Madrid sẽ tạo điều kiện cho người đăng ký quốc tế chuyển việc đăng ký đó thành một loạt các hồ sơ đăng ký ở các quốc gia tham gia ký kết như đã lựa chọn Các đơn đăng ký này sẽ giữ nguyên ngày ưu tiên như đã nêu trong hồ sơ đăng ký quốc tế ban đầu ở mỗi nước Người sở hữu cũng bảo lưu quyền
ở mỗi quốc gia thành viên, ngay cả khi không thực hiện được đăng ký quốc tế
Ngoài ra, còn có Hiệp định khung về hợp tác sở hữu trí tuệ giữa các nước ASEAN (12/1995) và một số văn bản khác.
2.2 Nguồn luật tại Việt Nam
Thứ nhất, Nghị định 197-HĐBT ngày 14/2/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Nghị định này đánh dấu bước đi đầu tiên cho công tác đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa của Việt Nam từ 1982 trên cơ sở “Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa”
Thứ hai, Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 Cơ sở pháp lý của việc đăng ký và bảo hộ
nhãn hiệu được thực hiện theo các quy định tại Chương II phần 6 của Bộ Luật dân sự Việt Nam (28/10/1995) Bộ luật quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định” Đây là các đối tượng đã được quyết định bảo hộ
từ năm 1989, nhưng đến nay, phạm vi đối tượng bảo hộ đã được mở rộng hơn
Thứ ba, Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ Nghị định này quy định
chi tiết về sở hữu công nghiệp cũng đã cụ thể hóa chi tiết các nội dung về sở hữu công nghiệp như: các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ; Xác lập quyền sở hữu công nghiệp; chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp; sử dụng hạn chế quyền sở hữu công nghiệp, xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp
Trang 16Thứ tư, Bộ luật dân sự năm 2005 Quyền sở hữu công nghiệp đối với các sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… được xác lập trên cơ sở quyết định cảu cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký các đối tượng đó theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (Điều 752,
Bộ luật dân sự năm 2005)
Thứ năm, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 Theo khoản 3, Điều 6, Luật sở hữu trí tuệ
2005, thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký
Thứ sáu, các Điều ước, Thoả ước, Hiệp định, Công ước… mà Việt Nam tham gia
Đến nay, Việt Nam đã tham gia nhiều Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, bao gồm: Công ước Paris năm 1883, Công ước Berne năm 1886, Công ước Stockholm năm 1967,
Hệ thống Madrid gồm Thỏa ước Madrid năm 1891 về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan đến thỏa ước năm 1989, Hiệp ước hợp tác quốc tế về bằng sáng chế (PCT) năm 1970; Công ước Rome năm, Công ước Brussel năm , Công ước Geneve năm 1971, Công ước UPOV năm 1961, Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ năm 1997, Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ năm 1999, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) năm 1994 trong khuôn khổ các văn kiện của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Trong số các điều ước quốc tế trên, 3 Điều ước đa phương có các quy định liên quan trực tiếp đến các vấn đề về nhãn hiệu mà các doanh nghiệp có thể thường phải xem xét tuân thủ và vận dụng trong kinh doanh là: Công ước Paris, Thỏa ước và Nghị định thư Madrid và Hiệp định TRIPS
Do đặc thù đẩy mạnh giao thương và hợp tác với Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ký kết ngày 13/7/2000 cũng đóng vai trò quan trọng Hiệp định này là một điều ước quốc tế khá hoàn chỉnh, bao gồm các lĩnh vực chính: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, quan hệ đầu tư… trong đó quyền sở hữu trí tuệ được quy định ở chương II của Hiệp định Chương II bao gồm 18 điều khoản quy định một loạt vấn đề trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở khía cạnh quan hệ thương mại và kinh tế giữa hai quốc gia
Trang 17Ngoài ra, Việt Nam cũng thừa nhận và áp dụng Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng trong đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Nice năm 1957 và Bảng phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu theo Thỏa ước Vienne năm 1973 Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng trong đăng ký nhãn hiệu phân bổ tất cả các chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh vào 45 nhóm, bao gồm 34 nhóm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ.
hộ độc quyền Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm Còn tên thương mại được bảo hộ cho đến khi chủ thể đó chấm dứt hoạt động kinh doanh
Đối với chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hoá, Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý đó.Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hoá có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.Chủ thể có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ là cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, cụ thể là Cục sở hữu trí tuệ
Thủ tục đăng ký thương hiệu ra nước ngoài được thực hiện theo các điều ước quốc tế
có liên quan mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia Trong điều kiện hội nhập thì việc bảo hộ thương hiệu không chỉ đặt ra đối với thị trường trong nước, mà đó cũng là vấn đề quan trọng, cần thiết với thị trường quốc tế Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì khi đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam, thương hiệu đó không đương nhiên được bảo hộ tại các quốc gia khác, trừ trường hợp hiệp định song phương giữa các quốc gia có quy định khác Vì vậy, để thương hiệu của mình được bảo hộ ở quốc gia khác hay bảo hộ
Trang 18trên phạm vi toàn thế giới thì các chủ thể cũng phải tiến hành đăng ký bảo hộ theo quy định của các điều ước quốc tế
PHẦN II: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Trang 19Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh
1.2 Đặc điểm
1.2.1 Chủ thể của nhượng quyền thương mại
Chủ thể của quan hệ NQTM bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong nước hoặc người nước ngoài.Thông thường, chủ thể của nhượng quyền thương mại thường là thương nhân, những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, trao đổi hàng hóa trên thị trường Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì chủ thể của nhượng quyền thương mại không phải là thương nhân (khi nhượng quyền diễn ra trong lĩnh vược nông lâm thủy sản, hàng nghề tự do)Bên nhượng quyền và bên nhận quyền có mối quan hệ bình đẳng với nhau trên thị trường, cùng nhau xây dựng thương hiệu, đảm bảo sự đồng nhất giữa bên nhượng quyền
và bên nhượng quyền, hợp tác cùng phát triển và có lợi
1.2.2 Đối tượng của nhượng quyền thương mại
Đối tượng của nhượng quyền thương mại là “quyền thương mại”
Trước đấy nhượng quyền thương mại được coi là nhượng quyền phân phối sản phẩm, nhưng ngày nay, nhượng quyền thương mại được coi là nhượng quyền phương thức kinh doanh Cách hiểu này được đưa ra nhằm phù hợp với sự hội nhập của kinh tế thế giới
Trang 20"Quyền thương mại" là khái niệm trừu tượng, gắn bó mật thiết với thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp
Quyền thương mại bao gồm thương hiệu, tên sản phẩm, phương pháp phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng… các doanh nghiệp nhận quyền sẽ thừa hưởng tất cả những điều ấy từ công ty nhượng quyền, cùng nhau phát triển dựa vào thương hiệu của sản phẩm thương mại
Nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa bên nhượng quyền
và bên nhận quyền: Mối quan hệ kinh tế nào cũng cần có sự liên kết mật thiết với nhau,
cùng nhau phát triển, Tuy nhiên, đối với nhượng quyền thương mại thì mối liên hệ này càng trở nên mật thiết Bởi doanh nghiệp nhượng quyền và doanh nghiệp nhận quyền đều cùng nhau kinh doanh trên một sản phẩm, quy trình kinh doanh như nhau, là những bản sao hoàn hảo của nhau
Nhượng quyền thương mại mang tín hệ thống và đồng nhất: Bởi các doanh nghiệp
tham gia nhượng quyền là những bản sao hoàn hảo của nhau, từ cách trang trí cửa hàng, phong cách phục vụ khách hàng, phân phối sản phẩm…nhằm mang đến sự hài lòng như nhau cho khách hàng.Vì thế nhượng quyền thương mại mang tính hệ thống và đồng nhất với nhau
Hoạt động của nhượng quyền thương mại có thể dẫn đến bóp méo tính cạnh tranh của thị trường: Hợp đồng nhượng quyền thương mại có quy định cụ thể về thị phần cạnh
tranh của từng doanh nghiệp vì thế có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của thị trường chung, đi ngược lại với quy luật cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường
1.3 So sánh franchise với các loại hình khác như license hay đại lý
Ta gọi Franchising là nhượng quyền thương mại (NQTM) và Licensing là cấp phép (CP) Hai cái này giống nhau là cùng có 2 đối tượng tham gia: bên giao và bên nhận Trong NQTM, bên giao được gọi là bên nhượng quyền (franchisor), bên nhận là bên nhận quyền (franchisee); trong CP, là bên cấp phép (licensor) và bên nhận phép (licensee)
Nhượng quyền thương mại (Franchise)
Bạn có chút vốn, lại có một căn nhà mặt phố có thể mở cửa hàng Sau khi suy xét, bạn quyết định mở một tiệm bán thức ăn nhanh Bạn muốn tiệm của mình làm sao đông khách và nổi tiếng Muốn vậy, cửa hàng phải trang trí đẹp, thức ăn ngon, phục vụ tận tình
và có thương hiệu Để đạt đến mức này, nếu tự mình làm chắc bạn phải chuẩn bị tư tưởng
Trang 21mất ít nhất vài ba năm lao động cật lực Có một cách hay hơn để tránh điều đó là bạn có thể xin NQTM ở một cơ sở sẵn sàng làm việc đó, tạm gọi là ABC Và bạn sẽ trở thành franchisee, hay bên nhận.
Bên giao là người đã kinh doanh lâu năm; có nhiều cửa hàng được trang trí đẹp, có thức ăn ngon, cách phục vụ giống nhau, nổi tiếng qua một logo hay thương hiệu Chỉ nghĩ đến nhãn hiệu A.B.C của họ là ai cũng biết và muốn đến ăn A.B.C sẵn sàng NQTM cho bạn Sau khi bàn bạc với bạn, họ khảo sát địa điểm của bạn và cuối cùng bằng lòng cấp cho bạn theo một hợp đồng (franchise agreement)
Thực hiện hợp đồng, A.B.C sẽ giúp bạn lập một tiệm ăn giống hệt như của họ, bán nguyên liệu làm thực phẩm cho bạn, hay bắt bạn phải mua ở một nhà cung cấp nhất định nào đó để bảo đảm chất lượng sản phẩm, cung cấp hay chỉ chỗ cho bạn mua các loại dụng cụ, bàn ghế theo kiểu của họ, tuyển nhân viên và huấn luyện những người này
Họ truyền nghề cho bạn bằng các quyển cẩm nang soạn sẵn, cử người đến giúp đỡ, sau này kiểm soát cửa hàng của bạn, và cho bạn sử dụngnhãn hiệu của họ.Tiệm của bạn trở thành y như của họ Chỉ trong năm tháng, sau khi ký hợp đồng, tiệm của bạn được hưởng danh tiếng của một cơ sở tồn tại đã hơn 50 năm! Mối lợi nhãn tiền của bên nhận khi NQTM là như thế
Còn bên giao khi muốn bành trướng cơ sở của mình ra.Nếu họ phải tự bỏ tiền để lập
cơ sở mới thì quá tốn kém và khó phát triển được nhiều.Thay vào đó, họ đi tìm những người như bạn và NQTM Nếu tìm được năm người như bạn và franchise cho năm người này thì họ sẽ hiện diện rất nhanh tại năm chỗ khác nhau trong thành phố Đấy là cái lợi mà ai cũng thấy Nhưng trái lại, mở nhiều như thế mà một tiệm nằm trong chuỗi cơ sở NQTM của họ bị lên báo là bán thức ăn ngộ độc thì tiếng tăm của họ mất hết.Và thương hiệu nổi tiếng của họ trở thành đi đời! Đó là tình huống mà bên giao sợ nhất
Dựa vào hợp đồng NQTM, bên giao sẽ cố gắng ngăn chặn chuyện này.Hợp đồng NQTM sẽ đưa ra các điều khoản quy định tiêu chuẩn ràng buộc nhằm mục đích trên Ngoài ra, hợp đồng cũng bắt bạn phải trả phí ban đầu (cho công lao của bên giao) và sau
đó phải chia doanh thu dựa trêndoanh số hàng bán mỗi tháng, gọi là tiền bản quyền Luật
về NQTM của các quốc gia thường bảo vệ bên nhận vì họ bị yếu thế so với bên giao và bên giao phải chứng minh hàng của mình là thật chứ không phải đồ rởm
Cấp phép (Licensing)
Trang 22Nếu bạn đã từng kinh doanh nay muốn mở mang thêm, thí dụ ra thêm một loại nước giải khát mới của công ty D.E.F, bên cạnh những loại đang có nhằm tăng danh tiếng cho doanh nghiệp mình và nhờ đó các sản phẩm đang có cũng được thơm lây Khi ấy bạn tìm D.E.F để xin họ cho phép bạn sản xuất loại nước của họ Sau khi kiểm soát năng lực thực tế của cơ sở của bạn và thấy đủ điều kiện, họ sẽ thỏa thuận về các điều kiện cấp phép qua (licensing agreement), D.E.F là người cấp phép, bạn là người nhận phép.
Cấp phép là việc bên giao chấp thuận cho bên nhận sử dụng trong một thời hạn nào
đó một tài nguyên vô hình hay hữu hình của mình, đã được đăng ký bảo hộ (để không ai bắt chước) Các thứ đó được gọi là đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc trí tuệ và bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, bí mật kinh doanh, giống cây trồng mới, các loại phần mềm, và quyền tác giả Quá trình chuyển giao các đối tượng này gọi là chuyển giao công nghệ (trừ chuyển giao nhãn hiệu, tên thương mại, tên dịch vụ)
Như vậy, NQTM vừa có điểm giống nhau lại vừa có những điểm khác nhau so với CP
- Điểm giống nhau ở chỗ: NQTM là sự phát triển của CP cho nên chúng đều cùng là
hình thức hợp đồng nhượng quyền sỡ hữu trí tuệ như nhượng quyền sử dụng bằng sáng chế, thương hiệu, bí quyết kỹ thuật…
- Điểm khác nhau được thể hiện rõ ở hai điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nội dung nhượng quyền sỡ hữu các sản phẩm trí tuệ đối với NQTM được phát triển mở rộng hơn, đặc biệt là các bí quyết kỹ thuật (Know how), chẳng hạn như bí quyết về bao bì sản phẩm, về kĩ năng quản lý, về thương hiệu, về quảng cáo.v.v…
Thứ hai, NQTM thường kèm theo có sự đặc quyền kinh doanh (Privilege to do business), trong khi CP không có nội dung này Ở đây cần nhấn mạnh sự đặc quyền kinh doanh đó trong một thời gian nhất định và ở một thị trường nhất định, gồm quyền được sản xuất và bán sản phẩm của công ty mẹ (Franchiser), qyền được sử dụng tên, biểu tượng, thương hiệu và kiểu dáng sản phẩm của công ty mẹ, kể cả quyền được sử dụng bao bì chuẩn, chương trình quảng cáo, bí quyết thâm nhập thị trường, bí quyết quản lý…
Về phía bên nhận, nếu được NQTM thì khi bắt đầu kinh doanh, bạn đã nhận trọn vẹn toàn bộ hình thức và nội dung sản phẩm và thương hiệu của bên giao Còn nếu được CP,
và bạn chỉ nhận một phần tài nguyên cụ thể từ bên giao (một sản phẩm, một nhãn hiệu thương mại …) Dù chỉ nhận một phần, nhưng bạn cũng đã liệt vào đẳng cấp của D.E.F
Trang 231.4 Phân loại franchise
Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) cơ bản, phản ánh mức độ hợp tác & cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee):
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)
Mô hình kinh doanh nhượng quyền toàn diện (full business format franchise) đòi hỏi phải có sự liên kết, hợp tác cao nhất giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền Mô hình này được biểu hiện rõ nhất trong các thương vụ về chuỗi ăn nhanh quốc tế như KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam và thời hạn ký kết hợp đồng khác lâu từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm)
Mô hình này chỉ xảy ra khi sản phẩm chuyền nhượng ít nhất bao gồm: Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo); Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh; Hệ thống thương hiệu; Sản phẩm/dịch vụ
Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ
Ngoài ra bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết
kế và trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn …
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)
Sự liên kết, hợp tác trong mô hình chuyển nhượng này “lỏng lẻo” hơn so với mô hình nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise), thường bên nhượng quyền và bên nhận quyền chỉ cam kết nhượng quyền một số sản phẩm nhất định:Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ (product distribution franchise) như
sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung Nguyên;
Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị (marketing franchise) như Coca Cola;
Cấp phép sử dụng thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler, Pepsi nhượng quyền sử dụng các thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở Châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản
Trang 24xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi, thực phẩm, đồ da dụng…
Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) loại tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst & Young, Grant Thornton…
Nhận diện mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ như trường hợp
cà phê Trung Nguyên hoặc G7 Mart
Mặt khác, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể
sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu (brand equity) đã được phát triển qua nhiều năm
Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)
Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý & điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)
Người nhượng quyến tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát
hệ thống Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình
Đó là các yếu tố hiệu quả & mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệ thống & mức độ bao phủ thị trường xét về độ lớn & tốc độ Những yếu tố này cũng ảnh hưởng
Trang 25đến chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng franchise như loại hình franchise một/nhiều đơn vị franchise (single/multiple-unit franchise), đại diện franchise toàn quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area development) hay đại diện franchise (representative franchise), đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu.
1.5 Ý nghĩa của franchise
* Những những lợi ích mà bên nhận nhượng quyền thương mại được hưởng
Trước hết, đó là giảm thiểu rủi ro: mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là giảm thiểu rủi ro
Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có nhiều rủi ro và tỷ lệ thất bại không nhỏ
Lý do chính của tỷ lệ thất bại này là do người quản lý là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh
Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải nghiệm trên thị trường Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung
Thứ hai, được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền.Ngày nay, trên thị trường
có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp
Thứ ba, tận dụng các nguồn lực.Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đm trách và chuyển giao
Thứ tư, bên nhận được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bên nhận quyền Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ
là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn.Nếu trên thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận
Trang 26quyền trước.Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường.
* Những lợi ích cho bên nhượng quyền thương mại
Vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh.Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền
Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường.Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động
có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền
Trang 27CHƯƠNG II NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG
MẠI2.1 Những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Phương thức kinh doanh Nhượng quyền thương mại đang có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, và cùng với sự phát triển này, thì hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại cũng được xây dựng và dần dần hoàn thiện Liên quan đến nhượng quyền thương mại, một loạt các văn bản pháp luật liên quan đã được ban hành, như: Bộ luật dân sự năm 2005, Luật thương mại năm 2005, Luật chuyển giao công nghê năm 2006, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/03/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, Thông tư số 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày 25/05/2006 hướng dẫn đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại… Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật trên, một khung pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đã hình thành, bước đầu tạo điều kiện cho sự phát triển của nhượng quyền thương mại và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam Một
số nội dung cơ bản về nhượng quyền thương mại được quy định trong các văn bản pháp luật chủ yếu như sau:
2.1.1 Về hợp đồng Nhượng quyền thương mại
Thứ nhất, về chủ thể hợp đồng Nhượng quyền thương mại.
Theo điều 5,6,7 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, chủ thể tham gia hợp đồng Nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.Trong đó, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều phải đảm bảo các điều kiện nhất định về chủ thể khi tham gia nhượng quyền thương mại
Cụ thể, bên nhượng quyền phải đáp ứng được các điều kiện:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại