MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Phạm vi, đối tượng của đề tài3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 4. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu đề tàiChương 1: KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG41.1.Khái niệm du lịch41.2.Khái niệm cộng đồng địa phương và du lịch cộng đồng61.2.1.Khái niệm cộng đồng địa phương61.2.2.Khái niệm du lịch cộng đồng71.3.Đặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng91.3.1.Đặc điểm của du lịch cộng đồng91.3.2.Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng111.4.Vai trò của du lịch cộng đồng131.5.Các bên tham gia du lịch cộng đồng và vai trò của cộng đồng địa phương trong du lịch cộng đồng.141.5.1.Các bên tham gia141.5.2. Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương141.5.2.1. Vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn, phát141.5.2.2 Vai trò của cộng đồng đối với việc giảm giá các sản phẩm15du lịch151.6. Tác động của hoạt động du lịch cộng đồng181.7.Các loại hình du lịch có nhiều sự tham gia của cộng đồng201.7.1.Du lịch homestay201.7.2.Du lịch sinh thái221.7.3.Du lịch bền vững221.8. Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và Việt Nam hiện nay231.9. Một số loại hình du lịch cộng đồng hiệu quả241.9.1.Sapa241.9.2.Vườn quốc gia Cúc Phương261.9.3. Nepal và khu vực Annapurna:27Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG292.1.Khái quát về khu du lịch Tam Cốc – Bích Động292.2. Tiềm năng phát triển du lịch ở Tam Cốc – Bích Động302.2.1.Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch tự nhiên302.2.1.1.Vị trí địa lý302.2.1.2.Địa mạo – Địa chất302.1.1.3. Khí hậu322.1.1.4. Thủy văn332.1.1.5. Sinh vật332.1.1.6. Các điểm phong cảnh tự nhiên342.3. Tài nguyên du lịch nhân văn và điều kiện kinh tế xã hội382.1.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn382.1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội452.3. Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lich Tam Cốc – Bích Động472.2.1. Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch472.2.2. Vốn đầu tư cho du lịch482.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch502.2.5. Nguồn nhân lực522.2.6. Khách du lịch532.2.6.1. Đặc điểm thị trường khách:532.2.6.2. Lượng khách du lịch đến Tam Cốc – Bích Động:542.2.7. Doanh thu552.2.8. Các tuyến du lịch552.4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THAM GIA CỦA CỘNG56ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHU DU LỊCH TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG562.4.1 Thành phần tham gia hoạt động du lịch562.4.2 Hình thức tham gia của người dân572.4.2.1. Hoạt động vận chuyển:572.4.2.2 Hoạt động khác:592.4.3 Thu nhập của người dân địa phương từ hoạt động du lịch592.4.4 Tính chất công việc của người dân địa phương trong hoạt61động du lịch612.4.5 Các chế độ phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia612.4.6. Nhận xét chung về hoạt động du lịch tại khu du lịch Tam63Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DLCĐ TẠI KHU DU LỊCH TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG733.1. Giải pháp tạm thời733.1.1 giải pháp về hoạt động xúc tiến du lịch733.1.2. Nâng cao chất lượng tham gia du lịch của người dân:743.1.3. Nâng cao ý thức phục vụ của người dân địa phương753.1.4. Hỗ trợ cộng đồng địa phương về kinh tế:753.2. Giải pháp lâu dài763.2.1.Xây dựng “thương hiệu” của khu du lịch: thông qua một số76sản phẩm đặc trưng ở địa phương như:763.2.2. Bảo vệ môi trường:773.2.3. Giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực:77
Trang 1ĐỀ Tài :Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng động tại Tam Cốc- Bích Động
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Phạm vi, đối tượng của đề tài
3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
4 Quan điểm, phương pháp nghiên cứu
5 Kết cấu đề tài
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 4
1.1.Khái niệm du lịch 4
1.2 Khái niệm cộng đồng địa phương và du lịch cộng đồng 6
1.2.1.Khái niệm cộng đồng địa phương 6
1.2.2.Khái niệm du lịch cộng đồng 7
1.3.Đặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng 9
1.3.1.Đặc điểm của du lịch cộng đồng 9
1.3.2.Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 11
1.4.Vai trò của du lịch cộng đồng 13
1.5.Các bên tham gia du lịch cộng đồng và vai trò của cộng đồng địa phương trong du lịch cộng đồng 14
1.5.1.Các bên tham gia 14
1.5.2 Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương 14
1.5.2.1 Vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn, phát 14
1.5.2.2 Vai trò của cộng đồng đối với việc giảm giá các sản phẩm 15
du lịch 15
1.6 Tác động của hoạt động du lịch cộng đồng 18
1.7.Các loại hình du lịch có nhiều sự tham gia của cộng đồng 20
1.7.1.Du lịch homestay 20
1.7.2.Du lịch sinh thái 22
1.7.3.Du lịch bền vững 22
Trang 21.8 Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và Việt Nam hiện nay
23
1.9 Một số loại hình du lịch cộng đồng hiệu quả 24
1.9.1.Sapa 24
1.9.2.Vườn quốc gia Cúc Phương 26
1.9.3 Nepal và khu vực Annapurna: 27
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG 29
2.1.Khái quát về khu du lịch Tam Cốc – Bích Động 29
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch ở Tam Cốc – Bích Động 30
2.2.1.Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch tự nhiên 30
2.2.1.1.Vị trí địa lý 30
2.2.1.2.Địa mạo – Địa chất 30
2.1.1.3 Khí hậu 32
2.1.1.4 Thủy văn 33
2.1.1.5 Sinh vật 33
2.1.1.6 Các điểm phong cảnh tự nhiên 34
2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn và điều kiện kinh tế - xã hội 38
2.1.3.1 Tài nguyên du lịch nhân văn 38
2.1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 45
2.3 Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lich Tam Cốc – Bích Động 47
2.2.1 Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch 47
2.2.2 Vốn đầu tư cho du lịch 48
2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 50
2.2.5 Nguồn nhân lực 52
2.2.6 Khách du lịch 53
2.2.6.1 Đặc điểm thị trường khách: 53
2.2.6.2 Lượng khách du lịch đến Tam Cốc – Bích Động: 54
2.2.7 Doanh thu 55
Trang 32.2.8 Các tuyến du lịch 55
2.4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THAM GIA CỦA CỘNG 56
ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHU DU LỊCH TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG 56
2.4.1 Thành phần tham gia hoạt động du lịch 56
2.4.2 Hình thức tham gia của người dân 57
2.4.2.1 Hoạt động vận chuyển: 57
2.4.2.2 Hoạt động khác: 59
2.4.3 Thu nhập của người dân địa phương từ hoạt động du lịch 59
2.4.4 Tính chất công việc của người dân địa phương trong hoạt 61
động du lịch 61
2.4.5 Các chế độ phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia .61
2.4.6 Nhận xét chung về hoạt động du lịch tại khu du lịch Tam 63
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DLCĐ TẠI KHU DU LỊCH TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG 73
3.1 Giải pháp tạm thời 73
3.1.1 giải pháp về hoạt động xúc tiến du lịch 73
3.1.2 Nâng cao chất lượng tham gia du lịch của người dân: 74
3.1.3 Nâng cao ý thức phục vụ của người dân địa phương 75
3.1.4 Hỗ trợ cộng đồng địa phương về kinh tế: 75
3.2 Giải pháp lâu dài 76
3.2.1.Xây dựng “thương hiệu” của khu du lịch: thông qua một số 76
sản phẩm đặc trưng ở địa phương như: 76
3.2.2 Bảo vệ môi trường: 77
3.2.3 Giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 77
Trang 4Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1.Khái niệm du lịch
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người cómột cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về
du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này làmột hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôiphục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh,phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải
là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó Chúng ta cũng thấy ý tưởngnày trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cánhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”.(Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừanhận)
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà
nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra
định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó khôngchỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ
ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trựctiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết vàgiải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đãtách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các chuyêngia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tíchcực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danhlam thắng cảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngànhkinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiênnhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêmtình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình,
về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể
coi là hình thức Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization),
một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động củanhững người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu,
Trang 5trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đíchhành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng khôngquá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành
mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năngđộng trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ
ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫnchưa thống nhất
Khái niệm chung về DL: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan
hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa KDL, các nhà kinh doanh, chính quyền và
cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón KDL”
Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đếnhoạt động DL:
-Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở
ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìmkiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thầnkhác
-Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều
kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người dulịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận
-Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về
hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch,
là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịchtrong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương,tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dânđịa phương
-Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã
hội mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìmhiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là
cơ hội để ìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồngthời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật
tự an ninh XH, nơi ăn, chốn ở,
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoàinơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ
Trang 6Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch:
Du lịch làm ăn
Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt
Du lịch nội quốc, quá biên
Du lịch tham quan trong thành phố
Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm
Du lịch hội thảo, triển lãm MICE
Du lịch giảm stress, Du lịch ba-lô, tự túc khám phá
1.2 Khái niệm cộng đồng địa phương và du lịch cộng đồng
1.2.1.Khái niệm cộng đồng địa phương
Cộng đồng là một nhóm người thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tựxácđịnh mình cùng một nhóm cộng đồng địa phương được hiểu là một nhóm dân
cư cùng
sinh sống trên trên một lãnh thổ nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về sinh hoạt văn hóa truyền thống, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường, cùng các mối quan hệ kinh tế xã hội, có sự gắn kết về huyết thống và tình cảm, có sự chia sẻ về nguồn lợi và trách nhiệm cộng đồng
- Cộng đồng địa phương tại các khu du lịch là đối tượng nghiên cứu
và tham gia hoạt động du lịch và bảo tồn có những đặc điểm:
+ Cộng đồng địa phương là những nhóm người định cư trên cùng lãnh
Trang 7thổ nhất định Mỗi vùng lãnh thổ nhất định sẽ có những điều kiện tài nguyên môi trường tự nhiên khác nhau, đó là yếu tố quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và phát triển những giá trị văn hóa và kinh tế …Vì vậy, mỗi cộng đồng thường có những giá trị văn hóa và hoạt động kinh tế khác nhau.
+ Có quan hệ gắn kết về tình cảm, mang tính huyết thống, thân thiện,
giúp đỡ, chia sẻ
+ Có quyền lợi và trách nhiệm, có đặc điểm chung về sở hữu, sử dụng
và bảo vệ tài nguyên môi trường
+Tính cộng đồng bền vững được khẳng định qua thời gian, chính thời
gian là yếu tố gắn kết các thành viên cộng đồng để cùng nhau tạo ra các giá trị văn hóa đặc sắc cho cộng đồng
+ Những đặc điểm chung về hoạt động văn hóa truyền thống, có
những giá trị được tập thể coi là khuân mẫu văn hóa sinh hoạt cộng đồng
+ Mỗi cộng đồng có những tổ chức quy ước xã hội, kiểu “Phép vua
thua lệ làng”
1.2.2.Khái niệm du lịch cộng đồng
Từ lâu, khái niệm “du lịch cộng đồng” (DLCĐ) đã được đề cập rộng rãi tại
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:
Ở Thái Lan khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng đồng
được định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và
xã hội Thông qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997).
Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều tổchức xã hội trên thế giới Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảotồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về
Community-Based Tourism như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách
từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống,
Trang 8niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”.[1] Còn Istituto Oikos
(Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới, ra đời tại Ý, 1996) lại đề cập đến nội
dung của DLCĐ theo hướng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du
khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn) Thông qua đó du khách có cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên hoang
dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn trọng tư duy văn hóa bản địa Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống”.[2] Trong
khi Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo đã nêu: “DLCĐ là
một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.”[3]
Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCĐ đã được đề cập Tác giả Trần
Thị Mai (2005) đã xây dựng nội dung cho khái niệm này như sau: “DLCĐ
là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằmmang lại lợi ích về kinh
tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho
du kháchkinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án.” Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò của
phương thức phát triển DLCĐ trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và
nhân văn, tác giả Võ Quế (2006) đã nhìn nhận: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên ” Bên cạnh nội dung xem xét
phát triển DLCĐ là phương thức góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong côngtác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề cập đến việc tham gia của
Trang 9cộng đồng địa phương, với cách nhìn về DLCĐ: “DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách.”
Tựu chung lại, khái niệm DLCĐ chứa đựng các nội dung chủ yếu như sau:
- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ cónhững tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trườngsinh thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể
- Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du lịch
để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có cơhội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồngđịa phương
- Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểubiết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thôngtin bên ngoài từ du khách
- Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vậnhành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ cho
du khách Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình
1.3.Đặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng
1.3.1.Đặc điểm của du lịch cộng đồng
DLCĐ là một loại hình du lịch rất mới mẻ Ở Việt Nam loại hình du
lịch này rất được quan tâm và chú ý phát triển trong những năm gần đây
DLCĐ được coi là hướng đi tốt ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thì hoạt động du lịch sẽ từng bước cải thiện cuộc sống, tạo sinh kế mới, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân Từ đó có thể nhận
Trang 10thức một số đặc điểm của DLCĐ như sau:
DLCĐ là một loại hình du lịch mới khác với các loại hình du lịch khác bởi cộng đồng dân cư là những người được tham gia ngay từ đầu, từ khâu nghiên cứu, lập kế hoạch phát triển, triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch, cung cấp các sản phẩm du lịch dịch vụ cho khách du lịch Họ giữ vai trò chủ đạo phát triển và duy trì các dịch vụ Hoạt động này tính đến hiệu quả và sự điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường
Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào du lịch cộng đồng diễn ra
tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng đ ịa phương Đây là những khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, hấp dẫn có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa, xã hội
và đang bị tác động của con người
Cộng đồng dân cư phải là người sinh sống và làm việc trong hoặc liền
kề các điểm tài nguyên du lịch Đồng thời cộng đồng phải có trách nhiệm
tham gia bảo vệ tài nguyên môi t rường nhằm hạn chế tác động tiêu cựcchính từ việc khai thác tài nguyên du lịch của cộng đồng và hoạt động của
du khách
DLCĐ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo
Điều này được thể hiện ở việc DLCĐ có tác động tích cực đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề và lao động Trước khi tham gia DLCĐ người dân chủ yếu sinh sống trong điều kiện kinh tế tự cung tự cấp,nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp
Khi DLCĐ phát triển người dân có điều kiện và các ngành nghề kinh
truyền thống được duy trì và phát triển trở thành sản phẩm du lịch độc đáo
Trang 11Từ đó việc tiêu thụ những sản phẩm tại chỗ được dễ dàng hơn Thu nhập từ dịch vụ cho thuê phòng, bán hàng, chở khách, biểu diễn văn nghệ… giúp cải thi cuộc sống của nhân dân Cùng với cơ cấu ngành nghề lao động cũng có
sự thay đổi, hình thành các công việc mang tính du lịch mới
DLCĐ là hoạt động thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt
động du lịch và được hưởng lợi từ hoạt động này nên đây là loại hình có tính chuyên môn thấp Cộng đồng địa phương mời tham gia vào hoạt động du lịch nên chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, gặp khó khăn trong việc giao tiếp và hướng dẫn khách nước ngoài
Đặc điểm lớn nhất của DLCĐ là người tổ chức du lịch và cư dân bản
địa khai thác cái sẵn có của cộng đồng địa phương để kinh doanh du lịch
Phát triển DLCĐ phải đảm bảo sự công bằng trong phân chia quyền
lợi từ thu nhập du lịch cho các bên tham gia
Phát triển DLCĐ góp phần làm đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế,
trong khi vẫn duy trì và phát triển các nghành kinh tế truyền thống
DLCĐ còn bao gồm yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện các bên tham gia
trong đó vai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nước …
1.3.2.Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
Các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng thực chất là các loại hình phát
triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường cũng như sự phát triển của cộng đồng – chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từcác
hoạt động này là hướng vào cộng đồng Vì thế, khi phát triển du lịch cộng đồng cần thực hiện các nguyên tắc sau:
Trang 12- Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ sở hữu của cộng đồng về du lịch.
- Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của cộng đồng, bảo đảm những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách nhiệm xem xét và giải quyết
- Ngay từ đầu thu hút, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các lĩnh vực hoạt động du lịch và bảo tồn
- Phát triển du lịch như một công cụ giúp cộng đồng sử dụng để phát triển trong khi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế không làm giảm các ngành nghề truyền thống
- Tăng cường giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực địa phương
- Hỗ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển kinh tế - xã hội
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của của cộng đồng
- Thúc đẩy niềm tự hào của cộng đồng bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa
- Tăng cường giao lưu văn hóa truyền thống
- Khai thác, bảo tồn các nguồn lực theo hướng thận trọng, tiết kiệm, bền
vững
- Giảm tiêu thụ và giảm xả thải
- Tôn trọng những giá trị văn hóa và phương cách sống của con người
- Phân chia lợi nhuận một cách công bằng giữa các thành viên của cộng
đồng Phần lớn nguồn thu từ du lịch dành cho phát triển cộng đồng
- Hòa nhập quy hoạch phát triển du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch môi trường
Trang 13- Tiếp thị trung thực và có trách nhiệm.
- Tăng cường nghiên cứu thống kê, hợp tác phát triển du lịch
1.4.Vai trò của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng (Community-based tourism – CBT), là một xu hướng trảinghiệm du lịch mới mẻ đầy trách nhiệm và mang lại lợi ích cho cả du khách lẫndân bản địa
Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống củangười dân bản địa Người dân bản địa được tham gia trực tiếp vào các hoạt động
du lịch và thu được các lợi ích kinh tế – xã hội từ các hoạt động du lịch đồngthời chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địaphương
Tạo việc làm
Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương
Du lịch Cộng đồng có thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiệnchất lượng lao động ở các địa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị
Nâng cao thu nhập
Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địa phương,đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn Điều nàycực kỳ quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tựnhiên và cảnh quan địa phương
Trang 141.5.Các bên tham gia du lịch cộng đồng và vai trò của cộng đồng địa
phương trong du lịch cộng đồng.
1.5.1.Các bên tham gia
Nhiều người chỉ cho rằng chỉ có cộng đồng địa phương tham gia vào Du lịchcộng đồng – đây là một cách nhìn không đầy đủ Thực ra có rất nhiều bên thamgia vào Du lịch cộng đồng tại một địa phương, đó là: Cộng đồng dân cư địaphương (người dân, chính quyền…): Có nhiệm vụ tổ chức mô hình Du lịch cộngđồng tại địa phương Các công ty lữ hành: Có nhiệm vụ đưa khách đến vớiđiểm du lịch cộng đồng Khách du lịch: Là người có mong muốn được tìm hiểu
mô hình Du lịch cộng đồng tại địa phương Các công ty vận tải: Là đơn vị đưakhách đến với mô hình Du lịch cộng đồng tại địa phương – thường các công tyvận tải này có quan hệ mật thiết với các công ty lữ hành hoặc người điều hành
du lịch Chính quyền địa phương: Có thể là chính quyền thuộc các cấp khácnhau đảm bảo cho mô hình Du lịch cộng đồng tại địa phương hoạt động hiệuquả nhất, chẳng hạn như đề ra các chính sách, hỗ trợ hạ tầng, cấp giấy phép chokhách nước ngoài… Các cơ sở đào tạo: Có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ đàotạo đến các đối tượng khác nhau trong mô hình du lịch cộng đồng Các lĩnh vựcđào tạo có thể là đào tạo kỹ năng vận hành du lịch, đào tạo kỹ năng bán hàng, kỹnăng quản lý, đào tạo ngoại ngữ… Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Là các đơn
vị tham gia vào phát triển các dịch vụ tại địa phương như sản xuất hàng thủcông, hướng dẫn khách du lịch Đây cũng có thể là các doanh nghiệp không nằm
ở địa phương nhưng liên kết với ban quản lý Du lịch cộng đồng địa phương đểcùng phát triển Du lịch cộng đồng và phân chia lợi nhuận Các tổ chức phichính phủ: Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực của cộng đồngđịa phương về phát triển du lịch bền vững, đào tạo các kỹ năng cần thiết cho dulịch cộng đồng, hỗ trợ nguồn vốn xây dựng các mô hình tại địa phương… Cộng đồng dân cư ở các vùng phụ cận: Sự phối hợp của các cộng đồng dân cư ởcác vùng phụ cận góp phần làm cho tuyến Du lịch cộng đồng càng them ấntượng, ví dụ sự hợp tác trong việc tạo cảnh quan chung…
1.5.2 Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương
1.5.2.1 Vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn, phát
huy các giá trị của tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch
Người dân địa phương sẽ tăng thêm lòng tự hào về những giá trị
truyên thống, tích cực tham gia trong việc đóng góp tiền của, công sức để
Trang 15khôi phục bảo tồn và nuôi dưỡng nó trước nguy cơ bị pha tạp, mai một bởi các giá trị văn hóa đến từ nền văn hóa mạnh.
Khi người dân tham gia vào hoạt động du lịch sẽ tạo cho họ nghề
nghiệp mới, phương thức sống mới, có thêm nguồn thu nhập mới sẽ làmgiảm sức ép của họ tới việc khai thác tự nhiên một cách bừa bãi
Nhận thức của cộng đồng thông qua giáo dục, tập huấn về du lịch,
môi trường nhận thức của người dân được tiếp xúc với du khách nâng cao,
họ sẽ năng động hơn, có nhiều kỹ năng tổ chức cuộc sống, lao độngsản
xuất, chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện, cũng sẽ giảm đi lối sống dựa vào tự nhiên
Nhờ vậy mục tiêu bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch hợp lý sẽ
được thực hiện Ngược lại thông qua hoạt động du lịch và được hưởng lợi từ hoạt động này Chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện
sẽ
giúp cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo thực hiện được tốt hơn
1.5.2.2 Vai trò của cộng đồng đối với việc giảm giá các sản phẩm
du lịch
Với giá nhân công rẻ sẽ giúp cho việc giảm giá các sản phẩm du lịch
nói chung, cũng như giá tour du lịch đã tạo được sức hấp dẫn du khách tại các địa phương phát triển du lịch cộng đồng Dân số đông và tăng nhanh tạo
ra nguồn lao động trẻ, tiềm năng song lại lao động trong các ngànhnghề
kinh tế truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp Đây chính là đặc điểm của cộng đồng địa phương Do vậy khi người dân tham gia vào các hoạt động du lịch,
họ chỉ thường mong lấy công làm lãi, tận dụng nhà ở cũng như các thiết bị,
Trang 16điều kiện sống sẵn có của gia đình họ để có thể kiếm thêm thu nhập cho nên không đòi hỏi mức thù lao quá cao Do vậy các sản phẩm du lịch mà
họ
cung ứng thường rẻ hơn so với giá trị thực của nó
Vai trò của cộng đồng địa phương trong việc đa dạng hóa, nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch và hạ giá thành sản phẩm du lịch: Yêu cầutrong kinh doanh du lịch là cần tạo ra sức hấp dẫn du khách Khi người dân tham gia vào hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch được bảo tồn và làmphong phú thêm các sản phẩm du lịch Do vậy những sản phẩm du lịch mà cộng đồng địa phương cung cấp cho du khách mang tính mới lạ, đặc sắc Vì các sản phẩm du lịch do cộng đồng địa phương tạo ra có chứa đựng những phẩm chất tốt đẹp của các tộc người thiểu số, với nghệ thuật sản xuất độc đáo, chúng đặc biệt thu hút đối với tập khách ở các nước phát triển
Khi cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch sẽ tạo ra sự đa dạng
các loại hình du lịch, tạo thêm điểm đến Trong kinh doanh du lịch, mức độ tập trung du lịch ngày càng cao, tài nguyên du lịch phong phú hấp dẫn sẽ
càng tạo ra sức thu hút đối với du khách
Vai trò của cộng đồng địa phương trong việc tạo ra môi trường du
lịch hấp dẫn du khách Khi tham gia vào hoạt động du lịch người dân có thêm việc làm, được giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch,chuyên môn nghiệp vụ Thông qua giáo dục, đào tạo và thông qua quá trình tham gia phục vụ du khách cùng với nguồn lợi được hưởng từ hoạt động du lịch, nhận thức về môi trường nói chung cũng như nhận thức về môi trường
du lịch nói riêng ngày càng được nâng cao hơn Từ đó người dân sẽ ý thức được sự cần thiết phải tạo ra và giữ gìn môi trường du lịch có chất lượng tốt
Trang 17cả về vệ sinh môi trường cũng như môi trường văn hóa Để hấp dẫn du khách và tốt cho môi trường sống của họ.
Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch sẽ giúp chuyển đổi
cơ cấu ngành nghề, nhưng vẫn duy trì được ngành nghề truyền thống, ly nông nhưng không ly hương, hạn chế việc suy giảm dân số, di dân tự do,
kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng được cải thiện Từ đó tạo ra môi trường du lịch tốt hơn
Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch sẽ thúc đẩy quá
trình phát triển cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cộng đồng, nâng cao dân trí, giảm tỷ lệ sinh, ổn định quy mô dân số Thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế và dân số có hiệu quả Đây cũng là những nhân tố
quan trọng hàng đầu giúp cho du lịch cộng đồng thành công
Tuy nhiên trong quá trình tham gia vào hoạt động phát triển du lịch
cộng đồng không phải lúc nào cũng diễn ra như kế hoạch đã lập và mong
muốn Do trong số những người dân, bên cạnh những người tốt, cởi mở,thân thiện năng động dễ thích ứng, có một số người do vô tình hoặc cố ý phá ngang, thiếu ý thức, bảo thủ, lạc hậu, chậm đổi mới, không hiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch sẽ mang lại, hậu quả mà họ gây ra đối với
du khách và cộng đồng
Vì vậy những người tổ chức lập kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng
phải có những khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng, có những giải pháp hợp lý,
khoa học, khéo léo gần gũi với người dân, phát hiện ra những tâm tư nguyên vọng của họ những ưu điểm cũng như những hạn chế của họ …
Trang 181.6 Tác động của hoạt động du lịch cộng đồng
- Tác động tích cực:
+ Đến kinh tế:
Tạo ra thu nhập cho cộng đồng từ sự chi trả của khách qua việc xuất khẩu
tại chỗ; tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm, kích thích, thúc đẩy các ngành kinh
tế
truyền thống phát triển
Phát triển kết cấu hạ tầng, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương
qua việc sử dụng vốn đầu tư, viện trợ, sự giúp đỡ về công nghệ và kinh nghiệm cho phát triển kinh tế
+ Đến chính trị:
Qua việc người dân tham gia vào các hoạt động du lịch cũng như các hoạt
động chung khác sẽ nâng cao quyền dân chủ, tăng quyền lực quyết định chocộng
đồng
Đảm bảo quyền làm chủ trong quản lý tài nguyên và hưởng các nguồn
thu nhập từ hoạt động du lịch
+ Văn hóa – xã hội:
Tăng cường giao lưu văn hóa, nâng cao nhận thức, tạo ra sự bình đẳng
giới, khuyến khích việc thực hiện quyền trẻ em, giảm được những hủ tục
Tạo ra sự tôn trọng, tự hào, yêu quý văn hóa bản địa
Nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dịch vụ, kết cấu hạ tầng
+ Tài nguyên, môi trường:
Khuyến khích bảo tồn, tôn tạo các nguồn tài nguyên môi trường, tài
Trang 19nguyên văn hóa – lịch sử và tự nhiên.
Khai thác tài nguyên có hiệu quả, hợp lý hơn
Tôn vinh các giá trị tài nguyên (qua quá trình thống kê, nghiên cứu lập hồ
sơ quyết định xếp hạng, tuyên truyền quảng bá tài nguyên du lịch)
- Tác động tiêu cực:
+ Kinh tế:
Đòi hỏi vai trò lãnh đạo, quản lý đối với chi phí vận hành cao hơn
Lợi nhuận thu được chỉ có thể làm lợi cho một số người hoặc chảy máu
các nguồn lực và thu nhập cho nhiều công ty du lịch
Gia tăng tình trạng lạm phát giá cả đất đai nhà ở, dịch vụ hàng hóa
Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lao động có thể ảnh hưởng bởi tính mùa
du lịch ngoài tầm kiểm soát của địa phương
Suy giảm ngành nghề truyền thống
+ Văn hóa – xã hội:
Thu hút khách du lịch – những người có lối sống và quan niệm khác lạ,
làm thay đổi các giá trị truyền thống, xung đột với truyền thống văn hóa bản địa
Cư dân địa phương phải chia sẻ nguồn tài nguyên với người ngoài địa
phương
Gia tăng mối bất hòa giữa những người được hưởng lợi từ du lịch và không được hưởng lợi, trong nhiều trường hợp người dân chỉ được thamgia những công việc vất vả, có thu nhập thấp, trở thành người làm thuê, bị bóclột, sự ràng buộc họ hàng bị rạn nứt.Làm gia tăng tệ nạn xã hội, tăng khoảngcách giàu nghèo.Sự thay đổi thái độ của người dân với khách du lịch
Du khách và các nhà đầu tư được chào đón nồng nhiệt, du
lịch ít có quy hoạch hoặc điều khiển về cơ chế
Trang 20Du khách được tiếp nhận như một thông lệ do có đầu tư, quan hệ giữa ngườidân địa phương và khách du lịch trở nên hình thức hơn (mang tính thươngmại) Quy hoạch chủ yếu quan tâm đến thị trường du lịch.
Du lịch dần đến sự bão hòa, dân địa phương có những mối nghi ngại về dulịch,các nhà chính sách cố gắng tạo giải pháp bằng việc tăng cường cơ sở hạtầng nhiều hơn là sự hạn chế phát triển
Những bực bội, khó chịu được bộc lộ ra ngoài, du khách bị xem là nguyên nhâncủa mọi vấn đề Quy hoạch lúc này có tính cứu chữa, song lại kích thích sự giatăng du lịch để bù lại tình trạng xấu đi về danh tiếng của địa phương.Việc dunghòa những mâu thuẫn đó là một vấn đề nan giải, điều này ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả của hoạt động du lịch Do đó, để người dân có trách nhiệm trongviệc quản lý, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch thì cần phải mang lại lợi ích cho
họ một cách rõ ràng, thực chất và công bằng, đặc biệt phải tạo cho họ một vị thếlàm chủ thực sự
+ Về môi trường:
Việc phát triển du lịch thiếu quy hoạch sẽ làm thay đổi, giảm thiểu chất lượngtài nguyên, môi trường tự nhiên – văn hóa.Kết cấu hạ tầng nhanh chóng xuốngcấp
1.7.Các loại hình du lịch có nhiều sự tham gia của cộng đồng
1.7.1.Du lịch homestay
- Trong từ điển tiếng Anh (Oxford), “homestay’’ chỉ người từ nơi khác,
vùng khác đến ở tại nhà người dân nơi mình đến, học tập, tìm hiểu văn hóa, lối sống của vùng đất mới Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên trong lĩnh vực giáodục khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trởnên
phổ biến Năm 1980, đã xuất hiện những slogan ấn tượng như:
“Open your home to the world and the world become your home - Hãy
mở cánh cửa nhà bạn ra với thế giới và thế giới sẽ trở thành ngôi nhà của bạn’’Hoặc “Become part of my family’’ - Hãy là thành viên của gia đình chúng tôi nhé
Trang 21- Khái niệm du lịch homestay là một khái niệm mới Không chỉ tại Việt
Nam mà trên thế giới, khái niệm này vẫn đang trong quá trình tranh luận để điđến
thống nhất vì nó đã và đang được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau như “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở nhà dân” Trong lĩnh vực du lịch, homestay không chỉ là một phương thức lưu trú
mà
đã phát triển thành một loại hình du lịch Loại hình du lịch homestay nghĩa là mục đích chính trong chuyến đi của khách du lịch là được ở nhà người dân bản địa để thông qua đó tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phương Nhà dân không chỉ là cơ sở lưu trú mà trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn và độc đáo
Ở một số nước mà loại hình này tương đối phát triển như Ailen hay Thái
lan, khái niệm du lịch homestay được hiểu: “Là một loại hình du lịch cộngđồng,
dành cho các đối tượng khách thích được trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộgia đình tại nhà của họ, nhằm tìm hiểu về cộng đồng và phong cách sống của người dân địa phương cũng như nâng cao hiểu biết về điều kiện tựnhiên và
những nét văn hóa đặc sắc thông qua các hộ gia đình đó”
Các đặc trưng chủ yếu của du lịch Homestay:
+ Du lịch homestay phát triển dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và đặc biệt văn hóa bản địa Tạp chí Người đưa tin Unesco (12/1989) đã viết: “Cuộc phiêu lưu giờ đây không còn chân trời địa lý, không còn những lục địa trinh bạch (…) Vậy mà, về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau và
Trang 22những phong tục, những niềm hi vọng ẩn giấu, những xác tin sâu kín của mỗidân
tộc vẫn tiếp tục là những thứ mà các dân tộc khác chẳng mấy biết đến”
Như vậy, bản sắc văn hóa của mỗi vùng đất luôn là những ẩn số hấp dẫn, trởthành động cơ để khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá
+ Du lịch homestay chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương đảmbảo sự phân chia công bằng cho các bên tham gia, đóng góp cho những nỗ lựcbảo tồn các giá trị tài nguyên và phát triển cộng đồng
+ Du lịch Homestay được tổ chức theo phương thức: “ba cùng”: Cùng ăn -cùng
ở - cùng sinh hoạt Đây là đặc trưng nổi bật nhất của loại hình du lịch này Khách du lịch đến sinh sống tạm thời, được coi như một thành viên chính thức
và
tham gia trực tiếp vào một số hoạt động hàng ngày của gia đình người dân bảnđịa
1.7.2.Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vữngvới sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở cáckhu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên
và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảotồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặtkinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương
1.7.3.Du lịch bền vững
"Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùngdùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệtương lai"
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào
đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khivẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinhhọc và các hệ đảm bảo sự sống
Mục tiêu của Du lịch bền vững là:
Trang 23- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa
- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách
- Duy trì chất lượng môi trường
1.8 Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và Việt Nam hiện nay
Hiện nay du lịch là một ngành mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều chú trọngđầu tư phát triển vì lợi ích du lịch, nó mang lại công ăn việc làm góp phần tăngthu nhập cho người lao động, tăng ngân sách cho địa phương, quốc gia có tàinguyên du lịch Đồng thời du lịch là một ngành có liên quan đến nhiều lĩnhvực, nhiều ngành, tổ chức và có sự tham gia đông đảo của nhiều tổ chức cộngđồng dân cư Ở một số nước đã chứng minh rằng khi du lịch có sự tham giacủa cộng đồng đã góp phần không nhỏ vào việc pháttriển các dịch vụ cungcấp cho khách du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường hay nói cách khác cộngđồng vừa là đối tượng vừa là chủ thể phát triển du lịch ở các vùng, các quốc gia Khi du lịch phát triển, nó trở thành cầu nối văn hóa giữa các quốc gia trên thếgiới Tạo ra khả năng giao lưu, học hỏi, hợp tác giữa các dân tộc, xóa dầnkhoảng cách biên giới đưa con người xích lại gần nhau hơn vì sự phát triểnchung của toàn cầu
Ngày nay du khách có nhu cầu nâng cao trong việc tìm hiểu thông tin và học hỏitìm hiểu khi đi du lịch trong nhiều lĩnh vực như kinh tế văn hóa, phong tục tậpquán và thông tin giáo dục, môi trường Du khách muốn tìm hiểu các vấn đểvăn hóa xã hộ, chính trị, tiếp xúc với người dân địa phương, ẩm thực địaphương, hay dừng chân nghỉ tại các cơ sở lưu trú với người dân địa phương cáctác độngđếnmôi trường và trách nhiệm của khách sạn tại điểm đến được kháchquan tâm hàng đầu bởi có như vậy khách du lịch mới có cơ hội đi du lịch tại cácđiểm, khu vực không bị ô nhiễm, nhân văn học độc đáo làm cho chuyến đi
có ý nghĩa, khách du lịch cũng thể hiện trách nhiệm cao hơn của mình bởikhả năng chi trả các nỗ lực bảo tồn tài nguyêndu lịch tại điểm đến Người ta đãthống kê và cho biết 60% khách du lịch Mỹ sẵn sàng đi tour với công ty du lịchbảo vệ văn hóa lịch sử của điểm đến dẫu giá cao hơn 5% -7% khách Mỹ, Anh,
Trang 24Úc sẵn sàng trả tiền thêm cho tới 1.500 USD cho hai lần nghỉ tại khách sạn
có chính sách bảo vệ môi trường địa phương Trong nghiên cứu về dự án
hỗ trợ du lịch bền vững tại Sa Pa đã cho thấy khách quốc tế sẵn sàng trả 4 - 5lần phí tham quan nếu tiền thu được sử dụng cho cộng đồng Trên thế giớinhiều mô hình du lịch cộng đồng đã mạng lại kết quả cao như mô hình pháttriển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia Gunung –Inđônêxia, mô hình cộngđồng tại bản Plai Pong Pang – Thái Lan, tại SaBah – Malaixia
Còn ở Việt Nam mô hình du lịch cộng đồng được bắt đầu nghiên cứu và đưavào thử nghiệm từ năm 2000 và đến nay Đã có một số mô hình đượcnghi nhận mang lại nhiều hiệu quả như mô hình du lịch cộng đồng tại vườnquốc gia Ba Bể, tại khu du lịch Suối Voi, khu du lịch cộng đồng Vân Long –Ninh Bình và Việt Hải - Hải Phòng
1.9 Một số loại hình du lịch cộng đồng hiệu quả
1.9.1.Sapa
Sapa là một huyện nhỏ phía bắc tỉnh Lào Cai, là “thành phố trong sương” đẹphuyền ảo Theo thống kê của Tổng cục du lịch, nếu năm 1995 có 9300 lượtkhách (2300 khách nước ngoài) tới Sapa thì chỉ trong 6 tháng đầu năm 1996 đã
có 7282 lượt khách, trong đó có 3282 khách nước ngoài Có thể thấy hoạt động
du lịch đã thực sự mang lại những hiệu quả kinh tế cho huyện này, tạo điều kiệncho sự phát triển đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây Mặt khác,
sự phát triển du lịch cũng có những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái tự nhiên vàđời sống xã hội Hệ sinh thái tự nhiên của Sapa đã bị biến đổi nhanh chóng, đặcbiệt là đời sống xã hội văn hóa Sự tấn công mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa
- nền kinh tế du lịch đã gây những tác động không nhỏ tới các sản phẩm vănhóa đồng thời làm biến đổi cả phương thức hoạt động kinh tế của người dânthiểu số vùng cao Ví dụ: Đối với các sản phẩm thêu tay, để tăng cường số lượnghàng hóa bán ra, giảm bớt công sức, người dân tộc đã giảm bớt những đường néthoa văn truyền thống Sự phức tạp và tinh tế của đường nét và màu sắc khôngcòn nhiều
Cả vùng du lịch Sapa đang từng bước bị thương mại hóa (cả về tâm lý, nếpsống) Do đó, cần bảo vệ chất văn hóa của hoạt động du lịch Điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sự bền vững của hoạt động du lịch là độ bền vững của cácsản
phẩm du lịch Song một vấn đề đặt ra là: trong quá trình giao lưu văn hóa thông
Trang 25qua hoạt động du lịch, giữa các vùng miền, giữa các quốc gia thường hay diễn ra
sự đánh giá nơi này, nơi kia “tiến bộ” hay “lạc hậu” Các nước có nền kinh tếphát
triển, các vùng có mức sống cao thường tự nhận là “tiến bộ” Các nước có nền kinh tế chậm phát triển, các vùng có mức sống thấp thường bị đánh giá là “lạc hậu” Vì thế, thường có khẩu hiệu: “Việt Nam đuổi kịp các nước tiên tiến”,
“miền
núi đuổi kịp miền xuôi”… Người ở vùng “tiến bộ” thường có mong muốn khá chân thành là cải hóa vùng “lạc hậu” Người ở vùng “lạc hậu” thường mangnhiều
mặc cảm và cố gắng tự loại bỏ những cái mà họ tự cho là thấp kém hơn để vươn tới cái tiến bộ Nếu xét ở khía cạnh kinh tế, về mức sống, về tiện nghi vật chấtthì
không có gì phải bàn cãi, nhưng nếu điều này xảy ra trong lĩnh vực vănhóa
truyền thống thì lại là một “thảm hại to lớn” đối với du lịch: Khi các dân tộc,các
tộc người thiểu số cố gắng vứt bỏ bản sắc văn hóa của mình, tìm cách hòa trộn trong văn hóa của tộc người đa số, có nghĩa là môi trường văn hóa – sản phẩm của du lịch đã mất đi yếu tố “lạ”, “độc đáo”, mất đi sức hấp dẫn của nó
Do vậy, chúng ta cần khẳng định và bảo vệ chất văn hóa trong du lịch –
du lịch sinh thái nhân văn.Trong quá trình du lịch, sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong một quốc gia cũng như sự giao lưu văn hóa giữa các nền vănhóa
của đa quốc gia, sự ảnh hưởng qua lại là điều khó tránh, nhưng nếu để mất đi cái
“lạ”, cái độc đáo của sắc thái văn hóa tộc người, có nghĩa chúng ta đã làm mất đi
độ bền vững của sản phẩm du lịch, và cũng chính là mất đi mục tiêu du lịch bền
Trang 26Có thể nói, trong lĩnh vực văn hóa, nhất là văn hóa tinh thần, chỉ có sự
khác biệt giữa các nền văn hóa, chứ không có nền văn hóa cao, nền văn hóathấp
“Khoan dung là một thái độ ứng xử tích cực, không hàm ý ban ơn hay hạ mình chiếu cố đối với người khác Khoan dung là tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hóa Khoan dung là sự thừa nhận không có một nền văn hóa, một quốc gia hay một tôn giáo nào là độc tôn về tri thức và chân lý…” (Tuyên bố của Unescokhi chọn năm 1995 là năm Quốc tế về sự khoan dung khi bàn về sự tiếp xúc văn hóa trong hoạt động du lịch)
1.9.2.Vườn quốc gia Cúc Phương
VQG Cúc Phương có nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch sinh thái Dân
cư sống đông đúc trong và xung quanh VQG là một trong những đặc điểm nổibật
của phần lớn các VQG tại Việt Nam Phần lớn họ là dân nghèo, sinh sống chủyếu
dựa vào phát nương làm rẫy và thu lượm, săn bắt động thực vật hoang dã và các sản phẩm rừng khác Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nạn mất rừng
và suy
giảm số lượng các loài động thực vật sống trong VQG Để khắc phục tình trạng trên cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, song điểm mấu chốt vẫn là làm sao nâng cao được mức sống của người dân địa phương Kinh nghiệm của VQG CúcPhương cho thấy nếu biết tổ chức du lịch một cách hợp lý thì có thể thu hút một
bộ phận dân cư địa phương tham gia làm du lịch và qua đó tăng thêm thu
nhập Hiện tại Cúc Phương cùng hợp tác với chính quyền và nhân dânđịa
Trang 27phương xây dựng được 3 làng du lịch tại làng Khanh, La, Biên Động Các làng
đường xá nông thôn Tất cả những việc làm trên đều có tác động tích cực đếnviệc
quản lý, bảo vệ vườn
1.9.3 Nepal và khu vực Annapurna:
Du lịch là một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ chính của Nepal Mỗi năm, có hơn 36.000 du khách ưa hiểm trở và hơn 36.000 người khuân vác đikèm
đã tới thăm quan vùng Annapurna, tạo nguồn thu nhập cho hơn 40.000 ngườidân
địa phương Khoảng 60% những du khách theo kiểu này đến trong vòng 4 thángtrong năm Họ tập trung chỉ tại một vài điểm, do vậy gây nên những ảnh hưởng mang tính phá hủy nghiêm trọng lên cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa địa phương
Mỗi năm rừng bị chặt đi để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ và tiện nghi
nhà, để cung cấp củi đốt cho việc nấu thức ăn, tắm nước nóng, lửa trại… Hàng năm, 400.000ha rừng bị cắt Tỉ lệ chặt phá rừng là 3%/năm Cũng hàng năm,
cứ
Trang 281ha rừng bị cắt, mất đi 30 - 70 tấn đất Điều này đã dẫn đến những vụ lở đất vàlụt
lội nghiêm trọng
86% năng lượng của Nepal lấy từ rừng Ở Annapurna, mọi người dân đều
dùng củi để nấu ăn bởi không còn nguồn năng lượng nào khác Tổng lượng gỗ tiêu thụ hàng ngày do một người khách du lịch tương đương với lượng gỗ mộtgia
đình Nepal dùng trong khoảng 5 ngày hoặc 1 tuần…
Do vậy, Nepal đã phấn đấu đảm bảo rằng bên có lợi từ các hoạt đồng bảo
tồn và du lịch đường bộ sẽ là những người dân địa phương; đồng thời biếnngười
dân địa phương thành những người bảo vệ nguồn tài nguyên của họ Phươngthức
thực hiện là lấy kinh nghiệm của người dân chứ không sử dụng những triết lý sách vở Kết quả là các hoạt động truyền thống ghép vào một hệ thống quản lýtài
nguyên quan trọng được trợ giúp bởi các dự án quy mô nhỏ về năng lượng vàbảo
tồn nhằm giảm đến mức tối thiểu tác động của khách du lịch và nâng cao mức sống của người dân địa phương
Trang 29Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI
TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG 2.1.Khái quát về khu du lịch Tam Cốc – Bích Động
Tam Cốc - Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như"vịnhHạLong trên cạn" hay "Nam thiên đệnhị động" là một khu du lịch trọng điểmquốc gia Việt Nam Toàn khu vực bao gồm hệthống các hang động và các ditích lịch sửliên quan đến triều đại nhà Trần nằm chủyếu ởxã Ninh Hải, Hoa Lư,Ninh
Các điểm du lịch đi bộvà leo núi: Núi và chùa Bích Động; động Tiên; độngThiên Hương; hang Múa, khu nhà cổCốViên Lầu; đền Thái Vi
Tam Cốc – Bích Động được coi là điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Ninh Bình\
Tam Cốc là khu du lịch lâu đời nên mọi dịch vụ đều khá quy củ và không cóhiện tượng chèo kéo Các thuyền bán hàng cũng lần lượt chứ không tranh giànhkhách Thuyền chở khách thì được đánh số và chỉ được chở khi đến lượt….Hành trình khám phá Tam Cốc được bắt đầu từ bến thuyền Đình Các, bác láithuyền đưa chúng ta đi dọc dòng sông Ngô Đồng uốn lượn quanh co, hai bêndòng sông là những ruộng lúa chín vàng, quý khách có thể phóng tầm mắt ngắmcảnh những dải núi đá kỳ thú hoặc bạn có có thể quan sát kỹ những loài thuỷsinh phong phú xao động dưới làn nước và ngắm những cánh cò chấp chới trênngọn cỏ năng, cỏ lác mọc lúp xúp trên đầm đã tạo ra cảm hứng dạt dào chonhững tay săn ảnh…
Cứ đi dọc dòng sông Ngô Đồng đó quý khách sẽ lần lượt đến với 3 hang xuyênqua núi với các tên gọi khác nhau như: Hang Cả dài 127 m, xuyên qua một quảnúi lớn, cửa hang rộng trên 20 m Trong hang khí hậu khá mát và có nhiều nhũ
đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng Tiếp tục hành trình đoàn sẽ đến với Hang
Trang 30Hai, cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất
kỳ lạ… Cuối cùng là Hang Ba, gần hang Hai, dài 50 m, trần hang như một vòm
đá, thấp hơn so với hai hang kia Để có thể ngắm trọn cả ba hang và tự do lưugiữ những hình ảnh đẹp của Tam Cốc thì bạn sẽ mất khoảng 2-3 giờ đồng hồ.Nếu bạn muốn lựa những góc hình đẹp thì nên “thương thảo” trước với người láithuyền để tìm chỗ thuận tiện cho bạn leo lên núi
Sau khi kết thúc hành trình thăm quan Tam Cốc thì bạn có thể thăm quan ChùaBích Động một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông cáchbến Tam Cốc khoảng 2 km… Theo sử sách, văn bia và các cụ già trong làng thìtrước đâu chùa và động có tên chung là: Bích Sơn ( Núi Xanh ) Năm 1773Trong chuyến đi tuần miền Sơn Nam cùng Chúa Trịnh Sâm, Tể tướng NguyễnNghiễm – Thân phụ của Đại Thi Hào Nguyễn Du đã đặt tên cho động… Vìphong cảnh động quá đẹp và nguy nga nên được phong là “ Nam Thiên Đệ NhịĐộng ” Đứng sau “ Nam Thiên Đệ Nhất Động ” do Chúa Trịnh Sâm phongtặng…
Có thể nói, phong cảnh của khu đệ nhất danh thắng của tỉnh Ninh Bình này là sựkết hợp hài hoà giữa cảnh đẹp kỳ thú của hang đông, của núi non hiểm trở, củasông, suối thơ mộng với sự tài hoa của con người tạo thành một khối thống nhất,không thể tách rời
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch ở Tam Cốc – Bích Động
2.2.1.Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1.Vị trí địa lý
Cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 90km theo quốc lô 1A là TP.NinhBình, sau đó đi thêm khoảng 25km nữa về phía Nam, danh thắng Tam Cốc -Bích Động là một phần trong quần thể núi đá vôi Hoa Lư Trải qua hàng trămnăm, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên, hấp dẫn du khách trong và ngoàinước
Khu danh thắng Tam Cốc gồm hai điểm đến là Tam Cốc và Bích Động, thuộcđịa phận thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Khu dulịch Tam Cốc - Bích Động gồm nhiều tuyến tham quan du thuyền, đi xe đạp và
đi bộ nối khoảng gần 20 điểm du lịch
2.2.1.2.Địa mạo – Địa chất
Về kiến tạo, khu vực Tam Cốc – Bích Động nằm trong đới Sông Đà
Trang 31Địa tầng bao gồm các phức hệ đá cacbonat tuổi Cổ sinh chứa hoá thạchSan
hô, Tay cuộn và Trùng lỗ; các phức hệ trầm tích bở rời tuổi Đệ tứ Cácdãy
núi đá vôi ở đây có độ cao vài chục đến vài trăm mét, phân bố dạng vòng cung, được hình thành do quá trình nâng lên và chia cắt trong chu kỳ tân kiến tạo cách đây chừng 5 triệu năm
Kiểu địa hình độc đáo của Tam Cốc – Bích Động là kiểu địa hình karst, và được mệnh danh là “Hạ Long cạn”của Việt Nam Đặc điểm nổi bậtcủa địa hình là các hình thái hùng vĩ, chia cắt mạnh, sườn dốc đứng, lởmchởm tai mèo, nhiều hang động và nhiều ngấn nước biển cổ
Vì vậy cảnh quan ở đây thật thi vị, là sự kết hợp hài hoà giữa núi, sông, rừng cùng hệ thống hang động rất phong phú về hình thái và chủng loại Ngoài ra, địa hình Tam Cốc – Bích Động còn nổi tiếng với sự phổ biếncủa các thung, nơi có sự đa dạng sinh học cao, nằm xen lẫn với các dãy núi rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái như: thung Nắng,
thung Hải Nham, thung Một, thung Ao Mép, thung Thầy, thung Hang Vạng…
Bảng 1: Hệ thống hang động tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động
Nguồn: Ban quản lý khu du lịch
Một phần hệ thống hang động này đã được đưa vào khai thác phục vụ
du khách từ nhiều năm trước, gần đây tiếp tục được địa phương quan tâm đầu tư nâng cấp dịch vụ và phạm vi thăm quan, đáng chú ý nhất là hang Cả, hang Hai, hang Ba, động Thiên Hương, động Tiên, hang Thung Nắng là
những hang động đạt hiệu quả khai thác tốt
Trang 322.1.1.3 Khí hậu
Khu vực này có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phù
hợp với chế độ hoàn lưu chung của khu vực Ở vùng này, gió thổi theo hai hướng chủ yếu của 2 mùa: Đông và Hè Trong mùa đông (từ tháng 9 - 2), hướng gió thịnh hành ở đây là gió mùa đông bắc với tần suất giao động từ 26% - 42%, sau đó hướng tây bắc trong nửa đầu mùa đông với tần suất 10%
- 11% và hướng đông nam với tần suất 10% - 16% trong nửa cuối mùa đông.Vào mùa hè, hướng gió chính là hướng đông nam và nam với tần suất
mỗi hướng giao động khoảng 1,8 - 2,0 m/s Nhìn chung là ít thay đổi trong năm
Số liệu thống kê của UBND xã Ninh Hải nhiều năm cho thấy lượng
mưa trung bình khoảng 140 – 150 ngày mưa /năm Các tháng ít mưa nhất là tháng 11 đến tháng 4 năm sau Số ngày mưa khoảng 4 - 6 ngày /tháng Các tháng còn lại mưa trên 10 ngày một tháng Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8,
số ngày mưa gấp ba lần số ngày mưa của tháng ít mưa Ở đây vào mùa mưa,mực nước lớn không gây lụt lội mà ngược lại tạo điều kiện tốt hơn cho chuyên chở khách đi thưởng ngoạn cảnh “sơn thủy hữu tình”
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Ngoại trừ mưa phùn và mưa bão,
trong các tháng còn lại trong năm, cơ chế mưa tại đây chủ yếu là mưa rào và mưa giông Các kiểu mưa này rất mau tạnh, ít gây trở ngại cho hoạt động du lịch Các kiểu mưa này cũng đóng vai trò tích cực trong việc làm sạch không khí
Với khí hậu trên, hoạt động du lịch nói chung và hoạt động chở đò của
Trang 33người dân nơi đây diễn ra liên tục trong năm, không bị gián đoạn dotác
động của thời tiết Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động du lịch
2.1.1.4 Thủy văn
Khu vực này được điều tiết bởi các con sông trong vùng như sông
Ngô Đồng, sông Sào Khê, sông Văn…Nên chế độ thủy triều có nhiều lúc biến động Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không nhiều do cấu trúc địa hình của các núi đá, các thung và hang động xen kẽ nên tác động của thủy triều đối với việc đi lại của du khách trên các con sông, lạch là không lớn vào
mùa lũ Nhưng hiện tượng bồi của các hệ thống sông ở khu vực này là rất
lớn Vì vậy cần phải thường xuyên nạo vét luồng lạch mới đảm bảo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển khách đi tham quan được nhiều điểm trong khu vực
2.1.1.5 Sinh vật
Thảm thực vật ở Tam Cốc – Bích Động khá đơn giản, chủ yếu là các
kiểu thảm thực vật bị tác động mạnh của con người như trảng cây bụi trên đá vôi, trảng có chịu ngập, các quần xã thủy sinh Ngoài ra còn có một bộ phận thảm cây trồng như cây trồng ở các quần cư lúa nước
Các thảm thực vật trên kết hợp với địa hình, thủy văn tạo nên phong
cảnh đẹp, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu của du khách, cung cấp nông sản, cây cảnh tạo môi trường du lịch xanh sạch
Vài năm trở lại đây, tại khu vực Thung Nham, công ty TNHH
Thương mại dịch vụ Doanh Sinh đã tiến hành ngăn đập nước, phục vụ chăn nuôi và trồng trọt, đã xuất hiện hàng ngàn con chim kéo về cư trú, hìnhthành nên vườn chim tự nhiên Một số động vật đã xuất hiện ngay trong khu
Trang 34vực như khỉ đuôi dài, sóc, cá chầu vua…Nhiều loại thực vật quý như: Cây
Bo, cây dương xỉ đỏ, cây vạc nước, cây lộc vừng, cây vàng anh…Đây làtiềm năng cần được khai thác và sử dụng hợp lý để phục vụ cho nhu cầu
phát triển du lịch và tham quan của du khách
Tam Cốc – Bích Động có phông môi trường sinh thái đa dạng, là tiền
đề cho một thế giới sinh vật phong phú Trong số 577 loài thực vật thống kê được, có 311 loài có thể dùng làm thuốc chữa bệnh Tài nguyên cây cảnh
được ghi nhận được 76 loài, giá trị lớn nhất là Vạn tuế, và các loài thuộc họ Lan
Động vật thủy sinh trong vùng ngập nước hiện còn tồn tại tương đối
phong phú, bao gồm 30 loài động vật nổi, 47 loài động vật đáy Đặc biệt là Rùa sọc cổ (Ocadia sinesis) được coi là quý hiếm
Đánh giá :
Tam Cốc – Bích Động là một khu du lịch văn hóa lịch sử và thiên nhiên hấp dẫn Đây là điểm dừng chân của học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu khoa học… Đây cũng là điểm dừng chân để nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm những nhũ đá vôi với vẻ trinh nguyên của nó hoặc đi bộ qua các khu rừng
trên núi đá vôi, leo núi, chèo thuyền để hít thở không khí trong lành
2.1.1.6 Các điểm phong cảnh tự nhiên
Tam Cốc - Động Thiên Hương
Tam Cốc, có nghĩa là "ba hang", gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba Cả bahang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi Tam Cốc
là tuyến du thuyền được khai thác đầu tiên ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động
Hang Cả dài 127 m, xuyên qua một quả núi lớn, cửa hang rộng trên 20 m.Trong hang khí hậu khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạntrạng
Trang 35 Hang Hai, cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang có nhiều nhũ đá rủxuống rất kỳ lạ
Hang Ba, gần hang Hai, dài 50 m, trần hang như một vòm đá, thấp hơn sovới hai hang kia
Muốn thăm Tam Cốc, du khách xuống thuyền từ bến trung tâm Thuyền đưa dukhách trên dòng sông Ngô Đồng uốn lượn qua các vách núi, hang xuyên thuỷ,cánh đồng lúa Thời gian đi và trở lại khoảng 2 giờ Phong cảnh Tam Cốc, nhất
là 2 bên dòng sông Ngô Đồng có thể thay đổi theo mùa lúa (lúa xanh, lúa vànghoặc màu bạc của nước trên cánh đồng)
Động Thiên Hương nằm trên đường từ sông Ngô Đồng vào đền Thái Vi, là mộtđộng khô và sáng nằm ở lưng chừng núi có độ cao so với mặt đất khoảng 15 m.Động có chiều cao khoảng 60 m, sâu 40 m, rộng 20 m Đỉnh động rỗng nênđộng còn có tên là Động Trời Nằm gọn trong động là miếu thờ bà Trần ThịDung, vợ vua Lý Huệ Tông Là một người đã truyền cho nhân dân xã NinhHải nghề thêu ren
Bích Động – Xuyên Thủy Động
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là "động xanh", là tên do tểtướng Nguyễn Nghiễm, cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773.Đây là một trong những thắng cảnh nằm trong nhóm được người xưa gọi là
"Nam thiên đệ nhất động", cụ thể Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ
nhị động" tức động đẹp thứ nhì trời Nam [đứng sau động Hương Tích (Namthiên đệ nhất động) ở Hương Sơn và đứng trước động Địch Lộng (Nam thiên đệtam động) ở Kẽm Trống] Bích Động gồm một động khô nằm trên lưng chừngnúi (làm chùa Bích Động) và một hang động nước đâm xuyên qua lòng núi (gọi
là Xuyên Thủy Động) Phía trước động là một nhánh sông Ngô Đồng uốn lượnbên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa
Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài khối núiBích Động Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dàikhoảng 350 m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây Bình quân bề rộng củaXuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15 m Trần và vách động thường bằngphẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt vớimuôn hình vạn trạng
Lối vào Xuyên thủy động ở phía sau núi, đối diện với đường vào chùa BíchĐộng Tại điểm kết thúc hành trình xuyên thủy động, du khách có thể leo núi đểtới động và chùa Bích Động
Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách ÁĐông Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê Trong chùa có quả chuông lớnđúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa
Trang 36Thời Lê Hiển Tông (1740-1786) chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồmChùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi.
Trang 37Động Tiên
Động Tiên là động khô đẹp của khu du lịch Tam Cốc - Bích Động Động nằmcách chùa Bích Động gần 1 km Phạm vi động gồm có ba hang lớn, rộng và cao.Trần động có nhiều vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều màu sắc trông nhưnhững rễ cây lớn Trên trần có nhiều dơi và chim cư trú Đứng từ bên ngoài nhìnđộng như một lâu đài tráng lệ Các biến đổi của tự nhiên tạo nên những hìnhdáng kỳ thú của nhũ đá trong động với hình thù là cây tiền, cây thóc, ông tiên,
cô tiên, con voi, con sư tử, con hổ, con kỳ đà, con rồng, con đại bàng, và cảnhững đám mây bay lượn nhiều màu sắc Những khối đá trong động khi gõ vào
sẽ tạo ra nhiều loại âm thanh rất lạ
Sông Bến Đang - Động Thiên Hà[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: động Thiên Hà
Động Thiên Hà nằm trong dải núi Tướng với độ cao gần 200m là một phầncủa bức tường thành thiên nhiên vững chắc bao bọc, bảo vệ phía tâynam kinh đô Hoa Lư thế kỷ thứ X, gắn liền với những địa danh lịch sử, vănhoá như Bến thuyền Nhà Lê, Núi Phật Đầu Sơn, Thửa Ruộng Đấu Lính [4]
Từ bản Mường Thổ Hà, xã Sơn Hà, du khách xuống thuyền trên dòng kênhnhỏ có chiều dài chừng 1 km xen giữa cánh đồng quê Du khách tiếp tục bộhành trên con đường đá dài 500m ven chân núi Tướng để tới cửa động Động
có chiều dài 700m bao gồm động khô dài 200m và động nước dài 500m.Những hình dáng do đá núi tạo ra được gọi tên như: đây là chú Cáo Lỗ đangchén mồi, kia là Voi phục, Hổ rình mồi, khỉ leo cây… cao hơn có khám thờvới hình ảnh Đức Phật, thầy Đường Tăng đang tụng kinh cầu an cho các đồđệ tất cả đều gợi trí tò mò, khám phá của du khách
Hang Bụt[sửa | sửa mã nguồn]
Hang Bụt toạ lạc giữa lòng núi Tướng cách thành phố Ninh Bình 8 km, cáchchùa Bích Động 1Km, trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư thuộc thôn Thôn HảiNham Xã Ninh Hải Huyện Hoa Lư Hang Bụt hiện dài gần 500 m, lòng hangrất rộng và có nhiều nhũ đá với hình thù kỳ lạ Nằm chính giữa hang là mộttấm nhũ đá cao 1,5 m rộng 2 m có hình thù giống như một ông bụt hiện ra.Đến với Hang Bụt, du khách được đi thuyền chèo tay, ngoạn cảnh thiênnhiên hoang sơ, kỳ bí của núi rừng sông nước Trong lòng hang nhiều vòmxoáy lạ mắt kích thích trí tưởng tượng du khách.[5]
Du lịch hang Bụt hiện ở Sơn Hà, du khách còn được di chuyển bằng xe đạpqua những con đường làng rợp bóng tre tìm hiểu về văn hoá phong tục củanông dân vùng lúa nước, thử làm mục đồng chăn trâu, tát cá, bắt cua, xay lúa
Trang 38giã gạo, hay thưởng thức những món ăn dân dã do chính mình làm ra, bắtđược như cá rô nướng, canh cua ăn với cà muối…
Hang Múa[sửa | sửa mã nguồn]
Thuộc địa phận thôn Khê Hạ, xã Ninh Xuân Đây là khu du lịch nhân tạo vớicác dịch vụ như leo núi, nghỉ ngơi cuối tuần và hội nghị Hang Múa đã đượckết nối với Tam Cốc theo tuyến du lịch tham quan: Bến Cây Đa – Bến Thánh– Hang Cả - Hang Múa – Hang Hai – Hang Ba – Suối Tiên – Khu Dulịch Hang động Tràng An Tương truyền, hang Múa là nơi biểu diễn vănnghệ, múa hát của các cung nữ thời nhà Trần trước đây
Thung Nham – Vườn chim
Khu du lịch Thung Nham - Vườn chim trước đây là một tuyến du ngoạn sinhthái bằng thuyền thuộc khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, nay cùng được quyhoạch sáp nhập vào quần thể danh thắng Tràng An Linh Cốc - Hải Nham làtuyến du lịch mới hơn so với Tam Cốc Khu du lịch này nằm tại thôn Hải Nham,
xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, cách chùa Bích Động khoảng 1000m về phía Tâyvới các điểm tham quan chính là động Vái Giời và thung Chim
Vườn chim thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, cách chùa Bích Động khoảng
2 km đường bộ Trên những chiếc thuyền nan, du khách sẽ được hoà mình vàothiên nhiên, sông nước, tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của hang Chùa, động VáiGiời rồi du thuyền vào thung chim ngắm thế giới của các loài chim lạ
Điểm dừng chân đầu tiên trong tuyến du lịch Vườn Chim Thung Nham là độngVái Giời Từ dưới chân núi du khách đi lên 439 bậc đá sẽ tới cửa Động ĐộngVái Giời rộng khoảng 5000 m2, được chia làm 3 tầng riêng biệt: tầng Địa Ngục,tầng Trần Gian và tầng Thiên Đường Xuống tầng Địa Ngục xem những nhũ đávới nhiều hình thù kỳ dị khác nhau tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người, cáckhối nhũ đá được ánh sáng từ cửa hang chiếu vào lấp lánh Tầng Trần Gian bằngphẳng hơn được nối với Tầng Thiên Đường bằng những bậc thang nhân tạo.Tầng Thiên Đường nằm trên cao nhất, nhìn ra một không gian rộng mởcủa Ninh Bình như bầu trời, cánh đồng lúa và những ngọn núi phía xa xa
Vượt qua các hang thuyền sẽ đưa du khách đi đến vườn Chim Trước mắt dukhách là một vùng trời mây non nước trùng điệp, với những hàng cây mọc thẳnghàng ở trên mặt nước, và hàng ngàn, hàng vạn con chim ríu rít bay về đậu trênnhững cành cây trắng xoá Một điều thú vị nữa là du khách sẽ được thăm mộtquả đồi với rất nhiều hoa trái, mùa nào thức nấy hương thơm ngây ngất và cònmột điều độc đáo hơn đó là cây Duối nghìn năm tuổi Nơi đây chắc chắn sẽ làmhài lòng du khách
Trang 392.3 Tài nguyên du lịch nhân văn và điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Tài nguyên du lịch nhân văn
Bao gồm hệ thống các đình, chùa, đền, làng nghề, lễ hội, phong tục
tập quán, ẩm thực
Các di tích lịch sử văn hóa :
- Chùa Bích Động:
Chùa Bích Động được xây dựng bên sườn núi Bích Động, thuộc địa
phận thôn Đam Khê, xã Ninh Hải Tương truyền dưới thời vua Lê lợi có hai
vị hòa thượng pháp danh là Chí Kiên và Chí Thế, một người quê ở Vọng Doanh, một người quê ở Đông Xuyên, hai người kết nghĩa làm anh em, cùng nhau đi khắp nơi trong nước để truyền bá đạo Khi tới đây thấy phong cảnh đẹp, âm dương thuận mọi bề, họ tiến hành sửa sang động phù, quyên giáo làm chùa để tu hành
Ban đầu chùa xây dựng còn rất sơ sài, nương dựa chính vào hang động nên được gọi là chùa động Về sau này chùa được tu bổ mở mang thêm mới có hình dáng như ngày nay
Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ, xây dựng bằng gỗ
lim, mái lợp ngói mũi hài, các góc mái có đầu đao đều cong vút, chùa được xây dựng theo kiểu chữ Tam, ba tòa không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi Bích Động tạo thành ba ngôi chùa: Chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng
Chùa Hạ được xây dựng theo kiểu chữ Đinh Mái chùa gồm hai tầng
tám mái Ở giữa Tiền đường có treo bức đại tự bằng chữ Hán “Mạo cổ thần thánh”, có nghĩa là dáng dấp ngôi chùa xưa nay thiêng lắm