A. MỞ ĐẦU Đã từ lâu, hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng được coi như là một phương tiện để đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các bên tham gia. Chính vì thế, việc đàm phán cũng như soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là vô cùng quan trọng, nó là tiền đề để cho các bên trong hợp đồng, giúp các bên kiểm soát và dự báo được lợi nhuận cũng như các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Để có thể đàm phán và soạn thảo thành công một hợp đồng thương mại, đòi hỏi một số kĩ năng nhất định, chính vì vậy, em xin được trình bày một số những lưu ý sau thông qua đề tài “Phòng tránh một số rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng trong thương mại”
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 2
I Phòng tránh một số rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán hợp đồng trong
thương mại 2
1 Về chuẩn bị trước khi bước vào đàm phán 2
2 Trong quá trình đàm phán 2
II Phòng tránh một số rủi ro pháp lý trong quá trình soạn thảo hợp đồng trong thương mại 3
1 Những lưu ý chung trước khi soạn thảo hợp đồng trong thương mại 3
2 Lưu ý một số điều khoản quan trọng của hợp đồng thương mại 5
C KẾT LUẬN 6
Danh mục tài liệu tham khảo: 7
Trang 2A MỞ ĐẦU
Đã từ lâu, hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng được coi như là một phương tiện để đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các bên tham gia Chính vì thế, việc đàm phán cũng như soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là vô cùng quan trọng, nó là tiền đề để cho các bên trong hợp đồng, giúp các bên kiểm soát và dự báo được lợi nhuận cũng như các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai
Để có thể đàm phán và soạn thảo thành công một hợp đồng thương mại, đòi hỏi một
số kĩ năng nhất định, chính vì vậy, em xin được trình bày một số những lưu ý sau
thông qua đề tài “Phòng tránh một số rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng trong thương mại”
B NỘI DUNG
I Phòng tránh một số rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán hợp đồng trong thương mại
Để có thể thành công trong việc đàm phán các hợp đồng thương mại cần có sự chuẩn bị kĩ trước khi đàm phán cũng như những kỹ năng để có thể đàm phán một cách khéo léo tránh những rủi ro có thể gặp phải Sau đây là một số điểm cần tránh khi đàm phán hợp đồng trong thương mại:
1 Về chuẩn bị trước khi bước vào đàm phán
- Không chuẩn bị phương án đàm phán hoặc chuẩn bị không chu đáo;
- Chuẩn bị nhân sự đoàn đàm phán không hợp lý ( do không tìm hiểu hoặc đánh giá không đúng về năng lực đoàn đàm phán của đối tác, hoặc biết nhưng tự tin, chủ quan)
- Không tìm hiểu năng lực thực hiện hợp đồng của đối tác;
- Không tìm hiểu hồ sơ pháp lý của đối tác (loại hình hoạt động, phạm vi, lĩnh vực hoạt động, vốn điều lệ,…)
2 Trong quá trình đàm phán
- Mở đầu đàm phán cần tránh:
+ Tạo không khí căng thẳng, thiếu thiện chí và tin cậy (do thiếu hoặc không rèn luyện
kĩ năng và văn hóa giao tiếp);
2
Trang 3+ Nói quá nhiều;
+ Không quan sát, bỏ qua thái độ, cử chỉ, nét mặt của đoàn đàm phán phía đối tác để
dự liệu hành vi và thái độ tiếp theo cho mình,…;
+ Không kiểm tra thông tin về người đại diện hợp pháp của đối tác ( người đại diện theo pháp luật, văn bản ủy quyền)
- Thương lượng nội dung đám phán cần tránh:
+ Bước vào đàm phán với mục đích chung chung hoặc đàm phán không bám sát mục tiêu, từ bỏ mục tiêu;
+ Có cơ hội nhưng không để cho bên kia đưa ra đề nghị trước;
+ Không kiểm soát được nội bộ và quá trình đàm phán;
+ Xác định không đúng bản chất của quan hệ thương mại, lựa chọn sai loại hợp đồng cần đàm phán, kí kết;
+ Không hiều biết hoặc bỏ qua quy định của pháp luật hiện hành, dẫn đến thỏa thuận các điều khoản trái pháp luật;
- Kết thúc đàm phán cần tránh:
+ Không biết kết thúc đúng lúc;
+ Từ bỏ khi đàm phán đi vào bế tắc mà không tìm cách tháo gỡ;
+ Không chú trọng việc lập và kí xác nhận tại các bản ghi nhớ trường hợp đàm phán nhiều phiên)
II Phòng tránh một số rủi ro pháp lý trong quá trình soạn thảo hợp đồng trong thương mại
1 Những lưu ý chung trước khi soạn thảo hợp đồng trong thương mại
- Soạn thảo dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán
Để có thể kí kết được một hợp đồng thành công cần có 3 bước: thứ nhất là soạn thảo dự thảo hợp đồng, thứ hai là đàm phán, thứ ba là sửa đổi bổ sung sau khi đàm phán và kí kết hợp đồng “Soạn dự thảo hợp đồng giúp cho doanh nghiệp văn bản hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì đối tác muốn trước khi đàm phán
Nó giống như một bản kế hoạch cho việc đàm phán, khi có một dự thảo tốt coi như đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng.”1
1 Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại, LS Đỗ Đăng Khoa, Tạp chí Luật học tháng 11/2008.
Trang 4- Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên:
Tìm hiểu thông tin đối tác là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn pháp lý, có thể xác minh tính hợp pháp của chủ thể tham gia kí kết hợp đồng qua các thông tin sau:
+ Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại
diện.Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để đảm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền
+ Đối với cá nhân: Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú Nội dung này ghi
chính xác theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết
- Tên gọi hợp đồng
Tên gọi hợp đồng thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ Ví dụ: tên loại là hợp đồng mua bán, còn tên của hàng hoá là sắt thép, ta có Hợp đồng mua bán + sắt thép hoặc Hợp đồng dịch vụ + quảng cáo
- Căn cứ ký kết hợp đồng:
Phần này các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh Lưu ý khi đưa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực
e) Hiệu lực hợp đồng:
Để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng các bên cần lưu ý đến
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: Có thể là sau khi kí kết, hoặc sau một thời hạn nhất định do các bên thỏa thuận, trong một số trường hợp có thể là sau khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật
4
Trang 5- Đại diện có thẩm quyền kí kết hợp đồng: ở đây có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền theo quy định của pháp luật.Nếu hợp đồng được kí sai thẩm quyền sẽ bị coi là vô hiệu vì vậy để tránh rủi ro này cần đặc biệt lưu ý đến tư cách của người kí kết hợp đồng
2 Lưu ý một số điều khoản quan trọng của hợp đồng thương mại
- Điều khoản giải thích từ ngữ
Đây là điều khoản để thống nhất cách hiểu các từ ngữ viết tắt, đặc biệt là những thuật ngữ về kĩ thuật, chất lượng có liên quan trong hợp đồng, để tránh những rủi rõ khi thực hiện hợp đồng Đồng thời, nó cũng giúp bên thứ ba dễ dàng phân xử khi xảy
ra tranh chấp
- Điều khoản công việc:
Điều khoản công việc cần xác định rõ công việc, cách thức thực hiện, phạm vi, thời gian, kinh nghiệm …của các bên phải thực hiện
- Điều khoản tên hàng:
Tên hàng là nội dung không thể thiếu được trong tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa Để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh, tên hàng cần được xác định một cách rõ ràng Ví dụ như tên mặt hàng là gạo thì phải xác định rõ là gạo tẻ hay gạo nếp,và tên riêng là gạo bắc hương, nàng xuân, …
- Điều khoản chất lượng hàng hoá:
Trên thực tế, nếu điều khoản này không rõ ràng thì rất khó thực hiện hợp đồng
và rất dễ phát sinh tranh chấp Các bên có thể căn cứ vào quy định của pháp luật về
tiêu chuẩn hàng hóa để quy định trong hợp đồng, ví dụ như các bên quy định “ chất lượng da giầy theo tiêu chuẩn Việt Nam theo Quyết định số: 15/QĐ- BCN, ngày 26/05/2006 về việc ban hành tiêu chuẩn ngành Da – Giầy”
- Điều khoản số lượng (trọng lượng):
Điều khoản này thể hiện mặt lượng của hàng hoá trong hợp đồng, nội dung cần làm rõ là: đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định số lượng
- Điều khoản giá cả:
Các bên khi thoả thuận về giá cả cần đề cập các nội dung sau: đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra cách xác định giá (giá di động)
Trang 6- Điều khoản thanh toán:
Phương thức thanh toán là cách thức mà các bên thực hiện nghĩa vụ giao, nhận tiền khi mua bán hàng hoá, các bên có thể lựa chọn một trong ba phương thức thanh toán sau đây cho phù hợp: phương thức thanh toán trực tiếp: phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ (L/C)
- Điều khoản phạt vi phạm:
Phạt vi phạm là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa như một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên Khi thoả thuận các bên cần dựa trên mối quan hệ, độ tin tưởng lẫn nhau mà quy định hoặc không quy định về vấn đề phạt vi phạm căn cứ và quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật thương mại năm 2014, và các văn bản hướng dẫn có liên quan
- Điều khoản bất khả kháng:
Trên thực tế, nếu không thoả thuận rõ về bất khả kháng thì rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm Trong điều khoản này các bên cần phải định nghĩa về bất khả kháng và quy định nghĩa vụ của bên gặp sự kiện bất khả kháng
- Điều khoản giải quyết tranh chấp:
Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc Tòa
án, tuy nhiên phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
C KẾT LUẬN
Trong giai đoạn kinh tế hội nhập như ngày nay, việc đảm bảo tính an toàn của các hợp đồng kí kết có ảnh hưởng đến sự sống còn của một doanh nghiệp Vì vậy, nắm được các kĩ năng để đàm phán và soạn thảo thành công một hợp đồng thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với các doanh nghiệp tham gia các hoạt động thương mại mà còn với các luật gia, chuyên viện luật sư hành nghề luật nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà tính pháp lý của các hợp đồng thương mại chưa được chú trọng đúng mức
6
Trang 7Danh mục tài liệu tham khảo:
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kỹ năng đàm phán, soạn thảo, nxb Công An Nhân Dân, năm 2012
2 LS Đỗ Đăng Khoa, Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mạiTạp chí Luật học tháng 11/2008
3 http://www.tuvanluat.dazpro.com/cam-nang-soan-thao/ky-nang-soan-hop-dong