1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cung cầu xe trong kinh tế vi mô

26 2,2K 67

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Trong cơ cấu tham gia giao thông đô thị ở Việt Nam, xe máy chiếm vị trí đầu bảng với tỷ lệ khoảng 61%Chỉ riêng thành phố Hồ chí minh đã có 2 triệu xe máy, ở Hà nội thì con số này xấp xỉ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể Sự phát triển đó của nền kinh tế đã có ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến đời sống của người dân Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao rõ rệt Cũng như những nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện nay đó là phương tiện đi lại hay còn gọi là phương tiện giao thông.

Và để đáp ứng được nhu cầu đó của người dân thì một loạt các phương tiện giao thông đã được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng như : ô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, Tuy nhiên xe máy vẫn đang là phương tiện giao thông chiếm tỉ lệ sử dụng cao nhất Nếu như ở Việt Nam khoảng một hai thập niên trước đây, xe máy mang tính thiểu

số được vị nể với tư cách là một sản phẩm tân kỳ, một tài sản lớn hơn là một phương tiện giao thông thì trong những năm gần đây, xe máy đã trở nên phổ biến hơn và hầu như trở thành phương tiện giao thông chính của đại đa số người dân.

Trong cơ cấu tham gia giao thông đô thị ở Việt Nam, xe máy chiếm vị trí đầu bảng với tỷ lệ khoảng 61%Chỉ riêng thành phố Hồ chí minh đã có 2 triệu xe máy, ở Hà nội thì con số này xấp xỉ 1 triệu, còn không kể đến một số lượng xe không nhỏ ở các vùng khác.Một số hãng sản xuất xe máy hàng đầu trên thế giới như : Honda, Suzuki, Yamaha, đã liên doanh với Việt Nam để sản xuất và cung cấp xe máy cho người tiêu dùng Việt Nam ngay trên lãnh thổ Việt Nam, Sản phẩm của các liên doanh này rất đa dạng và phong phú Về giá cả của xe máy cũng rất đa dạng, hợp với nhu cầu của từng người sử dụng

Trang 3

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về cung, cầu thị trường xe

máy.

1. Cung là gì?

-Khái niệm: Cung (S) là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốnhoặc có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định vàgiả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi

-Lượng cung: Là lượng cụ thể mà hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán mongmuốn hoặc có khả năng bán tại các mức giá xác định trong một thời gian nhất định

và giả định rằng các yếu tố khác không đổi

-Luật cung: Giả định tất cá các yếu tố khác không đổi, nếu hàng hóa hay dịch vụtăng lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa hay dịch vụ đó cũng tăng lên và ngượclại

P tăng -> Q tăng

P giảm -> Q giảm-Các yếu tố tác động đến cung:

• Cung thay đổi:

Cung tăng: Lượng cung tăng lên tại mọi mức giá

Cung giảm: Lượng cung giảm xuống tại mọi mức giá

• Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung

Số lượng người bán

Tiến bộ về công nghệ

Giá của các yếu tố đầu vào

Giá của các hàng hóa có liên quan trong sản xuất

Các chính sách của chính phủ

Trang 4

-Khái niệm: Cầu (D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua mong muốn

và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhấtđịnh và các yếu tố khác không đổi

-Lượng cầu: Là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn

và có khả năng mua tại các mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giảđịnh rằng tất cá các yếu tố khác không đổi

-Luật cầu: Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụtăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ giảm đi và ngược lại

Trang 5

-Các yếu tố tác động đến cầu:

•Cầu thay đổi:

Cầu tăng: Lượng cầu tăng lên ở mọi mức giá

Cầu giảm: Lượng cầu giảm xuống tại mọi mức giá

•Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:

Số lượng người mua

Trang 6

3. Mối quan hệ giữa cung-cầu với giá cả:

Giá cả của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tớilượng cung về hàng hoá và dịch vụ đó Cung tỉ lệ thuận với giá cả Khi giá cả caothì lượng cung sẽ lớn và ngược lại, giá thấp thì cung cũng giảm

Giá cả của hàng hoá là nhân tố tác động trực tiếp và tỉ lệ nghịch với lượng cầu Giá

cả hàng hoá cao thì lượng cầu về hàng hoá đó thấp và ngược lại, giá cả hàng hoáthấp thì lượng cầu sẽ cao

Sở dĩ có hiện tượng giá cả tỉ lệ thuận với cung và tỉ lệ nghịch với cầu là do các nhàsản xuất chạy đua theo lợi nhuận siêu ngạch, còn một số không ít người tiêu dùngthi luôn có xu thế mua những mặt hàng mới lạ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của mình

Khi một mặt hàng nào đó mới được tung ra trên thị trường với những tính năng ưuviệt , độc đáo thì sẽ kích thích được người mua và họ chấp nhận mua với giá cao.Khi thấy có lời, các nhà sản xuất đồng loạt tung ra thị trường mặt hàng đó với sốlượng lớn Sau một thời gian, do giá của mặt hàng đó quá cao so với thu nhập củađại bộ phận người tiêu dùng nên mặt hàng đó trở nên ế ẩm, làm cho giá của chúnggiảm xuống

Lúc này, các nhà sản xuất lại chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, và sau một thờigian hàng hoá bị ế ẩm kia lại trở nên khan hiếm và giá của chúng lại bắt đầu tănglên

Cứ như vậy, giá cả của hàng hoá và mối quan hệ cung- cầu luôn tác động qua lạilẫn nhau

Trang 7

CHƯƠNG 2: Đánh giá, phân tích thực trạng về cung, cầu của thị trường xe máy trong khoảng thời gian

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM),

6 tháng đầu năm tài chính 2015 (từ tháng 4 - 9/2015), các thành viên VAMM (gồm

5 doanh nghiệp FDI, chiếm gần như toàn bộ thị trường xe máy Việt Nam) bán ra1.335.701 xe máy các loại, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2014

Trong số này, Honda vẫn là doanh nghiệp (DN) chiếm tỷ lệ áp đảo với 921.937chiếc, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng hơn 33.000 chiếc), chiếm 69%thị phần trong số 5 doanh nghiệp trên

Đứng vị trí thứ 2 thị trường là Yamaha với 633.622 xe bán ra,tăng 11% so vớicùng kỳ năm ngoái, giúp thị phần tăng lên 25,9%

Vị trí thứ 3 thuộc về thương hiệu Đài Loan SYM với lượng tiêu thụ đạt hơn 74.000

Trang 8

Suzuki chỉ đạt 37.000 xe bán ra, xếp cuối bảng trong thị trường xe máy.

Sau đây là một số bảng thống kê số liệu và bảng giá của các hãng xe máy từ Dântrí:

2.1 Honda – Hãng xe máy với doanh thu đứng đầu.

Trang 9

2.2 YAMAHA – Đối thủ vẫn luôn bám sát Honda.

2.3 SYM – Qúy quân của thị trường xe máy.

Trang 10

2.4 Piaggio – Đứng thứ 4 trên thị trường Việt Nam.

Trang 11

2. Phân tích thị trường xe máy Việt Nam trong khoảng thời gian tháng 4-9 năm 2015

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng xe máy vào hàng cao nhất trênthế giới Theo thống kê gần đây nhất công bố bởi Vietnamnet thì số lượng xe máyđược sử dụng trên địa bàn cả nước có khoảng 39 triệu chiếc, với 96% thị phần xemáy thuộc về 5 thương hiệu là Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio và SYM (VMEP).Ngoài ra, báo cáo thị trường về mức độ phổ biến của 5 thương hiệu xe gắn máy từcông ty Cổ phần W&S cũng đưa ra một bức tranh tổng quan về các yếu tố ảnhhưởng đến những thương hiệu này Báo cáo được thực hiện thông qua khảo sáttrực tuyến trên 1600 đáp viên trong cả nước, phân bố chủ yếu tại 2 thành phố lớn là

Hồ Chí Minh và Hà Nội (chiếm 78.6%)

Dựa trên báo cáo, Honda là thương hiệu phổ biến tuyệt đối tại Việt Nam với mức

độ nhận biết 100% - cứ 100 người được hỏi thì 100 người đó đều biết đến Honda.Được nhận biết rộng rãi kế đến là Yamaha và Suzuki với 99.4% và 96.6%

Với câu hỏi: nếu nhắc đến xe máy thì khách hàng nghĩ đến thương hiệu nào đầutiên? Honda được chọn bởi đến 79% người được hỏi, Yamaha có tỷ lệ chọn là15.8%, các hãng còn lại nhận tỷ lệ rất thấp Có thể thấy khi nhắc đến xe máy thìHonda vẫn đang là thương hiệu dẫn đầu trong tâm trí của người tiêu dùng ViệtNam

Trang 12

b. Độ phủ quảng cáo trong tâm trí khách hàng

Một chỉ số rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ phổ biến của thương hiệu là

độ phủ của quảng cáo trong tâm trí khách hàng Độ phủ của quảng cáo chính là tầnsuất xuất hiện của quảng cáo mà người tiêu dùng thấy/nghe được thông qua cácphương tiện truyền thông

Báo cáo từ W&S nêu rõ, có 75.4% số người được hỏi nhận thấy thương hiệuHonda xuất hiện trên các phương tiện quảng cáo như truyền hình, báo chí,Internet Tỷ lệ nhận biết các thương hiệu kế đến tương ứng là 65.7% đối vớiYamaha, 25.8% đôí với Piaggio, 23% - Suzuki, và 24.3% - SYM Những yếu tốtiêu biểu ảnh hưởng đến độ phủ quảng cáo trong tâm trí khách hàng bao gồm: tầnsuất xuất hiện quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, sự lựa chọn kênhquảng cáo phù hợp hay mức độ hiệu quả của các mẫu quảng cáo

Trang 13

c. Tỷ lệ chuyển đổi nhóm khách hàng

Phễu khách hàng là một công cụ để hình ảnh hóa những cấp độ khách hàng tiềmnăng chuyển đổi từ mức độ nhận biết, sử dụng thử, sử dụng thường xuyên, trởthành khách hàng trung thành và cao nhất là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho ngườikhác Báo cáo từ W&S thể hiện một phần khái quát phễu khách hàng trong thịtrường xe gắn máy

Phễu khách hàng

Trang 14

Nhóm khách hàng trung thành của Honda chuyển đổi từ nhóm sử dụng thườngxuyên nhất là 40.4%, của Yamaha là 9.2% Tỷ lệ chuyển đổi trong bước này củaHonda là 57%, của Yamaha là 46%, khá cao (xấp xỉ 50%) và tương đương nhau.Điều này cũng chứng minh khi người tiêu dùng sử dụng thường xuyên hai thươnghiệu trên thì họ sẽ khó chuyển đổi sang một thương hiệu xe gắn máy khác Ngoài

ra, một khi khách hàng đã trung thành với một nhãn hiệu nào đó thì họ có xuhướng giới thiệu sản phẩm đó cho bạn bè của mình, cụ thể tỷ lệ chuyển đổi củanhóm khách hàng trung thành chuyển sang nhóm khách hàng giới thiệu sản phẩmcủa Honda và Yamaha là 98% và 90%

Trang 15

được khách hàng cân nhắc rất kỹ lưỡng Thông qua dữ liệu trả lời về ý định muacho lần tiếp theo, báo cáo từ W&S cho thấy một số thông tin thú vị như: Suzuki vàSYM là 2 thương hiệu có mức độ trung thành của khách hàng thấp nhất trong cáchãng xe máy Có 70% người đang sử dụng xe Suzuki muốn chuyển đổi qua mộthãng xe khác, và SYM có đến 81.5% khách hàng có ý định chuyển đổi, một thực tếđáng báo động khi cả hai không thể giữ chân được khách hàng của mình Ngượclại, Honda và Paggio là 2 thương hiệu có mức độ trung thành cao nhất khi số lượngngười đang sử dụng có ý định chuyển đổi qua thương hiệu khác thấp hơn nhiều(42.6% và 43.9%)

Trang 16

f. Xếp hạng mức độ phổ biến thương hiệu

Tổng hợp cả 5 yếu tố trên, báo cáo đã xếp hạng mức độ phổ biến của các thươnghiệu xe gắn máy tại Việt Nam

Trang 17

3. Đánh giá chung

Có thể thấy rằng, Honda dẫn đầu trong tâm trí khách hàng là một thương hiệu xe

có chất lượng tốt, bền và tiết kiệm xăng Tuy nhiên với chất lượng được định vịtuyệt hảo, giá trị cốt lõi của Honda vẫn chỉ dừng lại ở giá trị lý tính - vốn tồn tạisong song với nhu cầu của con người rất đa dạng và thay đổi nhanh chóng

Trong thực tế Honda vẫn đối diện với một tỉ lệ không nhỏ 42,6% khách hàng có dựđịnh thay đổi sang thương hiệu mới, chứng tỏ khả năng lưu giữ hoàn toàn nhữngkhách hàng cũ lặp lại trong những lần mua mới là gặp nhiều thử thách Đồng thời,trên thị trường vẫn góp mặt những đối thủ khác có cách tiếp cận khách hàng vượttrội hơn

Những chiếc xe của Piaggio đang rất được chăm chút về thiết kế và ngoại hình, lànhững sản phẩm đại diện cho sự lãng mạn và quyến rũ của nước Ý Piaggio hiểurằng người tiêu dùng không những cần một chiếc xe tốt mà còn cần một chiếc xeđẹp và thời trang, và dùng đó là một tiêu chí đặc trưng để thương hiệu này tậptrung phát triển thế mạnh nhằm giành lấy thị phần rộng lớn hơn

Trang 18

Đây chỉ là một ví dụ để cảnh tỉnh các đơn vị kinh doanh phải thường xuyên theodõi, đánh giá sức khỏe thương hiệu của mình để có những sự thay đổi phù hợp vớingười tiêu dùng, giữ vững vị thế trên thị trường.

Trang 19

CHƯƠNG 3: Phương hướng và các giải pháp phát

Thị trường trong nước vẫn có nhu cầu lớn về xe máy, đặc biệt là ở các nước đangphát triển, do cơ sở hạ tầng dành cho ô tô vẫn còn yếu kém nên phương tiện giaothông chủ yếu của chúng ta vẫn là xe máy Thị trường xe máy phát triển mạnh mẽ,sức tiêu thụ ngày càng nâng cao tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường xemáy

Theo bản quy hoạch, nước ta cần cố gắng đáp ứng được 100% nhu cầu xe thôngdụng ở khu vực nông thôn, 90% xe ở khu vực thành thị, phấn đấu đạt tỉ lệ sản xuấttrong nước dùng xe tay ga trên 60%, dùng xe thông dụng trên 90%, sản phẩm xemáy đạt tiêu chuẩn chất khí thải theo lộ trình được Việt Nam cam kết thực hiệntheo các quy định hiện hành, sản xuất được các xe phân khối lớn hơn 125xe tay gacao cấp, xe thể thao, xe máy 3-4 bánh cho người tàn tật, xe địa hình phục vụ khách

du lịch, xe vận chuyển nông sản,… phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, phấnđấu xuất khẩu xe máy và phụ tùng xe máy đạt 400 triệu USD

Về chiến lược phát triển, để sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, chính phủ đầu tưphát triển sản xuất xe máy theo hướng :

+ Phát triển sản xuất linh kiện, phụ tùng xe máy với chất lượng ngày càng cao, đặcbiệt là sản xuất động cơ, sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cho ngành

Trang 20

+ Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như : cơ khí chính xác, hóa chất, cao su,nhựa, điện tử, vật liệu mới.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, nâng cao uy tín và khả năng cạnhtranh của xe máy Việt Nam

+ Nghiên cứu sản xuất xe máy cao cấp, xe máy chuyên dùng nhất là các xe máy sửdụng nguyên liệu sạch

Để đẩy mạnh xuất khẩu, nước ta :

+ Triển khai xúc tiến thương mại, tìm kiếm và khai thác thị trường xuất khẩu, đặcbiệt là các thị trường Châu Phi, Tây Nam Á, Mỹ La tinh

+ Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm xe máy, linh kiện, phụ tùng có lợi thế cạnh tranh,phù hợp nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng ở từng khu vực thị trường

+ Tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh,nghiên cứu thiết kế xe phù hợp thị trường xuất khẩu

+ Tích cực tham gia phân công hợp tác quốc tế trong sản xuất xe máy, linh kiện vàphụ tùng xe máy trong khu vực và toàn cầu

Ngoài ra, phát triển khoa học công nghệ là một yếu tố không thể thiếu Chúng tacần huy động mọi nguồn lực khoa học công nghệ trong nước, kết hợp nâng caohợp tác quốc tế, trong đó thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ làđộng lực để phát triển khoa học công nghệ ngành, chú trọng vào các nội dung:+ Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, đẩy mạnh thiết kế sản phẩm mới+ Chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại

+ Phát triển công nghệ trong nước, kết hợp tiếp thu công nghệ nước ngoài

+ Đầu tư công nghệ kiểm tra chất lượng sản phẩm

2. Một số thách thức của thị trường xe máy Việt Nam

Trang 21

-Từ khi những chiếc xe gắn máy Trung Quốc xuất hiện ở Việt Nam thì thị trường

xe gắn máy Việt Nam trở nên sôi động, nhu cầu mua xe tăng đột biến

-Một nước với 80% dân số làm nông nghiệp thì người dân còn gặp rất nhiều khókhăn Nhiều người có nhu cầu mua xe máy hoặc những người đang đi xe cũ nhưnglại muốn đổi sang xe mới thì lại không có đủ tiền Chính vì vậy, xe máy TrungQuốc có mặt ở thị trường Việt Nam với giá bán rẻ đáp ứng được một lượng lớnnhu cầu của những người dân lao động và giới bình dân Mặc dù biết là chất lượng

xe máy Trung Quốc là không đảm bảo nhưng họ vẫn mua bởi nó phù hợp với túitiền của họ

-Đứng trước việc nhập khẩu ồ ạt xe máy Trung Quốc như vậy, các hãng xe máy,tiêu biểu chính là Honda Việt Nam, đã phải chịu thiệt hại rất lớn Sự thiệt hại nàycủa thị trường xe máy Việt Nam vừa là hữu hình vừa là vô hình

+ Thiệt hại hữu hình là ở chỗ: sức mua của người tiêu dùng Việt Nam với nhữngsản phẩm do các hãng xe máy Top đầu sản xuất đã giảm đi rất lớn do việc họchuyển sang mua sản phẩm xe gắn máy Trung Quốc với giá rẻ hơn rất nhiều

+ Thiệt hại vô hình là ở chỗ: uy tín của các công ty xe máy đã bị suy giảm rất lớn

và giá trị của chúng là bao nhiêu thì không có một phép tính nào có thể tính đượcbởi việc sử dụng “nhái lại” những kiểu dáng, nhãn hiệu mà các công ty này đã gâydựng được sự tín nhiệm đối với người tiêu dùng như: Dream II, Super Dream,Wave, Spacy, Không những “nhái lại” kiểu dáng mà những người sản xuất xeTrung Quốc còn “nhái lại” nhãn hiệu của các hãng xe, chẳng hạn như là Hondahoặc nếu như có khác thì chỉ khác ở một số bộ phận, chi tiết mà rất khó có thể nhận

ra Những người không sành về xe máy sẽ rất khó phân biệt đâu là xe Nhật, đâu là

xe Trung Quốc Tuy các công ty như Honda Việt Nam đã có những khuyến cáo vàthông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về nhãn hiệu, kiểu dáng, nhưng có vẻ vẫn chưa đạt hiệu quả Vấn đề này thuộc phạm trù quyền sở hữu côngnghệ, thuộc về các cơ quan hữu trách Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam và cácông chủ các tập đoàn sản xuất xe gắn máy Trung Quốc

Thách thức thứ hai là việc các hãng xe máy Việt Nam phải đối mặt là dâychuyền lắp ráp xe gắn máy dạng IKD:

Ngày đăng: 16/05/2016, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w