1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận động chính sách công ở một số quốc gia trên thế giới

35 778 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 313 KB

Nội dung

Tập bài giảng Chính trị của Viện Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng định nghĩa: “Chính sách công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc c

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC NÂNG CAO

Đề tài: Vận động chính sách công ở một số quốc gia trên thế giới

(có liên hệ Việt Nam)

Họ và tên: Lê Tuấn Anh Lớp: Cao học Phát thanh – Truyền hình K21.2

Hà Nội, 2016

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách công là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước Thông quaviệc ban hành và thực thi các chính sách, những mục tiêu của Nhà nước đượchiện thực hóa Tuy vậy, thì vận động chính sách công vẫn còn là một khái niệmkhá mới mẻ ở Việt Nam Trong khi ở nhiều nước phát triển trên thế giới, vậnđộng chính sách công đã ra đời từ rất sớm và được biết đến với thuật ngữ

“lobby”, thậm chí đã trở thành một nghề nghiệp Như ở Hoa Kỳ, “lobby” có thểxem như biểu tượng của sự dân chủ ở Mỹ, với khoảng hơn 300 công ty hoạtđộng trong lĩnh vực này, hay như ở Brussels, Bỉ - nơi đặt trụ sở của Liên minhChâu Âu, thì cũng có khoảng 3.000 hãng lobby các loại (văn phòng giao tế nhân

sự, đại diện của các doanh nghiệp, liên đoàn nghề nghiệp ) với số nhân viênkhoảng 15.000 người Điều đó có thể thấy được mức độ phát triển của hoạt động

“lobby” trên thế giới Hoạt động vận động chính sách công không chỉ phát huyphản biện xã hội, mà còn góp phần nâng cao tính dân chủ trong xã hội

Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu, tác giả quyết định lựa chọn đềtài “Vận động chính sách công ở một số quốc gia trên thế giới” – trong đó chủ

yếu tập trung trình bày 3 nội dung chính là tổng quan về chính sách công và vận

động chính sách công – trong đó nêu các khái niệm liên quan đến chính sách

công và vận động chính sách công; hoạt động vận động chính sách công ở Hợp

chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Liên bang Đức, hai quốc gia có nền vận động

chính sách công lâu đời và phát triển nhất thế giới; và hoạt động vận động chính

sách công tại Việt Nam Kết thúc tiểu luận, tôi cũng có đưa ra kết luận chung

của đề tài Vì thời gian thực hiện còn gấp gáp, bên cạnh đó còn có những khókhăn khác về công việc, cho nên trong quá trình thực hiện, sẽ khó tránh khỏinhững thiếu sót, rất mong được thầy cô thông cảm

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2016

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG 1.1 Khái quát về chính sách công

Chính sách công là một trong những vấn đề quan trọng của chính trị và khoahọc chính trị Trên thế giới, thuật ngữ “chính sách công” được sử dụng khá phổbiến tuy nhiên lại chưa có sự thống nhất Có thể kể đến một số quan niệm như:

“Chính sách công như là sản phẩm có mục đích của nhà nước” (các tác giả

Thomas R Dye, B Guy Peters…); “Chính sách công bao gồm các hoạt động

thực tế do chính phủ tiến hành” (Peter AuCoin, 1971); “Chính sách như là quá trình của các bước giải quyết những vấn đề công cộng” (John Dewey, Jones,

William Jenkin); “Chính sách công bao gồm các quyết định chính trị để thực

hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội” (Charle L.

Cochran, Eloise F Malone); “Chính sách công là toàn bộ các chương trình của

nhà nước (phân bổ nguồn lực, phân phối và ổn định) nhằm hai mục tiêu căn bản: cung cấp hàng hóa công cộng và cải thiện sự bất bình đẳng” (E.M.

Gramlic); “Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động

của chính quyền để đáp lại các vấn đề công cộng Nó được kết hợp với các cách thức, mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình”

(Kraft và Frlong) Các nhà khoa học Mỹ lại đưa ra định nghĩa: “Chính sách

công là bản tuyên bố các mục đích chung có thể chuyển thành kế hoạch hay chương trình có thể nêu rõ những mục tiêu cần đạt được” Còn ở Việt Nam,

thuật ngữ “chính sách công” thường được hiểu là chính sách Điều 26, Hiến

pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý nền

kinh tế quốc dân bằng kế hoạch, chính sách…” Tập bài giảng Chính trị của

Viện Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng định

nghĩa: “Chính sách công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể

nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng…Đó là chương trình hoạt động được suy tính một cách khoa học, liên quan với nhau một cách hữu cơ và nhằm những

Trang 4

mục đích tương đối cụ thể; chủ thể hoạch định chính sách công nắm quyền lục nhà nước; chính sách công bao gồm những gì được thực sự thi hành chứ không phải những lời tuyên bố” Tác giả Nguyễn Hữu Hải trong cuốn Hoạch định và

phân tích chính sách công cho rằng: “ Chính sách công là hành động ứng xử

của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng , được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển”.

Về cơ bản, cả hai định nghĩa trên về chính sách công đều tập trung vào chínhsách quốc gia với những chương trình hành động cụ thể của chính phủ nhằm đạtđược mục tiêu nhất định Từ những quan niệm trên, có thể nhìn nhận chính sáchcông như sau:

Thứ nhất, chính sách công là các chính sách do Nhà nước/Chính phủ ban

hành nhằm điều hành, quản lý kinh tế xã hội theo những mục tiêu đã đề ra Các

cơ quan Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để điều hành và thực hiện chínhsách công Do là sản phẩm của nhà nước nên chính sách công luôn phản ánh bảnchất của nhà nước, phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị

Thứ hai, chính sách công bao gồm hàng loạt các bước, các giai đoạn và các

quyết định có liên quan đến nhau bởi đó là kết quả quá trình vận động của các

cơ quan nhà nước Trên thực tế, chính sách công thường được thể chế hóa thànhmột loạt các quyết định có hiệu lực pháp lý, trở thành quy phạm hành vi cho các

cơ quan, tổ chức, cá nhân để giải quyết vấn đề công cộng của xã hội

Thứ ba, chính sách công là những quyết định hành động, trước hết thể hiện

dự định cảu các nhà hoạch định chính sách nhằm thay đổi hoặc duy trì một hiệntrạng nào đó và sau đó là hành vi thực hiện những chính sách đó

Thứ tư, khác với các loại công cụ quản lý khác như chiến lược, kế hoạch,

chính sách công tập trung giải quyết vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hộitheo những mục tiêu xác định Tức là nó chỉ xuất hiện khi trước đó đã tồn tạihoặc có nguy cơ chắc chắn xuất hiện một vấn đề nào đó cần giải quyết

Thứ năm, không phải mọi mục tiêu của chính sách công đều dẫn tới hành

động mà nó có thể là yêu cầu chủ thể không được hành động Chẳng hạn: chính

Trang 5

sách “thả nổi giá cả, lãi xuất”, chính sách “không can thiệp vào công việc nội bộcủa các nước khác”.

Thứ sáu, đối tượng tác động, phạm vi điều tiết của chính sách công có thể

rộng hay hẹp tùy vào nội dung của từng chinh sách đó

Thứ bảy, bản chất của chính sách công là sự phân phối lợi ích công cộng

mang tính quyền uy do nhà nước tiến hành đối với toàn xã hội Tuy nhiên, trênthực tế có tình trạng là một chính sách có thể đem lại lợi ích nhiều hơn cho mộtnhóm đối tượng , một số nhóm khác bị thiệt thòi

Từ những nhận định trên, có thể định nghĩa: chính sách công là quyết địnhcủa các chủ thể quyền lực nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chếđịnh hành động của những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhấtđịnh mà xã hội đặt ra Đó là tổng thể các chuẩn mực , biện pháp nhà nước sửdụng để quản lý xã hội Các chính sách không tồn tại riêng biệt mà luôn có sựliên kết, chi phối nhau từ đó hình thành một hệ thống chính sách thống nhất vớinhau về mục tiêu hoặc tính chất và được sắp đặt theo một trật tự nhất định theoyêu cầu của quản lý Các chính sách tồn tại cũng không tách khỏi môi trườngcủa nó là những điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng hoặc chi phối đếnquá trình vận động và sự thành công của chính sách

Như vậy, tóm lại, chính sách công là một trong những công cụ cơ bản đượcNhà nước sử dụng để quản lý và điều hành xã hội Hiện nay, ở nước ta thường

sử dụng cụm từ “chính sách của Đảng và Nhà nước” bởi trên thực tế Đảng lãnhđạo Nhà nước trên cơ sở cương lĩnh, chiến lược cũng như các định hướng chínhsách Đó là căn cứ để Nhà nước ban hành các chính sách công Các chính sáchnày là sự cụ thể hóa đường lối, chiến lược của Đảng Do vậy việc đề cập đếnchính sách công ở đây được hiểu là chính sách do Nhà nước ban hành

1.2 Nguồn gốc và khái niệm “vận động chính sách công”

Trong từ điển American Heritage Dictionary, thì vận động chính sách cônghay còn được gọi là “vận động hành lang” được định nghĩa là cố gắng gây ảnhhưởng đến suy nghĩ của những nhà lập pháp hay các quan chức chính quyềnkhác để ủng hộ hay phản đối một vấn đề cụ thể, như vận động hành lang để bảo

Trang 6

vệ môi trường tốt hơn, vận động hành lang chống lại sự gia tăng của vũ khí hạtnhân

Theo một số nghiên cứu, thì khái niệm “vận động chính sách” xuất phát từthuật ngữ “lobby” (được hiểu một cách nôm na là vận động hành lang, nhằm tácđộng lên quá trình ra quyết sách về một vấn đề nào đó), có xuất xứ từ nước Anh.Vận động hành lang (lobby) được lấy theo tên địa điểm mà hoạt động này diễn

ra đầu tiên trong lịch sử, đó là hành lang của Nghị viện Anh quốc, nơi mà trongthời gian nghỉ giải lao, các nghị sĩ thường trao đổi với đồng nghiệp hoặc với bất

kỳ người nào để bổ sung thông tin về vấn đề đang được thảo luận hoặc quyếtđịnh tại Nghị viện Lịch sử của khái niệm vận động hành lang có lẽ bắt nguồn từbối cảnh ra đời và hoạt động của Nghị viện Anh quốc Trong cơ chế hai viện củaAnh quốc, thành viên Viện nguyên lão (Thượng viện) thường chủ yếu đại diệncho quyền lợi của các lãnh chúa, rất gắn bó với quyền lợi của Hoàng gia vàhưởng tước lộc cả đời từ Hoàng gia, do đó đại đa số nhân dân ít được tiếp cậnvới họ Bổ sung cho sự thiếu hụt này là cơ chế Viện dân biểu (Common House)với nguyên nghĩa là Nghị viện của "thường dân" Thành viên Viện dân biểu donhân dân trực tiếp bầu ra và họ có được tái cử hay không là tùy thuộc vào sự tincậy của cử tri Mặc dù phải phục vụ lợi ích chính trị của các đảng phái khácnhau, nhưng các vị dân biểu vẫn coi việc đại diện cho quyền lợi của cử tri đãbầu ra họ là yếu tố quan trọng, quyết định việc thắng cử trong đợt bầu cử tiếptheo Vì vậy, họ luôn coi trọng sự ủng hộ của cử tri và giữ mối liên hệ chặt chẽvới cử tri Mỗi lần đến dự các kỳ họp, các vị dân biểu thường dành thời gian đọctài liệu, trao đổi với đồng nghiệp tại phòng chờ hoặc hành lang của Nghị viện,nơi có đặt các dãy ghế dài, bàn đọc… Theo quy định của pháp luật về Nghị việnthì các nghị sĩ có thể ra ngoài phòng họp để trao đổi với nhau hoặc với bất kỳngười nào nhằm bổ sung thông tin; đồng thời cũng cho phép công dân có mặt tạihành lang của tòa nhà Nghị viện để trình bày ý kiến, kiến nghị với các vị đạibiểu của mình Chính vì vậy, cử tri hoặc người đại diện cho họ thường đến khuhành lang này để gặp gỡ, bày tỏ quan điểm nhằm cung cấp thông tin, thuyếtphục nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ hoặc không ủng hộ những vấn đề, chính sách hoặc

Trang 7

dự luật sẽ hoặc đang được bàn thảo tại Nghị viện Từ đó, thuật ngữ vận độnghành lang (lobby) đã ra đời

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, thì vận động chính sách công (hayvận động hành lang) đang được nhìn nhận như là một hiện tượng xã hội có tínhthời sự

Trang 8

Chương 2 VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Vận động chính sách công ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

2.1.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động vận động chính sách công ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (sau đây gọi tắt là Hoa Kỳ hay Mỹ) là nơi hoạt

động vận động hành lang (hay vận động chính sách công) diễn ra sôi nổi nhấtthế giới và vận động hành lang cũng được coi là một phần không thể thiếu củanền chính trị Hoa Kỳ (chủ yếu trong lĩnh vực chính trị, lập pháp) Xuất hiệnngay từ khi Hoa Kỳ mới thành lập, lobby chính là một “thói quen chính trị trongviệc hình thành các chính sách của Hoa Kỳ và thói quen này đã được luật phápquy định và bảo hộ Tại Hoa Kỳ, lobby được hiểu là sự vận động các nghị sĩ,dân biểu trong Quốc hội ở cả Thượng viện và Hạ viện để họ đưa ra hay ủng hộcác đạo luật, các nghị quyết, các quyết định mang tính chính sách có lợi cho cácnhóm lợi ích khác nhau Người làm nhiệm vụ này được gọi là “nhà vận độnghành lang” Người đó được trả lương để tác động tới bộ máy lập pháp hoặc dưluận Hiện nay, phố K chính là nơi đặt trụ sở của các công ty lobby hàng đầuHoa Kỳ Hoa Kỳ đã có nhiều văn bản pháp luật thừa nhận, bảo vệ và quy địnhcác hoạt động lobby:

- Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ đảm bảo tự do cá nhân về vấn

đề tôn giáo, ngôn luận, báo chí, hội họp trong hòa bình, và quyền được tự do

“kiến nghị với chính quyền sửa chữa những điều gây bất bình” Quy định này

rất quan trọng cho các nhà vận động hành lang

- Đạo luật Vận động hành lang (The Federal Regulation of Lobbying Act of

1946) là đạo luật đầu tiên được áp dụng cho hoạt động lobby, được Quốc hộithông qua năm 1946 Đạo luật này quy định các tổ chức, cá nhân hoạt độnglobby phải: đăng ký với Thư ký của Hạ viện và Thượng viện; thường xuyên giảitrình chi tiết về vấn đề tài chính; hàng quý phải gửi báo cáo về các hoạt độnglobby của mình cho Thư ký của Hạ viện và Thượng viện

Trang 9

- Đạo luật về Công khai hóa hoạt động lobby (Lobbying Disclosure Act of

1995) điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động lobby cả trong và ngoài nước

Mỹ Luật này đã có những quy định cụ thể hơn so với luật năm 1946, cụ thể:Quy định“các hoạt động vận động hành lang” bao gồm việc lên kế hoạch, chuẩn

bị, nghiên cứu, tìm kiếm thông tin có chủ định, thực hiện vận động đúng thờiđiểm, phối hợp với hoạt động vận động của những người khác Đó là quá trìnhgiao tiếp bằng văn bản hoặc bằng lời nói (bao gồm cả giao tiếp điện tử) đối vớiquan chức thuộc cơ quan lập pháp, hành pháp được thực hiện với danh nghĩa làđại diện cho khách hàng nhằm thiết lập, sửa đổi hoặc thông qua pháp luật Liênbang (bao gồm cả dự thảo luật); thiết lập, sửa đổi hoặc thông qua quy tắc Liênbang, quyết định của Chính phủ hoặc bất kỳ chương trình nào, chính sách nàokhác của Chính phủ Hoa Kỳ; quản lý thực thi chương trình, chính sách Liênbang (bao gồm cả đàm phán, giải thưởng hoặc quản lý một hợp đồng, khoản trợcấp, khoản vay, giấy phép); đề cử hoặc xác nhận cá nhân vào các vị trí liên quanthuộc thẩm quyền của Thượng nghị viện Quy định bắt buộc những người hoạtđộng lobby phải đăng kí chậm nhất là sau 45 ngày, kể từ khi người vận độnghành lang thực hiện cuộc vận động đầu tiên hoặc được thuê để thực hiện cuộcvận động, tại bất kì thời điểm nào trước thời hạn này, người vận động hành langphải đăng ký với Thư ký của Thượng viện và Thư ký của Hạ viện Ngoài ra,phải công khai hóa các khách hàng, các cuộc tiếp xúc, các vấn đề lobby và sốtiền công được chi trả Quy định những hạn chế cho những người làm lobbynhư việc cấm các Thượng nghị sĩ và nhân viên văn phòng Thượng viện khôngđược nhận quà hoặc chiêu đãi đáng giá trên 100 USD mỗi người mỗi năm,không được tham dự những chuyến đi giải trí do tự nhân đài thọ (trừ 24 trườnghợp ngoại lệ về thể lệ quà cáp và chiêu đãi) Luật này cũng buộc những ngườilàm lobby mỗi năm phải báo cáo với nhà nước hai lần về số tiền họ nhận của cáccông ty, nhận để làm gì và thân chủ của họ là ai; và quy định rằng, bất cứ aiđược trả tiền để vận động các nhà lập pháp và các quan chức chính phủ đềuđược coi là người làm lobby, nếu người ấy dùng ít nhất 20% thì giờ của mình đểđại diện cho thân chủ trong thời gian sáu tháng Luật này cũng yêu cầu cả những

Trang 10

lobby không chuyên nghiệp và những người chỉ vận động với công nhân viêncấp dưới của Quốc hội hay nhà nước cũng phải đăng kí, nếu vi phạm có thể bịphạt tới 50 ngàn USD.

- Bản hướng dẫn Đạo luật về Công khai hóa hoạt động lobby năm 2011 của

Văn phòng Thư ký Hạ viện Hoa Kỳ quy định một hình phạt tiền lên đến 200.000

USD, và hình phạt tù giam có thể lên đến 5 năm đối với bất kì nhà vận độnghành lang nào không tuân thủ thủ tục đăng kí và thủ tục báo cáo công khai

- Ngoài ra, liên quan đến hoạt động lobby còn có Bộ luật về ngân sách liên

bang (Internal Revenue Code – IRC) và Đạo luật Đăng ký đại diện cho nước ngoài (Foreign Agents Registration Act of 1938 – FARA) Luật này quy định

các cá nhân, tổ chức đại diện cho các chính phủ nước ngoài tham gia vào cáchoạt động như phổ biến, tuyên truyền chính trị và bất cứ hoạt động nào gây ảnhhưởng với dư luận Mỹ, với các cơ quan, quan chức của Chính phủ, Quốc hội Mỹliên quan đến việc hoạch định hoặc thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của

Mỹ thì đều phải đăng ký

2.1.2 Các nhóm lợi ích trong hoạt động vận động hành lang tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Các nhóm lợi ích ở Hoa Kỳ ra đời rất sớm và ngày càng phát triển nhanh về

số lượng, tổ chức, quy mô và kỹ năng hoạt động Có khoảng hơn 22.000 nhómlợi ích có tổ chức ở Mỹ, và hàng chục ngàn người đăng ký chính thức làm nghềvận động hành lang tại Washington Ước tính khoảng 60% dân Hoa Kỳ tham giavào các nhóm lợi ích Quá trình xây dựng các chính sách và pháp luật chịu ảnhhưởng khá mạnh từ hoạt động vận động hành lang Mà những người thực hiệnhoạt động này là các nhóm lợi ích Bởi vậy, cũng có thể hiểu rằng việc xây dựngcác chính sách và pháp luật chịu ảnh hưởng bởi sự tranh giành hay thỏa hiệpgiữa các nhóm lợi ích Các nhóm lợi ích là tổ chức của những người có cùng sựquan tâm, cùng quan điểm với từng vấn đề xã hội khác nhau Các nhóm lợi íchnày cố gắng tác động đến việc xây dựng chính sách của Chính phủ và đặc biệt làmuốn chuyển yêu cầu của họ thành các chính sách để phục vụ lợi ích của nhómdân cư có cùng mối quan tâm mà họ là đại diện

Trang 11

Cố Tổng thống Hoa Kỳ Jefferson đã từng đưa ra lời khẳng định rằng “các

nhóm lợi ích vận động chính quyền cho những lợi ích của họ chính là biểu hiện của nền dân chủ tự do” Điều này đã chứng tỏ các nhóm lợi ích có vai trò quan

trọng trong đời sống chính trị Mỹ Sự tham gia của công dân vào chính trị nóichung và quá trình ra quyết định nói riêng là một trong những đặc trưng của hệthống dân chủ truyền thống Mỹ

Có rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau như: nhóm lợi ích về kinh doanh nhưcác tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia; nhóm hiệp hội nghề nghiệp; nhómliên Chính phủ; nhóm lợi ích công; nhóm công đoàn Các nhóm lợi ích của Hoa

Kỳ hết sức đa dạng, về thực chất là các phe phái chính trị tập hợp lại với nhau vìmột lợi ích chung nào đó Họ đấu tranh, vận động nhằm vào các bộ phận khácnhau của Chính phủ để bảo đảm tối đa lợi ích cho nhóm mình Nguồn gốc ra đờicủa các nhóm lợi ích nằm ở chính mục tiêu khác nhau mà họ đang theo đuổi:

Thứ nhất, các nhóm lợi ích ra đời là để nhằm bảo vệ những lợi ích của họ về

kinh tế

Thứ hai, các nhóm lợi ích cũng là sản phẩm của các phong trào xã hội, phát

triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử nước Mỹ Chẳng hạn các phongtrào đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ nô lệ, đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làmviệc

Thứ ba, các nhóm lợi ích ra đời nhằm tìm kiếm lợi ích từ Chính phủ trong

lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực chính trị, tinh thần Các nhóm này có tính chấtphi tập trung hóa quyền lực chính trị với các bang và các địa phương, được hìnhthành ngẫu nhiên và dựa trên nhu cầu lợi ích xã hội Các nhóm lợi ích này hoạtđộng rất năng động không chỉ dồn sức cho hoạt động chính trị mà còn cho cảnhững vấn đề mà họ quan tâm và thời gian tồn tại của những nhóm này là rấtngắn Chúng xuất hiện khi có các vấn đề xuất hiện, rồi lại biến mất khi vấn đềđược giải quyết

Sức mạnh của các nhóm lợi ích nằm ở lá phiếu ủng hộ cho các ứng cử viêntrong các cuộc bầu cử vào các chức vụ khác nhau của Chính phủ và những đónggóp tài chính của họ cho các chiến dịch vận động tranh cử thông qua các Uỷ ban

Trang 12

hành động chính trị (gọi tắt là PAC) Hiện nay, các nhóm lợi ích có nhiều ảnhhưởng ở Quốc hội là: Tổ chức nông nghiệp Liên bang Mỹ, Tổ chức công đoànAFL – CIO, Liên đoàn người tiêu dùng Mỹ (Consumer Federation of AmericaConservative Union), Các nhóm lợi ích này thường duy trì sức ảnh hưởng tớicác nghị sỹ của cả hai đảng (đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ) Do đó, trongkhông ít trường hợp, lá phiếu của các nghị sỹ thể hiện tác động của các nhóm lợiích hay của các khu vực hơn là của đảng phái Các nhóm lợi ích này thực hiệnchức năng tiếp điểm, thể hiện quan điểm và đại diện cho lợi ích của các nhómriêng biệt trong xã hội Ngoài ra, còn cung cấp nhiều thông tin và kiến thứcchuyên biệt về việc bố trí sắp xếp những thiết chế chính thức

Nước Mỹ cũng đang đứng trước sự trái ngược: vừa phải thừa nhận tính đadạng về lợi ích; vừa phải ngăn ngừa các nhóm lợi ích này thông qua hoạt độngvận động hành lang có thể gây lũng đoạn chính sách Một mặt, họ tạo ra hàngloạt luật và án lệ mới bảo vệ hệ thống chính trị và các đảng phái khỏi ảnh hưởnglobby về tài chính (thống kê tiền chi cho vận động hành lang tại Mỹ vào năm

2004 đã lên đến 2,1 tỷ USD) Mặt khác, họ thừa nhận và luật hóa các nhóm lợiích, các công ty vận động hành lang như đã nói ở trên Chính sự tự do trong việclobby chính sách đã tạo ra rất nhiều nhóm lợi ích cạnh tranh và đối trọng lẫnnhau và đã có lúc cả hệ thống chính quyền Hoa Kỳ bị chao đảo vì các nhómlobby Một cơn sốc chính trị nổ ra trong Quốc hội Hoa Kỳ khi Abramoff, nhàvận động hành lang có thế lực nhất của Mỹ bị kết tội trong một loạt scandalchính trị cao cấp Tại tòa án, Abramoff đã nhận tội biển thủ, gian dối tài chính

và mua chuộc chính khách Tạp chí Times gọi ông ta là “người đã mua cả

Washington” Trung tâm điều tra độc lập (Center for Responsive Politics) cho

biết đã điểm danh được hơn 300 nghị sĩ của cả hai đảng từng hưởng ân huệ từAbramoff từ năm 1999 Sau vụ khủng hoảng này, hàng loạt các kiến nghị cải tổluật về các nhóm lợi ích được đưa ra Luật Lobby sửa đổi ngày 18/1/2006 quyđịnh cấm các hình thức quà cáp “bồi dưỡng” cho các nghị sĩ có giá trị từ 20USD trở lên, tặng vé máy bay, chiêu đãi các kỳ nghỉ, các chuyến đi thực tế củacác nghị sĩ theo lời mời của các tổ chức, cá nhân, mời cơm thân mật Nhưng

Trang 13

bên cạnh đó, lịch sử chính trị Mỹ cũng có rất nhiều ví dụ về những ảnh hưởngtích cực của các nhóm lợi ích với chính sách: Vào cuối thập kỉ 90, dưới sự lobbycủa các tập đoàn dược phẩm hùng mạnh, việc nhập khẩu thuốc theo đơn vào Mỹrất ngặt nghèo Không chịu nổi giá thuốc leo thang, các cụ già vùng Đông Bắc

Mỹ, dưới sự tổ chức của các hội hưu trí, đã đi xe buýt sang Canada mua thuốctrái phép Phong trào bất tuân dân sự này ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính quyền

Dù cuộc chiến pháp lý giữa các tập đoàn thuốc và người tiêu dùng còn tiếp diễn,nhưng hàng loạt tiểu bang đã mặc cả với các hãng thuốc để giảm giá cho ngườinghèo hay nới lỏng quy định nhập khẩu thuốc

2.1.3 Hoạt động vận động chính sách công tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Hầu hết các thông tin về hoạt động lobby ở Hoa Kỳ đều được công khai chocông chúng biết Thông qua hệ thống mạng Internet người ta có thể biết đượchoạt động lobby đang diễn ra như thế nào ở Mỹ Qua những chương trình lobbynày người ta cũng có thể đoán trước những thay đổi trong chính trường Mỹ hoặcchính sách kinh tế, thương mại của Chính phủ Vì bao giờ các cuộc vận độnghành lang cũng đi trước các chính sách được đưa ra Các nhà vận động hànhlang (lobbyist) ở Mỹ có quan hệ khá tốt với giới chức, có hiểu biết về chính trịnhưng những kiến thức về kinh doanh lại giới hạn Người dân có thể tiếp cậngiới chức rất dễ dàng và khi là lobbyist họ càng dễ dàng tiếp cận với chínhkhách Hoa Kỳ Giới chức phải có nhiệm vụ nghe những trình bày đó trước khiđưa ra quyết định có liên quan Về mặt lý thuyết và nguyên tắc, vận động chínhsách công (hay vận động hành lang) là nhằm làm cho hệ thống làm luật và thihành luật đáp ứng lợi ích của người tiến hành vận động hành lang Các hoạtđộng vận động hành lang được tiến hành theo quy trình: các nhóm vận độnghành lang Quốc hội phải đăng ký vào cơ sở dữ liệu trung ương và sau đó nhữngngười làm lobby tham gia một phiên họp điều trần của các nhà lập pháp để nghebáo cáo, những chất vấn chính thức và không chính thức với các quan chức nhànước được bầu hay bổ nhiệm Tiếp theo các nhà vận động hành lang sẽ gửinhững kết quả nghiên cứu hay thông tin kỹ thuật tới các quan chức có liên quan,tìm cách quảng bá một chủ đề, soạn thảo những dự luật có khả năng được đệ

Trang 14

trình, tổ chức các chiến dịch viết thư gửi các nhà làm luật để thuyết phục cácNghị sĩ đệ trình các dự luật ra Quốc hội Các nghị sĩ Quốc hội sau khi tiếp xúcvới những người làm lobby có thể đệ trình các dự luật theo yêu cầu của họ

Để hoạt động vận động hành lang thu được hiệu quả, một nhà vận động phảihiểu rõ hệ thống chính trị Mỹ, phải có quan hệ tốt với các nhà làm luật và cácnhà hoạch định chính sách của Chính phủ, những nhà tư vấn trong Quốc hội.Chính vì vậy mà có rất nhiều nhà vận động hành lang giỏi lại chính là các cựuquan chức của Chính phủ, những nhà tư vấn trong Quốc hội Không ai khác, họ

là người có nhiều kinh nghiệm và xây dựng được nhiều mối quan hệ sau nhiềunăm làm việc và công tác Ví dụ điển hình là cựu Nghị sĩ Hoa Kỳ BobLivingston đã trở thành một nhà vận động hành lang thành công sau khi rời khỏichính trường Chỉ trong vòng 6 năm, nhóm lobby do ông thành lập đã phát triểnthành 1 trong 12 công ty lobby lớn nhất, với doanh thu gần 40 triệu USD tính tớicuối năm 2004 Những năm gần đây, không chỉ có những nhóm lợi ích thuê cácnhà vận động hành lang để tiến hành vận động cho mình mà ngay cả Chính phủ

và các công ty nước ngoài cũng tìm sự vận động theo hướng này Những nhàvận động hành lang được coi là nhịp cầu nối giữa các nhóm lợi ích và các nhàchính trị, các nhà làm luật và hoạt động chính sách Hoạt động của họ vừa cótính thuyết phục các nhà làm luật, vừa tạo điều kiện để họ hiểu được quan điểmcủa các nhóm lợi ích Người dân Hoa Kỳ, các nhóm lợi ích cần các chuyên gialobby để có thể nhận được sự chú ý nhiều hơn đối với các lợi ích và mong muốncủa mình từ các cơ quan hành pháp, lập pháp; còn bản thân các nghị sỹ Hoa Kỳcũng thấy các chuyên gia lobby thực sự hỗ trợ họ rất nhiều trong việc thông quacác dự luật và các quyết định quan trọng, bởi tình trạng quá tải về công việc củacác nghị sỹ Hoa Kỳ trước yêu cầu cần được điều chỉnh của các quan hệ phátsinh trong xã hội hiện nay Chính các chuyên gia lobby là người hướng các nghị

sỹ Hoa Kỳ đến gần hơn với những bức xúc của xã hội, người dân và những chủthể có quyền lợi liên quan khác Nhưng mặt khác, điều không thể phủ nhận làvận động phải có năng lực tài chính để chi trả cho hoạt động điều tra, thu thậpthông tin và tác động

Trang 15

Thực tế hiện nay, tại Hoa Kỳ, trong nền chính trị hiện đại, lobby chính làviệc dùng thế lực tiền bạc để vận động và làm áp lực để Quốc hội hoặc các cơquan nhà nước hành động theo chiều hướng phục vụ quyền lợi của các nhóm lợiích Ngay cả một số cơ quan Chính phủ trung ương và địa phương cũng dùngtiền bạc để lobby các nhà lập pháp Nhưng đồng tiền khi dính với quyền lựcchính trị sẽ dẫn đến nguy cơ bè đảng, cướp đi cơ hội của những nhóm yếu thếđược có tiếng nói trong quá trình ra quyết định Đây cũng là khe hở để các thếlực tài chính hùng mạnh có thể giành lợi thế trong các cuộc chạy đua vận động

và bóp méo công lý Một số người vận động hành lang đã lợi dụng cơ chế này

để đóng góp tiền cho các chiến dịch chính trị và dành cho các quan chức đượcbầu những đặc lợi và tất nhiên toàn bộ những đóng góp này cũng luôn luôn kèmvới kỳ vọng sẽ được đối xử thuận lợi trong một số vấn đề sau này Và thực tế, cóthể gọi chúng là “của đút lót tế nhị được nguỵ trang khéo léo” Còn về hình thứchoạt động, lobby không phải lúc nào cũng ở trong phòng họp, trên các phiên họpcủa nghị viện hay các uỷ ban của nghị viện, mà chủ yếu ở ngoài hành lang vàhết sức phong phú bên ngoài trụ sở nghị viện với các cấp độ khác nhau Một sốnhững chuyên viên vận động hành lang có những hành động kèm theo nhữngquà cáp bất hợp pháp trong lúc đề đạt ý nguyện của khách hàng đến các nhà làmluật Những món quà đó có thể là tiền bạc hay những chuyến đi nghỉ, đi chơi xathật đắt tiền Những người làm lobby luôn sẵn sàng để chiều theo sở thích, ýmuốn của những nhân vật quyền thế trong mọi tình huống Các chuyên gialobby cũng bằng nhiều cách khác nhau tự tìm những con đường ngắn nhất vàhiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Sam Ward, một trongnhững người được mệnh danh là “ông vua lobby” của Hoa Kỳ, đã triệt để ápdụng nguyên tắc: “con đường ngắn nhất để đạt được sự ủng hộ của một nghị sỹđối với một dự luật chưa được thông qua là đi qua dạ dày của ông ta” Chính vìnhững luật lệ về lobby ở Hoa Kỳ rất thoáng nên không thể nào liệt kê hết cácphương thức hoạt động của nó Với khoản tiền thu hàng năm về tới 4 tỷ USD từcác khoản tiền ủng hộ, tài trợ của các nhà đầu tư, có thể nói ưu thế về tài chính

và những vận động “ngoài lề” trong vận động hành lang đã và đang có ảnh

Trang 16

hưởng to lớn tới chính trường Mỹ và cụ thể là tới quá trình xây dựng chính sách

và pháp luật nói riêng Điều nguy hiểm ở đây là sự nhập nhằng ranh giới giữaviệc đầu tư ủng hộ cho các chiến dịch tranh cử với hối lộ; giữa nhận tiền tài trợcho quỹ bầu cử với tham nhũng Chính vì vậy mà năm 2007, Luật Lãnh đạotrung thực và Chính phủ mở (The Honest Leadership and Open Government Act

of 2007) sửa đổi đã quy định rõ việc cấm các hình thức quà cáp “bồi dưỡng” chocác Nghị sĩ có giá trị từ 20 USD trở lên, tặng vé máy bay, chiêu đãi các kỳ nghỉ,các chuyến đi thực tế của các Nghị sĩ theo lời mời của các tổ chức, cá nhân, mờicơm thân mật ; người lobby phải thường xuyên giải trình chi tiết hoạt động của

họ và đăng nội dung trên công báo; và quy định hình phạt hình sự lên đến 5 năm

tù giam

Do tính chất của hệ thống chính trị Hoa Kỳ, không có một nhánh quyền lựcnào có quyền lực tuyệt đối, các nhánh kiềm chế quyền lực lẫn nhau, khiến chocác nhóm lợi ích có thể tác động đến hoạt động lập pháp hay hoạt động hànhchính của chính quyền về các khâu, các giai đoạn của quá trình làm luật vàchính sách Các nhóm này hoạt động trên phạm vi rộng lớn, tham gia làm lobbyvào mọi loại hình và trong tất cả các giai đoạn của hoạt động chính trị Nhữngđối tượng cần đến các nhóm vận động là các tổ chức chính trị, các công ty,chính quyền tiểu bang, chính quyền nước ngoài và nhiều nhóm khác… Theomột thống kê dựa trên dữ liệu của Văn phòng Thượng viện Hoa Kỳ, tính đếntháng 9- 2014 có khoảng 11.079 người làm lobby có đăng ký Tuy nhiên trênthực tế, con số này có thể xấp xỉ lên tới 100.000 người Các nhóm lobby đại diệncho lợi ích kinh doanh của các tập đoàn tư bản chiếm tới 72% như: công nghiệpquốc phòng, dầu khí, hay phục vụ nước ngoài Trong khi chỉ có 8% đại diện chocác tổ chức xã hội nghề nghiệp, khoảng 5% đại diện cho các nhóm bảo vệ dânquyền, phúc lợi xã hội, 2% đại diện cho người nghèo và chỉ 1% đại diện chonhững nhóm yếu thế trong xã hội như người già, người tàn tật

Qua số liệu trên cho thấy, số người hành nghề vận động hành lang đại diệncho quyền lợi của giới kinh doanh và doanh nghiệp chiếm số lượng áp đảo Cácnhóm lobby này có một sức mạnh đáng kể trong quá trình xây dựng chính sách

Trang 17

và pháp luật ở Mỹ Mặc dù các nghị sĩ phải chịu sự chỉ đạo của các nhóm đảngphái trong Hạ viện và Thượng viện khi bỏ phiếu, song họ vẫn phải dành sự quantâm đáng kể đến ý kiến của công luận và của cử tri tại các quận hay bang củamình Nếu một nghị sĩ nhận được yêu cầu của một số lượng đáng kể cử tri vềmột vấn đề nào đó, trong lúc ban lãnh đạo đảng yêu cầu vị này phải bỏ phiếukhác đi, thì tiếng nói của cử tri mới là nhân tố chi phối kết quả bỏ phiếu cuốicùng Khi các nhóm lợi ích cùng kết thành một hiệp hội, có sự liên kết hơn, họ

sẽ hình thành một tổ chức vận động hành lang có tính chất chuyên nghiệp Vớicác chuyên gia chuyên vận động hành lang dựa vào mối quan hệ tương hỗ giữacác nghị sĩ, tiếng nói của họ sẽ được chú ý hơn trước Quốc hội, khiến cho Quốchội khó có thể bỏ qua ý kiến của các liên minh trước những vấn đề chính sáchlớn Hoặc có trường hợp các nghị sĩ phe thiểu số khi cần có tiếng nói ủng hộ thìtiếng nói của liên minh là bằng chứng cho sự ủng hộ rộng rãi đối với quan điểm,chính sách đó Vận động hành lang (hay vận động chính sách công) ở Mỹ đã vàđang là một tồn tại mang tính chính trị – pháp lý – xã hội, có tác động mạnh mẽđến Quốc hội và Chính phủ trong tất cả các công đoạn của quá trình xây dựngpháp luật và hình thành chính sách đối nội, đối ngoại Có thể kể đến một ví dụnhư thế này: việc bầu cử thường rất tốn kém, nên hệ thống chính trị cần nhiềutiền để thực hiện các hoạt động Cho nên, khi các công đoàn, công ty và tổ chứcđóng góp tiền bạc cho các đảng và các nhà chính trị thì đồng thời họ đóng luônvai trò quan trọng trong việc định đoạt chương trình chính trị nhà nước Hoa Kỳ

có một hệ thống chính trị và pháp luật rất phức tạp và trong đó vận động hànhlang là hoạt động liên quan trực tiếp đến cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống phápluật, nên chính bản thân nó cũng hết sức phức tạp Tuy vậy, nhìn nhận một cáchkhách quan có thể thấy rằng, hoạt động vận động chính sách công (hay vận độnghành lang) ở Mỹ còn là sự phản ánh, giám sát, kiềm chế, đối trọng của các nhómlợi ích và nhân dân Mỹ đối với các cơ quan công quyền Đây là một cơ chế quantrọng thể hiện được tính dân chủ rất lớn mà qua đó công dân Mỹ có thể phản ánhtrực tiếp những ý tưởng, nguyện vọng, nhu cầu và quan điểm của mình tới các vịquan chức được bầu Lobby không phải là một ngành quyền pháp lý mà mang

Ngày đăng: 15/05/2016, 17:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Lưu Văn An, Vận động hành lang trong đời sống chính trị các nước phương Tây, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 8/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận động hành lang trong đời sống chính trị cácnước phương Tây
2. TS. Trương Hồ Hải, Vận động hành lang - Sự tham gia xây dựng pháp luật của các tổ chức xã hội ở Hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận động hành lang - Sự tham gia xây dựng phápluật của các tổ chức xã hội ở Hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho ViệtNam
3. Trần Bách Hiếu, Vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ và một số liên hệ với Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ và một sốliên hệ với Việt Nam
4. Khoa Chính trị học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính trị họcđại cương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
5. Khoa Chính trị học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa học Chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học Chínhsách công
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
6. GS.TSKH. Đào Trí Úc – PGS.TS. Vũ Công Giao (đồng chủ biên), Vận động chính sách công lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vậnđộng chính sách công lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Lao động
7. Nguyễn Quốc Văn, Các nhóm lợi ích và vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ, Báo điện tử Thanh Tra Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhóm lợi ích và vận động hành lang trong nềnchính trị Mỹ
8. Viện nghiên cứu chính sách xã hội Speri, Vận động hành lang thực tiễn và pháp luật, Nxb Lao động Xã hội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận động hành lang thực tiễnvà pháp luật
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w