1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dẫn chương trình tin tức trên sóng phát thanh truyền hình

34 375 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 206,5 KB

Nội dung

Trên thực tế, vai trò của người dẫn chương trình ngày càng trở nênquan trọng khi mà sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình phát thanh -truyền hình đang khiến cho khán giả rơi vào cà

Trang 1

LÊ TUẤN ANH

DẪN CHƯƠNG TRÌNH TIN TỨC TRÊN SÓNG

PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

Hà Nội, ngày 26/11/2014

Trang 2

MỞ ĐẦU

Ngày càng nhiều người dẫn chương trình phát thanh – truyền hình đãkhẳng định được chỗ đứng của mình trong lòng công chúng Sự đa dạng củangười dẫn chương trình cũng là một lý do lôi kéo khán giả đến với cácchương trình phát thanh và truyền hình

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nềnkinh tế xã hội và các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ truyền thông, ngànhphát thanh - truyền hình ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ

Sự ra đời của ngày càng nhiều càng chương trình phát thanh – truyền hìnhcũng làm cho bức tranh phát thanh – truyền hình Việt Nam trở nên đa dạng,phong phú hơn Điều này vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với người dẫnchương trình, bởi sự cạnh tranh đã tăng lên đáng kể Nếu như không cónhững kỹ năng cần thiết, người dẫn chương trình sẽ dễ có nguy cơ bị “đàothải”, bị khán thính giả lãng quên

Trên thực tế, vai trò của người dẫn chương trình ngày càng trở nênquan trọng khi mà sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình phát thanh -truyền hình đang khiến cho khán giả rơi vào càm giác bội thực thông tin Chỉ

có những người dẫn chương trình duyên dáng, thông minh, tin cậy và đầynhiệt huyết, sở hữu một chất giọng đẹp, truyền cảm mới có thể lôi khán giảđến ngồi trước ti vi, cũng như thu hút thính giả nghe chương trình Trong khi

đó, hiện nay tại Việt Nam, đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình giỏivẫn chưa nhiều, và vẫn chưa có một quy chuẩn nào cho người dẫn chươngtrình

Trang 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRÊN SÓNG PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

1.1 Một số quan niệm về người dẫn chương trình

- Có rất nhiều quan niệm về “người dẫn chương trình”, mỗi quan niệmđưa ra chủ yếu đều dựa trên các đặc điểm cũng như đặc trưng của nghềnghiệp Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thì “Người dẫn

chương trình”, hay MC, tiếng Anh là Master of Ceremonies, theo nghĩa

thông thường được hiểu là người hướng dẫn khán thính giả trong mộtchương trình, sự kiện nào đó Còn hiểu theo đúng nghĩa là người dẫnchương trình phải là “bậc thầy của nghệ thuật giao tiếp Ngày nay, dẫnchương trình được xem là một nghiệp vụ thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, vì

thế người làm nghiệp vụ này cũng được xem là một nghệ sĩ Người dẫn

chương trình còn có trách nhiệm biên tập chương trình và chính mình giớithiệu, dẫn dắt cho chương trình đó

- Theo Tiến sĩ Đinh Thu Hằng: “Người dẫn thông qua công việc dẫn

dắt, kết nối mà thể hiện tính chất, nhịp độ của cả chương trình Người dẫn như dẫn đầu một đoàn người mà những người đi sau sẽ bước theo nhịp chân của người dẫn”

- Tạp chí Người làm báo, số 5/2008 thì cho rằng: “Người dẫn chương

trình chính là bộ mặt của chương trình Khán thính giả nhớ tới chương trình cũng phần nào là do người dẫn chương trình tạo dấu ấn với họ

- Còn trong sách “Tủ sách hướng nghiệp : Nhất nghệ tinh Nghề MC”

do tác giả Nguyên Thắng Vũ - chủ biên lại cho rằng: “Xét về mặt thuật ngữ,

từ MC đã không được sử dụng thật chuẩn xác trong Tiếng Việt Bởi trên thế giới từ MC được hiểu là người dẫn chương trình cho các sự kiện chỉ diễn ra một lần, không phải chương trình nhiều kỳ, liên tục (Ví dụ: MC lễ khai mạc

Trang 4

Thế vận hội Olympic; MC cuộc thi Hoa hậu Thế giới; MC lễ trao giải Cành

cọ vàng ) Đối với các chương trình định kỳ phát thường xuyên trên sóng Phát thanh, Truyền hình thì người dẫn chương trình được gọi là “HOST”- chủ chương trình Các chủ chương trình có nhiệm vụ chủ yếu là thu hút sự chú ý của khán giả đối vói nội dung chuyên mục mà mình giới thiệu và dẫn dắt”.

Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm người dẫn chươngtrình nhưng nhìn chung lại đa số ý kiến đều cùng chung quan điểm ngườidẫn chương trình là người dẫn dắt, kết nối các nội dung riêng biệt, nhỏ lẻcủa một sự kiện thành một chuỗi liên tục, có trình tự, thống nhất và hợp lýnhằm thu hút sự chú ý của khán thính giả Người dẫn chương trình là người

có tài hoạt bát, tự tin trước công chúng, có kiến thức rộng, khôi hài, thanhlịch, duyên dáng

Người dẫn chương trình chính là cầu nốì giữa khán giả với chương trình,làm cho khán giả không chỉ say mê thích thú mà còn là một bộ phận khôngthể thiếu trong kết cấu chương trình

1.2 Những kỹ năng cần thiết đối với người dẫn chương trình phát

thanh – truyền hình

- Người dẫn chương trình cần có những kỹ năng cơ bản, trước hết phải

có một giọng nói tốt Giọng nói tốt ở đây có nghĩa là sự sáng rõ, chuẩn trongphát âm, chất giọng có độ vang, khỏe, truyền cảm Người dẫn chương trìnhcũng luôn phải biết biến đổi giọng điệu của mình để phù hợp với hoàn cảnh

Ví dụ: Chẳng hạn, với một chương trình giải trí như Chiếc nón kỳ

diệu, hay Ô cửa bí mật trên VTV3 thì chúng ta cần một giọng điệu vui tươi, sôi nổi và hào hứng Nhưng với một chương trình như “Như chưa hề có cuộc chia ly” thì người dẫn cần phải có một giọng điệu sâu lắng, thể hiện

Trang 5

được sự đồng cảm với những nhân vật và những trường hợp gia đình người thân ly tán trong chương trình.

- Ngoài ra, “phong cách sân khấu” cũng là một kỹ năng rất quan trọng,đặc biệt là đối với người dẫn chương trình truyền hình Người dẫn chươngtrình cần nắm bắt rõ về trang phục và quan trọng hơn là những tư thế đúngđắn khi xuất hiện trước công chúng, cũng như những biểu cảm nét mặt,những cử chỉ diễn đạt bằng tay, bằng mắt,

- Đa số người dẫn chương trình hiện nay đều tự biên tập, viết kịch bảncho chương trình của mình, chính vì vậy mà người dẫn chương trình cũngcần phải biết cách khai thác, lựa chọn đề tài, cũng như kỹ năng biên tập lờidẫn, kỹ năng sử dụng ngôn từ

- Sự tương tác, phối hợp giữa người dẫn chương trình với người dẫnchương trình, hay giữa người dẫn chương trình với khách mời, hoặc vớikhán thính giả, là điều không hề dễ, đòi hỏi phải có sự hoạt ngôn, ứng biếntài tình, khéo léo của người dẫn chương trình Đôi khi sự pha trò hài hướccủa người dẫn chương trình cũng góp phần làm cho công chúng cảm thấyhứng thú hơn Và đây cũng là kỹ năng đặc biệt quan trọng của người dẫnchương trình, bởi không phải ai cũng có thể pha trò để người khác cảm thấyhài hước, mà vẫn rất lịch sự, không bị quá lố hay vô duyên Cho nên đâyngười dẫn chương trình cũng cần phải có một chút năng khiếu

Những người trong nghề dẫn chương trình thường truyền tai nhau 8 chữvàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình: "Chính xác - Linh hoạt - Truyềncảm - Nhiệt tình" Tám chữ vàng này cũng là yêu cầu của nghiệp vụ dẫnchương trình Người dẫn chương trình không chỉ đòi hỏi phải luôn nắm bắtchính xác về thông tin, mà còn phải linh hoạt về ứng xử tình huống, cũngnhư có sự truyền cảm về diễn đạt Bên cạnh những yêu cầu đó, thì sự nhiệt

Trang 6

tình và tinh thần trách nhiệm với công việc cũng là yếu tố không thể thiếuđối với một người dẫn chương trình

1.3 Sự khác biệt giữa người dẫn chương trình phát thanh và truyền

hình

Trước hết, ta phải khẳng định rằng, mặc dù tính chất công việc của ngườidẫn chương trình phát thanh và người dẫn chương trình truyền hình cơ bảngiống nhau, nhưng cách thức thể hiện, vai trò và sự dẫn dắt của người dẫnchương trình phát thanh và người dẫn chương trình truyền hình là hoàn toànkhác nhau Bởi bản thân báo phát thanh và báo truyền hình là hai loại hìnhbáo chí độc lập với những đặc trưng khác nhau

Người dẫn chương trình phát thanh đòi hỏi cao hơn về sự truyền cảm củachất giọng, đặc biệt chú ý về cách phát âm, cũng như tốc độ đọc, ngôn ngữtruyền tải đến thính giả phải dễ nghe, dễ hiểu Trong khi đó, người dẫnchương trình truyền hình đề cao yếu tố ngoại hình, ngôn ngữ hình thể, bêncạnh những yêu cầu về chất giọng và khả năng truyền đạt ngôn ngữ

Nói cách khác, vì hai loại hình báo phát thanh và báo truyền hình đều cónhững đặc trưng riêng, cho nên người dẫn chương trình phát thanh và ngườidẫn chương trình truyền hình cũng phải bám sát những đặc trưng đó để cónhững cách thức dẫn sao cho phù hợp với mỗi loại hình

1.4 Thực trạng phát triển của nghề dẫn chương trình phát thanh –

truyền hình trên thế giới và Việt Nam

Mặc dù dẫn chương trình đã xuất hiện khá sớm trên thế giới nhưng đến

tận giữa thế kỷ XX hoạt động này mới được coi trọng Ở một số Hãng truyền thông lớn trên thế giới có những người chuyên về việc dẫn Có những người dẫn chương trình mà tên tuổi của họ gắn liền với chương

Trang 7

trình như Larry Kins của CNN - Mỹ, Fuco của Pháp, Litxchep của Nga Công việc dẫn ngày càng trở nên quan trọng bởi nó đã chứng tỏ được sức hấp dẫn của chương trình, trở thành làm cầu nối quan trọng giữa chương trình với khán giả

Đối với các hãng phát thanh – truyền hình lớn trên thế giới như BBC, CNN, ABC, thì khâu dẫn được coi là một yếu tố quan trọng của mỗi chương trình, không chỉ để thực hiện tốt mục tiêu thông tin, tuyên truyền mà còn thu hút khán giả và mang lại hiệu quả thông tin cao Tại Thái Lan, từ Hội thảo truyền thông năm 1964 đã đặt ra vấn đề cấp chứng chỉ cho người dẫn chương trình Phát thanh và Truyền hình Điều này cho thấy sự đánh giá cao đối với vai trò của người dẫn chương trình tại các nước trên thế giới

Còn tại Việt Nam chức năng dẫn và vai trò của người dẫn vẫn chưa được khai thác và phát huy manh mẽ Do vậy công việc dẫn chương trình tại các Đài Phát thanh và Truyền hình ở nước ta vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt tại các đài địa phương Cùng với sự phát triển nhanh chóng của loại hình phát thanh và truyền hình, các kênh phát thanh và truyền hình liên tục ra đời, đòi hỏi nhu cầu cao về người dẫn chương trình Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có một trường lớp nào đào tạo người dẫn chương trình, những cuộc nghiên cứu chuyên sâu để nâng cao kỹ năng, khẳng định vai trò của người dẫn chương trình vẫn chưa được quan tâm đúng mức Dẫn đến tình trạng, một bộ phận không nhỏ người dẫn chương trình thiếu kỹ năng nghề nghiệp, dễ mắc phải những “tai nạn nghề nghiệp” trên sóng, cũng như cách dẫn, cách thể hiện có phần khô cứng, nhàm chán, không hấp dẫn được khán thính giả ở lại với chương trình.

Trang 8

PHẦN 2: DẪN CHƯƠNG TRÌNH TIN TỨC TRÊN SÓNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

2.1 Tổng quan về chương trình tin tức và người dẫn chương trình tin tức

Chương trình tin tức được hiểu đơn giản là tập hợp các tin bài mớinhất, nóng hổi nhất Đối với mỗi Đài Phát thanh - Truyền hình, chươngtrình tin tức thời sự được xem là chương trình xương sống, là mũi nhọnxung kích sắc bén nhất của công tác thông tin Chương trình thời sự có đốitượng công chúng rộng rãi bởi nó cung cấp thông tin mới nhất về mọi mặtđời sống, đáp ứng nhu cầu nhận biết cái mới của con người Ngày nay, nhucầu tìm hiểu thông tin của mỗi người dân không chỉ dừng lại ở mức độ làhiểu biết mà nó đã trở thành nhu cầu tìm kiếm và cập nhật thông tin từngphút, từng giờ Đài Phát thanh - Truyền hình với các bản tin thời sự luôncập nhật và chuyển tải thông tin liên tục đã trở thành một kênh thông tinđáp ứng khá hiệu quả nhu cầu trên của đại bộ phận nhân dân

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2001, có

đề cập đến nghĩa của từ “dẫn” tức là “làm cho đi theo một đường, mộthướng nào đó” Chiếu theo nghĩa đó thì người dẫn chương trình tin tức làngười dẫn dắt toàn bộ nội dung chương trình tin tức, chịu trách nhiệm giớithiệu, kết nối, những thông tin trong một chương trình tin tức, góp phầnquan trọng tạo sự hấp dẫn cho chương trình bởi sự dẫn dắt linh hoạt

Trên thế giới cũng có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ người dẫnchương trình tin tức Truyền hình ở Anh thường dùng từ Newscaster để gọingười dẫn ở mục điểm tin Trong khi đó tại Mỹ và Canada người ta gọi cácNewscaster và News presenter là News Anchor Riêng hãng tin BBC lại gọi

Trang 9

các Newscaster và News presenter là: Newsreader

Cùng với xu thế phát triển hiện đại của ngành phát thanh – truyềnhình hiện nay, thì việc làm bản tin thời sự trực tiếp cũng như một xu hướngtất yếu của cách làm phát thanh - truyền hình mới và ngày càng được nhiềuĐài áp dụng, trong đó có cả các Đài Phát thanh – Truyền hình địa phương

Do đó cũng đặt ra nhiều thách thức cho những người dẫn chương trình tintức Vì làm một chương trình bản tin thời sự trực tiếp không hề đơn giản

Nó đòi hỏi các mắt xích trong dây chuyền làm tin từ Biên tập viên, Phóngviên, Kỹ thuật truyền hình tuy là sản phẩm của tập thể nhưng người dẫn làngười đại diện cho cả Ban biên tập xuất hiện trước hàng ngàn khán thínhgiả để cung cấp những thông tin, những sản phẩm của một tập thể

2.2 Đặc điểm của chương trình tin tức

Nhu cầu thông tin của người nghe đài ngày càng tăng về số lượng vàchất lượng Nhịp sống hiện đại, đòi hỏi con người lựa chọn hình thức thôngtin nhanh gọn, trực tiếp, dễ hiểu, dễ nhớ sao cho với một lượng thời gian vậtchất nhỏ nhất có thể tiếp thu được một lượng thông tin lớn nhất Đây cũng làyêu cầu bức thiết thể hiện năng lực, thế mạnh của chương trình tin tức trênsóng phát thanh, truyền hình Theo một vài nghiên cứu mới đây, các chươngtrình tin tức thường thu hút được sự quan tâm của rất nhiều khán thính giả,cho nên các chương trình bản tin thời sự thường đóng một vai trò hết sứcquan trọng trên sóng của các Đài Phát thanh – Truyền hình Những chươngtrình tin tức sẽ mang những đặc điểm sau đây:

- Là tập hợp của những tin tức mới nhất, nóng hổi nhất: Tin tức

nóng hổi có một sức hút với công chúng Công chúng thường đón đợinhững chương trình bản tin thời sự để nghe những thông tin liên quan

Trang 10

đến các vấn đề trong cuộc sống như những chính sách mới, thông tin

về tỷ giá, tăng lương, hay thông tin về một vụ cháy, cơn bão, Đây là

cơ hội, đồng thời cũng là thách thức cho người dẫn chương trình tintức, bởi sức nóng của dòng thông tin thời sự đôi khi cũng tạo chongười dẫn sự áp lực, đòi hỏi họ phải có sự nhập cuộc với thông tin,cũng như những kỹ năng nắm bắt nội dung để thể hiện được thần tháicủa tin bài, làm nổi bật lên sức nóng của thông tin

- Thể hiện tính chất trang trọng, nghiêm túc: Nếu như những chương

trình giải trí cần có sự hài hước, vui nhộn, mang đến sự thoải mái, thìchương trình tin tức lại cần có tính chính thức, nghiêm trang Nhữngthông tin được chuyển tải đến công chúng là những thông tin mớinhất, nóng hổi nhất Những tin bài cũng thể hiện phần nào quan điểmcủa cơ quan báo chí trước một vấn đề, sự việc, sự kiện nào đó Chonên việc trình bày cũng cần phải trang trọng, nghiêm túc

- Chương trình tin tức có nhịp độ nhanh, gấp gáp: Tin là sự kiện

mới, biến cố mới, tình hình mới về con người, sự vật hiện tượng đãxảy ra, đang tiếp diễn được truyền đạt một cách ngắn gọn, sinh động,

dễ hiểu đến người nghe Mỗi ngày có rất nhiều sự kiện, biến cố mớixảy ra, sức nóng của dòng tin tức đòi hỏi phải có sự phản ánh nhanh,kịp thời Do vậy chương trình tin tức luôn có nhịp độ gấp gáp, nhanhchóng

2.3 Nhiệm vụ của người dẫn chương trình tin tức

2.3.1 Giới thiệu, kết nối các tin bài, phần mục của chương trình

- Người dẫn chương trình tin tức nói một cách ví von như là một ngườidẫn đầu một đoàn người trong một chuyến hành trình, phải làm sao để dẫnđoàn người đó đi đúng hướng, đến đúng địa điểm trong chuyến hành trình,tùy thuộc vào khả năng dẫn dắt, giới thiệu và kết nối của người dẫn chương

Trang 11

trình Người dẫn chương trình phải dẫn dắt làm sao cho chương trình được

rõ ràng, mạch lạc và sinh động, giúp cho công chúng có thể dễ dàng tiếpnhận thông tin Lời dẫn phải làm sáng tỏ được địa điểm, thời gian, khônggian xảy ra sự kiện, sự việc Lời dẫn phải xây dựng được một tổng thểchương trình thống nhất với các tin bài, phần mục, gắn bó với nhau, tương

hỗ nhau, làm nổi bật chủ đề thông tin của chương trình Một bản tin Thời

sự là một khối tổng thể logic, chứ không phải là một tập hợp ngẫu nhiêncác tin Do đó người dẫn phải làm cho người xem thấy được mối quan hệgiữa các tin, bài trong chương trình Muốn vậy, người dẫn chương trìnhphải nắm được nội dung cụ thể và góc độ phản ánh của từng phóng sựtrong bản tin, từ đó rút ra điểm chung và dùng chính điểm chung đó để kếtnối hai phóng sự Ngoài ra, lời dẫn còn phải có nhiệm vụ gắn kết các thànhphần tham gia vào chương trình như: người dẫn chương trình, phóng viênhiện trường, biên tập viên, nhân vật của sự kiện,

Lời dẫn phải giúp cho người xem biết nội dung chương trình gồm cónhững thông tin nào đáng chú ý Đồng thời phải nhấn vào được nhữngđiểm đáng quan tâm theo dõi của một sự kiện vừa diễn ra hay những diễnbiến mới của sự kiện cũ Lời dẫn phải làm thông suốt, sáng rõ chương trìnhở từng bài cụ thể, từng mảng thông tin và ở cả từng thông tin

- Với người dẫn chương trình tin tức truyền hình, sau hình hiệu của

bản tin, người dẫn là người xuất hiện đầu tiên trong chương trình, là ngườiđầu tiên giao tiếp với khán giả Và ấn tượng đầu tiên đóng vai trò quantrọng trong bất cứ cuộc giao tiếp nào Cho nên việc tạo ấn tượng ngay từđầu với công chúng là điều rất quan trọng với người dẫn chương trìnhtruyền hình nói chung và người dẫn chương trình bản tin nói riêng Ngườidẫn chương trình tin tức truyền hình thường xuyên phải lo lắng về ngoạihình, trang phục của mình trước giờ lên sóng sao cho phù hợp nhất, trang

Trang 12

trọng nhất Lời dẫn có vị trí đứng giữa một phóng sự xuất sắc và nút tắtchuyển kênh trên bàn điều khiển từ xa của TV Do vậy người dẫn phải biêntập sao cho lời dẫn phải thu hút, lôi kéo sự chú ý của người xem

Cũng nhờ có phương tiện hình ảnh, nên trong một số trường hợp, lờidẫn vào tin bài, chuyên mục của bản tin truyền hình thường ngắn gọn hơnđôi chút so với lời dẫn của bản tin phát thanh Ví dụ so sánh dưới đây sẽcho thấy điều đó, cùng một sự kiện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàmvới Tổng thống Nga Putin, 2 chương trình bản tin cũng gần cùng thời điểm,nhưng đã có sự khác biệt thấy rõ về dung lượng lời dẫn tin:

Truyền hình: “Thưa quý vị, như chúng tôi đã đưa, đêm qua theo giờ Việt

Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống

Nga Putin tại khu dinh thự của Tổng thống tại thành phố Sochi.” (Chương

trình Thời sự 19h của Đài Truyền hình Việt Nam ngày 26/11/2014)

Phát thanh: “Thưa quý vị và các bạn như tin chúng tôi đã đưa, chiều qua

theo giờ địa phương tức tối qua theo giờ Hà Nội, tại khu dinh thự của tổng thống Liên bang Nga tại thành phố Sochi, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Putin Tại cuộc hội đàm hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đã trở thành tài sản

vô giá giữa hai dân tộc, và là nền tảng vững chắc, là nền tiền đề quan trọng để hai nước tiếp tục củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI Từ Sochi, phóng viên Vũ

Duy thông tin chi tiết cuộc hội đàm này.” (Chương trình Thời sự 18h của

Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 26/11/2014)

- Với người dẫn chương trình tin tức phát thanh, do không có hình

Trang 13

ảnh hỗ trợ như bản tin truyền hình, nên lời dẫn của phát thanh viên đóngvai trò đặc biệt quan trọng Việc giới thiệu tin bài là để quảng bá cho tinbài, giúp tăng sức hấp dẫn của tin bài Qua lời giới thiệu, thính giả có thểquyết định có nên nghe hay không tin bài đó Lời giới thiệu tin bài, chuyênmục trong bản tin phát thanh thường khá cô đọng, súc tích, dễ hiểu, hấp dẫnngay từ đầu Trong phần ví dụ ở trên, chúng ta đã thấy rằng lời dẫn của tinphát thanh phản ánh ngay nội dung chính của tin Khác với lời dẫn của tintruyền hình chỉ nói là “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàmvới Tổng thống Nga Putin”, lời dẫn cho tin phát thanh đầy đủ hơn, hấp dẫn

hơn, nêu bật được điểm sáng trong tin: “ Tại cuộc hội đàm hai nhà lãnh

đạo nhất trí rằng quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đã trở thành tài sản

vô giá giữa hai dân tộc, và là nền tảng vững chắc, là nền tiền đề quan trọng để hai nước tiếp tục củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI”

2.3.2 Làm rõ bối cảnh, không gian xuất hiện của từng tác phẩm

Trong bài viết về “Vai trò của người dẫn chương trình tin tức” đăngtrên báo Người đưa tin ngày 14/4/2013, Tiến sĩ Đinh Thu Hằng cho rằng

“Mỗi tin bài lại có một không gian và sức tác động riêng, mỗi tác phẩm báo chí lại phản ánh một lát cắt, một góc độ của thông tin Có những thông tin chỉ khi được đặt trong bối cảnh nảy sinh thì chúng mới bộc lộ hết ý nghĩa Khâu dẫn có vai trò làm sáng tỏ điều này Qua đó, khâu dẫn góp phần định hướng tâm lý tiếp nhận cho công chúng.”

- Với người dẫn chương trình phát thanh, việc làm rõ bối cảnh, không

gian xuất hiện của tác phẩm là vô cùng cần thiết Bởi do không có hình ảnh,nên thính giả không thể hình dung ra được khung cảnh mà tác phẩm muốn

Trang 14

đề cập Thông tin chỉ khi được đặt vào bối cảnh nảy sinh, thì mới thể hiệnđược hết ý nghĩa của nó, ví dụ một thông tin về thiệt hại của một cơn bão,

mà bối cảnh của nó lại ở ngay chính hiện trường nơi tâm bão đi bão đi qua,thì ý nghĩa truyền tải của thông tin sẽ vô cùng lớn, thông tin cũng trở nênsinh động hơn Làm rõ bối cảnh xuất hiện của tác phẩm, hay nói cách khác

là tạo cớ cho tác phẩm xuất hiện, cho nên, giới thiệu, làm rõ bối cảnh xuấthiện của tác phẩm, cũng là một bước để thính giả có sự chuẩn bị trước khinghe một thông tin quan trọng, nóng hổi Với những thông tin được truyềntải đi một cách trực tiếp từ hiện trường thì sức tác động và lan tỏa của thôngtin lại càng trở nên mạnh mẽ hơn nữa, và lúc đó thì lời dẫn cũng đóng mộtvai trò hết sức quan trọng trong việc giới thiệu về bối cảnh, không gian củamột thông tin được đưa từ hiện trường

Ví dụ: Lời dẫn cho tin

“Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, sáng nay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội kiến với Duma Quốc gia Nga, tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga, gặp gỡ lãnh đạo Hội hữu nghị Nga – Việt và đại diện các cựu chiến binh Nga chiến đấu tại Việt Nam Từ Mát-xcơ-va, các phóng viên Vũ Duy, Điệp Anh và Đoan

Hải phản ánh.” (Chương trình Thời sự 18h của Đài Tiếng nói Việt Nam,

ngày 24/11/2014)

Ở ví dụ này, người dẫn đã làm rõ bối cảnh thông tin của tác phẩm, đó

là “các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga” của Tổng

bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà cụ thể các hoạt động đó là “hội kiến vớiDuma Quốc gia Nga”, “tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga”, “gặp

gỡ lãnh đạo Hội hữu nghị Nga – Việt” và “đại diện cựu chiến binh Ngachiến đấu tại Việt Nam” Đây cũng là một thông tin được truyền tải một

Trang 15

cách trực tiếp từ phóng viên hiện trường, nên lời dẫn đã làm rõ địa điểmphản ánh của tin là “từ Mát-xcơ-va”.

Một ví dụ khác về lời dẫn cho bài phỏng vấn trên Đài tiếng nói ViệtNam:

Ví dụ:

“Thưa quý vị và các bạn, trong một xã hội phát triển như hiện nay, thì hệ thống giao thông là tiền đề quan trọng để thúc đẩy kinh tế xã hội Nhà nước ta đang nỗ lực dồn hàng ngàn tỷ đồng để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông Nhưng đáng buồn là nhiều con đường vừa làm xong, đã bị giết chết một cách không thương tiếc, mà thủ phạm chính là những xe quá khổ, quá tải Đường bị bức tử, những ổ gà, ổ trâu, con lươn, luống khoai trên đường trở thành những cái bẫy, cái bẫy chết người, khiến nhiều tham gia giao thông bị mắc tai nạn Đó là những nỗi bất an khi lưu thông trên các tuyến quốc lộ, những đường cao tốc Và giải pháp khắc phục cho nghịch lý này, chính là phải xiết chặt quản lý tải trọng các phương tiện đường bộ Như Đài Tiếng nói Việt Nam đã liên tục cập nhật và nhiều phương tiện truyền thông khác cũng đã đề cập việc xiết chặt kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ triển khai trong thời gian qua, đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận, nhưng cũng còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Và tiếp tục loạt vấn đề liên quan đến an toàn giao thông, hưởng ứng ngày nạn nhân thiệt mạng do tai nạn giao thông Như đã hẹn với quý vị và các bạn, trong phần tiếp theo của chương trình thời sự trưa nay, chúng tôi tiếp tục đề cập sâu hơn về giải pháp tăng cường kiểm soát tải trọng trên các phương tiện đường bộ với vị khách mời là ông Đặng Văn Trung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Qúy vị và các bạn có

Trang 16

thể đặt câu hỏi cho vị khách mời qua số điện thoại 0439341137 Và bây giờ thì xin mời BTV Hồng Nhung bắt đầu cuộc trò chuyện với vị khách

mời!”(Chương trình Thời sự trưa của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày

- Với người dẫn chương trình truyền hình, việc lời dẫn phải làm rõ

bối cảnh, không gian xuất hiện của tác phẩm cũng quan trọng không kém.Khác với phát thanh, các chương trình tin tức trên sóng truyền hình thườngđược trang bị một màn hình lớn bên cạnh người dẫn chương trình Nhữngmàn hình này được sử dụng để minh họa cho lời dẫn của tin Chẳng hạntrong lời dẫn tin về chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tạiLiên bang Nga, màn hình sẽ thể hiện luôn một hình ảnh nổi bật về hoạt độngcủa Tổng bí thư tại Nga để minh họa cho tin Hoặc một lời dẫn tin về lạmphát tiêu dùng, hay giá xăng dầu giảm, màn hình có thể minh họa bằng một

đồ họa, biểu đồ trực quan, sinh động nào đó Tuy có công cụ hỗ trợ như vậy,nhưng lời dẫn vẫn phải đóng vai trò chính trong việc dẫn dắt khán giả, tạo sựđơn giản, dễ hiểu nhất cho công chúng, cũng như việc tạo sức hút cho tinthông qua lời dẫn Lời dẫn trong bản tin truyền hình không những phải làm

rõ bối cảnh xuất hiện của tác phẩm, mà còn phải đáp ứng được tiêu chí ngắngọn, súc tích Nhờ có lời dẫn, tác phẩm phát huy được vai trò, ý nghĩa và giátrị của nó

Ví dụ: Lời dẫn của tin sau

Trang 17

“Thưa quý vị, tại Việt Nam, trong 12 năm qua, không ghi nhận có bất

cứ ca bệnh dịch hạch nào Tuy nhiên thì ngày hôm qua, Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế đã cảnh báo, đang có nguy cơ dịch hạch xâm nhập rất lớn vào

Việt Nam.” (Chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt

Nam ngày 24/11/2014)

Nhận thấy, lời dẫn của tin truyền hình có sự khác biệt lớn về dunglượng, ngắn gọn hơn rất nhiều so với lời dẫn của tin phát thanh Bối cảnhcủa tin là 12 năm qua Việt Nam không ghi nhận ca dịch hạch nào, nhưnghôm qua thì Cục Y tế Dự phòng đã phát đi cảnh báo về nguy cơ dịch hạchxâm nhập vào Việt Nam Lời dẫn này gây ra được một sự tò mò lớn củakhán giả, vì đây là thông tin rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sứckhỏe, đời sống của người dân Vậy tại sao lại nói là nguy cơ cao, và caonhư thế nào, chỉ có xem tin mới có thể biết được, đó là một cách quảng bátin rất hữu hiệu Người xem sẽ nắm được những thông tin quan trọng đốivới họ qua lời dẫn Đồng thời họ cũng tỏ một phần thái độ đồng tình hayphản đối sau khi tiếp nhận thông tin mà lời dẫn đem tới

Người dẫn chương trình viết lời dẫn để chuẩn bị cho khán giả vàcũng là để quảng cáo cho tin tức Vì vậy dù là người dẫn chương trình phátthanh hay truyền hình, cũng cần hết sức tránh tình trạng “lời dẫn chỉ là sựxào xáo lại câu mở đâù của bài viết” mà nên cung cấp cho khán giả nhãnquan nhìn nhận vấn đề từ câu mở đầu của lời dẫn

2.3.3 Làm nổi bật ý nghĩa, sức hấp dẫn của từng tin bài

Lời dẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc làm nổi bật lên

ý nghĩa và tạo sức hấp dẫn cho tin bài phát thanh hay truyền hình Có nhữngtác phẩm đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mặt nội dung, thậm chí tác giả đã

Ngày đăng: 15/05/2016, 17:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Claudia Mast, (2003), Truyền thông đại chúng – Công tác biên tập, H. Thông tấn Khác
2. Hoàng Đình Cúc, (2007), Những vấn đề của Báo chí hiện đại Khác
3. Paul Chantler và Peter Stewart (TS. Đinh Thu Hằng dịch) – Những kiến thức cơ bản về báo phát thanh. (Tài liệu nội bộ khoa Phát thanh – Truyền hình. Học viện báo chí và tuyên truyền) Khác
4. TS. Đinh Thu Hằng, (2013), Vai trò của người dẫn chương trình tin tức, Báo điện tử Người làm báo Khác
5. Khoa Báo chí Đại học KHXHNV, (2008), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn Khác
6. GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia Khác
7. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền – Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Phát thanh (2002), Nxb Văn hóa – Thông tin Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w