Bài làm:Hiện nay, các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh th
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- Bài tập cá nhân tuần 1 MÔN: LUẬT HÌNH SỰ
Đề Bài: số 5
Họ và tên:
Lớp: N01 - TL1 Nhóm: 2 MSSV
HÀ NỘI- 2012
Trang 2Đề
5 : A (là công dân Việt Nam) là phóng viên của một tờ báo ra hàng ngày nhưng bất mãn vì không được đề bạt vào vị trí lãnh đạo A thường tâm sự với B và C (là thành viên của một tổ chức chính trị nước ngoài) Biết rõ thái độ của A, nên B và
C đề nghị A sưu tầm những thông tin đăng tải trong nước về những tồn tại, bất cập, khiếm khuyết của đất nước B đã trả cho A 20 triệu đồng A biết rõ B, C là thành viên một tổ chức nước ngoài có thái độ thù địch và chống Nhà nước Việt Nam Hỏi:
A phạm tội phản bội Tổ quốc hay phạm tội gián điệp tại sao?
Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn phạm tội nào?
Trang 3Bài làm:
Hiện nay, các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, xâm hạo sự tồn tại, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân
Trong BLHS năm 1999, các tội xâm phạm an nin quốc gia được quy định tại chương XI (từ điều 78 tới điều 92), bao gồm những tội phạm có mục đích chống lại chính quyền nhân dân, xâm phạm sự tồn tại và sự vững mạnh của chế độ
1 A phạm tội gián điệp
Để xác định A phạm tội gián điệp, chúng ta phải căn cứ vào các yếu tố chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm mà A gây ra trên cơ sở đối chiếu, so sánh và kiểm tra xem hành vi phạm tội của A có thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS hay không Chúng ta thấy rằng:
Khách thể của tội phạm: Hành vi phạm tội gián điệp xâm phạm an ninh đối ngoại của nước Công hòa XHCN Việt Nam, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân An ninh đối ngoại được hiểu là nền độc lập của quốc gia, sự bất khả xâm phạm lãnh thổ và sự vững mạnh quốc phòng Nền độc lập của quốc gia là chủ quyền của quốc gia, là sự tự quyết trong các vấn đề đối nội và đối ngoại Sự bất khả xâm phạm lãnh thổ chính là biểu hiện sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia không thể bị chia cắt Sức mạnh quốc phòng thể hiện khả năng phòng thủ đất nước Hành vi phạm tội gián điệp nếu được thực hiện sẽ làm ảnh hưởng đến sự độc lập của quốc gia, bất khả xâm phạm lãnh thổ và khả năng phòng thủ đất nước
Mặt khách quan của tội phạm: hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Ở trong bài, A đã sưu tầm những thông tin đăng tải trong nước về những tồn tại, bất cập, khiếm khuyết của đất nước cho B và C (là thành viên của một tổ chức chính trị nước ngoài) để họ sử dụng các tài liệu gây nguy hại cho Việt Nam
Trang 4Về mặt chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội gián điệp có thể là công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch nếu họ thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 80 BLHS Chủ thể của tội gián điệp còn có thể là công dân Việt Nam nếu họ thực hiện hành vi được quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 80 BLHS:
“b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài;
hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp Mục đích của họ là chống chính quyền nhân dân Đây là dấu hiệu bắt buộc của loại tội này Động cơ phạm tội rất đa dạng như hận thù giai cấp, vụ lợi… nhưng không có ý nghĩa định tội mà chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt
Một đặc điểm phải lưu ý ở tội gián điệp để không nhầm lẫn với tội phản bội
Tổ quốc là hành vi câu kết Cả hai tội đều giống nhau ở chỗ: có dấu hiệu quan hệ với nước ngoài nhưng khác nhau ở chỗ: Trong tội phản bội Tổ quốc, sự quan hệ có tính chất qua lại chặt chẽ, biểu hiện của sự câu kết Trong tội gián diệp, sự quan hệ ít chặt
chẽ hơn, thể hiện ở hành vi làm theo “sự chỉ đạo của nước ngoài” Tội phản bội Tổ
quốc nhằm mục đích thay đổi chế độ kinh tế – xã hội, lật đổ chính quyền nhân dân Còn tội gián điệp nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân một cách chung chung Nếu công dân Việt Nam hoạt động gián điệp nhưng đã câu kết với nước ngoài nhằm lật đổ chính quyền thì sẽ bị coi là phạm tội phản bội Tổ quốc
Trong trường hợp này, A không câu kết với B và C về việc thu thập những thông tin trong nước về những tồn tại, bất cập, khiếm khuyết của đất nước Do A là một phóng viên nên việc thu thập những tài liệu đó đối với A là không quá khó khăn, do
đó B và C đã lợi dụng và trả cho A 20 triệu vì đã cung cấp tài liệu Hành vi trên mang tính chất trao đổi mua bán nhưng vật trao đổi lại được dùng vào mục đích
Trang 5chống phá nhà nước, A biết rõ điều này nhưng vẫn làm do đó A đã phạm vào điểm c
khoản 1 Điều 80 Bộ luật hình sự “cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật
Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức tài liệu khác nhằm mục đích
để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" Tuy
không cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài nhưng A đã có hành vi thu thập, cung cấp tin tức tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Như vậy không thể kết luận tội của A là phản bội Tổ quốc mà chỉ có thể kết luận A phạm tội gián điệp
2 Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn hoàn thành, do:
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm Điều đó có nghĩa là: Các hành vi biểu hiện ra bên ngoài: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho
xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, hoàn cảnh phạm tội, vv… Thông qua biểu hiện bên ngoài ở mặt khách quan của tội phạm
có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm Có động cơ và mục đích phạm tội Chủ thể phạm tội là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm
Mặt khác, các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia là những tội có tính phản ánh giai cấp vì khách thể của nhóm tội này là những quan hệ xã hội có tính chính trị liên quan đến sự vững mạnh, tồn tại của chính quyền nhân dân; các loại tội phạm xâm hại đến an ninh quốc gia đều là lỗi cố ý trực tiếp của chủ thế, xâm hại đến an ninh quốc gia
Ở đây, A có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi; nhận thức rõ được hành vi của mình là cung cấp những thông tin đăng tải trong nước về những tồn tại, bất cập, khiếm khuyết của đất nước cho tổ chức nước ngoài có thái độ thù địch, chống phá Nhà nước Việt Nam; và tất nhiên biết rõ nó gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện
Do vậy, tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn hoàn thành
Trang 6DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình luật hình sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB công an nhân dân
2 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 , sửa đổi, bổ sung 2009
3 http://luathoc.vn/phapluat/archive/index.php/t-99.html