Trọng tâm: Tác dụng, cách tổng hợp và sử dụng hợp lý của 3 loại phân chính đó là phân đạm, phân lân, phân kali.. Tổng quan - Mục tiêu của dự án : Tìm hiểu về các loại phân bón hóa học và
Trang 1Dạy học theo dự án:
TÌM HIỂU VỀ PHÂN BÓN HÓA
HỌC
I Mục tiêu:
1 Kiến thức
a Biết:
- Các loại phân bón hóa học
- Ảnh hưởng của nó với nông nghiệp
b Hiểu:
- Cách tổng hợp và sử dụng hợp lý phân bón hóa học
c Vận dụng:
- Thực tế để bón phân cho cây trồng một cách hợp lý
2 Kỹ năng:
- Trực tiếp khảo sát, đưa ra kết quả, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân
3 Thái độ:
- HS thấy được tầm quan trọng của phân bón hóa học
4 Dự kiến năng lực cần đạt:
- HS nắm vững các nguyên tắcthực hiện
II Trọng tâm:
Tác dụng, cách tổng hợp và sử dụng hợp lý của 3 loại phân chính đó là phân đạm, phân lân, phân kali
III Phương pháp:
Kết hợp giữa phương pháp dự án với đàm thoại, thuyết trình, làm việc nhóm và sử dụng sơ đồ tư duy
IV Chuẩn bị của GV và HS:
1 Giáo viên:
- Phương tiện dạy học phục vụ cho bài giảng
- GV nắm vững cơ sở lí luận và đặc điểm của phương pháp DHDA
- GV lên kế hoạch các nội dung có thể thực hiện DHDA, tổ chức trao đổi với HS trước khi thực hiện giờ dạy
2 Học sinh:
Tìm hiểu, làm việc theo sự hướng dẫn của GV đến nội dung có liên quan đến bài phân bón hóa học
V Tiến trình dạy học:
1 Ổn định: 1 phút
2 Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Trang 23 Vào bài: 2 phút
4 Hoạt động dạy học: đề cương của một dự án
PHÂN BÓN HÓA HỌC
I Tổng quan
- Mục tiêu của dự án : Tìm hiểu về các loại phân bón hóa học và ảnh hưởng của nó với nông nghiệp
- Người thực hiện : học sinh
- Các chuyên gia, cố vấn, tổ chức phối hợp thực hiện
- Phạm vi nghiên cứu dự án : Do thời gian và điều kiện thực hiện dự án còn hạn chế nên chỉ tìm hiểu về 3 loại phân chính đó là phân đạm, phân lân, phân kali và ảnh hưởng của nó với nông nghiệp
- Thời gian: 3 tuần
II Nội dung dự án
1 Lí do hình thành dự án
Phân bón là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, phẩm chất cây trồng, đồng thời có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu lực của các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất cây trồng khác nên người sản xuất rất quan tâm đến yếu tố này
Việc sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả làm tăng nhiều thu nhập cho người sản xuất Trong sử dụng phân bón, tồn tại một định luật mà dựa vào đó người trồng trọt có thể bón phân để đạt lợi nhuận tối đa từ một đơn vị diện tích trồng trọt thông qua việc xác định được lượng phân bón
Vậy: Phân bón có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được đối với sản xuất nông nghiệp, là cơ sở cho việc sản xuất nông nghiệp thâm canh đạt hiệu quả cao và bền vững
Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao người sử dụng cần có những hiểu biết cần thiết về phân bón và mối quan hệ giữa phân bón với đất và cây trồng Nếu không được sử dụng theo đúng quy định, phan bón lại chính là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống
2 Nhiệm vụ của dự án
Tìm hiểu khái niệm, tác dụng, cách tổng hợp và ảnh hưởng của 3 loại phân chính đó là phân đạm, phân lân, phân kali
3 Điều kiện thực hiện dự án
- Nguồn lực : Học sinh và giáo viên hướng dẫn
- Các thiết bị và cơ sở vật chất :
- Tài chính
Trang 34 Tổ chức thực hiện
- Chia nhóm : chia thành 6 nhóm trong lớp
- Thực hiện các công việc được giao: Có 2 nhóm chung một đề tài:
• Nhóm 1,2: Nghiên cứu về phân đạm
• Nhóm 3,4: Nghiên cứu về phân kali
• Nhóm 5,6 : Nghiên cứu về phân lân
- Thu thập số liệu, báo cáo kết quả
- Đánh giá sản phẩm
- Kế hoạch thực hiện theo thời gian
5 Sản phẩm của dự án
- Danh mục các sản phẩm dự kiến : Thu thập được thông tin về các loại phân bón , biết cách tổng hợp và sử dụng phân bón sao cho hợp lí trong nông nghiệp
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm : Thông tin chính xác, thiết thực
Tiêu đề bài học: Phân bón hóa học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu
- GV giới thiệu câu hỏi khái quát: “Trong
cơ cấu kinh tế nước ta, nông nghiệp giữ
một vai trò quan trọng, vậy chúng ta
phải làm sao để tăng năng suất cây
trồng mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm?”
- GV giới thiệu câu hỏi bài: “Hãy kể tên
một số loại phân bón thường gặp trong
quá trình trồng trọt và một số tác động
của nó đối với cây trồng và môi trường
đất mà em biết?”
- GV giới thiệu câu hỏi nội dung: “Vậy
việc sử dụng các loại phân bón của
người nông dân hiện nay như thế nào?”
- Một vài ý kiến có thể có của HS là:
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề nhứt nhối trong xã hội hiện nay, do một số bộ phận người dân chạy theo lợi nhuận, sử dụng chất cấm cũng như quá liều lượng các loại phân bón
- Phân đạm, phân lân, kali góp phần nâng cao năng suất cây trồng
- Hầu hết người dân thường bón phân theo kinh nghiệm thời xưa, việc đảm bảo đúng liều lượng và đúng lúc chưa được khoa học, năng suất chưa được cao, còn ảnh hưởng đến môi trường
Hoạt động 2: Thành lập nhóm và tập hợp ý tưởng
- GV cho thảo luận lớp để xây dựng đề
tài dự án
- GV đề xuất đề tài cho HS chọn hoặc
gợi ý cho HS đề xuất chủ đề
- GV chỉnh lí và thống nhất với HS để
- HS biểu quyết chọn các đề tài có nhiều hứng thú Lớp chọn 3 đề tài dự án (tiểu dự án):
Nghiên cứu về phân đạm
Nghiên cứu về phân kali
Trang 4xác định số đề tài cần nghiên cứu GV
là người định hướng để HS lựa chọn
các nội dung dự án cho phù hợp với
mục tiêu dạy học, điều kiện thực tế
GV có thể cho HS biểu quyết để chọn
đề tài dự án cho lớp
- Khi đã thống nhất được các đề tài dự
án, GV xác định mục tiêu, bộ câu hỏi
định hướng cho từng đề tài dự án để
giúp HS đưa ra được sơ đồ tư duy hợp
lí cho đề tài dự án của nhóm
- GV tổ chức cho HS bốc xăm chia
nhóm vào 3 tiểu dự án
- Tổ chức nhóm: GV cùng HS chia
nhóm theo đề tài dự án và các nhóm
thảo luận để bầu chọn trưởng nhóm,
thư kí
- GV cung cấp cho HS một số tài liệu
tham khảo hỗ trợ thêm (sách báo, các
địa chỉ các trang web có liên quan, )
Nghiên cứu về phân lân
- HS chọn dự án bằng cách bốc xăm Các nhóm được chia như sau:
- Chia nhóm : chia thành 6 nhóm trong lớp thực hiện các công việc được giao
Có 2 nhóm chung một đề tài:
+ Nhóm 1,2: Nghiên cứu về phân đạm + Nhóm 3,4: Nghiên cứu về phân kali + Nhóm 5,6: Nghiên cứu về phân lân
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án
GV theo dõi, góp ý và tư vấn cho các
nhóm HS xây dựng được kế hoạch thực
hiện tiểu dự án đã chọn, chú ý đến tính
khả thi và tính hiệu quả của các nội dung
và phương án đề xuất
Dựa vào sự hướng dẫn của GV, HS tiến hành phân công, chia nhiệm vụ thực hiện tiểu dự án mình chọn
Xây dựng bài trình chiếu
Hoạt động 4: Trình bày sản phẩm
Lần lượt các nhóm lên trình bày sản phầm của mình
STT Tiêu chí
nhóm
Nghiên cứu về phân đạm
Nghiên cứu về phân lân
Nghiên cứu về phân
kali
1 Lí do chọn
tiểu dự án Xuất phát từ thực tếnhững tác động tích
cực cũng như tiêu cực qua quá trình sử dụng phân đạm trong trồng trọt
Phân lân cùng với các loại phân khác góp phần nâng cao năng suất cây trồng việc nghiên cứu chúng là cân thiết trong sản xuất nông nghiệp
Để tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản kali giữ một vai trò qua trọng
2 Mục tiêu Nắm các loại đạm, Nắm các loại phân Nắm các loại phân
Trang 5cách sử dụng và ảnh hưởng của nó đến cây trồng, môi trường
lân, cách sử dụng và ảnh hưởng của nó đến cây trồng, môi trường
lân, cách sử dụng và ảnh hưởng của nó đến cây trồng, môi trường
3 Đặc điểm
(Khái
niệm, tác
dụng với
cây trồng
và đất)
là những phân bón
có chứa nguyên tố dinh dưỡng nitơ (N), được gọi là đạm
- Phân đạm có nhiều loại, phổ biến nhất là ure (CO(NH2)2) có 46% đạm nguyên chất, đạm amoni nitrat (NH4NO2 còn gọi là đạm 2 lá) có 30-40% đạm nguyên chất, đạm sunfat ((NH4)2SO4 còn gọi
là SA) có 19-21%
đạm nguyên chất, đạm clorua amoni (NH4Cl) có 22-24%
đạm nguyên chất
Ngoài ra còn có một
số đạm không phổ biến rộng như dung dịch amoniac (NH3), canxi xianmit (CaCN2), amonni bicacbonat
(NH4HCO3), amoni cacbonat
((NH4)2CO3), đạm trong phân phốt phát DAP
- Dù ở dạng nào, phân đạm vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cây trồng, nếu thiếu đạm thì cây còi cọc, vàng úa, không có năng suất
- Phân Super Lân [Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]
- Phân lân nung chảy (Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5
- Lân có trong thành phần của protit tạo nên nhân tế bào, vì vậy nó là chất không thể thiếu cho sự sổng của cây Lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới
ra mầm non, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển hệ rễ Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các
bộ phận thu hoạch
Lân còn ảnh hưởng đến tính lưu động của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng Lân còn
có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm
- Kali có vai trò quan trọng trong tổng hợp đường, tinh bột và protêin làm cho năng suất cây trồng cao hơn và chất lượng tốt hơn
- Cây trồng được bón
đủ kali có thể hấp thụ nhiều đạm hơn và chuyển nó thành protein một cách nhanh chóng
- Tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cây trồng đối với hạn hán, lạnh, sâu bệnh
- Kali thúc đẩy việc hấp thụ đạm, kích thích sự di chuyển các axit amin từ rễ cây đến hạt làm thúc đẩy tổng hợp gluten
và prolamin cũng như hình thành protein
- Bón kali tăng hàm lượng tinh bột trong gạo, lúa mì, đậu tương, vừng và một vài loại cây thân thảo khác
- Kali làm tăng kích thước của quả bông, cải thiện độ mảnh của bông, độ dai của sợi
và tăng tỷ lệ sợi trưởng thành
- Kali tăng lượng chất rắn, đường, axit và carôten trong quả và
Trang 6rau và kéo dài thời hạn sử dụng của chúng
trạng hiện
nay
Bón phân chưa hợp
lí về liều lượng, thời điểm
Bón phân chưa hợp
lí về liều lượng, thời điểm
Bón phân chưa hợp lí
về liều lượng, thời điểm
5 Tác hại Dư thừa đạm gây
nên nhiều bất lợi cho quá trình phát triển của cây trồng, như cành lá phát triển quá mức trong lúc rễ lại kém phát triển, thân non mềm dễ đổ ngã, cây chậm ra hoa, ít hoa, khó đậu quả, quả không chắc hạt, lá non mềm lại
có màu xanh đậm nên càng hấp dẫn côn trùng cắn phá, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập Dư đạm khả năng chống chịu của cây với điều kiện ngoại cảnh như hạn, mặn, phèn, nấm bệnh cũng kém đi
Phân lân “hiền hòa”
nhất Cho đến nay, chưa thấy gây hại gì
rõ rệt đến năng suất
và phẩm chất nông sản Một số trường hợp mới phát hiện thấy hiện tượng thiếu kẽm ở ruộng lúa khi bón nhiều lân Trái lại lân tồn
dư trong đất,cây có thể sử dụng cho các
vụ sau Vụ đầu cây chỉ sử dụng 10-25%
lân trong supe lân
Phần còn lại tồn lưu trong đất Bón lân nhiều năm hệ số sử dụng nâng cao
Nói chung không gây tác hại trước mắt rõ rệt như đạm Nhưng bón kali nhiều và nhiều năm liên tiếp, thấy hiện tượng mất magiê, canxi, natri do rửa trôi gây nên sự mát cân đối giữa kali
và các nguyên tố này Đôi khi có những tác hại rõ rệt
6 Biện pháp Giáo dục cho người
dân biết vai trò và ảnh hưởng của phân đạm đến quá trình sản xuất từ dó rút ra cách sử dụng sao cho phù hợp
Phân lân ít gay tác hại, nhưng cũng phải nắm bắt tác động của
nó đối với cây trồng,
sử dụng tránh lãng phí
Tìm hiểu sâu, bám sát từng thời điểm phát triển của cây trùng đẻ
sử dụng hợp lí có hiệu quả
7 Tính khả
thi
- Dự án có tính khả thi cao nhưng phải
có sợ giúp đỡ và hỗ trợ của nhà trường
và các đơn vị có liên quan
- Dự án có tính khả thi cao nhưng phải
có sợ giúp đỡ và hỗ trợ của nhà trường
và các đơn vị có liên quan
- Dự án có tính khả thi cao nhưng phải có
sợ giúp đỡ và hỗ trợ của nhà trường và các đơn vị có liên quan
Trang 7Hoạt động 5: Đánh giá và nhận xét Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV đề ra các tiêu chí đánh giá sản
phẩm:
• Xuất sắc: Làm nổi bật chủ đề dự án
Nội dung trình bày tốt, có logic, nêu tốt
được thực trạng bón phân hiện nay và
biện pháp khắc phục những thực trạng
đó
• Khá: Làm nổi bật chủ đề dự án Nội
dung tốt, thông tin rỏ ràng Chỉ rỏ được
thực trạng bón phân hiện nay và biện
pháp khắc phục những thực trạng đó
• Đạt: Có bám sát chủ đề Nội dung trình
bày đạt yêu cầu HS cần giúp đỡ trong
tất cả các giai đoạn thực hiện dự án
• Làm lại: Nếu các tiêu chí trên không
được đáp ứng
- GV là người đánh giá (định tính và định
lượng) cuối cùng toàn bộ quá trình thực
hiện dự án của HS cũng như sản phẩm
dự án, bao gồm cả đánh giá năng lực
của HS (kiến thức, kĩ năng, thái độ,
năng lực sáng tạo).Việc đánh giá năng
lực HS được thực hiện thông qua bài
kiểm tra, bảng kiểm quan sát,phiếu tự
đánh giá và đánh giá công bằng các
thành viên trong nhóm
- Sau đánh giá, GV yêu cầu các nhóm
chỉnh sửa sản phẩm và nộp lại cho GV
để làm tài liệu tham khảo cho cả lớp và
cho các khóa sau GV gợi ý cho học
sinh triển khai dự án mới.GV thu “Sổ
theo dõi dự án” của các nhóm và các
phiếu “Nhìn lại quá trình thực hiện dự
án” của từng cá nhân
- Sau khi kết thúc dự án: GV tiến hành
hoàn thiện bộ hồ sơ dạy học về dự án,
bao gồm:
Trên cơ sở các tiêu chí mà GV đề ra, các nhóm lần lượt nhận xét sản phẩm của nhóm mình và các nhóm khác để rút kinh nghiệm
Trang 8- Các sản phẩm dự án
- Các sổ theo dõi dự án
- Có thể có bài kiểm tra về nội dung
kiến thức có liên quan
- Có bản tổng hợp đánh giá toàn dự
án, rút kinh nghiệm cho các dự án
khác
III Phụ lục
- Các tài liệu học tập và tham khảo:
o Sách hóa học 11 nâng cao
o Một số trang web:
http://hoa.hoctainha.vn/Thu-Vien/Ly-Thuyet/3158/phan-bon-hoa-hoc
http://vinhphuc.edu.vn/sovp/news/new11256/lin-h-thc-t-qua-bi-dy-phn-bn-ha-hc-ca-lp-11 http://www.vnlink.net/Nong_Nghiep/Trong_Trot/phan_dam.htm
http://dungduyen.com/chi-tiet/phan-lan-nhung-dieu-can-biet-p21719a349184.htm#.VzAzItSg964
http://sta.soctrang.gov.vn/index.php/tin-t-c/tin-t-c-m-i/164-phan-ka-li
- Một số kết quả người học có thể rút ra từ dự án:
+ Nội dung 1: Phân đạm
1) Tại sao không bón phân đạm cho đất chua?
* Giải thích: Đất chua là đất có độ pH<7 (do dư thừa ion H+), đất chua gây ra nhiều bất lợi cho việc giữ gìn và cung cấp thức ăn cho cây, đồng thời làm cho đất ngày càng suy kiệt
cả về lý tính, hóa tính và sinh học Khi bón phân đạm có chứa ion NH4+ ion này sẽ sinh thêm ion H+ theo phương trình NH4 NH3 + H+ làm tăng độ chua của đất
2) Tại sao không bón vôi và đạm amoni (NH4NO3, NH4Cl) cùng lúc?
* Giải thích:
Khi bón phân đạm amoni NH4+ với vôi (OH-), có phản ứng giải phóng NH3
NH4 + OH- NH3 + H2O Nguyên tố N có chức năng là đạm bị giải phóng ra dưới dạng NH3 nên phân bón kém chất lượng
Trang 93) Tại sao trời rét đậm không nên bón phân đạm?
* Giải thích: Trời rét đậm không nên bón phân đạm cho cây vì phân đạm khi tan trong nước thu nhiệt làm nhiệt độ hạ, cây không hấp thụ được, có trường hợp cây còn bị ngộ độc và chết
4) Tại sao khi tưới nước giải cho cây trồng, cây xanh tốt?
* Giải thích: Tưới nước giải chính là bón đạm cho cây vì trong nước giải có chứa hàm lượng ure
5) Hiện nay phân đạm là loại phân bón hoá học được dùng phổ biến để bón cho rau xanh, cần có lưu ý gì khi sử dụng loại phân bón này ?
* Trả lời: Cần bón đủ liều lượng cho từng loại rau theo quy trình kĩ thuật Tránh bón phân đạm quá mức sẽ gây tồn dư nitơ trong rau Hàm lượng đạm (NO3-) ở mứcbình thường khi hấp thu vào cơ thể con người không gây ngộ độc Nó chỉ gây hại khi hàm lượng đó vượt quá ngưỡng cho phép Bởi trong hệ tiêu hóa của con người khi hấp thụ NO3-, từ NO3- nó chuyển thành NO2 Mà NO2 là một trong những chất chuyển biến Hemoglobin (chất vận chuyển Oxi cho máu) chở thành Methahemoglobin (là chất không hoạt động); nếu ở mức
độ cao nó dẫn đến triệu chứng suy giảm hô hấp của tế bào và làm tăng phát triển của các khối u Đặc biệt trong cơ thể con người, nếu hàm lượng NO3- cao nó sẽ kết hợp với amin bậc 2,3 để trở thành Nitroamin là tiền đề gây ra bệnh ung thư Vì vậy tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hàm lượng N03- trong sản phẩm rau tươi sống không vượt quá 300mg/kg rau tươi Tuy nhiên từng loại rau khác nhau thì hàm lượng NO3- được phép cũng khác nhau 6) Tại sao một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo quản hải sản đánh bắt được trên biển? Hải sản bảo quản như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người tiêu dùng?
* Giải thích: Khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu
Urê là chất rất tốt cho cây trồng nhưng không tốt cho con người, vì thế việc ướp hải sản bằng urê rất độc hại Theo các tài liệu nghiên cứu thì khi ăn phải các loại hải sản có chứa
dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong Nếu ăn hải sản có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ
+ Nội dung 2: Phân lân
1) Tại sao phân lân nung chảy phù hợp với đất chua?
* Giải thích: Phân lân nung chảy là muối trung hoà của cation một bazơ mạnh và anion gốc axit một axit trung bình nên có tính kiềm (pH=8), do vậy có tác dụng khử chua
Trang 10Ca3(PO4)2 + H+(có trong đất chua) CaHPO4 hay Ca(H2PO4)2
2) Phân lân nên chú ý sử dụng để bón lót vì sao?
* Giải thích: Vì hai lý do:
- Lân rất cần cho sự phát triển của rễ và sự phát triển mầm cây ở giai đoạn cây non
- Phân lân sau khi bón vào đất cho dù ở dạng hòa tan hay không hòa tan đều ít di chuyển,
ít bị rửa trôi và mất đi Cho nên nếu không phải là tất cả thì cũng là phần lớn lượng lân nên dùng bón lót Mặc dầu lân rất cần cho sự hình thành sản phẩm thu hoạch, hạt và củ và ảnh hưởng đến phẩm chất sản phẩm thu hoạch nhưng khó có cách đưa lân tiếp cận đến rễ non vào đúng các giai đoạn cây cần bằng cách bón thúc
+ Nội dung 3: Phân kali
1) Bón dư thừa phân Kali có gây độc cho cây, cho môi trường?
* Giải thích: Bất cứ chất gì nếu thừ, hoặc thiếu cũng gây nên bất lợi cho cây trồng và môi trường.Nói chung không gây tác hại trước mắt rõ rệt như đạm Nhưng bón kali nhiều và
trình hấp thu đạm thấy hiện tượng mất magiê, canxi, natri do rửa trôi gây nên sự mát cân đối giữa kali và các nguyên tố này Đôi khi có những tác hại rõ rệt
2) Với loại đất trung tính, khi bón phân kali cần bón kết hợp?
* Trả lời: Với loại đất trung tính, khi bón phân kali cần bón kết hợp với vôi
3) Tại sao dùng tro bón cho cây trồng?
* Giải thích: Trong tro có chứa K2CO3 nên bón tro cho cây trồng là bón phân kali cho cây 4) Tại sao người ta ít chú ý bón phân kali hơn phân đạm và phân lân
* Giải thích: Trong đất cỏ nhiều kali, đủ để cung cấp cho cây sinh trưởng bình thường Đất nặng – đất sét, đất thịt nặng và đất thịt trung bình giàu kali Chỉ ở đất bạc màu, đất xám đất thịt nhẹ mới nghèo kali không đủ cung cấp cho cây Trong phân chuồng, phân xanh cũng có nhiêu kali Vì vậy đất thiếu kali hoặc khi thâm canh, hoặc bón ít phân chuồng nhu cầu kali mới thể hiện rõ Các loại cây cần nhiêu kali nhất là cây lấy Củ (khoai, sắn), cây lấy đường (mía), cây lấy sợi (bông, đay gai, dứa sợi, dâu tằm), cây ăn qủa (dừa, chuối)
5) Bón phân kali vào lúc nào?
* Trả lời: Với cây ngắn ngày có thể bón lót và bón thúc Nếu 2 vụ gieo trồng kề liền nhau, đất không được nghỉ nên chú ý bón lót và bón thúc vào trước lúc ra hoa Nếu đất được nghỉ lâu chi cần chú ý bón thúc theo kỳ sau Đất nghèo kali phải chú ý vừa bón lót vừa bón thúc Với cây dài ngày nên bón kali lúc cày bừa, hàng năm nên bón bổ sung vào đầu
vụ đông Đối với lúa, bón kali vào trước khi lúa làm đồng là có hiệu quả nhất