TRIẾT HỌC I 1. Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành bởi những bộ phận cơ bản nào? Triết học Mác-Lênin Kinh tế chính trị Mác-Lênin Chủ nghĩa xã hội khoa học 2. Triết học là gì? Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. 3. Vấn đề cơ bản của triết học là gì? - Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: + Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? + Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? 4. Chủ nghĩa duy vật là gì? Là một trường phái triết học cho rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định ý thức. 5. Hãy kể tên những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật. - Chủ nghĩa duy vật chất phác - Chủ nghĩa duy vật siêu hình - Chủ nghĩa duy vật biện chứng 6. Chủ nghĩa duy tâm là gì ? Chủ nghĩa duy tâm là trường phái cho rằng ý thức có trước vật chất có sau. Ý thức quyết định vật chất. 7. Chủ nghĩa duy tâm có những hình thức cơ bản nào? Chủ nghĩa duy tâm chủ Chủ nghĩa duy tâm khách quan 8. Giữa chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan giống và khác nhau ở chỗ nào? - Sự giống nhau: Chúng đền khẳng định rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và hoàn toàn quyết định vật chất, quyết định giới tự nhiên. - Sự khác nhau: + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể (của con người). + Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhưng đó không phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người, quyết định sự tồn tại của tự nhiên, xã hội và tư duy. 9. Phái triết học nào thừa nhận “vật tự nó” là không thể biết? Trường phái “bất khả tri” 10. Tại sao mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được coi là vấn đề cơ bản của triết học? - Vì đây là vấn đề mà bất cứ trường phái triết học nào cũng phải trả lời để phân chia thành các triết học khác nhau - Đây là vấn đề có tính xuất phát để tiếp tục biện giải các vấn đề khác của triết học 11. Chỉ ta tiền đề lí luận có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời của triết học Mác. - Triết học cổ điển Đức - Kinh tế chính trị học cổ điển Anh - Chủ nghĩa xa hội không tưởng 12. Chỉ ra những tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của triết học Mác. - Quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng - Thuyết tiến hoá - Thuyết tế bào 13. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì bản chất của thế giới là gì? Bản chất của thế giới là vật chất 14. Những phát hiện khoa học nào (giai đoạn những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) đã góp phần chỉ ra sai lầm trong quan niệm về vật chất của triết học duy vật trước Mác? 15. Phạm trù vật chất theo định nghĩa của V.I.Lênin là gì? Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác 16. Tại sao Lênin định nghĩa “vật chất là một phạm trù triết học”? Để cần phải phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với các quan niệm vật chất của được sử dụng trong các bộ môn khoa học chuyên nghành. 17. Trong định nghĩa phạm trù vật chất, Lênin đã chỉ ra những thuộc tính cơ bản nào của vât chất? Định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau: 1. Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức. 2. Được cảm giác của con người chụp lại, chép lại, phản ánh. 3. Tồn tại không phụ thuộc và cảm giác con người 18. Trái đất có phải là vật chất hay không? Tại sao? Không Vì Trái Đất là một dạng vật chất cụ thể, là 1 dạng tồn tạ của vật chất mà vật chất là toàn bộ thực tại khách quan chứ không phải 1 dạng tồn tại cụ thể cho nên Trái Đất không phải là vật chất. 19. Vận động là gì? Vận động là mọi sự biến đổi nói chung 20.Tại sao nói “vận động là phương thức tồn tại của vật chất”? Bời vì thông qua vận động mà các dạng tồn tại của vật chất biểu hiện được sự tồn tại của nó. 21. Vật chất có thể tồn tại tách rời với vận động hay không? Tại sao? Không Vì vật chất luôn gắn liền với vận động, vận động là phương thức tồn tại của vật chất và vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. 22. Theo Ph.Ăngghen, vận động của vật chất bao gồm những hình thức cơ bản nào? - VĐ cơ giới - VĐ vật lý - VĐ hoá học - VĐ sinh học - VĐ xã hội 23. Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hình thức vận động của vật chất (theo cách phân chia của Ph.Ăngghen). <CG>VL>HH>SH>XH> 24. Vận động và đứng im có quan hệ với nhau như thế nào? Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, vận động trong thế cân bằng. 25. Không gian là gì? Không gian có quan hệ như thế nào với vật chất? Không gian là hình thức tồn tại của vật chất, gắn với một quảng tính (chiều cao, chiều rộng, chiều dài) nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định (trước – sau, trên – dưới, phải – trái) với các sự vật khác. 26. Thời gian là gì? Thời gian có quan hệ như thế nào với vật chất? Thời gian là sự tồn tại của vật thể hiện ở những quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hoá,… Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. 27. Phản ánh là gì? Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quan hệ tác động qua lại giữ chúng. 28. Phản ánh ý thức là gì? Phản ánh ý thức là phản ánh được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người. 29. Tại sao một số loài động vật cấp cao có bộ óc, có hệ thần kinh và năng lực phản ánh tương đối phát triển nhưng chúng vẫn không có ý thức như con người? Vì những loài động vật ấy không có nguồn gốc/tiền đề xã hội như con người (lao động và ngôn ngữ). 30. Lao động có vai trò như thế nào đối với sự hình thành ý thức ở con người? - Làm thay đổi cấu trúc cơ thể con người - Làm cho giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những quy luật và tác động đến bộ óc con người tạo nên tri thức nói riêng, y thức nói chung. 31. “Ngôn ngữ” có vai trò như thế nào đối với “ý thức”? Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tinmng nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không tồn tại và thể hiện. 32. Tại sao nói “ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan”? Vì vật chất thì tồn tại khách quan ngoài ý thức con người cò ý tức là hiện thực chủ quan tồn tại tồn tại bên trong bộ óc con người vì vậy ý thức luôn là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. 33. Khi nói "cái đẹp không ở nơi má hồng người thiếu nữ mà trong đôi mắt kẻ si tình", I.Cantơ đã đề cao tính chất nào của ý thức? Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. 34. Liên hệ là gì ? Chỉ ra các tính chất của mối liên hệ. Liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trên thế giới Tính chất: tính khách quan, tính phổ biến, đa dạng, phong phú của các mối iên hệ. 35. “Vận động” và “liên hệ” có quan hệ với nhau như thế nào? 36. Tại sao nói sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mang tính khách quan? Sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý thức con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động của mình 37. Tại sao nói sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mang tính phổ biến? Thế giới là một thể thống nhất trong đó mỗi sự vật hiện tượng là một hệ thống cấu trúc chặt chẽ vì thế mà chúng luôn có mối liên hệ hữu cơ với nhau hay nói cách khác mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là phổ biến. 38. Tại sao nói sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mang tính đa dạng, phong phú? Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là đa dạng , phong phú bởi vì các sự vật hiện tượng đều có những mlh cụ thể khác nhau mặt khác cùng một mlh nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. 39. Quan điểm toàn diện là gì? Quan điểm toàn diện yêu cầu khi nhận thức sự vật hiện tượng phải xem xét sự vật trong mqh biện chứng giữa các mặt các bộ phận cấu thành sự vật, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác. 40. Quan điểm lịch sử - cụ thể là gì? Chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, tính chất, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. 41. Nội dung của nguyên lý nào được coi là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể? Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 42. Đối lập với quan điểm toàn diện là quan điểm nào? Quan điểm phiến diện, siêu hình 43. Phát triển là gì? Chỉ ra các tính chất của sự phát triển. Khái niệm phát triển cùng để chỉ quá trình vận động của vật theo khuynh hướng đi lên: từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ sự kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Tính chất: tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú. 44. Vận động và phát triển có quan hệ với nhau như thế nào? Phát triển là vận động có tính biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở trình độ ngày càng cao hơn. 45. Tại sao nói sự phát triển mang tính khách quan? Bởi vì, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển. 46. Tại sao nói sự phát triển mang mang tính phổ biến? Tính phổ biến của sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy, ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. 47. Tại sao nói sự phát triển mang mang tính đa dạng? Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện. 48. Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng có bao hàm cả những thất bại, đi xuống hoặc những bước thụt lùi tạm thời hay không? Tại sao? Có Vì trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. 49. Quan điểm phát triển là gì? Để nhận thức và giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt, cần phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó. 50. Nội dung của nguyên lý nào được coi là cơ sở lý luận của quan điểm phát triển? Nguyên lý về sự phát triển. 51. Cái riêng là gì ? Cái riêng tức phạm trù chỉ về một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định 52. Cái chung là gì ? Cái chung tức phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. 53. Cái đơn nhất là gì? Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. 54. Chúng ta nên căn cứ vào đâu để phân biệt cái riêng này và cái riêng khác? Nhờ cái đơn nhất. 55. Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa cái đơn nhất và cái chung. - Giống: đều là đặc điểm, tính chất, thuộc tính của sự vật hiện tượng chứ không phải bản thấn svht - Khác: + Cái chung: Những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ,… lặp lại, phổ biến ở svht. + Cái đơn nhất: Những đặc tính, những tính chất chỉ tồn tại ở 1 svht nào đó mà ko lặp lại ở svht khác. 56. Nếu tuyệt đối hóa cái riêng sẽ dẫn đến điều gì? Dẫn tới tình trạng hành động mò mẫm, sai lầm, mất phương hướng 57. Nếu tuyệt đối hóa cái chung sẽ dẫn đến điều gì? Dẫn đến giáo điều, máy móc, rập khuôn, cục bộ, địa phương. 58. Nguyên nhân là gì? Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. 59. Muốn ngăn chặn hoặc điều chỉnh một kết quả nào đó, chúng ta nên làm gì? Tác động vào nguyên nhân sinh ra nó. 60. Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có điểm gì giống và khác nhau? * Giống: - Tồn tại khách quan - Có vai trò nhất định đối với sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. * Khác: - Tất nhiên: nguyên nhân bên trong, như thế, không thể khác. - Ngẫu nhiên: Có thể thế này, có thể thế khác. 61. Để đối phó với những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra, chúng ta cần phải làm gì? Cần phải có phương án dự phòng 62. Bản chất là gì? Dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật hiện tượng đó. 63. Để tiếp cận bản chất của sự vật, chúng ta cần bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ hiện tượng. 64. Cách thức nói chung của sự phát triển được chỉ ra trong quy luật cơ bản nào của phép biện chứng duy vật ? Quy luật lượng – chất. 65. Chất (theo nghĩa triết học) là gì? Dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác. 66. Lượng (theo nghĩa triết học) là gì? Dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động và phát triển. 67. Độ (theo nghĩa triết học) là gì? Chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. 68. Bước nhảy là gì? Là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. 69. Thời điểm xảy ra bước nhảy được gọi là gì? Điểm nút. 70. Khi anh (chị) cắt một chiếc bánh thành những mẩu bánh nhỏ thì chất (theo nghĩa triết học) của nó có thay đổi hay không? Tại sao? Có thay đổi Vì khi cắt chiếc bánh ra thành những mẫu nhỏ thì sự thống nhất hữu cơ trong chiếc bánh bị thay đổi dẫn tới chất của chiếc bánh bị thay đổi 71. Khi sử dụng thuốc để chữa bệnh, tại sao phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về liều lượng? Sử dụng thuốc quá liều là vượt quá “độ” mà sự thay đổi về lượng không làm thay đổi về chất. Làm cho ảnh hưởng của thuốc tới người dùng bị thay đổi, có thể nguy hiểm. 72. Vì sao trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta cần tránh rơi vào “tả khuynh”? Vì tả khuynh là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích luỹ về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. 73. Nguồn gốc, động lực nói chung của sự phát triển được chỉ ra trong quy luật cơ bản nào của phép biện chứng duy vật? Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. 74. Mâu thuẫn là gì? Mâu thuẫn có những tính chất cơ bản nào? Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Tính chất: Tính khách quan và phổ biến; Tính đa dạng, phong phú. 75. Mặt đối lập là gì? Là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm, những thuộc tính có khuynh hướng vận động biến đổi trái ngược nhau, tồn tại khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 76. Thống nhất giữa các mặt đối lập là gì? Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau, sự tồn tại của mặt này phải lấy mặt kia làm tiền đề. 77. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì? Đó là sự tác động qua lại lẫn nhau theo xu hướng bài trừ, phủ định, chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập. 78. Có nên kìm hãm, thủ tiêu hoặc điều hòa các mâu thuẫn hay không? Tại sao ? Không. Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực cho sự phát triển. 79. Thái độ “dĩ hòa vi quý” có lợi cho sự phát triển hay không? Tại sao? Có Vì đó là khi con người nhận thức được mâu thuẫn và cố gắng giải quyết mâu thuẫn. 80. Khuynh hướng nói chung của sự phát triển được chỉ ra trong quy luật cơ bản nào của phép biện chứng duy vật? Quy luật phủ định của phủ định. 81. Phủ định là gì? Sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tạo này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động, phát triển của nó. Sự thay thế đó được gọi là sự phủ định. 82. Phủ định biện chứng là gì? Sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật được gọi là sự phủ định biện chứng. 83. Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào? Tính khách quan và tính kế thừa. 84. Đối lập với phủ định biện chứng là gì? Phủ định siêu hình. 85. Hãy vẽ sơ đồ mô tả khuynh hướng nói chung của sự phát triển. 86.Các định luận di truyền của G.Menden đã góp phần chứng minh đặc điểm nào của phủ định biện chứng? Tính khách quan. 87. Một chu kỳ phủ định của phủ định phải có tối thiểu mấy lần phủ định? 2 lần. 88. Dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận ra sự phát triển? Sau mỗi chu kỳ phủ định của phủ định, cái mới được ra đời dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. 89. Tại sao nói quan điểm phát triển là quan điểm xuyên suốt của phép biện chứng duy vật? Bởi vì các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật đều xoay quanh, làm rõ sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. 90. Kể tên những nguyên lý, quy luật cơ bản của phép biện chứng. * Nguyên lý (2): + Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến + Nguyên lý về sự phát triển. * Quy luật (3): + Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập + Quy luật chuyển hoá giữa lượng và chất + Quy luật phủ định của phủ định 91. Kể tên những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng. + Cái riêng – cái chung + Nguyên nhân – kết quả + Tất nhiên – ngẫu nhiên + Nội dung – hình thức + Bản chất – hiện tượng + Khả năng – hiện thực 92. Theo quan điểm duy vật biện chứng, xét về bản chất thì nhận thức là gì? Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con ngừi trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra tri thức về thế giới khách quan. 93. Cơ sở trực tiếp và chủ yếu của mọi quá trình nhận thức là gì? Thực tiễn là cơ sở trực tiếp và chủ yếu của mọi quá trình nhận thức. 94.Thực tiễn là gì? Thực tiễn là phạm trù chỉ toàn bộ hoạt động vật chất cảm tính có mục đích, có tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. 95. Thực tiễn có những hình thức cơ bản nào? + Hoạt động sản xuất vật chất + Hoạt động chính trị xã hội + Hoạt động thực tiễn khoa học 96. Bạn A đang đọc thơ – đó có phải là hoạt động thực tiễn hay không? Tại sao? Phải Vì bạn A đang thực hiện một hoạt động vật chất có mục đích, có tính lịch sử xã hội. 97. Đàn ong đang xây tổ - đó có phải là hoạt động thực tiễn hay không? Tại sao? Không Vì đây không phải hoạt động của con người. 98. Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức? Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của quá trình nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. 99. Chân lý là gì? Chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. 100. Chỉ ra các tính chất của chân lý. + Tính khách quan + Tính tương đối, tính tuyệt đối + Tính cụ thể 101. Tại sao nói chân lý luôn mang tính khách quan? Vì chân lý có tính độc lập về nội dung phản ánh của nó với ý hí chủ quan của con người; nội dung của tri phức phải phù hợp với thực tế khách quna chứ ko phải ngược lại. 102. Lấy 1 ví dụ để chứng minh chân lý có tính cụ thể. <Tự lấy VD> 103.Tại sao nói: chân lý vừa có tính tương đối vừa có tính tuyệt đối? Tuyệt đối là ở chỗ: Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn có khả năngg xác định cái đúng, bác bỏ cái sai. Tương đối ở chỗ: Thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì. Hơn nữa, bản thân thực tiễn không đứng yên một chỗ mà biến đổi và phát triển liên tục, nên nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn. 104. Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với chân lý? Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý