Ví dụ: Trong các khóa luận tốt nghiệp: “ Xây dựng tư liệu dạy học và áp dụng phương pháp dạy học dự án cho dạy học nội dung ứng dụng các phi kim và hợp của chúng trong chương trình hóa
Trang 1DẠY HỌC DỰ ÁN
NHÓM 6
I LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp dạy học theo dự án trên thế giới
DHDA bắt nguồn từ châu Âu nhưng phương pháp là một sản
phẩm chính hãng của phong trào giáo dục tiến bộ Mỹ William
Heard Kilpatrick là người đầu tiên đã mô tả chi tiết phương pháp
này trong bài viết nổi tiếng toàn thế giới “Phương pháp dự án”
(1918) đề cập tới dạy học dự án là “hành động có mục đích bằng
cả trái tim” – đề cao ý nghĩa “mục đích” của dạy học DA: Cho học
sinh tự do hành động nhằm phát triển sự độc lập, tư duy phê phán
và năng lực hành động
Từ năm 1965 tới nay, sau một thời gian gần như bị lãng quên trong những năm trong
và sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, phương pháp DA của Kilpatrick, hiện được áp dụng như phương pháp dạy học tích cực được tái thiết ở Đức, Thuỵ Sĩ và các nước châu Âu khác
Có thể coi đây là giai đoạn tái thiết DHDA và làn sóng thứ ba của việc phổ biến DHDA có tính chất quốc tế
Như vậy, việc học tập thông qua các dự án đã được bắt đầu từ thế kỷ trước và đã có những biến động, di chuyển qua lại từ định nghĩa, cách thức tiến hành, phương thức áp dụng, mức độ phổ biến, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ quốc gia, châu lục này sang quốc gia, châu lục khác Các dự án học tập được học sinh thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau Tất cả các công trình trên đều đề cập đến cơ sở lí luận của DHDA, bản chất quá trình thực hiện DHDA ở nhiều góc độ khác nhau, trong các môn học khác nhau
2 Những nghiên cứu dạy học theo dự án ở Việt Nam
Ở Việt Nam, DHDA đã được sử dụng trong đào tạo – dạy học Cao đẳng và Đại học, thông qua các đồ án tốt nghiệp các ngành học, bắt đầu là các trường ĐH kĩ thuật Hiện nay,
Trang 2các hình thức bài tập lớn, tiểu luận, khoá luận thực hiện trong các trường ĐH nói chung và trong đào tạo GV đã rất quen thuộc với sinh viên
Ví dụ:
Trong các khóa luận tốt nghiệp:
“ Xây dựng tư liệu dạy học và áp dụng phương pháp dạy học dự án cho dạy học nội dung ứng dụng các phi kim và hợp của chúng trong chương trình hóa học phổ thông –nâng cao” Đào Thị Như (2008) – ĐHSP Hà Nội
Luận văn thạc sĩ:
“Phát triển năng lực chủ động tích cực học tập của học sinh trong dạy học hóa học thông qua hình thức dạy học dự án” Đặng Thị Minh Thu (2009) ĐHSP Hà Nội
Trong đề tài này tác giả đã xây dựng được các dự án hóa học gắn bài học với các vấn
đề liên quan tới thực tiễn Ví dụ như nghiên cứu vấn đề về mưa axit, thủng tần ozon, ô nhiễm nguồn nước Đưa các dự án đó vào trực tiếp dạy học trong chương trình hóa học 10,11,12
và đánh giá hiệu quả của phương pháp DHDA
Qua đây, ta thấy được phương pháp DHDA hiện đang rất được quan tâm nghiên cứu trong ngành hóa học nói riêng và trong tất cả các ngành học nói chung
II CƠ SỞ KHOA HỌC
1 Cơ sở triết học:
- Dựa trên lý thuyết hành động nhận thức, lý thuyết hoạt động Cơ sở lý thuyết là trong quá trình nhận thức cần có sự kết hợp giữa tư duy và hành động, giữa lý thuyết và thực tiễn Tâm
lý của con người hình thành và thể hiện qua hoạt động
- Quan điểm dạy học này cũng dựa trên lý thuyết kiến tạo: thông qua hành động tự lực, học sinh tự lĩnh hội và kiến tạo tri thức
2 Cơ sở tâm lý học:
a. Thuyết nhận thức: Học tập là quá trình xử lý thông tin
- Theo lý thuyết nhận thức, quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc, và có ảnh hưởng quyết định đến hành vi Con người tiếp thu các thông tin bên ngoài, xử lý và đánh giá chúng,
từ đó quyết định các hành vi ứng xử
Trang 3- Trung tâm của quá trình nhận thức là các hoạt động trí tuệ như: xác định, phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết các vấn
đề và phát triển, hình thành các ý tưởng mới
b. Thuyết kiến tạo: Học tập là tự kiến tạo tri thức
- Thay cho việc HS tham gia các chươnng trình dạy học được lập trình sẵn, người ta để cho
HS có cơ hội để tự tìm hiểu HS phải học tập từ lý trí riêng và có thể làm điều này càng tốt hơn nếu không phải tuân theo một chương trình giảng dạy cứng nhắc, mà có thể tự mình điều chỉnh rất nhiều quá trình học tập của chính mình
3 Cơ sở giáo dục
Dạy học theo dự án giúp học sinh chuyển:
Từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng
Từ thụ động ghi nhớ, lặp lại sang khám phá, tích hợp và trình bày
Từ nghe và đáp ứng sang truyền đạt và dám chịu trách nhiệm
Từ kiến thức đơn thuần về sự kiện, thuật ngữ, nội dung sang hiểu rõ quá trình
Từ lý thuyết sang vận dụng lý thuyết
Từ phụ thuộc vào GV sang chủ động tổ chức
Nói chung, dạy học dựa trên dự án là tạo môi trường học tập mà ở đó giáo viên hướng dẫn, thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn, phát huy tính tích cực, tự học, óc sáng tạo của học sinh
III ĐẶT VẤN ĐỀ :
Thông qua nhiều kết quả nguyên cứu của khoa học hiện đại đã cho thấy: Học sinh chỉ
có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua tài liệu Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% Nếu quan sát có thể nhớ 20% Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ 25% Thông qua thảo luận với nhau, học sinh có thể nhớ được 55% Nhưng nếu học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75% Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90% Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Học thông qua hoạt động là cách tốt nhất vận dụng kiến thức váo giải quyết những vấn đề trong cuộc sống , từ đó thấy việc học ý nghĩa , tạo ra động lực để các em khám phá
Trang 4Biết đâu chính từ những khám phá nho nhỏ sẽ tạo đà cho những phát minh lớn? Cũng chính những khám phá ấy là nhiên liệu duy trì ngọn lửa đam mê học của các em
Phương pháp dạy học truyền thống vẫn là phương pháp dạy học phổ biến trong trường trung học phổ thông Theo đó nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho học sinh là sách giáo khoa và giáo viên Tuy nhiên, tốc độ phát triển của khoa học công nghệ luôn luôn vượt
xa tốc độ cập nhật kiến thức của sách giáo khoa, cho dù sách giáo khoa được đổi mới hằng năm đi nữa thì việc cập nhật kiến thức chỉ dừng ở mức độ tương đối
Theo các phương pháp dạy học truyền thống thì người thầy đóng vai trò trung tâm của các quá trình dạy học Thầy truyền đạt kiến thức từ SGK đến HS Trong phương pháp dạy học truyền thống, không có chỗ cho một môi trường cộng tác, trong đó từng thành viên đảm nhận một vai trò, một công việc cụ thể hướng đến mục tiêu chung Trong khi thực tế, kĩ năng làm việc trong môi trường như vậy là điều thiết yếu để tồn tại
Trong tất cả các môn học được học ở chương thông thì hóa học là một môn học đòi hỏi tính tư duy cũng như những kiến thức về tự nhiên xã hội rất nhiều Chính vì thế mà việc
áp dụng PPDHTDA vào chương trình giảng dạy là điều hết sức cần thiết Hoá học đặc biệt
có mối liên kết với các môn học khác như Sinh học, Địa lí, Vật lí, nên việc ứng dụng kiến thức môn học trong cuộc sống rất phong phú, liên quan đến nhiều ngành nghề trong xã hội Đây là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng DHDA thông qua sự tích hợp kiến thức của các môn học này
IV ĐỊNH NGHĨA, BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
1 Dạy và học theo dự án là gì?
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm Quá trình giảng dạy luôn định hướng vào các khái niệm cơ bản của môn học nhưng gắn liền với thực tế Theo phương pháp này, người học phải tự mình giải quyết các vấn đề và các nhiệm vụ có liên quan khác để có được kiến thức, có khả năng giải quyết vấn đề và cho ra những kết quả thực tế
- Những hoạt động này giúp HS thấy kiến thức cần học có ý nghĩa hơn
Trang 5- HS lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn - dự án
- Kết thúc dự án sẽ cho ra sản phẩm
2 Các hình thức tổ chức dạy học theo kiểu dự án
Có thể phân chia các hình thức tổ chức từ nhiều góc độ khác nhau:
Phân loại theo chuyên môn: Dự án trọng một môn học, dự án liên môn, dự án ngoài chuyên môn
Phân loại theo sự tham gia của người học: Dự án cho nhóm học sinh, dự án cá nhân
Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: Dự án dưới sư tham gia hướng dẫn của một giáo viên, hay sự tham gia cộng tác của một nhóm các giáo viên
Phân loại theo quỹ thời gian: Dự án nhỏ, dự án trung bình, dự án lớn
Phân loại theo nhiệm vụ: Dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu, dự án thực hành , dự án hỗn hợp
3 Bản chất của dạy học dự án
Có rất nhiều kiểu dự án được tiến hành trong lớp học Một dự án được xem là hiệu quả khi nó đạt được sự cân bằng giữa khả năng thực hiện của người học với ý đồ thiết kế của giáo viên, chỉ rõ những công việc người học cần làm Để nhận rõ thế nào là bài học theo dự
án, ta cần làm rõ bản chất của phương pháp dạy học theo dự án theo những khía cạnh sau:
• Người học là trung tâm của quá trình dạy học:
- Bài học theo dự án được thiết kế cẩn thận, lôi cuốn người học vào những nhiệm vụ mở và
có tính thực tiễn cao
- Các nhiệm vụ của dự án kích thích khả năng ra quyết định, niềm cảm hứng, say mê của người học trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm cuối cùng
- Người học lĩnh hội kiến thức người học thông qua việc tìm hiểu và tự quyết định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của dự án
- Giáo viên giữ vai trò hỗ trợ hay hướng dẫn Người học hợp tác làm việc với nhau trong các nhóm, phát huy tối đa năng lực cá nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau
• Dự án tập trung vào những mục tiêu quan trọng gắn với các chuẩn.
Trang 6- Những dự án tốt được phát triển dựa trên những nội dung cốt lõi của chương trình đáp ứng các chuẩn quốc gia và địa phương
- Dự án có các mục tiêu rõ ràng gắn với các chuẩn và tập trung vào những hiểu biết của người học sau quá trình học
• Dự án định hướng theo bộ câu hỏi và khung chương trình.
- Câu hỏi khung chương trình sẽ giúp các dự án tập trung vào những hoạt động dạy học trọng tâm
- Người học được giới thiệu về dự án thông qua các câu hỏi gợi mở ý tưởng lớn, xuyên suốt
và có tính liên môn Người học sẽ buộc phải tư duy sâu hơn về các vấn đề nội dung của môn học theo các chuẩn và mục tiêu
• Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên
- Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến cần phải được làm rõ và phải luôn được rà soát nhiều lần để kiểm chứng mức độ lĩnh hội bằng các phương pháp đánh giá khác nhau Người học sẽ được xem mẫu và hướng dẫn trước để thực hiện công việc có chất lượng nhất,
và phải biết rõ điều gì đang chờ đợi ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án
- Cần tạo ra cơ hội để rà soát, phản hồi hay điều chỉnh trong suốt qua trình thực hiện dự án
• Dự án có liên hệ với thực tế.
Dự án phải gắn với đời sống thực tế Người học có thể thể hiện việc học của mình trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại
• Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua các sản phẩm hoặc quá trình thực hiện.
Thông thường các dự án được kết thúc với việc người học thể hiện thành quả học tập của mình thông qua các bài thuyết trình, các văn bản tài liệu, các mô hình dàn dựng Những sản phẩm cuối cùng này giúp cho người học thể hiện khả năng diễn đạt và làm chủ quá trình học tập
• Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học
Người học được tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau giúp hỗ trợ phát triển khả năng tư duy, cho ý kiến đánh giá về nội dung và hỗ trợ tạo sản phẩm cuối Với sự trợ giúp
Trang 7của công nghệ, người học tự chủ hơn với kết quả cuối cùng, có cơ hội “cá nhân hóa sản phẩm”
• Kĩ năng tư duy là không thể thiếu trong làm việc theo dự án.
Làm việc theo dự án sẽ hỗ trợ phát triển cả kĩ năng tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như hợp tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu và đánh giá thông tin Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các câu hỏi khung chương trình sẽ kích thích người học tư duy và liên
hệ với các khái niệm mang tính thực tiễn cao
• Chiến lược dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách dạy đa dạng
- Các chiến lược dạy học sẽ tạo ra một môi trường học tâp đa dạng hơn, thúc đẩy tư duy bậc cao hơn
- Những chiến lược dạy học này sẽ giúp đảm bảo cho người học được tiếp cận với toàn bộ học liệu của chương trình, tạo cơ hội thành công cho mỗi thành viên
4 Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
a Vai trò của giáo viên
- Từ nội dung bài học , giáo viên hình thành ý tưởng dự án mang tính thực tiễn
- Giáo viên tạo vai cho học sinh trong dự án, làm cho vai của học sinh gắn với nội dung cần học (thiết kế các bài tập trong dự án cho học sinh)
- Trong suốt quá trình này, vai trò của giáo viên là hướng dẫn (guide) và tham vấn (advise) chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình
b Vai trò của học sinh
- HS (nhóm) thực hiện dự án = thực hiện các vai được chỉ định.
- HS tự lực triển khai dự án (quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức các
hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề)
- HS (nhóm) thu thập, xử lí thông tin từ nhiều nguồn theo vai đảm nhận → tích lũy kiến thức
và nhiều giá trị khác từ quá trình làm việc
- HS tập giải quyết các vấn đề có thật trong đời sống bằng những kỹ năng của “người lớn”
như cộng tác và diễn giải
→ Bằng cách này mỗi bài học đều thật sự hấp dẫn đối với HS vì vấn đề mà các em đang giải quyết là vấn đề có thực trong cuộc sống.
5 Quy trình thực hiện phương pháp dạy học theo dự án
Trang 8a Phát hiện và xác định mục tiêu dự án
Xuất phát từ nội dung học tập, giáo viên phải đưa ra được một chủ đề với những gợi ý hấp dẫn, kích thích học sinh tham gia thực hiện Chủ đề đưa ra phải gắn với thực tiễn cuộc sống thực, học sinh có thể làm việc độc lập để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế, thông qua việc thực hiện dự án học sinh hình thành kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
Ví dụ: Bài “Hợp chất chứa oxi của clo” thuộc chương 5 : Nhóm halogen Trong chương trình
Hóa học lớp 10 nâng cao
Thông qua bài này, hướng tới các mục tiêu sau:
Kiến thức
- Học sinh trình bày được các loại hợp chất chứa oxi của clo (oxit, axit, muối)
- Nắm được các số oxi hóa có thể có của clo trong các hợp chất (-1, +1, +3, +5, +7) Những hợp chất này đều kém bền
- Nắm vững thành phần, lý tính, cách điều chế và ứng dụng của ba loại muối (nước Javel, clorua vôi, kali clorat)
Thái độ
Giáo dục thái độ say mê nghiên cứu khoa học, biết cách sử dụng hợp lý các loại hóa chất trong từng trường hợp cụ thể
Kỹ năng
- Xác định số oxi hóa của nguyên tố trong hợp chất
- Viết các phương trình hóa học để điều chế ba loại muối trên, rèn luyện kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron
- Kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm Power Point (trình bày văn bản, chèn hình ảnh, âm thanh, bảng biểu, sơ đồ )
- Kỹ năng nghiên cứu, làm việc theo nhóm, tìm tài liệu…
Tư duy
Phát triển tư duy bậc cao thông qua việc lựa chọn đề tài có tính thực tiễn, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá
Sản phẩm
Học sinh hoàn thành một báo cáo và một bài trình diễn đa phương tiện và một bản tin Hóa học
Trang 9Từ mục tiêu đề ra giáo viên tiến hành thiết kế ý tưởng cho dự án:
b Thiết kế ý tưởng dự án
Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học, dự án phải là vấn đề hướng đến thế giới thực, phát sinh nhiều giả thuyết, cần sự nổ lực giải quyết của nhiều người, phù hợp với mục tiêu học tập và được xây dựng dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, thúc đẩy sự phát triển và khả năng nhận thức của học sinh Khi thiết kế ý tưởng dự án nên chú ý đến các chủ đề thực tế và các vấn đề
mà học sinh thực sự muốn tìm hiểu
Ví dụ: Bài “Hợp chất chứa oxi của clo”
GV thiết kế ba dự án:
+ Dự án 1: Tìm hiểu về nước Javel
+ Dự án 2: Tìm hiểu về Clorua vôi
+ Dự án 3: Tìm hiểu về Kali Clorat
Trên cơ sở dự án đã thiết kế, giáo viên phải xây dựng được bộ câu hỏi để học sinh có định hướng để hoàn thành dự án:
c Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Là một hệ thống những câu hỏi do giáo viên đưa ra nhằm mục đích định hướng cho học sinh một nhóm kiến thức thuộc một số bài học, bộ câu hỏi định hướng là sự thể hiện cụ thể và sinh động mục tiêu dạy học: các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thái độ,… Cần suy nghĩ về các câu hỏi học sinh sẽ hỏi khi triển khai dự án và chú trọng vào việc làm sao để cuốn hút học sinh, câu hỏi tạo ra sự gợi mở, sự gợi mở này sẽ khiến cho hoạt động học tập trở nên khó đoán trước, vốn là một đặc trưng cơ bản của việc học theo dự án
Ví dụ: Bài “Hợp chất chứa oxi của clo”
+ Với dự án 1: Tìm hiểu về nước Javen
Giáo viên có thể xây dựng bộ câu hỏi định hướng như sau:
(?) Nước Javel là chất như thế nào?
(?) Tính chất đặc trưng của loại hợp chất này?
(?) Giải thích vì sao nước Javel lại có tính chất đó?
(?) Cách điều chế nước Javel
Trang 10(?) Cách sử dụng, bảo quản, các lưu ý khi sử dụng (nếu có).
+ Với dự án 2: Tìm hiểu về Clorua vôi
(?) Tính chất vật lí của clorua vôi?
(?) Cấu tạo và tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất này?
(?) Giải thích vì sao Clorua vôi lại có những tính chất hóa học như vậy?
(?) Cách điều chế của hợp chất này ?
(?) Ứng dụng của Clorua vôi trong đời sống và sản xuất?
(?) Cách sử dụng, cách bảo quản, các lưu ý khi sử dụng (nếu có) ?
+ Dự án 3 : Tìm hiểu về kali clorat
(?) Tìm hiểu cấu tạo kali clorat
(?) Tính chất vật lí của Kali clorat?
(?) Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất này? Giải thích?
(?) Cách điều chế Kali clorat
(?) Ứng dụng, cách sử dụng, bảo quản, các lưu ý cần thiết (nếu có)?
Sau khi xác định được mục tiêu và xác định được bộ câu hỏi cho dự án giáo viên bắt đầu lập
kế hoạch cho dự án:
d Lập kế hoạch dự án:
Để dạy tốt và bảo đảm học sinh tham gia tích cực vào quá trình học giáo viên cần:
- Lập một kế hoạch bài dạy với các mục tiêu học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình do Bộ GD& ĐT quy định Phần này giáo viên soạn một giáo án, thiết kế một bài giảng điện tử, trong đó có lồng ghép dự án của học sinh cho phù hợp với bài dạy
- Trong kế hoạch bài dạy giáo viên phải xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài dạy, là hệ thống câu hỏi gợi ý cho toàn bộ nội dung của bài học
- Trên cơ sở bộ câu hỏi định hướng bài dạy giáo viên phải phác thảo ý tưởng về mục đích và nội dung của các bài tập dành cho học sinh, bao gồm các bài tập trình diễn, ấn phẩm, sản phẩm vật chất