1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

tâm lý học phát triển

272 2,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 272
Dung lượng 917,48 KB

Nội dung

Dựa trên những thành tựu cơ bản của tâm lýhọc phát triển mà thế giới đã thu được, giáo trình "Tâmlý học phát triển" này tổng hợp, hệ thống, khái quátnhững vấn đề về sự vận động, biến đổi

Trang 2

Do những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục trẻ

em, việc nghiên cứu sự phát triển tâm lý của conngười ra đời khá sớm và cho đến nay nó đã tích lũyđược những thành tựu về lý luận và thực tiễn kháphong phú Nhờ đó Tâm lý học phát triển có ý nghĩarất lớn trong quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ nóiriêng cũng như đối với con người nói chung

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

Trang 3

Dựa trên những thành tựu cơ bản của tâm lýhọc phát triển mà thế giới đã thu được, giáo trình "Tâm

lý học phát triển" này tổng hợp, hệ thống, khái quátnhững vấn đề về sự vận động, biến đổi, phát triển tâm

lý của con người theo các giai đoạn lứa tuổi khácnhau Trên cơ sở đó tìm ra những đặc điểm, nhữngđộng lực, những qui luật, những con đường hìnhthành và phát triển đặc thù của sự phát triển tâm lý conngười Từ đó cung cấp cho người học những tri thứckhoa học cơ bản về tâm lý học phát triển, nhằm hiểubiết tâm lý con người và vận dụng sự hiểu biết đó vàomọi hoạt động của cuộc sống cá nhân cũng như cộngđồng theo phương châm "hiểu mình, biết người" Nhờ

đó con người biết sống có tình, có lý, có văn hóa vàhạnh phúc

Giáo trình này được xây dựng nhằm đáp ứngyêu cầu của cải cách giáo dục ở bậc đại học, tránh lặplại những vấn đề đã được đề cập đến ở nhiều cuốnsách khác, cố gắng gợi mở cho sinh viên hướng suynghĩ về vấn đề được đặt ra; đồng thời cung cấp khốilượng kiến thức tối thiểu cần thiết cho sinh viên về tâm

lý học phát triển

Trang 4

Tâm lý con người rất đa dạng và phức tạp Vìvậy, giáo trình này khó có thể tránh được những sai sótnhất định Tác giả mong nhận được ý kiến đóng gópquý báu của độc giả xa gần để giáo trình này ngàycàng hoàn thiện hơn.

Chương 6: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

CƠ BẢN CỦA THANH NIÊN SINH VIÊN (từ 19 đến 25 tuổi)

Chương 7: NHỮNG NÉT TÂM LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VÀ NGUỜI GIÀ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

IV GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

V SỰ PHÂN CHIA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CÂU HỎI

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

Trang 6

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

1 Khái niệm phát triển tâm lý

Nói đến phát triển, nhiều khi người ta chỉquan tâm đến những kết quả cuối cùng của một giaiđoạn hoặc một quá trình nào đó thể hiện ở hình thức

bề ngoài hoặc hành vi cá nhân Xem xét sự phát triểnnhư vậy là thiếu biện chứng và phiến diện, dễ dẫn đếnsai lầm

Trên thực tế, sự phát triển tâm lý của mỗi cánhân hoặc một nhóm người nào đó bao giờ cũng diễn

ra trong một quá trình: từ sự phát sinh, hình thành,phát triển đến tàn lụi; từ mức độ này đến mức độ khác;

từ hình thái này đến hình thái khác Đó là quá trình vậnđộng, biến đổi của một thực thể Nó bao hàm hàngloạt thay đổi có sự ràng buộc bên trong với nhau, cólúc từ từ, tiệm tiến, có lúc nhảy vọt, nhưng cũng có lúcdẫm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi lạm thời Đó là mộtquá trình phức tạp như phép duy vật biện chứng đãkhẳng định

I ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

Trang 7

V.I.Lênin viết: "Phát triển là sự giảm đi và tănglên, là sự lặp đi, lặp lại, là sự thống nhất giữa các mặtđối lập" (cái thống nhất, gồm có 2 mặt: mặt đối lập loạitrừ lẫn nhau và mặt quan hệ giữa chúng với nhau).

Tuy nhiên tính chất chung của sự phát triển làmột quá trình có chiều hướng tích cực, đi lên nhằm tạo

ra cái mới ở mức độ ngày càng cao hơn, phức tạphơn, phong phú và tinh tế hơn so với cái cũ

Quá trình phát triển tâm lý của con người đi từcái chưa bị phân hóa đến cái bị phân hóa Từ chỗphân hóa rồi lại tích hợp lại thành các yếu tố, các bộphận để tạo thành một cơ cấu mới với những phẩmchất, đặc điểm mới Những phẩm chất và đặc điểmnày qui định bộ mặt tâm lý của từng giai đoạn, từng độtuổi trong quá trình phát triển

Tâm lý của mỗi cá thể, mỗi nhóm tuổi đượcphát triển như là một hệ thống phức tạp nhất củanhững cơ cấu khác nhau (nhận thức, tình cảm, trạngthái, hành vi, v.v ) có liên quan, tác động phụ thuộc lẫnnhau Những cơ cấu đó được sắp xếp theo một thứbậc để đảm bảo cho hoạt động bên trong và bên ngoàicủa con người Ví dụ: lúc mới sinh, đứa trẻ hoạt động

Trang 8

là do những nhu cầu sơ đẳng nhất của cơ thể đòi hỏi.Những nhu cầu đó được người lớn thỏa mãn nênkhông bao lâu sau những nhu cầu thứ cấp được hìnhthành Tiếp đến là những tình cảm, hứng thứ, động cơmới xuất hiện Những nhu cầu, động cơ mới này mộtmặt thúc đẩy hoạt động của đứa trẻ, mặt khác ngàycàng được phát triển trong nhân cách của nó Nghĩa làđứa trẻ được phát triển theo chính những cơ chế phứctạp, đan xen, hòa quyện vào nhau một cách biệnchứng Phát triển tâm lý chính là sự phát triển các cơchế ngày càng phức tạp, tinh vi của những nhu cầu,động cơ, hoạt động, hành động của con người từ mức

độ này đến mức độ khác, phù hợp với những đòi hỏingày càng cao của xã hội

Từ những phân tích trên chúng tôi định nghĩa:Phát triển tâm lí là một quá trình bao gồm từ sự phátsinh, hình thành Phát triển của những yếu tố, nhữngquá trình, những thuộc tính, những trạng thái tâm lí củamỗi cá thể, từ đơn giản đến phức tạp, từ chỗ chưa bịphân hóa đến chỗ bị phân hóa theo những qui luật cóliên quan, tác động phụ thuộc lẫn nhau tạo thànhnhững đặc điểm tâm lý khác nhau theo giai đoạn Đó

là một hoạt động có tính hệ thống được sắp xếp có

Trang 9

tính thứ bậc và ngày càng tinh tế, tạo ra những đặcđiểm đặc trưng cho mỗi thời kỳ, mỗi lứa tuổi khácnhau, đảm bảo cho con người sống, hoạt động vàphát triển với tư cách là một chủ thể có ý thức của xãhội.

Khi nói đến khái niệm phát triển, người tathường hay đề cập đến các khái niệm có sự liên quannhư tăng trưởng, chín muồi

Tăng trưởng là khái niệm đề cập đến sự giatăng về số lượng (chiều dài, dung tích, khối lượng )của sự vật, hiện tượng Ví dụ: sự gia tăng về chiều cao,cân nặng, sự tăng lên của tế bào thần kinh, sự tănglên về số lượng tế bào cảm giác của trẻ em trong nămthứ nhất v.v Còn chín muồi được dùng khi sự tăngtrưởng đạt đến "độ" Ví dụ: "Trăng đến rằm trăng tròn".Ông cha ta thường nói: "Nữ thập tam, nam thập lục đểchỉ sự chín muồi về mặt sinh học (sự dậy thì) của conngười Nói đến phát triển là nói đến sự thay đổi chuyểnhóa về mặt chất lượng, nói đến một trình độ mới khác

về chất so với cái cũ Chẳng hạn sự phát triển tâm lýcủa con người, đi từ cảm giác đến tri giác, từ tri giácđến tư duy v.v Tri giác là một trình độ khác về chất sovới cảm giác; tư duy là trình độ mới khác về chất so với

Trang 10

tri giác v.v

Quan hệ giữa tăng trưởng, chín muồi với pháttriển là quan hệ giữa số lượng và chất lượng Tăngtrưởng, chín muồi dẫn đến sự tăng trưởng về chất(phát triển); chất lượng mới lại tạo tiền đề cho sự tăngtrưởng và chín muồi ở mức cao hơn Đó là mối quan

hệ biện chứng có tính nhân quả của sự vật, hiệntượng Sự phát triển tâm lý của con người được vậnđộng cũng không ngoài quy luật đó

2 Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học phát triển

a Đối tượng

Tâm lý học phát triển là một trong nhữngchuyên ngành cơ bản, quan trọng của tâm lý học Đốitượng nghiên cứu của nó là những động lực, điềukiện, những qui luật phát triển, những sự biến đổi củacác quá trình, các thuộc tính, các phẩm chất tâm lýtrong sự hình thành nhân cách con người với tư cách

là một thành viên của xã hội, theo sự trưởng thành củalứa tuổi

b Tâm lý học phát triển bao gồm các ngành sau

* Tâm lý học trong thời kỳ bào thai (còn gọi là

Trang 11

thai giáo) Tâm lý học tuổi thơ (tuổi hài nhi).

* Tâm lý học trước tuổi đi học (tuổi vườn trẻ)

* Tâm lý học học sinh tiểu học

* Tâm lý học tuổi thiếu niên

* Tâm lý học người trưởng thành

* Tâm lý học người già

* Tâm lý học của những em phát triển khôngbình thường

Tâm lý học phát triển có mối liên quan vớinhiều chuyên ngành tâm lý học khác như Tâm lí họcđại cương, Tâm - sinh lý học, Tâm lý học nhân cách,Tâm lý học sư phạm Trong đó mối liên quan giữaTâm lý học phát triển và Tâm lý học sư phạm (gồm cảdạy học và giáo dục) là chặt chẽ nhất Giữa hai ngànhtâm lý học này có sự tác động qua lại và qui định lẫnnhau một cách rất biện chứng: Tâm lý học phát triển vàTâm lý học sư phạm giống hai đứa con sinh đôi kháctrứng của một bào thai Mối quan hệ giữa hai ngànhtâm lý học này đều có chung khách thể nghiên cứu, đó

là trẻ em các lứa tuổi Bởi thế cả hai ngành lâm lý này

Trang 12

tạo thành một thể thống nhất khó tách bạch, dẫn đếntình trạng nhiều khi ranh giới trình bày các vấn đề củaTâm lí học phát triển và Tâm lí học sư phạm trở nên cótính tương đối Tuy nhiên Tâm lý học pháttriển chủ yếunghiên cứu động lực, qui luật cũng như các đặc điểmphát triển của con người theo sự trưởng thành củatừng giai đoạn Còn Tâm lý họ (sư phạm ghiên cứunhững con đường, những qui luật hình thành củanhận thức, nghiên cứu những vấn đề thuộc về dạy học

và giáo dục con người

Theo nghĩa đầy đủ, nghiên cứu sự phát triểntâm lý không phải là nghiên cứu những cái gì đã cósẵn mà là nghiên cứu tâm lý trong quá trình vận động,biến đổi không ngừng của nó Blônxki, nhà tâm lý họcNga nổi tiếng đã viết: "Chỉ có thể hiểu được hành vi khi

ta hiểu nó như lịch sử hành vi"

Nếu Tâm lý học sư phạm nghiên cứu nhằmtìm ra những con đường, những quy luật, những điềukiện giúp con người lĩnh hội nhanh nhất, có chất lượng

và hiệu quả nhất nền văn hóa nhân loại, thì Tâm lý họcphát triển sẽ nghiên cứu quá trình phát sinh, hìnhthành, phát triển tâm lý con người trong sự vận độngcủa chính sự tiếp thu, lĩnh hội đó Ví dụ: chiến lược

Trang 13

hướng vào người học của Tâm lý học sư phạm đề caonguyên tắc tôn trọng đặc điểm và năng lực của chủ thể(người học) nhằm phát huy tốt nhất tính tích cực hoạtđộng của người học, giúp họ lĩnh hội một cách chủđộng, tự giác hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ, chuẩnmực hành vi được xã hội loài người tích lũy được từtrước đến nay; Chiến lược này đã làm biến đổi, pháttriển đời sống tâm lý của người học so với nhữngchiến lược dạy học khác Sự vận động, biến đổi vàphát triển của chiến lược hướng vào người học diễn ranhư thế nào, diễn biến ra sao, theo quy luật nào và nóđòi hỏi những điều kiện nào thì Tâm lý học phát triểnphải nghiên cứu.

Song, như đã nói ở trên, hai chuyên ngànhTâm lý học sư phạm và Tâm lý học phát triển liênquan rất mật thiết với nhau, tác động qua lại một cáchchặt chẽ, biện chứng và hỗ trợ đắc lực cho nhau trongtính độc lập tương đối của nó Ra đời chủ yếu vào nửasau thế kỷ XIX, Tâm lý học phát triển coi những quanđiểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duyvật lịch sử về phát triển là điểm xuất phát, là kim chỉnam cho việc nghiên cứu của mình Chẳng hạn, cácqui luật lượng đổi chất đổi, qui luật phủ định của phủ

Trang 14

định, qui luật phát triển không đồng đều của sự vật,hiện tượng của chủ nghĩa duy vật biện chứng có giátrị soi sáng khi xem xét, nghiên cứu những qui luậtphát triển tâm lý trẻ em theo lứa tuổi Các nhà tâm lýhọc, giáo dục học lỗi lạc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XXnhư K.Đ.Usinxki, I.M.Séchénôv, L.X.Vưgôtxki,X.L.Rubinstêin, A.N.Lêônchicv, J.Piagct, H.Walon v.v

đã có công lớn trong việc xây dựng nền Tâm lý họcphát triển

Ngày nay, tâm lý học phát triển đã thu đượcnhững thành tựu đáng kể, đã thu thập được một khốilượng tư liệu phong phú Sự trưởng thành của nó gắnliền với tên tuổi của nhiêu nhà tâm lý học hiện đại ởnhiều nước, đặc biệt nổi bật trong đó là những nhàtâm lý học Liên Xô như B.G.Ananhev, L.I.Bôzhôvic, L.N.Landa, N.A.Menchinskaja, Đ.B Elkônin v.v ở Tây âu

có thể kể: Luyxiêng, Sevơ Febơrơ, J.Watson, D.Bruner,B.F.Skiner.v.v

Có thể nêu ra đây vài quan điểm cơ bản màtâm lý học phát triển lấy làm cơ sở nền tảng cho việcxây dựng và phát triển chuyên ngành của mình

Vào những năm 20, 30 của thế kỷ này,

Trang 15

L.X.Vưgôtxki đã nêu ra nguyên tắc về tính gián tiếp củahoạt động tâm lý người, tính xã hội - lịch sử, tính có ýthức của tâm lý người là những nét khác về bản chất

so với tâm lý động vật Tiếp đó ông nêu ra quan điểmbản chất tâm lý người có nguồn gốc hoạt động Ôngcho rằng hoạt động tâm lý bên trong của trẻ em đượcxây dựng theo mẫu hoạt động bên ngoài

Kế cận những quan điểm của L.X.Vưgôtxki,X.L.Rubinstêin đã nêu: nguyên lý phát triển là sự thốngnhất giữa cái bên ngoài (hiện thực khách quan) tácđộng thông qua những điều kiện bên trong Nguyên lýnày nêu bật quan điểm phản ánh tâm lý được thựchiện trong quá trình tác động qua lại giữa chủ thể vàkhách thể, trong đó hoạt động tích cực của chủ thể làkhâu trung gian cho tác động của thế giới khách quan

- Phát triển những luận điểm củaL.X.Vưgôtxki, A.N.Lêônchiev và các cộng sự đã đưa racấu trúc vĩ mô của hoạt động, đưa ra lý thuyết "chuyểnvào trong", rồi đến P.Ia.Galperin, Đ.B.Elkônin đã tìm ra

cơ chế của việc chuyển hoạt động bên ngoài của chủthể thành hành động trí tuệ theo giai đoạn

- Những lý luận về phân chia lứa tuổi của

Trang 16

II.Wallon và J.Piaget góp phần làm cơ sở nghiên cứu

và làm phong phú cho tâm lý học phát triển mà tanghiên cứu Điều lý thú là mặc dù xuất phát điểmnghiên cứu khác nhau, nhiều nhà tâm lý học phát triển

Âu, Mỹ cũng đi đến thừa nhận một thành tựu của tâm

lý học hiện đại là mỗi hiện tượng tâm lý đều có nguồngốc từ hành động, hoạt động của con người, đều chứađựng yếu tố xã hội - lịch sử cao

c Nhiệm vụ của tâm lý học phát triển

Nhiệm vụ của tâm lý học phát triển là nghiêncứu những đặc điểm phát triển của các quá trình tâm

lý, những thuộc tính, những phẩm chất nhân cách,những khả năng, điều kiện phát triển theo lứa tuổicũng như qui luật, những con đường hình thành, pháttriển của chúng

Mục đích của việc nghiên cứu đó nhằm phục

vụ cho thực tiễn giáo dục trẻ em nói riêng, giáo dụccon người nói chung, nhằm phát triển những nhâncách ngày càng hoàn thiện để sống và phát triển hàihòa trong xã hội hiện đại; đồng thời làm phong phúthêm kho tàng lý luận của khoa học giáo dục nóichung, khoa học tâm lý học phát triển nói riêng

Trang 17

d Những phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm

lý học phát triển

Để nghiên cứu sự phát triển tâm lý của conngười, cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau,nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau vì mỗi phương phápđều có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định Cácphương pháp nghiên cứu tâm lý học phát triển cũngkhông nằm ngoài những phương pháp nghiên cứutâm lý học nói chung mà chúng ta đã biết Có thể kểnhững phương pháp chủ yếu sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu trẻ em sinh đôicùng trứng hoặc khác trứng v.v

Điều phải lưu ý trong khi sử dụng cácphương pháp để nghiên cứu sự phát triển tâm lý con

Trang 18

người là ở chỗ, nhà nghiên cứu phải đặt đối tượng,khách thể nghiên cứu của mình trong quá trình vậnđộng và phát triển của nó.

Những kết quả nghiên cứu có giá trị đối vớitâm lý học phát triển thường được tiến hành một cáchtrường diễn, công phu theo cách nghiên cứu dọc trongmột thời gian dài Những quan sát, những thựcnghiệm liên tục của J.Piaget trong nhiều năm, nhữngthực nghiệm tâm lý - giáo dục kéo dài từ đầu đến cuốimỗi cấp học của nhiều nhà khoa học khác nhau trênthế giới là những dẫn chứng điển hình cho phươngpháp nghiên cứu tâm lý học phát triển Những côngtrình như vậy đã đóng góp những thành quả to lớn chotâm lý học phát triển cũng như các chuyên ngành tâm

lý học khác

Trang 19

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

Vấn đề nhân tố và động lực của sự phát triểntâm lý luôn luôn là vấn đề trung tâm của bất cứ ngànhtâm lý học nào, đặc biệt là với tâm lý học phát triển

Trong lịch sử tâm lý học, đây là vấn đềthường xuyên được đề cập, bàn luận và có nhiều luậnđiểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau Tổng hợp,khái quát lại có thể nêu lên các trường phái điển hìnhsau đây về nguồn gốc, động lực phát triển tâm lý cánhân

1 Quan điểm của thuyết nguồn gốc sinh vật về phát triển

Những người theo trường phái nguồn gốcsinh vật coi những đặc điểm bẩm sinh di truyền có sẵncủa trẻ em là nguồn gốc, là động lực của sự phát triểntâm lý cá thể Theo họ, di truyền là yếu tố có tác dụngquyết định đến phát triển tâm lý trẻ, coi môi trường làyếu tố điều chỉnh, biểu hiện của tính di truyền

II CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

Trang 20

Xuất phát điểm của những người theo dòngphái nguồn gốc sinh vật về phát triển bắt nguồn từ quiluật tiến hóa nổi tiếng do Heackel đưa ra vào nửa đầuthế kỷ XIX Qui luật này cho rằng: Sự phát triển cá thể là

sự lặp lại sự phát triển của loài dưới dạng rút gọn,tương tự như bào thai người ở thời kỳ sống trong bụng

mẹ, lặp lại tất cả những giai đoạn phát triển từ mộtthực thể đơn bào tới con người Theo quan điểm này,trong quá trình phát triển, trẻ con cũng tái tạo lại tất cảnhững giai đoạn cơ bản của lịch sử loài người Ví dụngười ta đã nêu ra 5 giai đoạn phát triển mà đứa trẻbắt buộc phải trải qua:

- Giai đoạn man rợ

- Giai đoạn săn bắn

- Giai đoạn chăn nuôi

- Giai đoạn trồng trọt

- Giai đoạn thương nghiệp - công nghiệp.Mỗi giai đoạn phát triển này được nhữngngười theo thuyết nguồn gốc sinh vật lý giải và chứngminh trong quá trình phát triển của mỗi trẻ em Chẳnghạn khi mới ra đời, đứa trẻ là một sinh vật man rợ và

Trang 21

chỉ khi tuần tự trải qua ba giai đoạn ở giữa để tiến đếngiai đoạn 5 - tức là giai đoạn công - thương nghiệp thìtrở nên thích thú trao đổi, buôn bán, yêu tiền tài Đó làmẫu người của chế độ tư bản.

Theo thuyết nguồn gốc sinh vật, sự phát triểncủa trẻ em là do những tố chất di truyền đã được ghilại sẵn trong phôi của bào thai ngay từ đầu Phát triểnchẳng qua là sự bộc lộ dần dần những thuộc tính ấy.Tất cả do di truyền quyết định Tính tích cực cá nhân,giáo dục, giáo dưỡng v.v chẳng qua chỉ làm tăng lênhay giảm đi những yếu tố tiền định trước đó mà thôi

Đó chính là cơ sở lý luận của "giáo dục tự phát", "giáodục tự do" Mặt khác nó là chỗ dựa cho chủ nghĩa phânbiệt chủng tộc, phân biệt đẳng cấp, coi thường, khinh

rẻ những người lao động, những dân tộc chậm tiếndẫn đến sự lý giải phản khoa học về cái gọi là "dân tộcthượng đẳng", "dân tộc hạ đẳng" đều do các gen ditruyền quyết định

Thực tiễn lịch sử của nhiều dân tộc đã bác bỏnhững luận điểm sai lầm thiếu khoa học đó Sau khiđược giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân, giảiphóng khỏi áp bức, bóc lột, nhiều dân tộc vốn bị coi là

hạ đẳng, nhiều người vốn bị liệt vào loại "dân đen" đã

Trang 22

hấp thụ những nền văn hóa phát triển và trong một thờigian ngắn đã đạt được trình độ phát triển cao (Liên Xôtrước đây, Nhật Bản, những con rồng châu á hiện nay).

2 Quan điểm của thuyết nguồn gốc xã hội về phát triển

Những người theo thuyết này cho rằng môitrường xã hội là nhân tố quyết định sự phát triển củatrẻ em Môi trường xung quanh như thế nào thì hành vi,nhân cách của con người sẽ như thế ấy Bởi thế muốnnghiên cứu trẻ em thì chỉ cần phân tích cấu trúc môitrường xã hội xung quanh là hiểu được Thuyết này còn

có tên là thuyết duy cảm, coi trẻ em lúc sinh ra như tờgiấy trắng (tabula rasa), rồi ảnh hưởng của hoàn cảnhđiều kiện môi trường, xã hội mà những phẩm chất,thuộc tính được vẽ lên đó

Thuyết nguồn gốc xã hội coi trẻ em chỉ là mộttồn tại hoàn toàn thụ động, chịu sự tác động và chiphối của môi trường xung quanh và không thể thoátkhỏi cái vòng kiềm tỏa đó Bởi vậy mọi thành công haythất bại của đứa trẻ đều được giải thích bằng môitrường bên ngoài Tuy nhiên thực tiễn xã hội đã chothấy trong cùng những điều kiện, hoàn cảnh xã hội

Trang 23

như nhau lại hình thành những nhân cách hoàn toànkhác nhau, trái ngược nhau Trái lại trong những hoàncảnh điều kiện môi trường xã hội khác nhau lại hìnhthành những nhân cách có nhiều nét tương đồng vềthế giới nội tâm, phong thái hành vi, nhân phẩm v.v

Rõ ràng cũng giống thuyết nguồn gốc sinh vật, thuyếtnguồn gốc xã hội cũng không thể giải thích được thựctiễn sống động trong việc hình thành nhân cách conngười, nó phủ nhận tính tích cực của con người, phủnhận giáo dục và thể hiện sự vô trách nhiệm, vì cuốicùng người ta đều đổ mọi tội lỗi cho hoặc do môitrường, hoặc do di truyền bẩm sinh

3 Thuyết hội tụ hai yếu tố

Theo thuyết này, mối tác động qua lại giữamôi trường và di truyền quyết định sự phát triển tâm lýtrẻ em Tuy nhiên trong hai yếu tố đó, di truyền giữ vaitrò chủ yếu còn môi trường là điều kiện để biến nhữngyếu tố có sẵn của di truyền thành hiện thực

Thuyết này nhằm loại bỏ sự phiến diện củathuyết nguồn gốc sinh vật và thuyết nguồn gốc xã hội

do nhà tâm lý học người Đức V.Stecnơ nêu lên

Tưởng rằng khi kết hợp (hội tụ) 2 yếu tố phiến

Trang 24

diện: di truyền và môi trường thì có thể giải quyết đượcvấn đề động lực phát triển trẻ em Song những kết quảnghiên cứu về trẻ em sinh đôi cùng trứng và sinh đôikhác trứng được tiến hành vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế

kỷ XX đã bác bỏ thuyết trên Với phương pháp nghiêncứu trẻ em sinh đôi trong nhiều năm, được tiến hànhbởi nhiều nhà sinh - tâm lý học như J.Gacne,II.Niumen, I.I.Caraep v.v người ta thấy rằng: hóa ranhững đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, cùng có môitrường sống như nhau (ví dụ: Natasa và Ema), khi lớnlên cũng không hoàn toàn giống nhau về sự phát triểntâm lý, nhân cách Do trong quá trình sống Natasa vốnhiếu động hơn, thường chủ động bày ra các trò chơi,giữ vai trò chỉ huy, còn Ema thì thụ động hơn, làm theonhững "sai khiến" của Natasa nên tính cách của hai

em khác nhau, đến nỗi I.I Caraep viết: "Sự phân hóacủa các cháu sinh đôi này đạt đến mức gây ra tác hạicho cả hai, vì nó làm cho mỗi cháu phát triển theo mộtmặt riêng đặc thù của từng cháu" (trang 415, theoElkônin - Tâm lý học Liên Xô) Nhiều kết quả nghiêncứu khác chứng tỏ: ngay cả với các cháu sinh đôi cùngtrứng, lớn lên trong cùng một gia đình, cũng khôngphát triển như nhau Mỗi cháu ở vào một hoàn cảnhphát triển có một không hai, riêng cho mình nó, trong

Trang 25

đó khâu trung tâm không phải là môi trường mà làquan hệ của đứa trẻ với những yếu tố nhất định củamôi trường ấy Nghĩa là cháu có một "môi trường cỏncon" của riêng mình trong phạm vi môi trường chung.Chỉ có những yếu tố nào của môi trường mà trẻ tíchcực quan hệ, tích cực tác động qua lại với chúng mớitạo thành các điều kiện cụ thể có ảnh hưởng đến pháttriển của trẻ (theo Đ B.Elkônin, tr 111-116).

4 Quan điểm của phái Nhi đồng học về trẻ em

Bên cạnh những quan điểm sai lầm, phiếndiện về động lực phát triển tâm lý trẻ em, vào cuối thế

kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, còn một dòng phái thứ tư ảnhhưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý học, đó là pháiNhi đồng học Phái Nhi đồng học tự coi mình là nhữngnhà khoa học duy nhất Mácxít về trẻ em Họ coi Nhiđồng học là một khoa học phức hợp, tổng hợp nghiêncứu về trẻ em, giữ độc quyền nghiên cứu về trẻ em, lấn

át cả giáo dục học và sinh lý học lứa tuổi Họ coi tâm lýhọc là "khoa học về yếu tố chủ quan", dẫn đến say mêcác trắc nghiệm để xác lập hệ số năng khiếu trí tuệ (hệ

số IQ) của học sinh một cách máy móc, phiến diện

Những quan niệm và việc làm thiếu căn cứ

Trang 26

của phái Nhi đồng học trong một thời gian đã gây táchại xấu đến sự phát triển của trẻ em ở một số nướcphương Tây, ở Nga Bởi vậy ngay từ những năm 30của thế kỷ XX, nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học đãphê phán những luận điểm của phái Nhi đồng học.Đặc biệt ở Nga, sự phê phán này đã tiến hành mộtcách rất căn bản, mạnh mẽ Cuối cùng vào năm 1936,những quan điểm sai lầm của phái Nhi đồng học bịbác bỏ.

Những công trình nghiên cứu ngày càngnhiều, càng khoa học về sự phát triển của trẻ em bìnhthường, trẻ em khuyết tật, đặc biệt là những trẻ emsinh đôi đã bác bỏ và phê phán các thuyết sinh vật,môi trường, hội tụ, Nhi đồng học, là những thuyết chủquan, phiến diện Các thuyết đó hoặc tuyệt đối hóa mộtyếu tố này hay một yếu tố khác, hoặc kết hợp một cáchsiêu hình hai yếu tố vốn đã sai lầm, nên kết quả làkhông lý giải được thực tiễn sống động của trẻ em Rõràng là phải tìm nguồn gốc, động lực phát triển tâm lý,nhân cách trẻ em bằng những con đường khác, theonhững nguyên tắc xuất phát khác về bản chất với 4thuyết nêu trên

5 Lý luận về phát triển của L.X.Vưgôtxki và tâm lý

Trang 27

học hiện đại

Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩaMác - Lê nin, đặc biệt là phép biện chứng tự nhiêntrong quá trình biến đổi từ vượn thành người nhờ laođộng, Vưgôtxki đã đi sâu nghiên cứu vai trò của công

cụ lao động trong quá trình sản xuất và nêu lên tưtưởng: hoạt động có công cụ đã dẫn đến sự biến đổihành vi của con người, khiến cho con người khácđộng vật Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất, tập trungnhất bởi tính gián tiếp của hoạt động; trong hoạt độngcon người biết dùng các ký hiệu (từ ngữ, chữ số ).Công cụ hướng ra bên ngoài, tác động vào đối tượng,nhằm biến đổi nó phục vụ cho những nhu cầu sốngcủa con người Ký hiệu, dấu hiệu ngược lại hướng vàobên trong, tác động tới hành vi của con người, có giá trịđịnh hướng, điều chỉnh những hoạt động của conngười Sự phát triển của con người diễn ra chính trongquá trình nắm vững các công cụ đó và các loại ký hiệu

đó Trải qua các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao,các công cụ lao động và cùng với nó là các loại ký hiệuđược loài người ghi lại trong toàn bộ hệ thống kinhnghiệm mang tính xã hội - lịch sử Để phát triển, đứatrẻ phải lĩnh hội được những kinh nghiệm mang tính

Trang 28

người đó bằng hoạt động và giao tiếp Việc truyền thụnhững kinh nghiệm đó trong xã hội loài người đượcthực hiện bằng con đường đặc trưng là giáo dục (theonghĩa rộng) Chính vì vậy, Vưgôtxki coi giáo dục chiếm

vị trí trung tâm, hàng đầu trong toàn bộ hệ thống tổchức cuộc sống của trẻ em, có tác dụng quyết định sựphát triển tâm lý của trẻ em

Những luận điểm trên đây của Vưgôtxki đượchình thành từ những năm 20-30 của thế kỷ này Nóđược Tâm lý học Liên Xô thừa nhận trên bình diện lýluận và được triển khai nghiên cứu trong thực tiễnbằng nhiều con đường: quan sát tổng kết kinhnghiệm, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, thựcnghiệm tự nhiên và đặc biệt là thực nghiệm tâm lý -giáo dục Hàng loạt công trình nghiên cứu của nhiềunhà tâm lý học nổi tiếng như X.L.Rubinstêin,B.G.Ananhev, A.R.Luria, A.N.Leônchiev, P.Ja.Galperin,I.V.Zankôv, D.B.Elkônin, B.B.Đavưdov v.v đã chứngminh tính đúng đắn của nó, đồng thời làm phong phúthêm về mặt lý luận và thực tiễn của ngành tâm lý họcphát triển Không những thế, quan điểm hoạt động tíchcực của chủ thể để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội loàingười đã tích lũy được là nguồn gốc thúc đẩy sự phát

Trang 29

triển tâm lý của trẻ em còn được phát hiện và thừanhận bởi nhiều nhà tâm lý học ở các nước Âu, Mỹ(A.II.Walon, J.Piaget, P.Janet, B.F.Skinner, J.B.Watsonv.v ).

Tâm lý học ngày nay coi giáo dục (giáo dục vàdạy học) là yếu tố có tính chủ đạo đối với sự phát triểncủa trẻ em, bởi vì chính giáo dục của người lớn xác lập

ra các mối quan hệ giữa trẻ em với hiện thực xungquanh, xác lập nên tính tích cực hoạt động của trẻ em.Chỉ có thông qua người lớn và nhờ có sự chỉ đạo,hướng dẫn của người lớn, trẻ em mới nắm được toàn

bộ sự phong phú của thực tại: thế giới đồ vật vàphương thức sử dụng chúng, ngôn ngữ, ký hiệu, quan

hệ giữa người với người, động cơ hoạt động và tất cảnhững năng lực của con người để trở thành người.Song, động lực của sự phát triển nằm ngay trongchính hoạt động của bản thân đứa trẻ Hoạt động tíchcực của trẻ em nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm

xã hội - lịch sử mà loài người tích lũy được thông quaquan hệ với người lớn, là động lực thúc đẩy sự pháttriển tâm lý, ý thức, thúc đẩy sự hình thành nhân cách

ở trẻ em

Quan niệm trên về động lực phát triển của trẻ

Trang 30

em đã chi phối và làm thay đổi về căn bản những vấn

đề then chốt của giáo dục Khi quan niệm động lựcphát triển của trẻ em là hoạt động để lĩnh hội tri thứcthì không thể coi đứa trẻ là nhân vật thụ động của quátrình giáo dục, mà trái lại trẻ em là chủ thể chủ động vàtích cực của dạy học Nội dung, hình thức, phươngpháp giáo dục phải phục vụ cho việc tạo mọi điều kiện

để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, giúptrẻ em "tự tạo ra kiến thức" chứ không phải nhớ lại

"kiến thức", không phải "bê sẵn" những kiến thức đãcó

Trang 31

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

Trong quá trình sống, con người và động vậtluôn luôn phát triển Song cơ chế chủ yếu của sự pháttriển tâm lý của động vật là sự di truyền những kinhnghiệm của loài bằng con đường bản năng sinh vật,bằng con đường thích nghi cá thể với môi trường bênngoài Còn ở con người, đặc điểm của những chứcnăng tâm lý được phát triển trong quá trình trẻ em nắmvững kinh nghiệm lịch sử - xã hội (hệ thống tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, quy trình công nghệ lối sống, quan hệv.v ) bằng chính hoạt động của chủ thể

Khi ra đời, đứa trẻ được sống trong thế giớicủa xã hội loài người với những đặc trưng xã hội - lịch

sử của con người, giữa thế giới đối tượng và các quan

hệ do con người tạo ra Sự trưởng thành của đứa trẻchính là quá trình nó lĩnh hội dần dần những đối tượng

và những quan hệ mang tính người đó Quá trình nàyđược thực hiện dưới sự hướng dẫn, truyền thụ thườngxuyên của người lớn, bằng những hình thức khác

III NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

Trang 32

nhau, trong đó dạy học chiếm vị trí hàng đầu Nắmvững các phương thức hoạt động có ý nghĩa quyếtđịnh quá trình phát triển cá thể Chẳng hạn, muốn trởthành người với tư cách một chủ thể xã hội, sau khisinh ra, ngoài những phản xạ sơ đẳng có tính bảnnăng gắn liền với sự thỏa mãn các nhu cầu ăn, ở, tựvệ , đứa trẻ phải dần dần học cách thức hành độngcủa con người như ăn theo kiểu người (bằng đũa, thìa,dĩa ), mặc, ở theo kiểu người, khác xa nhau về chất vớiđời sống động vật Rồi cùng với sự trưởng thành của

cơ thể, nó phải biết học (lĩnh hội) hàng loạt nhữngphương thức hành động ở những cấp bậc ngày càngcao hơn, tinh vi hơn dựa trên những phương thức sơđẳng, cấp thấp ban đầu; chỉ có như vậy trẻ em mới tồntại và phát triển với tư cách là thành viên có ý thức của

xã hội

Yếu tố bẩm sinh, di truyền cùng những đặcđiểm về thể chất, đặc điểm của các loại hình thần kinhcấp cao là tiền đề, là điều kiện tự nhiên của sự pháttriển Nó có tác dụng hoặc tạo điều kiện thuận lợi hoặcgây những khó khăn nhất định cho việc hình thành mộtloại hoạt động nào đó Ví dụ: nếu chủ thể có sẵn thínhgiác nhanh, nhạy, sẽ giúp cho việc hình thành năng

Trang 33

lực âm nhạc tốt hơn, người có kiểu loại thần kinhMêlăngcôlê thường hay gặp khó khăn trong giao tiếpnhã nhặn với người khác để giải quyết vấn đề Thiếunhững điều kiện sinh học, tự nhiên như não bộ, hệthần kinh, những phản xạ bản năng ban đầu của cơthể thì tâm lý, ý thức không thể hình thành và phát triểnđược.

Con người bao giờ cũng sinh ra và lớn lêntrong một hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của môi trường

xã hội Môi trường là nơi con người sống và biểu hiệntính tích cực hoạt động của mình Bởi vậy môi trường

là một trong những điều kiện quan trọng của sự pháttriển tâm lý, ý thức của trẻ em Môi trường mà đứa trẻsống có ảnh hưởng tiêu cực và tích cực đến sự pháttriển của đứa trẻ tùy thuộc vào chỗ trong môi trường đó

nó quan hệ tích cực với những yếu tố nào Môi trường

xã hội theo nghĩa chung chung không thể quy định sựphát triển lâm lý trẻ em như phần trên đã khẳng định.Bởi vậy, không thể tuyệt đối hóa yếu tố này mà phải đặt

nó trong mối quan hệ tác động qua lại, biện chứng vớinhững yếu lố và điều kiện khác của sự phát triển

Trong môi trường xã hội, nét đặc trưng nhất

đó là hoạt động giáo dục - một hình thái phát triển đặc

Trang 34

biệt của loài người, có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với

sự phát triển tâm lý của trẻ em (sẽ phân tích kỹ ở phầnsau)

Khi đã có những tiền đề vật chất nhất định,được sống trong xã hội loài người, yếu tố và điều kiệnthứ ba không thể thiếu đối với sự phát triển tâm lý làtính tích cực hoạt động của chính chủ thể Hoạt độngcủa chủ thể có ý nghĩa quyết định đối với chất lượngcủa sự phát triển tâm lý Đời sống tâm lý của mỗi cánhân nghèo nàn hay phong phú, đa dạng hay đơnđiệu, sâu sắc hay hời hợt v.v chủ yếu do tính tích cựchoạt động và giao lưu của chủ thể trong xã hội quyếtđịnh

Các yếu tố: thể chất, bẩm sinh, di truyền; môitrường, xã hội; hoạt động của chủ thể là những điềukiện của sự phát triển tâm lý Các yếu tố này tác động

và ảnh hưởng qua lại, biện chứng với nhau và khôngphải như nhau trong sự phát triển tâm lý của conngười Nói cách khác, các yếu tố trên tác động khácnhau với mỗi cá thể cũng như mỗi giai đoạn phát triểntrong đời sống tâm lý con người Bởi vậy khi nghiêncứu tâm lý con người không thể tuyệt đối hóa nhân tốnào Vấn đề là xác định được vai trò, vị trí của mỗi yếu

Trang 35

tố trong sự phát triển chung cũng như trong sự pháttriển có tính cá thể, lính giai đoạn của mỗi con người.

Trang 36

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

Như phần trên đã nói, giáo dục có ý nghĩachủ đạo đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách trẻ em.Phần này sẽ tập trung nói về mối tác động, ảnh hưởngqua lại giữa giáo dục và phát triển

1 Khái niệm giáo dục

Giáo dục bao hàm giáo dục (theo nghĩa hẹp)

và dạy học, là một quá trình người lớn lìm mọi cáchthức, phương thức hữu hiệu nhất tác động đến trẻ emnhằm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động lĩnh hộinhững kinh nghiệm xã hội - lịch sử mà loài người tíchlũy được ghi lại trong hệ thống tri thức, kỹ năng, công

cụ, ký hiệu, quy trình công nghệ, quy tắc của lối sống,hành vi v.v (nghĩa là trong hệ thống các đối tượng vàquan hệ xã hội), giúp trẻ em có đủ năng lực, phẩmchất để sống, hoạt động và phát triển không ngừngtrong một xã hội nhất định

Giáo dục hiểu đầy đủ bao hàm một ý nghĩa

IV GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

Trang 37

toàn diện trong sự phát triển nhân cách trẻ em Nókhông chỉ nhằm phát triển những quá trình, thuộc tínhtâm lý mà còn hướng vào việc phát triển đứa trẻ cả vềthể chất, hình hài; nó không chỉ chú ý đến việc giáodục, bồi dưỡng các năng lực, năng khiếu mà còn phảibồi dưỡng những phẩm chất, lối sống cần thiết mà xãhội đòi hỏi Nó không chỉ yêu cầu đứa trẻ phát triển ởmức bình quân chủ nghĩa mà là phát triển ở mức caohơn.

Giáo dục hiện đại không chấp nhận sự nhồinhét tri thức sẵn có cho trẻ em bằng roi vọt, cưỡngchế, bằng nuông chiều, dễ dãi hoặc bằng phươngthức thầy truyền thụ, trò ghi nhớ thụ động mà bằngcách tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn để trẻ tích cực hoạtđộng, tự giác chiếm lĩnh hệ thống kinh nghiệm xã hội -lịch sử mà loài người tích lũy được

Giáo dục hiểu theo nghĩa trên không có nghĩa

là chạy theo sự phát triển, mà trong một chừng mựcnào đó, giáo dục cần định hướng trước một bước cho

sự phát triển lứa tuổi của trẻ em Giáo dục cần tuânthủ theo những quy luật phát triển lứa tuổi cửa trẻ em,nhưng đồng thời hướng dẫn, chuẩn bị trước cho bướcphát triển sau của trẻ em Nghĩa là giáo dục quan tâm

Trang 38

đến "vùng phát triển gần nhất" mà Vưgôtxki đã nêu ra.

Ví dụ: cuối tuổi mẫu giáo, trong chương trình giáo dụctrò chơi cho trẻ em, nhà giáo dục đã phải dần dầnhướng trẻ vào các trò chơi có ý nghĩa học tập để chuẩn

bị cho hoạt động học tập, ở tuổi đầu thanh niên ngoàiviệc học tập, nhà giáo dục đã dần dần định hướng đểcác em bắt đầu suy nghĩ việc chọn nghề, vào đời v.v

đặc điểm nổi bật sau đây: - Giáo dục đề ramục tiêu, phương hướng phát triển nhân cách theoyêu cầu, đòi hỏi của xã hội và tìm mọi con đường phấnđấu để đạt được mục tiêu đó

- Giáo dục lựa chọn nội dung, chương trình, phươngpháp phù hợp để đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu đãđịnh Chính nhờ những nội dung, phương pháp phùhợp mà giáo dục có thể điều khiển và điều chỉnh sựphát triển nhân cách người học theo yêu cầu củamình

- Giáo dục có thể tác động tích cực đến nhữngyếu tố bẩm sinh, di truyền, giúp các chủ thể phát huy vàtăng cường những yếu tố tích cực trong quá trình pháttriển tâm lý của mình

- Đối với môi trường sống của con người,

Trang 39

giáo dục cũng có khả năng tác động đến nó một cáchtích cực cả trên bình diện vĩ mô và vi mô, giúp cho việchạn chế những nhân tố tiêu cực ảnh hưởng xấu đếnphát triển và phát huy những nhân tố tích cực của môitrường, tăng cường khả năng phát triển của cá thể.

- Để đạt được mục tiêu đào tạo con người,giáo dục chọn những thiết bị, đồ dùng dạy học, dụng

cụ học tập phù hợp, tiên tiến giúp người học lĩnh hộitốt nhất những thành tựu của văn hóa nhân loại

- Để giáo dục đạt được những nội dung trên,trong quá trình phát triển giáo dục cần phải tạo ranhững điều kiện, những con đường nhất định để phục

Lịch sử các nền giáo dục khác nhau củanhững hình thái kinh tế - xã hội khác nhau đã chứngminh rằng, mỗi nền kinh tế xã hội có một nội dung

Trang 40

giáo dục giảng dạy của nó, và do đó cũng hình thànhnên những mẫu người cho nó Ví dụ, mục tiêu đào tạocủa chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản, v.v Chínhnhững nội dung giáo dục, dạy học khác nhau đã dẫnđến những trẻ em được phát triển về tâm lý khác nhau.Trong thế kỷ XX rất nhiều công trình nghiên cứu tâm lýhọc đã khẳng định điều đó Chẳng hạn những côngtrình cải cách nội dung dạy học khác nhau đã dẫn đếnnhững trẻ em được phát triển về tâm lý khác nhau.Chẳng hạn những công trình cải cách nội dung dạyhọc của L.V.Zankov vào giữa thế kỷ này đã đi đến kếtluận: dạy học với phương thức đề ra nhiệm vụ nhậnthức khó ở trình độ cao đã giúp học sinh tiểu học pháttriển nhanh hơn, tốt hơn cả về mặt tri thức cũng như tưduy Tiếp theo ông, các nhà tâm lý học P.Ja.Galpcrin,D.B.Elkônin, Đavưđôv, L.A.Venger v.v còn đưa vào nộidung chương trình dạy học tiểu học những yếu lốmang tính lý luận, khái quát và kết quả là học sinh đãlĩnh hội được những tri - thức đó dẫn đến mức độ pháttriển của các em cao hơn hẳn những học sinh vẫntheo chương trình của giáo dục cổ truyền Những thựcnghiệm tiếp theo của các ông cũng đã đi đến chỗ phêphán những lý luận của nhà lâm lý học Thụy SĩJ.Piaget về tính bất biến của sự phát triển ở trẻ em

Ngày đăng: 14/05/2016, 23:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w