1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH hàng hải đại quốc việt full

130 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 6,35 MB

Nội dung

HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER FCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI ĐẠI QUỐC VIỆT Ngành:

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG

BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI ĐẠI QUỐC VIỆT

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Sinh viên thực hiện : Trương Thị Thu Thanh MSSV: 1154010711 Lớp: 11DQN04

TP Hồ Chí Minh, 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và số liệu trong bài khóa luận được thực hiện tại công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt là không sao chép từ bất kì nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Tp Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2015

Tác giả

Trương Thị Thu Thanh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả như ngày hôm nay, con chân thành biết ơn cha mẹ người

đã sinh thành, dưỡng dục, tạo điều kiện cho con có cơ hội được học tập

Cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian qua Em chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Phú Tụ đã hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo thực tập với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng các anh chị trong công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện cho em có cơ hội tiếp xúc với Doanh nghiệp để kiểm tra và nâng cao kiến thức đã học của mình với hoạt động thực tế, học hỏi kinh nghiệm và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Qua bốn năm học ở trường kết hợp với quá trình thực tập trong hai tháng qua tại công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt đã giúp em rất nhiều trong việc tìm hiểu, đi sâu vào thực tế, củng cố những kiến thức đã học ở nhà trường Việc được nhận thực tập ở công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt đã là một điều đáng quý và cũng là cơ hội học hỏi rất tốt cho bản thân em trong công việc sau này Tuy nhiên, với kiến thức và thời gian có hạn do đó bài khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét, đánh giá chân thành từ quý Thầy Cô cũng như từ quý Công Ty

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2015

Sinh viên

Trương Thị Thu Thanh

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tp.HCM, Ngày Tháng Năm 2015

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1

4 Phương pháp nghiên cứu: 1

5 Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp: 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3

1.1 Tổng quan về nghiệp vụ giao nhận: 3

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận 3

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận: 3

1.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận 3

1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu: 3

1.1.3.2 Đối với nền kinh tế thế giới: 3

1.1.3.2.1 Thúc đẩy mậu dịch thế giới phát triển: 3

1.1.3.2.2 Góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của các quốc gia trong nền kinh tế thế giới: 4

1.1.4 Phân loại dịch vụ giao nhận 4

1.1.4.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động 4

1.1.4.1.1 Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống) 4

1.1.4.1.2 Giao nhận quốc tế : 4

1.1.4.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh 4

1.1.4.3 Căn cứ vào phương tiện vận tải 5

1.1.5 Khái niệm về người giao nhận 5

1.1.6 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận 5

1.1.7 Trách nhiệm của người giao nhận 5

1.1.7.1 Khi người giao nhận là đại lý của chủ hàng 5

1.1.7.2 Khi người giao nhận là người chuyên chở 6

1.2 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển 6

1.2.1 Phương thức giao nhận 6

1.2.2 Nguyên tắc giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển: 6

Trang 7

1.2.3 Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 6

1.3 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển 7

1.3.1 Sơ đồ giao nhận hàng hóa nhập khẩu 7

1.3.2 Phân tích sơ bộ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển 7

1.3.3 Trình tự giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cảng 9

1.3.3.1 Đối với hàng hóa dạng rời phải lưu kho, lưu bãi 9

1.3.3.2 Đối với hàng không lưu kho, lưu bãi tại cảng 10

1.3.3.3 Đối với hàng nhập bằng container 10

1.4 Chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container 11

1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển 11

1.4.1.1 Giai đoạn 1920 – 1955 11

1.4.1.2 Giai đoạn 1956 - 1966 11

1.4.1.3 Giai đoạn 1967-1980 11

1.4.1.4 Giai đoạn 1981- nay 11

1.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải container 11

1.4.2.1 Container 11

1.4.2.1.1 Đặc điểm của container 12

1.4.2.1.2 Phân loại container 12

1.4.2.2 Công cụ vận chuyển container 13

1.4.2.3 Cảng, bến bãi và công cụ xếp dỡ container 13

1.4.3 Lợi ích trong việc vận tải hàng hóa bằng container 13

1.4.3.1 Đối với chủ hàng 13

1.4.3.2 Đối với người chuyên chở 13

1.4.3.3 Đối với người gom hàng 13

1.4.3.4 Đối với xã hội 13

1.4.4 Nghiệp vụ chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container 14

1.4.4.1 Kỹ thuật đóng hàng vào container 14

1.4.4.2 Phương pháp nhận hàng bằng container 14

1.4.4.2.1 Phương pháp nhận nguyên giao nguyên (FCL/FCL) 14

1.4.4.2.1.1 Khái niệm 14

1.4.4.2.1.2 Phương pháp, quy trình FCL/FCL 14

1.4.4.2.1.3 Trách nhiệm của người gởi hàng 15

Trang 8

1.4.4.2.1.4 Trách nhiệm của người chuyên chở 15

1.4.4.2.1.5 Trách nhiệm của người nhận hàng (Consignee) 15

1.4.4.2.2 Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL) 15

1.4.4.2.2.1 Khái niệm: 15

1.4.4.2.2.2 Phương pháp, quy trình LCL/LCL 15

1.4.4.2.2.3 Trách nhiệm của người gởi hàng: 16

1.4.4.2.2.4 Trách nhiệm của người vận chuyển hàng lẻ 16

1.4.4.2.2.5 Trách nhiệm của người nhận hàng 16

1.4.4.3 Giá cước và chi phí chuyên chở hàng hóa bằng container: 16

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI ĐẠI QUỐC VIỆT 18

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt 18

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 18

2.1.1.1 Loại hình doanh nghiệp và quy mô 18

2.1.1.2 Tư cách pháp nhân 18

2.1.1.3 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động của công ty 18

2.1.1.3.1 Mục tiêu: 19

2.1.1.3.2 Chức năng: 19

2.1.1.3.3 Nhiệm vụ: 19

2.1.1.3.4 Quyền hạn: 19

2.1.1.3.5 Phạm vi hoạt động: 19

2.1.1.3.6 Ngành sản xuất kinh doanh chính: 19

2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty 20

2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty 20

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 20

2.1.2.2.1 Giám đốc 20

2.1.2.2.2 Phó giám đốc 20

2.1.2.2.3 Các phòng ban 20

2.1.2.2.3.1 Phòng kinh doanh 20

Trang 9

2.1.2.2.3.2 Phòng kế toán 21

2.1.2.2.3.3 Phòng xuất nhập khẩu 21

2.1.2.2.3.4 Phòng Marketing: 21

2.1.3 Chuyên môn kinh nghiệm, tay nghề 21

2.1.4 Cơ sở vật chất - kỹ thuật của công ty 22

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2012-2014 22

2.1.5.1 Cơ cấu dịch vụ vận chuyển 22

2.1.5.2 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo thị trường: 23

2.1.5.3 Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2012 – 2014 24

2.2 Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt 26

2.2.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty: 26

2.2.2 Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt 26

2.2.2.1 Kí kết hợp đồng dịch vụ: 26

2.2.2.2 Nhận, kiểm tra bộ chứng từ 27

2.2.2.3 Lấy lệnh giao hàng D/O 28

2.2.2.4 Làm thủ tục Hải quan cho hàng nhập khẩu: 30

2.2.2.4.1 Lập hồ sơ Hải quan: 30

2.2.2.4.2 Các bước lập tờ khai Hải quan điện tử : 30

2.2.2.4.3 So sánh sự khác nhau giữa phần mềm khai Hải Quan điện tử ECUS-K4 và ECUS-K5 (ECUS VNACCS) 32

2.2.2.4.4 Quy trình thủ tục Hải quan đối với lô hàng nhập khẩu tại chi cục Hải Quan nơi khai báo: 34

2.2.2.5 Tính thuế XNK, thuế GTGT: 37

2.2.2.6 Nhận hàng tại cảng 37

2.2.2.7 Kiểm tra hàng 39

2.2.2.8 Thanh lý Hải Quan 39

2.2.2.9 Giao hàng cho công ty khách hàng 40

2.2.2.10 Thực hiện thanh toán, quyết toán và lưu hồ sơ 40

2.2.3 Nhận xét thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt: 40

Trang 10

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 43

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 44

3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa nguyên container bằng đường biển tại công ty: 44

3.1.1 Giải pháp thị trường 44

3.1.1.1 Cơ sở của giải pháp 44

3.1.1.2 Điều kiện thực hiện giải pháp 44

3.1.1.3 Kết quả đạt được từ giải pháp 45

3.1.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ 45

3.1.2.1 Cở sở của giải pháp 45

3.1.2.2 Điều kiện thực hiện giải pháp 46

3.1.2.3 Kết quả đạt được từ giải pháp 46

3.1.3 Giải pháp về xúc tiến thương mại 47

3.1.3.1 Cơ sở của giải pháp 47

3.1.3.2 Điều kiện thực hiện giải pháp 47

3.1.3.3 Kết quả đạt được từ giải pháp 48

3.1.4 Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ 48

3.1.4.1 Cơ sở của giải pháp 48

3.1.4.2 Điều kiện thực hiện giải pháp 48

3.1.4.2.1 Giảm giá dịch vụ để thu hút khách hàng 48

3.1.4.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ với giá không đổi 48

3.1.4.3 Kết quả đạt được từ giải pháp 49

3.1.5 Đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới 49

3.1.5.1 Cơ sở của giải pháp 49

3.1.5.2 Điều kiện thực hiện giải pháp 49

3.1.5.3 Kết quả đạt được từ giải pháp 50

3.1.6 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công ty 50

3.1.6.1 Cơ sở của giải pháp 50

3.1.6.2 Điều kiện thực hiện giải pháp 50

3.1.6.3 Kết quả đạt được từ giải pháp 51

3.1.7 Giải pháp nghiệp vụ và quản lý 52

3.1.7.1 Cơ sở của giải pháp 52

Trang 11

3.1.7.2 Điều kiện thực hiện giải pháp 52

3.1.7.3 Kết quả đạt được từ giải pháp 52

3.2 Một số kiến nghị 53

3.2.1 Thực trạng 53

3.2.2 Kiến nghị 53

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC

Trang 12

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

2 D/O Delivery order: Lệnh giao hàng

3 B/L Bill of Lading: Vận đơn đường biển

4 ICD Inland clearance deport: Trạm thông quan nội

địa

5 ROROC Bảng kết toán hàng với tàu

6 FCL Full container Load: Hàng nguyên container

7 LCL Less than a container Load: Hàng lẻ

8 EIR Equipment Interchange Receipt: Phiếu giao

nhận container

10 N/A Notice of Arrival: Giấy thông báo hàng đến

12 P/O Purchase Order: hợp đồng mua bán

13 COC Certificate of Conformity: chứng nhận hợp

chuẩn hàng hóa

14 P/L Packing list: phiếu đóng gói hàng hóa

15 C/O Certificate of origin : giấy chứng nhận xuất xứ

16 COA Certificate of Analysis: chứng nhận phân tích kỹ

thuật

17 GTGT Thuế giá trị gia tăng

Trang 13

3 Bảng 2.1 Lao động của công ty tại thời điểm 01/03/2015 23

4 Bảng 2.2 Cơ cấu dịch vụ vận chuyển năm 2014 22

5 Bảng 2.3 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo thị trường năm 2014 23

6 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014 24

7 Bảng 2.5 So sánh sự khác nhau trong quy trình khai báo Hải

Quan điện tử đối với 2 phần mềm ECUS và ECUS VNACCS

32

8 Bảng 2.6 Phân tích thực trạng quy trình theo mô hình SWOT 40

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

1 Sơ đồ 1.1 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu 7

2 Sơ đồ 1.2 Các bước trong kỹ thuật đóng hàng vào container 14

3 Sơ đồ 1.3 Quy trình nhận nguyên giao nguyên (FCL/FCL) 15

4 Sơ đồ 1.4 Quy trình nhận lẻ giao lẻ (LCL/LCL) 16

5 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt 20

6 Sơ đồ 2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

thực tế tại công ty

26

7 Sơ đồ 2.3 Quy trình thông quan hàng hóa nhập khẩu 34

8 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu hàng xuất khẩu theo thị trường năm 2014 20

9 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu hàng nhập khẩu theo thị trường năm 2014 25

10 Biểu đồ 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014 25

Trang 15

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình vươn lên mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, mà một trong những mốc quan trọng đánh dấu cho sự vươn lên đó chính là sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO Với việc tham gia WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa vào thương mại và hội nhập quốc tế

Do sự phát triển và giao lưu kinh tế mạnh mẽ giữa việt Nam và các nước trên thế giới thì một ngành kinh tế được cho là sẽ có cơ hội rất lớn để phát triển đó là ngành giao nhận vận tải Việc nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, ổn định trong những năm qua và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh theo, đây là một tín hiệu rất tốt cho nghành vận tải vốn đã phát triển, sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai

Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới và chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đến nay, ngành giao nhận vận tải nói chung và ngành vận tải biển nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải với nhiều quy mô khác nhau, mặc dù còn non trẻ so với bề dày lịch sử của ngành giao nhận vận tải trên thế giới, song các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này đã dần chứng tỏ được sự phát triển nhanh và ổn định của mình

Trước tình hình đó, Công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt đã từng bước hoàn thiện và củng cố hoạt động kinh doanh của mình Tuy vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài, công ty không còn cách nào khác là phải nhìn nhận lại tình hình, trên

cơ sở đó đề ra những giải pháp thực tế để nâng cao các lợi thế hiện có và giảm thiểu

tối đa những bất cập đang diễn ra Chính vì thế em quyết định chọn đề tài “Thực

trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

 Tổng kết lý luận về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

 Phân tích thực trạng về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 Đối tượng: quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

 Phạm vi nghiên cứu: Thực tế quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 16

 Phương pháp thống kê so sánh: nhận số liệu từ công ty, thống kê các chỉ tiêu lại, so sánh và phân tích số liệu

 Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, và các anh chị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ

5 Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp:

Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:

 Chương 1: Lý luận chung về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển

 Chương 2: Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt

 Chương 3: Giải pháp và kiến nghị

Trang 17

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.” [3, 139]

Theo Luật thương mại Việt nam thì “Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác” [2]

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận:

 Phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bên ngoài như các đơn vị nguồn hàng, các đơn vị vận chuyển, các đơn vị nhận hàng

 Mang tính thời vụ do chịu ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động XNK

 Mang đặc điểm của dịch vụ vận tải

1.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận

1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

 Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển Người giao nhận thường có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong thuê phương tiện

 Tiết kiệm được thời gian và chi phí phát sinh cho chủ hàng Giúp giảm nhân

sự cho doanh nghiệp

 Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao nhận đảm trách việc này, đảm bảo nhận được hàng mà không cần có người của công ty tại nước chuyển tải Thay mặt doanh nghiệp (nếu được ủy quyền) để làm các thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ quan bảo hiểm khi xảy ra tổn thất hàng hóa

 Giúp doanh nghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng như áp mã thuế (nếu hàng hóa thuộc loại chịu thuế) sao cho số thuế mà doanh nghiệp phải nộp là hợp lý và

ở mức tối thiểu

1.1.3.2 Đối với nền kinh tế thế giới:

 Quá trình phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới ngày càng tăng Thúc đẩy quan hệ mậu dịch quốc tế tăng trưởng và phát triển

Trang 18

 Trong đó vai trò của giao nhận vận tải không những làm cầu nối cho mậu dịch quốc tế diễn ra, mà còn kích thích thương mại thế giới tăng trưởng và phát triển Khoảng cách vận chuyển cũng như chi phí sẽ không còn làm trở ngại cho quá trình lưu thông hàng hoá

 Đặc biệt với sự ra đời của vận tải đa phương thức, trong đó các tổ chức giao nhận là người điều hành hoạt động này đã mang lại hiệu quả to lớn cho hoạt động thương mại trên thế giới Đơn giản hoá thủ tục hải quan cũng như thủ tục hành chính khác, không những làm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá ngoại thương mà còn rút ngắn thời gian, đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu

triển của các quốc gia trong nền kinh tế thế giới:

Giao nhận vận tải đã tạo lập môi trường thuận lợi và động lực phát triển mậu dịch toàn cầu Giúp các nước có điều kiện khai thác, tận dụng được lợi thế so sánh của mình, cũng như tiếp nhận được nhiều nguồn lực từ bên ngoài Từ đó, làm cơ sở phát triển lực lượng sản xuất trong nước Do đó, giao nhận vận tải đã tác động gián tiếp đến trình độ phát triển của quốc gia Khi lĩnh vực dịch vụ này phát triển đến trình độ cao thì lượng thời gian cần thiết trong lưu thông hàng hoá diễn ra nhanh chóng hơn, tận dụng được thời cơ kinh doanh quốc tế

1.1.4 Phân loại dịch vụ giao nhận

1.1.4.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động

 Chủ yếu là các khâu nghiệp vụ do chủ hàng trực tiếp thực hiện theo nhiệm vụ của mình được chỉ định trong hợp đồng Tổ chức chuyên chở hàng hoá từ nơi này đến nơi khác, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, các điểm đầu mối và ngược lại Tổ chức xếp dỡ hàng hoá lên xuống các phương tiện vận tải tại các đầu mối vận tải

 Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận hàng hoá vận chuyển nhằm bảo vệ hàng hoá của chủ hàng Theo dõi và giải quyết những khiếu nại về hàng hoá trong quá trình giao nhận vận tải đồng thời thanh toán các chi phí có liên quan đến giao nhận hàng hoá

Trừ khi bản thân người giao hàng (Shipper) hoặc người nhận hàng (Consigner) muốn tự mình thực hiện bất cứ thủ tục và chứng từ nào đó Còn thông thường thì người giao nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vận tải qua các công đoạn Người giao nhận có thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ hay thông qua đại lý của họ hoặc thông qua những người ký hợp đồng phụ

1.1.4.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh

Trang 19

Giao nhận thuần tuý là hoạt động thuần tuý chỉ bao gồm việc gởi hàng đi hoặc nhận hàng đến Giao nhận tổng hợp là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các

hoạt động như : xếp dỡ, bảo quản, chuyển chở…

1.1.4.3 Căn cứ vào phương tiện vận tải

Bao gồm các phương tiện vận tải sau: Đường biển, Đường hàng không, Đường thuỷ, Đường sắt, Đường ôtô, Đường bưu điện, Đường ống, Đường liên hợp vận tải

1.1.5 Khái niệm về người giao nhận

Người giao nhận là người kinh doanh dịch vụ giao nhận Trước đây, người giao nhận (A Frieght Forwarder) chỉ là đại lý hoa hồng (Commission Agent) thay mặt cho người nhập khẩu thực hiện các công việc thông thường như : bốc dỡ hàng, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy, sắp xếp vận chuyển trong nước, nhận thanh toán tiền hàng cho khách hàng của họ

Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty bốc dỡ hay kho hàng người giao nhận chuyên nghiệp hoặc bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá

1.1.6 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

Điều 167 luật Thương mại Việt Nam quy định người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây :

 Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý

 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng Sau khi ký hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được những chỉ định của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để nhận chỉ dẫn thêm Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng

1.1.7 Trách nhiệm của người giao nhận

1.1.7.1 Khi người giao nhận là đại lý của chủ hàng

Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

 Giao hàng không đúng chỉ dẫn, thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn, thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan

 Chở hàng đến sai nơi quy định, giao hàng cho người không phải là người nhận, giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

 Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế

 Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về

Trang 20

hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết

1.1.7.2 Khi người giao nhận là người chuyên chở

Khi vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà mình thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của chính mình

Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng

Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:

 Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác

 Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá, do chiến tranh, đình công

 Do các trường hợp bất khả kháng, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình

1.2.1 Phương thức giao nhận

 Giao nhận nguyên bao, nguyên kiện, nguyên bó, nguyên hầm, giao nhận còn kẹp chì, theo số lượng, trọng lượng hoặc thể tích, giao nhận theo mớn nước, giao nhận nguyên container

Người nhận hàng có thể là chủ hàng hay đại diện, đại lý giao nhận Ở phương thức này có 4 nguyên tắc xảy ra :

 Có chứng từ hợp lệ để nhận hàng, thanh toán mọi chi phí cho cảng

 Phải nhận hàng liên tục trong một thời gian ấn định (do thoả thuận giữa cảng và người nhận hàng)

 Hàng phải có ký mã hiệu, trừ trường hợp hàng trần, hàng rời, giao nhận theo tập quán thương mại quốc tế

 Nếu bao kiện còn nguyên vẹn, còn seal, chì thì cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá chứa bên trong có hư hỏng hay không hư hỏng, có thiếu hay không thiếu

Vận tải đường biển là một phương thức vận chuyển ra đời sớm nhất Chỉ từ khi phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa ra đời, quan hệ buôn bán giữa các quốc

Trang 21

gia trên thế giới và khối lượng hàng hoá lưu chuyển giữa các nước tăng lên Về đặc điểm kinh tế kỹ thuật, phương thức vận tải đường biển có những ưu thế nổi bật sau:

 Cước phí vận chuyển đường biển thấp

 Có thể vận chuyển một lượng hàng lớn, khổng lồ Thích hợp vận chuyển hầu hết các loại hàng hoá trong thương mại quốc tế Đặc biệt thích hợp và có hiệu quả là các loại hàng rời có giá trị thấp

 Trong phương thức vận tải bằng đường biển các tuyến đường hàng hải được hình thành một cách tự nhiên

 Với phương thức vận tải bằng container ngày càng trở nên thuận lợi, an toàn, nhanh gọn

Phương thức vận tải bằng đường biển cũng có những bất lợi sau :

 Tốc độ tàu rất chậm so với các phương tiện vận tải khác

 Nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết, các loại tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro như : mắc cạn, đắm, cháy, mất tích…

Sơ đồ 1.1: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (Nguồn: Vận tải và Bảo hiểm – TH.S Hà Minh Hiếu)

1.3.2 Phân tích sơ bộ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

 Bước 1: Nhận chứng từ từ nhà xuất khẩu

Công ty nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu bao gồm: Hóa đơn (Sales Invoice), Phiếu đóng gói (packing list), Vận đơn (Bill of Lading), Tài liệu kỹ thuật (Certificate of Analysis)

 Bước 2: kiểm tra bộ chứng từ

a) Vận đơn đường biển (B/L)

Kiểm tra những thông tin sau:

 Số vận đơn, Tên người gởi, tên người nhận, Xem vận đơn thuộc loại nào, Cảng xếp hàng, Cảng dỡ hàng, Tên hàng hóa, Số lượng, khối lượng

Kiểm tra hàng

Thanh lý Hải Quan Giao hàng cho khách hàng B9

Quyết toán và trả

hồ sơ cho khách hàng

Trang 22

o Đối chiếu với thông tin trên hợp đồng b) Hóa đơn (Invoice):

 Tên, địa chỉ người gởi, Tên, địa chỉ người nhận, Số và ngày hóa đơn, Điều khoản thanh toán, Tên hàng, Số lượng, Khối lượng, Giá đơn vị, Giá trị bảo hiểm, Tổng giá lô hàng

o Đối chiếu với hợp đồng

c) Phiếu đóng gói (packing list):

 Tên người gởi, Tên người nhận, Điều khoản thanh toán, Tên hàng, Số lượng, Khối lượng, Bao bì

o Đối chiếu với hợp đồng

 Số và ngày hóa đơn

o Đối chiếu trên Hóa đơn (Invoice)

 Cảng xếp hàng, Cảng dở hàng

o Đối chiếu với Vận đơn (B/L)

 Người ký tên phải là người gởi không

d) Tài liệu kỹ thuật (Certificate of Analysis):

 Tên người nhận, Tên hàng, Số lượng, Khối lượng, Thành phần hóa học của hàng hóa

o Đối chiếu với điều khoản Specification/ quanlity (Quy cách/ chất lượng) trong hợp đồng

 lấy D/O từ hãng tàu

Muốn xin được D/O cần có giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu (nếu hãng tàu yêu cầu) và vận đơn đường biển bản gốc Đóng phí nhận D/O

Sau khi nhận D/O phải kiểm tra và đối chiếu với Vận đơn những thông tin sau:

 Số vận đơn, Nơi xuất phát, Nơi đến, Số kiện hàng, Trọng lượng, Tên và địa chỉ người gởi hàng, Tên và địa chỉ người nhận hàng, Số hiệu chuyến tàu, Xem thời gian tàu đến, Số kiện, Trọng lượng, Tình trạng, Tên người liên hệ (hãng tàu)

 Bước 3: làm thủ tục Hải Quan

Truyền tờ khai Hải quan Vnaccs/Vcis

 Bước 4: Tính thuế

Cách tính thuế nhập khẩu:

 Trị giá tính thuế nhập khẩu = (Trị giá nguyên tệ + phí vận chuyển) * Tỷ giá hiện hành

 Tiền thuế nhập khẩu = Trị giá tính thuế nhập khẩu * mức thuế

 Giá trị tính thuế GTGT = Trị giá tính thuế nhập khẩu + tiền thuế nhập khẩu

 Tiền thuế GTGT = Giá trị tính thuế GTGT * Mức thuế GTGT

 Tổng tiền tính thuế = Tiền thuế nhập khẩu + Thuế GTGT (Hoặc thuế TTĐB) + Thu khác (nếu có)

 Bước 5: nhận hàng tại cảng

Trang 23

 Đem D/O tới hãng tàu

 Vào kho xuất trình D/O và tờ khai Hải Quan đã đóng dấu được phép thông quan để nhận phiếu xuất kho

 Nộp phí lưu kho, lưu bãi

 Cầm phiếu xuất kho vô kho nhận hàng

Kiểm tra hồ sơ nếu là hàng hóa phân luồng vàng

Hồ sơ bao gồm:

 Tờ khai hải quan: 2 bản chính, Purchase order: 1 bản sao, Sales invoice: 1 bản chính, 1 bản sao, Airway bill: 1 bản sao, Packing list

 Bước 6: Kiểm tra hàng hóa

Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hợp đồng ký kết

 Bước 7: Thanh lý Hải Quan

Sau khi kiểm tra hàng hóa nếu thấy không có vần đề gì xảy ra Dựa vào tờ khai Hải Quan tiến hành thanh lý Hải quan Nộp các khoản phí đầy đủ

 Bước 8: Đem hàng về công ty

Rút hàng tại kho cảng biển: thuê xe, công nhân bốc xếp rút hàng tại kho rồi đưa về bãi hàng công ty

 Bước 9: Quyết toán

1.3.3 Trình tự giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cảng

1.3.3.1 Đối với hàng hóa dạng rời phải lưu kho, lưu bãi

Cảng nhận hàng từ tàu bao gồm các công việc :

 Trước khi dỡ hàng tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Manifest (bảng lược khai hàng hóa), sơ đồ hầm tàu để cảng tiến hành các thủ tục cần thiết

và bố trí phương tiện dỡ hàng

 Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu Nếu phát hiện thấy hầm tàu ẩm ướt, hàng hóa bên trong hầm tàu bị hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản hai bên cùng ký Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng

 Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho, bãi Trong quá trình chở hàng, đại diện của tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại hàng hóa cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hóa và ghi vào Tally sheet

 Hàng sẽ được xếp lên xe để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ số lượng, loại hàng, số B/L

 Cuối mỗi ca và xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng hóa giao nhận và cùng ký vào Tally sheet

Trang 24

 Cảng và tàu ký vào bảng kết toán nhận hàng với tàu (ROROC – Report

on receipt of cargo) xác nhận số lượng hàng hoá thực giao so với Manifest và B/L

 Lập các giấy tờ cần thiết hoặc biên bản trong quá trình giao nhận như: Biên bản đỗ vỡ hàng (COR – Cargo outturn report) nếu hàng bị hư hỏng, Xác nhận hàng thiếu (CSC – Certificate of shortlanded cargo) nếu tàu giao thiếu

Cảng giao hàng cho người nhập khẩu:

 Khi nhận được thông báo tàu đến, người nhập khẩu phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O – Delivery order) Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao

3 bản D/O cho người nhập khẩu

 Người nhập khẩu đóng phí lưu kho phí xếp dỡ và lấy biên lai

 Người nhập khẩu mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing list đến văn phòng quản lý tàu để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O

 Người nhập khẩu mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho Bộ phận này giữ 1 D/O và lưu 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng

 Người nhập khẩu tiến hành làm thủ tục hải quan (nộp 1 D/O)

 Sau khi hải quan xác nhận “Hoàn thành thủ tục hải quan” người nhập khẩu có thể mang hàng ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng

Khi người nhập khẩu có khối lượng hàng lớn chiếm toàn bộ hầm tàu hoặc hàng rời, thì người nhập khẩu có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu

Trước khi nhận hàng, người nhập khẩu phải hoàn tất các thủ tục Hải quan và trao cho cảng B/L, D/O

Sau khi đối chiếu Manifest cảng sẽ lên hóa đơn cước phí dỡ hàng và cấp lệnh giao thẳng để chủ hàng trình cán bộ giao nhận tại tàu để nhận hàng

Sau khi nhận hàng, người nhập khẩu và người giao nhận ở cảng cùng ký bản tổng kết giao nhận và xác nhận số lượng hàng hóa đã giao nhận bằng phiếu giao hàng trên phiếu xuất kho Đối với tàu người nhập khẩu vẫn phải lập Tally sheet và ROROC (Bản kết toán nhận hàng với tàu) như trên

Nếu là hàng nguyên container (FCL/FCL)

 Khi nhận được thông báo tàu đến (Notice of arrival) người nhập

khẩu mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O

 Người nhập khẩu mang D/O làm thủ tục đăng ký kiểm hóa, người

nhập khẩu có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc trạm

Trang 25

thông quan nội địa ICD (Inland clearance deport) kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị xử phạt

 Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ

chứng từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O

 Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng

Nếu là hàng lẻ (LCL/ LCL) không đủ container (Less than a container

load) Người nhập khẩu mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng để lấy D/O, sau

đó nhận hàng tại CFS và làm các thủ tục như trên

Tại giai đoạn này áp dụng rộng rãi chuyên chở container theo tiêu chuẩn ISO

1.4.1.4 Giai đoạn 1981- nay

Giai đoạn hoàn thiện và phát triển theo chiều sâu của hệ thống vận tải container và sử dụng container loại lớn ở hầu hết các cảng biển trên thế giới

1.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải container

1.4.2.1 Container

Bảng 1.1 Một số ký hiệu container của các hãng tàu trên thế giới

STT Ký hiệu container Hãng tàu vận tải Quốc gia

2 CGMU; CGTU CMA-CGM Shipping Line Pháp

3 CCLU; COSU China Shipping Line Trung Quốc

4 APZU; APLU; NOSU APL Shipping Line Mỹ

10 EMCU; EISU Evergreen Shipping Line Đài Loan

(Nguồn: Vận tải và Bảo hiểm - Th.s Hà Minh Hiếu)

Trang 26

1.4.2.1.1 Đặc điểm của container

Container là một công cụ vận tải có đặc điểm sau:

 Có hình dạng cố định, bền chắc, sử dụng nhiều lần

 Có cấu tạo đặc biệt thuận tiện cho xếp và dỡ hàng cũng như thích hợp và thuận tiện chuyên chở bằng các phương tiện vận tải

 Có dung tích lớn, chứa hàng lớn và ổn định

Bảng 1.2 Phân loại dung tích container

Chiều dài bên ngoài

Trọng lượng gộp tối đa

(Nguồn: Vận tải và Bảo hiểm - Th.s Hà Minh Hiếu)

 Phân loại container theo dung tích:

 Container loại 20 feet: 2,4m x 6m x 2,4m

 Container loại 40 feet thấp: 2,4m x 12m x 2,4m

 Container loại 40 feet cao: 2,4m x 12m x 2,6m

 Container loại 45 feet cao: 2,4m x 14m x 2,6m

 Phân loại container theo hình thức, kiểu dáng:

 Container kín (Close container), Container mở mái (Open container), Container khung (Frame container), Container phẳng (Flat container), Container có bánh lăn (Rolling container), Container bồn (Tank Container)

 Phân loại container theo công dụng

Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa

Nhóm 2: Container chở hàng rời (Dry Bulk/Bulker freight container)

Trang 27

Nhóm 3: Container bảo ôn/ nóng/ lạnh (Thermal insulated/ Heated/ Refrigerated/ Reefer container)

Nhóm 4: Container thùng chứa (Tank container): Dùng để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng đóng rời (thực phẩm lỏng như dầu ăn, hóa chất,…) Nhóm 5: Các container đặc biệt ( Special container), container chở súc vật sống (Cattle Container)

1.4.2.2 Công cụ vận chuyển container

Container có thể dễ dàng vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện, tùy thuộc vào hình dạng hàng hóa và đoạn đường di chuyển mà chọn phương tiện vận tải phù hợp nhất: Tàu biển, Máy bay, Tàu hỏa, Ô tô, Phương tiện thủy nội địa (xà lan)

1.4.2.3 Cảng, bến bãi và công cụ xếp dỡ container

Cảng biển chuyên dụng và bán chuyên dụng container, sân bay, nhà ga, Cảng sông, ICD, Depot, Cẩu giàn (Gantry Crane) di chuyển dọc cầu tàu, Cẩu khung di chuyển trên bánh lốp hoạt động trong CY, Xe chụp nâng hạ container (Reach Stacker)

 Bảo vệ hàng hóa, giảm tình trạng mất cắp, hư hỏng, ẩm ướt, nhiễm bẩn, tiết kiệm chi phí bao bì, giảm thời gian kiểm đếm hàng, tăng tốc

độ chuyển tải hàng, tiết kiệm chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm

 Hàng hóa được đưa từ cửa đến cửa (door to door), thúc đẩy hoạt động mua bán phát triển, đơn giản hóa thủ tục trung gian trong quá trình vận chuyển nội địa, tiết kiệm chi phí điều hành lúc lưu thông

Giảm thời gian xếp dỡ, tăng vòng quay khi khai thác tàu Tận dụng tối đa trọng tải và dung tích tàu Giảm khiếu nại của chủ hàng về tổn thất của hàng hóa Giảm giá thành vận tải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tải và vận chuyển đa phương thức

Sử dụng container để thu gom, chia lẻ hàng, giảm tranh chấp khiếu nại

Tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng năng suất xếp dỡ hàng hóa Giảm chi phí vận tải,

hạ giá thành sản phẩm Tạo điều kiện hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật ngành giao thông vận tải, tạo công ăn việc làm mới, tạo điều kiện áp dụng vận tải đa phương thức

Trang 28

1.4.4 Nghiệp vụ chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container

Sơ đồ 1.2: Các bước trong kỹ thuật đóng hàng vào contaner (Nguồn: Vận tải và Bảo hiểm – Th.s Hà Minh Hiếu)

 Nhận nguyên giao nguyên: người chuyên chở nhận nguyên từ người gởi hàng (Shipper) ở nơi đi và giao nguyên cho người nhận ở nơi đến

1.4.4.2.1.2 Phương pháp, quy trình FCL/FCL

Sơ đồ 1.3 Quy trình nhận nguyên giao nguyên (FCL/FCL) (Nguồn: Vận tải và Bảo hiểm – Th.s Hà Minh Hiếu)

Bước 4: Chất xếp, chèn lót hàng hóa chắc chắn trong container

Bước 3: Xác định cân, đo, đong, đếm hàng hóa để tận dụng tối đa dung tích

contanier Bước 2: Xác định và kiểm tra kiểu loại container trước khi đóng hàng

Bước 1: Xác định nguồn hàng đóng vào container phù hợp

B5: Người chuyên chở giao container cho người nhận hàng/ công ty giao nhận

B2: Chủ hàng/ công ty giao nhận vận chuyển container đến CY cảng đi, giao

cho người vận chuyển để chờ xếp hàng lên tàu B1: Chủ hàng đóng hàng vào container tại kho riêng/ bãi container Container

được niêm phong kẹp chì

Trang 29

1.4.4.2.1.3 Trách nhiệm của người gởi hàng

 Vận tải hàng từ kho/ nơi chứa hàng đến CY cảng đi Đóng hàng vào container, ghi ký mã hiệu chuyên chở trên bao bì hang, niêm phong kẹp chì container theo quy chế xuất khẩu và thủ tục Hải quan Chịu mọi chi phí liên quan đến những công đoạn nêu trên, lấy Bill of Lading

1.4.4.2.1.4 Trách nhiệm của người chuyên chở

 Phát hành Bill of Lading Bảo quản hàng xếp trong container, xếp container

từ bãi chứa ở cảng gửi lên tàu, dỡ container từ tàu xuống bãi chứa ở cảng đến Giao container cho người nhận có vận đơn hoặc lệnh giao hàng hợp pháp Chịu mọi chi phí xếp dỡ container lên xuống tàu

(Consignee)

 Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục Hải quan cho lô hàng, xuất trình Bill

of Lading hợp lệ cho người chuyên chở, kiểm tra tình trạng bên ngoài của container so với B/L

 Nhanh chóng rút hàng ra khỏi container tại CY/ kho để hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở, chịu chi phí liên quan đến những công đoạn nêu trên

B5: Đại lý của người gom hàng dỡ hàng ra khỏi container, giao cho các người

nhận hàng lẻ trên cở sở xuất trình House B/L

B4: Người chuyên chở dỡ container ra khỏi tàu, giao nguyên container cho đại

lý của người gom hàng tại cảng đến

B3: Người vận chuyển xếp container lên tàu, cấp Master B/L và vận chuyển

đến đích

B2: Đóng nhiều lô hàng lẻ vào một container, niêm phong kẹp chì Sau đó gởi

nguyên container cho người vận chuyển

B1: Người gom hàng nhận nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng lẻ gởi cho nhiều

người nhận lẻ tại CFS, cấp HBL (yêu cầu trình hàng) gom hàng

Trang 30

1.4.4.2.2.3 Trách nhiệm của người gởi hàng:

 Vận chuyển hàng từ kho trong nội địa, giao cho người gom hàng tại CFS cảng đi và chịu chi phí

 Chuyển các chứng từ (thương mại, vận tải và thủ tục XNK) cho người gom hàng nếu CFS là kho thường, nếu CFS là kho ngoại quan thì hoàn tất thủ tục xuất khẩu

 Thanh toán cước phí nếu điều kiện thương mai trả trước (Prepaid)

1.4.4.2.2.4 Trách nhiệm của người vận chuyển hàng lẻ

 Người vận chuyển thực sự ký phát Master B/L, xếp hàng lên tàu, chuyên chở đến cảng đích, dỡ hàng xuống cảng, giao hàng cho người nhận tại CFS cảng đến

 Người thầu vận chuyển hàng lẻ (NVOCC): công ty giao nhận (Freight Forwarding) là Contracting carier NVOCC ký phát là House B/L/FIATA Bill of Lading

 Nhận lô hàng lẻ tại CFS, phát hành HBL hàng lẻ cho các chủ hàng

 Đóng các lô hàng lẻ vào container

 Vận chuyển ra cảng, xếp xuống tàu và đưa đến cảng, dỡ container ra khỏi tàu đưa về CFS, dỡ các lô hàng lẻ giao hàng cho các chủ hàng lẻ

 Thu hồi HBL cấp HDO

1.4.4.2.2.5 Trách nhiệm của người nhận hàng

 Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục Hải quan cho lô hàng nhập

 Xuất trình HBL hợp lệ cho người gom hàng hoặc đại diện của họ để nhận hàng Thanh toán cước phí nếu là cước trả sau

1.4.4.3 Giá cước và chi phí chuyên chở hàng hóa bằng container:

Ngoài giá cước cố định khi vận chuyển bằng container các hãng tàu thường thu thêm một số phụ phí sau:

 Phụ phí điều chỉnh giá cước vì đồng tiền thanh toán cước bị mất giá: CAF (Currency Adjustment Factor)

 Phụ phí điều chỉnh giá cước vì nhiên liệu tăng: BAF (Bunker Adjustment Charges)

 Phụ phí chuyển xếp container ở bãi container: THC (Terminal Handling Charges)

Trang 31

về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nói chung và quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển nói riêng Chúng ta có thể nắm được tổng quan về nghiệp vụ giao nhận: khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại dịch vụ giao nhận; nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển: phương thức, nguyên tắc giao nhận; quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển: phân tích sơ đồ quy trình giao nhận đối với từng loại hàng hóa phân biệt theo tính chất khác nhau; nắm rõ hơn về lý thuyết chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển Với việc phân tích rõ phần lý luận trên không chỉ cho chúng ta hiểu, nắm bắt một cách tổng quát về quy trình giao nhận

mà còn tạo nền tảng và tiền đề làm cơ sở dẫn luận cho chương sau

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI ĐẠI QUỐC VIỆT

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, kinh tế Việt Nam đang chuyển

từ cơ chế thị trường tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước tạo điều kiện cho kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ Cùng với xu hướng

đó, ngành dịch vụ giao nhận vận tải cũng được chú trọng và ngày càng nâng cao tầm quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, cộng với việc các doanh nghiệp có nhu cầu về xuất nhập khẩu nhưng chưa có kinh nghiệm trong việc hoàn thành thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu Và để đáp ứng nhu cầu thị trường đó, vào ngày 17 tháng 10 năm 2005 Công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt được thành lập theo quy định số 4102033969/2006/QĐ-BTC của UBND TP.HCM Với tên giao dịch DAI QUOC VIET CO., LTD - là công ty kinh doanh loại hình dịch vụ giao nhận và vận tải

 Số đăng kí kinh doanh 4102033969

 Đăng ký lần đầu ngày 17/10/2005/ Đăng ký lần thứ 2 ngày 18/10/2006

 Cục thuế Tp HCM đã đăng ký thuế ngày 20/10/2006

 Mã số thuế: 0304042844

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI ĐẠI QUỐC VIỆT

 Tên giao dịch: DAI QUOC VIET CO.,LTD

 Trụ sở chính: 607-609 Nguyễn Kiệm – Q.Phú Nhuận – Tp Hồ Chí Minh

 Email: daiquocviet.scanwell@gmail.com

 Tel: (84) 866221880/ Fax: (84) 867222516

 Vốn điều lệ: 1,000,000,000 VNĐ

2.1.1.1 Loại hình doanh nghiệp và quy mô

 Loại hình tổ chức : Công Ty TNHH Tư Nhân

 Loại hình cơ sở: Doanh nghiệp đơn (Là Doanh nghiệp độc lập chỉ hoạt động tại một địa điểm duy nhất không có đơn vị phụ thuộc)

2.1.1.2 Tư cách pháp nhân

Công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, tại các ngân hàng trong và ngoài nước Có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, tự chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ Đối với kết quả kinh doanh được hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của luật công ty

2.1.1.3 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt

động của công ty

Trang 33

2.1.1.3.1 Mục tiêu:

Công ty được thành lập để sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển kinh doanh về dịch vụ giao nhận, kho vận và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty

2.1.1.3.2 Chức năng:

 Dịch vụ khai thuê hải quan

Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Thực hiện chức năng đại lý hãng tàu và hãng hàng không

Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng xe tải và container

Nhận ủy thác hàng hóa xuất nhập khẩu

2.1.1.3.3 Nhiệm vụ:

 Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường duy trì đầu tư điều kiện vật chất nhằm tạo ra nền tảng phát triển vững chắc và lâu dài cho công ty

 Đẩy mạnh chiến lược marketing để tìm kiếm khách hàng, tăng cường hợp tác với công ty trong nước và ngoài nước để khai thác dịch vụ

 Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng

 Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Đảng và Nhà nước, tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại của Nhà nước

 Được quyền tố tụng trước cơ quan tố tụng, cơ quan pháp luật đối với tổ chức, các

cá nhân vi phạm các hợp đồng kinh tế, vi phạm lợi ích của công ty

 Được vay vốn tại các ngân hàng trong và ngoài nước, huy động các nguồn vốn khác ở trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh theo chế

Trang 34

Thương mại dịch vụ vận tải, Kinh doanh vận tải bằng ô tô, đường thủy Dịch vụ khai thuê hải quan Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu

2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty

2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty TNHH hàng hải Đại Quốc Việt (Nguồn: phòng

kế toán công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt)

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

2.1.2.2.1 Giám đốc

 Là người giữ chức vụ cao nhất trong công ty, nhân danh công ty để điều hành và quyết định mọi công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về những quyết định đó

 Chỉ đạo, điều hành, phân công công tác cho nhân viên công ty, kết hợp hài hòa công việc giữa các phòng ban, đồng thời những khoản dư liên quan đến việc mua tài sản cố định

 Kiểm tra và quản lý tình hình tài chính của công ty, trực tiếp đàm phán với khách hàng và ký hợp đồng

2.1.2.2.2 Phó giám đốc

 Là những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện những hoạt động của phòng kinh doanh và phòng điều hành xuất nhập khẩu, đồng thời kiêm trưởng phòng kinh doanh và phòng điều hành

 Ngoài ra, phó giám đốc cũng trực tiếp làm những lô hàng đặc biệt, những lúc nhiều hàng…

2.1.2.2.3 Các phòng ban 2.1.2.2.3.1 Phòng kinh doanh

 Bộ phận kinh doanh:

o Xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty

Giám đốc

Phó giám

đốc kinh

doanh

Phòng kinh doanh

Bộ phận

kinh

doanh

Bộ phận chăm sóc khách hàng

Phòng marketing Phó giám đốc điều

hành XNK

Phòng XNK

Bộ phận chứng

từ

Bộ phận giao nhận

Phòng

kế toán Thu chi Thủ kho

Trang 35

o Là tổ chức đàm phán, ký kết các hợp đồng về dịch vụ giao nhận – vận tải với đối tác, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lập các chiến lược marketing, tìm kiếm khách hàng

o Thống kê, đánh giá hiệu quả, báo cáo tình hình kinh doanh và đề xuất phương hướng kinh doanh cho thời gian tới, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của thị trường

 Bộ phận chăm sóc khách hàng: tư vấn cho khách hàng về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trả lời mọi thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau khi làm hàng

2.1.2.2.3.2 Phòng kế toán

 Theo dõi và cân đối nguồn vốn, hạch toán cho bộ phận kinh doanh, quản lý các hoạt động thu chi từ kết quả hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải, lập báo cáo tài chính của từng thời kỳ trình giám đốc

 Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động; thời gian lao động và kết quả lao động: tính lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phân bổ tiền lương vào các đối tượng lao động

 Nắm công nợ khách hàng – thu hồi công nợ

 Quản lý công nợ của nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu

2.1.2.2.3.3 Phòng xuất nhập khẩu

 Bộ phận chứng từ:

o Soạn thảo hồ sơ làm thủ tục Hải quan, công văn, chứng từ cần thiết

o Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời những thông tin về xuất nhập khẩu và những thay đổi của Nhà nước về thuế, Hải quan quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, công văn…

o Liên lạc với khách hàng để tìm hiểu những thông tin cần thiết về lô hàng

 Bộ phận giao nhận:

o Tổ chức thực hiện các hợp đồng dich vụ giao nhận, tiếp nhận bộ chứng từ từ khách hàng để triển khai các hoạt động khai thuê Hải quan, đăng ký kiểm dịch, làm C/O, trực tiếp ra cảng làm hàng Nhận hàng, thuê phương tiện vận tải, giao hàng cho người nhập khẩu, trung chuyển hàng hóa từ cảng, kho bãi (cảng, sân bay) đến kho cảng riêng của các đơn vị xuất nhập khẩu trong và ngoài nước và ngược lại

2.1.2.2.3.4 Phòng Marketing:

Đảm trách công tác nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và những yếu tố ngoại cảnh, để đưa ra những chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển theo hướng phù hợp nhất với tình hình của công ty và thế giới

2.1.3 Chuyên môn kinh nghiệm, tay nghề

Trang 36

Bảng 2.1: Lao động tại thời điểm 01/03/2015

Lao động phân theo trình độ chuyên môn

được đào tạo

Số lao động ( Người) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt, số liệu thống kê đầu năm 2015)

2.1.4 Cơ sở vật chất - kỹ thuật của công ty

 Cho đến nay, công ty đã có được một đội xe tải gồm 2 xe có tải trọng trung bình từ 1,5 đến 2,5 tấn Ngoài ra, công ty còn đầu tư 1 tàu biển loại trung, 2 đầu kéo xe container, 1 xe Ford phục vụ ban giám đốc và nhân viên di chuyển trong công việc…

 Văn phòng của công ty được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại như: 20 máy vi tính, 3 máy in, 2 máy fax, 1 máy photocopy, 2 máy scan…đặc biệt là toàn bộ máy tính đều được nối mạng internet tốc độ cao nên thông tin được tiếp cận một cách nhanh chóng

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2012-2014

2.1.5.1 Cơ cấu dịch vụ vận chuyển

Bảng 2.2 Cơ cấu dịch vụ vận chuyển năm 2014:

Phương thức

vận chuyển

Số lượng (lô)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (lô)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (lô)

Tỷ lệ (%)

(Nguồn :phòng kế toán công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt, số liệu thống kê năm 2014)

Như đã thống kê, lượng hàng năm 2014 của Công ty là 6848 lô, kể cả hàng xuất và nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không Trong đó số lượng hàng nhập khẩu là 745 lô chiếm 11,49% tổng lượng hàng Ta thấy rõ cơ cấu hàng của Công ty chiếm đa phần là hàng xuất khẩu với 88,51% lượng hàng Lượng hàng vận chuyển bằng đường hàng không là 611 lô chỉ chiếm khoảng 9,42% tổng lượng hàng Còn lại 90,56% hàng được vận chuyển bằng đường biển với tổng số là 5875

lô hàng

Như vậy, dễ dàng nhận thấy nguồn hàng chính của Công ty là hàng xuất và phương thức vận chuyển chính là đường biển Hàng nhập và hàng vận chuyển bằng đường hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ Đây cũng là xu hướng chung của các

Trang 37

Công ty giao nhận Việt Nam do chính thực trạng thị trường vận chuyển quốc tế Việt Nam chi phối Sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam chọn phương thức vận tải đường biển cũng dễ hiểu vì để tiết kiệm chi phí vận tải rất lớn Trong đó đại đa số hàng nhập khẩu Việt Nam là do người nước ngoài thuê phương tiện vận tải Mặt khác, các nhà xuất nhập khẩu chỉ chọn phương thức vận chuyển bằng đường hàng không khi thực sự cần thiết, lượng hàng ít, và do yêu cầu thời gian giao hàng gấp

2.1.5.2 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo thị trường:

Bảng 2.3 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo thị trường năm 2014

Loại hàng

Thị trường

Số lượng (lô)

Tỷ trọng (%)

Số lượng (lô)

Tỷ trọng (%)

Số lượng (lô)

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hàng hải Đại Quốc Việt, số liệu thống kê năm 2014)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo thị trường năm 2014

mỹ trung đông

úc & newzeland châu phi

Trang 38

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu theo thị trường năm 2014

Tỷ trọng hàng xuất đi châu Á của Công ty là lớn nhất chiếm 40,03% trên tổng lượng hàng xuất, tiếp theo mới đến hàng châu Âu (34,77%) và Mỹ (9,9%)…sở dĩ như vậy là do thực trạng hàng xuất của Việt Nam, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là các nước châu Á, Âu và Mỹ Vì nước ta có một vị trí giao thương rất thuận lợi cho việc giao lưu với các nước, trung tâm của Đông Nam Á, có vị trí biển đông rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, lưu thông ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương nên việc xuất khẩu sang Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ là điều

dễ hiểu

Lượng hàng nhập khẩu của Công ty là không đáng kể chỉ chiếm (12,98%) trên tổng lượng hàng xuất nhập khẩu, nhưng có thể nói rằng, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam cũng là từ các nước châu Á, nên tỷ trọng hàng nhập khẩu từ các nước châu Á của công ty là lớn nhất

2.1.5.3 Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2012 – 2014

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014

LN từ hoạt động tài chính 151.142 -256.577 -96.463

46.85

25.1 16.24

0

11.81

0

châu á châu âu

mỹ trung đông

úc & newzeland châu phi

Trang 39

Chi phí bán hàng 11.036 12.031 19.147 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.033 1.120 1.402

LN thuần từ hoạt động SXKD 1.732 2.188 3.075 Các khoản thu nhập bất thường 247.357 10.202 48.202

(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hàng hải Đại Quốc Việt.)

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình hình hoạt động của Công ty tăng qua các năm Doanh thu năm 2013 đạt 15.596.885.000 đồng tăng 1.944.727.000 (tăng 1,14 lần)

so với năm 2012 Năm 2014, doanh thu đạt 23.722.848.000 đồng tăng 8.125.963.000 (tăng 1,74 lần) so với năm 2013

Ta nhận thấy lợi nhuận tăng đều qua các năm, đồng thời tỷ suất lợi nhuận cũng tăng theo, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 2.198.241.000 đồng tăng 419.472.000 (1,24 lần) so với năm 2012.Tổng lợi nhuận năm 2014 đạt 3.104.775.000 đồng tăng 906.534.000 (1.41 lần) đồng so với năm 2013 và tăng 1,75 lần so với năm 2012

Từ năm 2012-2013:

Doanh thu tăng lên nhưng không đáng kể là bởi vì tình hình khủng hoảng kinh

tế diễn ra trong giai đoạn này rất căng thẳng Tuy nhiên, với những tiềm năng hội nhập mở cửa của đất nước, vẫn thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước nên kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng trưởng, lượng hàng lưu chuyển lớn Ngoài

0 5000000

Trang 40

ra còn các yếu tố khác làm cho doanh thu tăng là do giá cước tăng, thay đổi trong cơ cấu tuyến đường vận chuyển và khối lượng trên một lô hàng tăng Công ty được thành lập khá lâu tạo được sự uy tín trong kinh doanh nên không những ngày càng nhiều khách hàng thân thiết mà còn có những khách hàng mới và tiềm năng khác

Từ năm 2013-2014:

Kinh tế năm 2014 mới hoàn thành một vế là “Lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2013”, nên phần nào kinh tế có phần chuyển biến tốt Bên cạnh đó, đây là kết quả của giá cước tăng, cơ cấu tuyến đường dịch chuyển, và lượng lô hàng lớn hơn đã làm doanh thu tăng cao, cơ sở kết cấu hạ tầng phần nào được cải thiện và đồng bộ nên trong quá trình vận chuyển không phát sinh những chi phí liên quan, chi phí giảm dẫn đến lợi nhuận tăng

container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt

2.2.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

tại công ty:

Sơ đồ 2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển thực tế tại công ty (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt)

2.2.2 Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại

công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt

 Trực tiếp quản lý và phê duyệt: giám đốc công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt ông Huỳnh Văn Báu

 Phòng tìm kiếm khách hàng: phòng kinh doanh – chị Nguyễn Kim Thảo

 Phòng tham gia tiến hành công việc: phòng xuất nhập khẩu/ phòng kế toán

o Bộ phận chứng từ: Anh Nguyễn Tấn Phát đảm nhiệm

o Bộ phận giao nhận: Anh Lâm Quốc Thuận Thiên đảm nhiệm

o Nhân viên kế toán: Chị Trương Thị Hiển đảm nhiệm

B3

Lấy lệnh giao hàng D/O

B4

Làm thủ tục Hải Quan

B10 Quyết toán

Ngày đăng: 14/05/2016, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w