Căn cứ hoãn thi hành án dân sự Theo các căn cứ sau đây thì cơ quan thi hành án dân sự quyết định chưa tổ chức thi hành bản án, quyết định khoản 1 Điều 48 LTHADS: + Người phải thi hành
Trang 1Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung 1
1 Những vấn đề chung về hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự 1
1.1 Hoãn thi hành án dân sự 1
1.2 Tạm đình chỉ thi hành án dân sự 4
1.3 Sự khác nhau giữa hoãn và tạm đình chỉ thi hành án dân sự 5
1.4 Ý nghĩa của hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự 6
2 Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hoãn và tạm đình chỉ thi hành án dân sự 7
2.1 Thực trạng áp dụngcác qui định của pháp luật về hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự 7
2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự 8
Kết luận 10
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự là một trong những nội dung cơ bản của tư pháp dân sự,
có tác động trực tiếp tới hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể thông qua hoạt động tư pháp Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, việc thi hành án bị gián đoạn, chưa thể thực hiện được ngay Khi đó, dựa vào những căn cứ cụ thể, người có thẩm quyền trong cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định hoãn thi hành án hoặc tạm đình chỉ thi hành án Bài viết của nhóm em
sẽ phân tích các quy định pháp luật về vấn đề hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân
sự, cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
NỘI DUNG
1 Những vấn đề chung về hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự
1.1 Hoãn thi hành án dân sự
Hoãn thi hành án là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định chưa tổ chức thi hành án, quyết định khi có căn cứ pháp luật qui định Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 48 Luật thi hành án dân sự
Căn cứ hoãn thi hành án dân sự
Theo các căn cứ sau đây thì cơ quan thi hành án dân sự quyết định chưa tổ chức thi hành bản án, quyết định (khoản 1 Điều 48 LTHADS):
+ Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
+ Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành
án Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án;
Trang 3+ Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên;
+ Tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết;
+ Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản
án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Ngoài ra, việc hoãn thi hành án còn được thực hiện trong trường hợp người
có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản
án, quyết định của tòa án yêu cầu hoãn thi hành án để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được Tuy vậy, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của tòa
án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị
Thời hạn hoãn thi hành án dân sự
Thời hạn hoãn thi hành án trong trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị yêu cầu hoãn thi hành án không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án Đối với các trường hợp khác, thời hạn hoãn thi hành án cho đến khi lí do của việc hoãn không còn nữa
Thẩm quyền và thủ tục hoãn thi hành án dân sự
+ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án
+ Khi có căn cứ hoãn thi hành án thì chấp hành viên chịu trách nhiệm thi hành án đề nghị thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án
+ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án
Trang 4+ Trường hợp hoãn thi án do người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án thì việc đồng ý phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ kí của các bên
+ Đối với việc hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có yêu cầu hoãn thi hành án phải có văn bản gửi cho cơ quan thi hành án dân sự, trong đó ghi rõ thời hạn hoãn thi hành án Văn bản yêu cầu hoãn thi hành án phải do người có thẩm quyền kháng nghị kí Trong trường hợp đã có văn bản mà cần thông báo ngay bằng điện thoại, điện tín thì phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức thi hành vụ việc đó biết số, ngày, tháng, năm của văn bản; nội dung của văn bản và người kí văn bản
đó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án ngay khi nhận được yêu cầu nhưng ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trogn quyết định cưỡng chế thi hành
án thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành
án khi xét thấy cần thiết
Hậu quả pháp lí của hoãn thi hành án dân sự
+ Sau khi có quyết định hoãn thi hành án, các hoạt động thi hành án dân sự được tạm ngừng lại
+ Trường hợp vụ việc đã được thi hành một phần hoặc đã được thi hành xong thì cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản thông báo ngay cho người yêu cầu hoãn thi hành án
+ Trong thời gian hoãn thi hành án, người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án
Trang 5+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị hoặc nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiếp tục thi hành án
1.2 Tạm đình chỉ thi hành án dân sự
Tạm đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định tạm ngừng thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án khi có căn cứ do pháp luật qui định Việc tạm đình chỉ thi hành án dân sự được thực hiện theo qui định tại Điều 49 Luật thi hành án dân sự
Căn cứ tạm đình chỉ thi hành án dân sự
+ Cơ quan thi hành án dân sự nhận được thông báo của Tòa án về việc đã thụ
lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án
+ Bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Thời hạn tạm đình chỉ thi hành án dân sự
+ Thời hạn tạm đình chỉ thi hành án trong trường hợp nhận được thông báo của tòa án về việc đã thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành
án theo thời hạn giải quyết việc tuyên bố phá sản của tòa án
+ Thời hạn tạm đình chỉ thi hành án trong trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
Thẩm quyền và thủ tục tạm đình chỉ thi hành án dân sự
+ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của tòa án về việc đã thụ lú đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án Thời hạn ra quyết định này là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án
Trang 6+ Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị Việc quyết định tạm đình chỉ thi hành án trong trường hợp này
có thể thực hiện ngay khi ra quyết định kháng nghị hoặc sau khi có quyết định kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
+ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã cí hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Hậu quả pháp lí của tạm đình chỉ thi hành án dân sự
+ Sau khi có quyết định tạm đình chỉ thi hành án các hoạt động thi hành án dân
sự được tạm ngừng lại
+ Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị
+ Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án, do có kháng nghị người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án
+ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án khi nhận được quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền hoặc quyết định giám đôc thẩm, tái thẩm của tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị hoặc quyết định của tòa án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản Thời hạn ra quyết định tiếp tục thi hành án là 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được các quyết định này
1.3 Sự khác nhau giữa hoãn và tạm đình chỉ thi hành án dân sự
Trang 7Theo Từ điển tiếng Việt “hoãn” là chuyển thời điểm đã định để làm việc gì đó sang thời điểm khác muộn hơn; còn “tạm” là làm việc gì đó ngừng lại trong một thời gian, khi có điều kiện sẽ thay đổi Trong khoa học pháp lí, hoãn thi hành án là chuyển thời điểm thi hành bản án, quyết định dân sự đã định sang thời điểm khác muộn hơn còn tạm đình chỉ thi hành án là tạm thời ngừng việc thi hành bản án, quyết định dân sự đang được thi hành Như vậy, hoãn thi hành án khác với tạm đình chỉ thi hành án ở chỗ hoãn thi hành án là việc cơ quan thi hành án quyết định chưa cho thi hành bản án, quyết định dân sự Trong trường hợp này cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa tổ chức thi hành mà chuyển thời điểm thi hành bản án, quyết định dân sự đã định sang thời điểm khác muộn hơn, còn tạm đình chỉ thi hành án là việc cơ quan thi hành án tạm thời cho dừng việc thi hành bản án, quyết định dân sự đang được cơ quan thi hành án tổ chức thi hành
Do đó, hoãn thi hành án và tạm đình chỉ thi hành án chỉ khác nhau ở thời điểm cho thi hành bản án, quyết định dân sự Cùng là một căn cứ pháp lí nhưng nếu xuất hiện ở thời điểm cơ quan thi hành án chưa thi hành án, chưa tổ chức việc cưỡng chế thi hành án thì cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án, còn nếu xuất hiện ở thời điểm bản án, quyết định đã thi hành được một phần hoặc cơ quan thi hành án đã ra quyết định cưỡng chế thì cơquan thi hành án ra quyết định tạm đình chỉthi hành án Điều này đã được quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 2 Điều
25 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993
1.4 Ý nghĩa của hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự
Việc ra quết định hoãn, tạm đình chỉ việc thi hành án có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Khi xuất hiện những tình tiết, sự kiện làm cho việc thi hành án chưa thể tiếp tục được Nếu cơ quan thi hành án bất chấp những sự kiện này và mặc nhiên tiến hành thi hành án thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự Do vậy cơ quan thi hành án cần thiết phải hoãn, tạm đình chỉ thi hành án cho đến khi có đủ điều
Trang 8kiện để tiếp tục thi hành bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó Tòa án sẽ tuyên bố hoãn, tạm đình chỉ việc thi hành án trong một thời gian nhất định cho đến khi các tình tiết sự kiện là nguyên nhân dẫn tới việc không đảm bảo việc thi hành
án cũng như quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự không còn tồn tại nữa Như vậy , việc hoãn , tạm đình chỉ thi hành án dân sự là cần thiết, tránh gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của các đương sự
2 Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hoãn
và tạm đình chỉ thi hành án dân sự
2.1 Thực trạng áp dụngcác qui định của pháp luật về hoãn, tạm đình chỉ
thi hành án dân sự.
Thực trạng về hoãn thi hành án dân sự
Hoãn thi hành án dân sự có thể do lý do khách quan hoặc chủ quan, theo quy định của pháp luật cơ quan Thi hành án phải ra quyết định hoãn thi hành án và sẽ
tổ chức thi hành tiếp khi điều kiện hoãn thi hành án không còn Do đó, trong đó sẽ
có những vụ việc thời hạn hoãn kéo dài từ kỳ báo cáo này qua kỳ báo cáo khác hoặc từ năm báo cáo này qua năm báo cáo khác cũng là nguyên dân dẫn tới việc thi hành án dân sự tồn đọng Theo báo cáo năm 2011 của Trung tâm Dữ liệu, Thông tin và Thống kê THADS thuộc Tổng cục THADS, số hoãn này bao gồm: hoãn do người phải thi hành án ốm nặng hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc
vì lý do chính đáng khác không thể thực hiện được nghĩa vụ, mà theo bản án, quyết định người đó phải tự mình thực hiện là 21.926 việc với 1.238.319.933.000 đồng; hoãn do được người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành là 2.947 việc với 336.798.139.000 đồng; hoãn do người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên là 46.559 việc với 356.844.068.000 đồng; hoãn
do có tranh chấp về tài sản kê biên theo quy định tại Khoản 5 Điều 41 của Pháp
Trang 9lệnh mà đang được Toà án thụ lý, giải quyết là 12.419 việc với 290.554.754.000 đồng; hoãn thi hành án theo yêu cầu của Tòa án hoặc Viện kiểm sát để xem xét việc kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 65 việc với 67.980.980.000 đồng
Thực trạng về tạm đình chỉ thi hành án dân sự
Cũng như hoãn thi hành án dân sự, tạm đình chỉ thi hành án dân sự có thể kéo dài ở các kỳ khác nhau và cơ quan Thi hành án dân sự phải theo dõi để thi hành tiếp khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền Thời hạn tạm đình chỉ này dài ngắn tuỳ thuộc vào các trường hợp khác nhau, phụ thuộc vào quá trình giải quyết
vụ việc phá sản và thời gian xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Theo thống kê tính đến 31/3/2011 có 688 vụ phải tiến hành tạm đình chỉ thi hành án Trong đó Tòa án nhân dân tạm đình chỉ 227 việc với 217.734.461.000 đồng, Viện Kiểm sát nhân dân tạm đình chỉ 93 việc với 100.636.536.000 đồng để xem xét lại bản án, quyết định theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo qui định của Luật Tố tụng Số còn lại 368 việc với 102.549.577.000 đồng là do cơ quan Thi hành án dân sự tạm đình chỉ do có quyết định thụ lý đơn yêu cầu giải quyết phá sản của Toà án có thẩm quyền
2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự
Thứ nhất, về quyền yêu cầu hoãn thi hành án dân sự
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị Thực tế cho thấy, việc xem xét kháng nghị này có thể từ nguyên nhân chủ động của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền kháng nghị hoặc xuất phát từ yêu cầu của người có quyền yêu cầu xem xét lại bản án theo thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004 thì một số chủ thể có thẩm quyền kháng nghị là: Chánh án Tòa án nhân dân
Trang 10tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 48 LTHADS thì người có thẩm quyền có nghĩa là tất cả các chủ thể quy định tại Điều 285 và Điều 307 BLTTDS đều có thể yêu cầu hoãn thi hành án dân sự hay theo phương pháp loại trừ, nếu một người có thẩm quyền kháng nghị yêu cầu hoãn thi hành án dân sự thì những người còn lại không được hoãn Nếu theo trường hợp thứ hai thì thời hạn 03 tháng cho mỗi lần hoãn là rất dài, không đảm bảo quyền và lợi ích cho đương sự
Thứ hai, về căn cứ hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự
Theo điểm c kkoản 1 Điều 48 Luật THADS thì thủ trưởng cơ quan thi hành
án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên Như vậy, khi người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án thì việc thi hành án phải tạm thời ngừng lại và khi nào người phải thi hành án có tài sản để thi hành án thì việc thi hành án lại được tiếp tục
Bên cạnh đó, theo điểm d khoản 1 Điều 48 Luật THADS thì việc hoãn thi hành án trong trường hợp có tranh chấp về tài sản kê biên mà đang được toà án thụ
lí, giải quyết Trong trường hợp này, cơ quan thi hành án đang cho thi hành bản
án, quyết định dân sự và khi tiến hành kê biên tài sản thì gặp phải sự tranh chấp về tài sản kê biên đang được toà án thụ lí, giải quyết dẫn đến việc thi hành án phải tạm thời ngừng lại
Có thể thấy cả 2 quy định vừa phân tích trên đây đều không phải là căn cứ của hoãn thi hành án vì hoãn thi hành án chỉ trong trường hợp bản án, quyết định