Sở dĩ vấn đề này được đề cập nhiều vì nó không chỉ xuất phát từ vị trí, vai trò hết sức quan trọng của đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, có năng lực, cóphẩm chất đạo đức tốt là một vấn đề cơ bản, quan trọng được Đảng và Nhà nước tathường xuyên quan tâm; đây cũng là một trong những nội dung được đề cập nhiềutrong các văn kiện đại hội đại biểu của Đảng Sở dĩ vấn đề này được đề cập nhiều vì
nó không chỉ xuất phát từ vị trí, vai trò hết sức quan trọng của đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả củanền hành chính Nhà nước, mà nó còn xuất phát từ chính những hạn chế, yếu kém vềchất lượng của một bộ phận cán bộ ở không ít địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị
Xác định được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc tổchức, triển khai thực hiện lộ trình cải cách hành chính của Nhà nước ta, Quốc hội đãthông qua Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/02/1998 Pháp lệnh này đã đượcQuốc hội sửa đổi, bổ sung hai lần thông qua vào các ngày 28/4/2000 và ngày01/7/2003; tại kỳ họp thứ 4 ngày 13/11/2008, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật cán bộ, công chức (có hiệu lực từ ngày01/01/2010), Luật này thay thế Pháp lệnh công chức 2003 Luật cán bộ, công chứcvừa được ban hành đã thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước trong việc tiếp tục đổi mới hoạt động công vụ và phương thức quản lý cán bộ,công chức phù hợp với thể chế chính trị ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế; toàn cầu hóa và công nghệ 4.0; xây dựng một nền hành chính dân chủ,trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại với một đội ngũ cán bộ, công chức có đủphẩm chất và năng lực Qua đó, phục vụ tốt các nhu cầu của xã hội, bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững củađất nước Có thể nói, đây là một bước tiến mới trong nhận thức và tư duy về một
Trang 2nền công vụ khoa học, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính Nhà nướctrong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác cán bộ, chúng ta phảithừa nhận rằng, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các cơquan, đơn vị của Đảng và Nhà nước còn những hạn chế, thiếu sót nhất định Vềchính trị, tư tưởng, còn có cán bộ, công chức, viên chức dao động, suy giảm niềmtin đối với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, với công cuộc đổi mới của nhân dân
ta hiện nay Về phẩm chất đạo đức và lối sống, còn một bộ phận cán bộ, công chứcthoái hóa, biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, quan liêu, cửaquyền, sách nhiễu nhân dân… gây ảnh hưởng tới phẩm chất tốt đẹp của người cán
bộ, đảng viên, từ đó làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo củaĐảng và Nhà nước ta
Xuất phát từ thực tế trên có thể thấy việc kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý hành chính Nhà nước Tuynhiên, khi xem xét kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức mắc sai lầm khuyết điểmphải đặc biệt chú ý kết hợp chặt chẽ, đa dạng các nguyên tắc quản lý khác nhau.Trên cơ sở những nguyên tắc đó, đòi hỏi mỗi cơ quan trong công tác quản lý cán bộ,công chức, viên chức phải thường xuyên quản lý cả về tiêu chuẩn, cả về tư tưởngđạo đức, tác phong làm việc, lấy giáo dục thuyết phục là chính để ngăn chặn khuyếtđiểm và tiêu cực Song khi phát hiện cán bộ, công chức có khuyết điểm thì phải cóbiện pháp đấu tranh kịp thời, kiên quyết, không bao che, đảm bảo giữ nghiêm kỷluật của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Nhận thức được vị trí, vai trò của việc kỷ luật cán bộ, công chức, viên chứctrong công tác quản lý hành chính Nhà nước, đồng thời qua việc học lớp Bồi dưỡngkiến thức Quản lý Nhà nước Chương trình chuyên viên chính tại tỉnh Hưng Yên,
được trang bị những kiến thức về quản lý Nhà nước, tôi chọn tình huống " Giải quyết
Trang 3khiếu nại quyết định kỷ luật một viên chức ở cơ quan B Sở GD&ĐT, tỉnh H về việc vi phạm giờ lao động" làm đề tài tiểu luận cuối khoá học
2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Cơ sở lý luận của đề tài: Đề tài được xây dựng trên cơ sở quan điểm ,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam của dân, do dân, vì dân về công tác cán bộ, xử lý kỷ luật CBCCVC, giải quyếtkhiếu nại quyết định lỷ luật CBCCVC
- Cơ sở thực tiễn: Từ vụ việc xử lý kỷ luật CBCCVC, giải quyết khiếu nại
quyết định lỷ luật CBCCVC tại cơ quan B thuộc Sở GĐ&ĐT, tỉnh H
3 Phương pháp và mục đích nghiên cứu đề tài
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở sử dụng nhiều
phương pháp: Phân tích, tổng hợp
- Mục đích nghiên cứu: Đánh giá một sự việc thực tế nhằm rút kinh nghiệm
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xử lý kỷ luật CBCCVC, giải quyết khiếu nạiquyết định lỷ luật CBCCVC
4 Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận được xây dựng thành các phần lớn: Phần mở đầu, nội dung, kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo Trong đó phần nội dung được chia thành:
1 Mô tả tình huống
2 Phân tích và giải quyết tình huống
3 Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
4 Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Trang 4NỘI DUNG
1 Mô tả tình huống
1.1 Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
Cơ quan B là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc Sở GD&ĐT, tỉnh H.Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ, cơ quan B đãđạt được những thành tích đáng khích lệ như: chất lượng giáo dục đào tạo đượcnâng cao; khối đại đoàn kết trong cơ quan thường xuyên được củng cố; tập thể cán
bộ, công chức, viên chức trong cơ quan không ngừng học tập, phấn đấu nâng caochất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ; cơ quan B thường xuyên được Sở A tỉnh Htặng bằng khen, cờ thi đua; Đảng bộ cơ quan trong nhiều năm liền được công nhậnĐảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và kết quả đã đạt được thì năm 2005 tại
cơ quan B đã xảy ra một vụ việc làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín cũng nhưthành tích chung của cơ quan
Ngày 20/8/2018, Đảng bộ cơ quan B đã triệu tập một cuộc họp bất thường và
Đồng thời lãnh đạo cơ quan B là ông Trần Văn T yêu cầu trong vòng 15 ngày
kể từ ngày nhận quyết định, anh Nguyễn Văn A có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ
sơ, giấy tờ, sổ sách liên quan cho anh Phạm Mạnh C - người vừa được bổ nhiệmchức Trưởng phòng Khoa học thay anh Nguyễn Văn A
1.2 Mô tả tình huống
Anh Nguyễn Văn A là cán bộ, giữ chức vụ Trưởng phòng Khoa học ở cơquan B thuộc Sở GĐ&ĐT của tỉnh H Tháng 8/2018 anh A xin cơ quan nghỉ phép 5
Trang 5ngày và lãnh đạo cơ quan đã nhất trí Trong thời gian nghỉ phép vợ anh A bị tai nạn
xe máy, anh A phải đưa vợ đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức - Hà Nội Vì tình trạngsức khỏe của vợ anh A đang nguy cấp nên anh A không kịp tới cơ quan xin phéplãnh đạo nghỉ thêm phép và anh đã nghỉ quá phép 10 ngày Trong thời gian anh Anghỉ, cơ quan B phải báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học cho tỉnh H Một trong các
đề tài khoa học của tỉnh H do cơ quan B đảm nhận lại do anh A làm chủ nhiệm đềtài, nên đề tài này không được báo cáo nghiệm thu đúng tiến độ đã định
Khi anh A lên cơ quan, anh A đã báo cáo lãnh đạo về lý do nghỉ quá hạn 10ngày và nộp bản kiểm điểm cá nhân về những khuyết điểm của mình, cam đoan sẽkhông vi phạm lần sau Nhưng ông Trần Văn T là thủ trưởng cơ quan đã cho họpđột xuất toàn cơ quan và quyết định xử lý kỷ luật anh A bằng văn bản vì không hoànthành nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan với hình thức kỷ luật:
- Phạt nửa tháng lương và cách chức Trưởng phòng Khoa học của anhNguyễn Văn A
- Quyết định bổ nhiệm anh Phạm Mạnh C nguyên là Phó phòng Khoa học làmTrưởng phòng Khoa học thay cho vị trí của anh Nguyễn Văn A
Sau khi nhận được quyết định bằng văn bản kỷ luật mình, anh Nguyễn Văn A
đã nhờ các tổ chức Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
cơ quan can thiệp, đồng thời đề nghị lãnh đạo cơ quan xem xét lại Tuy nhiên, lãnhđạo cơ quan B là ông Trần Văn T kiên quyết giữ nguyên quyết định kỷ luật đối vớianh A và khẳng định những căn cứ kỷ luật anh A gồm:
Cơ sở lý luận:
Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, ngày 15/6/2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Chỉ thị 40-CT/TW về việc “Xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý” Chỉ thị đã nêu rõ mục tiêu của Đảng ta
về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đó là: xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất
Trang 6lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng ta xác định đây là nhiệm vụ
vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiệnthành công Chiến lược phát triển giáo dục theo từng giai đoạn
*Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới cănbản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hộihóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáodục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡngnhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và conngười Việt Nam" Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng:
"Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao
Cơ sở pháp lý:
- Luật giáo dục năm 2005
- Luật Viên chức năm 2010
- Luật Khiếu nại năm 2011
Cụ thể:
* Điều 118 - Luật giáo dục 2005, quy định cách xử lý vi phạm:
Trang 71 Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệmhình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
a) Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái phép;
b) Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dụckhác;
c) Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trongchương trình giáo dục;
d) Xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa trái phép;
đ) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứngchỉ;
e) Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học;g) Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác;h) Làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiềnsai quy định;
i) Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
k) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục
2 Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcgiáo dục
* Điều 52 - Luật Viên chức 2010
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1 Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việchoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hìnhthức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
Trang 8c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc
2 Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều nàycòn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật
có liên quan
3 Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý
4 Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức
5 Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩmquyền xử lý kỷ luật đối với viên chức
Ông Trần Văn T đồng thời khẳng định việc giữ nguyên mức độ kỷ luật đốivới anh A còn căn cứ vào Luật Viên chức năm 2010 và Nghị định số 27/2012/NĐ-
CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức
và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức; căn cứ vào kết luận của Banchấp hành Đảng bộ cơ quan B họp ngày 20/8/2018 “Về việc xử lý vi phạm giờ laođộng đối với đồng chí Nguyễn Văn A” làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc,gây tổn hại uy tín của cơ quan B; căn cứ vào biên bản của Hội đồng kỷ luật cơ quan
B họp ngày 20/8/2018
Trước tình hình trên, anh A đã làm đơn khiếu nại đề nghị lãnh đạo Sở Giáodục và Đào tạo tỉnh H giải quyết nhằm đòi lại sự công bằng cho anh
2 Phân tích và giải quyết tình huống
Trong công tác quản lý hành chính nhà nước nói chung, quản lý cán bộ, côngchức, viên chức nói riêng luôn luôn nảy sinh các vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt
là các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật cán bộ,công chức, viên chức Vì đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, nó liên quan đếnquyền lợi cũng như danh dự của mỗi cá nhân Nếu giải quyết không khách quan,
Trang 9không đúng trình tự quy định của pháp luật và không thấu tình, đạt lý thì hậu quả sẽrất nghiêm trọng, là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ và khiếu kiện kéo dài.
Do vậy, mỗi tình huống xảy ra đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự phân tíchdiễn biến cụ thể, rõ ràng trên cơ sở đó đưa ra các phương án giải quyết và lựa chọngiải pháp thiết thực để đạt hiệu quả tối ưu Để làm tốt việc này, trước hết cần nắmvững cơ sở lý luận về vấn đề liên quan, các quy định hiện hành của nhà nước vềcông tác quản lý, sử dụng và kỷ luật cán bộ, công chức; gắn vụ việc với bối cảnh tácđộng, khả năng trình độ và đạo đức của cán bộ; xác định nguyên nhân chủ quan,khách quan; xác định hậu quả và dự báo khả năng tiếp diễn của vụ việc để chủ động
có các giải pháp xử lý và khắc phục phù hợp
Đối với vụ việc xảy ra tại cơ quan B, thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H,mục tiêu phân tích cần phải đạt được các yêu cầu: Phân tích nắm rõ diễn biến sựviệc; xác định nguyên nhân sâu xa xảy ra vụ việc; xác định trách nhiệm của các tổchức, cá nhân liên quan; xác định đúng, sai về trình tự, hình thức và biện pháp đã xử
lý của cơ quan chủ quản có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm; tính hợp pháp hợp lý của các quyết định và kết luận
-Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tậptrung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa, nhiều vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn đòi hỏi công tác lý luậnphải tổng kết và lý giải, đồng thời đề xuất và định hướng cho thực tiễn cả về lậppháp, hành pháp và tư pháp Có thể khẳng định rằng, pháp luật đã và đang trở thànhcông cụ quan trọng và là phương tiện chủ yếu trong quản lý nhà nước nói chung,trong quản lý kinh tế nói riêng Pháp luật trước hết tạo hành lang pháp lý để cho cácthành phần kinh tế và mọi công dân được tự chủ, bình đẳng trong hoạt động sảnxuất kinh doanh và đời sống xã hội Xã hội càng phát triển đòi hỏi nhà nước cầnphải có hệ thống pháp luật hoàn thiện tương ứng, kịp thời ban hành những quy định,những chế tài để loại trừ, ngăn chặn những yếu tố tự phát, tuỳ tiện, đấu tranh ngăn
Trang 10chặn tham nhũng, lãng phí, hạn chế thất thoát trong đầu tư xây dựng Qua quá trìnhxây dựng và phát triển, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta ngày càng được hoànthiện, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi khách quan của thực tiễn quản lý đất nước vàhội nhập quốc tế
2.1 Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan B luôn đoànkết thống nhất cao trong công việc, thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đáp ứngnhu cầu đổi mới và phát triển của ngành và của đất nước trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế thì việc giải quyết tình huống trêncần hướng tới các mục tiêu sau:
Thứ nhất, qua việc xử lý tình huống, lãnh đạo cơ quan B phải làm cho anh A
thấy được những khuyết điểm của mình trong công việc được giao và việc chấphành các quy định của ngành, của đơn vị Từ đó có ý thức rèn luyện về mọi mặt để
có những biện pháp phấn đấu vươn lên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để hoàn thànhmọi nhiệm vụ được giao
Thứ hai, giữ nghiêm quy chế của ngành Giáo dục, Luật Viên chức Việc vi
phạm giờ lao động làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc của anh A cầnphải được xử lý dứt điểm, kịp thời và nghiêm minh theo Luật Viên chức 2008 vàvăn bản hướng dẫn thi hành, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010; Luật Giáo dục
2005, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong ngành Giáo dục và Đàotạo, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Đồng thời, qua giải quyết tình huốngtrên, cần làm cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan B thấy được tính nghiêm túctrong mọi hoạt động của cơ quan Các cấp quản lý có biện pháp trong việc tổ chứccho cán bộ, CCVC trong toàn ngành học tập và thực hiện chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành Có kế hoạch đẩy mạnhcông tác thanh - kiểm tra các cấp, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học
Trang 11nhằm tăng cường kỷ cương, nền nếp và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêucực trong các hoạt động của nhà trường.
Thứ ba, trong xử lý vụ việc trên cần đảm bảo tính hợp lý, hợp tình trên cơ sở
khách quan, công bằng đúng pháp luật; tránh xử lý oan sai, đảm bảo danh dự, quyềnlợi chính đáng của người khiếu nại Cụ thể, cần xem xét và xử lý đúng đối vớinhững cán bộ có trách nhiệm liên quan; nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm,tăng cường củng cố khối đại đoàn kết trong cơ quan, đơn vị Việc xử lý tình huốngtrên cũng là một bài học để cho đội ngũ cán bộ, viên chức trong cơ quan B nói riêng
và cán bộ, viên chức của ngành, của cấp học nói chung thấy được tính nghiêm minhtrong việc chấp hành luật pháp và các quy định của ngành, từ đó tự nhìn nhận, tựđánh giá lại công việc của bản thân mình để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp
Thứ tư, củng cố lại tổ chức, khối đại đoàn kết trong cơ quan B, chấn chỉnh
việc thực hiện kỷ luật lao động, nền nếp chuyên môn của cơ quan, đơn vị
2.2 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.2.1 Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, anh A còn thiếu tinh thần, trách nhiệm trong việc tổ chức, triển khai
thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan giao phó Với tư cách là Trưởng phòng Khoahọc của một cơ quan sự nghiệp thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, hơn ai hết anh A phải
là người nắm giữ trọng trách và hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với mọi công việccủa phòng, đảm bảo phân công công việc hợp lý, thực hiện đúng tiến độ, hiệu quảcác công việc cấp trên giao Tuy nhiên sự việc xảy ra cho thấy, anh A còn thiếu tinhthần, trách nhiệm trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được cấptrên giao Vẫn biết rằng “sinh hữu hạn, tử bất kỳ”, không ai có thể lường trướcnhững tai nạn, những rủi ro trong cuộc sống thường ngày Nhưng nếu nhận thứcđược điều đó để có những phương án dự phòng, chúng ta có thể giảm thiểu đượchậu quả của những rủi ro trong cuộc sống cũng như trong công việc Điều đó chứng
Trang 12tỏ rằng anh A đã không tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách hợp lý,khoa học và linh hoạt
Thứ hai, bản thân anh A đã không ý thức được hậu quả của việc mình đang
làm nên đã ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc cũng như uy tín của toàn cơquan Lẽ ra trong thời gian nghỉ phép 5 ngày và cũng sắp đến hạn nghiệm thu đề tàikhoa học do mình làm chủ nhiệm đề tài, anh A đã phải trình cấp trên duyệt Tuynhiên anh A vẫn chưa trình cấp trên Hơn nữa, cách giải quyết công việc của anh Acòn chưa linh hoạt thể hiện ở chỗ trong thời gian anh A đưa vợ đi cấp cứu tại bệnhviện Việt Đức, anh A có thể ủy quyền cho Phó phòng Khoa học là anh Phạm Mạnh
C báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài khoa học thay mình Tuy nhiên anh A đã khônglàm được điều đó
* Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan đầu tiên dẫn đến việc anh A bị kỷ luật đó
là do vợ anh A bị tai nạn vào đúng thời điểm cơ quan B nghiệm thu đề tài khoa họccho tỉnh H, trong đó có đề tài do anh A làm chủ nhiệm Bản thân anh A cũng làngười bị động trong hoàn cảnh này Có thể thấy rằng, tâm lý và cách xử lý tìnhhuống của mỗi người trước những biến động hay những rủi ro trong cuộc sống làhoàn toàn khác nhau Có người khi xảy ra những tình huống cấp bách, nguy hiểmnhưng họ vẫn giữ được bình tĩnh để đưa ra phương án giải quyết vấn đề một cáchhợp lý để không làm ảnh hưởng đến việc công cũng như việc tư Nhưng có nhữngngười sẽ không giữ được bình tĩnh trước những sự cố, rủi ro trong cuộc sống Bảnthân anh A là một người yêu vợ, thương con, sống có trách nhiệm với gia đình, nênkhi vợ anh A xảy ra tai nạn nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng, anh A đã cấp tốcđưa vợ đến bệnh viện và quên mất việc phải giải quyết những công việc khác ở cơquan Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc anh A bị kỷ luật
Thứ hai, một nguyên nhân nữa dẫn đến tình huống trên đó là do việc quản lý,
chỉ đạo của cơ quan B về các mặt công tác theo thẩm quyền đối với các phòng, ban