1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bàn về tính giá nguyên vật liệu nhập, xuất kho trong các doanh nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành

35 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 213 KB

Nội dung

Tính giá NVL trong doanh nghiệp là một công việc thường xuyên và không thể thiếu được ở tất cả các doanh nghiệp có thực hiện sản xuất, kinh doanh hiện nay. Mục tiêu của tính giá NVL là xác định giá trị ghi sổ của NVL sau mỗi lần nhập, xuất để tính ra tồn kho trong doanh nghiệp, cũng như xác định các CP NVLTT, CP SXC. Tính giá có vai trò quan trọng trong công tác quản lí và lập báo cáo nói chung nên yêu cầu đặt ra với công tác tính giá là phải tính đúng, tính đủ và hợp lí giá gốc của NVL. Do đó, nhất thiết phải hoàn thiện công tác tính giá đảm bảo được những thông tin cung cấp ra là chính xác nhất. Tuy nhiên, trong công tác tính giá hiện nay vẫn còn có những bất cập mà cần phải có những thay đổi cho phù hợp. Khi doanh nghiệp thay đổi phương pháp tính giá NVL sẽ khó có thể so sánh kết quả giữa các kì, dễ gây nhầm lẫn đối với những người sử dụng thông tin trên báo cáo. Nên chăng quy định những doanh nghiệp tương đồng nên có một phương pháp tính giá chung, hoặc trong một doanh nghiệp thì đối với những nhóm NVL ổn định nên có những quy định hạn chế sự thay đổi phương pháp tính để đảm bảo tính có thể so sánh được giữa các kì hay giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong trường hợp này rõ ràng khi có các quy định để hoàn thiện việc áp dụng các phương pháp tính giá xuất sẽ đem lại thông tin tài chính trung thực, hợp lí, và có ích hơn đối với người sử dụng. Thực tế vẫn còn nhiều bất cập khác trong công tác tính gía vẫn cần sửa đổi. Hoàn thiện công tác tính giá để phù hợp với thông lệ quốc tế chung, để hội nhập kinh tế toàn cầu.

Trang 1

MỤC LỤC

Phần 1 : Lý luận chung về tính giá nguyên vật liệu nhập, xuất kho

1.1 Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu.

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu

1.1.2 Vai trò, phân loại nguyên vật liệu

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

1.1.4 Thủ tục quản lý nhập kho – xuất kho nguyên vật liệu

1.2 Tính giá nguyên vật liệu nhập, xuất kho

1.2.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

1.2.2 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

1.3 Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm của một số nước về tính giánguyên vật liệu nhập, xuất kho

Phần 2 : Thực trạng vận dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập, xuất trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh hiện nay.

2.1 Ưu điểm

2.2 Tồn tại

2.2.1 Những tồn tại trong việc tính giá nguyên vật liệu nhập kho

2.2.2 Những tồn tại trong việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Phần 3 : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tính giá nguyên vật liệu nhập – xuất kho.

3.1 Đối với nguyên vật liệu được biếu, tặng

3.2 Đối với khoản giảm gía được hưởng trong thời gian nhà cung cấp thực hiệncác hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm

3.3 Đối với bất cập của việc tính giá xuất NVL trả lại nhà cung cấp

Trang 2

3.4 Đối với các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp được hưởng donhà cung cấp chấp nhận do những lần trước mua nhiều.

3.5 Đối với việc duy trì nhiều phương pháp tính giá xuất

3.6 Đối với việc duy trì phương pháp LIFO

3.7 Trong điều kiện lạm phát

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

CMKT QT Chuẩn mực kế toán quốc tế

CMKT VN Chuẩn mực kế toán Việt Nam

CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CP SXC Chi phí sản xuất chung

FIFO Phương pháp nhập trước, xuất trước

LIFO Phương pháp nhập sau, xuất trước

Nam

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Tính giá NVL trong doanh nghiệp là một công việc thường xuyên và khôngthể thiếu được ở tất cả các doanh nghiệp có thực hiện sản xuất, kinh doanh hiệnnay Mục tiêu của tính giá NVL là xác định giá trị ghi sổ của NVL sau mỗi lầnnhập, xuất để tính ra tồn kho trong doanh nghiệp, cũng như xác định các CPNVLTT, CP SXC Tính giá có vai trò quan trọng trong công tác quản lí và lập báocáo nói chung nên yêu cầu đặt ra với công tác tính giá là phải tính đúng, tính đủ vàhợp lí giá gốc của NVL Do đó, nhất thiết phải hoàn thiện công tác tính giá đảmbảo được những thông tin cung cấp ra là chính xác nhất Tuy nhiên, trong công táctính giá hiện nay vẫn còn có những bất cập mà cần phải có những thay đổi cho phùhợp Khi doanh nghiệp thay đổi phương pháp tính giá NVL sẽ khó có thể so sánhkết quả giữa các kì, dễ gây nhầm lẫn đối với những người sử dụng thông tin trênbáo cáo Nên chăng quy định những doanh nghiệp tương đồng nên có một phươngpháp tính giá chung, hoặc trong một doanh nghiệp thì đối với những nhóm NVL ổnđịnh nên có những quy định hạn chế sự thay đổi phương pháp tính để đảm bảo tínhcó thể so sánh được giữa các kì hay giữa các doanh nghiệp với nhau Trong trườnghợp này rõ ràng khi có các quy định để hoàn thiện việc áp dụng các phương pháptính giá xuất sẽ đem lại thông tin tài chính trung thực, hợp lí, và có ích hơn đối vớingười sử dụng Thực tế vẫn còn nhiều bất cập khác trong công tác tính gía vẫn cầnsửa đổi Hoàn thiện công tác tính giá để phù hợp với thông lệ quốc tế chung, để hộinhập kinh tế toàn cầu

Hiện nay, chuẩn mực kế toán liên quan đến công tác tính giá là chuẩn mực

về hàng tồn kho thì có sự khác biệt giữa CMKT VN và CMKT QT chủ yếu nhất làCMKT QT chỉ chấp nhận ba phương pháp tính gía theo đó không chấp nhậnphương pháp LIFO, trong khi Việt Nam thì vẫn cho phép sử dụng phương phápnày Vậy cần phải luôn cập nhật những thay đổi trên thế giới để đánh giá tình hình

Trang 5

ở Việt Nam, từ đó hoàn thiện hệ thống chuẩn mưc, nói chung chuẩn mực hàng tồnkho nói riêng, để có sự đồng nhất với chuẩn mực quốc tế khi gia nhập WTO.Tómlại, cần phải hoàn thiện công tác tính giá vì:

Một là, hiện nay công tác này còn nhiều bất cập, khó khăn cho việc áp dụng.

Hai là, hoàn thiện công tác tính giá sẽ tạo ra được sự thống nhất trong việc

áp dụng

Ba là, hoàn thiện công tác tính giá để hội nhập kinh tế quốc tế, để hệ thống

CMKT VN ngày càng tiến gần hơn với CMKT QT

Hiểu được tầm quan trọng của công tác tính giá nguyên vật liệu trong sản xuấtnên em đã chọn đề án “ Bàn về tính giá nguyên vật liệu nhập, xuất kho trong cácdoanh nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành”

Kết cấu đề án gồm 3 phần chính:

Phần 1 : Lý luận chung về tính giá nguyên vật liệu nhập, xuất kho.

Phần 2 : Thực trạng vận dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập, xuất trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh hiện nay.

Phần 3 : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ tính giá nguyên vật liệu nhập – xuất kho

Ngoài ra còn có lời mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo

Trang 6

Phần 1 : Lý luận chung về tính giá nguyên vật liệu nhập ,xuất kho.

1.1 Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu.

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu

* Khái niệm: Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình

sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuấtsản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất

* Đặc điểm : Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới

dạng vật hoá Xét về mặt hiện vật, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳsản xuất nhất định Và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động củalao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu

để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm Xét về mặt giá trị, khi tham gia vàosản xuất, vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sảnxuất kinh doanh trong kỳ

1.1.2 Vai trò, phân loại nguyên vật liệu:

Từ đặc điểm trên cho thấy nguyên vật liệu giữ vai trò quan trọng trong quátrình sản xuất Kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu việc cungcấp nguyên vật liệu không đầy đủ, kịp thời Mặt khác, chất lượng của sản phẩm cóbảo đảm hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng vật liệu Do vậy cả số lượng

và chất lượng sản phẩm đều được quyết định bởi số vật liệu tạo ra nó nên yêu cầuvật liệu phải có chất lượng cao, đúng quy cách chủng loại, chi phí vật liệu được hạthấp, giảm mức tiêu hao vật liệu để sản phẩm sản xuất ra có thể cạnh tranh trên thịtrường

Do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn (50-70%) trong giá thành sảnphẩm nên việc tập trung quản lý vật liệu một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu từ thu

Trang 7

mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng nhằm hạ thấp chi phí vật liệu, giảm mức tiêu haovật liệu trong sản xuất

Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chiathành các loại như sau:

-Nguyên, vật liệu chính: là thứ nguyên vật liệu mà sau quá trình gia công, chế biến

sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm;

-Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử

dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị, hoặcdùng để bảo quản

-Nhiên liệu: là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá

trình sản xuất, kinh doanh như than, củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt…;

-Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho các

máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải …;

-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp,

không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ…) mà doanh nghiệp mua vào với mụcđích đầu tư cho xây dựng cơ bản;

-Phế liệu: là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản,

có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt …);

-Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như bao

bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng v.v…

Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể của từng loại doanhnghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm, từngthứ quy cách,

Trang 8

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu:

- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng

và giá thành thực tế nguyên vật liệu nhập kho

- Tập hợp, và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL xuấtkho, kiểm tra việc chấp hành các định mức tiêu hao NVL

- Phân bổ giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất- kinhdoanh

- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát hiện kịpthời nguyên vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất, để doanh nghiệp có biệnpháp sử lý kịp thời hạn chế tới mức tối đa thiệt hại có thể xẩy ra

Tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu là đòi hỏi các doanhnghiệp phải đảm bảo những điều kiện nhất định Điều kiện bảo quản vật liệu, khophải được trang bị các phương tiện bảo quản và cân, đong, đo, đếm cần thiết, phải

bố trí thủ kho và nhân viên bảo quản có nghiệp vụ thích hợp và có khả năng nắmvững và thực hiện việc ghi chép ban đầu cũng như sổ sách hạch toán kho Việc bốtrí, sắp xếp vật liệu trong kho phải theo đúng yêu cầu và kỹ thuật bảo quản, thuậntiện cho việc nhập, xuất, kiểm tra theo dõi Bên cạnh việc xây dựng và tổ chức khotàng của doanh nghiệp, đối với mỗi thứ vật liệu, doanh nghiệp cần phải xây dựngđịnh mức dự trữ, xác định rõ giới hạn dự trữ tối thiểu, tối đa để có căn cứ phòngngừa các trường hợp thiếu vật tư phục vụ sản xuất hoặc dự trữ vật tư quá nhiều gây

ứ đọng vốn

1.1.4 Thủ tục quản lý nhập, xuất kho nguyên vật liệu:

Trang 9

1.2 Tính giá nguyên vật liệu nhập, xuất kho.

Tính giá vật liệu về thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của vật liệu Theoquy định vật liệu được tính theo giá thực tế (giá gốc) Tức là vật liệu khi nhập khohay xuất kho đều được phản ánh trên sổ sách theo giá thực tế

1.2.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

Giá gốc ghi sổ vật liệu trong các trường hợp cụ thế được tính như sau:

- Với các vật liệu mua ngoài: giá thực tế (giá gốc) ghi sổ gồm trị giá muangoài của vật liệu thu mua là giá mua ghi trên hoá đơn của người bán đãtrừ(-) các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua được hưởng,cộng (+) các loại thuế không được hoàn lại (nếu có) và các chi phí thu muathực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí bao bì; chi phí của bộ phận thumua độc lập; chi phí thuê kho, thuê bãi; tiền phạt lưu kho, lưu hàng, lưubãi…)]

Trong giá thực tế của vật liệu trong doanh nghiệp tính thuế theo phươngpháp khấu trừ không bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ mà bao

Trang 10

gồm các khoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụđặc biệt (nếu có).

- Với vật liệu doanh nghiệp sản xuất: giá thực tế ghi sổ của vật liệu do doanhnghiệp sản xuất khi nhập kho là giá thành sản xuất thực tế (giá thành côngxưởng thực tế) của vật liệu sản xuất ra

- Với vật liệu thuê ngoài, gia công, chế biến: giá thực tế ghi sổ nhập kho baogồm giá thực tế của vật liệu, cùng các chi phí liên quan đến thuê ngoài giacông, chế biến, (tiền thuê gia công, chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ,hao hụt định mức…)

- Với vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia gópvốn: giá thực tế ghi sổ là giá thoả thuận do các bên xác định (hoặc tổng giáthanh toán ghi trên hóa đơn GTGT do các bên tham gia liên doanh lập) cộng(+) với các chi phí tiếp nhận mà doanh nghiệp phải bỏ ra (nếu có)

- Với phế liệu: giá thực tế ghi sổ của phế liệu là giá ước tính có thể sử dụngđược hay giá trị thu hồi tối thiểu

- Với vật liệu được tặng, thưởng: giá trị thực tế ghi sổ của vật liệu là giá thịtrường tương đương cộng (+) chi phí liên quan đến việc tiếp nhận (nếu có)

1.2.2 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho.

Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho phải căn

cứ vào đặc điểm  của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập xuấtnguyên vật liệu, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng củadoanh nghiệp Điều 13 chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất hàngtồn kho:

 Phương pháp giá thực tế đích danh

Trang 11

 Phương pháp bình quân.

 Phương pháp nhập trước xuất trước

 Phương pháp nhập sau xuất trước

Ngoài ra trên thực tế còn có phương pháp giá hạch toán, phương pháp xácđịnh giá trị tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối Tuy nhiên khi xuất kho kế toán tínhtoán, xác định giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp đã đăng ký áp dụng vàphải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán

Phương pháp giá thực tế đích danh.

Theo phương pháp này, vật tư xuất thuộc lô nào theo giá nào thì được tínhtheo đơn giá đó Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệpcó ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

Ưu điểm : Xác định được chính xác giá vật tư xuất làm cho chi phí hiện tại

phù hợp với doanh thu hiện tại

Nhược điểm : Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thường

xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức tạp

Phương pháp bình quân

Theo phương pháp này, trị giá xuất của vật liệu bằng số lượng vật liệu xuấtnhân với đơn giá bình quân Đơn giá bình quân có thể xác định theo 1 trong 3phương pháp sau:

- Bình quân cuối kỳ trước

Trị giá NVL tồn đầu kỳ

Số lượng NVL tồn đầu kỳĐơn giá bình quân

cuối kỳ trươc =

Trang 12

Ưu điểm : Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán vì

giá vật liệu xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời về tình hìnhbiến động của vật liệu trong kỳ

Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động giá cả

nguyên vật liệu Trường hợp giá cả thị trường nguyên vật liệu có sự biến động lớnthì việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chínhxác

- Bình quân cả kỳ dự trữ

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tưnhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều

Ưu điểm : Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu,

không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư

Nhược điểm : Dồn công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho vào cuối kỳ hạch

toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác

- Bình quân sau mỗi lần nhập

Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập VL, kế toán tính đơn giá bình quânsau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng VL xuất để tính giá VL xuất

Trị giá NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Số lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân

cả kỳ dự trữ =

Trị giá NVL tồn trước lần nhập n + Trị giá NVL nhập lần n

Số lượng NVL tồn trước lần nhập n + Sồ lượng NVL nhập lần

n

Đơn giá bình

quân sau mỗi lần

Trang 13

Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư

và số lần nhập của mỗi loại không nhiều

Ưu điểm : Phương pháp này cho giá VL xuất kho chính xác nhất, phản ánh

kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn

Nhược điểm : Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những

doanh nghiệp sử dụng kế toán máy

Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trêngiả định vật liệu nào nhập trước thì được xuất dùng trước và tính theo đơn giá củanhững lần nhập trước

Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăng lên thì giá trị hàng tồn kho cao và giátrị vật liệu xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng Ngược lạigiá cả có xu hướng giảm thì chi phí vật liệu trong kỳ sẽ lớn dẫn đến lợi nhuậntrong kỳ giảm

Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ lạm phát, và áp dụng đối vớinhững doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểmkhông nhiều

Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời,

phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị vật liệu cuối kỳ Trongthời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ cho lợi nhuận cao do đó có lợi cho các công

ty cổ phần khi báo cáo kết quả hoạt động trước các cổ đông làm cho giá cổ phiếucủa công ty tăng lên

Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu

phát sinh hiện hành Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí nguyên vật liệu

Trang 14

nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước Như vậy chi phí kinh doanhcủa doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vậtliệu.

 Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trêngiả định vật liệu nào nhập sau được sử dụng trước và tính theo đơn giá của lầnnhập sau

Phương pháp này cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp ít danh điểmvật tư và số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều Phương pháp này thíchhợp trong thời kỳ giảm phát

Ưu điểm : Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện

tại Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyênvật liệu Làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chínhxác hơn Tính theo phương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế nếu giácả vật tư có xu hướng tăng, khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuậnnhỏ và tránh được thuế

Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp

giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảngcân đối kế toán so với giá trị thực của nó

Ngoài 4 phương pháp trên theo chuẩn mực quy định, thực tế các doanhnghiệp còn có thể sử dụng các phương pháp sau:

 Phương pháp giá hạch toán (phương pháp hệ số giá)

Trang 15

Theo phương pháp này, việc hạch toán chi tiết nhập, xuất vật tư sử dụngtheo một đơn giá cố định gọi là giá hạch toán, cuối kỳ điều chỉnh giá hạch toántheo giá thực tế dựa trên phương pháp hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán, nênphương pháp này còn gọi là phương pháp hệ số giá

Trị giá thực tế

NVL xuất

trong kỳ

= Số lượngNVL xuất x

Đơn giáhạch toán x Hệ số giá

Giá hạch toán chỉ có tác dụng trong sổ chi tiết, không có tác dụng trong sổtổng hợp Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu,nhiều mức giá, nghiệp vụ nhập xuất vật liệu diễn ra thường xuyên và đội ngũ kếtoán có trình độ chuyên môn cao

Áp dụng phương pháp này cuối tháng kế toán sẽ lập bảng kê tính giá vật tư,hàng hoá để từ đó xác định giá thực tế vật tư, hàng hoá xuất dùng trong kỳ và tồnkho cuối kỳ

Trang 16

HT TT HT TT HT TT 1

Hình 1: Bảng kê tính giá NVL theo pp hạch toán

Ưu điểm : Phương pháp giá hạch toán cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán

chi tiết và hạch toán tổng hợp về nguyên vật liệu trong công tác tính giá, nên côngviệc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danhđiểm nguyên vật liệu, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít

Nhược điểm : Phương pháp tính giá này không chính xác vì nó không tính

đến sự biến động giá cả của vật liệu Phương pháp này chỉ nên áp dụng khi thịtrường giá cả ít biến động

 Phương pháp xác định trị giá tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối

Xác định theo công thức:

Trị giá NVL

xuất trong kỳ =

Trị giá NVLtồn đầu kỳ +

Trị giá NVL  nhập trong kỳ -

Trị giá NVLtồn cuối kỳ

Trang 17

Theo phương pháp này, căn cứ vào đơn giá mua NVL lần cuối để xác địnhtrị giá NVL tồn cuối kỳ, từ đó xác định trị giá NVL xuất

Trong đó:

Trị giá NVL tồn cuối kỳ = Số lượng tồn x Đơn giá mua lần cuối

Ưu điểm : Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ công việc của kế

toán vì kế toán chỉ phải tính một lần vào cuối kỳ Trị giá NVL tồn cuối kỳ đượcđánh giá đúng theo giá thị trường

Nhược điểm : Chỉ xác định được tổng giá trị vật liệu xuất trong kỳ mà không

tính được cụ thể từng lần xuất, nên không thể tập hợp chi phí cho từng bộ phận,từng đơn đặt hàng

1.3 Tính giá nguyên vật liệu theo Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm của một số nước.

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)

- IAS 2: Đưa ra các phương pháp để tính giá trị hàng tồn kho như sau: Phươngpháp giá tiêu chuẩn; Phương pháp giá bán lẻ (áp dụng cho các ngành bán lẻ)

So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02 và chuẩn mực kế toán Việt Nam (Bảng

số 2)

Bảng 2: Bảng so sánh phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Ngày đăng: 20/07/2015, 19:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w