1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Đánh giá các phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự

21 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 159 KB

Nội dung

Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp……….5 1.3.. Luật hành chính bảo vệ quyền sở hữu bằng việc

Trang 1

MỤC LỤC:

ĐẶT VẤN ĐỀ………2

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……….4

1 Một số vấn đề lý luận……….4

1.1 Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền)……… 4

1.2 Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp……….5

1.3 Kiện yêu câud bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền)……… 6

2 Thực trạng……… 7

3 Đánh giá việc bảo vệ quyền sở hữu bằng phương thức dân sự - một số giải pháp……… 15

3.1 Nhận xét………15

3.2 Giải pháp……… 17

KẾT LUẬN……… 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….21

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia, quyền sở hữu luôn được ghinhận là quyền dân sự cơ bản của con người Với ý nghĩa là cơ sở cho mọi quan

hệ kinh tế, chi phối chế độ kinh tế trong xã hội quyền sở hữu được pháp luật bảo

vệ bằng nhiều phương thức khác nhau Việc áp dụng phương thức bảo vệ nào tùythuộc hậu quả của việc xâm hại, tính chất, mức độ của hành vi xâm hại (nghiêmtrọng hay không nghiêm trọng, ngay tình hay không ngay tình), yêu cầu củangười bị xâm hại Ở Việt Nam, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các chế tàihành chính, hình sự và các biện pháp dân sự Tuy nhiên, mỗi ngành luật bảo vệquyền sở hữu theo những phương pháp, cách thức phù hợp với chức năng vốn cócủa nó

Luật hành chính bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những thể lệnhằm quản lý và bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân.Trong một số trường hợp Nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế bằng bạo lựccủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức nhấtđịnh về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân, tổ chức phải thựchiện hay không thực hiện những hành vi nhất định để bảo vê quyền, lợi ích hợppháp của các chủ thể khác; hoặc nguời đó phải phục tùng những hạn chế nhấtđịnh đối với tài sản của mình hoặc tự do thân thể nhằm đảm bảo quyền lợi chocác chủ thể khác Chủ thể thực hiện quyền bảo vệ này chính là các cơ quan Nhànước và trong một số trường hợp nhất định thì Toà án cũng là chủ thể sử dụngcác biện pháp hành chính nhằm bảo vệ quyền sở hữu

Ngành luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc quy định nhữnghành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm quyền sở hữu bị coi là tội phạm và quyđịnh các mức hình phạt tương đương Việc bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháphình sự mang tính chất trừng trị và răn đe Người nào có hành vi xâm phạm đến

Trang 3

sở hữu XHCN hoặc xâm phạm sở hữu của công dân (Điều 133 đến Điều 145BLHS Việt Nam 1999) thì phải chịu trách nhiệm pháp lý tùy theo mức độ phạm

tội Ví dụ: Phạm tội theo khoản 2 Điều 144 BLHS có thể bị phạt bảy năm tù

giam; tội trộm cắp tài sản theo khoản 4 Điều 138 có thể bị tù chung thân…Ngoài

ra, người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu còn có thể bị chịu một trong cáchình phạt bổ sung như phạt tiền, tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấmhành nghề hoặc làm công việc nhất định, quản chế hoặc cấm cư trú

Luật dân sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những phương thứckiện dân sự trước tòa án để chủ sở hữu có thể thông qua đó có thể đòi lại tài sảncủa mình đang bị người khác chiếm giữ bất hơp pháp; yêu cầu người khác chấmdứt hành vi cản trở hoặc có quyền yêu cầu ngăn chặn khi chủ sở hữu thực hiệnquyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp đối vói tài sản; hoặc chủ sở hữu có thểđòi người khác phải bồi thường thiệt hại về tài sản nếu người đó có hành vi xâmphạm đến quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình Điều 255 BLDS quy định

“…Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng các quy định của pháp luật”.

Có thể thấy rằng, mỗi ngành luật đều có vai trò quan trọng trong việc bảo

vệ quyền sở hữu, nhưng các ngành luật không phải độc lập với nhau mà có sự bổsung, phối hợp lẫn nhau Trong thực tế, nhiều khi phải áp dụng cùng lúc nhữngquy phạm của hai hay nhiều ngành luật để điều chỉnh và bảo vệ quyền của chủ

sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi bị xâm phạm

Tuy nhiên, trong những phương thức nêu trên, phương thức dân sự có vaitrò quan trọng và mang những đặc điểm riêng Phương thức này mang ý nghĩathực tế nhất bởi nó khôi phục lại tình trạng trước khi bị vi phạm về mặt vật chấtcho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp

Trang 4

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1 Một số vấn đề lý luận.

Quyền sở hữu là vấn đề xương sống của luật dân sự, là tiền đề của các quan

hệ pháp luật dân sự về tài sản Chính vì vậy, Bộ luật dân sự của các quốc gia trênthế giới đều coi đây là chế định cơ bản cần tập trung quy định, làm cơ sở choviệc quy định các chế định khác như hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừakế… Bộ luật dân sự của Việt Nam năm 2005 (sau đây gọi tắt là BLDS) đã dànhPhần thứ hai với tổng số 117 điều (từ Điều 163 đến Điều 279) để quy định về

‘‘Tài sản và quyền sở hữu’’

Điều 58 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”.

1.1 Kiện đòi tài sản (kiện vật quyền).

Kiện đòi tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa

án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình

Quyền đòi lại tài sản được quy định tại Điều 256 BLDS: “Chủ sở hữu, người

Trang 5

chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền

sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó…”.

Khi xây dựng cơ chế kiện đòi lại tài sản, các nhà làm luật Việt Nam đã rất cânnhắc trong việc làm sao phải bảo đảm sự hài hoà giữa yêu cầu bảo vệ chủ sở hữuvới bảo vệ quyền lợi chính đáng của người chiếm hữu ngay tình cũng như bảođảm tính ổn định trong lưu thông dân sự Vì vậy đối với những tài sản đượcchiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai và đã được xác lập quyền sở hữu theothời hiệu thì không áp dụng việc đòi lại tài sản (theo quy định tại khoản 1 Điều

247 BLDS hoặc các trường hợp theo quy định tại Điều 257, 258 thì không đòi lạitài sản) ) Tuy nhiên, điều kiện chung cho phương thức kiện đòi tài sản đượcquy định tại Điều 256, 257, 258 khi chủ sở hữu có đủ các yếu tố sau:

- Vật rời khỏi chủ sở hữu hay dời khỏi người chiếm hữu hợp pháp ngoài ýchí của họ; hoặc theo ý chí của họ nhưng người thứ ba có vật thông qua giaodịch không đền bù như tặng, cho, thừa kế theo di chúc…

- Người thực tế đang chiếm giữ vật là người chiếm giữ bất hợp pháp

- Vật hiện đang còn trong tay người chiếm hữu bất hợp pháp

- Vật là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu, trừ trườnghợp khác do pháp luật quy định

1.2 Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với viêc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp.

Đây là phương thức cho phép chủ sở hữu kiện tới toà án khi một ngườinào đó có hành vi trái pháp luật cản trở việc thực hiện quyền sở hữu hay quyềnchiếm hữu hợp pháp để quyền yêu cầu người này phải chấm dứt hành vi đó Chủ

sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình, cóquyền khai thác lợi ích vật chất của tài sản để thỏa mãn các nhu cầu trong sinhhoạt cũng như trong sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật Điều 165,

Trang 6

BLDS quy định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.

Bằng các quy phạm pháp luật cụ thể, BLDS đã tạo điều kiện để các chủ sở hữu,người chiếm hữu hợp pháp thực hiện các quyền của mình, bảo vệ các quyền lợihợp pháp đó và cấm mọi hành vi cản trở pháp luật Người không phải là chủ sởhữu của tài sản cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản nếu như cóthỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 194 BLDS)

Để thực hiện các quyền năng hợp pháp này BLDS đã cho phép chủ sở hữu

và người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ, yêu cầu người có hành vi cảntrở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó Ngoại ra, Điều 259 BLDS còn quy

định:“Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp.

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó phải chấm dứt hành vi”.

Mục đích chính của phương thức này là nhằm bảo đảm để chủ sở hữuhoặc người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tàisản một cách bình thường

1.3 Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền).

Trong trường hợp một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới tàisản của người khác thì chủ sở hữu của tài sản của có quyền kiện tới toà án yêucầu bồi thường thiệt hại Điều 260 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợppháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, quyềnchiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại” Đây được gọi là phương thức kiện trái

Trang 7

quyền bởi vì nó chỉ được áp dụng trong trường hợp khi người chiếm hữu hợppháp hoặc bất hợp pháp đã bán tài sản cho người khác mà không tìm thấy ngườimua nữa hoặc tài sản bị tiêu huỷ… Lúc này chủ sở hữu không lấy lại đc tài sảncủa mình và luật cho phép chủ sở hữu lựa chọn phương thức kiện đòi bồi thườngthiệt hại Hoặc người chiếm hữu hợp pháp bán tài sản cho người thứ ba ngay tìnhthì chủ sở hữu có quyền yêu cầu người chiếm hữu hợp pháp phải bồi thường giátrị của tài sản, ví dụ như: T mượn xe đạp của H rồi mang đi bán cho một ngườithứ ba ngay tình, H có quyền kiện T để đòi bồi thường thiệt hại…

“Nếu hành vi gây thiệt hại cho tài sản nằm trong khuôn khổ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng một nghĩa vụ trong hợp đồng, chủ sở hữu

có quyền kiện vi phạm hợp đồng Nếu hành vi gây thiệt hại không phải là hành

vi vi phạm hợp đồng, chủ sở hữu có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại cho tài sản người khác cấu thành tội phạm hình sự, chủ sở hữu cũng có thể yêu cầu giải quyết vấn đề dân sự (bồi thường thiệt hại) trong phiên toà hình sự hoặc tách ra thành vụ kiện dân sự

để giải quyết trong phiên toà dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng” ( Bảo

vệ quyền sở hữu thông qua phương thức kiện dân sự những ưu điểm và hạn chế

so với các phương thức khác – Th.s NGUYỄN THỊ TUYẾT – Khoa Luật dân sự

– Trường Đại học Luật Hà Nội)

2 Thực trạng.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào xem xét một số vụ án trongthực tiễn, cách giải quyết của tòa án, cũng như những nhận xét của các nhà làmluật

2.1 Vụ án “Đòi nhà đất” tại Tòa án thành phố H

Nội dung:

Năm 1944, cụ Vũ Tá M và cụ Hoàng Thị N mua của ông Ngô NgọcKhánh một thửa đất diện tích 90m2 tại số 135 phố TS (số cũ 175 làng An Hạ)

Trang 8

Đất được cấp bằng khoán điền thổ mang tên hai cụ, số thửa 42 (Trong giấy tờmua bán năm 1929 giữa ông Khánh với chủ cũ thì trên đất có một nhà cấp 4).Năm 1946, toàn quốc kháng chiến gia đình hai cụ tản cư về quê Theo lời khaicủa ông Vũ Ngọc L (con trai của hai cụ) thì nhà đất khóa cửa để lại, không gửiai; vào các 1971, 1990, 2002 ông L có quay về đòi nhà đất đã bị gia đình ôngĐào Văn T chiếm giữ Tháng 4/2003, ông L khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận

Đ đòi nhà Gia đình ông T không trả và cho rằng nhà đất được thừa kế từ cha, mẹ

và gia đình ông đã sử dụng ổn định từ năm 1951 (nộp thuế đầy đủ); năm 1991ông T làm nhà hai tầng và mua thêm một ngôi nhà cấp 4, diện tích 27m2 của anhNguyễn Văn Đ liền phía sau nhà hai tầng, tổng diện tích hiện gia đình ông Tđang sử dụng là 60m2

Tòa án cấp sơ thẩm xác minh:

+ Nguồn gốc nhà đất gia đình ông T không có, nên chưa làm được thủ tụcđăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (ông T có lời khác nhau về nguồngốc: Do cha, mẹ ông lấn chiếm đất ao làm nhà; không rõ mua của ai; do mua60m2 đất ao của cụ Vũ Tá M, nhưng ông T không có bằng chứng về việc muabán)

+ Công văn của cơ quan quản lý nhà đất xác định: Nhà số 135 phố TS(Hiện gia đình ông T đang sử dụng) thuộc thửa số 18 bản đồ gốc 104-6G-II-44

có nguồn gốc là một phần thửa số 42 tờ bản đồ số 12 đứng tên cụ Vũ Tá M và vợ

là cụ Hoàng Thị N

Quyết định của tòa án:

- Bản án dân sự sơ thẩm số 19 ngày 6/10/2004 của Tòa án quận Đ quyếtđịnh: Xác nhận nhà mang biển số 175 An Hạ (cũ) nay là 135 phố TS thuộc thửa

số 18 thuộc quyền sở hữu của cụ M và cụ N Chấp nhận yêu cầu kiện đòi nhà đấtcủa ông Vũ ngọc L Buộc gia đình ông T trả lại diện tích nhà đất thực tế đo là

Trang 9

60m2 (gồm 1 nhà 2 tầng diện tích 38m2, 1 nhà cấp 4 diện tích 25m2) cho ông L.Ông L thanh toán giá trị xây dựng cho gia đình ông T.

- Bản án dân sự phúc thẩm số 05 ngày 11/1/2005 của Tòa án thành phố Hquyết định: Chấp nhận đơn kháng cáo của ông Đào Văn T, sửa bản án dân sự sơthẩm của Tòa án quận Đ Bác yêu cầu đòi nhà đất của ông Vũ Ngọc L

Nhận xét:

Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng việc xác minh của cấp sơ thẩm về nguồn

gốc nhà đất được hiểu không chính xác và không đầy đủ: “Bằng khoán điền thổ

số 175 tổng An Hạ” được hiểu là “Nhà số 175”; phần nhà đất của ông T có hai

thửa, thửa 18 sát đường (có nhà 2 tầng) và thửa 22 (nhà cấp 4) nhưng cấp sơthẩm chỉ xác minh về thửa 18 là không đầy đủ Trên đất có nhà hay không cónhà chưa có căn cứ

Nhận định của tòa án phúc thẩm có phần khiên cưỡng và không toàn diện.Việc hiểu bằng khoán điền thổ 175 là nhà số 175 có thể chính xác hoặc chưachính xác, nhưng thực chất thửa đất số 42 mang bằng khoán 175 và nhà số 175cũng tọa lạc trên thửa đất 42 đứng tên cụ M và cụ N Nội dung công văn của cơquan nhà đất nêu trên đã giải thích: Thửa số 18 (gia đình ông T đang sử dụng) là

1 phần của thửa số 42 mang tên cụ M và cụ N thuộc bằng khoán điền thổ số 175.Cấp sơ thẩm chỉ xác minh về thửa số 18 vì trước đó ngày 4/6/1998 cơ quan địa

chính đã lập “Biên bản xác định mốc giới theo hiện trạng sử dụng đất” thửa số

18 có diện tích 60,8m2 (gồm cả thửa 18 và thửa 22), việc nhập hai thửa vào một

có đơn đề nghị của ông T (tài liệu được lưu trong hồ sơ) Như vậy, kết luận củacấp phúc thẩm không có căn cứ

Về nhà trên đất: năm 1929, khi ông Khánh mua của chủ cũ, hợp đồng thểhiện có nhà cấp 4 Hợp đồng mua bán giữa ông Khánh với hai cụ không thể hiện

có nhà, cấp phúc thẩm nhận định chưa đủ căn cứ xác định có nhà trên đất Tuynhiên cấp phúc thẩm cũng chưa có căn cứ để khẳng định điều này, để làm rõ tình

Trang 10

tiết về nhà, cần xác minh việc cụ M và cụ N có ở tại thửa đất này từ khi mua(năm 1944) đến khi đi tản cư; tờ biên lai nộp thuế thổ trạch năm 1953 ghi tên bà

Th (mẹ ông T) nộp tiền, nhưng có dòng chữ ghi tên cụ Vũ Tá M

Áp dụng pháp luật: Bản án phúc thẩm nhận định Toà án cấp sơ thẩm ápdụng văn bản pháp luật cũng như xác định quan hệ pháp luật không đúng: Ông Lđòi nhà đất mà ông T đã ở từ những năm 1951 Như vậy quan hệ được xác lậptrước ngày 1/7/1991, nếu có nhà trên đất thì phải áp dụng Nghị quyết số58/UBTVQH10 ngày 29/10/1998, nếu chỉ liên quan đến đất thì áp dụng Luật đấtđai năm 2003 để giải quyết Cấp sơ thẩm xác định quan hệ “Đòi nhà đất” và ápdụng quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết là không đúng

Mặc dù nhận định như trên, nhưng Toà án cấp phúc thẩm không chỉ ra căn

cứ pháp luật để giải quyết vụ án; cấp phúc thẩm quyết định bác yêu cầu đòi nhàđất của ông L với nhận định cho rằng quyết định của cấp sơ thẩm chưa đủ căn

cứ, thiếu chính xác là không đúng về tố tụng vì đây chỉ là căn cứ để cấp phúcthẩm quyết định huỷ án sơ thẩm để chứng minh, thu thập chứng cứ làm rõ yêucầu của ông L

2.2 Vụ án “Đòi bồi thường thiệt hại về tài sản” tại Toà án tỉnh Bến Tre.

Nội dung:

Ông Nguyễn Văn Lãnh là chủ sở hữu hai chiếc tàu TG 1986 và BĐ 2539.Ông thuê hai tài công sử dụng tàu đánh bắt tài sản Khi tàu hoạt động có muamột số nguyên vật liệu của ông Trần Văn Tuấn và Trần Văn Bé Ông Lãnh chorằng khoản tiền mua nguyên liệu là do các tài công phải trả vì có thoả thuậnmiệng giữa ông với tài công về hưởng lợi nhuận và chịu chi phí, nhưng điều nàykhông được các tài công thừa nhận, trong khi ông Lãnh lại ký xác nhận nợ vớiông Tuấn và ông Bé Do việc ông Lãnh không trả nợ cho ông Tuấn, ông Bé nênngày 8/3/2000 các bên yêu cầu Công an huyện giải quyết và lập biên bản hoàgiải với nội dung: Ông Lãnh đưa tàu BĐ 2539 về sửa chữa, để lại tàu TG 1986

Ngày đăng: 02/08/2015, 16:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường ĐH Luật HN, Gt Luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb CAND, Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gt Luật dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb CAND
2. Khoa Luật – ĐHQG, Gt Luật dân sự Việt Nam, Nxb ĐHQG. Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gt Luật dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb ĐHQG. Hà Nội 2006
5. Bộ môn Luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật dân sự Việt Nam, tháng 12 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luậtdân sự Việt Nam
6. Quyền sở hữu của công dân ở Việt Nam; Luận án phó Tiến sĩ khoa học luật học/ Hà Thị Mai Hiên; Người hướng dẫn: PGS. TS. Đào Trí Úc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền sở hữu của công dân ở Việt Nam
3. Bộ Luật Dân Sự Việt Nam 2005, Nxb Lao Động, Hà Nội 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w