Khái niệm "hòa giải vụ án dân sự" Định nghĩa hòa giải vụ án dân sự được đề cập đến trong Giáo trình Luật Tố tụng dân sự - Trường đại học Luật Hà Nội có nội dung như sau: “Hòa giải vụ án
Trang 1I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Lược sử hình thành
Pháp luật Việt Nam quy định về hòa giải từ rất sớm, ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời đã thông qua hai Sắc lệnh 13 và Sắc lệnh 51 năm
1946 về trách nhiệm hòa giải của Ban Tư Pháp xã; cùng với chế định này là chế định hòa giải của Tòa án sơ cấp (trước 1950) và của Tòa án nhân dân Huyện (sau 1950) Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hoạt động hòa giải chủ yếu được tiến hành tại cấp cơ
sở Sau đó, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa hoạt động hòa giải tuy nhiên do đặc điểm của xã hội Việt Nam mà pháp luật vẫn chỉ chú trọng và qui định về hoạt động hòa giải tại cơ sở
Chỉ khi Bộ luật TTDS 2004 ra đời và Điều 10 Bộ luật này khẳng định rằng hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án là một nguyên tắc bắt buộc trừ những trường hợp không hòa giải được hoặc không tiến hành hòa giải được
1.2 Khái niệm "hòa giải vụ án dân sự"
Định nghĩa hòa giải vụ án dân sự được đề cập đến trong Giáo trình Luật Tố tụng
dân sự - Trường đại học Luật Hà Nội có nội dung như sau: “Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.”
Từ định nghĩa này, ta thấy được một số đặc điểm riêng của hòa giải vụ án dân sự
so với các loại hòa giải khác:
Thứ nhất, hòa giải vụ án dân sự là một hoạt động tố tụng Thật vậy, việc hòa giải
vụ án dân sự là một thủ tục bắt buộc (trừ những trường hợp pháp luật quy định không được hòa giải) trong quá trình tố tụng của một vụ án dân sự và được quy định tại các điều từ Điều 180 đến Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
Thứ hai, cơ quan tiến hành hòa giải vụ án dân sự là Tòa án Khác với các loại hòa
giải khác (như hòa giải tại cơ sở do hòa giải viên cơ sở tiến hành, hòa giải tại Ủy ban nhân dân do Ủy ban nhân dân tiến hành), hòa giải vụ án dân sự do Tòa án tiến hành và Tòa án cũng là cơ quan duy nhất tiến hành hòa giải vụ án dân sự
1.3 Ý nghĩa của hòa giải vụ án dân sự
Việc hòa giải thành vụ án dân sự mang lại một số ý nghĩa tích cực, có thể kể đến như là:
- Khi hòa giải thành vụ án dân sự, Tòa án không cần phải mở phiên tòa xét xử vụ
án, giảm bớt một giai đoạn tố tụng phức tạp, tiết kiệm thời gian, vật chất cho Nhà nước và nhân dân
- Hòa giải thành vụ án dân sự giúp các đương sự không đánh mất mối quan hệ tốt với nhau, mở ra cơ hội duy trì quan hệ và có thể hợp tác trong tương lai
Trang 2- Hòa giải thành vụ án dân sự còn giúp nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân Trong trường hợp hòa giải không thành, thì việc tiến hành hòa giải vụ án dân sự cũng giúp tòa án có điều kiện tìm hiểu sâu hơn nội dung vụ án, hiểu biết rõ hơn tâm
tư, nguyện vọng cũng như các vướng mắc của các đương sự để từ đó có thể xác định phương hướng giải quyết vụ án đúng đắn hơn khi đưa vụ án ra xét xử
II PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ
2.1 Nguyên tắc tiến hành hòa giải
Căn cứ theo khoản 2, điều 180 BLTTDS (sửa đổi, bổ sung năm 2011), hòa giải
bao gồm hai nguyên tăc:
- Phải có sự tự nguyện của các đương sự về hòa giải Sự tự nguyện của các
đương sự là nguyên tắc cơ bản về hòa giải các vụ án dân sự Nguyên tắc này xuất phát
từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự Chỉ các đương sự là người có quyền
và lợi ích tranh chấp mới có quyền tự định đoạt về các tranh chấp của họ Sự tự nguyện của đương sự về hòa giải là sự tự nguyện tham gia hòa giải và thỏa thuận về giải quyết vụ án Pháp luật tố tụng dân sự quy định trách nhiệm hòa giải của Tòa án để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, nhưng không có nghĩa là bắt buộc các đương sự phải hòa giải mà chỉ tạo các điều kiện để các đương sự hòa giải với nhau Trong quá trình hòa giải, Tòa án với vai trò trung gian giúp các đương sự hiểu về quyền và nghĩa vụ liên quan tới các tranh chấp, tự nguyện thỏa thuận với nhau
về giải quyết vụ án Tòa án không được can thiệp vào thỏa thuận của các đương sự nếu nội dung thỏa thuận đó không trái pháp luật, đồng thời cũng không được để các đương sự biết về phương hướng giải quyết vụ án nếu phải đưa ra xét xử
- Nội dung thỏa thuận của các đương sự không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội Nhà nước chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự, do dó mọi sự thỏa thuận trái pháp luật đều không có giá trị pháp lí Tòa án nhân danh nhà nước chỉ có thể công nhận những thỏa thuận của các đương sự nếu các thỏa thuận đó phù hợp với quy định của pháp luật Sự tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Do đó, trong quá trình hòa giải, các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau nhưng các thỏa thuận đó không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì thỏa thuận đó cũng không được công nhận Mặt khác, là một hoạt động tố tụng, hòa giải chỉ được tiến hành trên cơ sở của pháp luật và mọi sự thỏa thuận về giải quyết vụ án phải phù hợp với quy định của pháp luật
2.2 Phạm vi và nội dung hòa giải vụ án dân sự
a Phạm vi hòa giải vụ án dân sự
Theo Điều 180 BLTTDS: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà
án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án,
Trang 3trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được” Như vậy
phạm vi hòa giải vụ án dân sự rất rộng bao gồm tất cả vụ án dân sự, chỉ trừ những vụ
án không được hòa giải và vụ án không tiến hành hòa giải được
Thứ nhất, về những vụ án không được hòa giải, theo Điều 181 BLTTDS, những
vụ án dân sự không được hòa giải gồm:
- Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước “Tài sản của
Nhà nước” được hiểu là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước (Điều 200 của Bộ luật dân sự năm 2005) “Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” là trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước đó có yêu cầu đòi bồi thường Vì đối tượng bị gây thiệt hại ở đây là tài sản của Nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân vì vậy bất cứ hành vi nào gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước đều bị coi là trái pháp luật và phải bồi thường thiệt hại, người bồi thường không có quyền thỏa thuận với Nhà nước về việc bồi thường thiệt hại của mình trừ trường hợp người gây thiệt hại tự nguyện bồi thường và phải phù hợp pháp luật thì tòa có thể chấp nhận Khi áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 181 của BLTTDS cần phân biệt hai trường hợp:
+ Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyền, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến loại tài sản này, Toà án không được hoà giải để các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án
+ Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Toà án tiến hành hoà giải để các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung
- Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã
hội Toà án không được hoà giải vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật
(giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật) hoặc trái đạo đức xã hội, nếu việc hoà giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó Trường hợp các bên chỉ
có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó
Thứ hai, về những vụ án không tiến hành hòa giải được, theo Điều 182, những
vụ án này gồm:
Trang 4- Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng
- Đương sự là vợ/chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự Đối với các trường hợp trên, tòa án phải lập biên bản không hòa giải được, nêu rõ
lý do lưu vào hồ sơ vụ án, sau đó đưa ra xét xử tại tòa Đối với những vụ án này, tòa không hòa giải được và không có quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự Nếu đương sự tự hòa giải được hoặc rút đơn kiện và hoàn toàn tự nguyện và phù hợp với quy định pháp luật, tòa có thể đình chỉ việc giải quyết vụ án.Đối với những vụ
án do cơ quan tổ chức khởi kiện vì lợi ích của người khác, nếu phải hòa giải thì tòa không được hòa giải giữa cơ quan, tổ chức khởi kiện với bị đơn mà phải tiến hành hòa giải giữa bị đơn với nguyên đơn hoặc người đại diện của họ trừ trường hợp pháp luật quy định không được hòa giải hoặc không hòa giải được
b Nội dung hòa giải
Nội dung hòa giải vụ án dân sự là các vấn đề của vụ án mà hai bên cần thỏa thuận để giải quyết Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên
hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành
để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án Do nội dung tranh chấp cũng như ý chí của các đương sự trong mỗi vụ án là khác nhau nên nội dung hòa giải cũng khác nhau Tùy mỗi vụ án mà Tòa cần phải giúp các đương sự thỏa thuận, thương lượng như án phí, mức, phương thức bồi thường thiệt hại trong vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phân chia di sản thừa kế, phân chia tài sản chung trong hôn nhân, về việc nuôi con, cấp dưỡng sau khi ly hôn…
2.3 Thành phần và thủ tục hòa giải vụ án dân sự
a Thành phần phiên hòa giải vụ án dân sự
Điều 184 BLTTDS quy định thành phần phiên hòa giải bao gồm:
- Thẩm phán, chủ trì phiên hòa giải Thẩm phán thực hiện việc phổ biến các nội
dung pháp luật liên quan đến vấn đề tranh chấp, các quyền và nghĩa vụ của các đương
sự, tạo điểu kiện cho các bên hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên tham gia Thẩm phán phải đảm bảo nguyên tắc khách quan và vô tư, không có sự
ép buộc các bên
- Thư kí Tòa án ghi biên bản hòa giải Thư kí tòa án phải ghi biên bản theo quy
định tại Điều 186 BLTTDS và chịu trách nhiệm nếu có sự cố sai sót xảy ra do lỗi của mình
- Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự Các đương sự gồm
nguyên đơn, bị đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan Đây là các bên trong tranh chấp nên tất nhiên phải có mặt để thực hiện hòa giải Tuy nhiên Điều 184 cũng
Trang 5quy định:“Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải
đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải”.
- Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt Đây là điều cần thiết để
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự
b Thủ tục phiên hòa giải
Hòa giải vụ án dân sự được tiến hành trong thời gian chuẩn bị xét xử sau khi Tòa
án đã thụ lý vụ án dân sự và được tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự với thủ tục như sau:
Bước 1: Trước khi tiến hành phiên hòa giải, Tòa phải đưa ra thông báo về việc hòa giải giúp các đương sự biết về thời gian và địa điểm, để có sự chuẩn bị đầy đủ và chi tiết các tài liệu, căn cứ để bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của mình.1
Bước 2: Tổ chức phiên hòa giải
Trình tự hòa giải theo điều 185a BLTTDS:
- Trước khi tiến hành hòa giải, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải
- Toà án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hoà giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình mà tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành cho các đương sự biết Thẩm phán không được nói trước với các đương sự ai sai, ai đúng ở chỗ nào hoặc nếu các đương sự không thoả thuận được, thì hướng xét xử của Toà án như thế nào…
- Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải
- Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất Hòa giải kết thúc khi Thẩm phán có kết luận cuối cùng về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất
1 Điều 183 BLTTDS
Trang 62.4 Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:
Hoạt động ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được quy định tại các Điều 187 và 188 BLTTDS, theo đó:
Điều kiện để công nhận sự thỏa thuận của các đương sự bao gồm:
- Các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án
- Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó
- Trường hợp trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải, mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt Trong trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản
Thẩm quyền ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thuộc về
Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
Vấn đề hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành; không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó
là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
Đánh giá quy định của BLTTDS về hoạt động quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:
- Việc không ghi nhận hậu quả pháp lý nếu các đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận trước đó hợp lý vì điều khoản này chỉ quy định việc “ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự” Nhưng trong tất cả các điều khoản còn lại của BLTTDS đều không ghi nhận hậu quả trên là thiếu sót cần thiết phải bổ sung hướng dẫn thực hiện (VD như trước đây trong quy định của PLTTGQCVADS có quy định rất rõ tại khoản 2 Điều 44 “… Nếu trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến… thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử”)
- Quy định về việc thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu họ thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án Nhưng thế nào là thỏa thuận toàn bộ vụ án thì chưa có hướng dẫn cụ thể, và hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm về vấn đề nộp án phí Đây là điểm cần làm rõ và thống nhất
2.5 So sánh với luật cũ, pháp luật nước ngoài
Trang 7- So với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự(PLTTGQCVADS), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (PLTTGQCVAKT), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLĐ)
Theo quy định của các pháp lệnh trước kia, việc hoà giải tại phiên toà sơ thẩm không mang tính chất bắt buộc và nếu xét thấy có khả năng hoà giải hội đồng xét xử
sẽ hoà giải tại phần thủ tục tranh luận Theo BLTTDS, tại phiên toà toà án không hoà giải mà trong phần hỏi chủ toạ phiên toà hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận cuả họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án( Điều 220) Nếu các đương sự không thoả thuận được với nhau thì hội đồng xét xử sẽ nghe các đương sự trình bày Điểm mới của BLTTDS so với các pháp lệnh trước kia là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thay mặt các đương sự trình bày yêu cầu và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu, sau đó đương sự bổ sung ý kiến Khi đến phần các đương sự được hỏi tại phiên toà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể trình bày thay đương sự Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm tham gia tố tụng nên quy định này sẽ giúp cho chất lượng phiên toà và việc bảo vệ quyền lợi của đương sự được thực hiện tốt hơn đồng thời phát huy tối đa khả năng và vai trò của người bảo vệ quyền lợi của đương sự nói chung, luật sư nói riêng trong hoạt động tố tụng
- So với BLTTDS trước khi sửa đổi bổ sung 2011, BLTTDS sau khi sửa đổi, bổ
sung năm 2011 có một số điểm mới
Về thành phần phiên hòa giải: bổ sung quy định về nghĩa vụ của Thẩm phán trong việc thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho đương
sự biết Thêm vào đó, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải nếu xét thấy cần thiết Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý bởi các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong nhiều trường hợp là bên có khả năng thuyết phục được đương sự để đi đến sự đồng thuận Ví dụ như vai trò của Hội phụ nữ trong hòa giải các vụ án ly hôn; vai trò của Trưởng bản, già làng trong vụ
án giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong tộc…
Về trình tự hòa giải: BLTTDS sửa đổi, bổ sung 2011 bổ sung các quy định mới
về trình tự hòa giải (được quy định tại Điều 185a BLTTDS sửa đổi 2011) Đây là điều luật hoàn toàn mới, nhằm thiết lập quy trình chính thức cho quá trình hòa giải tiền tố tụng, tránh sự tùy tiện trong quá trình hòa giải
- So với pháp luật về hòa giải của nước ngoài:
Pháp luật Việt Nam tuy luôn có sự tiếp thu học hỏi nhiều điểm tiến bộ của pháp luật các nước trên thế giới nhưng chúng ta cũng không dập khuôn theo pháp luật nước
Trang 8khác mà luôn có những điểm khác biệt Sau đây là một số sự so sánh về vấn đề hoà giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam với pháp luật tố tụng dân sự Trung quốc, một trong những nước có nhiều quy định pháp luật gần gũi nhất với nước ta
Theo quy định tại Điều 89 Luật Tố tụng Dân sự của Trung Quốc, khi một thỏa thuận hòa giải đạt được, tòa án nhân dân cần ra một biên bản hòa giải, tuyên bố rõ ràng về các vấn đề như các tình tiết trong vụ việc và kết quả hòa giải Biên bản hòa giải này được kí bởi Thẩm phán, thư kí Tòa án, đóng dấu của Tòa án và sau đó được gửi tới các bên đương sự Điểm khác biệt so với pháp luật Việt Nam là ngay khi biên bản hòa giải được gửi tới và kí bởi các bên, nó sẽ lập tức có hiệu lực pháp luật. 2 Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các bên đương sự có 7 ngày để suy nghĩ, thay đổi
ý kiến Sau 7 ngày này, nếu các bên không có ý kiến thay đổi hoặc phản đối nội dung hòa giải đã được ghi trong biên bản hòa giải thì biên bản này mới có hiệu lực Tuy
nhiên, quy định của pháp luật Trung Quốc nhấn mạnh thời điểm các bên nhận và kí
biên bản hòa giải mới là thời điểm biên bản hòa giải có hiệu lực pháp luật Trong thời gian biên bản hòa giải đang được chuyển đến mà các bên thay đổi ý kiến của mình thì Tòa án nhân nhân phải ra một phán quyết mà không được trì hoãn.3
Thêm vào đó, pháp luật Tố tụng Dân sự của Trung Quốc còn quy định một số trường hợp nhất định mà Tòa án không cần ra biên bản hòa giải, ví dụ như các vụ việc
về ly hôn mà các bên không ly hôn nữa sau khi được hòa giải, vụ việc liên quan đến con nuôi mà quan hệ nuôi dưỡng vẫn được duy trì sau hòa giải4…Trong các trường hợp này, tuy không cần có biên bản hòa giải song vẫn cần có văn bản ghi lại và văn bản này có hiệu lực ngay sau khi được kí hoặc đóng dấu bởi cả 2 bên, Thẩm phán và thư ký Tòa án Theo quy định của pháp luật Việt Nam, không có trường hợp nào hòa
2 http://www.lehmanlaw.com/resource-centre/laws-and-regulations/civil-proceedings/law-of-civil-procedure-of-the-peoples-republic-of-china-1991.html
Article 89
When a conciliation agreement is reached, the people's court shall draw up a conciliation statement A conciliation statement shall clearly set forth the claims of the action, the facts about the case, and the result of the conciliation The conciliation statement shall be signed by the judge and the court clerk, affixed a seal of the people's court, and served to both parties.
Once the conciliation statement is received and signed by both parties, it shall become legally effective
3Article 91
If no agreement is reached through conciliation or if one party retracts before the conciliation statement is served, the people's court shall render a judgment without delay.
4Article 90
The people's court need not draw up a conciliation statement for the following cases when an agreement is reached through conciliation:
(1) cases of divorce in which both parties have become reconciled after conciliation;
(2) cases in which adoptive relationship has been maintained through conciliation;
(3) cases in which the claims can be immediately satisfied; and
(4) other cases that do not require conciliation statements.
Any agreement that does not require a conciliation statement shall be entered into the written record and shall become legally effective after being signed or sealed by both parties, the judge and the court clerk
Trang 9giải thành mà không cần phải ra biên bản hòa giải thành như quy định của pháp luật Trung Quốc
III HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ
1 Về thủ tục hòa giải
Vấn đề: Các quy định quá cứng nhắc ở thủ tục hòa giải trong tố tụng có thể làm
một bên tham gia tranh chấp trục lợi Pháp luật qui định nếu bị đơn được triệu tập hợp
lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì vụ việc sẽ được đưa ra xét xử Vấn đề là ở chỗ: thế nào là triệu tập hợp lệ, và chuyện gì sẽ xảy ra nếu một bên có mặt một buổi, rồi lại vắng mặt một buổi? Nhiều thư ký tòa án đã căn cứ vào giấy ủy quyền không hợp lệ
mà coi một bên vắng mặt trong buổi hòa giải, hoặc giải thích rằng “triệu tập hợp lệ” là phải có tống đạt tại nơi cư trú bởi cơ quan công an Như vậy bao nhiêu lần tống đạt bằng thư đến nơi cư trú của bị đơn đều bị coi là “không hợp lệ” Ngay cả khi nguyên đơn và bị đơn đều có mặt tại buổi hòa giải, song không có mặt người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cũng khiến buổi hòa giải được giải thích là không thể tiến hành Ngoài ra, tuy pháp luật qui định thẩm phán phải chủ trì hòa giải, song trong nhiều trường hợp buổi hòa giải do thư ký chủ trì và ghi biên bản Điều này dẫn đến việc biên bản hòa giải sau này có thể coi là sai về mặt tố tụng và bị kháng cáo, thậm chí giám đốc thẩm
Giải pháp: Để giải quyết những khó khăn này, các văn bản hướng dẫn thi hành
Bộ luật Tố tụng dân sự nên được bổ sung theo hướng đơn giản hóa thủ tục hòa giải và triệu tập các đương sự đến buổi hòa giải Nếu có đương sự vắng mặt sau khi đã xác nhận giấy triệu tập đã gửi bằng thư bảo đảm và đương sự đã nhận được, thì đương nhiên coi đó là căn cứ để có thể xét xử vắng mặt đương sự lần sau Ngoài ra, đương sự không có quyền vắng mặt quá 2 lần không có lý do chính đáng (không cần phải là 2 lần liên tục) Nếu đương sự vắng mặt thì tòa án vẫn hòa giải tranh chấp liên quan đến các đương sự có mặt Nếu việc hòa giải về bản chất không thể thiếu sự đồng ý của đương sự vắng mặt thì mới coi việc vắng mặt là sự kiện dẫn đến việc tạm hoãn buổi hòa giải
2 Về hiệu lực của biên bản hòa giải
Được qui định tại điều 187 BLTTDS
Vấn đề: Biên bản hòa giải nên được coi là thỏa thuận giữa các bên và có hiệu lực
thi hành ngay Việc phải đợi thêm 7 ngày sau khi có biên bản hòa giải mới ra quyết định công nhận hòa giải của các bên, rồi 15 ngày sau quyết định này mới có hiệu lực
sẽ khiến cho các bên có thời gian suy nghĩ lại hay cố tình kéo dài vụ việc bằng cách phản đối lại những gì mình đã thỏa thuận trong biên bản hòa giải trước đó
Giải pháp: Thiết nghĩ, nên bãi bỏ quy định về thời gian chờ đợi 7 ngày để ra
quyết định công nhận hòa giải các bên Thời gian phúc thẩm quyết định công nhận
Trang 10hòa giải thành, nếu có, chỉ dựa trên những căn cứ do việc áp dụng pháp luật của thẩm phán có sai sót, chứ không phải là do đương sự không đồng ý với những gì mình đã
ký trong biên bản mà không có lý do chính đáng
3 Về hòa giải trong tranh chấp đất đai
Vấn đề: Ðiều 135 và 136 của Luật Ðất đai năm 2003 bắt buộc các đương sự
phải tiến hành thủ tục hòa giải ở cấp cơ sở Nhưng việc hòa giải tranh chấp đất đai ở
cơ sở có những vấn đề chưa thống nhất trong nhận thức cũng như cách làm của cán bộ làm công tác hòa giải Song những vướng mắc trong vấn đề hòa giải tại địa phương đã tạo tiền đề cho những vướng mắc, khó xử khi đương sự muốn hòa giải tại Tòa án Khó đưa tranh chấp đất đai ra hòa giải tại Tòa án: trường hợp UBND cấp xã triệu tập nhiều lần nhưng người bị kiện cố tình không đến, cho nên không thể tiến hành hòa giải được Như vậy, nếu người bị kiện cố tình trốn tránh việc tham gia hòa giải thì tranh chấp sẽ kéo dài thời gian hòa giải mà nếu chưa qua hòa giải được ở địa phương thì Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện mà hiện nay cũng chưa có chế tài nào quy định
xử lý đối với trường hợp này
Phạm vi hòa giải tại cấp xã và Tòa án không phân định rõ : trong thực tế, tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều dạng, vậy loại tranh chấp nào phải qua hòa giải tại cấp xã? Ðây là vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau Nơi này thì cho rằng chỉ có loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới phải qua hòa giải tại cấp xã, còn các tranh chấp về hợp đồng liên quan quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng thì không bắt buộc phải qua hòa giải
Ngược lại, ở nơi khác thì lại khẳng định tất cả các tranh chấp đất đai kể cả các tranh chấp hợp đồng liên quan quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất đều bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã trước khi khởi kiện đến tòa án
Tranh chấp đất đai phải qua hòa giải tại cấp xã theo quy định của Luật Ðất đai năm 2003 hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể tranh chấp nào hòa giải nhưng xuất phát từ tính chất các quan hệ tranh chấp cần được hiểu theo nghĩa hẹp là loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất còn các tranh chấp thừa kế, hôn nhân gia đình có liên quan đất đai thì tùy từng trường hợp phải qua hòa giải chứ không bắt buộc tất cả
Giải pháp: cần có những hướng dẫn cụ thể của Tòa án nhân dân tối cao về vấn
đề hòa giải tranh chấp đất đai quy định đối tượng, phạm vi của tranh chấp Và cũng phải đặt ra vấn đề hòa giải cấp cơ sở cũng được quy định lại về nội dung hòa giải cũng như hình thức hòa giải Các nhà làm luật cũng phải quy định rõ các giấy tờ liên quan tới hòa giải để làm chứng cứ chứng mình đương sự đang hòa giải tại cấp cơ sở để có tiền đề hòa giải tại Tòa án