Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, việc áp dụng các quy định của phápluật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài trên thực tế đã cho thấy một điều, đó là mặc
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì các quan hệ tư pháp quốc tế đangngày càng diễn ra một cách phổ biến, và kéo theo đó là số lượng các tranh chấpphát sinh giữa các chủ thể trong các quan hệ đó cũng ngày càng tăng Các tranhchấp này có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau, nhưng giảiquyết tranh chấp bằng trọng tài đã và đang là một trong những phương thức phổbiến ở các nước trên thế giới bởi những ưu điểm của phương thức này Bên cạnhnhững vấn đề khác được đặt ra đối với giải quyết tranh chấp về trọng tài thì vấn đềcông nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài cũng là rất quantrọng Thực tế tại Việt Nam cho thấy, ngày càng có nhiều tranh chấp phát sinh từcác quan hệ có yếu tố nước ngoài được các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài,
và nhu cầu về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của Trọng tàinước ngoài cũng cũng đang ngày một trở nên phổ biến hơn
Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, việc áp dụng các quy định của phápluật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài trên thực tế
đã cho thấy một điều, đó là mặc dù pháp luật Việt Nam về vấn đề này đã tương đốiđồng bộ và hoàn thiện so với các giai đoạn trước đó, nhưng vẫn cón khá nhiềunhững bất cập Những bất cập này đã tạo ra những cản trở không nhỏ cho việc côngnhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài
Vì những lý do trên, có thể thấy việc nghiên cứu về vấn đề công nhận và chothi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài là vô cùng quan trọng vàhết sức cần thiết, cả về mặt lý luận và thực tiễn Vì vậy, người viết đã chọn đề tài
“Công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài của Việt Nam, một
số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 22 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn các quy định củapháp luật về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoàitại Việt Nam, đồng thời tìm hiểu về thực trạng vấn đề này, qua đó đề ra những giảipháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
3 Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và trình độ nghiên cứu có giới hạnngười viết chỉ nghiên cứu xoay quanh những vấn đề về “công nhận và thi hànhquyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam” trong khuôn khổ những quy đinh cơbản của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan để hoàn thành đềtài “công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam”
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng các phương pháp cụ thể nhưphân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp lịch sử…, trên cơ sở thực tiễn của việccông nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài và các loại hình trọng tàitrong thực tế để giải quyết các vấn đề của khóa luận
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, kết cấukhóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài
Chương 2: Thực trạng pháp luật về công nhận và thi hành quyết định của trọngtài nước ngoài tại Viêt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị nằm hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thihành tại Việt Nam quyết đinh trọng tài nước ngoài
Trang 3CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về quyết định của Trọng tài nước ngoài
Quyết định của trọng tài nước ngoài được quy định trong Công ước NewYork năm 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết định của Trọng tài nước
ngoài Điều 1 Công ước này quy định: “Công ước này áp dụng đối với việc công
nhận và thi hành các quyết định trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thi hành quyết định trọng tài
đó, xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân Công ước còn được áp dụng cho những quyết định trọng tài không được coi là quyết định trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu”.
Như vậy, Công ước New York đã xác định quyết định của Trọng tài nướcngoài dựa trên cơ sở tiêu chí “lãnh thổ” nơi quyết định Trọng tài được ban hành.Theo Công ước New York, quyết định của Trọng tài nước ngoài là những quyếtđịnh Trọng tài được tuyên bên ngoài lãnh thổ của quốc gia nơi việc công nhận vàcho thi hành quyết định đó được yêu cầu, mà không phân biệt quốc tịch của trọngtài đưa ra quyết định đó Như vậy, một quyết định trọng tài có thể (1) được đưa rabởi trọng tài nước ngoài ở nước ngoài, hay (2) bởi trọng tài của nước sở tại ở nướcngoài thì đều được coi là trọng tài nước ngoài theo quy định của Công ước NewYork Sở dĩ như vậy là vì đây là một thông lệ bắt nguồn từ một nguyên tắc đượcthừa nhận rộng rãi trong pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, đó là,luật điều chỉnh tố tụng trọng tài (bao gồm cả các quy định pháp luật liên quan đến
hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài) là luật pháp của quốc gia sở tại (lex
Trang 4arbitri), bất kể quốc tịch của Trọng tài viên và Hội đồng trọng tài, trừ phi luật pháp
của quốc gia đó cho phép việc áp dụng pháp luật của quốc gia khác Cơ sở củanguyên tắc này chính là nguyên tắc về chủ quyền quốc gia
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Công ước New York cũng cho phép các quốc giathành viên quy định thêm các trường hợp khác được coi là quyết định của trọng tài
nước ngoài, đó là các quyết định trọng tài không được coi là quyết định trong nước
tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu Điều này tạo ra
thêm một khả năng nữa cũng có thể được coi là quyết định của trọng tài nước ngoài(ngoài hai trường hợp (1) và (2) nêu trên), đó là quyết định của trọng tài nước ngoàiđược đưa ra ở nước sở tại Theo đó, mặc dù đây là quyết định được đưa ra trên lãnhthổ nước sở tại, nhưng vẫn có thể được coi là quyết định của trọng tài nước ngoàinếu pháp luật quốc gia đó quy định như vậy Trên cơ sở lịch sử đàm phán công ướcNew York và theo cách hiểu được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, đây là trườnghợp luật pháp của nước nơi trọng tài được tiến hành cho phép các bên tranh chấpđược lựa chọn luật pháp của nước khác làm luật điều chỉnh tố tụng trọng tài
Nhìn chung, theo quy định tại Điều 1 Công ước thì quyết định Trọng tài nướcngoài bao gồm:
Những quyết định trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của một quốc gia khácvới quốc gia nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu; và
Những quyết định trọng tại không được coi là phán quyết trong nước củaquốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu
Công ước New York không có quy định quyết định của Trọng tài nước ngoàibao gồm những loại quyết định nào Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định trongCông ước và pháp luật của các quốc gia về công nhận và cho thi hành quyết địnhcủa Trọng tài nước ngoài thì quyết định đó phải là quyết định về thực chất vụ kiện(quyết định về toàn bộ vụ kiện hoặc về một phần vụ kiện), thường là phán quyếtcuối cùng của Trọng tài được đưa ra trọng quá trình giải quyết tranh chấp Trong
Trang 5một số trường hợp, quyết định của Trọng tài cũng có thể là quyết định về việc ápdụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ hoặc để đảm bảo thihành án.[4]
Các quyết định của Trọng tài nước ngoài thường gồm các loại khác nhau.Căn cứ vào loại Trọng tài giải quyết là Trọng tài thường trực hay Trọng tài vụ việc
mà ĐIều I của Công ước New York quy định quyết định của Trọng tài nước ngoài
bao gồm hai loại sau: “Thuật ngữ “các quyết định trọng tài” bao gồm không chỉ
những quyết định ra bởi các Trọng tài viên được chỉ định cho từng vụ mà còn bao gồm những quyết định ra bởi các tổ chức trọng tài thường trực được các bên đưa
vụ việc ra giải quyết”.
Căn cứ vào nội dung của các quyết định của trọng tài mà quyết định củatrọng tài được chi thành các quyết định về các vấn đề khác nhau trong quá trình giảiquyết tranh chấp Ví dụ: quyết định giải quyết vụ việc; quyết định đình chỉ giảiquyết; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định công nhận hòagiải thành của Hội đồng trọng tài…
Định nghĩa quyết định trọng tài nước ngoài trong Công ước New York đãđược đa số các nước thành viên tham gia Công ước này cụ thể hóa trong pháp luậtquốc gia thông qua con đường nội luật hóa
Tuy nhiên, do khái niệm về quyết định của Trọng tài nước ngoài được Côngước New York quy định rõ ràng những cũng rất linh động, do đó các quốc gia cóthể quy định cụ thể về vấn đề này trong pháp luật quốc gia theo những cách khácnhau Chúng vì lý do này mà pháp luật các quốc gia có quy định không giống nhau
về khái niệm “quyết định của Trọng tài nước ngoài”.
Ví dụ, Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) của Nga tuy không đưa ra một kháiniệm chung về quyết định của trọng tài nước ngoài, nhưng lại giải thích cụm từ
“quyết định của trọng tài nước ngoài” (foreign arbitral awards) bằng cụm từ “quyết
Trang 6định được tuyên bởi trọng tài nước ngoài” (judgments made by foreign arbitration).
Điều này có thể được thấy tại ĐIều 416, 417 của BLTTDS Nga
Trong khi đó, pháp luật Pháp cũng không nêu ra một khái niệm chung vềquyết định của trọng tài nước ngoài, nhưng tại BLTTDS Pháp, Mục 4, Phần VI,Chương I về Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, quyết
định của trọng tài nước ngoài được đề cập đến bằng cụm từ “quyết định trọng tài
được tuyên tại nước ngoài” (arbitral awards given abroad).
Như vậy, có thể thấy, khái niệm về “quyết định của trọng tài nước ngoài”
vẫn còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau trên thế giới
Tóm lại, có hai yếu tố có thẻ được sử dụng để xác định quyết định của trọng
tài nước ngoài, đó là: Yếu tố lãnh thổ và yếu tố quốc tịch của trọng tài
Theo yếu tố lãnh thổ, một quyết định trọng tài sẽ được coi là quyết định trọng
tài nước ngoài nếu nó được tuyên bên ngoài lãnh thổ của quốc gia mà vấn đềcông nhận và cho thi hành quyết định đó được đặt ra, bất kể trọng tài đó làtrọng tài của quốc gia nào;
Theo yếu tố quốc tịch của trọng tài, một quyết định trọng tài sẽ được coi là
quyết định trọng tài nước ngoài nếu nó được tuyên bởi trọng tài nước ngoài,bất kể quyết định đó được tuyên tại đâu Việc xác định quốc tịch của trọng tàitùy thuộc và pháp luật của từng quốc gia
Phù hợp với Công ước New York, Pháp luật Việt Nam cũng quy định về khái
niệm “quyết định của Trọng tài nước ngoài” tại khoản 2 Điều 342 BLTTDS như sau: “Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh
thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì căn cứ để xác định quyết định củaTrọng tài nước ngoài là yếu tố quốc tịch của Trọng tài, nghĩa là quyết định đó được
Trang 7ban hành bởi Trọng tài nước ngoài mà không phân biệt quyết định của Trọng tài đóđược ban hành tại Việt Nam hay tại nước ngoài Nhưng căn cứ để xác định thế nào
là Trọng tài nước ngoài thì BLTTDS lại chưa quy định rõ ràng Tuy nhiên, nếu căn
cứ vào Luật Trọng tài Thương mại thì có thể xác định Trọng tài nước ngoài là
“Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các
bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam” (khoản 11 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại).
1.1.2 Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài:
Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa thì “công nhận” là việc thừa nhận trướcmọi người là hợp với sự thật, với lẽ phải hoặc hợp với thể lệ luật pháp; còn “thihành” có nghĩa là làm cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định[15,
Tr 209, 510] Tuy nhiên, khi đặt vào lĩnh vực luật học về công nhạn và cho thihành quyết định của trọng tài nước ngoài thì hai khái niệm này có sự khác biệt nhấtđịnh Theo định nghĩa trong Từ điển Luật học thì công nhận và cho thi hành quyếtđịnh của Trọng tài nước ngoài là thừa nhận giá trị pháp lý và áp dụng các biện pháp
để thực hiện quyết định của Trọng tài nước ngoài.[16]
Khi bên thắng trong tố tụng trọng tài nộp đơn để một quyết định trọng tàinước ngoài được thi hành, hai thuật ngữ “công nhận” và “cho thi hành” thườngđược dùng chung với nhau Những thuật ngữ này liên hệ chặt chẽ tới Công ướcNew York 1958 và Luật Mẫu Thực ra, lý do hai thuật ngữ này thường được sửdụng không tách rời khi đề cập đến quyết định của trọng tài nước ngoài là vì mộtquyết định của trọng tài nước ngoài không thể được thi hành nếu không được côngnhận trước đó Vê phương diện này, công nhận và cho thi hành là không thể táchrời
Tuy nhiên, hai thuật ngữ này cũng có thể được dùng tách biệt vì công nhậnquyết định của trọng tài nước ngoài có thể được yêu cầu độc lập mà không có cho
Trang 8Điều 1 với quy định “để đạt được sự công nhận hoặc cho thi hành…) Cũng có
trường hợp trong cùng một văn bản, có phần đề cập đến công nhận và cho thi hànhnhư một thuật ngữ, trong khi phần khác lại đề cập đến công nhận và cho thi hànhnhư hai thuật ngữ độc lập Ví dụ, Công ước New York cũng quy định về công nhận
và cho thi hành tại Điều IV và V với tư cách là một thuật ngữ, trong khi đó lại quyđịnh tại Điều III về công nhận và cho thi hành với tư cách là hai thuật ngữ độc lập
Sở dĩ như vậy là vì có sự khác nhau về ý nghĩa và mục đích của hai hành vi này
Cụ thể, khi bên bên thắng kiện trong tố tụng trọng tài yêu cầu tòa án côngnhận quyết định trọng tài, việc công nhận này sẽ có ý nghĩa là bằng chứng để chứngminh rằng tranh chấp đó đã được giải quyết bởi trọng tài và sẽ không phải trải quabất kỳ quá trình tố tụng nào khác Bằng chứng này là cơ sở để ngăn chặn bất kỳkhiếu kiện nào mà bên thua kiện có thể đưa ra về cùng một vụ tranh chấp Như vậy,mục đích của việc công nhận là một quá trình tự vệ nhằm tạo cơ sở để ngăn bênthua kiện tiếp tục khởi kiện vụ việc đã được giải quyết Trong trường hợp này, Tòa
án sẽ chỉ công nhận quyết định trọng tài nước ngoài mà không đưa ra bất kỳ biệnpháp cưỡng chế nào đối với bên thua kiện và như vậy, công nhận quyết định củaTrọng tài nước ngoài chỉ đơn thuần là sự thừa nhận giá trị pháp lý của quyết địnhtrọng tài đó
Trong khi đó, việc cho thi hành lại hướng tới một bước xa hơn sau khi côngnhận quyết định của trọng tài nước ngoài, đó là buộc bên thua kiện phải thực hiệnquyết định trọng tài Mục đích của việc cho thi hành là nhằm thực hiện các hành vi
để buộc bên thua kiện thực hiện các nghĩa vụ theo quyết định trọng tài Trongtrường hợp này, để đảm bảo cho việc quyết định trọng tài được thi hành trên thực
tế, tòa án sẽ đưa ra các biện pháp cưỡng chế đối với bên thua kiện Do đó, “cho thihành quyết định của trọng tài nước ngoài” là quyết định của cơ quan có thẩm quyềncưỡng chế việc thực hiện quyết định đó trên lãnh thổ nước sở tại
Trang 9Từ các phân tích trên, chúng ta có thể tạm định nghĩa công nhận và cho thi
hành quyết định của Trọng tài nước ngoài như sau: “Công nhận và cho thi hành
quyết định của Trọng tài nước ngoài là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia thừa nhận giá trị hiệu lực pháp lý của một quyết định trọng tài của nước ngoài và làm cho quyết định đó có hiệu lực cưỡng chế thi hành trên thực tế trên lãnh thổ quốc gia đó”.
Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia thì lĩnh vực pháp luật công nhận
và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài là một lĩnh vực quan trọng.Thông thường nó thường đóng vai trò là một chế định trong hệ thống quy phạmpháp luật của quốc gia đó Do đó, công nhận và cho thi hành quyết định của trọngtài nước ngoài nếu được hiểu dưới dạng là một chế định pháp luật, thì sẽ được địnhnghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan tới việccông nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
1.2 Tầm quan trọng của việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, khi mà các quốc gia đang đẩymạnh giao lưu hợp tác với nhau về nhiều mặt, thì các quan hệ dân sự theo nghĩarộng có yếu tố nước ngoài cũng càng ngày càng phát triển Và đương nhiên, một hệquả tất yếu là các tranh chấp mang tính quốc tế phát sinh từ các quan hệ đó giữa cácchủ thể cũng phát sinh nhiều hơn Khác với các tranh chấp phát sinh trong biên giớilãnh thổ của một quốc gia nhất định, các tranh chấp quốc tế có thể luên quan đếnnhiều chủ thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau, vì thế để có thể giải quyết các tranhchấp này một cách có hiệu quả, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của cácbên thì vấn đề công nhận và cho thi hành các bản án và quyết định dân sự của nướcngoài nói chung là vấn đề thiết yếu Bên cạnh đó, khi mà phương pháp giải quyếttranh chấp bằng trọng tài đang ngày càng trở nên phổ biến hơn do những ưu điểm
Trang 10nói riêng càng giữ một vai trò quan trọng hơn nữa trong việc giải quyết các tranhchấp quốc tế Có thể nói, việc phát huy vấn đề công nhận và cho thi hành quyếtđịnh của trọng tài nước ngoài trong những điều kiện phù hợp có ý nghĩa to lớn vềmặt chính trị, kinh tế cũng như pháp lý
1.2.1 Về phương diện chính trị
Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài sẽ thúc đẩyquan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia Sự công nhận và cho thi hành quyếtđịnh của Trọng tài nước ngoài ở một quốc gia vừa khẳng định chủ quyền về mặt tàiphán của quốc gia đó, vừa thể hiện thiện chí của quốc gia đó đối với các quốc giakhác Sự hợp tác giữa các quốc gia không thuần túy thể hiện sự hợp tác trong lĩnhvực tư pháp mà còn thể hiện sự tôn trọng của cơ quan tài phán này với cơ quan tàiphán của nước khác Bên cạnh đó, việc công nhận và cho thi hành còn thể hiệnchính sách bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp không chỉ của các tổ chức, cá nhân nướcmình mà còn cả lợi ích của các cá nhân, tổ chức nước ngoài
Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nươcngoài còn thể hiện quyền tài phán độc lập của bản than một quốc gia Không mộtquốc gia, tổ chức quốc tế nào có thể ép buộc một quốc gia hay tổ chức quốc tế kháccông nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại nước mình Cũngnhư không một quốc gia nào có quyền ép buộc một quốc gia khác ký kết các điềuước về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
Đối với Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tàinước ngoài thể hiện chủ trương hợp tác của Nhà nước ta trong lĩnh vực tư pháp.Việc ban hành BLTTDS và việc nước ta gia nhập Công ước New York 1958 là việclàm cần thiết để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động này, đồng thời tạp tâm lý an toàncho các nhà đầu tư nước ngoài trong quan hệ kinh doanh với Việt Nam Việc Nhànước ta công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài trong
Trang 11những trường hợp cần thiết chính là Nhà nước thực hiện vai trò trong việc điều tiếtnền kinh tế thị trường nhằm phát huy hiệu quả mà Nhà nước mong muốn.
1.2.2 Về phương diện kinh tế
Công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có ý nghĩa hếtsức quan trọng trọng việc phát triển kinh tế Việc quyết định của Trọng tài nướcngoài không được công nhận và cho thi hành ở quốc gia khác nơi có tài sản cầnđược thi hành sẽ thúc đẩy các hành vi vi phạm thỏa thuận, vi phạm hợp đồng, vìtrong trường hợp này bên có quyền không thể làm gì nếu bên phải thi hành không
tự nguyện thi hành quyết định trọng tài Điều này sẽ làm hình thành nên tâm lý longại và hạn chế đầu tư, kinh doanh của các thương nhân nước ngoài với các thươngnhân của quốc gia đó Mặt khác, công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tàinước ngoài cũng làm giảm chi phí tố tụng, thủ tục tố tụng để thực thi các quyết địnhcủa Trọng tài nước ngoài., bởi khi tiến hành công nhận và cho thi hành quyết địnhcủa Trọng tài nước ngoài, Tòa án quốc gia đó sẽ không phải tiến hành thủ tục xét
xử lại vụ việc đó, do đó thời gian giải quyết sẽ ngắn hơn thủ tục xét xử thôngthường, các chi phí liên quan đến tố tụng cũng đỡ tốn kém hơn thủ tục xét xử thôngthường
1.2.3 Về phương diện pháp luật
Việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại mộiquốc gia góp phần khắc phục các lỗ hổng của pháp luật quốc gia đó về vấn đề này
Vì vậy, việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài còn có
ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật, đảm bảocho pháp luật có tính hệ thống Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tàinước ngoài là một giai đoạn của quá trình tố tụng, nếu các phán quyết của Trọng tàinước ngoài không được thực thi thì các kết quả ở giai đoạn trước đó sẽ không còn ýnghĩa, Việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài còn là
Trang 12hậu quả pháp lý tất yếu của việc cho phép các bên lựa chọn yêu cầu Tòa án haytrọng tài giải quyết tranh chấp, bởi nếu đã cho phép các bên quyền lựa chọn Trọngtài nước ngoài để giải quyết tranh chấp mà lại không quy định về việc công nhận vàcho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài thì việc quy định về quyền lựachọn Trọng tài nước ngoài sẽ là vô nghĩa.
Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài còn là căn cứpháp luật quan trọng để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với các yêucầu giải quyết vụ việc của đương sự vì khi Tòa án có thẩm quyền đã giải quyết yêucầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài thì cũng đồngnghĩa với việc tòa án của quốc gia đó không có thẩm quyền thụ lý để giải quyết vụviệc đó theo thủ tục giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng nữa Ýnghĩa này cũng được pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 413 BLTTDS
Bên cạnh đó, việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nướcngoài còn tạo môi trường pháp lý thuận lợi và hiệu quả hơn cho cơ chế giải quyếttranh chấp thông qua Trọng tài
1.3 Khái quát pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài hình thành
từ nhu cầu hợp tác về tư pháp giữa các quốc gia Nghiên cứu pháp luật của các quốcgia và Điều ước quốc tế về vấn đề này sẽ cho chúng ta cái nhìn khái quát về nộidung và thực trạng pháp luật trên thế giới về công nhận và cho thi hành quyết địnhcủa Trọng tài nước ngoài
Ở các nước thuộc hệ thống pháp luật civil law, mà điển hình là Pháp và Đức,vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài chủ yếu đượcquy định trong Bộ luật tố tụng dân sự
Theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, quyết định của Trọng tài nước ngoài sẽ
được công nhận và cho thi hành tại Pháp bởi một phán quyết của tòa án Quyết định
Trang 13của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Pháp với điều kiện “sựtồn tại” của quyết định đó đã được thiết lập bởi bên có quyền theo quyết định trọngtài và việc công thận quyết định trọng tài này không trái với trật tự công cộng quốc
tế “Sự tồn tại” của quyết định trọng tài nước ngoài được thiết lập khi bên có quyềntrình ra được bản gốc của quyết định trọng tài đó cùng với bản gốc thỏa thuận trọngtài, hoặc bản sao của các tài liệu này nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về tính xácthực của các bản sao đó (Điều 1498, 1499 và 1500 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp)
Theo pháp luật Cộng hòa liên bang Đức, Điều 1061 Bộ luật tố tụng dân sự
quy định: “việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài sẽ
được cho phép theo quy định của Công ước về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài ngày 10 tháng 6 năm 1958” Việc công nhận và cho thi hành sẽ
được thực hiện bởi tòa án có thẩm quyền, thương là Tòa án Khu vực cấp cao(Higher Regional Court) nơi bên có nghĩa vụ đặt trụ sở kinh doanh hoặc cư trú,hoặc nơi có tài sản của bên có nghĩa vụ hoặc tài sản trong tranh chấp hoặc tài sản bịảnh hưởng bởi các biện pháp xử lý, nếu không thì Tòa án Khu vực cấp cao Berlin(Kammergericht) sẽ có thẩm quyền (Điều 1062 Bộ luật Tố tụng dân sự Đức) Tòa
án có thẩm quyền sẽ công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nướcngoài bằng một phán quyết (order) Phán quyết này sẽ được tuyên là có giá trị thihành tạm thời (khoản 2 ĐIều 1064)
Theo Điều 1059 Bộ luật tố tụng dân sự Đức thì quyết định của trọng tài nướcngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Đức nếu:
Bên phải thi hành chứng minh được rằng
Một bên của thỏa thuận trọng tài (nêu tại Điều 1029 và 1031) không có
đủ năng lực theo luật áp dụng đối với bên đó; hoặc thoả thuận nói trênkhông có giá trị theo luật mà các bên lựa chọn để điều chỉnh hoặc, nếucác bên không có chỉ dẫn về điều này, theo luật của Đức; hoặc
Trang 14 bên phải thi hành quyết định không được thông báo thích đáng về việcchỉ định trọng tài viên hay về tố tụng trọng tài hoặc do một nguyênnhân gì khác không thể trình bày vụ việc của mình; hoặc
Quyết định giải quyết một tranh chấp không được dự liệu trong cácđiều khoản của đơn yêu cầu đưa ra trọng tài giải quyết hay nằm ngoàicác điều khoản đó, hoặc quyết định trọng tài gồm các quyết định vềcác vấn đề ngoài phạm vi yêu cầu xét xử bằng trọng tài, tuy nhiên, nếucác quyết định về các vấn đề được yêu cầu xét xử bằng trọng tài có thểtách rời khỏi các quyết định về các vấn đề không được yêu cầu, thìphần của quyết định trọng tài gồm các quyết định về vấn đề được yêucầu có thể được công nhận và thi hành; hoặc
Thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phùhợp với Phần này (Phần 10 BLTTDS Đức về Tố tụng Trọng tài) hoặcvới thỏa thuận của các bên và điều này ảnh hưởng đến quyết địnhtrọng tài; hoặc
Tại Anh, một quốc gia điển hình cho các nước theo hệ thống common law,vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài được quyđịnh tại Đạo luật Trọng tài 1996 Theo Điều 66 Đạo luật này thì để một quyết định
Trang 15của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Anh thì phải được tòa
án cho phép Một khi đã được tòa cấp phép, bản án có thể được nhập vào quyếtđịnh trọng tài và được thi hành với cách thức như một phán quyết hay bản án củatòa Tòa án sẽ không cho phép thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài nếu bên
bị thi hành chứng minh được rằng (i) trọng tài ra quyết định không có thẩm quyền
và (ii) bên bị thi hành vẫn chưa bị mất quyền phản đối
Điều 100 đến 103 Đạo luật 1996 này cũng quy định về vấn đè công nhận vàcho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài theo Công ước New York Theo
đó, một quyết định trọng tài được coi là được tuyên theo Công ước New York nếu
nó được tuyên về một thỏa thuận trọng tài tại lãnh thổ một quốc gia là thành viêncủa Công ước New York Quyết định trọng tài sẽ được xem xét dựa trên nơi mà nóđược tuyên, bất chấp nó được ký tại đâu, gửi từ đau hay được gửi đến đâu TheoĐiều 101 của Đạo luật, một quyết định trọng tài được tuyên theo Công ước NewYork sẽ được công nhận là có giá trị ràng buộc các bên và sẽ được thi hành tại Anhtheo sự cho phép của tòa án với cách thức như một phán quyết hay một bản án củatòa Tương tự như Công ước New York, Điều 103.2 của Đạo luật này cũng quyđịnh các trường hợp quyết định của Trọng tài nước ngoài không được công nhận tạiAnh, bao gồm:
Một bên của thỏa thuận trọng tài không đủ năng lực theo luật áp dụngđối với bên đó
thoả thuận trọng tài không có giá trị theo luật mà các bên lựa chọn đểđiều chỉnh hoặc, nếu các bên không thỏa thuận, theo luật của quốc gianơi quyết định được tuyên;
bên phải thi hành quyết định không được thông báo thích đáng về việcchỉ định trọng tài viên hay về tố tụng trọng tài hoặc do một nguyênnhân gì khác không thể trình bày vụ việc của mình;
Trang 16 Quyết định giải quyết một tranh chấp không được dự liệu trong cácđiều khoản của đơn yêu cầu đưa ra trọng tài giải quyết hay nằm ngoàicác điều khoản đó, hoặc quyết định trọng tài gồm các quyết định vềcác vấn đề ngoài phạm vi yêu cầu xét xử bằng trọng tài;
Thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phùhợp với hoặc với thỏa thuận của các bên hoặc, nếu không có thỏathuận, pháp luật của quốc gia nơi việc giải quyết tranh chấp bằng trọngtài diễn ra;
Quyết định chưa có hiệu lực ràng buộc các bênm hoặc đã bị hủy hoặcđình chỉnh thi hành bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, hoặc theopháp luật của quốc gia, nơi quyết định đó được tuyên
Việc công nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự công cộng.Bên xin công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài theoCông ước New York phải trình bản gốc được xác thực hoặc bản sao được chứngnhận của quyết định trọng tài và bản gốc hoặc bản sao được chứng nhận của thỏathuận trọng tài
Theo pháp luật Anh, việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tàinước ngoài còn có thể được thực hiện dựa trên luật chung (common law) Bên cóthắng trong tranh chấp trọng tài có thể thực hiện một “hành vi về quyết định trọngtài” dựa trên luật chung Hành vi này dựa trên có sở là sự vi phạm thỏa thuận trọngtài do bên thua không đã không thể thực hiện đúng các điều khoản của quyết địnhtrọng tài Trong trường hợp này, các điều khoản chung của luật hợp đồng sẽ được
áp dụng để thi hành quyết định trọng tài
Theo pháp luật Liên bang Nga, việc công nhận và cho thi hành quyết địnhcủa Trọng tài nước ngoài được quy định tại Điều 416 và 417 Chương 45 của Bộluật Tố tụng dân sự Nga Theo đó, bên có yêu cầu công nhận và cho thi hành sẽ nộpđơn yêu cầu cho tòa án cấp quận nơi bên có nghĩa vụ có trụ sở hoăc cư trú hoặc,
Trang 17nếu không xác định được, nơi bên có nghĩa vụ có tài sản Tòa án sẽ công nhận vàcho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài bằng cách ban hành một Lệnhcưỡng chế thi hành quyết định trọng tài (Act on Compulsory Execution of anArbitral Award)
Việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài sẽ bị từchối bởi tòa án trong các trường hợp nêu tại Điều 417 Bộ luật tố tụng dân sự Nga.Nhín chung, các trường hợp này là giống với các trường hợp nêu tại Điều V Côngước New York Trình tự, thủ tục của việc xét đơn và nội dung đơn yêu cầu đượcnêu cụ thể tại các Điều 424, 425, 526 và 427 của Bộ luật tố tụng dân sự Nga
Các Điều ước quốc tế đa phương:
Có thể nói, Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành quyếtđịnh của Trọng tài nước ngoài chính là một trong những công ước quan trọng vàthành công nhất của Liên hợp quốc về vấn đề này Hiện nay đã có trên 140 quốc giatham gia Công ước và có thể nói, hầu hết việc công nhận và cho thi hành các phánquyết của Trọng tài nước ngoài (về thương mại) đều thực hiện theo quy định củaCông ước
Công ước New York gồm 16 điều, trong đó có những điều đưa ra các nộidung quan trọng liên quan đến vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định củatrọng tài nước ngoài như: các quyết định trọng tài được coi là quyết định trọng tàinước ngoài (Điều I); Nội dung đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết địnhcụa trọng tài nước ngoài (Điều IV); các trường hợp từ chối công nhận và ho thihành quyết định của trọng tài nứoc ngoài (Điều V); và các điều khoản khác vềnghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong vấn đề này Ngoài ra, tại Điều VII Côngước cũng nêu rõ rằng Công ước Gieneva 1927 về thi hành các quyết định của Trọngtài nước ngoài sẽ ngừng hiệu lực giữa các Quốc gia thành viên khi và trong phạm vicác Quốc gia thành viên bị ràng buộc bởi Công ước New York
Trang 18CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
2.1 Lược sử hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
Trước khi có Bộ luật Tố tụng dân sự
Có thể nói, pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành quyết định củatrọng tài nước ngoài hình thành khá muộn.Ban đầu, Việt Nam không có một vănbản pháp luật nào điều chỉnh vấn đề này Việc công nhận và cho thi hành quyếtđịnh của trọng tài nước ngoài chỉ được đề cập đến trong các Hiệp định tương trợ tưpháp mà Việt Nam ký kết với một số nước xã hội chủ nghĩa như sau:
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ Đức (ký ngày15/12/1980)
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình vàhình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Xô viết (ký ngày 10/12/1981);
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước Cộnghòa xã họi chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (kýngày 12/10/1982);
Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Bun-ga-ri(ký ngày 03/10/1986)
Nội dung của các hiệp định này bên cạnh việc quy định các nội dung tươngtrợ tư pháp đều có quy định tại một chương riêng về vấn đề công nhận và cho thihành quyết định của Trọng tài nước ngoài Đây là những văn bản pháp lý để Nhà
Trang 19nước ta xây dựng và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật trong nước quyđịnh về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
Để thi hành các hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết, Nhà nước ta đã banhành Thông tư liên bộ số 139-TT/LB ngày 12/3/2984 của Bộ tư pháp, Tòa án nhândân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vu, Bộ Ngoại giao về việc thihành các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình vàhình sự đã ký kết giữa nước ta với Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Tuynhiên, Thông tư này lại không đề cập gì đến việc công nhận và cho thi hành quyếtđịnh của trọng tài nước ngoài Do đó, đến thời điểm này, cơ sở pháp lý cho việccông nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài vẫn chưa rõ ràng
Trên cơ sở các hiệp định đã ký, ngày 25/3/1993, Bộ Tư pháp đã ban hànhTHông tư 163/HTQT về việc thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài Vănbản này tuy không có quy định trực tiếp về công nhận và cho thi hành quyết địnhcủa Trọng tài nước ngoài nhưng đã có những quy định hướng dẫn cho hoạt động ủythác tư pháp nói chung trong đó có hoạt động ủy thác tư pháp liên quan đến việccông nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
Ngày 28/7/1995, Chủ tịch nước đã ban hành quyết định số 453/QĐ-CTN vềviệc tham gia Công ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nướcngoài Đây là dấu môc quan trọng trong sự hình thành và phát triển của pháp luật vềcông nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Khitham gia Công ước, Nhà nước ta đã tuyên bố 3 điểm bảo lưu:
1/ Chỉ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Namquyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thànhviên của Công ước; đối với quyết định của Trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổcủa quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại ViệtNam theo nguyên tắc có đi có lại
Trang 202/ Chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ phápluật thương mại.
3/ Mọi sự giải thích Công ước trước Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyềnkhác của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật ViệtNam
Trên cơ sở gia nhập Công ước New York, ngày 14/9/1955, Ủy ban Thường
vụ quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyếtđịnh của Trọng tài nước ngoài Pháp lệnh đã quy định khá đầy đủ về các vấn đề liênquan đến công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, ví dụnhư: các quyết đụnh của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành; cácnguyên tắc công nhận và thi hành; trình tự thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận vàcho thi hành tại Việt Nam các quyết đinh của Trọng tài nước ngoài cũng như yêucầu không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài không có yêu cầu thihành tại Việt Nam Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn quy định về các vấn đề khác nhưquyền kháng cáo, kháng nghị; lệ phí; đảm bảo việc chuyển tiền và tài sản thi hànhquyết định…
Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã tiến hành ký kết them một số hiệpđịnh tương trợ tư pháp trong đó có các quy định về công nhận và cho thi hành quyếtđịnh của Trọng tài nước ngoài như:
Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (ký ngày 06/07/1998)
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (ký ngày25/08/1998);
Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ký ngày19/10/1998);
Trang 21 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp (ký ngày 24/02/1999);
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hào Ukraina (ký ngày06/04/2000);
Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Mông Cổ (ký ngày17/04/2000);
Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về công nhận vàcho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, trong giai đoạn này, nhà nướccòn ban hành một số các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến vấn đềnày như:
Pháp lệnh thi hành án dân sự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX thôngqua ngày 14/01/2004;
Pháp lệnh trọng tài thương mại do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông quangày 25/02/2003;
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành…
Sau khi có Bộ luật tố tụng dân sự:
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định trước đây về công nhận và chothi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, ngày 15/06/2004, Quốc hội khóa IX
đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự, trong đó có quy định tương đối đầy đủ và có
hệ thống về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài Vấn đềcông nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài được quy định tạiPhần thứ sáu của Bộ luật tố tụng dân sự “Thủ tục công nhận và cho thi hành tại ViệtNam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tàinước ngoài” với 31 điều (từ Điều 342 đến Điều 373) quy định một cách chi tiết
Trang 22không chỉ về thủ tục, trình tự xét công nhận và cho thi hành mà cả các quy địnhmang tính nguyên tắc cơ bản của việc công nhận và cho thi hành Có thể nói, Bộluật tố tụng dân sự đã tạo ra một cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ để giải quyết vấn
đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài
Gần đây nhất, một văn bản pháp lý quan trọng có liên quan đến vấn đề côngnhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Quốc hội khóaXII ban hành, đó là Luật Trọng tài thương mại, có hiệu lực từ 1/1/2011 Văn bảnnày đã thay thế Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 Luậttrọng tài thương mại tuy không trực tiếp quy định về vấn đề công nhận và cho thihành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài, tuy nhiên nó có vai trò rấtquan trọng khi đã đưa ra hai khái niệm mà Bộ luật tố tụng dân sự chưa làm rõ vàgây nhiều tranh cãi, đó là “trọng tài nước ngoài” và “quyết định của trọng tài nướcngoài” Như vậy, có thể nói đến giai đoạn này, chế định pháp luật về công nhận vàcho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài ở nước ta đã khá hoàn chỉnh
2.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
2.2.1 Khái niệm quyết định của Trọng tài nước ngoài theo pháp luật ViệtNam
Theo khoản 2 Điều 342 BLTTDS thì “Quyết định của Trọng tài nước ngoài
là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động” Như vậy,
một quyết định trọng tài sẽ được coi là quyết định của Trọng tài nước ngoài nếu
thỏa mãn đồng thời hai dấu hiệu: (1) quyết định đó được tuyên bởi “Trọng tài nước
ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp” bất kể rằng quyết
định đó được tuyên ngoài lãnh thổ Việt Nam hay trong lãnh thổ Việt Nam; và (2)
Trang 23tranh chấp được giải quyết bởi quyết định đó “phát sinh từ các quan hệ pháp luật
kinh doanh, thương mại, lao động”.
Đối với dấu hiệu thứ nhất, cơ sở để xác định một quyết định là quyết định
của trọng tài nước ngoài theo pháp luật Việt Nam chính là yếu tố quốc tịch của
Trọng tài Điều này cũng được Luật Trọng tài thương mại làm rõ khi khoản 12
Điều 3 Luật này quy định: “Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do
Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn” Tuy nhiên, quy
định này là chưa thật sự hợp lý vì các lý do sau:
Thứ nhất, quy định của BLTTDS chưa làm rõ việc xác định quốc tịch củaTrọng tài, hay nói cách khác, làm thế nào để xác định được đâu là trọng tài nướcngoài, đâu là trọng tài Việt Nam Vấn đề này có thể được giải quyết dựa vào quyđịnh của Luật Trọng tài thương mại 2010, theo đó khoản 11 Điều 3 có quy định:
“Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật
trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam” Tuy nhiên, kể cả
khi căn cứ vào các quy định trên thì việc xác định một quyết định là quyết định củatrọng tài nước ngoài vẫn gặp khó khăn trong trường hợp quyết định đó được tuyênbởi Trọng tài Thương mại quốc tế của các tổ chức quốc tế Bởi Trọng tài Thươngmại quốc tế của các tổ chức quốc tế được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa cácquốc gia (trên cơ sở điều ước quốc tế) Đặc điểm của Trọng tài thương mại quốc tếcủa các tổ chức quốc tế là nó không thuộc sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào, kể cảquốc gia nơi nó có trụ sở Ví dụ: Trọng tài quốc tế ICC, Trung tâm trọng tài quốc tếkhu vự Kua-la-lăm-pơ…[7]
Thứ hai, quy định như khoản 2 Điều 342 BLTTDS là không phù hợp vớiCông ước New York và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế Khoản 1 Điều I
Trang 24cho thi hành các quyết định trọng tài được tuyên ở một quốc gia không phải là quốc gia nơi quyết định trọng tài được xin công nhận và cho thi hành” Như vậy,
theo Công ước New York thì yếu tố để xác định một quyết định là quyết định củatrọng tài nước ngoài chính là yếu tố lãnh thổ nơi quyết định đó được tuyên Điềunày bắt nguồn từ một nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật và thựctiễn trọng tài thương mại quốc tế, đó là, luật điều chỉnh tố tụng trọng tài là luật
pháp của quốc gia sở tại (lex arbitri), bất kể quốc tịch của Trọng tài trọng tài, trừ
phi luật pháp của quốc gia đó cho phép việc áp dụng pháp luật của quốc gia khác.Trong khi đó, theo khoản 2 Điều 342 BLTTDS, một quyết định trọng tài đượctuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam lại không được coi là quyết định của Trọng tàinước ngoài nếu quyết định đó không do Trọng tài nước ngoài ban hành
Thứ ba, cũng theo khoản 2 Điều 342 BLTTDS thì quyết định trọng tài đượctuyên bởi Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam lại có thể được coi là quyết
định của Trọng tài nước ngoài Tuy công ước New York có quy định rằng “Công
ước còn được áp dụng cho những quyết định trọng tài không được coi là quyết định trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu”,
nghĩa là các quốc gia có thể quy định thêm những trường hợp khác được coi làquyết định của trọng tài nước ngoài, ngoài những trường hợp mà công ước đã quyđịnh, nhưng quy định của BLTTDS như trên vẫn chưa hợp lý vì:
Với quy định như vậy, quyết định được tuyên ở nước ta bởi trọng tài nướcngoài có nhiều khả năng sẽ không bị kiểm tra bởi bất kỳ Tòa án nào Bởi lẽ, chúng
ta coi đó là quyết định nước ngoài nên sẽ không giải quyết việc yêu cầu hủy mà chỉ
có thể xem xét việc công nhận và thi hành tại Việt Nam Trong trường hợp này, ởnước ngoài họ lại coi đây là quyết định của Việt Nam nên cũng không giải quyếtviệc yêu cầu hủy mà chỉ có thể xem xét trên góc độ công nhận và thi hành quyếtđịnh trọng tài nước ngoài tại nước họ
Trang 25 Việc chúng ta coi những phán quyết tuyên trên lãnh thổ Việt Nam là quyếtđịnh trọng tài nước ngoài sẽ làm cho các bên sẽ không có nhu cầu yêu cầu Trọng tàiquốc tế của Việt Nam để giải quyết Các bên sẽ yêu cầu trọng tài nước ngoài giảiquyết nhưng địa điểm giải quyết tại Việt Nam Nói một các khác, chúng ta hướngcác bên giải quyết bằng trọng tài nhưng không phải là trọng tài của Việt Nam màhướng các bên tới Trọng tài nước ngoài Điều đó có nghĩa là chúng ta không ủng hộtrọng tài của Việt Nam mà ủng hộ cho trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.[4]
Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, việc xác định quyết định của trọngtài nước ngoài dựa trên yếu tố lãnh thổ như quy định của pháp luật Việt Nam lại cólợi và phát huy tác dụng trong việc quản lý Trọng tài Việt Nam tại nước ngoài, bởinhư vậy thì một quyết định của Trọng tài Việt Nam được tuyên ở ngoài lãnh thổViệt Nam, do không được xem là quyết định của trọng tài nước ngoài, sẽ phải tuânthủ các quy định của pháp luật Việt Nam và có thể bị kiểm tra, xem xét bởi Tòa ántheo Luật Trọng tài thương mại 2010
Đối với dấu hiệu thứ hai, quyết định của Trọng tài nước ngoài không chỉ baogồm những quyết định giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luậtthương mại mà còn cả những quyết định giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan
hệ pháp luật kinh doanh, lao động cũng cần được xem xét lại Theo Luật Thươngmại 2005, thì việc sử dụng song song hai thuật ngữ “kinh doanh” và “thương mại”
là rườm rà, không cần thiết và có thể gây hiểu nhầm rằng quan hệ pháp luật thươngmại và quan hệ pháp luật kinh doanh là hoàn toàn khác biệt với nhau bởi lẽ theokhoản 1 Điều 3 Luật Thương mại thì bất kỳ hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nàocũng được coi là hoạt động thương mại
Việc mở rộng phạm vi quyết định của Trọng tài nước ngoài được công nhận
và cho thi hành ở Việt Nam đến cả quyết định của Trọng tài lao động cũng cầnđược cân nhắc một cách thận trọng Theo các bảo lưu mà Nhà nước đưa ra khi gia
Trang 26có nghĩa vụ công nhận và cho thi hành các phán quyết của Trọng tài lao động nướcngoài theo Công ước New York Hơn nữa, cho đến nay, vẫn không có sự thốngnhất giữa các quốc gia thành viên xung quanh vấn đề quan hệ thuê mướn lao động
có phải là quan hệ thương mại hay không Đáng chú ý là các giải thích khoa học và
án lệ liên quan đến thuật ngữ “thương mại” (commercial) trong Luật mẫu
UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế đều cho rằng hợp đồng lao độngkhông phải là hợp đồng thương mại.[3]
2.2.2 Các nguyên tắc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tàinước ngoài tại Việt Nam
Theo pháp luật Việt Nam thì việc công nhận và cho thi hành tại Việt Namquyết định của trọng tài nước ngòa phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
2.2.2.1 Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này (khoản 2 Điều 343)
Đẻ hiểu đúng về nguyên tắc này, cần phải đặt nó trong bối cảnh khái niệm
“quyết định của Trọng tài nước ngoài” đã được định nghĩa tại khoản 2 Điều 342
BLTTDS Theo đó, một quyết định trọng tài khi đã được xem là quyết định củatrọng tài nước ngoài thì sẽ được xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu nó(i) được tuyên tại nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế vềvấn đề này hoặc (ii) của trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhậpĐiều ước quốc tế về vấn đề này
Việc quy định về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định củaTrọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc củaTrọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn
đề này là cần thiết Nguyên tắc này có nội dung phù hợp với pháp luật các nướctrên thế giới Ví dụ, Theo Đạo luật Trọng tài 1996 của Anh, Tòa án Anh sẽ công
Trang 27nhận và cho thi hành các “quyết định theo Công ước New York”, nghĩa là các quyếtđịnh trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của một quốc gia (ngoài Anh) là thành viêncủa Công ước New York; hoặc các “quyết định theo Công ước Geneva”, nghĩa làcác quyết định trọng tài được tuyên tại lãnh thổ một quốc gia là thành Viên củaCông ước Geneva Điều này đồng nghĩa với việc quyết định Trọng tài nước ngoàimuốn được công nhận và cho thi hành ở Anh thì phải được tuyên tại quốc gia có kýkết điều ước quốc tế với Anh về vấn đề này.
2.2.2.2 Quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó (khoản 3 Điều 343)
Có đi có lại là một nguyên tắc quan trọng trong quan hệ quốc tế Nguyên tắcnày thường được áp dụng trong trường hợp không có điều ước quốc tế Theonguyên tắc có đi có lại thì một nước này sẽ áp dụng cho thể nhân hoặc pháp nhânnước khác một chế độ pháp lý nhất định giống như chế độ pháp lý mà thể nhânhoặc pháp nhân của nước này được hưởng tại nước khác đó Chế độ pháp lý nhấtđịnh trong trường hợp này thông thường là chế độ đãi ngộ tối huệ quốc hoặc chế độđãi ngộ quốc gia hoặc một số ưu đãi Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên tắc có đi có lạicũng có thể dùng để hạn chế quyền lợi của thể nhân hoặc pháp nhân nước ngoài tạinước sở tại Theo đó nếu một nước đơn phương không áp dụng chế độ có đi có lạihoặc hạn chế quyền lợi của công dân một nước thì nước có công dân bị hạn chếquyền lợi sẽ áp dụng biện pháp trả đũa bằng cách hạn chế ngay những quyền lợitương tự đối với công dân của nước kia
Về mặt lý luận cũng như thực tế, nguyên tắc có đi có lại được áp dụng màkhông đòi hỏi phải Việt Nam và các nước hữu quan phải là thành viên của điều ướcquốc tế về vấn đề này Trên cơ sở lý luận về nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ
Trang 28cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài của một nước khi toà án nước này
đã công nhận và cho thi hành đối với bản án, quyết định dân sự của toà án ViệtNam hoặc quyết định của trọng tài Việt Nam
Việc quy định và áp dụng nguyên tắc này còn có ý nghĩa lớn về mặt chính trị
vi phạm Về mặt pháp lý cũng như thực tiễn tư pháp thì một quyết định trọng tàiđược tuyên ở nước này sẽ không được thi hành ở một nước khác nếu chưa đượcnước đó công nhận và cho thi hành Nguyên tắc này được áp dụng không chỉ thểhiện chủ quyền quốc gia mà còn đảm bảo rằng nội dung của bản án cũng như hậuquả của việc thi hành các bản án của toà án nước ngoài tuyên sẽ không đi ngược lạinhững nguyên tắc pháp lý của nước nơi thi hành bản án đó.[6]
Nguyên tắc này cũng thể hiện quan điểm nhất quán của pháp luật Việt Nam,
đó là quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi
đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành Điều này một lần nữa khẳng
định, một quyết định của trọng tài nước ngoài sẽ không được cho thi hành tại ViệtNam nếu như nó chỉ mới được công nhận
Nhìn chung, các nguyên tắc trên của BLTTDS là chặt chẽ và phù hợp với yêucầu về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nướcngoài
Trang 292.2.3 Thẩm quyền của Tòa án Việt nam
Theo quy định tại khoản 3 Điều 30, khoản 2 Điều 32 của BLTTDS thì Tòa ánnhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận quyết định về kinh doanh,thương mại, lao động của Trọng tài nước ngoài
Theo quy định tại Điều 34 BLTTDS thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về công nhận và cho thihành tại Việt Nam các quyết định của Trọng tài nước ngoài
Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với vấn đề công nhận và cho thihành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, tòa án có thẩm quyền làToà án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làmviệc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếungười phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thihành quyết định của Trọng tài nước ngoài (điểm e khoản 2 Điều 35 BLTTDS)
Theo Điều 36 BLTTDS thì người yêu cầu công nhận và cho thi hành không
có quyền lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết Tuy nhiên, theo quy định tạiđiểm e khoản 2 Điều 35 BLTTDS thì người yêu cầu có được lựa chọn giữa yêu cầuTòa án nơi người phải thi hành cư trú, làm việc hoặc có trụ sở hoặc nơi người phảithi hành có tài sản giải quyết yêu cầu của mình, nếu các địa điểm trên đều thỏamãn Tòa án có thẩm quyền theo sự lựa chọn của người yêu cầu nếu xét thấy phùhợp với quy định về thẩm quyền của Tòa án theo Điều 34 và phù hợp với thẩmquyền của Tòa án về lãnh thổ theo điểm e khoản 2 Điều 35 BLTTDS thì phải chấpnhận yêu cầu của người nộp đơn
Quy định này của BLTTDS nhìn chung là hợp lý và giống với quy định vềthẩm quyền của Tòa án theo pháp luật các nước trên thế giới Ví dụ, Điều 1062.2BLTTDS Đức cũng quy định: Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận
và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài là Tòa án Khu vực Cấp cao
Trang 30nơi bên phải thi hành cư trú hoặc có trụ sở chính, hoặc nơi có tài sản phải thi hànhtheo quyết định Trọng tài.
Tuy nhiên, BLTTDS vẫn chưa có quy định về quyền yêu cầu trong trườnghợp tài sản liên quan đến việc thi hành ở nhiều nơi Vấn đề này có thể gây ra một sốkhó khăn khi áp dụng pháp luật như trong trường hợp sau:
Tóm tắt vụ việc:
Ngày 25/12/2006, Bộ Tư pháp có gửi Công văn số 4308/BTP-PLQT chuyển
hồ sơ công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoàicho Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên và Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định Gửi kèmtheo Công văn là toàn bộ hồ sơ hợp lệ liên quan đến việc công nhận và cho thi hànhtại Việt Nam quyết định của Trọng tài Indonexia giữa Công ty PT Badega AgriAbadi và Công ty Soon Chi Co., LTD Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành củacông ty PT Badega Agri Abadi thể hiện rõ nội dung cần thi hành liên quan đến tàisản của công ty Soon Chi Co., LTD tại Công ty cổ phần dịch vụ may Hưng Long vàCông ty cổ phần may Nam Định Trong số tiền yêu cầu thi hành tại Công ty cổphần dịch vụ may Hưng Long là 856.517,600 USD và tại Công ty cổ phần mayNam Định là 90.138,000 USD trong tổng số tiền bị đơn phải thi hành là5.672.467,52 USD Căn cứ vào hồ sơ do Công ty PT Badega Agri Abadi chuyểnđến, Bộ Tư pháp đã chuyển cho hai Tòa án Việt Nam là Tòa án nhân dân tỉnh HưngYên và Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định để xem xét giải quyết theo thẩm quyền.Hai Tòa án nêu trên đã tiến hành thụ lý giải quyết theo thẩm quyền.[17, tr 69]Nhận xét:
Theo điểm e khoản 2 điều 35 của BLTTDS quy định về thẩm quyền giảiquyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt nam quyết định của Trọng tàithương mại nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu là Tòa án nơingười phải thi hành quyết định cư trú làm việc hoặc nơi có trụ sở (nếu người phảithi hành là tổ chức) hoặc nơi có tài sản Trong trường hợp nêu trên, người phải thi
Trang 31hành là pháp nhân nước ngoài không có trụ sở tại Việt Nam nên việc thụ lý đơn yêucầu căn cứ nơi người phải thi hành có tài sản liên quan đến việc thi hành Căn cứvào quy định tại điểm e khoản 2 điều 35 của BLTTDS thì cả hai Tòa án tỉnh NamĐịnh và Hưng Yên đều có thẩm quyền giải quyết Do chưa có quy định cụ thể hơn
về việc xác định quyền lựa chọn Tòa án có thẩm quyền trong trường hợp có nhiềuTòa án có thẩm quyền đã dẫn tới việc hai Tòa án cùng thu lý giải quyết vụ việc.Trong trường hợp này, việc hai tòa án Việt Nam cùng thụ lý giải quyết không gây
ra vấn đề gì vì người yêu cầu yêu cầu rõ hai khoản tiền khác nhau tại hai Tòa ánkhác nhau đối với người thi hành Tuy nhiên, nếu người được thi hành yêu cầu côngnhận và cho thi hành việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ tại nhiều Tòa án khác nhau thìlại cần phải xem xét việc thụ lý của các Tòa án để đảm bảo tính thống nhất củaquyết định công nhận và cho thi hành của Tòa án, bởi không thể cùng một quyếtđịnh của Trọng tài nước ngoài mà có hai quyết định công nhận và cho thi hành củahai Tòa án khác nhau hoặc có quyết định của Tòa án thì công nhận và cho thi hành,
có quyết định của Tòa án khác lại không công nhận và cho thi hành
2.2.4 Quyên yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tàinước ngoài
Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nướcngoài được quy định tại Điều 344 BLTTDS, theo đó, đương sự, người có quyền, lợiích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa
án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt nam quyết định của Trọng tài nướcngoài Việc gửi đơn yêu cầu Tòa án Việt nam công nhận và cho thi hành tại ViệtNam quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ được chấp nhận nếu;
cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổchức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam, hoặc
tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài