Các nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoà

Một phần của tài liệu Công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài của việt nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48)

ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀ

3.3.Các nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoà

thông thoáng và đồng bộ đã cản trở các bên trong hoạt động kinh doanh lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Các bên kinh doanh sẽ không bao giờ lựa chọn trọng tài một khi họ không tin tưởng vào tính thi hành của quyết định trọng tài, bởi điều mà các bên mong muốn trong giải quyết tranh chấp thương mại, đương nhiên là sự đền bù các lợi ích, chứ không phải là một tờ giấy ghi phán quyết. Rõ ràng không có gì làm thất vọng các bên kinh doanh bằng việc bỏ ra những tốn kém khổng lồ về công sức và tiền của để rồi chỉ có được một quyết định trọng tài không được thi hành.

Vì những lẽ đó, để có thể tăng cường hội nhập với thế giới, tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng các quy định pháp luật, đồng thời tạo một môi trường pháp lý thuận lợi và thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, trong đó việc hoàn thiện pháp về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay.

3.3. Các nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài định của trọng tài nước ngoài

Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt toàn bộ quá trình đổi mới và hoàn thiện pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam. Có những nguyên tắc chủ yếu sau:

Nguyên tắc quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động hoàn thiện pháp công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Đảng lãnh đạo xã hội bằng việc xác định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kinh tế của Đảng được xác định trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế”. Trong lĩnh vực ngoại, Đảng lãnh đạo bằng việc xác định rõ đường lối, chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là việc "thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Vì vậy, trong quá trình đổi mới, hoàn thiện pháp luật công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, phải nghiên cứu, nhận thức đúng hệ thống các quan điểm của Đảng về mở cửa, hội nhập quốc tế để việc hoàn thiện pháp luật đi đúng hướng và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện phát triển của Việt Nam.

Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài phải phù hợp với Hiến pháp, đồng thời hoàn thiện một cách đồng bộ các đạo luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Vì Hiến pháp là luật gốc đặt ra những quy định có tính chất nền tảng của chế độ Nhà nước, chế độ xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức bộ máy nhà

thiện pháp luật công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp.

Việc hoàn thiện pháp luật công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài cũng phải được tiến hành trên cơ sở hoàn thiện một cách đồng bộ các luật khác, mà cụ thể là Luật trọng tài thương mại mới được ban hành. Nguyên tắc này đòi hỏi không được để tồn tại các lỗ hổng trong pháp luật về trọng tài nói chung và yêu cầu đồng bộ trong các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan đến trọng tài như Luật Thương mại, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự,... Điều đó có nghĩa là: bất cứ sự thay đổi trong các quy định pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài phải đi liền với việc rà soát (và khi cần thiết thì phải sửa đổi, bổ sung) các đạo luật có liên quan. Nói cách khác, chế định pháp luật công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài phải được hoàn thiện một cách đồng bộ để đáp ứng kịp thời các yêu cầu mà thực tiễn đặt ra.

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.

Nguyên tắc này đặt ra những yêu cầu và bảo đảm tính kế thừa của việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Sự kế thừa chỉ có thể được khẳng định, nếu việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được tiến hành trên cơ sở đánh giá một cách cụ thể, có cơ sở về hiệu quả của các quy phạm pháp luật hiện hành, cũng như trong các văn bản pháp luật khác có liên quan. Sự kế thừa không chỉ được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, mà phải nghiên cứu cả pháp luật có liên quan đến vấn đề này ở những thời kỳ trước đây. Sự kế thừa những giá trị pháp lý của pháp luật đầu tư thực định hay trong thời kỳ trước đây rõ ràng là hết sức cần thiết đối với việc hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra, cũng như việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, việc hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài cũng cần phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới, đặc biệt lưu ý các nước có chế độ chính trị, kinh tế, xã hội gần với nước ta.

Nguyên tắc bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia.

Đây là nguyên tắc được đặt ra không những đối với vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, mà còn được đặt ra đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta nói chung.

Nguyên tắc này nhằm giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài với việc bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia trong việc hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Trong mối quan hệ này, độc lập, chủ quyền quốc gia giữ vai trò là nền tảng, theo đó việc hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài phải luôn đặt độc lập dân tộc là ưu tiên hàng đầu, bảo đảm việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài trong mọi trường hợp không được trái với chủ quyền quốc gia. Chúng ta "mở cửa", nhưng không có nghĩa là "mở toang", mà là “mở cửa” phù hợp với trình độ, năng lực quản lý và kiểm soát của ta, nhằm tiếp thu những cái tốt đẹp để phát triển kinh tế và ngăn ngừa những thói hư, tật xấu, cũng như những mặt trái do việc "mở cửa" mang lại.

Nguyên tắc đảm bảo tính trong sáng, rõ ràng, minh bạch và công khai các quy định của pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.

Xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật về đầu tư rõ ràng, minh bạch là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay, bởi lẽ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài không chấp nhận hợp tác

hỏi việc hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài phải được thực hiện theo hướng: mỗi quy phạm pháp luật đều phải dễ hiểu, hiểu theo một nghĩa, không thể hiểu theo nhiều nghĩa và phải hết sức rành mạch, nhất là đối với các thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.

Ngoài ra, các quy định của pháp luật nói chung, về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài nói riêng sau khi được ban hành cần phải công bố công khai, rộng rãi và kịp thời cho mọi đối tượng, trên cơ sở đó các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, cũng như các cán bộ trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể nắm bắt kịp thời, từ đó nâng cao hiểu quả của việc công nhận và

Một phần của tài liệu Công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài của việt nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48)