ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀ
3.1. Thực tiễn hoạt động công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài.
3.1. Thực tiễn hoạt động công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định củaTrọng tài nước ngoài. Trọng tài nước ngoài.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ thì kể từ khi có Pháp lệnh công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài (tức ngày 14/9/1995) đến nay hết năm 2008, Bộ tư pháp mới chỉ nhận được 11 đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài. Trong đó, từ khi có BLTTDS đến ngày 15/9/2008, Bộ tư pháp thụ lý được 2 đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài vào năm 2007.
Có thể thấy, số lượng các đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài là không nhiều. Nó ít hơn hẳn so với các đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài (từ năm 1994 đến năm 2004, Bộ tư pháp đã nhận hơn 150 hồ sơ xinh công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Từ năm 2004 đến hết năm 2008, tức sau khi BLDTTDS được ban hành, Bộ tư pháp đã thụ lý được 35 đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nữa).
Các số liệu trên cho thấy thực tiễn công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn rất nghèo nàn. Điều này có thể là do pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài ở nước ta hình thành khá muộn so với các nước trên thế giới. Trong khi vấn đề này đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm từ rất sớm, thể hiện qua việc những Điều ước
quốc tế về vấn đề này đã được ký kết từ khá lâu (Công ước Geneva được ký kết năm 1927, Công ước New York được ký kết năm 1958), thì phải đến năm 1995 chúng ta mới gia nhập Công ước New York và ban hành văn bản quy phạm pháp