Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.

Một phần của tài liệu Công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài của việt nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52)

ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀ

3.4.Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.

luật mới thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.

3.4.1. Sửa dổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.

3.4.1.1. Sửa đổi khái niệm “quyết định của trọng tài nước ngoài”

Việc đưa ra một khái niệm chính xác và thống nhất về “quyết định của trọng tài nước ngoài” sẽ tạo một cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Dựa vào các phân tích đã nêu tại phần 2.2.1, việc quyết định của trọng tài nước ngoài được xác định dựa trên yếu tố quốc tịch của trọng tài có thể đem đến những khó khăn nhất định trong quá trình áp dụng. Do đó, cần thiết phải sửa đổi khái niệm “quyết định của trọng tài nước ngoài” tại khoản 2 Điều 342 BLTTDS theo hướng sử dụng yếu tố lãnh thổ để xác định quyết định của trọng tài nước ngoài, nhằm tạo sự thống nhất với Điều I Công ước New York, đồng thời cũng phù

hợp với các bảo lưu mà Việt Nam đưa ra khi gia nhập Công ước này. Có thể sửa đổi khái niệm quyết định trọng tài nước ngoài như sau :

Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại..

Bên cạnh đó, cũng cần hướng dẫn cụ thể hơn nữa về việc phân loại quyết định của trọng tài nước ngoài, từ đó đưa ra các loại quyết định trọng tài có thể được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Vấn đề này tuy không được quy định trong Công ước New York nhưng trên thực tế lại có ý nghĩa lớn trong thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. Cụ thể, cần nêu rõ là thuật ngư “Trọng tài nứoc ngoài” không chỉ bao gồm các tổ chức trọng tài được thành lập theo pháp luật của quốc gia nước ngoài mà còn bao gồm cả các tổ chức Trọng tài quốc tế của các các Tổ chức quốc tế, được thành lập trên cơ sở các Điều ước quốc tế.

Ngoài ra, cũng cần hướng dẫn rõ hơn về việc quyết định của Trọng tài nước ngoài là những loại quyết định nào . Để xác định được quyết định nào được xem xét công nhận và cho thi hành, ta cần phải quay lại vấn đề mục đích của công nhận và cho thi hành. Như đã phân tích ở phần 1.2, công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài là nhằm thừa nhận giá trị pháp lý của quyết định đó, đồng thời ngăn ngừa việc một bên có thể sẽ lại đưa vụ tranh chấp đó ra trước tòa để giải quyết; còn cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là nhằm. Như vậy, về mặt logic, vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được xem xét khi mà quyết định đó chứa đựng một nội dung về giải quyết vụ việc hoặc đưa ra một phán quyết liên quan đến tai sản để thực hiễn nghĩa vụ phải thi hành. Từ đó, có thể thấy, các quyết định của Trọng tài nước ngoài có thể được xem xét theo thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài của Việt Nam là:

− Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên;

− Quyết định của Trọng tài về thực chất vụ việc.

. Dựa trên các phân tích trên, có thể quy định rằng: “các quyết định trọng tài nước ngoài được xem xét tại Việt Nam là các quyết định trọng tài về thực chất vụ việc hoặc các quyết định trọng tài nước ngoài cần thiết phải được công nhận và cho thi hành để đảm bảo cho việc thi hành quyết định cuối cùng của Trọng tài nước ngoài”. Quy định này giúp giới hạn phạm vi các quyết định của trọng tài

nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, tạo cơ sở cho việc thụ lý đơn yêu càu được nhanh gọn hơn.

3.4.1.2. Hướng dẫn về nội dung một số nguyên tắc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Các nguyên tắc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài giữ một vai trò quan trọng trong việc tiến hành vấn đề này. Các nguyên tắc này chính là những tư tưởng mang tính chỉ đạo xuyên suốt quá trình công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, từ khi thụ lý cho đến khi ra quyết định cuối cùng.

Trong số các nguyên tắc quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam đã nêu tại phần 2.2.2 thì nguyên tắc có đi có lại là nguyên tắc có dung còn chung chung, khó áp dụng nhất. Đây là một nguyên tắc quan trọng, đặc biệt trong vấn đề quyết định của Trọng tài nước ngoài mà nước đó cưa ký kết hay gia nhập các điều ước quốc tế với Việt Nam về vấn đền này. Tuy nhiên, dù đã được quy định trong rất nhiều các văn bản pháp luật của Việt Nam, nhưng nguyên tắc có đi có lại vẫn chưa được một hướng dẫn một cách cụ thể về nội dung cũng như điều kiện và cơ chế áp dụng.

Văn bản hướng dẫn xác thực nhất đối với nguyên tắc này có lẽ là Luật tương trợ tư pháp năm 2007, theo đó Luật giao cho Bộ Ngoại giao có trách nhiệm công bố

nay vẫn chưa có một văn bản nào của Bộ Ngoại giao về việc này. Có thể thấy, việc xác định một quốc gia có áp dụng nguyên tắc có đi có lại với ta không là rất khó khăn, bởi việc áp dụng nguyên tắc này không những phụ thuộc vào quan hệ chính trị, ngoại giao mà còn phụ thuộc vào thực tiễn áp dụng tại nước đó. Do đó, để có thể áp dụng được nguyên tắc này trong vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để làm rõ nội dung nguyên tắc.

Qua các phân tích trên, có thểxem xét việc sửa đổi bổ sung thêm khoản 3 Điều 343 BLTTDS về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại như sau:

Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó. Việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại để xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài căn cứ vào danh sách các nước áp dụng nguyên tắc này với Việt Nam được Bô Ngoại giao công bố theo từng thời kỳ.

3.4.1.3. Hướng dẫn quy định về việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.

Theo quy định tại điểm 2 khoản 2 Điều 35 BLTTDS thì việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài thuộc thẩm quyền của tòa án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, có trường hợp người phải thi hành có tài sản ở nhiều nơi khác nhau, hoặc cư trú hay làm việc tại nhiều nơi khác nhau. Trong trường hợp này, quy định như trên của BLTTDS trở nên

này để tránh tình trạng Bộ tư pháp khó xác định được tòa án nào có thẩm quyền giải quyết để chuyển hồ sơ. Ngoài ra, cũng cần bổ sung quy định về quyền lựa chọn Tòa án của người có yêu cầu trong trường hợp này.

Có thể bổ sung thêm vào Bộ luật tố tụng dân sự quy định về việc lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp người phải thi hành có tài sản ở nhiều nơi khác nhau, hoặc cư trú hay làm việc tại nhiều nơi khác nhau như sau:

Toà án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài.

Trong trường người phải thi hành cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

Trong trường hợp tài sản ở nhiều địa phương khác nhau thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các tài sản giải quyết

3.4.1.4. Bổ sung các hướng dẫn về việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu, trả lại đơn yêu cầu và khiếu nại về việc trả lại đơn yêu cầu.

Như đã phân tích tại phần 2.2.4, BLTTDS vấn chưa có quy định về việc trả lại đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành. Theo quy định của BLTTDS thì Bộ Tư pháp có quyền trả lại đơn trong trường hợp chưa nhận được đầy đỉ đơn yêu cầu, giấy tờ, tài liệu kèm theo, nhưng lại chưa quy định rõ về các trường hợp Tòa án được quyền trả lại đơn hoặc từ chối thụ lý đơn. Về vấn đề này, hiện nay cơ sở để Tòa án trả lai đơn hay từ chối thụ lý đơn chỉ có thể được áp dụng theo quy định tại Điều 311 BLTTDS về thủ tục giải quyết việc dân sự (yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài là việc dân sự theo khoản 2 Điều 35 BLTTDS). Đối với việc thụ lý, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, Tòa án cũng phải áp

dụng các quy định tại Điều 168, 169 BLTTDS để giai quyết. Ngoài ra, cũng chưa có một cơ chế cụ thể quy định về quyền khiếu nại của đương sự khi bị Bộ Tư pháp hoặc tòa án trả lại đơn yêu cầu. Liệu trong trường hợp này, Tòa án sẽ áp dụng Chương 33 của BLTTDS để giải quyết khiếu nại của đương sự hay sẽ vận dụng các quy định tương tự quy định tài Điều 170 BLTTDS để áp dụng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều này là chưa thật sự hợp lý, khi mà vấn đề thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài được quy định tại Phần thứ sáu BLTTDS độc lập với thủ tục giải qyết việc dân sự. Vì thế, cần thiết phải ban hành bổ sung những quy định về các vấn đề sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu, trả lại đơn yêu cầu để tương thích với việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.

3.4.1.5. Sửa đổi các quy định về các trường hợp không công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt nam

Như đã phân tích tại phần 2.2.5.4, cần thiết phải quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ của bên phải thi hành đối với việc áp dụng các trường hợp không công nhận tại khoản 1 Điều 370 BLTTDS. Quy định này vừa là để đảm bảo sự phù hợp với Công ước New York, vừa tạo cơ sở rõ ràngn hơn để bên phải thi hành có thể bảo vệ quyền lợi của mình.

Bên cạnh đó, cũng cần sửa đổi lại ngôn ngữ của Điều 370 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 cho phù hợp với tinh thần Điều V của Công ước New York, bằng cách đổi từ “không được” bằng chữ “có thể” như sau:

Khoản 1 Điều 370: Quyết định của Trọng tài nước ngoài có thể không được

công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây…

Khoản 2 Điều 370: Quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể không

được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Toà án Việt Nam xét thấy…

cơ bản của pháp luật Việt Nam. Đây là một cơ sở quan trọng trong việc xem xét công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước tại Việt Nam. Tuy việc giải thích thế nào là các nguyên tắc pháp luật cơ bản hiện nay là rất phức tạp, những cần phải quy định rõ một quyết định của Trọng tài nước sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt nam nếu nó vi phạm những nguyên tắc pháp luật cụ thể nào.

3.4.2. Sửa đổi các điều ước quốc tế hiện hành, đồng thời tiếp tục nội luật hóa các điều ước quốc tế hiện hành về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước khác, cò một số hiệp định trực tiếp quy định về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, có Hiệp định thì không quy định trực tiếp mà chỉ dẫn chiếu đến Công ước New York 1958, và cũng có hiệp định không đề cập đến vấn đề này.

Vấn đề đặt ra là, một số hiệp định tương trợ tư pháp có quy định về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài nhưng nội dung lại thiếu đầy đủ hoặc quy định không phù hợp với các thông lệ và pháp luât quốc tế về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. Vì vậy, khi áp dụng các hiệp định này có thể sẽ gặp khó khăn. Ví dụ:

Trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Mông Cổ, quy định về điều kiện công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ gồm hai điều kiện về quyền tố tụng của bị đơn và thẩm quyền của Trọng tài. Về trình tự và thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài lại không có các quy định về cung cấp chứng cứ về thỏa thuận Trọng tài.

Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt nam và Bun-ga-ri, quy định về điều kiện công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ gồm hai điều kiện về thẩm quyền của trọng tài và giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài.

Về thủ tục định về điều kiện công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ gồm hai điều kiện về không đề cập tới quyền kháng cáo, kháng nghị.

Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt nam và Lào, chỉ quy định về một trường hợp không công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài là khi việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài đó trái với pháp luật nước ký kết được yêu cầu. Trìng tự thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài lại quy định các bên chỉ có quyền đưa đơn chống lại việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nếu pháp luật nước ký kết đã ra quyết định đó cho phép sử dụng quyền ấy.

Các quy định nêu trên trong các Hiệp định tương trợ tư pháp là không phù hợp. Để giải quyết vấn đề này, các Quốc gia cần phải đàm phán để sửa đổi các nội dung chưa phù hợp trong các Hiệp định tương trợ tư pháp, tốt nhất là viện dẫn việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài đến Công ước New York 1958.

KẾT LUẬN

Là một bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật về công

Một phần của tài liệu Công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài của việt nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52)