1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn tác phẩm báo chí Phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí

23 588 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 143,5 KB

Nội dung

I PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ: 1 Sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản: Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản, mà tiền chỉ biến thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Nếu tiền được dùng để mua bán hàng hoá thì chúng là phương tiện giản đơn của lưu thông hàng hoá và vận động theo công thức: Hàng Tiền Hàng(HTH), nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền tệ, rồi tiền tệ lại chuyển hoá thành hàng. Còn tiền với tư cách là tư bản thì vận động theo công thức: Tiền Hàng Tiền (THT), tức là sự chuyển hoá tiền thành hàng và sự chuyển hoá ngược lại của hàng thành tiền. Bất cứ tiền nào vận động theo công thức THT đều được chuyển hoá thành tư bản. Do mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng nên vòng lưu thông chấm dứt ở giai đoạn hai. Khi những người trao đổi đã có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích lưu thông của tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy nếu số tiền thu bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là: THT’, trong đó T’= T + ∆T. ∆T là số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra, C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích của lưu thông THT’ là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động THT’ là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông theo công thức THT’, do đó công thức này được gọi là công thức chung của tư bản. Tiền ứng trước, tức là tiền đưa vào lưu thông, khi trở về tay người chủ của nó thì thêm một lượng nhất định (∆T). Vậy có phải do bản chất của lưu thông đã làm cho tiền tăng thêm, và do đó mà hình thành giá trị thặng dư hay không? Các nhà kinh tế học tư sản thường quả quyết rằng sự tăng thêm đó là do lưu thông hàng hoá sinh ra. Sự quả quyết như thế là không có căn cứ. Thật vậy, trong lưu thông nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, còn tổng số giá trị, cũng như phần giá trị thuộc về mỗi bên trao đổi là không đổi. Về mặt giá trị sử dụng, trong trao đổi cả hai bên đều không có lợi gì. Như vậy, không ai có thể thu được từ lưu thông một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị đã bỏ ra (tức là chưa tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T). C.Mác cho rằng trong xã hội tư bản không có bất kì một nhà tư bản nào chỉ đóng vai trò là người bán sản phẩm mà lại không phải là người mua các yếu tố sản xuất. Vì vậy khi anh ta bán hàng hoá cao hơn giá trị vốn có của nó, thì khi mua các yếu tố sản xuất ở đầu vào các nhà tư bản khác cũng bán cao hơn giá trị và như vậy cái được lợi khi bán sẽ bù cho cái thiệt hại khi mua. Cuối cùng vẫn không tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T. Nếu hàng hoá được bán thấp hơn giá trị, thì số tiền mà người đó sẽ được lợi khi là người mua cũng chính là số tiền mà người đó sẽ mất đi khi là người bán. Như vậy việc sinh ra ∆T không thể là kết quả của việc mua hàng thấp hơn giá trị của nó.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tác phẩm báo chí là một sản phẩm hoàn chỉnh, được sáng tạo trên cơ sở những

tư liệu hiện thực, được chuyển tải trên một loại hình báo chí và phải đáp ứng các yêucầu cụ thể như: tính đại chúng, tính thời sự, tính định kì Mỗi một tác phẩm báo chíphải thể hiện một nội dung thông tin hoàn chỉnh, có ý nghĩa xã hội và phải phù hợpvới những tiêu chí nhất định về thể loại Tác phẩm báo chí phải là một chỉnh thể(đứng độc lập) cả về mặt nội dung và hình thức Để làm nên một tác phẩm báo chí thìkhông thể không kể đến sự góp mặt của các yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí đólà: sự kiện, vấn đề, chính kiến, chủ đề, đề tài, chi tiết, tư tưởng Các yếu tố này kếthợp với nhau một cách thống nhất để tạo nên một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh vềmặt nội dung, đảm bảo tính logic, thống nhất, xuyên suốt chiều sâu của tác phẩm

Mỗi yếu tố nội dung đều giữ một vai trò nhất định trong một tác phẩm báo chí.Xong hai yếu tố sự kiện và vấn đề là hai yếu tố mà người đọc có thể nhận thấy đầutiên và nắm bắt dễ dàng khi tiếp cận một bài báo cụ thể Hai yếu tố này giúp cho tácphẩm được thể hiện một cách mạch lạc, nhằm làm sáng tỏ những khúc mắc cần đượctháo gỡ, giải quyết Những sự kiện tiêu biểu và ý nghĩa nhất đối với xã hội sẽ đượcnhà báo chọn lựa, và qua cách quan sát và phân tích sự kiện, nhà báo sẽ phát hiệnđược ra vấn đề xoay quanh sự kiện đó Có thể thấy rằng, qua một sự kiện có thể hiệnđược nhiều vấn đề nhưng đồng thời một vấn đề cũng có thể được thể hiện qua rấtnhiều sự kiện

Tìm hiểu về vấn đề và sự kiện trong tác phẩm báo chí để có thể phân biệt đượchai yếu tố này một cách rõ ràng Đồng thời qua đó để biết cách vận dụng hai yếu tốnày một cách linh hoạt hơn trong những tác phẩm cụ thể, khiến cho bài viết trở nên ýnghĩa và sâu sắc hơn Hai yếu tố nội dung này đóng góp một phần không nhỏ vào sựthành công của một tác phẩm báo chí Sự kiện và vấn đề sẽ dẫn dắt người đọc cáchtiếp nhận và xử lý nguồn thông tin đa chiều Qua đó, nó góp phần định hướng dưluận xã hội, hướng người đọc theo những chuẩn mực nhất định

Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra ở bài viết đó là:

- Tìm hiểu để nắm rõ được bản chất của sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báochí nói chung và trong từng bài báo cụ thể nói riêng

- Phân biệt được hai yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí, đó là: sự kiện và vấn

đề Từ đó biết cách vận dụng hai yếu tố này trong từng tác phẩm báo chí cụ thể

- Phân tích cách xử lý thông tin đa chiều, linh hoạt tạo sự kiện và định hướng

dư luận của báo chí qua tác phẩm cụ thể về sự kiện "Nam Định từ chối tuyển côngchức từ những người học tại chức, dân lập"

Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là hai yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí:

Trang 2

sự kiện và vấn đề Mà cụ thể ở đây đó là qua sự kiện "Nam Định từ chối tuyển côngchức từ những người học tại chức, dân lập" được đăng tải, nhận xét, phân tích cách

xử lý thông tin đa chiều, linh hoạt tạo sự kiện và định hướng dư luận của báo chí quatác phẩm cụ thể Sự kiện này đã được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện truyềnthông đại chúng nhưng phạm vi của bài viết này chỉ tập trung phân tích những bàiviết trong dòng sự kiện "Nam Định phân luồng tuyển dụng" được đăng tải trên báomạng điện tử Vietnamnet

Xét về phương pháp nghiên cứu, chúng ta quan tâm tới hai vấn đề:

Thứ nhất là về phương pháp luận: đứng từ lập trường, góc độ nghiên cứu củasinh viên năm thứ hai chuyên ngành báo chí đang trong quá trình học hỏi, tìm hiểubản chất vấn đề Bài tiểu luận ngắn này có tính chất như một bài nghiên cứu, tìm hiểucăn nguyên, để làm sáng tỏ tận gốc mà đề bài đặt ra Nội dung kiến thức chính lànhững gì chúng ta tiếp thu được từ trong quá trình học tập, nghiên cứu Liên hệ vớithực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề, để mỗi cá nhân tự có thể rút ra được những bài họccho riêng bản thân mình Qua cách phân tích, đánh giá những ví dụ cụ thể có thậttrong thực tiễn, gắn liền với hơi thở của cuộc sống, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về vai trò

to lớn của hai yếu tố sự kiện và vấn đề trong một tác phẩm báo chí Hai yếu tố này sẽgóp phần làm nên linh hồn của bài viết, tạo dựng được những nét riêng, đặc sắc đểphân biệt được những bài viết về cùng một sự kiện, tạo hứng thú cho người đọc trongquá trình tiếp nhận thông tin

Thứ hai là phương pháp công cụ: khảo sát một tờ báo cụ thể để khai thác thôngtin, làm sáng tỏ bản chất của vấn đề cần nghiên cứu Cụ thể ở đây, bài viết này tậptrung khai thác yếu tố vấn đề và sự kiện được thể hiện qua những bài viết cụ thể trongdòng sự kiện "Nam Định phân luồng tuyển dụng" được đăng tải trên trang báo mạngđiện tử Vietnamnet Sự kiện này đã được truyền tải trên rất nhiều các loại hình báo chíkhác nhau như: báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử Xong bài viết nàychỉ tập trung vào những bài viết được đăng tải trên loại hình báo mạng bởi lẽ: với khảnăng tích hợp đa chức năng của cả báo in, báo nói và báo hình; nghĩa là trang báomạng điện tử đồng thời cung cấp thông tin với hình thức bằng cả chữ viết, âm thanh vàhình, tốc độ truyền tải thông tin trên mạng vô cùng nhanh chóng Lợi thế của báomạng chính là ở chỗ thực hiện và thể hiện được sự bình đẳng thông tin, hay "chế độdân chủ thông tin" thông qua phương thức truyền thông hai chiều hay nhận được sựphản hồi thông tin, đối thoại trực tuyến một cách thuận lợi, nghĩa là đối tượng (gồm cảđộc giả, thính giả và khán giả) của một mạng truyền thông nếu muốn thì hoàn toàn cókhả năng chuyển ngược trở lại “tòa soạn” ý kiến của mình về các thông tin mà mạng

đã truyền bá; và tiếp theo đó, ý kiến này nói riêng, cuộc “giao lưu” giữa hai bên nóichung cũng có thể được đại chúng hóa rộng rãi ở mức độ tương tự

Giá trị thực tiễn mà việc nghiên cứu nghiên cứu này mang lại cho chúng ta làhết sức to lớn Nó có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta, nhất là đối với những sinh

Trang 3

viên đang theo học chuyên ngành báo chí Tìm hiểu để có thể phân biệt được hai yếu

tố nội dung của một tác phẩm báo chí đó là: sự kiện và vấn đề Nắm vững được lýthuyết, phân tích từ những ví dụ cụ thể trên báo mạng điện tử Từ đó có thể vận dụnghai yếu tố này một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn trong quá trình lao động sáng tạotác phẩm báo chí Qua đó, để thấy rằng môn học báo chí đại cương đã cung cấp chochúng ta những khái niệm cụ thể, cũng như những kiến thức cơ bản nhất Đó chính làhành trang cơ bản nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với những nhà báo tương lai

Để có thể vận dụng tốt được các yếu tố này đòi hỏi cần phải có thời gian trau dồi, rèngiũa thêm nhiều kỹ năng nữa: đặc biệt là kỹ năng phát hiện sự kiện, kỹ năng phântích vấn đề một cách khúc triết, mạch lạc, logic, góp phần định hướng dư luận của xãhội, tạo dựng được những tác phẩm báo chí có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống

Nhà báo phải gắn với những tác phẩm báo chí cụ thể Đó cũng chính là phươngtiện để mỗi nhà báo thể hiện được năng lực, trình độ, cũng như kinh nghiệm cá nhâncủa riêng mình Tác phẩm báo chí phải có ý nghĩa với xã hội, với công chúng, vớibản thân nhà báo và tác động tới đông đảo công chúng Một tác phẩm báo chí chỉthực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, góp phầnđiều chỉnh hành vi của cộng đồng theo hướng tích cực hóa Thấy được ý nghĩa to lớncủa tác phẩm báo chí như vậy, mỗi nhà báo cần phải chú trọng hơn nữa trong quátrình sáng tạo tác phẩm báo chí, đặc biệt là ở khâu lựa chọn sự kiện và bàn luận vấn

đề để có thể truyền tải thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời và có thểđịnh hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực nhất

Sự kiện và vấn đề, hai yếu tố nội dung quan trọng để có thể sáng tạo nên mộttác phẩm báo chí hoàn chỉnh Hai yếu tố luôn đi đôi, song hành với nhau, bổ sung lẫnnhau để bài viết trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc Sự kiện là những minh chứng

rõ ràng nhất để thuyết phục người đọc Nó giống như tường thuật lại một cách ngắngọn về những gì đã và đang diễn ra Thông qua sự kiện, người đọc phần nào có thểnắm bắt được nội dung thông tin mà nhà báo muốn chuyển tải Tiếp đó xoay quanh

sự kiện ấy, nhà báo chính là những người phát hiện vấn đề, bàn luận và nhìn nhậnvấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau Sự kiện và vấn đề cũng chính là chất liệu để cóthể sáng tạo nên một tác phẩm báo chí cụ thể Không phải mọi sự kiện đều trở thànhđối tượng phản ánh của tin tức báo chí Nhà báo phải sàng lọc những sự kiện thực sựquan trọng, có ý nghĩa xã hội sâu rộng, tác động tới đông đảo quần chúng nhân dân

Với hàm ý sâu sắc và ý nghĩa như vậy, bài viết này xin được khai thác nhữngkhía cạnh về sự kiện và vấn đề trong một tác phẩm báo chí Từ đó, rút ra được nhữngbài học kinh nghiệm cũng như học tập được những kỹ năng quan trọng trong quátrình sáng tạo tác phẩm báo chí

Trang 4

I Phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí.

1 Sự kiện

1.1 Khái niệm sự kiện

Theo nghĩa Hán Việt: Sự: việc, chuyện xảy ra; Kiện: nhiều

Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: "Sự kiện là sự việc có ý nghĩa ít nhiều quantrọng đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống thực tiễn"

Có những định nghĩa khác lại cho rằng: Sự kiện (event) là trạng thái tồn tạikhác thường của hiện thực trong một giới hạn không gian và thời gian nhất định đượcnhà báo quan tâm, phản ánh trong tác phẩm Mỗi ngày, trong nước và trên thế giớixảy ra hàng trăm, hàng ngàn sự kiện nhưng không phải sự kiện nào cũng được báochí loan tin Chỉ những sự kiện có ảnh hưởng tác động hoặc gây được sự quan tâm,hứng thú đối cới công chúng mới trở thành sự kiện báo chí Không có sự kiện thìkhông thể có tác phẩm báo chí Sự kiện chính là khởi điểm của sự sáng tạo tác phẩmbáo chí

1.2 Phân loại sự kiện

1.2.1 Sự kiện khách quan

- Xảy ra theo quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn của con người

- Là một lát cắt, một trạng thái, một phần của cuộc sống hiện thực đang vậnđộng không ngừng

- Mang tính cụ thể (được xác định rõ về thời gian, không gian, bối cảnh tựnhiên và bối cảnh xã hội, những nhân chứng có liên quan)

1.2.2 Sự kiện báo chí

- Khái niệm: theo Kurt Tucholsky: "Không ai lại nghĩ rằng, hằng ngày chỉ xảy

ra những việc đã được nêu trên 16 trang báo - nhưng gần như mọi người đều nghĩrằng, điều mà họ đọc được là những điều cơ bản nhất, là những cái chắt lọc được từnhững sự kiện xảy ra trong ngày Sự thật mà báo chí đem lại cho chúng ta đã chảyqua một cái sàng Những thứ bày trên mặt báo không phải là toàn bộ thế giới" Vớicách giải nghĩa này thì sự kiện xảy ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội chỉ đượcthông tin trên báo chí, khi có nhà báo tiếp cận với sự kiện ấy, tư duy, xem xét nó có ýnghĩa như thế nào đối với xã hội, công chúng báo chí sẽ đón nhận, quan tâm đến nónhư thế nào, rồi sau đó mới lựa chọn để làm tác phẩm

Như vậy, về thực chất, sự kiện báo chí là một phần, một bộ phận, hoặc toàn bộhiện thực khách quan đã, đang hoặc sẽ xảy ra, được nhà báo nhận thức, lựa chọn đểphản ánh trong tác phẩm của mình Sự kiện báo chí là những gì gắn với hơi thở củacuộc sống, được nhà báo chọn lựa để có thể chuyển tải tới người đọc những thông tinquan trọng, chính xác, nhanh chóng, kịp thời

Trang 5

- Tiêu chí của sự kiện báo chí.

Có những sự kiện chỉ xảy ra trong một thời điểm rồi trôi qua, chỉ cần đưa tin

và người tiếp nhận thông tin đó có thể quên trong vòng 24 giờ Cũng có những sựkiện xảy ra kéo dài trong một chuỗi ngày kế tiếp nhau, có ảnh hưởng lớn đến một bộphận lớn công chúng trong xã hội, thì không thể chỉ đưa tin một lần, mà phải đưa tinliên tục trong suốt quá trình diễn ra sự kiện Các tòa soạn báo căn cứ vào tôn chỉ,mục đích của mình mà tổ chức thông tin về sự kiện ấy theo chiến dịch (ngắn ngàyhay dài ngày) tùy thuộc vào mức độ quan tâm của công chúng tờ báo mình

Chính vì vậy, việc định ra các tiêu chí để xem xét sự kiện báo chí cũng chỉmang ý nghĩa tương đối, bởi mỗi cơ quan báo chí lại có tiêu chí chọn lọc sự kiện báochí riêng, phù hợp với tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chính trị và với công chúng của tờbáo mình

Những tiêu chí cụ thể của sự kiện báo chí:

- Mới, lạ, độc đáo, hấp dẫn, chứa đựng những điều mà con người đang tò mòmuốn biết

- Có liên quan đến quyền lợi của mỗi con người (mức độ quan tâm bằng ýnghĩa xã hội)

- Có khả năng chứng minh hay lý giải về một phần tiến trình vận động mangtính quy luật của tự nhiên và của xã hội Mỗi một sự kiện là một dấu mốc thời gian

về tiến trình vận động của một dân tộc, của một đấ nước Sau một thời gian dài thống

kê lại tất cả các sự kiện theo một vệt chủ đề sẽ nhìn thấy một tiến trình vận động của

sự kiện theo một quy luật khách quan

- Cụ thể, xác thực (không bịa đặt) Một sự kiện báo chí thường phản ánh cụ thể

về sự việc gì xảy ra, xảy ra ở đâu, xảy ra vào thời gian nào, xảy ra như thế nào, cóliên quan đến ai - nhân chứng trong cuộc, tại sao sự kiện ấy lại xảy ra Tất cả thôngtin đó phải có thật, cụ thể, xác thực, có thể kiểm chứng (khác với thông tin trong tácphẩm văn học là do nhà văn tưởng tượng, hư cấu, tạo ra một hình tượng dựa trên chấtliệu của cuộc sống hiện thực và vốn sống của nhà văn)

- Mang tính thời điểm Tính thời điểm của tác phẩm báo chí bị quy định bởitính chất "nóng - nguội" của sự kiện vào thời điểm mà nó xảy ra Sự kiện chỉ có ýnghĩa khi xem xét nó trong thời điểm mà nó xảy ra, hoặc trong giai đoạn lịch sử mà

nó xảy ra

Sự kiện là một biến cố, một sự việc xảy ra trong một thời điểm xác định, cóđiểm đầu và điểm cuối và thường mang một ý nghĩa xã hội nhất định Một sự kiện cóthể nói lên được nhiều vấn đề Nhưng một vấn đề cũng được thể hiện qua nhiều sựkiện Hay nói cách khác, sự kiện chính là trung tâm của tác phẩm báo chí Sự kiệncủa tác phẩm báo chí không phải là một cái gì đó quá xa vời mà đó chính là những sựkiện đời thường, gắn liền với hơi thở cuộc sống và có ý nghĩa xã hội

Trang 6

2 Vấn đề

Bản chất của vấn đề là những câu hỏi, những mâu thuẫn, những góc khuất cầnđược lý giải, cần được giải quyết bằng ngòi bút của nhà báo Giải quyết được vấn đềkhúc mắc một cách triệt để sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển một cách toàndiện Trên hết, xoay quanh một sự kiện sẽ có nhiều vấn đề được đặt ra, gây mâuthuẫn, gây tranh cãi trong dư luận Nhà báo chính là những người xem xét vấn đềtrên nhiều bình diện, khía cạnh khác nhau, đứng từ nhiều góc độ để nhìn nhận vấn đềmột cách thấu đáo Từ đó, bằng ngòi bút sắc bén của mình, nhà báo sẽ đóng vai tròquan trọng trong việc tháo gỡ khúc mắc, vấn đề, tạo dư luận và định hướng cho dưluận

Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: "Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu,giải quyết" Có những vấn đề tồn tại từ thế kỷ này sang thế kỷ khác và qua một thờigian, bản chất vấn đề có thể không đổi hoặc nâng lên cấp độ mới, hình thức biểu hiệncủa vấn đề có thể không đổi, nhưng cũng có thể thay đổi rất nhiều so với trước

Tiêu chí của vấn đề:

- Gồm nhiều sự kiện có cùng bản chất hợp thành (mang tính khái quát)

- Chứa đựng mâu thuẫn, gồm cả bề rộng lẫn bề sâu, cần được giải quyết(nhưng có thể giải quyết ngay hoặc không thể giải quyết ngay lập tức, mà cần có thờigian để nghiên cứu và giải quyết, cần có sự vào cuộc và phối hợp đồng bộ của nhiều

cơ quan chức năng)

- Mang tính thời đại, giai đoạn lịch sử

3 Phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí.

Vấn đề và sự kiện, hai trong nhiều yếu tố nội dung để có thể tạo nên được mộttác phẩm báo chí hoàn chỉnh Hai yếu tố kết hợp với nhau, bổ sung và tương tác lẫnnhau để góp phần hoàn chỉnh một tác phẩm Cụ thể ở đây, sự kiện chính là trung tâmcủa một tác phẩm báo chí Sự kiện chính là khởi đầu để sáng tạo nên một tác phẩmbáo chí Nếu xem xét sự kiện đó ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau thì sẽ nảy sinh

ra rất nhiều vần đề cần được tháo gỡ Hoặc ngược lại, cùng một vấn đề đưa ra nhưng

sẽ được thể hiện qua nhiều sự kiện khác nhau Sự kiện và vấn đề, hai yếu tố nàykhông tách rời mà thống nhất với nhau, nhằm mục đích tạo nên một tác phẩm báo chíhoàn chỉnh

3.1 Điểm giống nhau

Có thể thấy rằng, điểm giống nhau cơ bản giữa sự kiện và vấn đề đó chính là:đây là hai yếu tố cơ bản của nội dung tác phẩm báo chí Thông thường, hai yếu tốnày không tách rời nhau mà đi cùng, vận hành song song với nhau để làm nên diệnmạo của một tác phẩm báo chí Hai yếu tố này hướng người đọc quan tâm tới nộidung của tác phẩm báo chí nhiều hơn

Trang 7

Sự kiện và vấn đề chính là hai trong nhiều yếu tố góp phần làm nên diện mạocủa một tác phẩm báo chí (xét về khía cạnh nội dung) Hai thành tố này đi đầu, tiênphong, mở đường, dẫn dắt người đọc tiếp nhận nội dung thông tin mà nhà báo muốntruyền tải

Sự kiện và vấn đề đều lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, từ những sự việc cóthật đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ Đó không phải là những gì hư cấu mà nhàbáo tưởng tượng ra giống như trong các tác phẩm văn học Đối với tác phẩm báo chíthì sự thật được coi là yếu tố hàng đầu, bắt buộc nhà báo phải tuân theo Có nhữngliên tưởng, so sánh, đối chiếu nhưng tựu trung lại vẫn phải lấy chất liệu từ cuộc sốnghiện thực để có thể sáng tạo tác phẩm báo chí Sự kiện và vấn đề đều không nằmngoài quy luật đó Sự kiện báo chí thì không thể tưởng tượng ra, mà đó phải là những

sự việc đã hoặc đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày Vấn đề được phát hiện ra từmột sự kiện hoặc một chuỗi các sự kiện chứ không thể không có căn cứ, bằng chứngxác thực nào cả Suy cho cùng, sự kiện và vấn đề đều giống nhau về bản chất, đềuphải đảm bảo yêu cầu thông tin đúng sự thật, chính xác, khách quan nhưng cũngkhông kém phần hấp dẫn đối với độc giả, công chúng Tác phẩm báo chí chỉ thực sựphát huy được vai trò của mình khi mà tất cả các yếu tố nội dung của tác phẩm phảihoàn thành tố nhiệm vụ của riêng mình Tuy nhiên, bên cạnh mỗi một chức năngriêng ấy thì chúng cần phải tổng hòa với nhau để tác phẩm báo chí được hoàn thiện

về mặt nội dung và đảm bảo về tính logic

Sự kiện và vấn đề đưa ra, phải được nhìn nhận một cách toàn diện và kháchquan Không nên quan sát, nhìn nhận sự việc một cách phiến diện dẫn tới thông tinsai lệch, thiếu tính khách quan Sự kiện phải được thông tin một cách chính xác, rõràng, cụ thể, chân thực nhưng không khô khan hoặc quá cứng nhắc Vấn đề đưa raphải đứng từ nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận một cách đa chiều, tổng hợp,mang tính khái quát cao Bàn luận vấn đề là một trong những cách hiệu quả nhất đểthu hút sự quan tâm của độc giả

3.2 Điểm khác nhau

Điểm khác nhau cơ bản giữa sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí đó là:

Sự kiện thường mang tính chất thông báo về vấn đề đã và đang diễn ra Còn vấn đềthường thiên về bàn luận nhiều hơn Bản chất của vấn đề chính là những câu hỏiđược đặt ra nhằm tháo gỡ, giải quyết vấn đề, để người đọc có thể tiếp cận được vớithông tin một cách nhanh chóng Nếu như sự kiện đóng vai trò là sứ giả thông báothông tin thì vấn đề sẽ đi sâu vào phân tích, làm sáng tỏ những mâu thuẫn, nảy sinh,xuất phát từ dòng chảy của sự kiện đó Thông thường, hai yếu tố này không tách rờivới nhau, mà phối hợp một cách nhịp nhàng, linh hoạt dưới ngòi bút của nhà báo đểnhằm chuyển tải thông tin tới độc giả một cách hiệu quả nhất

Trang 8

Sự khác nhau của sự kiện và vấn đề còn thể hiện ở nhiều khía cạnh và bìnhdiện Sự kiện là một lát cắt, một trạng thái, một phần của cuộc sống hiện thực đangvận động không ngừng Nội dung của sự kiện chỉ dừng lại ở việc phản ánh bề nổi của

sự việc đang diễn ra, là những gì mắt thấy, tai nghe và những gì được phản ánh lạichỉ được nhìn nhận ở một góc độ nào đó theo sự quan sát của nhà báo Còn vấn đề thìlại chú trọng khai thác chiều sâu của sự việc Nó tập trung, khai thác tầng lớp trầmtích sâu lắng mà nội tại sự việc muốn thể hiện Một tác phẩm báo chí thực sự có ýnghĩa hay không, tác động được tới đông đảo quần chúng hay không, phụ thuộc rấtnhiều từ những khâu đầu tiên nhưng hết sức quan trọng: đó là lựa chọn sự kiện muốnthông tin, cách phát hiện và khai thác vấn đề, triển khai vấn đề theo một dòng sự kiệnliền mạch, đảm bảo tính logic về nội dung thông tin theo dòng sự kiện xuyên suốt đó

Thông qua một sự kiện có thể phát hiện được rất nhiều vấn đề Nhưng ngượclại một vấn đề cũng được thể hiện qua nhiều sự kiện diễn ra liên tục, hoặc một dòng

sự kiện xuyên suốt Nhìn nhận sự kiện ở nhiều góc độ khác nhau sẽ phát hiện ra đượcrất nhiều vấn đề Đứng từ góc độ này mà suy xét, đứng từ góc độ kia mà nhìn nhận,một sự kiện cũng có thể nói lên được nhiều vấn đề Quan trọng là nhà báo chính làngười lựa chọn vấn đề, xem là vấn đề nào có ý nghĩa xã hội sâu sắc và tác động đượctới đông đảo tới công chúng Sự thành công của một tác phẩm báo chí phụ thuộc rấtnhiều vào năng lực cùng như kinh nghiệm của nhà báo Việc lựa chọn sự kiện saocho có ý nghĩa, cách phân tích vấn đề sao cho mang lại hiệu quả tác động cao tớinhận thức của công chúng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đánh giá sựthành công của một tác phẩm báo chí

Sự kiện thường tường thuật lại sự việc ở diện mạo bên ngoài nhiều hơn Cònvấn đề thì xoáy sâu vào bản chất bên trong của sự việc, vào những góc khuất của vấn

đề cần được làm sáng tỏ Sự kiện miêu tả lớp vỏ bên ngoài, còn vấn đề tập trung khaithác cốt lõi bên trong của sự việc Sự kiện là những cái mà bất kì ai cũng có thể thấy

và quan sát được, nhưng để phát hiện được vấn đề và giải quyết được vấn đề đó thìcần phải có năng lực phán xét, nắm bắt sự việc một cách tổng thể, nhìn nhận mộtcách thấu đáo thì mới có thể làm sáng tỏ được vấn đề đó

Mặc dù có nhiều điểm khác nhau như vậy nhưng hai yếu tố này luôn songhành cùng với nhau để góp phần làm sáng tỏ nội dung của tác phẩm báo chí Bảnthân hai yếu tố này vừa có điểm giống, vừa có điểm khác nhau nhưng khi kết hợp lạithì nó góp phần làm sáng tỏ nội dung thông tin mà nhà báo muốn chuyển tải tới côngchúng Trong mối quan hệ với các yếu tố khác như: chính kiến, chủ đề, đề tài, chitiết, tư tưởng thì sự kiện và vấn đề phải thống nhất với các yếu tố còn lại, kết hợp hàihòa với chúng để làm nổi bật thông tin mà nhà báo muốn truyền tải Các yếu tố nộidung này khi kết hợp với nhau phải đảm bảo tính logic hoàn chỉnh hay còn gọi đó làmột tác phẩm báo chí (chỉ xét riêng về mặt nội dung)

Trang 9

II Phân tích cách xử lý thông tin đa chiều linh hoạt trong các tác phẩm báo chí

sở dĩ lại chọn phân tích những bài viết trên báo mạng điện tử bởi ở đó phương thứctruyền thông hai chiều sẽ mang lại những tín hiệu phản hồi từ công chúng một cáchnhanh nhất Xoay quanh những sự kiện, vấn đề được đưa ra bàn luận, công chúng sẽkhông tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà sẽ chia sẻ, những đóng góp ý kiếncủa mình về phía ban biên tập Điều này sẽ góp phần hoàn thiện hơn những tác phẩmbáo chí được đăng tải sau đó

Việc Nam Định là địa phương tiếp theo Đà Nẵng từ chối tuyển công chức tốtnghiệp Đại học tại chức và ngoài công lập vừa qua đã tạo nên nhiều luồng ý kiến tráichiều trong dư luận Có nhiều ý kiến đồng tình với cách làm đó, nhưng cũng có nhiều

ý kiến cho rằng làm như vậy là thiếu công bằng, là bất hợp lý đối với những người tốtnghiệp từ trường tại chức hay các trường dân lập Sự kiện này đã tạo được làn sóng

dư luận rộng khắp Ngay sau khi thông tin "Nam Định từ chối tuyển công chức từnhững người học tại chức, dân lập" được đăng tải trên các loại hình báo chí, thìphóng viên của báo Vietnamnet đã có những bài viết kịp thời để phân tích về vấn đềnày, góp phần định hướng dư luận xã hội

Thông tin kịp thời, chính xác là một trong những chức năng quan trọng củabáo chí Sự kiện vừa mới xảy ra nhưng báo chí lại chính là lực lượng đi đầu, tìm hiểu

về sự việc đã hoặc đang diễn ra đó, so sánh, phân tích đối chiếu, liên hệ thực tiễn đểtìm ra bản chất của vấn đề, từ đó bằng ngòi bút sắc bén của mình, phóng viên sẽ dẫndắt người đọc khai thác sự kiện theo những góc nhìn đa chiều, để có thể giải quyếtvấn đề một cách hợp lý nhất Báo chí không thể đứng ngoài cuộc những sự kiện, vấn

đề nổi cộm ở trong xã hội, mà nhận được sự quan tâm của nhiều người Qua sự kiện

đó thôi, nhưng đứng từ nhiều phương diện, từ nhiều góc độ khác nhau thì lại cónhững cách lý giải cho từng suy nghĩ, cho từng ý kiến mà mình đưa ra Xoay quanh

sự kiện này nhưng lại có nhiều vấn đề đặt ra, cần phải được bàn luận, trao đổi để cóthể tháo gỡ từng vấn đề, từng khúc mắc một Quan trọng là cách lý giải vấn đề saocho hợp lý, logic để có thể thuyết phục được người đọc, gỡ bỏ được khúc mắc về vấn

đề mà họ quan tâm đến Những điều này sẽ đóng vai trò không nhỏ vào sự thànhcông của một tác phẩm báo chí

Trang 10

1 Lý do lựa chọn sự kiện.

Một ngày trên thế giới hay ở trong nước xảy ra rất nhiều sự kiện nhưng khôngphải sự kiện nào cũng được báo chí loan tin, truyền tải tới công chúng Sự kiện ấyphải đáp ứng một vài tiêu chí nhất định thì mới có thể lựa chọn để làm chất liệu, sángtạo tác phẩm báo chí Một vài tiêu chí để lựa chọn sự kiện đó là:

Đó phải là sự kiện mới vừa mới xảy ra hoặc đang xảy ra Hoặc là những sựkiện ấy đã xảy ra rồi, thậm chí nhiều báo chí đã đưa tin nhưng bây giờ lại phát hiệnthêm những chi tiết mới, nhưng khía cạnh, góc độ có thể khai thác mới xoay quanhthông tin đó Sự việc Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học tạichức, đại học ngoài công lập đã gây nên làn sóng tranh luận trong xã hội Ngay khi

sự việc này diễn ra vào ngày 16/10/2011 thì báo chí đã rất nhanh chân vào cuộc, đểthông tin và tìm hiểu thực hư diễn biến sự việc đó là như thế nào Đáp ứng tiêu chí sựviệc mới diễn ra Không sai khi nói rằng báo chí chính là những người đi đầu, nắmbắt sự việc một cách nhanh chóng nhất Hàng loạt những bài viết đã ra đời xoayquanh sự kiện này, trang báo điện tử Vietnamnet đã xếp chúng vào chuyên mục Theodòng sự kiện với tên gọi là: "Nam Định phân luồng tuyển công chức"

Sự kiện đó phải có ý nghĩa xã hội và thu hút được sự quan tâm của đông đảocông chúng Sự kiện đó góp phần thông báo, dự báo về một tình trạng, vấn đề, lĩnhvực nào đó giúp nâng cao nhận thức, định hướng hành vi theo chiều hướng tích cựccho xã hội Những sự kiện này trước hết phải gần gũi, gắn liền với hơi thở cuộcsống Nó liên quan, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại lợi ích nhất định chođộc giả Sự kiện được lựa chọn để bàn luận ở trong ví dụ này là: "Nam Định từ chốituyển công chức từ những người học taị chức, dân lập" Sự quan tâm của đông đảocủa công chúng được thể hiện đó là khi sự kiện này được chuyển tải trên báo mạngđiện tử Vietnamnet thì nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ phía độc giả Nó cóảnh hưởng, tác động to lớn đến một bộ phận không nhỏ những người học tại chức,dân lập đang có ý định, nguyện vọng thi tuyển công chức tại tỉnh Nam Định Sựkiện này chỉ diễn ra tại một tỉnh, song lý do vì sao nó lại có sức tác động mạnh mẽtới nhiều người khác như vậy Cách đó ít lâu, cụ thể là từ cuối năm 2010, tại kỳ họpthứ 17 HĐND TP.Đà Nẵng khóa VII, Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng đã trình bày kếhoạch biên chế hành chính sự nghiệp Theo đó, từ năm 2011, thành phố Đà Nẵng sẽkhông tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc trong cơ quan nhànước Khi mà làn sóng dư luận chỉ vừa mới dịu xuống được một thời gian thì lạiđến lượt tỉnh Nam Định cũng theo chân thành phố Đà Nẵng, nói không với việctuyển công chức từ những người học tại chức, dân lập Hơn nữa với tình hình hiệnnày, thì xu hướng này có thể còn lan rộng tới nhiều tỉnh, thành phố khác nữa Chính

vì thế mà sự kiện này được lựa chọn thông tin thì hết sức có ý nghĩa và có tác động

to lớn tới đông đảo công chúng thuộc nhiều đối tượng khác nhau: gia đình, trườnghọc và toàn thể xã hội

Trang 11

Mỗi một sự kiện được lựa chọn thông tin cần phải phù hợp với định hướngtuyên truyền Cần lựa chọn khai thác những thông tin để có thể tạo nên dư luận xãhội lành mạnh, cầu tiến, mang hướng tích cực Sự kiện phải phù hợp với mục đích,tôn chỉ của cơ quan báo chí chủ quản đó Phải xác định xem là tiêu chí hoạt động của

tờ báo đó là gì, tờ báo ấy hướng đến những nhóm đối tượng nào, với mục đích tuyêntruyền về lĩnh vực gì Báo điện tử VietNamNet là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BộThông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí,phục vụ đời sống tinh thần của người Việt Nam, đồng thời là một kênh thông tinquan trọng cung cấp thông tin trung thực về các hoạt động quản lý của Nhà nước.Trang báo điện tử này đã lựa chọn sự việc diễn ra ở tỉnh Nam Định để đăng tải, nhằmmục đích thông tin về một sự việc nổi cộm trong xã hội, gây nhiều tranh luận, cầnphải được khắc phục kịp thời để đảm bảo cho sự phát triển xã hội một cách toàn diện.Trước những thông tin như vậy thì báo chí cần phải phát huy vai trò của mình trongviệc định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực nhất

Đó phải là những sự kiện điển hình, nổi bật trong xã hội Sự kiện ấy chính lànhững vấn đề nổi cộm cần được báo chí thông tin kịp thời, chính xác tới đông đảocông chúng, nhằm làm đáp ứng nhu cầu thông tin của mỗi cá nhân, hay nói rộng hơn

là của toàn xã hội Sự việc "Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người họctại chức, dân lập" là một trong những sự kiện nổi bật nhất Nó có khả năng tác độngtới nhiều thành phần, đối tượng khác nhau trong xã hội Ngay khi sự kiện này đượcđăng tải trên báo VietNamNet thì đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía độcgiả Họ có thể là những nhà chức trách, những người đang học tại các trường đại họcngoài công lập, phụ huynh đang có con em đi học tại các trường như vậy hay đơngiản là những độc giả quan tâm tới vấn đề thời sự, những người đứng ngoài cuộcnhưng muốn đóng góp ý kiến của cá nhân mình, góp mình hoàn thiện chính sách pháttriển giáo dục nước nhà Mọi ý kiến đóng góp, chia sẻ từ phía độc giả đều được banbiên tập ghi nhận, và khắc phục những điểm thiếu sót trong bài viết đã được đăng tải

Có thể thấy rằng sự việc "Nam Định từ chối tuyển công chức từ những ngườihọc tại chức, dân lập" đã đáp ứng tất cả các tiêu chí để lựa chọn sự kiện trong một tácphẩm báo chí Trước nguồn thông tin đa chiều, phong phú như vậy thì việc lựa chọnthông tin để tạo sự kiện là hết sức quan trọng, đòi hỏi nhà báo phải cân nhắc việc nàymột cách kỹ càng Nhà báo phải sàng lọc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể

là phải kết hợp nhiều kỹ năng để thu thập thông tin chính xác, nhanh, có hiệu quả tácđộng cao tới công chúng Cần phải xử lý thông tin một cách linh hoạt để có thể tạođược dấu ấn riêng cho tác phẩm báo chí của mình Cùng một nguồn thông tin nhưvậy nhưng để tạo được sức hút cho tờ báo của mình thì cần đòi hỏi ở người phóngviên năng lực chuyên môn cao, kỹ năng phát hiện vấn đề, có khả năng nắm bắt vàtruyền tải thông tin tới công chúng một cách nhanh nhất, giàu sức thuyết phục

Ngày đăng: 14/05/2016, 01:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w