Đất đai là tài sản Quốc gia, là tại nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, nơi phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh . Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, gìn giữ và bảo vệ được vốn đất đai như ngày hôm nay. Trong những năm gần đây, vấn đề đất đai, nhà ở, việc xây dựng và kinh doanh luôn được nhiều người quan tâm. Đây là lĩnh vực thiết thực nhất trong cuộc sống của mỗi người dân và có ảnh hưởng rất lớn đến đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong lĩnh vực này đã xảy ra những hiện tượng thiếu tích cực như: Tranh chấp đất đai, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép không đúng quy hoạch...Đó là những hạn chế còn tồn tại và đang là vấn đề nóng của toàn xã hội. Đề cập đến đất đai là vấn đề nhạy cảm, cần thiết và tác động đến nhiều mặt của cuộc sống, nhưng hiện nay đang bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả và làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đe dọa ổn định xã hội (Theo thống kê, trong tất cả các vụ việc khiếu kiện có đến 70% số vụ liên quan đến đất đai). Đây là vấn đề có tính chất phức tạp làm ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của các địa phương trong cả nước.Trước tình hình đó Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã tích cực giải quyết những tồn tại trên bằng việc cụ thể hoá những quy định có tính thống nhất cao trong những văn bản quy phạm pháp luật như Luật đất đai năm 2003 đã được kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XI thông qua, các Nghị định, Thông tư có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai.
Trang 1-LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, một trong những tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia Hiện nay tình hình quản lý, sử dụng đất đai trong toàn quốc còn có nhiều vấn đề bất cập, thiếu hiệu quả dẫn đến tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có chiều hướng gia tăng, chủ yếu vẫn là các vấn đề giải quyết quyền lợi cho người dân chưa được thoả đáng Trong tình hình chung của tỉnh Hà Giang và của huyện MèoVạc nói riêng, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong giải quyết các vụ việc có liên quan đến đất đai của nhân dân, song vẫn không ít những
vụ việc khá phức tạp diễn ra ở một số xã, phường, thị trấn trong tỉnh và trên địa bàn huyện Mèo Vạc, nội dung của các vụ khiếu kiện thường tập trung vào các vấn đề nổi cộm hiện nay như: Tranh chấp đất đai; đến bù giải phóng mặt bằng; quyết định thu hồi đất không đúng quy định; giải quyết tranh chấp đất đai chưa thoả đáng
Trước tình hình trên và với những nắm bắt, kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong thời gian công tác tại huyện Mèo Vạc, cùng với những kiến thức đã được tiếp thu thông qua lớp bồi dưỡng Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính được Học viện Hành chính Quốc gia mở tại Hà Giang và sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo Tôi mạnh dạn viết tiểu luận với đề tài: "Trình tự giải quyết một vụ tranh chấp đất đai dẫn đến khiếu kiện tại thị trấn Mèo Vạc, Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang"
Do điều kiện về thời gian và trình độ nhận thức của bản thân có hạn, nên việc tìm hiểu và tra cứu, thu thập tài liệu liên quan đến tiểu luận có phần nào chưa đầy đủ Vì vậy trong phần trình bày Tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong các thầy, cô giáo thông cảm và tạo điều kiện giúp đỡ để bản thân tôi có điều kiện tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn về kiến thức Quản lý nhà nước, với mong muốn áp dụng có hiệu quả trong thực tế công tác tại đơn vị và trên địa bàn tỉnh Hà Giang./
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản Quốc gia, là tại nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, nơi phân
bố khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng
- an ninh Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, gìn giữ và bảo vệ được vốn đất đai như ngày hôm nay
Trong những năm gần đây, vấn đề đất đai, nhà ở, việc xây dựng và kinh doanh luôn được nhiều người quan tâm Đây là lĩnh vực thiết thực nhất trong cuộc sống của mỗi người dân và có ảnh hưởng rất lớn đến đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong lĩnh vực này đã xảy ra những hiện tượng thiếu tích cực như: Tranh chấp đất đai, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép không đúng quy hoạch Đó là những hạn chế còn tồn tại và đang là vấn đề nóng của toàn xã hội
Đề cập đến đất đai là vấn đề nhạy cảm, cần thiết và tác động đến nhiều mặt của cuộc sống, nhưng hiện nay đang bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả
và làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đe dọa ổn định xã hội (Theo thống
kê, trong tất cả các vụ việc khiếu kiện có đến 70% số vụ liên quan đến đất đai) Đây là vấn đề có tính chất phức tạp làm ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của các địa phương trong cả nước
Trước tình hình đó Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã tích cực giải quyết những tồn tại trên bằng việc cụ thể hoá những quy định có tính thống nhất cao trong những văn bản quy phạm pháp luật như Luật đất đai năm 2003 đã được kỳ họp thứ tư - Quốc hội khoá XI thông qua, các Nghị định, Thông tư có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai
Trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trong những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai có nhiều diễn biến phức tạp, liên quan đến việc cấp đất cho nhân dân xây dựng nhà ở, giải toả hành lang giao thông tại trung
Trang 3-tâm huyện lỵ, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, xây dựng các trung tâm cụm xã, các công trình giao thông xây dựng trên địa bàn huyện, thị Đã làm nảy sinh rất nhiều vụ việc khiếu kiện, khiếu nại trong nhân dân,
cá biệt có vụ khiếu kiện vượt cấp kéo dài nhiều năm
Nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đề này, tỉnh và huyện, thị đã
có nhiều biện pháp chỉ đạo nhằm chấn chỉnh công tác quản lý, quy hoạch và
sử dụng đất đai bảo đảm đúng quy định và đi vào nề nếp Ngoài việc xây dựng ban hành và thường xuyên rà soát điều chỉnh các văn bản pháp quy cho phù hợp với chính sách, pháp luật về đất đai, tỉnh và huyện còn tập trung triển khai thực hiện cải các hành chính, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính trong các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai Trong đó quan tâm giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện trên địa bàn có liên quan đến công tác quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai trên địa bàn
Trong phạm vi tiểu luận này chủ yếu đề cập đến quá trình giải quyết một vụ tranh chấp đất đai dẫn đến khiếu kiện tại địa bàn của thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Trang 4I TÌNH HUỐNG
1.1 Hoàn cảnh ra đời:
Thị trấn Mèo Vạc nằm tại trung tâm huyện lỵ Mèo Vạc, thuộc xã vùng
2 theo quy định của Chính phủ, cũng như các xã khác trong huyện, những năm trước đây khi phong trào xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp toàn xã phát triển mạnh, nhiều hộ nông dân trong thị trấn đã tự nguyện đóng góp hàng trăm ha đất nông nghiệp của gia đình cho tập thể khi tham gia Hợp tác xã Trong thời gian những năm gần đây, khi thực hiện cơ chế khoán trong nông nghiệp, Hợp tác xã đã tiến hành giao đất cho các hộ tự chủ sản xuất Nhưng đến năm 2006, UBND thị trấn Mèo Vạc đã có quyết định thu hồi 670 m2 đất của hộ ông Thào Mí Nô bổ xung vào quỹ đất tập thể, giao cho tổ khu phố II quản lý và sử dụng, với lý do mảnh đất trên có nguồn gốc từ đất 5% của Hợp tác xã trong những năm trước đây
2.1 Diễn biến vụ việc:
Tháng 9 năm 1990, theo chủ trương thực hiện chính sách khoán sản phẩm đến hộ và người lao động theo tinh thần Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VI (Tháng 1/1981) và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI (Năm 1988), hộ ông Thào Mí Nô được Hợp tác xã giao cho một thửa đất có chiều rộng 70m, chiều dài 200m nằm ngay cạnh trụ sở làm việc của Hợp tác xã nông nghiệp (Nay là trụ sở thị trấn Mèo Vạc) Một phần của mảnh đất này trước đây (Mảnh đất có diện tích 670m2) khi thực hiện chính sách khoán 10, Hợp tác xã đã giao cho ông Thào Mí Trỏ là chú ruột của ông Thào Mí Nô, theo bản đồ dải thửa đo đạc năm 1992 thì diện tích đất này thuộc thửa số 6, tờ số 1 tổ II, thị trấn Mèo Vạc, nay thuộc một phần của thửa
số 15, tờ số 4 bản đồ địa chính và nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Thào Mí Và bố đẻ của ông Thào Mí Trỏ đứng tên Theo ông Trỏ thì thửa đất đứng tên bố ông là đất do gia đình tự khai phá từ nhiều năm trước đây, sau đó đóng góp tham gia Hợp tác xã như các hộ khác trong thị
Trang 5-trấn Nhưng do trong lúc nhà neo người, gia đình cháu (Tức gia đình ông Thào Mí Nô) khó khăn, nên họ tộc đã bàn bạc và thống nhất đề nghị chính quyền thị trấn cắt 1 phần diện tích đất của ông đang sử dụng là 670m2, cho cháu ruột là ông Thào Mí Nô sử dụng từ đó đến nay Phần còn lại ông đã bán cho bà Vàng Thị Mỷ thuộc tổ VII, thị trấn Mèo Vạc
Tuy nhiên sau đó 16 năm, vào năm 2006 do kinh tế thị trường phát triển, nhiều gia đình chuyển sang làm ăn buôn bán có hiệu quả, thu nhập cao
bà Vàng Thị Mỷ có ý định mở quán kinh doanh nên đã cho rằng miếng đất
mà ông Thào Mí Nô đang sử dụng là đất mà bà đã mua của ông Thào Mí Trỏ trước đây (Do miếng đất này nằm ở mặt tiền, liền kề với đường nội thị mới
mở cạnh chợ Trung tâm huyện), cho nên 2 bên đã xảy ra tranh chấp và bà
Mỷ đã làm đơn khiếu kiện lên Uỷ ban nhân dân thị trấn yêu cầu giải quyết
Sau khi tiếp nhận và thụ lý giải quyết đơn của bà Vàng Thị Mỷ, ngày 20/1/2006, Uỷ ban nhân dân thị trấn Mèo vạc đã ban hành quyết định số 125/ QĐ-UBND Về việc giải quyết đơn khiếu kiện của bà Vàng Thị Mỷ và đồng thời thu hồi 670m2 đất của ông Nô xung vào đất công của thị trấn Theo Uỷ ban nhân dân thị trấn lập luận thì phần đất 670m2 có nguồn gốc từ đất 5% trước đây của Hợp tác xã chưa giao cho ai sử dụng, nên đã bác đơn của bà
Mỷ và đồng thời xác định phần đất trên thuộc quản lý của Uỷ ban nhân dân thị trấn, quyết định thu hồi và bổ xung vào quy hoạch đất xây dựng mở rộng trụ sở Uỷ ban nhân dân thị trấn theo chương trình đầu tư của tỉnh xây dựng trụ sở Quyết định trên không được gửi cho ông Nô và bản thân ông Nô cũng không nắm được thông tin gì về việc Uỷ ban nhân dân thị trấn thu hồi mảnh đất 670m2 của gia đình ông đang sử dụng, vì thế ông không có khiếu nại gì
và vẫn tiếp tục canh tác trên diện tích đất nói trên
Đến đầu năm 2007, khi gia đình ông Thào Mí Nô tiến hành xây dựng quán để kinh doanh thì ngày 15/6/2007 Uỷ ban nhân dân thị trấn Mèo Vạc đã mời ông Nô lên lập biên bản và yêu cầu gia đình ông trong thời gian 15 ngày
Trang 6phải tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trái phép trên đất của Uỷ ban nhân dân thị trấn Khi trình bày và hỏi lý do thì ông mới biết mảnh đất trên của ông đã bị Uỷ ban nhân dân thị trấn thu hồi, xung đất công từ tháng 01 năm
2006 tại quyết định số 125/QĐ-UBND, vì vậy ông đã gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân huyện Mèo Vạc và các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết trả lại quyền sử dụng hợp pháp mảnh đất 670m2 nói trên
Một quyết định trái pháp luật, sai thẩm quyền:
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 Quy định về Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp Tại khoản 3 Điều 98 Mục 2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện đã quy định rõ: " Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với
cá nhân và hộ gia đình, giải quyết tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của Pháp luật " Vậy việc ra quyết định thu hồi đất thuộc thẩm
quyền cấp huyện chứ không thuộc thẩm quyền của cấp xã Mặt khác việc Uỷ ban nhân dân thị trấn thu hồi đất đã được giao theo chủ trương khoán 10, không có lý do chính đáng là vi phạm pháp luật, đồng thời việc áp dụng các điều luật của Luật Đất đai không còn hiệu lực thi hành là không có cơ sở pháp lý Tóm lại, việc Uỷ ban nhân dân thị trấn ban hành quyết định thu hồi đất của gia đình ông Nô là vi phạm pháp luật và sai thầm quyền
II PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1.2 Mục tiêu:
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về vấn đề đất đai; chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương và những tình tiết phát sinh vụ việc khiếu kiện của gia đình ông Thào Mí Nô, cần phân tích làm rõ các nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ việc trên, trách nhiệm của chính quyền địa phương và các hộ có liên quan trong vụ việc, đưa ra biện pháp giải quyết hợp tình, hợp lý nhằm lấy lại công bằng cho công dân, mà cụ thể là
Trang 7-quyền sử dụng đối với mảnh đất 670m2 nói trên Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan hành chính tại địa phương
2.2 Cơ sở lý luận:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quyền lực chính trị, là sự tập trung quyền lực cao nhất của nhân dân Bộ máy Nhà nước bao gồm các cơ quan lập pháp; cơ quan hành pháp; cơ quan tư pháp, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, hệ thống pháp luật
do Nhà nước ban hành là cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động của đời sống
xã hội và Nhà nước, là công cụ để thể hiện quyền lực của Nhà nước Đồng thời các tổ chức và mọi công dân phải chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật Trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992, tại Điều 12 quy
định: " Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa".
Đối với lĩnh vực đất đai, Nhà nước đã ban hành luật đất đai nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong việc sử dụng và bảo vệ đất đai Cùng với luật đất đai, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về tài nguyên, môi trường, nguồn nước Nó quy định về quyền sở hữu đặc biệt của Nhà nước với các đối tượng nói trên, đồng thời quy định quyền sử dụng và bảo vệ chúng
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện của chủ sở hữu Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả
Nhà nước giao đất, cho thuê đất để các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, Nhà nước định giá đất công khai căn cứ vào từng loại đất, từng
Trang 8vùng và mức độ đầu tư đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, làm cơ sở để xây dựng chính sách chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mức độ đền bù khi thu hồi, khi thế chấp vay vốn, theo quy định của pháp luật
Nhà nước kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc tích tụ tập trung ruộng đất phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, không để việc này diễn ra tự phát làm cho người nông dân mất ruộng mà không có việc làm, trở thành bần cùng hoá Có biện pháp giúp đỡ những người không có đất sản xuất để thực hiện xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ những người có đất bị thu hồi để ổn định đời sống
Đẩy mạnh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho nông dân, giải quyết những tranh chấp và khiếu kiện về đất đai Giữ nguyên mức hạn điền như quy định trong Luật Đất đai năm 2003, song cần cụ thể hơn theo phân vùng và theo loại đất Ngoài đất trong hạn điền, Nhà nước cho thuê phần đất ngoài hạn điền ở những vùng có điều kiện,
kể cả những người không phải là nông dân được thuê quyền sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất bồi ven sông biển, đất hoang hoá để phát triển sản xuất theo luật định
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến đất đai và việc giải quyết tranh chấp đất đai:
- Luật Đất đai năm 1988; Luật Đất đai năm 1993; Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 và năm 2001; Luật Đất đai năm 2003
- Nghị định số 04/CP ngày 10/1/1997 Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
- Nghị định số 17/1999/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Trang 9Nghị định số 79/CP ngày 01/11/2001 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 17/1999/NĐ-CP
3.2 Phân tích tình huống:
Thị trấn Mèo vạc lúng túng, nhân dân bất bình:
Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc nêu trên cho thấy hộ ông Thào Mí Nô là một hộ nông dân nghèo, bản thân ông Thào Mí Nô đã có thời gian phục vụ trong quân ngũ, tham gia bảo vệ Tổ quốc, bản thân ông và các thành viên trong gia đình đều chấp hành nghiêm túc các quy định của địa phương, chính sách Pháp luật của Đảng và Nhà nước, được nhân dân trong
tổ khu phố yêu mến Gia đình ông hiện có 5 thành viên gồm 2 vợ chồng và 3 đứa con nhỏ, 3 đưa con hiện đang theo học tại trường tiểu học và trung học phổ thông thị trấn, gia đình ông chỉ có diện tích đất rất ít để canh tác, trong
đó có 670m2 đất bị thu hồi, nhìn chung thu nhập của gia đình ông Nô chủ yếu dựa vào việc sản xuất nông nghiệp, ngoài ra không có nguồn thu nhập nào khác Với hoàn cảnh như vậy, vào các thời gian nông nhàn ông Nô phải
đi làm thuê để đảm bảo cuộc sống cho gia đình
Khi đoàn công tác của huyện xuống thị trấn làm việc và tìm hiểu thực
tế trong nhân dân thì mọi người dân ở đây đều bày tỏ sự thông cảm với hoàn cảnh của gia đình ông Nô và bất bình trước việc làm của chính quyền thị trấn Dư luận nhân dân cho rằng việc Uỷ ban nhân dân thị trấn thu hồi đất của gia đình ông Nô là không công bằng, có sự phân biệt đối sử và có điều gì
đó khuất tất Bởi trên địa bàn thị trấn nhiều hộ gia đình cũng đang sử dụng đất 5% của Hợp tác xã trước đây, giống như đối với mảnh đất mà gia đình ông Nô đang sử dụng tại sao không bị thu hồi?
Theo đặt vấn đề của đoàn công tác thì tại sao diện tích đất của nhân dân sau khi khai hoang, canh tác được nhân dân đóng góp vào hợp tác xã và sau này lại tiếp tục được giao cho các hộ canh tác đều được nhân dân thực hiện nghiêm túc theo quy định của Pháp luật và quy định của địa phương
Trang 10Mảnh đất của gia đình ông Nô, được ông chú ruột cho từ những năm trước đây cũng thuộc diện đất khai hoang, được sử dụng miễn thuế trong thời gian
từ 3 - 5 năm, cũng đã đóng góp cho Hợp tác xã và đã được giao cho ông Nô
sử dụng theo đề nghị của gia tộc từ những năm trước đây Đối với loại đất dạng này tại thị trấn Mèo Vạc có hàng chục ha, tại sao lại chỉ thu hồi riêng mảnh đất của ông Nô, lại thu hồi khi có tranh chấp của 2 gia đình bà Mỷ và ông Nô
Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thị trấn Mèo Vạc cho biết, đối với các hộ thuộc diện như nhà ông Nô có rất nhiều nhưng không thu hồi vì lý do họ đã xây dựng nhà, còn diện tích đất của ông Nô đang để trống, canh tác không thường xuyên, mặt khác đây là diện tích nằm cận kề với Uỷ ban nhân dân thị trấn, nên mới có điều kiện để bổ xung quy hoạch, mở rộng trụ sở Uỷ ban nhân dân thị trấn
Thực tế lại cho thấy, khu vực xung quanh Uỷ ban nhân dân thị trấn không phải chỉ riêng mảnh đất của ông Nô là đang canh tác mà còn nhiều hộ khác trong đó có diện tích đất của hộ bà Vàng Thị Mỷ (người có tranh chấp với gia đình ông Nô), mặt khác việc thu hồi đất của gia đình ông Nô để quy hoạch không được bàn bạc tập thể và công khai cho nhân dân biết, việc bổ xung quy hoạch cũng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Khi nghe tổ công tác phân tích làm rõ thì cán bộ thị trấn đã đồng tình
và thừa nhận có sự vô lý trong giải quyết vụ việc trên Tuy nhiên khi làm việc với chính quyền thị trấn thì các đồng chí lãnh đạo đưa ra nhiều lý do không thoả đáng, đồng thời có sự đổ lỗi cho các đồng chí lãnh đạo tiền nhiệm Khi phân tích về việc ra quyết định số 125/QĐ-UBND Về việc giải quyết đơn khiếu kiện của bà Vàng Thị Mỷ và đồng thời thu hồi 670m2 đất của ông Nô xung vào đất công của thị trấn của UBND thị trấn là trái Pháp luật và sai thẩm quyền thì lãnh đạo thị trấn lại đổ do cấp trên chỉ đạo, thị trấn chỉ biết thực hiện