Ví dụ,đối với nước chủ đầu tư, FDI có thể làm thất thoát các bí quyết công nghệ, giảmviệc làm cho lao động trong nước, … Trong khi đó, nước nhận đầu tư FDI có thể sẽphải đối mặt với các
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC ASEAN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Thư
Mã sinh viên: 111 111 0590 Lớp: Anh 6
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Vũ Thị Kim Oanh
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
0 LỜI MỞ ĐẦU 1
1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC ASEAN 3
1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của FDI 3
1.1.2 Các hình thức FDI chủ yếu 4
1.1.3 Vai trò của FDI 6
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI 9
1.2.1 Các yếu tố thuộc về nước chủ đầu tư 9
1.2.2 Các yếu tố thuộc về nước nhận đầu tư 11
1.2.3 Các yếu tố quốc tế 12
1.3 Giới thiệu môi trường đầu tư của khu vực ASEAN 13
1.3.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển ASEAN 13
1.3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực ASEAN 15
1.3.3 Các hiệp định hợp tác đầu tư của ASEAN 19
1.4 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp sang khu vực ASEAN của một số quốc gia 23
1.4.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản 23
1.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 24
1.4.3 Bài học rút ra cho Việt Nam 26
2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC ASEAN 28
2.1 Khái quát hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 28
2.1.1 Cơ sở pháp lí cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 28
Trang 32.1.2 Tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
giai đoạn 2000 -2014 29
2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN giai đoạn 2000-2014 32
2.2.1 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thời gian 32
2.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo quốc gia nhận đầu tư 36
2.2.3 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư 41
2.2.4 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo hình thức đầu tư 47
2.3 Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN 50
2.3.1 Thành tựu đạt được 50
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 53
3 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC ASEAN 58
3.1 Định hướng đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài 58
3.1.1 Tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tư với các quốc gia dưới mọi hình thức thích hợp trong khuôn khổ luật định 58
3.1.2 Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân 59
3.1.3 Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải đi theo hướng đưa Việt Nam hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới 59
3.2 Cơ hội và thách thức của hoạt động đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang khu vực ASEAN 60
3.2.1 Cơ hội 60
3.2.2 Thách thức 62
3.3 Một số giải pháp chủ yếu 63
3.3.1 Giải pháp về phía doanh nghiệp đầu tư Việt Nam 63
3.3.2 Giải pháp về phía nhà nước Việt Nam 70
4 KẾT LUẬN 76
Trang 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết
Agreement
Hiệp định đầu tư toàn diệnASEAN
ASEAN Association of southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
thế giới
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số dự án được cấp phép và vốn FDI từ Việt Nam ra khu vực ASEAN phân theo quốc gia nhận đầu tư giai đoạn 2000 - 2014 38 Bảng 2.2: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra khu vực ASEAN phân theo lĩnh vực đầu
tư giai đoạn 2000 – 2014 42
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài
giai đoạn 2000 – 2014 30 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2000 - 2014 31 Biểu đồ 2.3 : Quy mô vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực ASEAN
giai đoạn 2000 – 2014 33 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực ASEAN
phân theo quốc gia nhận đầu tư giai đoạn 2000 - 2014 37 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn FDI của Việt Nam sang khu vực ASEAN
giai đoạn 2000 - 2014 theo hình thức đầu tư 47
Trang 61 LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ nửa cuối thế kỉ XX, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trởthành một đòn bẩy quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng phúc lợi xã hội cho một quốc gia nói riêng và cảthế giới nói chung Điều đáng chú ý về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là nó
có tác động tích cực đối với cả quốc gia chủ đầu tư và quốc gia nhận đầu tư Chínhbởi lẽ đó, chủ trương của các nước không chỉ dừng lại ở việc tích cực thu hút dòngvốn FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn tăng cường nguồn vốn đầu tư trựctiếp ra các quốc gia khác, nhằm thu được lợi ích một cách toàn diện
Tuy nhiên, đối với trường hợp của Việt Nam, có một khoảng cách rất lớngiữa dòng vốn FDI chảy vào và xuất ra Theo Niên giám thống kê 2014, tính lũy kếđến hết tháng 12/2014, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam chỉ đạtkhoảng 19,8 tỷ USD, bằng 1/13 số vốn FDI nước ta nhận được Hay nói cách khác,hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước ta chưa thật sự phát triển tươngxứng với hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài Thêm vào đó, đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cường thu hútdòng vốn FDI vào Việt Nam, trong khi dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ranước ngoài lại chưa thật sự nhận được nhiều quan tâm từ các nhà nghiên cứu
Khu vực ASEAN có môi trường đầu tư tương đối hấp dẫn, lại có thêm sựtương đồng về văn hóa, sự gần gũi về khoảng cách địa lí đối với Việt Nam Chính
vì vậy, thị trường này đã đón nhận đến 60% vốn đầu tư trực tiếp từ các doanhnghiệp nước ta Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp ra thị trường ASEAN vẫn còntồn tại những hạn chế nhất định, đồng thời những thành quả đạt được vẫn chưatương xứng với tiềm năng sẵn có Do đó rất cần có những nghiên cứu cụ thể về tìnhhình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra khu vực Đông Nam Á, đồng thời chỉ ra nhữngthành tựu, hạn chế và kiến nghị các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư này
Trang 7Vì những lí do đề cập trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp
của Việt Nam sang khu vực ASEAN: thực trạng và giải pháp”, với mục đích đáp
ứng những nhu cầu nghiên cứu đó
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của khóa luận là dựa trên nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp củaViệt Nam sang khu vực ASEAN, đưa ra đánh giá về những thành tựu, hạn chế còntồn tại để từ đó đề ra những giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động này
Để đạt được mục tiêu đó, đề tài có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm sáng tỏ vai trò của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng như
những thuận lợi, khó khăn khi đầu tư ra khu vực ASEAN
Thứ hai, phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra khu vực ASEAN
nhằm đánh giá các thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phụccủa hoạt động này
Thứ ba, kiến nghị những giải pháp giúp tăng cường hiệu quả cũng như quy mô của
dòng vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực ASEAN
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu cơ sở lí luận của hoạt động đầu tư trực tiếp, môi trường đầu
tư của khu vực ASEAN nhằm tạo cơ sở nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp củaViệt Nam ra nước ngoài nói chung và ra khu vực ASEAN nói riêng Từ đó, đưa racác giải pháp nhằm tăng cường hoạt động này dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm một
số nước đầu tư vào khu vực Đông Nam Á
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra khuvực ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả thu thập nguồn tài liệu thứ cấp, từ đótổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp từ Việt Namsang khu vực ASEAN
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN
Trang 8Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN
Chương 3: Giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực
ASEAN
CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC ASEAN
2.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của FDI
Theo Vũ Chí Lộc (2012), FDI (Forein Direct Investment) là hình thức đầu tư
xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản ở một nước khác với ý địnhquản lý nó Quyền kiểm soát, tức quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết địnhquan trọng liên quan đến chiến lược, chính sách phát triển của công ty, là dấu hiệuquan trọng nhất để phân biệt FDI với các hình thức đầu tư quốc tế khác
Ngoài ra, có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI Ví dụ, theo quan điểm của
tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), FDI được thực hiện nhằm thiết lậpcác mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với nhữngkhoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệpnói trên bằng cách: (1) thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chinhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (2) mua lại toàn bộ doanh nghiệp
đã có; (3) tham gia một doanh nghiệp mới; (4) cấp tín dụng dài hạn (>5 năm)
Theo luật đầu tư 2005 của Việt Nam, từ các khái niệm “đầu tư”, “đầu tư trựctiếp”, “đầu tư nước ngoài” được dẫn ra, có thể hiểu “FDI là hình thức đầu tư do nhàđầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở ViệtNam
Tóm lại, FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của mộtnước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án đầu tư ở nước khácnhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó Vốn đầu tư có thể
là tài sản hữu hình (tiền mặt, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, các loại hợpđồng và giấy phép có giá trị, ); tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, kinh nghiệmquản lý, ) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ, )
Trang 9So với các hình thức đầu tư khác, FDI có một số đặc điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, mục đích chính của FDI là tìm kiếm lợi nhuận Phần lớn vốn FDI
là đầu tư tư nhân, và trong một số trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham giagóp vốn của Nhà nước Tuy nhiên, dù chủ thể đầu tư là gì thì mục đích ưu tiên hàngđầu vẫn là lợi nhuận Chủ đầu tư được tự do chọn lựa lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu
tư, thị trường đầu tư, hình thức hoạt động, nhằm tối ưu hóa hiệu quả và lợi nhuậnthu được Hình thức này mang tính khả thi và kinh tế cao Tuy vậy, các nước nhậnđầu tư cần lưu ý đề ra các cơ chế, chính sách hợp lí nhằm đảm bảo phát triển kinh tế
đi liền với phát triển an sinh xã hội, tránh các hậu quả nhãn tiền như ô nhiễm môitrường, suy kiệt tài nguyên,
Thứ hai, FDI gắn liền với quyền kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài.
Quyền kiểm soát là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như: thông qua chiến lược hoạt động củacông ty, thông qua phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý của doanhnghiệp lập ra, quyết định việc phân chia lợi nhận doanh nghiệp, quyết định phầnvốn góp giữa các bên Nói cách khác, chủ đầu tư sẽ kiểm soát các quyết định lớn,ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động, tới sự sống còn của doanh nghiệp
Thứ ba, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản
lí Các nước chủ đầu tư thường có trình độ phát triển cao hơn về kinh tế, khoa học,
kinh nghiệm Thông qua hoạt động FDI, nước tiếp nhận đầu tư có thể học hỏi được
bí quyết kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý, trình độ khoa học côngnghệ của nước đầu tư Đây là một cơ hội học hỏi vô cùng quý báu đối với các nướcđang phát triển Chuyển giao công nghệ trong FDI thường được tiến hành bởi cácTNCs, dưới các hình thức: chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs và trong nội
bộ từng chi nhánh Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, TNCs còn góp phầntích cực trong việc tăng cường và khơi gợi năng lực tự nghiên cứu và phát triểncông nghệ của nước chủ nhà Một điều đáng chú ý, đó là phần lớn các công nghệcủa TNCs đều được điều chỉnh, thay đổi thích hợp với điều kiện từng địa phương
2.1.2 Các hình thức FDI chủ yếu
Trang 102.1.2.1 Phân theo cách thức thâm nhập
Theo cách thức xâm nhập, FDI được chia thành hai hình thức
Thứ nhất, là hình thức đầu tư mới (Greenfield investment) Theo đó, chủ đầu
tư nước ngoài xây dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới hoàn toàn tại nướcnhận đầu tư Hình thức này có nhược điểm là mất thời gian, rủi ro cao, cần nhiềucông nghiên cứu và khảo sát Tuy nhiên, các nước nhận đầu tư rất ưa chuộng hìnhthức này vì nó có ưu điểm làm tăng thêm vốn, tạo thêm việc làm cũng như giá trịgia tăng cho nước nhận đầu tư
Thứ hai, là hình thức sáp nhập và mua lại qua biên giới (Cross - Border Merge & Acquisition) Theo quy định của luật cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam
thông qua tháng 12/2004 có hiệu lực từ ngày 1/7/2005, sáp nhập doanh nghiệp làviệc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợiích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tạicủa doanh nghiệp sáp nhập; mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp muatoàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn
bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại FDI chủ yếu được tiến hànhdưới hình thức M&A Các nhà đầu tư ưa chuộng hình thức này hơn vì chi phí đầu tưthấp hơn và ít rủi ro hơn, đồng thời thời gian tiếp cận thị trường ngắn hơn
2.1.2.2 Phân theo hình thức pháp lí
Theo Luật Đầu tư Việt Nam 2005, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đượcthực hiện dưới một số hình thức pháp lý chủ yếu sau:
Thứ nhất, là hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh là
văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở một quốcgia trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên màkhông thành lập pháp nhân mới Các hình thức: hợp đồng xây dựng - kinh doanh -chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và hợpđồng xây dựng - chuyển giao (BT)
Ưu điểm: giúp nhà đầu tư thâm nhập vào những lĩnh vực hạn chế đầu tư, thị trường
truyền thống của nước chủ nhà: viễn thông, dầu khí, hoặc thị trường mới mà nhàđầu tư chưa biết rõ
Trang 11Nhược điểm: thời gian đàm phán và thực thi thường kéo dài, dễ thất bại do mục
đích thiếu nhất quán giữa các bên
Thứ hai, là doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh
nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa haibên hoặc các bên nước chủ nhà với các bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tạinước chủ nhà
Ưu điểm: giúp nhà đầu tư tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của nước chủ
nhà, đầu tư vào lĩnh vực dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thứcdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thâm nhập thị trường truyền thống của nướcchủ nhà, không mất thời gian, chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xâydựng các mối quan hệ, đồng thời chia sẻ chi phí và rủi ro đầu tư
Nhược điểm: Có sự khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác, cần
nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sảngóp vốn, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước;thiếu chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, sự khác biệt về văn hóa
Thứ ba, là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tưnước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quảkinh doanh
Ưu điểm: nhà đầu tư có thể chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, triển
khai nhanh dự án đầu tư, được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhânlực đáp ứng nhu cầu phát triển chung
Nhược điểm: Chủ đầu tư chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư, chi phí nghiên cứu tiếp
cận thị trường mới cao, không thâm nhập được những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận,cần thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước củaquốc gia nhận đầu tư
2.1.3 Vai trò của FDI
2.1.3.1 Đối với nước chủ đầu tư
FDI có rất nhiều tác động tích cực đối với nước chủ đầu tư
Trang 12Thứ nhất, FDI giúp nước chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế Thông qua uy tín của các doanh nghiệp mà
vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế nói chung, trong đầu tư trực tiếp nướcngoài nói riêng ngày càng được nâng cao, quốc gia đó sẽ có tiếng nói mạnh mẽ và
có trọng lượng trong các diễn đàn kinh tế và các tổ chức kinh tế thế giới
Thứ hai, nước chủ đầu tư có thể sử dụng lợi thế của nơi tiếp nhận vốn giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận, khắc phục tình trạng thừa vốn tương đối Khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các quốc gia này sẽ đem các
nguồn lực có lợi thế của mình để tiến hành đầu tư Các nguồn lực sẽ được khai tháctối đa trong môi trường kinh doanh rộng lớn hơn, với mật độ cạnh tranh thấp hơnvới những ngành mà quốc gia đó có thế mạnh
Thứ ba, FDI giúp nước chủ đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời kéo dài vòng đời sản phẩm Trong giai đoạn đầu vòng đời của sản phẩm
mới, giai đoạn thử nghiệm sản xuất được tiến hành tập trung tại chính quốc gia đó,các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu trực tiếp sản phẩm Khi sản phẩm đãtrở nên tiêu chuẩn hoá trong giai đoạn phát triển, sản phẩm đã “bão hoà” ở thịtrường trong nước, nhà sản xuất sẽ tích cực đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoàinhằm tận dụng lợi thế chi phí thấp (yếu tố đầu vào, ưu đãi của nhà nước tiếp nhậnđầu tư) và quan trọng hơn là nhằm ngăn chặn khả năng mất thị trường vào tay cácnhà sản xuất địa phương Các nhà sản xuất sẽ tiến hành di chuyển máy móc, thiết bị
và công nghệ sản xuất sang các nước đó để sản xuất, kéo dài “tuổi thọ” sản phẩm
Thứ tư, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm các nguồn cung nguyên, nhiên liệu ổn định Nguồn lực và khả năng khai thác các nguồn lực là vấn đề quan trọng để giảm
thiểu chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, góp phầnđắc lực cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận Khi tiến hànhsản xuất kinh doanh, mỗi nhà quản lý đều phải luôn tìm cách tối thiểu hoá chi phí vàtối đa hoá lợi nhuận nên họ cố gắng sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất
và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một giải pháp
Thứ năm, FDI giúp các nước đầu tư tránh được hàng rào thuế quan và hàng rào bảo hộ phi thuế quan của nước tiếp nhận đầu tư Hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều sử dụng hàng rào thuế quan cũng như các hàng rào phi thuế quan để kiểm
Trang 13soát việc xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Trong các trường hợp như vậy, cácnhà sản xuất thay vì xuất khẩu hàng hoá, họ xuất khẩu tư bản hay đầu tư trực tiếp ranước ngoài để giảm chi phí và tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của cácnước, dễ dàng hơn trong việc đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường nước ngoài
Thứ sáu, các nhà đầu tư có thể đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh Quá trình đẩy
mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt đến từ cácnhà đầu tư nước ngoài khác cũng như hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhậnđầu tư Để chiến thắng trong cạnh tranh, mở rộng sản xuất tăng lợi nhuận, các nhàđầu tư nước ngoài phải tích cực cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ, hợp
lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động; mặt khác, không ngừng nâng cao trình độcông nghệ, trình độ nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý sản xuất Kết quả làtrình độ nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu củasản xuất
2.1.3.2 Đối với nước nhận đầu tư
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho nước chủ đầu tư, FDI cũng đem đếncho nước nhận đầu tư những tác động tích cực
Thứ nhất, FDI bổ sung một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển Trong các
nguồn vốn nước ngoài thì vốn FDI được đánh giá là rất quan trọng đối với nhiềunước FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cácnước đang và kém phát triển Hơn nữa, sự có mặt của nguồn vốn này góp phần tạođiều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội, thúc đẩyđầu tư trong nước phát triển, từ đó khai thác tiềm năng trong nước với hiệu quả cao
Thứ hai, FDI giúp nước nhận đầu tư có được công nghệ phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực FDI có thể mang lại công nghệ cho các nước thông qua
con đường chuyển giao từ nước ngoài vào, hoặc xây dựng các cơ sở nghiên cứu vàphát triển, đào tạo đội ngũ lao động ở nước chủ nhà phục vụ cho các dự án đầu tư
Thứ ba, FDI giúp nước nhận đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực FDI chủ yếu được tiến hành bởi các TNCs và thường tập trung vào các
ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tăng nhanh tỷ trọng về sản lượng, việc
Trang 14làm, xuất khẩu,… của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế của cácnước đang phát triển, giảm tỷ trọng các ngành truyền thống
Thứ tư, FDI giúp nước nhận đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh trên thế giới Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày càng
hướng mạnh vào xuất khẩu Nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu đã giúp các nướcđang phát triển cải thiện cán cân thương mại
Tuy có nhiều tác động tích cực đến cả nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tưnhư vậy, nguồn vốn FDI không phải là không có những hạn chế nhất định Ví dụ,đối với nước chủ đầu tư, FDI có thể làm thất thoát các bí quyết công nghệ, giảmviệc làm cho lao động trong nước, … Trong khi đó, nước nhận đầu tư FDI có thể sẽphải đối mặt với các vấn đề về ô nhiễm môi trường, vấn đề xã hội gây ra bởi cácdoanh nghiệp FDI, vốn chỉ tập trung vào mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận; cùng với đó
là sự lệ thuộc về nguồn cung việc làm, kinh tế vào các doanh nghiệp vốn FDI này
Do đó, mỗi quốc gia cần có một sự cân nhắc hợp lí về cả những mặt tích cực và tiêucực khi đầu tư hoặc nhận đầu tư FDI, để có thể phát huy đươc những mặt tốt, đồngthời xây dựng những hành lang pháp lí, chế tài phù hợp nhằm hạn chế những tácđộng xấu của nguồn vốn này
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI
2.2.1 Các yếu tố thuộc về nước chủ đầu tư
Theo Bùi Thị Lý (2010), các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài sẽ tiến hành
hoạt động FDI khi phát huy được lợi thế độc quyền riêng và lợi thế nội bộ hóa
Lợi thế độc quyền riêng: Khi tiến hành đầu tư FDI ra nước ngoài, các doanh
nghiệp gặp phải rất nhiều bất lợi: sự khác biệt về văn hóa, thể chế, ngôn ngữ, thôngtin thị trường,… Để có thể tồn tại, các doanh nghiệp này phải sở hữu một số lợi thếcạnh tranh đặc biệt gọi là lợi thế độc quyền Các lợi thế này phải là lợi thế riêng củadoanh nghiệp, sẵn sàng chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các nước
Lợi thế nội bộ hóa: Các hình thức mở rộng hoạt động ra nước ngoài gồm:
xuất khẩu, cấp giấy phép quản lý, nhượng quyền thương mại, liên doanh, doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài,… Khi thị trường bên ngoài không hoàn hảo, cácdoanh nghiệp có được lợi thế nội bộ hóa khi lựa chọn hình thức FDI Chính các lợi
Trang 15thế nội bộ hóa giúp các TNCs tiến hành hoạt động kinh doanh đồng bộ và hoànchỉnh, sản xuất ở nhiều nước và sử dụng thương mại trong nội bộ doanh nghiệp đểlưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố vô hình giữa các chi nhánh của chúng
Ngoài ra, khi xét trên phương diện nước chủ đầu tư, hoạt động đầu tư trựctiếp ra nước ngoài có thể được khuyến khích hoặc hạn chế dựa trên các chính sáchđược đề ra Các chính sách khuyến khích đầu tư có thể kể đến:
- Tham gia kí kết các hiệp định song phương và các hiệp định đa phương vềđầu tư hoặc có liên quan đến đầu tư
- Chính phủ bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư ra nước ngoài Việc đầu tư ranước ngoài có thể gây ra cho chủ đầu tư rất nhiều rủi ro lớn Nếu chính phủ cácnước đứng ra bảo hiểm cho các rủi ro này thì các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an tâm và
có thêm tự tin khi quyết định thực hiện đầu tư ra nước ngoài
- Ưu đãi thuế và tài chính, có thể dưới dạng hỗ trợ tài chính trực tiếp cho cácchủ đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn hoặc giảm thuế
- Khuyến khích chuyển giao công nghệ Chính phủ các nước có thể hỗ trợvốn, trợ giúp về kĩ thuật, dành các ưu đãi cho các dự án về FDI ở nước ngoài kèmtheo chuyển giao công nghệ
- Trợ giúp tiếp cận thị trường, ưu đãi thương mại (thuế quan và phi thuế quan)cho hàng hóa của các nhà đầu tư ra nước ngoài
- Cung cấp thông tin, trợ giúp kỹ thuật Chính phủ hoặc các cơ quan của Chínhphủ đứng ra cung cấp cho các chủ đầu tư các thông tin cần thiết về môi trường và
cơ hội đầu tư
Các biện pháp hạn chế đầu tư có thể bao gồm:
- Hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài Để kiểm soat cán cân thanh toán, hạn chếthâm hụt, các nước chủ đầu tư có thể áp dụng biện pháp này
- Hạn chế bằng thuế, đánh thuế đối với thu nhập của chủ đầu tư ở nước ngoài, cócác chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trong nước, khiến cho việc đầu tư ranước ngoài trở nên kém ưu đãi hơn
Trang 16- Hạn chế tiếp cận thị trường, đánh thuế cao hoặc áp dụng chế độ hạn ngạch haycác rào cản phi thương mại đối với hàng hóa của công ty nước mình sản xuất ởnước ngoài và xuất khẩu ngược lại
- Cấm đầu tư vào một số nước Do căng thẳng trong quan hệ ngoại giao, chínhtrị, một nước có thể không cho phép chủ đầu tư nước mình tiến hành hoạt động FDI
ra một nước nào đó
2.2.2 Các yếu tố thuộc về nước nhận đầu tư
Theo Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD),các yếu tố quyết định FDI của nước tiếp nhận đầu tư được chia thành 3 nhóm:
Thứ nhất, là khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư Khung chính
sách bao gồm hệ thống các quy định hành chính, luật pháp và chiến lược của Nhànước để trên cơ sở đó nền kinh tế được điều hành nhằm đạt được các mục tiêu kinh
tế trong từng thời kì cụ thể Khung chính sách bao gồm hai cấp độ cụ thể: khungchính sách quốc gia và khung chính sách quốc tế Khung chính sách quốc tế lànhững vấn đề có liên quan đến các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, cácliên kết kinh tế quốc tế Khung chính sách quốc gia được chia làm 2 nhóm là cácquy định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp đếnFDI Các quy định và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồm các quy định vềviệc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, các tiêu chuẩn đối xửvới FDI và cơ chế hoạt động của thị trường có sự tham gia của thành phần kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài Mặt khác, một số quy định, chính sách trong một sốngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định của chủ đầu tư,như: chính sách thương mại, chính sách tự nhiên hóa, chính sách tiền tệ và chínhsách thuế, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách liên quan đến cơ cấu các ngànhkinh tế và các vùng lãnh thổ, các quy định trong hiệp định quốc tế mà nước nhậnđầu tư tham gia ký kết…
Thứ hai, là các yếu tố của môi trường kinh tế Có thể kể đến một số yếu tố
chủ đạo như quy mô thị trường, chi phí sản xuất, trình độ lao động, bối cảnh kinh tế
vĩ mô, tình hình lạm phát, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, và tài sản đặc biệt (côngnghệ, phát minh, thương hiệu, ) Tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà các
Trang 17yếu tố của môi trường kinh tế tương ứng sẽ có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI Ví dụ,các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến dung lượng thịtrường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của thị trường; khảnăng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc biệt của người tiêudùng và cơ cấu thị trường Trong khi đó, các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyênliệu và tài sản sẽ quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên; lao động chưa qua đào tạovới giá rẻ; lao động có tay nghề; công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sảndoanh nghiệp sang tạo ra; cơ sở hạ tầng phần cứng Mặt khác, các chủ đầu tư tìmkiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua nguyên liệu, bán thành phẩm; tham giacác hiệp định hội nhập tạo thuận lợi thành lập mạng lưới doanh nghiệp toàn khuvực
Thứ ba, là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh Trong các yếu tố này,
có thể kể đến: chính sách xúc tiến đầu tư; các biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư;giảm tiêu cực phí bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính
để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; nâng cao chất lượngcác dịch vụ tiện ích xã hội để đảm bảo cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài;các dịch vụ hậu đầu tư, Cụ thể, hoạt động xúc tiến đầu tư gồm việc quảng bá rabên ngoài hình ảnh, chính sách, lợi thế, tiềm năng của nước nhận đầu tư nhằm cungcấp thông tin giúp nhà đầu tư hiểu đúng về môi trường đầu tư tiềm năng ấy Cáchình thức khuyến khích đầu tư chủ yếu là khuyến khích về tài khóa như giảm tỷ lệthuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấp đầu tư và tái đầu tư, miễn giảm thuế, khuyếnkhích về tài chính cũng như hỗ trợ của chính phủ dưới dạng tín dụng trợ cấp, thamgia vốn nhà nước, bảo hiểm tín dụng của chính phủ Ngoài ra, còn có các ưu đãi vềthị trường như hỗ trợ độc quyền, bảo vệ cạnh tranh nhập khẩu, ưu đãi về trao đổingoại hối và cơ sở hạ tầng
2.2.3 Các yếu tố quốc tế
Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động FDI,
cụ thể hơn, đó là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu có ổn định haykhông, các yếu tố đó thuận lợi hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư, nước nhậnđầu tư, và chính bản thân nhà đầu tư Tình hình cạnh tranh giữa các nước trong thu
Trang 18hút FDI ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy FDI Để nâng cao năng lực cạnh tranhtrong thu hút FDI, các nước sẽ phải cải tiến môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và đưa
ra những ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài Nước nào xây dựng được môitrường đầu tư có sức hấp dẫn cao hơn thì nước đó sẽ có khả năng thu hút đượcnhiều vốn đầu tư hơn Cùng với sự gia tăng độ mở và độ hấp dẫn của các môitrường đầu tư, dòng vốn FDI sẽ dễ dàng lưu chuyển hơn, làm tăng trưởng lượng vốnFDI toàn cầu
2.3 Giới thiệu môi trường đầu tư của khu vực ASEAN
2.3.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore
và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok) Ngày 8/1/1984, Bruneiđược kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước.Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giaoASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunei, đưa tổng số thành viên của ASEAN lênthành bảy nước Tháng 7/1997, Lào và Myanmar trở thành thành viên thứ tám vàthứ chín của Hiệp hội Campuchia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, trở thành thànhviên thứ 10 Trong 11 nước Đông Nam Á, Đông Timor là quốc gia duy nhất vẫnđang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để gia nhập tổ chức ASEAN
Theo Nguyễn Hùng Sơn (2011), quá trình phát triển ASEAN đã trải qua một số mốc
quan trọng như sau:
Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành
lập trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, vănhoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơnvới khu vực và thế giới
Năm 1992: Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa
thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) được kí vào dịp Hội nghị Cấpcao ASEAN lần thứ tư, tổ chức tại Singapore từ ngày 27-28/1/1992 Nhân dịp này,
5 nước thành viên ban đầu của ASEAN cũng ký thỏa thuận về lập Khu vực Mậu
Trang 19dịch Tự do ASEAN (AFTA), đặt nền tảng quan trọng cho mở rộng hợp tác kinh thương mại và xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau này.
tế-Tháng 12/1997: Thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 Trong đó, nêu định
hướng phát triển lớn của ASEAN trong những thập kỷ đầu thế kỷ 21, hướng tớimục tiêu xây dựng một tập hợp hài hòa các dân tộc ở Đông Nam Á, sống trong hòabình, ổn định và thịnh vượng, gắn kết chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ đối tácnăng động và một cộng đồng của các xã hội đùm bọc lẫn nhau
Năm 2002: ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC) vào ngày 4/11/2002 tại Phnôm Pênh Tuyên bố nêu cam kết củacác bên ký kết giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũlực và thông qua đàm phán giữa các bên liên quan
Năm 2005: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ nhất, được tổ chức tại
Kuala Lumpur, Malaysia tháng 12/2005, với sự tham gia của nguyên thủ các nướcthành viên ASEAN, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và NewZealand Tại Hội nghị này, lãnh đạo các nước đã ký Tuyên bố chung về Cấp caoĐông Á, trong đó đề ra mục tiêu, nguyên tắc, lĩnh vực và các phương thức chínhcho hoạt động của EAS
Tháng 11/2007: Hiến chương ASEAN được ký ngày 20 tháng 11 năm 2007
tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 Hiến chương ra đời, tạo tư cách pháp nhâncho ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực; đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý vàkhuôn khổ thể chế để gia tăng liên kết và hợp tác ASEAN, giúp xây dựng ASEANtrở thành một tổ chức gắn kết hơn và hoạt động hiệu quả hơn, trước mắt là hỗ trợmục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN
Năm 2010: Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) Tại Hội nghị
Cấp cao ASEAN lần thứ 17 diễn ra vào tháng 12/2010 tại Hà Nội, các Nhà Lãnhđạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), trong
đó đề ra các biện pháp thực hiện kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và người dân
Tháng 11/2011: Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN tại Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ 19 tổ chức tại Bali, In-đô-nê-xia từ ngày 17-19/11/2011 Tuyên bốkhẳng định quyết tâm của các nước ASEAN xây dựng lập trường, quan điểm chungtrong việc hợp tác ứng phó với các vấn đề toàn cầu; nâng cao vai trò và tiếng nói
Trang 20của ASEAN tại các cơ chế quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC),…
2.3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực ASEAN
2.3.2.1 Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lí, trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ
khoảng 920 đến 1400 kinh đông và từ khoảng 280 vĩ bắc chạy qua xích đạo đếnkhoảng 150 vĩ nam Tổng diện tích của Đông Nam Á khoảng trên 4 triệu Km2 ĐôngNam Á bao gồm một quần thể các đảo, quần đảo và quần đảo, các vịnh và biển chạydài suốt tự Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương Xét về mặt địa lý – hành chính,Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia,Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào, Đông Timor và Việt Nam, trong
đó 5 nước nằm trên quần đảo Mã Lai và 6 nước nằm trên bán đảo Trung Ấn
Về khí hậu, đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu Đông Nam Á là tính chất gió mùa nóng và ẩm Khu vực được mệnh danh là “châu Á gió mùa” này mỗi năm
thường có hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô mát, mùa mưa nóng và ẩm Có thể nóiĐông Nam Á là nơi có độ ẩm cao nhất trên thế giới Khí hậu biển cũng là một đặcđiểm quan trọng đối với tuyệt đại đa số các quốc gia Đông Nam Á Trên quả địacầu, đường xích đạo chạy qua ba nơi: Khu vực sông Amazon, khu vực sông Congo
và Đông Nam Á Trong đó, hai khu vực trên nằm trong lục địa, chỉ có Đông Nam Á
270) cao, Đông Nam Á đã tạo ra những cánh rừng nhiệt đới bao la với đủ các loạithảo mộc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loại cây gia vị và hươngliệu như hồ tiêu, sa nhân, quế, hồi, trầm hương,… Những cây công nghiệp như cao
su, dừa, cọ,… cũng đóng một vai trò đáng kể trong nền kinh tế của Đông Nam Á:
Trang 2180% cao su tự nhiên, 75% dầu cọ, 73% cùi dừa của thế giới là từ Đông Nam Á đãtrở thành khu vực được mệnh danh là quê hương của lúa nước – cây lương thực sốmột của nhân loại Không phải ngẫu nhiên mà hai trong số ba nước xuất khẩu gạonhiều nhất thế giới lại nằm ở khu vực này Rừng Đông Nam Á còn lưu giữ đượcnhiều loại động vật quý mang tính nhiệt đới đặc trưng như voi, tê giác, bò tót, v.v…Đặc biệt, Đông Nam Á còn được coi là “viện bảo tàng chim thú” – thiên đường củacác nhà động vật học Chim ở đây có giá trị lớn về nhiều mặt: kinh tế, khoa học, sảnxuất, văn hóa – xã hội, v.v…
Về tài nguyên khoáng sản, Đông Nam Á là vùng khá giàu có về khoáng sản:
sắt, nicken, đồng, thiếc, kẽm, chì, vonfram,… Thiếc ở Đông Nam Á chiếm 70% trữ
lượng thế giới (khoảng 3,6 triệu tấn) và có hàm lượng cao Malaysia đứng hàng đầu(1,5 triệu tấn), sau đó là Indonesia (gần 1 triệu tấn) Đồng có ở tất cả các nướcnhưng nhiều nhất là Philippines với trữ lượng 6 triệu tấn, sau đó đến Indonesia (gần
1 triệu tấn), Malaysia (80 vạn tấn) Quặng Mangan trữ lượng chung 25 triệu tấn,trong đó Indonesia 10 triệu tấn, Thái Lan 7 triệu tấn Quặng sắt Indonesia 1,7 tỷ tấn,Philippines gần 1 tỷ tấn, Lào gần 1 tỷ tấn Trữ lượng dầu mỏ ở Đông Nam Á khálớn, tạo thành một vành đai dọc bờ biển Sarawak, Sabah (Malaysia), Brunei cho đếntận Nam Việt Nam
Về giao thông, Đông Nam Á có một vị trí đặc biệt quan trọng trên đường giao lưu quốc tế Nó nằm trọn giữa hai đại dương lớn: Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương Eo Malacca, có người ví như kênh đào Suez, nối biển Đông với Andamanthuộc Ấn Độ Dương, trở thành cửa ngõ trên tuyến đường hàng hải quốc tế, nối liềnĐông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên) với Tây Âu và châu Phi Đông Nam Ánằm gần hai quốc gia lớn nhất phương Đông: Trung Quốc và Ấn Độ Qua đườngbiển, các nước Đông Nam Á còn nằm gần siêu cường quốc kinh tế Nhật Bản Ngoài
ra, Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc Đây là một nguồn lợi lớn về kinh
tế, trước hết là về mặt giao thông vận tải Các sông lớn có giá trị kinh tế cao phầnlớn đều nằm ở bán đảo Trung Ấn: Sông Mekong (dài 4500 km, đoạn chảy vào khuvực Đông Nam Á dài 2600 km), sông Hồng, sông Saluen (3200 km), sông Irawadi(2150 km), sông Menam (1200 km),… Trữ năng thủy điện của các con sông ở vùng
Trang 22này cũng rất lớn: Indonesia 20 triệu Kw, Việt Nam 20 triệu Kw, Lào 12,4 triệu Kw,Thái Lan 8 triệu Kw, Campuchia 5,4 triệu Kw, Philippines 2,8 triệu Kw,…
Với các điều kiện thuận lợi như vậy, Đông Nam Á từ xa xưa đã trở thànhmột khu vực quan trọng, có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự Khôngphải ngẫu nhiên mà nhiều người đã coi Đông Nam Á như là một “hành lang” haymột “chiếc cầu nối Đông – Tây” Tuy nhiên, như ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, bêncạnh những điều kiện thuận lợi cũng không thể không gặp phải những khó khăn, trởngại do thiên nhiên gây ra Các nước như Indonesia, Philippines thường có độngđất, núi lửa, hàng năm gây thiệt hại không ít về người và của Nạn hạn hán, lụt lội,sâu bệnh, bão gió, v.v… cũng thường xảy ra ở nhiều nơi Ngoài ra, mặc dù cũng cónhiều đồng bằng nhưng, nhìn chung, so với các đồng bằng ở vùng châu thổ sôngHằng, sông Ấn thì đồng bằng Đông Nam Á vẫn thuộc loại nhỏ, do đó phần nào cóảnh hưởng đến quy mô sản xuất lớn
2.3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực ASEAN
Về dân số, Đông Nam Á là một khu vực đông dân Theo ASEAN Statistical Yearbook 2014, số dân năm 2014 của Đông Nam Á lên tới 650 triệu người, chiếm
14,2% dân số châu Á, 8,6% dân số thế giới Mật độ dân số bằng trung bình của châu
Á, gấp hơn 2 lần so với thế giới Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn châu Á và thế giới,đạt 1,5% Điều đáng chú ý là khu vực ASEAN có cơ cấu dân số trẻ, với phần đôngdân số nằm trong độ tuổi lao động điều này tạo nên một thuận lợi vô cùng lớn cho
sự phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động trong khu vực này Tuy nhiên, dân sốđông với mật độ cao cũng gây nên rất nhiều sức ép đối với giáo dục, y tế, văn hóa,môi trường, Các nước Đông Nam Á đang tiến hành các chính sách dân số, nângcao ý thức và hiểu biết người dân để kiểm soát gia tăng dân số tự nhiên
Về kinh tế, ASEAN là một trong những thị trường quan trọng và là một trung tâm kinh tế phát triển năng động Mặc dù chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng
nợ công châu Âu, sự suy yếu của kinh tế Mỹ và sự tăng trưởng chậm lại của nềnkinh tế TQ và Ấn Độ, song trong năm 2013, kinh tế khu vực ASEAN vẫn giữ được
mức tăng trưởng cao Theo Schwab( 2014), tăng trưởng kinh tế của ASEAN năm
2013 đạt khoảng 5,2%, trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào cao nhất khoảng
Trang 238,4%, tiếp đến là Campuchia (6,4%), Indonesia (khoảng 6,1%), Brunei khoảng3,2%, Malaysia khoảng 4,4%, Myanmar khoảng 6,0%, Philippines khoảng 4,2%,Singapore khoảng 2,7%, Thái Lan 5,5%, Việt Nam khoảng 5,5%
Nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốcgia trong khu vực Đông Nam Á
Về kinh tế đối ngoại, ASEAN thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với các đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Australia, EU…
Hiện nay, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN vàASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc; ASEAN trở thành thịtrường xuất khẩu lớn thứ 4 và là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Mỹ; Nhật Bản đãvươn lên vị trí thứ nhất trong số các nước nhập khẩu vào ASEAN đồng thời là đốitác thương mại lớn thứ 2 của khối Hoạt động thương mại giữa ASEAN với HànQuốc, EU, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga… cũng không ngừng gia tăng
Tuy nhiên, khu vực ASEAN cũng gặp phải một số vấn đề an ninh đe doạ tới
sự hòa bình, ổn định của khu vực
Trước hết là sự leo thang trong tranh chấp biển Đông Năm 2012, khu vực đãchứng kiến sự leo thang mạnh mẽ trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa TrungQuốc với một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam.Điều này đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của khu vực, và tác đôngđến sự điều chỉnh chính sách chiến lược của nhiều nước trong khu vực và trên thếgiới có lợi ích ở biển Đông, cũng như làm gia tăng bất đồng quan điểm các quốc giaASEAN trong việc giải quyết tranh chấp giữa một số quốc gia có liên quan vớiTrung Quốc, thách thức với việc hiện thực hóa Cộng đồng Chính trị - An ninhASEAN (APSC) vào năm 2015
Thứ hai là nguy cơ leo thang trong xung đột tôn giáo – sắc tộc và “chạy đua
vũ trang” Các xung đột giữa các nhóm tôn giáo – sắc tộc chủ yếu liên quan đến vấn
đề Hồi giáo, chủ yếu xảy ra ở miền Tây Myanmar, miền Nam Philippines, miềnNam Thái Lan, Indonesia… Chạy đua vũ trang trong năm 2012 ở khu vực ĐôngNam Á tiếp tục gia tăng với việc các nước Đông Nam Á tăng mạnh chi phí quốcphòng nhằm xúc tiến hiện đại hóa quân đội, tăng cường khả năng tự vệ, bảo đảmchủ quyền và an ninh quốc gia Năm 2012, Thái Lan chi 167,5 tỷ Bath (5,5 tỷ
Trang 24USD), theo một số báo cáo do Chính phủ Thái Lan công bố, chi tiêu quốc phòng tàikhóa năm 2012 chiếm 7% tổng ngân sách nhà nước và gần 1,4% GDP nước này.
Tóm lại, bức tranh Đông Nam Á những năm gần đây tuy có phần phức tạphơn so với những năm trước đó, nhưng nhìn chung là ổn định Về cơ bản khu vựcduy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; ASEAN vẫn giữ được vai trò trungtâm trong các hợp tác quốc tế ở khu vực Tuy nhiên, những biểu hiện về sự khôngthống nhất trong nội bộ ASEAN trong một số vấn đề năm vừa qua đang đặt cho tổchức này thách thức to lớn về năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến khối vàcác thành viên
2.3.3 Các hiệp định hợp tác đầu tư của ASEAN
Một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao tính cạnh tranh củaASEAN trong việc thu hút đầu tư giữa các nước ASEAN và từ các nước ngoại khối
là thông qua thực hiện tự do hoá và bảo hộ đầu tư Cùng với thương mại hàng hóa
và thương mại dịch vụ, hợp tác về đầu tư của ASEAN cũng được tiến hành từ lâu.Tính đến thời điểm này, có thể kể đến 3 Hiệp định hợp tác đầu tư, lần lượt là IGA(kí ngày 15/12/1987), AIA (kí ngày 7/101998) và ACIA (kí ngày 26/2/2009)
2.3.3.1 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (IGA)
Ngày 15/12/1987 những nhà lãnh đạo phụ trách các vấn đề kinh tế của cácnước ASEAN 6 đã kí kết hiệp định hợp tác về đầu tư mang quy mô toàn ASEANđầu tiên có tên là Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (Agreement for thePromotion and Protection of Investments (IGA) để tiến hành hợp tác sâu hơn tronglĩnh vực đầu tư trong khu vực Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư có hiệulực từ ngày 2/8/1988, sau đó được sửa đổi một lần vào năm 1996 Hiệp định nàykhá ngắn, chỉ bao gồm 13 điều khoảnvới mục tiêu chung là bảo vệ đầu tư như đảmbảo đối xử công bằng, bình đẳng trong đầu tư, các quy định về quốc hữu hóa và bồithường, quyền chuyển vốn và lợi nhuận về nước của nhà đầu tư, thế quyền, cơ chếgiải quyết tranh chấp giữa các thành viên của hiệp định Tuy nhiên, vì IGA không
có các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư mà chỉ quy định các bên cần giải quyếttrên cơ sở hữu nghị, báo cáo kết quả lên các Bộ trưởng Kinh tế nên tính ràng buộcpháp lý của hiệp định này chưa cao
Trang 252.3.3.2 Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
Đến những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình quốc tế và khu vực Đông Nam
Á có nhiều thay đổi quan trọng, điển hình là sự kiện chiến tranh lạnh kết thúc, chấmdứt sự đối đầu giữa hai cực Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa Đối với khu vựcĐông Nam Á nói riêng, sự kiện này đã làm giảm bớt các cam kết an ninh mà đi kèmvới nó là những giúp đỡ về kinh tế của Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với các quốc giathành viên ASEAN, khiến các nước trong khối bắt đầu phải tự mình đối mặt với sựcạnh tranh gay gắt về kinh tế từ một số nước có nền kinh tế mới nổi như TrungQuốc, Ấn Độ và một số tổ chức quốc tế khu vực đang ngày một lớn mạnh như Liênminh Châu Âu (EU-European Union) Trước tình hình đó, nhằm tăng cường tínhhấp dẫn và thu hút hơn nữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường khảnăng cạnh tranh về đầu tư cho toàn khu vực, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5vào tháng 12 năm 1995, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí đưa ra Chương trìnhhành động ASEAN về hợp tác và xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trongphạm vi ASEAN, đồng thời đưa ra sáng kiến thành lập Khu vực thương mại đầu tưASEAN Ngày 7/10/1998, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 30 tạiManila, Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA- Framework Agreement
on the ASEAN Investment Area) đã được kí kết, khai sinh ra Khu vực đầu tưASEAN Hiệp định này chính thức có hiệu lực vào ngày 21 tháng 6 năm 1999
Với mục tiêu tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, tự do, minh bạch, sovới IGA, AIA tiếp tục đưa ra các thỏa thuận nâng cao hơn nữa tiến trình tự do hóa,xúc tiến, thuận lợi hóa và hài hòa hóa chính sách đầu tư nước ngoài đang được thựchiện trong ASEAN; loại trừ danh mục đầu tư và bổ sung điều khoản về áp dụngnguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối hệ quốc, bảo hộ đầu tư Hiệp định AIAđiều chỉnh 5 lĩnh vực là chế tạo, nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, khai khoáng vàkhai thác đá và các dịch vụ liên quan Theo đó, đầu tư được mở cửa và đối xử quốcgia được dành cho tất cả các nhà đầu tư từ giai đoạn tiền thành lập cho đến các giaiđoạn sau thành lập Một số trường hợp ngoại lệ được đưa vào Danh mục Loại trừTạm thời (TEL) và Danh mục Nhạy cảm (SL), trong đó Danh mục Loại trừ tạm thờiđược dần dần xoá bỏ, còn Danh mục nhạy cảm được rà soát định kỳ
Trang 26Có thể nói rằng hai hiệp định IGA và AIA đã có những tác động tích cực vàquan trọng trong thúc đẩy FDI ở ASEAN kể từ khi ra đời cho tới nay, điển hình lànâng dòng FDI từ bên ngoài đầu tư vào khu vực tăng một cách đáng ngạc nhiên từ
460 triệu USD năm 1970 đến 34,099 triệu USD vào năm 1997 Đặc biệt năm 2007,khi các nền kinh tế ASEAN phải đối mặt với nhiều khó khăn mang tính toàn cầu,dòng FDI nội khối của ASEAN vẫn tăng mạnh mẽ so với dự đoán tới 74,395 triệuUSD Tuy nhiên, mặc dù AIA đã tạo ra một thị trường tự do hơn để thu hút FDInhưng hiệp định này vẫn chưa đủ toàn diện để hấp dẫn thêm các nhà đầu tư nướcngoài vào ASEAN
2.3.3.3 Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra quyết định thành lập Cộng đồngkinh tế ASEAN Tuyên bố Bali 2 ghi nhận rằng: “hướng tới Cộng đồng kinh tếASEAN, ASEAN sẽ xây dựng cơ chế và các biện pháp mới để tăng cường thực hiệncác sáng kiến kinh tế hiện có, bao gồm Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA),Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) và Khu vực đầu tư ASEAN (AIA);thúc đẩy hội nhập khu vực các lĩnh vực ưu tiên; tạo điều kiện cho sự di chuyển củathể nhân, lao động lành nghề và nhân tài; củng cố các thể chế của ASEAN, bao gồm
cả việc cơ chế giải quyết tranh chấp hiện có để giải quyết các tranh chấp về kinh tếnhanh chóng và ràng buộc về mặt pháp lý hướng tới mục tổng thể là tạo lập “mộtkhu vực kinh tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnhtranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.” Với những mục tiêu mới của AEC,nhiều điều khoản trong AIA và IGA không đáp ứng được mục tiêu mà AEC đặt ranhư AIA chỉ bao gồm các thỏa thuận về tiếp cận thị trường, các thỏa thuận về bảo
hộ đầu tư theo IGA cũng trở nên lạc hậu với tình hình đầu tư, thương mại trong khuvực Vì vậy, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất quan điểm soạn thảo vănbản mới thay thế hai Hiệp định về đầu tư hiện hành nhằm cải thiện môi trường đầu
tư cạnh tranh, minh bạch, tự do và thông thoáng hơn Sau hơn 2 năm chuẩn bị vàsoạn thảo, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đã được kí kết vào ngày26/02/2009 và có hiệu lực vào ngày 29/3/2012
Trang 27ACIA là kết quả của sự tổng hợp và sửa đổi từ 2 Hiệp định Đầu tư ASEAN:Hiệp định ASEAN về Xúc tiến và Bảo hộ Đầu tư 1987 (được biết đến như Hiệpđịnh Bảo hộ Đầu tư ASEAN IGA) và Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN
1998 (thường được gọi là Hiệp định AIA), cũng như các Nghị định thư liên quan.Mục đích của việc kết hợp 2 Hiệp định này là để thích ứng với môi trường cạnhtranh toàn cầu, hướng tới nâng cao sự hấp dẫn của khu vực ASEAN với tư cách làmột điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, thiết lập một cơ chế đầu tư tự do và
mở cửa và đáp ứng các mục tiêu hội nhập kinh tế ACIA là một Hiệp định Đầu tưtoàn diện điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,khai khoáng, và các dịch vụ liên quan tới 5 lĩnh vực trên Theo quy định của Hiệpđịnh ACIA, tự do hóa đầu tư sẽ được tiến hành từng bước, hướng tới mục tiêu xâydựng một môi trường đầu tư tự do và mở của trong khu vực, phù hợp với các mụctiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN ACIA cũng cho phép tự do hóa đối với cáclĩnh vực khác trong tương lai
Các quy định toàn diện của Hiệp định ACIA sẽ tăng cường bảo hộ đầu tư vàcủng cố niềm tin của các nhà đầu tư khi đầu tư tại khu vực ACIA cũng sẽ khuyếnkhích phát triển đầu tư nội khối ASEAN hơn nữa, đặc biệt là giữa các công ty đaquốc gia có trụ sở tại ASEAN thông qua hợp tác phát triển công nghiệp và chuyênmôn hòa, góp phần tăng cường hội nhập kinh tế
Từ sự nỗ lực cải thiện tính hiệu quả của các Hiệp định đầu tư trong khu vực,
có thể nhận thấy rằng để thích ứng với sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với cácdòng FDI, ASEAN đang tiếp tục nỗ lực thiết lập một môi trường đầu tư thuận lợihơn trong khu vực Các Quốc gia Thành viên ASEAN đã cam kết hướng tới mộtmôi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch hơn, với mục tiêu tăng cường cácdòng đầu tư và thu hút thêm các nhà đầu tư vào khu vực, góp phần hướng tới sựtăng trưởng kinh tế và phát triển của khu vực Hiển nhiên, điều này cũng tạo mộtthuận lợi to lớn cho dòng vốn FDI của Việt Nam ra các nước ASEAN
Trang 282.4 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp sang khu vực ASEAN của một số quốc gia 2.4.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á có sự gắn bó với nền kinh
tế Nhật Bản thông qua các dự án hợp tác và đầu tư Ngay từ những năm 50, cùngvới việc thực hiện chính sách ngoại giao chính trị, Nhật Bản đã tiến hành các dự ánđầu tư vào khu vực Đông Nam Á, qua đó tạo ra một khối lượng việc làm lớn chonhân sự các nước tại các công ty Nhật Hầu hết các hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài bắt nguồn từ các công ty xuyên quốc gia, chuyên cung cấp nguồn vốn, côngnghệ và kinh nghiệm quản lý chính trong đầu tư quốc tế Các nước Đông Nam Ávới lợi thế lao động rẻ, thị trường tiềm năng và ít rủi ro đã thúc đẩy các doanhnghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều hơn nữa Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản do
lo ngại rủi ro sản xuất và kinh doanh tại thị trường Trung Quốc nên đã bắt đầuchuyển dần nguồn vốn và hoạt động kinh doanh sang thị trường Đông Nam Á
Theo Dương Hương Nga (2012), khối lượng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản
vào các nước ASEAN có sự gia tăng mạnh mẽ Từ năm 1990 đến năm 1993, FDIcủa Nhật Bản vào các nước này tăng từ 7,8% đến 11,33% Đến năm 1994, tổng sốvốn đầu tư này đã lên tới 5,13 tỷ USD Trong năm 2014, con số này đã lên đến35,57 tỷ USD, tương đương với 12,5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản
và 54% đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Châu Á Có được điều này là do sau thoảthuận Plaza, đồng Yên lên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ và các đồng tiềnASEAN, dẫn đến các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài một mặt bị mất tính cạnhtranh trên thị trường, mặt khác vì đã được tính bằng đô la nên tiền thu về khi đổisang đồng Yên bị giảm đi rất nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinhdoanh của các công ty trong nước, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ Điều này làmgia tăng xu hướng chuyển dịch các cơ sở sản xuất sang các nước Châu Á lánggiềng, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản Kết quả là dòngđầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam và các nước ASEAN ngày một tăng lên Tínhtới tháng 10/2014 đầu tư FDI từ Nhật Bản tới nhiều quốc gia ASEAN tăng mạnhnhư Việt Nam tăng 2 lần, Thái Lan tăng 3 lần, Campuchia tăng 4 lần và Philippinestăng 2 lần
Trang 29Tháng 10/2012, Nhật Bản vừa thông báo sẽ cung cấp gói tài trợ trị giá 13 tỷUSD cho phát triển cơ sở hạ tầng của Indonesia, nơi dân số 220 triệu người hứa hẹn
là một thị trường tiêu thụ lớn trong tương lai.Nhật Bản cũng rất nhanh chóng tiếpcận với thị trường tiềm năng mới mở cửa là Myanmar thông qua việc rót hàng tỷUSD cũng như xóa nợ cho quốc gia này Tuy nhiên nhân công giá rẻ chưa phải là lý
do lớn nhất mà doanh nghiệp Nhật Bản tìm tới Đông Nam Á Với dân số 600 triệungười, trẻ và có xu hướng tăng, đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho Nhật Bản
Nhanh chóng nhất là những doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô.Nissan dự định xây dựng nhà máy thứ hai của mình tại Thái Lan còn Toyota đangchuẩn bị kế hoạch để xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô thứ ba của mình tại Indonesia
để có nhiều hàng hóa cung cấp cho nhu cầu tại chỗ Ngoài lợi thế cung cấp dễ dàngcho cầu nội địa, việc xây dựng các cơ sở sản xuất bên ngoài Trung Quốc cũng giúpdoanh nghiệp Nhật Bản đa dạng hóa nơi sản xuất để chia sẻ rủi ro Bên cạnh hànghóa cung cấp cho thị trường này như ô tô, xe máy, đồ điện tử và dịch vụ, Nhật Bảncòn nhìn thấy nhiều cơ hội trong phát triển cơ sở hạ tầng Trong bối cảnh các nướcASEAN tiến tới một khu vực mậu dịch chung, việc kết nối các quốc gia sẽ mang tớinhiều cơ hội trong lĩnh vực xây dựng cho các doanh nghiệp Nhật Bản
FDI của Nhật bản vào các nước ASEAN tập trung vào 2 lĩnh vực chủ yếu:lĩnh vực chế tạo, tức những ngành sản xuất vật chất và lĩnh vực phi chế tạo, gồmnhững ngành dịch vụ, xây dựng và khai khoáng Trong đó, các nhà đầu tư Nhật chútrọng vào lĩnh vực chế tạo ở các nước Đông Nam Á hơn là lĩnh vực phi chế tạo, bởicác nhà đầu tư đang vận động đề ra các chính sách hấp dẫn thu hút nguồn nhân tài
là lực lượng kỹ sư có lợi cho lĩnh vực này Như vậy, có thể thấy Nhật Bản ngàycàng nhìn nhận Đông Nam Á như một thị trường quan trọng và đồng thời là mộtcông xưởng lớn khi chuyển dần dòng đầu tư tới nơi đây
2.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong chính sách mở cửa của Trung Quốc, FDI là biện pháp quan trọngnhằm thúc đẩy các công ty, xí nghiệp ở trong nước tìm kiếm thị trường ở bên ngoài,thực hiện chuyển dịch nguồn vốn mở cửa vào thị trường thế giới, nâng cao sức cạnhtranh, đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên ở ngoài nước, tham gia hợp tác đầu tư,
Trang 30hợp tác lao động với nước ngoài, tạo vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.Trung Quốc đề ra tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bằng việc tăng cườngđẩy mạnh, hướng dẫn và khuyến khích các công ty, xí nghiệp mở rộng đầu tư xâydựng nhà máy, tham gia khai thác tài nguyên, thầu khoán xây dựng các hạng mụccông trình, đầu tư vào hoạt động gia công chế biến và buôn bán sản phẩm ở ngoàinước; đồng thời đưa những sản phẩm, thiết bị, kỹ thuật và lao động trong nước xuấtkhẩu ra bên ngoài nhằm tranh thủ cả hai thị trường, hai nguồn tài nguyên trong vàngoài nước, góp phần tạo ra thực lực lớn mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc Cụ thể,
theo Trần Thị Huyền (2008), nhằm tăng cường đầu tư trực tiếp sang khu vực
ASEAN, Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp chủ yếu như sau:
Thứ nhất, nhà nước Trung Quốc rất chú trọng đẩy mạnh xúc tiến quan hệ đầu tư, xây dựng được hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài Thông qua các khoản viện trợ đầu tư, những
món trợ cấp xuất khẩu hào phóng cũng như những khoản cho vay không lãi của BắcKinh mà Lào đã giữ vững được đồng Kíp trong thời điểm khủng hoảng tài chínhnăm 1997 Sau đó là một loạt những hiệp định hợp tác song phương trong các lĩnhvực kinh tế, kỹ thuật, phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư Nhiều cầu đường cũngđang được ráo riết xây dựng ở phía Bắc Lào nối liền với Thái Lan bằng công quỹcủa Nhà nước Trung Quốc Trung Quốc hy vọng rằng việc xây dựng các tuyếnđường Bắc Lào sẽ cho phép nước này vận chuyển hiệu quả hơn hàng hóa qua TháiLan tới phần còn lại của Đông Nam Á và cung cấp một mắt xích kết nối với cáccảng biển của Thái Lan
Thứ hai, Trung Quốc đã mở rộng chính sách thẩm định phê chuẩn đầu tư trực tiếp sang khu vực ASEAN, đơn giản hóa trình tự thẩm định Chính phủ Trung
Quốc thực hiện việc phân định và điều chỉnh chức năng của các ngành hữu quanmột cách hợp lý và có hiệu quả, đơn giản hóa trình tự, thu hẹp nội dung thẩm địnhphê chuẩn, giảm bớt các khâu phức tạp, cải tiến quản lý, chú trọng phục vụ Căn cứtheo nhu cầu phát triển kinh tế, Chính phủ đã thay đổi căn bản một số vấn đề có tính
vi mô trong chế độ thẩm định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phù hợp với phápluật của nước nhận đầu tư
Trang 31Thứ ba, Trung Quốc thực hiện cải cách ngành quản lý ngoại hối, hoàn thiện
hệ thống dịch vụ tiền tệ cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc Cục quản lý ngoại hối đã nới lỏng hạn chế về ngoại hối, đơn
giản hóa các thủ tục, thực hiện xóa bỏ chế độ thẩm tra rủi ro đối với đầu tư trực tiếp.Các danh mục tài liệu về nguồn vốn đầu tư cần thẩm tra được rút gọn từ 11 xuốngcòn 5; thời gian, trình tự thẩm định cũng được rút ngắn tạo điều kiện cho doanhnghiệp nhanh chóng nắm bắt được thời cơ đầu tư Mặt khác, nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho các xí nghiệp đầu tư trực tiếp vào khu vực ASEAN, Trung Quốc hoànthiện hệ thống dịch vụ tiền tệ, xây dựng chế độ bảo đảm rủi ro về chính trị cho cácdoanh nghiệp đồng thời xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo đảm cung cấp tín dụngcho các công ty xuyên quốc gia
Có thể nói, bằng việc xây dựng khung pháp lý phù hợp, Chính phủ TrungQuốc đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của các doanhnghiệp sang khu vực ASEAN Thông qua đó, Trung Quốc mở rộng được thị trường
và xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm và lao động ra nước ngoài, khai thác và sửdụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước nhận đầu tư để cung cấpmột cách ổn định nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho các công ty đầu tư trực tiếp tạikhu vực Đông Nam Á và các công ty khác ở Trung Quốc
2.4.3 Bài học rút ra cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp của Nhật Bản và Trung Quốcvào các quốc gia Đông Nam Á, ta rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với ViệtNam như sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp để khuyến khích sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế Cần chú trọng xây dựng phát triển cơ sở hạ
tầng và tạo môi trường thuận lợi cho các công ty, tập đoàn kinh tế hoạt động; đồngthời luôn giành sự ưu đãi về vốn, giúp các doanh nghiệp giữ vững vị trí cạnh tranhvới các nhà đầu tư khác trên thị trường ASEAN
Thứ hai, Chính phủ cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) Cụ thể, thực hiện ưu đãi thuế đối với các hoạt động này nhất là hoạt động
của các doanh nghiệp
Trang 32Thứ ba, Chính phủ cần chú trọng khâu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực Cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khâu đào tạo người lao động.
Mặt khác, Chính phủ cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho người lao độngtích cực tham gia lao động tại các nước khu vực ASEAN
Thứ tư, Chính phủ cần thực hiện nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng FDI Cụ thể: giữ vững và tăng cường
mối quan hệ với các nước khu vực ASEAN nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư cho cácdoanh nghiệp; bãi bỏ các luật lệ cản trở đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Namsang khu vực ASEAN; thực hiện ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tưtrực tiếp ở Đông Nam Á, trong đó có cả việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; thựchiện hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp pháthành trái phiếu, cổ phiếu để tạo khả năng tài chính lớn cho các doanh nghiệp đủ sứccạnh tranh trên thị trường các nước Đông Nam Á Đặc biệt, Chính phủ cần có cơchế đặc thù ưu tiên cho các doanh nghiệp Đông Nam Á trên tinh thần hợp tác giúp
đỡ hữu nghị mà không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, điều đó làm tăng khả năng thuậnlợi, sự giúp đỡ từ chính phủ các nước này cho các doanh nghiệp Việt Nam
Thứ năm, tự thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần không ngừng tăng cường nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Bằng cách nâng cao sức mạnh tài
chính, trình độ khoa học công nghệ, trình độ nguồn nhân lực nhằm mở rộng thịtrường, tận dụng những lợi thế có sẵn, nhất là sự ưu đãi đặc biệt của chính phủ nướcbạn dành cho các doanh nghiệp Việt Nam để tìm cách khai thác các nguồn lực mới
Trang 333 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC ASEAN
3.1 Khái quát hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
3.1.1 Cơ sở pháp lí cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Ngay từ năm 1989 đã có những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tiến hànhđầu tư trực tiếp ra nước ngoài Tuy vậy, mãi đến năm 1999, văn bản pháp lý đầutiên quy định về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam mới đượcban hành, đó là Nghị định 22/1999/NĐ-CP năm 1999 Đây có thể coi là một sự bấtcập trong hệ thống cơ sở pháp lý, khi không thể theo kịp để điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong đời sống, dẫn đến trong một thời gian dài, các nhà đầu tư tiênphong đã gặp vô vàn khó khăn khi không chỉ thiếu thông tin về thị trường, thiếu sự
hỗ trợ cần thiết của nhà nước, mà còn thiếu cả cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệđầu tư trong lĩnh vực này
Ngày 29/11/2005, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11được ban hành, có liệu lựcthi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 Trong Luật Đầu tư năm 2005, hoạt độngđầu tư ra nước ngoài (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp) được đề cậpthành một chương, đó là Chương VIII, bao gồm các điều từ Điều 74 đến Điều 79.Tuy đây mới chỉ là những quy định ngắn gọn, cơ bản về hoạt động đầu tư ra nướcngoài, song, nó được coi là một nỗ lực đáng kể của Chính phủ Việt Nam trong việcthúc đẩy, tăng cường hội nhập, khi lần đầu tiên các quy định về hoạt động đầu tư ranước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được đề lên thành Luật Điều nàychứng tỏ, hoạt động này của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nhà nước quantâm và ủng hộ Tuy nhiên, các quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoàicủa doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá sơ lược và chủ yếu là dẫn chiếu đến cácvăn bản pháp luật khác có liên quan đến đã được ban hành từ trước
Căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2005, ngày 09 tháng 08 năm 2006, Thủ tướngchính phủ đã ký quyết định ban hành nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài Mục đích của Nghị định này là nhằm tạo điều kiện chocác doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, góp phần mở rộng và nâng cao
Trang 34hiệu quả của hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại với nước ngoài Nghị định đãđưa ra một khái niệm chung về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam,loại hình công ty được phép đầu tư và điều kiện để một doanh nghiệp Việt Nam cóthể đầu tư ra nước ngoài Đồng thời, Nghị định cũng quy định cụ thể các loại tài sảnđược phép mang đầu tư ra nước ngoài, cũng như các quy định khác có liên quan đếnnghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài Nghị địnhbao gồm 5 chương, 42 điều Các quy định liên quan thẩm quyền, thủ tục cấp và điềuchỉnh giấy chứng nhận đầu tư được quy định ở chương thứ nhất Các vấn đề liênquan đến triển khai dự án đầu tư được quy định ở chương thứ hai Và chương thứ ba
đề cập đến vấn đề quản lí nhà nước về đầu tư nước ngoài
Ngày 10 tháng 08 năm 2007, Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đã công bố quy trình đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư, quytrình đăng ký/đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, quy trình đăng ký điềuchỉnh nội dung đăng ký kinh doanh, quy trình đăng ký lại doanh nghiệp và dự ánđầu tư… dành cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệpViệt Nam Ngoài ra, khung pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của ViệtNam cũng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước, bên cạnhHiến pháp, Luật đầu tư quy định cụ thể về hoạt động này, còn có là các đạo luậtđiều chỉnh về địa vị pháp lý của các nhà đầu tư như Luật Doanh nghiệp, Luật Doanhnghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, hay luật quy định về các hoạt động thương mạinhư: Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Ngânhàng, Luật Các tổ chức tín dụng… và các văn bản dưới luật liên quan
3.1.2 Tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai
đoạn 2000 -2014
Hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài bắtđầu được thực hiện từ năm 1989 với dự án đầu tư tại Nhật trong lĩnh vực môi giới
hàng hải Việt Nam, có tổng vốn đầu tư là 636.389 USD (Vũ Thị Minh Ngọc, 2006).
Những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài chủ yếu lànhững công ty Nhà nước, thực hiện đầu tư dưới hình thức liên doanh và hoạt độngtheo các chương trình hợp tác đầu tư giữa các quốc gia Hoạt động đầu tư trong thời
Trang 35kì này vẫn mang tính sơ khai, nhỏ lẻ và cầm chừng Chỉ đến năm 1999, khi Nghịđịnh 22/1999 về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đượcban hành, thể hiện sự công nhận về mặt luật pháp đối với lợi ích của các dự án đầu
tư ra nước ngoài, thì hoạt động này mới trở nên sôi nổi hơn Từ đó cho đến nay, cácdoanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài Đó
là một sự phát triển tất yếu, khách quan, phù hợp với tiến trình phát triển trong nướccũng như hội nhập quốc tế
Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài
Số dự án Tổng vốn đăng kí
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2000 -2014,
Tổng Cục Thống kê Việt Nam
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy số dự án FDI từ Việt Nam ra nước ngoàicũng như tổng vốn đầu tư của các dự án đó tăng đều đặn và ổn định trong giai đoạn2000-2006, tuy nhiên không có những thay đổi đột ngột, to lớn Đến năm 2005, việc
bộ luật Đầu tư sửa đổi được ban hành, kế đó là sự kiện Chính phủ ban hành Nghịđịnh 78/2006/NĐ-CP thay thế nghị đinh 22/1999/NĐ-CP với nhiều điểm thông
Trang 36thoáng và rõ ràng hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đã tạo một cúhích cho hoạt động FDI của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài Cụ thể, năm
2005, số dự án FDI được cấp phép tăng 2,4 lần, trong khi tổng vốn đầu tư tăng vọthơn 38 lần từ 9,5 triệu USD lên đến khoảng 370 triệu USD Điều này đã thể hiệnmột sự gia tăng rất lớn trong quy mô vốn trung bình của mỗi dự án Đến năm 2007,với dự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giớiWTO, số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép đã tăng gấp đôi, vớitổng vốn đầu tư tăng gấp gần 5 lần so với năm trước Giai đoạn 2008 - 2010, tổngvốn đầu tư đạt mức hơn 3 tỷ USD với hơn 100 dự án đươc cấp phép Sau đó, mộtphần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, dòng vốn FDI từ Việt Nam
ra nước ngoài có sụt giảm nhẹ Điều đáng chú ý là vào năm 2012, mặc dù số dự ánđược cấp phép không giảm, thậm chí hơi tăng so với 2011, song vì quy mô vốn củacác dự án đều ở mức không lớn, thuộc về các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễnthông, nên tổng vốn đầu tư lại ít hơn rất nhiều, chỉ còn bằng gần một nửa Đếnnhững năm 2013, 2014, quy mô vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài đã được phụchồi Năm 2013, mặc dù số dự án được cấp phép chỉ tăng lên không nhiều, song tổngvốn đăng kí tăng gấp gần 3 lần Điều này thể hiện một sự gia tăng vượt trội trongquy mô vốn trung bình của mỗi dự án
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2000 - 2014
Trang 37Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2000 -2014,
Tổng Cục Thống kê Việt Nam
Trong các lĩnh vực mà nhà đầu tư Việt Nam tham gia, các lĩnh vực phổ biếnnhất bao gồm khai khoáng, nông - lâm nghiệp – thủy sản, sản xuất và phân phốiđiện, khí đốt, thông tin – truyền thông và nghệ thuật, vui chơi giải trí Trong số đó,tính lũy kế đến hết tháng 12/2013, lĩnh vực được rót vốn nhiều nhất là khai khoáng,với hơn 7,3 tỷ USD (chiếm 44% tổng vốn đầu tư) dù chỉ có 63 dự án Đứng vị tríthứ 2 là nông - lâm nghiệp - thủy sản và sản xuất, phân phối điện, khí đốt với vốnđăng kí lần lượt là 2,7 tỷ USD (chiếm 16% tổng vốn) và 2,1 tỷ USD (chiếm 13%tổng vốn) Lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi giải trí và thông tin truyền thông đều đượcđầu tư khoảng 1,2 tỷ USD Tuy nhiên, do quy mô vốn trung bình của mỗi dự án lớnhơn gấp khoảng 9 lần nên lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi giải trí chỉ có 4 dự án đượccấp phép đã có tổng vốn đầu tư bằng với 38 dự án của lĩnh vực thông tin truyềnthông Giáo dục đào tạo, xử lí rác thải, và y tế là các lĩnh vực ít được các nhà đầu tưViệt Nam quan tâm nhất, với không đến 21 triệu USD cho mỗi lĩnh vực
3.2 Tình hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực ASEAN giai đoạn 2000-2014
3.2.1 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thời gian
Khu vực ASEAN là thị trường nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất từViệt Nam Theo Niên giám thống kê 2014, tính lũy kế đến 31/12/2014 đã có 930 dự
án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký (cả cấp mới và tăng thêm) là19,78 tỷ USD Trong số đó, số vốn đầu tư ra khu vực ASEAN chiếm đến khoảng60% Nhìn vào biểu đồ thể hiện số lượng dự án được cấp phép và vốn đầu tư đăng
kí dưới đây, có thể thấy một sự thay đổi lớn về quy mô vốn FDI từ Việt Nam sangkhu vực ASEAN giai đoạn 2000 – 2014
Trang 38Biểu đồ 2.3 : Quy mô vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực
ASEAN giai đoạn 2000 – 2014
Đơn vị (Tổng vốn đăng kí): Triệu USD
Số dự án Vốn đăng kí
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2004 – 2014,
Tổng cục Thống kê Việt Nam
Trong giai đoạn 2000 – 2004, nhìn chung quy mô vốn đầu tư trực tiếp từViệt Nam sang các nước Đông Nam Á còn rất nhỏ, mỗi năm có không quá 7 dự ánđược cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng kí không quá 8 triệu USD mỗi năm Tuynhiên, đến 2005, Luật đầu tư mới được ban hành, với nhiều quy định cụ thể cũngnhư thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài Đó là một trong những lí
do khiến dòng vốn FDI từ Việt Nam ra khu vực ASEAN tăng vọt một cách đáng kể.Điều đáng chú ý là so với năm 2004, mặc dù số lượng dự án được cấp phép chỉ tănggấp 3 lần, số lượng vốn đầu tư đăng kí đã tăng lên gấp khoảng 50 lần, đạt mức 354triệu USD Điều này thể hiện một sự gia tăng vượt bậc về quy mô vốn đầu tư củacác dự án Một điển hình của các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn trong thời điểmnày là dự án đầu tư phát triển cao su, cà phê, điều tại Lào của công ty TNHH Cao su
Trang 39Đắk Lắk (DAKLAORuCo) Dự án được cấp phép vào ngày 22/06/2005, với tổngvốn đầu tư là 32.292.827 USD, trong đó 100% vốn là từ nhà đâu tư Việt Nam, vớimục tiêu là trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su, điều, ca cao và các loại
nông sản khác tại các tỉnh Champasak, Salavan, Sekong, Attapeu của Lào
Mặc dù quy mô vốn trung bình của mỗi dự án có giảm đáng kể vào năm
2006, những năm liền sau đó chứng kiến một sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽcủa dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt làsau sự kiện Nghị định 78/2006/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp nước ngoài được banhành, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 Thật vậy, so với nămtrước, tổng vốn đầu tư đăng kí đã tăng gần gấp 8 lần vào năm 2007 và gấp khoảng1,7 lần vào năm 2008, lần lượt đạt mức 665,8 triệu USD và 1120,8 triệu USD
Năm 2009, dòng vốn FDI từ Việt Nam sang khu vực ASEAN có một sự tăngtrưởng vượt bậc về quy mô vốn trung bình của mỗi dự án Mặc dù số lượng dự ánđược cấp phép chỉ đạt 40 dự án, thấp hơn 40% so với năm 2008, song tổng vốn đầu
tư lại tăng 60%, đạt mức hơn 1,8 tỷ USD Nguyên nhân của thực trạng này là nhờlượng vốn khổng lồ từ dự án đầu tư phát triển sân golf, khách sạn năm sao và tòanhà Villa Vientiane của Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh golf Long Thành
Dự án được cấp phép vào tháng 3/2009, đóng góp một lượng vốn đầu tư rất lớn, lênđến 1 tỷ USD Dự án sân Golf Long Thành - Vientiane này là một phần trong tổngthể Đặc khu kinh tế Long Thành - Vientiane có tổng diện tích 557,74 ha, gồm cáchạng mục: sân golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhà câu lạc bộ golf, khách sạn 5sao, trường học và bệnh viện quốc tế, khu nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm thươngmại, thể dục thể thao và khu đô thị mới với hơn 2.000 căn biệt thự với đầy đủ cơ sở
hạ tầng và tiện ích Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2020, giải quyếtviệc làm cho hơn 3.000 lao động tại địa phương
Đến năm 2010, mặc dù số lượng dự án vẫn tăng thêm khoảng 45%, song doquy mô của các dự án đều nhỏ nên thực tế tổng lượng vốn đầu tư lại sụt giảm gần 1
tỷ USD Tuy nhiên, tương tự như năm 2009, do có sự xuất hiện của một dự án đầu
tư rất lớn, năm 2011 đã chứng kiến một sự tăng trưởng vượt trội của tổng lượng vốnđầu tư đăng kí, với số lượng gấp gần 2 lần năm trước, mặc dù trên thực tế số dự ánđược cấp phép lại giảm đi Đó là dự án xây công trình thủy điện Hạ Sê San II, cấp
Trang 40phép vào tháng 1/2011, với tổng chi phí dự kiến 800 triệu USD Đây là dự án liêndoanh giữa Công ty cổ phần EVN International và Tập đoàn Royal Group làm chủđầu tư, đã được Chính phủ Campuchia cho phép tiến hành khảo sát từ cuối năm
2008 Thủy điện Hạ Sê San II nằm sau hợp lưu của sông Se San và Serepok 1,5km,thuộc huyện Se San, tỉnh Stung Treng, là bậc thang thủy điện cuối cùng của haidòng sông này trước khi đổ ra sông Mekong Dự kiến Hạ Se San II sẽ có công suấtlắp máy là 400MW gồm năm tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 80 MW, dự kiến sảnlượng điện trung bình mỗi năm gần 2 tỷ KWh Dự án được khởi công vào đầu năm
2012, với hiệu lực trong vòng 35 năm Đồng bộ với các công trình nguồn là dự ánđấu nối lưới điện truyền tải giữa các dự án thủy điện Hạ Sê San 1, Sê San 5 và Hạ
Sê San 2 với mục đích đưa điện từ Nhà máy Thủy điện Hạ Sê San 2 về Việt Nam.Đây là dự án được đánh giá là rất phức tạp, khó thực hiện, bởi địa bàn dự án nằmgiữa biên giới của hai nước Việt Nam và Campuchia Tuy nhiên, EVN Internationalđang nỗ lực để thực hiện dự án theo đúng kế hoạch đã đặt ra Khi công trình thủyđiện được hoàn thành, nó sẽ cung cấp một lượng điện năng cho các địa phươngtrong vùng dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, củng
cố tình hữu nghị gắn bó truyền thống giữa hai quốc gia
Kể từ sau năm 2011 đến nay, quy mô vốn trung bình của mỗi dự án có xuhướng giảm, chỉ đạt khoảng 20 triệu USD cho mỗi dự án.Tuy nhiên, trong số đó, cómột số dự án có quy mô lớn nổi bật và mang nhiều ý nghĩa được cấp phép vàotháng 2/2013 Đó là dự án khu phức hợp gồm trung tâm thương mại, tòa nhà vănphòng, khách sạn 5 sao và khu căn hộ dịch vụ với tổng vốn đầu tư lên đến 300 triệuUSD tại Myanmar của CTCP xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh Dự án có tổngdiện tích hơn 8ha và thời hạn 70 năm tại ngay khu trung tâm đối diện hồ Inya lớnnhất Yangoon và tại giao điểm của hai trục đường chính lớn là Kabar Aye Pagoda
và No1 Industry Theo kế hoạch, dự án sẽ được chia thành 2 giai đoạn Giai đoạn 1thực hiện trong 3 năm từ năm 2013 đến 2015 tập trung xây dựng trung tâm thươngmại, tòa nhà văn phòng cho thuê 1 và khách sạn 5 sao Giai đoạn 2 từ năm 2016 đếnnăm 2018, sẽ xây khu căn hộ cho thuê và tòa nhà văn phòng cho thuê Nó đã phá vỡthế tứ trụ của các nhà đầu tư Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Hong Kong tại thị